1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

22 401 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 188 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1 II. Lỗi trong các trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng : 6 1. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra : 6 2. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 9 KẾT LUẬN : 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 1

I Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật,xâm hại tới quyền dân sự của các chủ thể khác, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợppháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm Như vậy, trách nhiệm dân sự được ápdụng không chỉ trong trường hợp chủ thể có vi phạm dân sự mà kể cả trường hợpchủ thể có vi phạm khác, nếu những hành vi này xâm phạm đến quyền dân sự củanhững cá nhân, tổ chức trong xã hội Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự phảigánh chịu một hoặc một số hậu quả pháp lí như buộc chấm dứt hành vi vi phạm,buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại

Là một chế định có lịch sử lâu đời của luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chongười khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữangười gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc có giaokết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng.Hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi trái pháp luật, hành vi này xâmphạm đến nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ Hành vi gây thiệt hại ngoài hợpđồng phải là hành vi gây ra một thiệt hại xác định được và hành vi gây thiệt hại làhành vi trái pháp luật

Là một loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngphát sinh khi thỏa mãn những điều kiện do pháp luật qui định Trên cơ sở qui địnhtại Điều 604, BLDS thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinhkhi thỏa mãn những điều kiện:

- Có thiệt hại xảy ra (gồm các loại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự,

uy tín của cá nhân và của các tổ chức bị xâm phạm)

- Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại

- Có lỗi của người gây thiệt hại

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự

Trang 2

Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội trong hành vi trái pháp luậtcủa mình và hậu quả của hành vi đó Chủ thể bị coi là có thái độ tiêu cực đối với xãhội khi họ có ý thức phủ định lợi ích xã hội, đi ngược lại lợi ích xã hội Dựa vào thái

độ của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của nó, lỗi được chia làm hai loại là lỗi

cố ý và lỗi vô ý Hiểu theo góc độ tâm lí học thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lí của conngười, là yếu tố nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và chi phối trực tiếp hành

vi của con người Hành vi của một cá nhân là hệ quả của sự biểu lội tâm lí của cánhân đó trong một hoàn cảnh thời gian và không gian nhất định Tuy nhiên, xét vềmặt hậu quả pháp lí thì một hành vi nhất định có thể làm phát sinh hoặc không làmphát sinh một hậu quả pháp lí Khi đề cập đến yếu tố lỗi, người có hành vi có lỗi baogiờ cũng chịu một hậu quả bất lợi về tài sản hoặc nhân thân hoặc cả hai sự bất lợitrên

Trong BLDS, qui định về lỗi tại Điều 308 như sau:

Điều 308 Lỗi trong trách nhiệm dân sự

1 Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2 Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Khoản 1 Điều 308 qui định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thìngười có hành vi đó bị coi là có lỗi Theo qui định tại khoản 2 Điều 308 thì nội dungcủa khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng

Về mặt khách quan, qui định tại khoản 2 Điều 308 BLDS đã dự liệu trường hợpngười gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác

mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã

Trang 3

có thái độ để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệmdân sự về lỗi cố ý của mình Vể mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiệnhành vi luôn nhằm mục đích gây thiệt hại cho người khác và được thể hiện dưới haimức độ:

- Mong muốn có thiệt hại xảy ra;

- Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra

- Mức độ thể hiện ý chí – hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trườnghợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngườikhác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý lànguyên nhân của thiệt hại Theo nội dung khoản 2 Điều 308 BLDS, cầnthiết phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi củangười gây thiệt hại Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệthại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mongmuốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại

là lỗi cố ý Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hạiđược thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã

là yếu tố quyết định hình thức lỗi Một người nhận thức rõ hành vi củamình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện là lỗi cố ý Mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi có ý thức của người gây thiệt hại và trongtâm thức của người đó mong muốn thiệt hại xảy ra cho người khác đã làmphát sinh trách nhiệm dân sự của người đó

