1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những nội dung cơ bản về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoại hợp đồng

22 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 35,77 KB

Nội dung

Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đếntrách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để ápdụng chuẩn xác các qui phạm pháp

Trang 1

MỤC LỤC

I Những nội dung cơ bản về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng 1

1 Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự 1

2 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoại hợp đồng 1

3 Hành vi có lỗi của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại 4

4 Mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 7

II.Lỗi trong một số trường hợp cụ thể 11

1 Lỗi trong trường hợp bồi thường do hành vi của con người gây ra 11

1.1 Lỗi trong bồi thường thiệt trong trường hợp vượt quá giới hạn

phòng vệ chính đáng 11

1.2 Lỗi trong bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu

của tình thế cấp thiết 11

1.3.Lỗi trong bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra 12

1.4 Lỗi trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại 12

1.5 Lỗi của người bị thiệt hại 13

1.6 Trách nhiệm của pháp nhân, của cơ quan nhà nước 13

1.7 Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 lăm tuổi, người mất năng

lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức

khác trực tiếp quản lý 14

1.8 Trách nhiệm của người chủ về các thiệt hại do người làm công,

người học nghề gây ra 15

1.9 Lỗi do làm ô nhiễm môi trường 15

1.10 Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 628, BLDS 2005)

và bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả (Điều 629, BLDS 2005) 15

1.11 Lỗi do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng 16

2 Lỗi trong bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 16

2.1 Lỗi trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 16

2.2 Lỗi trong bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 17

2.3 Lỗi trong bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra 18

2.4.Lỗi trong bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng

khác gây ra 18

Nhận xét: 19

Trang 2

MỞ BÀI

Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy địnhcủa pháp luật (quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của chủ thể)không có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vibất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ 4 điềukiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; người gây thiệt hại cólỗi

I Những nội dung cơ bản về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoại hợp đồng.

1 Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự.

Trong BLDS Việt Nam không có bất cứ định nghĩa nào về “lỗi” Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản định nghĩa lỗi là tác phong của một người đã hành động khác với người bình thường đặt trong cùng một trường hợp Như vậy, để thẩm định lỗi phải theo quan điểm trừu tượng so sánh, tác phong của đương sự với một người có trí thông minh và sự cẩn trọng bình thường đặt trong cùng một trường hợp, nếu người bình thường không hành động như đương sự thì như vậy đương sự đã phạm lỗi Mọi người sống trong xã hội đều có bổn phận hành động

một cách thận trọng và tránh gây thiệt hại cho người khác, hành động thiếu thậntrọng với một người bình thường là một lỗi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệthại (Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 1998)

2 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoại hợp đồng.

Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng lỗitrong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luât qui định về hình thức

Trang 3

và mức độ Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng; lỗi trong trách nhiệm dân sựngoài hợp đồng còn do suy đoán Tuy nhiên, hai quan điểm khác nhau trong việcnhận thức về lỗi vẫn tồn tại, do vậy, cần thiết phải làm rõ vấn đề này để có sựthống nhất trong việc nhận thức về lỗi và do pháp luật qui định trước hay do suyđoán mà có?

Điều 308 BLDS xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự

Khoản 1 Điều 308 qui định: "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác." Vậy, trong trách

nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể thiếu được trong việc xác địnhtrách nhiệm dân sự Hơn nữa, tại khoản 2 điều 308 BLDS đã qui định rất rõ vềhình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũnggiải thích làm rõ lỗi là gì Cơ sở để xác định lỗi, hình thức lỗi, đều do pháp luật qui

định trước, mà không thể do suy đoán Bởi vì, lỗi "cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra" Và lỗi "vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được".

Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thứclỗi Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật quiđịnh trước Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phảixác định yếu tố lỗi để có căn cứ qui trách nhiệm cho người có hành vi trái phápluật - người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó, cũng cần phải

Trang 4

phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và nhữngchủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Nhưvậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong tráchnhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán Nhận thức như trên không chuẩn xác

về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui định rất rõ và đầy đủ tại Điều

308 BLDS Những suy diễn ngoài nội dung Điều 308 BLDS, do vậy không cầnthiết và cũng không đúng

Bàn về lỗi - một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng làcần thiết Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đếntrách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để ápdụng chuẩn xác các qui phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, qua

đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật

Nói tới trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng tức là nêu lên vấn đề về bồi thường,như vậy điều kiện đầu tiên là phải có một sự thiệt hại Nhưng không phải trong mọitrường hợp cứ có thiệt hại là phải bồi thường, mà còn cần phải có hai điều kiệnkhác: một lỗi và một tương quan nhân quả giữa lỗi và sự thiệt hại Nói khác đi, chỉngười nào đã phạm một lỗi khiến ngừơi khác bị thiệt hại thì mới phải bồi thường.Mọi trường hợp trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều tiên niệm có một thệthại, nhưng mọi sự thiệt hại đều phát sinh trách nhiệm không? Hay sự thiệt hại đócòn cần phải do một lỗi gây ra? Về vấn đề này có hai quan điểm: một quan điểm cổđiển cho rằng phải có lỗi mới có trách nhiệm, một quan điểm khác lại chủ trươngtrách nhiệm khách quan không cần điều kiện lỗi

Như vậy, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khôngthể thiếu yếu tố lỗi Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả,trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác địnhyếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTH ngoài hợpđồng nói riêng Có nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức về yếu tố lỗi nhưng

Trang 5

nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và

vô ý Các học giả còn phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm lỗi vô ýnặng và lỗi vô ý nhẹ

3 Hành vi có lỗi của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hành vi có lỗi, theo quy định tại Điều 308 BLDS thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi

có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Khoản 1 Điều 308 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện

nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi Theo quy định của khoản 2Điều 308 BLDS thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trongviệc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Khoản 2 Điều 308 quy định:

"Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra".

Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt

hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thựchiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ đểmặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi cólỗi cố ý của mình

Về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn

nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mứcđộ:

- Mong muốn có thiệt hại xảy ra

- Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra

Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợpngười đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn

Trang 6

thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệthại

Theo nội dung khoản 2 điều 308 BLDS, cần thiết phải làm rõ những quan hệ vàyếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại

Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác màvẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại

đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý Những yếu tố liên quan đếnhình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu

lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi

Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt vớinhững hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra

Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ Sự kiện bất ngờ đượcqui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam được dẫn chiếu vì điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vựcluật hình sự, mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự dogây thiệt hại ngoài hợp đồng Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưnghậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo

ra sự kiện đó Một sự kiện pháp lý có đủ các ýếu tố sau đây sự kiện bất ngờ: Hành

vi gây thiệt hại, thiệt hại, không thuộc hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hạikhông có lỗi

Mối liên hệ giữa các yếu tố trên không thể làm phát sinh TNDS ngoài hợp đồng

do thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại không phải làhành vi trái pháp luật Không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật

và thiệt hại Nói cách khác, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải làngười gây thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngườikhác mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vi đó không thể hiện ý chí mongmuốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác Như

Trang 7

vậy, người có hành vi thuộc trường hợp bất ngờ thì hành vi của người đó không cólỗi tồn tại ở hình thức này hay hình thức kia, ở mức độ này hay mức độ khác Theoqui định của pháp luật, thì người có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự.Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự (TNDS) ngoàihợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lýkhác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối lànhững căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự Sựbiến pháp lý tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vicủa con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sựkiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại.Trong khoa học pháp lý các nhà luật học đều thừa nhận sự biến pháp lý tương đối

là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con ngườikhông kiểm soát được Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành

vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật Theo khoản 2 Điều 308 BLDS, lỗi vô ý được

xác định là "trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được" Người gây thiệt hại đã không mong

muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biếncủa sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành vi đó phải bồithường

Khi xác định, phân tích sự biến pháp lý tức là làm rõ sự biến pháp lý tuyệt đốikhông chứa đựng yếu tố lỗi dưới bất kỳ hình thức nào Bởi vì theo nhận thức củacác nhà nghiên cứu luật học về mặt lý luận, thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biếncủa một sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức của conngười - ý thức của con người không kiểm soát được sự kiện đó Sự biến pháp lýtuyệt đối có ý nghĩa pháp lý đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối liên hệ

Trang 8

về không gian và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đốivới một hoặc hai bên chủ thể của quan hệ đó Như vậy, có thể nhận định rằng lỗi

vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thứckhông thể tồn tại trong sự biến pháp lý tuyệt đối Sự nhận thức trên có ý nghĩa vềmặt lý luận trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

4 Mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đoạn cuối Điều 617 BLDS qui định trách nhiệm hỗn hợp nhưng trách nhiệm

hỗn hợp được loại trừ "nếu thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường" Theo qui định trên, hình thức lỗi của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa "hoàn tòan"

thuộc về người bị thiệt hại Áp dụng qui định này trong việc giải quyết việc bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh luật định, thì còn cần phảilàm rõ những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây

thiệt hại không phải bồi thường Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ýnhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đóngười gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hayhình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người đó không phải bồithường Người gây thiệt phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, màlỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị gây thiệt hại Mối quan hệ nhân qủa giữa hành

vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một thiệt hại cụthể Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại haykhông còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn tòan hay không hoàn toàn do lỗi củangười bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gâythiệt hại Nếu người bị gây thiệt hại cũng có lỗi, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệmdân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình

Trang 9

Thứ hai, trong BLDS năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam không có điều

luật nào qui định về mức độ lỗi, mà chỉ qui định tại Điều 308 về hai hình thức lỗi

cố ý và lỗi vô ý Việc áp dụng hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý Việc áp dụng Điều

617 BLDS trong việc giải quyết trách nhiệm dân sự hỗn hợp được dựa trên mức độlỗi như thế nào Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố khác trong việc xácđịnh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Hình thức lỗi cũng không phải là khôngthể xác định Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, thìhình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnhhưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó Người gây thiệt hại dù

có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phảibồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra Không vì người gâythiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng haygiảm tương ứng Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định,thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường (doTòa án xem xét quyết định) Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảmmức bồi thường cho người gây thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sauđây:

- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh

tế trước mắt và lâu dài của mình (Khoản 2 điều 605);

- Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa thuận với nhau về mắc bồithường thấp hơn thiệt hại

Trường hợp thứ nhất, pháp luật qui định người gây thiệt hại bồi thường thấphơn thiệt hại do hành vi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với điều kiện bồithường của người gây thiệt hại Qui định này đã loại trừ người gây thiệt hại có lỗi

cố ý và pháp luật không qui định xem xét để giảm mức bồi thường Tuy nhiêntrong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi cố ý nhưng có sự thỏa thuận với người

bị thiệt hại về mức bồi thường thấp hơn thiệt hại, nếu thỏa thuận đó không trái

Trang 10

pháp luật và đạo đức xã hội và được Tòa án thừa nhận, thì người gây thiệt hại dolỗi cố ý được miễn giảm phần bồi thường thiệt hại do mình gây ra, thuộc về trườnghợp thứ hai.

Thứ ba, Điều 617 BLDS qui định về trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp

người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉphải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình Trong BLDS của nướcCHXHCN Việt Nam không có qui định về mức độ lỗi, do vậy việc xác định tráchnhiệm hỗn hợp trong trường hợp cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều cólỗi gây ra thiệt hại thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độlỗi của mình Mức độ lỗi trong trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở

lý luận pháp luật hình sự trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý

vì quá tự tin của một người mà gây ra thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồithường thiệt hại có khác nhau Như cách đặt vấn đề ở phần đầu bài viết này, thì lỗiphản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người

đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệthại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó Việc xác định trách nhiệmhỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lýcủa cách xác định đó Qua phân tích trên, đã có thể loại trừ trường hợp cả người bịthiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi cố ý trong việc gây thiệt hại, mong muốnthiệt hại xảy ra cho nhau và cho chính bản thân mình

Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

cần thiết phải hiểu rõ quy định tại Điều 617 BLDS: "Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường".

Hiểu như thế nào về trường hợp người bị thiệt hoàn toàn có lỗi, và lỗi đó là lỗi

vô ý hay cố ý Mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý củangười bị thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi

Trang 11

thường thiệt hại của các bên? Giải đáp những vấn đề nêu ra ở trên, cần tuân theonhững nguyên tắc sau đây:

a) Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là

vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường Trường hợp này phù hợp với việc gây thiệt hại trong tình huống bất ngờ.

b) Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.

c) Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có

ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây

thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.

Lỗi có thể là cố ý hay vô ý Cố ý phạm lỗi là khi nào đã biết rõ hành vi củamình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện; vô ý phạm lỗi là khi nàohành vi gây thiệt hại đã xảy ra ngoài ý muốn của mình hoặc không thấy trước hành

vi của mình có thể gây thiệt hại Muốn biết một đương sự có cố ý phạm lỗi haykhông, cần phân tích tâm trạng của đương sự xem họ có ý muốn làm hành vi ấyhay không Đối với lỗi vô ý, tuỳ theo mức độ trầm trọng của nó, cũng có thể phânchia thành lỗi nặng, lỗi nhẹ, lỗi rất nhẹ như trong trường hợp trách nhiệm hợpđồng, nhưng đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, sự phân biệt này không có lợiích trên thực tế, vì trên nguyên tắc một lỗi rất nhẹ cũng đủ để phát sinh tráchnhiệm

Bị đơn muốn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, muốn khỏi bồi thường cóthể sử dụng một trong các biện pháp sau đây:

- Bị đơn có thể dẫn chứng một nguyên nhân bất khả kháng

Ngày đăng: 30/01/2016, 01:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w