Theo điều 77 Luật Doanh Nghiệp 2005 có quy định: “Điều 77: Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đ
Trang 1
MỤC LỤC
Trang A.ĐẶT VẤN ĐỀ……….2
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………2
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN……….2
1 Khái niệm ……… 2
2 Đặc điểm……… 3
3 Nhận xét:……… 3
II TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN……… 4
1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần:……… 4
2 Thẩm quyền và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy tổ chức và quản lý công ty cổ phần……….4
a Đại hội đồng cổ đông:………5
b Hội đồng quản trị……… 8
c Giám đốc (tổng giám đốc)………
10 d Ban kiểm soát……… 12
3 Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần……… 12
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN…… 13
1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần……….13
2 Những định hướng cơ bản vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần……….14
3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần……….15
C KẾT LUẬN……… 16
Trang 2A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi có một tổ chức quản lý hợp lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hoà phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra Chính vì vậy bài viết dưới đây với đề tài: “tổ chức và quản lý công ty Cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành” sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tổ chức và quản lý đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mà cụ thể trong tình huống này là Công ty cổ phần
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1 Khái niệm:
Công ty cố phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu
Theo điều 77 Luật Doanh Nghiệp 2005 có quy định:
“Điều 77: Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.”
2 Đặc điểm
Như đã nêu ở trên thì công ty Cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là
cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà
họ sở hữu Như vậy công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản dựa vào đó chúng ta phân biệt với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh Những đặc điểm đó là:
- Về thành viên công ty: trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có 3 thành viên tham gia công ty cổ phần Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành
Trang 3thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần Ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tối thiểu của công ty cổ phần
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty
- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa Người có
cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
- Về chế độ trách nhiệm: công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (tức là đến hết giá trị cổ phần mà họ
sở hữu)
- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Công ty có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
3 Nhận xét:
Qua những đặc điểm về công ty cổ phần thì ta nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế của công ty cổ phần:
- Những ưu điểm cơ bản của công ty cổ phần là khả năng huy động vốn cao, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu kinh doanh Kinh tế càng phát triển, càng thay đổi thì sự rủi ro càng cao và hình thức công ty cổ phần là hình thức giúp nhà kinh doanh hạn chế rủi ro, tránh được rủi ro bằng cách cùng một lúc đầu tư vào nhiều công ty khác nhau vì công ty cổ phần là công ty của nhiều người và chế độ trách nhiệm là hữu hạn Tổ chức công ty cổ phần có tinh thần dân chủ cao nên phát huy được trí tuệ của nhiều người và kinh tế càng phát triển thì lợi thế này lại càng trở lên quan trọng
- Công ty cổ phần có những hạn chế nhất định như: công ty cổ phần với chế độ trách nhiệm hữu hạn đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty tuy nhiên phần rủi ro các chủ nợ, các cổ đông tham gia gánh chịu Mặt khác, các chủ cổ phần không quen biết nhau và nhiều người trong họ không hiểu kinh doanh, mức độ tham gia góp vốn vào công ty có sự khác nhau do
đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông đối với công ty là không giống nhau, điều đó có thể
Trang 4dẫn đến việc lợi dụng, lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau Công ty cổ phần tuy có sự tổ chức chặt chẽ nhưng sự phân công
về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động của công ty rất phức tạp Hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn tất yếu quyền kiểm soát công ty vẫn trong tay các cổ đông lớn Việc khắc phục những hạn chế này phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của nền kinh tế, trình độ dân trí, trình độ điều hành quản lý của nhà nước và của hệ thống pháp luật hoàn thiện về vốn, có khả năng huy động về vốn lớn và sự điều chuyển vốn linh hoạt giữa các nhà đầu tư, thích hợp cho hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn
II TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN
1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần:
Theo luật Doanh nghiệp cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần được thiết kế theo hai
mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng cổ đông của công ty Đối với những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông trở lên là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng
số cổ phần của công ty thì cơ cấu tổ chức quản lý bắt buộc phải có: Đại Hội Đồng Cổ Đông; Hội Đồng Quản Trị; Giám Đốc (hoặc Tổng Giám Đốc) và Ban kiểm soát Đây là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần Với mô hình này, việc tổ chức quản lý công ty phải có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty Như vậy thì công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông đến 3 cổ đông thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty không nhất thiết phải có ban kiểm soát Tuy nhiên thì những công ty này vẫn có quyền thành lập ban kiểm soát trong bộ máy tổ chức quản lý của mình