Được coi là lỗi cố ý trực tiếp nếu chủ thể nhận thức rõ thiệt hại cho xã hội, thấy

trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra

Nếu chủ thể nhận thức được thiệt hại do hành vi của mình gây ra, tuy không mong

muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho điều đó xảy ra thì được coi là lỗi cố ý gián tiếp Yếu tố vô ý trong lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể hoàn toàn không có chủ ý gây thiệthại cho xã hội Người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họkhông thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phảibiết hoặc có thể biết trước được thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó Làlỗi vô ý vì quá tự tin nếu chủ thể vi phạm nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội dohành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng rằng nó sẽ không xảy ra, là lỗi vô

ý do cẩu thả nếu chủ thể vi phạm không nhận thức trước được thiệt hại cho xã hội

do hành vi của mình gây ra nhưng có thể nhận thấy hoặc buộc phải nhận thấy

Trang 4

Ở mỗi ngành luật, việc xác định lỗi của người có hành vi trái pháp luật ở hình thứcnào (cố ý hay vô ý), trạng thái nào (cố ý trực tiếp hay gián tiếp, vô ý vì cẩu thả hayquá tự tin) có ý nghĩa khác nhau trong việc xác định hậu quả pháp lí mà người đóphải gánh chịu Vì vậy, tùy theo tính chất của trách nhiệm pháp lí trong từng ngànhluật nên việc xác định về lỗi trong mỗi ngành luật có thể khác nhau.

Trong trách nhiệm hành chính, người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính đều

bị xử phạt hành chính, tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng biện pháp lao động cưỡng bứcnếu người vi phạm pháp luật hành chính có lỗi cố ý Vì thế, khi áp dụng trách nhiệmhành chính cần phải xác định hình thức lỗi của người vi pham Trong trách nhiệmhình sự có những tội mà trong cấu thành của tội đó, lỗi của người có hành vi nguyhiểm cho xã hội phải là lỗi cố ý (tội giết người) Vì vậy, để xác định tội danh và ápdụng trách nhiệm hình sự thì luôn phải xác định về hình thức lỗi của người có hành

vi trái pháp luật Hơn thế nữa, hình thức lỗi của người có hành vi trái pháp luật còn

là các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ khi xác định khung hình phạt nên khi ápdụng trách nhiệm hình sự thì việc xác định hình thức lỗi của người có hành vi tráipháp luật là một công việc cần thiết

Khác với luật hành chính và luật hình sự, luật dân sự đã qui định người có hành vitrái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiệnvới lỗi cố ý hay vô ý Như vậy, về nguyên tắc chung khi áp dụng trách nhiệm dân sựkhông cần xác định hình thức lỗi của người gây thiệt hại, đặc biệt, không bao giờphải xác định trạng thái lỗi của người đó Tuy nhiên, khi xác định lỗi trong tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần lưu ý:

- Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gâythiệt hại có lỗi, bất kể đó là lỗi vô ý hay cố ý

- Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp: Để giảm mức bồi thường và

là điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường

Điều 605 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý

mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Trang 5

- Trong một số trường hợp nhất định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinhngay cả khi người bị thiệt hại không có lỗi.

Điều 623 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3 Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 624 Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.

Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng,cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lí khác, mà rõnét hơn cả là sự biến pháp lí tuyệt đối và sự biến pháp lí tương đối là những căn cứlàm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Sự biến pháp lí tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiếnhành nhưng một sự kiện xảy ra do hành vi của con người nhưng không phụ thuộcvào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lí đối với họ Sựkhởi phát của sự biến pháp lí tương đối do hành vi của con người tác động dưới hìnhthức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại

Trang 6

theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại Trong khoa học pháp lí, các nhà luậthọc đều thừa nhận rằng sự biến pháp lí tương đối là sự biến do con người tác động,còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con người không thể kiểm soát được Như vậy,hành vi tạo ra sự biến pháp lí tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật.Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là

do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thìngười có hành vi đó phải bồi thường

Sự biến pháp lí tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toànkhông phụ thuộc vào ý chí con người, như động đất, núi lửa, lũ lụt, Sự biến pháp lítuyệt đối không chứa đựng yếu tố lỗi dưới bất kì hình thức nào Ở đây ý thức conngười không thể kiểm soát được sự kiện đó Sự biến pháp lí tuyệt đối có ý nghĩapháp lí đặc thù, bởi vì sự kiện đó được đặt trong mối liên hệ về không gian và thờigian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bênchủ thể của quan hệ đó

