HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG

Một phần của tài liệu giảm thiểu các tác động bất lợi đến chất lượng nước trong hệ thống sông Đồng Nai (Trang 99 - 101)

ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC 5.1 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT

5.7.HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG

Rừng vừa là lá phổi của môi trường vừa góp phần điều hòa khí hậu, hơn thế nữa các cánh rừng đầu nguồn còn có thêm vai trò chống xói mòn, giữ nước. Trong vài năm gần đây tình hình lâm tặc cũng như hiện tượng lấn chiếm đất rừng để trồng cây công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến diện tích rừng phòng hộ trên lưu vực sông bị giảm đi nhanh chóng, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của sự suy kiệt cũng như sự ô nhiễm nguồn nước trên sông.

SVTH:Ngô Thanh Tuyền Trang 100 Rừng mất khả năng giữ nước trong đất giảm, điều này đồng nghĩa với nguồn nước cũng mất đi một nguồn cung cấp đáng kể, khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm không còn nữa, dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm sẽ gia tăng theo thời gian. Vào mùa mưa, tại các vùng đất mất đi rừng phòng hộ thì hiện tượng xói mòn diễn ra thường xuyên. Hiện tượng này làm cho một lượng đất đá và phèn tiềm tàng trong đất được đưa trực tiếp xuống sông dẫn đến ô nhiêm nguồn nước. Nước trở nên chua hơn, làm cho giá trị pH giảm xuống nhanh chóng; tổng cặn, độ đục, hàm lượng sắt và nhôm trong nước tăng đáng kể.

Tuy rừng đóng một vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay tình hình lấn chiếm rừng phòng hộ vẫn diễn ra mạnh mẽ.Rừng đang ngày đêm bị tàn phá để lấy đất xây nhà, trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy, hơn thế nữa tình trạng lâm tặc ngày đêm hoành hành cũng góp phần làm suy giảm diện tích rừng.

SVTH:Ngô Thanh Tuyền Trang 101

Một phần của tài liệu giảm thiểu các tác động bất lợi đến chất lượng nước trong hệ thống sông Đồng Nai (Trang 99 - 101)