2 Thẩm quyền và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy tổ chức và quản lý công ty cổ phần.
Công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo cơ chế có sự tách biệt khá rõ ràng giữa quyền
sở hữu và quyền quản lý công ty cổ phần Quyền quản lý công ty được tập trung ở bộ máy quản lý có tính chuyên nghiệp và các cổ đông nắm quyền sở hữu công ty có quyền bầu ra
bộ máy quản lý công ty Trên phương diện khoa học thì quyền quản lý công ty có thể được chia thành ba nhóm cơ bản sau đây:
- Quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại của công ty
- Quyền xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động kinh doanh và hoạt động điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
- Quyền kiểm tra giám sát hoạt động của công ty
Theo luật doanh nghiệp các quyền quản lý công ty cổ phần được phân chia cho các cơ quan khác nhau là: ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ), BKS (nếu có)
Sự phân chia thẩm quyền cụ thể được xác định trong điều lệ của công ty trên cơ sở quy định của pháp luật Về nguyên tắc công ty cổ phần được tổ chức quản lý tập trung thông
Trang 5qua cơ chế hội đồng Theo đó đại hội đồng cô đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, tuy nhiên quyền tự quyết định trong tổ chức quản lý công ty phải tuân thủ khuôn khổ pháp luật Những ràng buộc của pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy tổ chức quản lý công ty chính là khuôn khổ pháp luật đó Những quy định ràng buộc này có tính chất là điều khoản thường lệ điều lệ công ty Nếu điều lệ công ty không quy định thì mặc nhiên công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Mặt khác nếu điều lệ công ty có quy định cụ thể hoá cho phù hợp với mỗi công ty thì không được trái với quy định của pháp luật Đây là cơ sở lý luận quan trọng
để giải thích và áp dụng các quy định trong luật doanh nghiệp về quyền hạn, nhiệm vụ, thể thức hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ, BKS trong bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần
a Đại hội đồng cổ đông:
* Thành phần tham gia họp:
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Trong trường hợp cổ đông là tổ chức thì cổ đông có quyền đề cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật Nếu có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện Việc
cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền đều phải được thông báo bằng văn bản tới công ty trong thời hạn sớm nhất Thông báo phải có các nội dung chủ yếu như: tên, địa chỉ, thường trú, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng kí kinh doanh của
cổ đông; số lượng cổ phần, loại cổ phần và ngày đăng kí cổ phần tại công ty, họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hay chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền, số cổ phần được uỷ quyền đại diện theo uỷ quyền,
họ tên, chữ kí của người đại diện theo uỷ quyền và người đại diện theo pháp luật của cổ đông Trường hợp có sự thay đổi về người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức thì công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền đến cơ quan đăng kí kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thông báo
*Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của đại hội đồng cổ đông
Với tư cách là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, được hợp thành bởi tất cả những người chủ thực sự của công ty, ĐHĐCĐ có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu quan trọng nhất của công ty cổ phần như cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát (nếu có); quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty… các quyền và nghĩa vụ cụ thể của ĐHĐCĐ được quy định tại luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ công ty Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm
Trang 6việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản
ĐHĐCĐ họp ít nhất mỗi năm 1 lần và được triệu tập bởi HĐQT, Chủ tịch HĐQT chủ toạ cuộc họp ĐHĐCĐ, điều kiện, thể thức tiến hành họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ được thực hiện theo quy định tại các điều từ điều 97 đến điều 106 luật doanh nghiệp 2005
So với Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định cụ thể hơn
về hình thức, thời gian, địa điểm họp ĐHĐCĐ HĐQT phải triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ trong các trường hợp sau đây – HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty:
- Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỉ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty
- Theo yêu cầu của ban kiểm soát
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về điều lệ công ty
Điểm mới cần chú ý tới về thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ là trong trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ như quy định thì chủ tịch hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh với công ty Tương tự như vậy trong trường hợp BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì trưởng BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh với công ty Việc bổ sung quy định mới này nhằm đề cao vai trò trách nhiệm của cá nhân người có thẩm quyền
Chủ tịch HĐQT và trưởng BKS là những người giữ trọng trách trong hoạt động của công
ty cổ phần, vì vậy việc đề cao trách nhiệm của họ là cần thiết, nhằm đảm bảo cho việc triệu tập họp ĐHĐCĐ diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định Ngoài ra thì luật cũng bổ sung quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ có thể đề nghị cơ quan đăng kí kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu xét thấy cần thiết