Như vậy, có thể nhận định rằng lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lí tươngđối, còn lỗi thuộc mọi trường hợp không thể tồn tại trong sự biến pháp lí tuyệt đối

II Lỗi trong các trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :

1 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra :

1.1. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625

BLDS)

Theo qui định tại Điều 625 BLDS, yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật khôngđược coi là điều kiện bắt buộc trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu súcvật Chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho ngườikhác Yếu tố lỗi chỉ xác định trong các trường hợp :

- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại chomình, thì chủ sở hữu không phải bồi thường

- Chủ sở hữu súc vật cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếuthiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì người thứ ba có tráchnhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Nếu người thứ ba và chủ sở hữu

Trang 7

cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

- Nếu súc vật của chủ sở hữu bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệthại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường

Yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật chỉ được xem xét trong trường hợp nếu chủ sởhữu súc vật và người thứ ba cùng có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữusúc vật và người thứ ba phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Yếu tố lỗikhông phải là điều kiện bắt buộc đối với loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại củachủ sở hữu súc vật Tuy nhiên, trên thực tế chủ sở hữu có thể có lỗi dưới hình thức

vô ý hoặc cố ý làm cho súc vật của mình gây thiệt hại cho người khác Căn cứ vàohình thức lỗi cố ý hoặc vô ý của chủ sở hữu súc vật, để xác định yếu tố hình sự trongtrường hợp chủ sở hữu súc vật có lỗi cố ý làm cho súc vật thuộc sở hữu của mìnhgây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác Nhưng trong trường hợp chủ sở hữu súcvật gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu súc vật chỉ có trách nhiệm dân sự bồithường thiệt hại về tài sản Chỉ trong ba trường hợp : Thiệt hại hoàn toàn do lỗi củangười bị thiệt hại ; người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại chongười khác và súc vật của chủ sở hữu bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái phápluật gây thiệt hại

1.2. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

(Điều 623 BLDS).

Theo qui định tại Điều 623 BLDS, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thúdữ, có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con người hoặc gây thiệthại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể lường được trước và cóthể ngăn chặn Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải được hiểu là chính sựhoạt động tự thân (tự tại) của nó gây ra, không có sự tác động bởi hành vi có lỗi củacon người Máy bay đang bay bị rơi, xe vận tải đang lên dốc thì bị chết máy, mấtphanh, đã gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng,

Nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được qui định với những người xung quanh, ngườikhông có quan hệ lao động liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưkhán giả trong rạp xiếc, người tham gia giao thông đối với các phương tiện giaothông cơ giới khác đang hoạt động,

Trang 8

Pháp luật qui định cho dù là chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu, sử dụng nguồnnguy hiểm cao độ hợp pháp phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độgây ra cho người khác kể cả khi họ không có lỗi Nguyên tắc xác định người cótrách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không áp dụngtrong các trường hợp :

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừtrường hợp pháp luật có qui định khác

Theo qui định tại khoản 3 Điều 623 BLDS, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giaochiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho dù có lỗi hoặc không có lỗi đều cótrách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người khác Tuyvậy nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoặc người được giao chiếm hữu, sửdụng nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệthại cho người khác, thì vẫn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo trách nhiệm dân sự, nhưng người này không bịtruy cứu trách nhiệm hình sự Ngược lại, nếu chủ sở hữu hoặc người được giaochiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi vô ý hoặc cố ý để nguồnnguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, thì ngoài trách nhiệm dân sự là bồithường toàn bộ thiệt hại, họ có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tại khoản 4Điều 623 qui định về trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụngtrái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệthại Theo qui định này, trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khôngphát sinh khi nguồn nguy hiểm cao độ của chủ sở hữu bị người khác chiếm hữu, sửdụng trái pháp luật gây thiệt hại cho người thứ ba Trường hợp này xảy ra trong đờisống xã hội khi nguồn nguy hiểm cao độ bị trộm, cướp hoặc dưới các hình thứckhác thuộc hành vi chiếm đoạt trái pháp luật Trong trườn hợp chủ sở hữu, ngườiđược chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗitrong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phảiliên đới bồi thường thiệt hại Ví dụ : Chủ sở hữu xe máy giao xe cho một ngườichưa đủ độ tuổi điều khiển

1.3. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa gây ra.

