Đối với hiện tương khai thác rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu giảm thiểu các tác động bất lợi đến chất lượng nước trong hệ thống sông Đồng Nai (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

6.2.3. Đối với hiện tương khai thác rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ lòng sông chống lại hiện tượng xói mòn, giữ gìn nguồn nước vào mùa khô do đó rừng cần được bảo vệ chặt chẽ

Đối với các hộ dân cư sống gần rừng hoặc đang khai phá rừng để trồng cây công nghiệp thu lợi thì cần phải tuyên truyền rộng rãi đến người dân vai trò của rừng cũng như những quy định của nhà nước về bảo vệ rừng, đồng thời các cơ sở quản lý rừng cần phải kêu gọi người dân trong nhiệm vụ bảo vệ rừng va tạo công ăn việc làm cho họ để tránh tình trạng khai phá rừng nhằm mục đích mưu sinh như hiện nay. Với lâm tặc chỉ còn cách duy nhất là phải dùng biện pháp cứng rắn triệt để như xử phạt thật nặng khi bắt được. Ngoài ra,nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi cho các nhân viên kiểm lâm để họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời phải tăng cường đội nũ bảo vệ rừng đông đúc, được trang bị đầy đủ kỹ năng vừa để chống lại lâm tặc vừa để bảo vệ chin bản thân họ.

SVTH:Ngô Thanh Tuyền Trang 105

KT LUN

Sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai với diện tích khá lớn, cung cấp nước tưới, nước cấp cho dân sinh và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và qui hoạch phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân sống trên lưu vực.

Qua kết quả phân tích đánh giá diễn biến chat lượng nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai cho thấy: chất lượng nước mặt ngày càng có diễn biến xấu đi, nguyên nhân là dao:

- Chất thải khu dân cư và các hoạt động của con người như nước thải và rác thải sinh hoạt do con người, gia súc, gia cầm…

- Nước thải từ các nhà máy chế biến và sản xuất chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt tiêu chuẩn.

- Do lan truyền chua tư những diện tích đất phèn trong vùng ra nguồn nước mặt.

- Ô nhiễm từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

- Ô nhiễm mặn do thủy triều tác động ở mức độ nghiêm trọng.

- Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón… từ các khu vực tưới rửa trôi vào nguồn nước trong hệ thống.

Ngoài ra sự biến động về môi trường trong vùng nghiên cứu còn diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian tới do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, do đó chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa các vấn đề môi trường ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Và một khi đã nhận biết được tình hình cũng như nhưng nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên hệ thống sông thì chắc chăn rằng các cơ quan ban ngành sẽ có những nhận định rõ ràng trong công tác quản lý và khắc phục tình trạng chất lượng nước đang xuống cấp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực.

SVTH:Ngô Thanh Tuyền Trang 106

KIN NGH

Để bảo vệ nguồn nước trong hệ thống sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và quy hoạch phát triển kinh tế bề vững cho các hộ dân sống trên lưu vực.

Qua phân tích đánh giá nhận biết được các nguồn gốc của những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên hệ thống. Đa số các nguồn này thuộc loại nguồn phân tán nên quản lý khó khăn hơn, tuy nhiên cũng vì khó khăn mà tất cả cư dân sống trong khu vực và nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ để bảo vệ nguồn nước này một cách tốt hơn. Trước mắt để khắc phục tình trạng này cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương và tổ chức công tác quy hoạch phát triển kinh tế của cư dân dựa vào nguồn lợi từ sông.

- Đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng để quy hoạch khai thác cát phù hợp - Sử dụng có kế hoạch các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên.

- Đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất chất dinh dưỡng của đất trồng

- Tăng diện tích che phủ của các khu rừng phòng hộ bằng các biện pháp giao đất giao rừng cho cư dân trong khu vực, kết hợp quản lý chặt chẽ của hính quyền địa phương.

- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở, nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn. - Thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng nước theo định kỳ.

SVTH:Ngô Thanh Tuyền Trang 107

Một phần của tài liệu giảm thiểu các tác động bất lợi đến chất lượng nước trong hệ thống sông Đồng Nai (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)