Về điều kiện thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ, điều 76 Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định chủ yếu về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ mà chưa đề cập cụ thể đến thể thức họp
và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ mà chưa đề cập cụ thể đến thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ Nhằm bổ sung những khiếm khuyết này Luật Doanh nghiệp 2005 đã
có Điều102 quy định về điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ; Điều 103 quy định về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ Thay đổi đáng kể nhất trong điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ là cuộc họp ĐHĐCĐ chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Cuộc họp ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, tỉ
lệ cụ thể là do điều lệ công ty quy định Trước đây tỉ lệ này một mặt nhằm đảm bảo sự phù
Trang 7hợp với pháp luật quốc tế, mặt khác cũng đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tránh việc lạm dụng quyền hạn của nhóm cổ đông
Quy định về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ có nhiều điểm mới, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể về các quyết định phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ như: sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, thông qua định hướng phát triển công ty, quyết định loại và tổng số cổ phần từng loại được quyền chào hoặc bán số tài sản
có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỉ lệ khác, thông qua báo cáo tài chính hàng năm tổ chức lại; giải thể công ty
Quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng
số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận Đối với các vấn đề quan trọng như quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty, quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỉ lệ khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp nhận Việc quy định tỉ lệ tăng lên từ 51% lên 65%; 75% như trong Luật Doanh nghiệp 2005 nhằm bảo đảm
sự thống nhất ý chí, nguyện vọng của các cổ đông trong công ty Việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, bên cạnh hình thức họp truyền thống, Luật Doanh nghiệp 2005 còn bổ xung một hình thức mới là lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (Điều 105) Theo đó HĐQT có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty HĐQT phải chuẩn bị để lấy phiếu ý kiến, dự thảo quyết định của ĐHĐCĐ và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định Phiếu lấy ý kiến kèm theo dự thảo quyết định và tài liệu giải trình phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của từng cổ đông Đối với trường hợp này sau khi kiểm tra phiếu thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số
cổ phiếu chấp thuận
b Hội đồng quản trị
Để có được những lợi ích như TNHH, thời gian hoạt động lâu dài và khả năng chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư trao quyền quản lý công ty cổ phần cho một nhóm người được
uỷ thác nhiệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của mọi nhà đầu tư vào công ty chứ không vì một bộ phận nhà đầu tư nào đó Nhóm người được uỷ thác này được các cổ đông bầu chọn, được gọi là HĐQT Những lợi ích của cổ đông, thành viên HĐQT và người quản lý đôi khi có thể xung đột Chẳng hạn một số cổ đông có thể muốn nhận cổ tức trong khi các cổ đông khác và những người điều hành lại muốn tái đầu tư lợi nhuận và thúc đẩy
sự tăng trưởng của doanh nghiệp HĐQT phải giải quyết những lợi ích xung đột này thông
Trang 8qua những quyết định về lợi ích cao nhất cho công ty và mọi cổ đông của công ty Do đó quy định về quản lý công ty phải đảm bảo HĐQT có vai trò lãnh đạo chiến lược trong công
ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý công ty cũng như trách nhiệm của HĐQT trước công ty và các cổ đông Luật doanh nghiệp 2005 quy định về HĐQT như sau:
*Nhiệm vụ và quyền hạn:
HĐQT là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ bầu ra, HĐQT có thể hiểu là cơ quan đại diện chủ sở hữu, thay mặt chủ
sở hữu thực hiện chức năng quản trị điều hành công ty Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT tại Điều108 So với Luật Doanh nghiệp 1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 quy định HĐQT được bổ xung một quyền mới là giám sát, chỉ đạo Giám đốc (tổng Giám đốc) và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty Việc bổ sung quy định này nhằm giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động quản lý của những người quản lý công ty, tránh tình trạng lạm dụng quyền hậnhy thực hiện giao dịch trái pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của ĐHĐCĐ
Trong trường hợp quyết định của HĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua, quyết định
đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối không thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm (Điều 108)
*Thành viên HĐQT
Thành viên HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, gồm 3 đến 11 thành viên trong đó số thành viên phải cư trú ở Việt Nam do điều lệ công ty quy định Nhiệm kì của thành viên HĐQT là nhiệm kì HĐQT nhưng thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế Trong trường hợp có thành viên được bầu bổ sung để thay thế thành viên bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì nhiệm kì của thành viên đó là thời gian còn lại của nhiệm kì HĐQT Thành viên của HĐQT có thể bị bãi nhiệm, miễn nhiệm bởi quyết định của ĐHĐCĐ Thành viên HĐQT có thể là cổ đông hay cũng có thể không phải là cổ đông của công ty Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể về thành viên HĐQT tại Điều 109, 110,