(Điều 626, 627 BLDS).

Trang 9

Theo qui định tại Điều 626 BLDS, chủ sở hữu cây cối phải có ý thức trong việc bảođảm sự an toàn của cây cối (phát cành, nếu cây có nguy cơ đổ, gẫy thì phải chặt,đốn ) Nếu cây cối đổ, gãy gây thiệt hại thì mặc nhiên chủ sở hữu bị coi là có lỗi(vô ý) Tuy nhiên, nếu thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại (trèo lên cây và cây

bị gãy, đốn trộm cây làm cây đổ vào người, ) thì chủ sở hữu cây cối không phải bồithường thiệt hại Ngoài ra, nếu thiệt hại do cây cối đổ, gãy do sự kiện bất khả kháng(động đất, bão, ) thì chủ sở hữu cây cối không phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây

ra, lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lí, sử dụng nhà cửa, côngtrình xây dựng khác trong việc để những tài sản này bị sụp đổ, hư hỏng, sụp lở gâythiệt hại cho người khác được suy đoán rằng họ đã không hành động, tức là khôngthực hiện hành vi nhất định nên tài sản gây thiệt hại Các chủ thể đã không thực hiệnnghĩa vụ tôn trong qui tắc xây dựng, không thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn đốivới công trình xây dựng liền kề theo qui định tại Điêu 267, 268 BLDS

2 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra.

2.1 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 628 BLDS)

Hành vi xâm phạm thi thể là hành vi của cá nhân do lỗi cố ý hoặc vô ý mà xâmphạm đến thi thể của người khác Hành vi xâm phạm thi thể được xác định theo mụcđích thực hiện hoặc hậu quả do hành vi xâm phạm thi thể gây ra Hành vi xâm phạmthi thể là hành vi của cá nhân hoặc nhiều cá nhân do cố ý xâm phạm đến tính toànvẹn của cơ thể, đã dẫn đến hậu quả thi thể của cá nhân bị biến dạng, thiếu hụt các bộphận tự nhiên của con người

Người có hành vi xâm phạm thi thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nguyên tắcnày được xác định theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người cóhành vi gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đều phải bồi thường thiệt hại Hành vi lấy bộ phận cơ thể của cá nhân trái với ý chí của cá nhân khi còn sống làhành vi trái pháp luật, lỗi của người lấy xác hoặc bộ phận cơ thể của một người chết

Trang 10

được xác đinh là lỗi cố ý Trong trường hợp cá nhân xâm phạm đến thi thể củangười khác có thể có lỗi vô ý Lỗi vô ý xâm phạm đến thi thể của cá nhân có thể cótrong trường hợp một cơ sở chữa bệnh đã xác định sai thời điểm cá nhân chết,nhưng thực chất cá nhân đó đã chết, cho nên vẫn tiến hành phẫu thuật với mục đíchđiều trị cho người đó Đây cũng là hành vi xâm phạm đến thi thể của cá nhân, tuy ítđược phát hiện do chính mục đích điều trị bệnh chi phối.

Trên thực tế, còn có trường hợp những người thân thích của người có thi thể như bố,

mẹ, vợ, chồng, các con của người chết đã hiến thi thể của người chết cho cá nhân,

cơ sở y tế nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học trái với ý chí củangười có thi thể khi còn sống Hành vi của những người thân thích trong trường hợpnày cũng là hành vi trái pháp luật, và là hành vi cố ý Theo nguyên tắc của pháp luậthiện hành, bất kì hành vi nào xâm phạm đến thi thể của cá nhân ngoài ý chí của cánhân đó khi còn sống thì cho dù hành vi đó là do cố ý hay vô ý cũng đều là hành vitrái pháp luật

Thi thể của cá nhân có thể bị tác động dưới các biện pháp sinh học hoặc cơ học vàhậu quả của tác động đó đã làm thay đổi, biến dạng thi thể do giải phẫu, bị lấy đi bộphận cơ thể để nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm, phát hiện nguyên nhân gâybệnh, theo một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khi bộ phận cơthể bị lấy, thi thể biến dạng do giải phẫu phục vụ những công việc nói trên thì cánhân, cơ quan tiến hành các công việc theo một quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, không bị xem là hành vi trái pháp luật, xâm phạm thi thể Các chủ thểthực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm dân sự

2.2 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả (Điều 629 BLDS).

Người xâm phạm mồ mả cho dù có lỗi cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm dân

sự (xét về hậu quả của hành vi xâm phạm mồ mả) Những thiệt hại về mồ mả cho dùxuất phát từ hành vi vô ý (đào nhầm mồ mả do xác định sai vị trí, ) hay cố ý, thìcũng đều gây ra những thiệt hại nhất định về tài sản và nhân thân hoặc gây tổn thất

về tinh thần của những người thân thích của cá nhân có mồ mả đó Hành vi xâmphạm mồ mả bao giờ cũng làm phát sinh thiệt hại hoặc về vật chất hoặc thiệt hại cả

về tinh thần của người còn sống, người thân thích của cá nhân có mồ mả Từ nhữngnhận định trên, người xâm phạm mồ mả luôn phải chịu trách nhiệm dân sự trước

Trang 11

những người thân thích cuả cá nhân có mồ mả bị xâm phạm Hành vi xâm phạm mồ

mả được xác định dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý, chỉ có ý nghĩa trong việc xácđịnh có hay không hành vi phạm tội của người xâm phạm mồ mả mà thôi Tráchnhiệm dân sự không thay đổi trong mọi trường hợp khi có hành vi xâm phạm mồ mảcủa cá nhân Người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại vật chất và tinhthần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm

2.3 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra (Điều

616 BLDS)

Nhiều người cùng gây thiệt hại được hiểu là một thiệt hại tối thiểu phải do hai ngườicùng gây ra Khi nhiều người cùng gây thiệt hại, giữa họ có thể có quan hệ phụthuộc như người này sai khiến người kia, người này chỉ định người kia thực hiệncác hành vi nhất định hoặc cùng thỏa thuận, có tổ chức trong việc gây thiệt hại

Trong trường hợp ‘ nhiều người cùng gây thiệt hại’, dấu hiệu lỗi có các đặc trưng

sau đây :

- Có nhều người cùng thỏa thuận và cùng thống nhất ý chí thực hiện mộthoặc nhiều hành vi gây thiệt hại cho người khác Nhiều người cùng thốngnhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho người khác Thực hiện hành vigây thiệt hại trong trường hợp này, xét về khía cạnh của pháp luật hình sựthì họ là những người đồng phạm, do phạm tội có tổ chức, xét về mặt dân

sự thì họ là những người gây thiệt hại vừa thống nhất với nhau về mặthành vi, vừa thống nhất với nhau về mặt hậu quả Hành vi gây thiệt hại củanhiều người có tổ chức là hành vi cố ý gây thiệt hại Trong trường hợpnày, thiệt hại được xác định là do nhiều người cùng gây ra Nhiều ngườicùng gây thiệt hại không nên hiểu đơn thuần là họ cùng đồng loạt thựchiện hành vi như nhau trong việc gây thiệt hại, mà nên hiểu là họ có cùngchí hướng và cùng mục đích gây thiệt hại cho người khác, cho dù mỗingười trong số họ thực hiện các hành vi khác nhau nhưng cùng một mụcđích gây ra thiệt hại

- Nhiều người cùng gây thiệt hại không thuộc trường hợp cùng thống nhấtvới nhau về hành vi hoặc cùng thống nhất với nhau về cả hành vi và hậuquả, mà trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại chỉ thống nhất với

Ngày đăng: 11/09/2016, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w