114 và 115
Nhằm tạo lập khung pháp lý cho việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định HĐQT có ít nhất 3 thành viên và không quá 11 thành viên nếu điều lệ công ty công có quy định khác; nhiệm kì của HĐQT là 5 năm Nhiệm kì của thành viên HĐQT không quá 5 năm và thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
Trang 9Thành viên của HĐQT phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp và là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của điều lệ công ty đối với công ty con là công ty mà nhà nước sở hữu cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm quản lý công ty mẹ
Đối với chủ tịch HĐQT, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 (Điều 81) thì chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu trong số thành viên HĐQT còn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 (điều 111) thì việc bầu chủ tịch HĐQT quy định theo hướng mở, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp quyết định tại ĐHĐCĐ hoặc HĐQT nhưng phải được thể hiện rõ trong điều lệ công ty
Liên quan đến việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, ngoài trường hợp không
đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm thành viên HĐQT, ngoài trường hợp không đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm thành viên, có đơn xin từ chức hay các trường hợp do Điều lệ công ty quy định, Luật Doanh nghiệp 2005 bổ xung 1 trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT trong 6 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng Việc bổ sung quy định này có
ý nghĩa nhằm nâng cao trách nhiệm của thành viên HĐQT trong việc điều hành hoạt động của công ty Ngoài các trường hợp trên thành viên HĐQT có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ
*Cuộc họp HĐQT
Họp HĐQT là một nội dung quan trọng trong hoạt động của HĐQT HĐQT họp định kì hoặc bất thường nhưng phải họp ít nhất 1 quý 1 lần tại trụ sở chính hoặc nơi khác Cuộc họp HĐQT được Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định cụ thể tại Điều 112
Các quy định về họp HĐQT trong Luật Doanh nghiệp 2005 cũng có nhiều thay đổi so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể các trường hợp chủ tịch HĐQT có quyền triệu tập họp HĐQT mà không quy định chung chung như Luật Doanh nghiệp 1999 Theo đó chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT khi có đề nghị của BKS; của GĐ(tổng GĐ) hoặc ít nhất 5 người quản lý khác của ít nhất 2 thành viên HĐQT hoặc trường hợp khác theo quy định của điều lệ công ty đề nghị triệu tập họp HĐQT phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp(trước đây là 2/3) Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa
số thành viên dự họp chấp thuận Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch HĐQT
Trang 10Trong các cuộc họp HĐQT, việc ghi biên bản vào sổ biên bản là vấn đề quan trọng Vậy nên Luật Doanh Nghiệp năm 2005 đã dùng Điều 113 để quy định về biên bản họp HĐQT Biên bản phải có đầy đủ nội dung sau: tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, nơi đăng kí kinh doanh, mục đích, chương trình và nội dung họp, thời gian địa điểm họp, họ tên từng thành viên họp hoặc người được quyền dự họp, họ tên các thành viên không dự họp và lý do; các vấn đề được thảo luậnvà biểu quyết tại cuộc họp, tóm tắt phat biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự, diễn biến của cuộc họp, kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và có ý kiến; các quyết định đã được thông qua, họ tên, chữ kí của tất cả các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền dự họp Chủ toạ và thư kí phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp HĐQT Biên bản họp HĐQT lập bằng tiếng Việt và có thể bằng cả tiếng nước ngoài, giá trị ngang nhau
c Giám đốc (tổng giám đốc)
Cũng giống như Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 tiếp tục quy định GĐ(TGĐ) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao HĐQT bổ nhiệm một người trong số các thành viên hoặc thuê người khác làm GĐ (TGĐ) nếu điều lệ công ty không có quy định khác Nhiệm vụ quyền hạn và các quy định cụ thể khác về GĐ (TGĐ) được quy định tại Điều 116 và 117 Luật Doanh nghiệp 2005 So với Luật Doanh nghiệp 1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 quy định một số vấn đề liên quan đến nhiệm kì, chế độ trách nhiệm,quyền và nghĩa vụ tiền lương, tiền thưởng của GĐ (TGĐ) đầy đủ hơn, cụ thể: Nhiệm kì của GĐ (TGĐ) là không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kì không hạn chế GĐ (TGĐ) công ty không đồng thời là GĐ (TGĐ) của công ty khác GĐ (TGĐ) do HĐQT quyết định GĐ (TGĐ) được bổ sung thêm 2 quyền mới so với Luật Doanh nghiệp 1999 đó là quyền tuyển dụng lao động và quyền kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc sử lý lỗ trong kinh doanh Đồng thời luật cũng bổ xung quy định GĐ (TGĐ) có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hàng ngày theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động kí với công ty và quyết định của HĐQT; nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì GĐ (TGĐ) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho công ty
d Ban kiểm soát
Hoạt động của công ty luôn tiểm ẩn nguy cơ xuất hiện những giao dịch bất minh do sự lạm dụng quyền lực của những nhà quản lý, lãnh đạo công ty Do đó BKS ra đời để hạn chế tình trạng này Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về thành viên, quyền hạn và nhiệm vụ và một số vấn đề khác về BKS khá cụ thể từ Điều 121 đến Điều 127