Chương 2: Modeling Basics Mô hình cơ bản Chương này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mô hình NX cơ bản gồm các bước: Trong chương này bạn sẽ: Dựng bản vẽ phác Dựng những thành phần cơ bản
Trang 2Giáo trình này được viết cho sinh viên và các kỹ sư thiết kế, người quan tâm tới
phần mềm NX10 để thiết kế các chi tiết cơ khí và lắp ráp các hệ thống cũng như
xuất bản vẽ theo yêu cầu
Do thời gian không có nhiều do đó việc dàn trang và trình bày tài liệu một cách bài bản chưa hoàn tất, vì vậy bạn có thể ghé vào lại web advancecad.edu.vn để cập nhật liên tục các bản bổ sung
HI vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho những người mới bắt đầu tìm hiểu phần mềm 3D, bạn chịu khó đọc và làm theo các bài tập để hiểu sâu hơn các tính năng của phần mềm
Dù gì thì để có thể sử dụng cho công việc cần thêm một chặng đường nữa, nếu thật sự bận rộn, muốn đi làm ngay thì có thể tham khảo thêm các tài liệu nâng cao trên
www.cachdung.com hoặc các khóa học tùy theo yêu cầu của trung tâm Advance Cad Tài liệu bao gồm các nội dung sau:
Làm quen với phần mềm NX 10, Tạo hình 3d cơ bản, lên kết cấu lắp, xuất bản vẽ lắp, công cụ hiệu chỉnh khối và kim loại tấm
Chương 1 giới thiệu NX 10 Giao diện, chức năng, chức năng chuột và các phím
tắt
Chương 2 Giúp tạo một mô hình đầu tiên của bạn bằng NX Bạn tự tạo một chi tiết
cơ bản
Chương 3 Giúp bạn lên kết cấu lắp Giải thích các phương pháp Top-down và
Bottom-up để thiết kế một cụm lắp Bạn tạo một khối lắp dùng phương pháp
Bottom-up
Chương 4 hướng dẫn bạn cách xuất bản vẽ theo các mô hình đã vẽ trước đó Bạn
cũng sẽ học cách xuất bản vẽ phân rã, lên danh sách các thành phần trong khối
lắp
Chương 5: trong chương này bạn sẽ học các công cụ cần thiết để tạo ra phác thảo 2D
Trang 3Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này bạn sẽ học những lệnh thường dùng nhất trong NX, và cũng học về giao diện của phần mềm này
Trong NX, bạn dựng mô hình 3D và từ đó sẽ xuất ra bản vẽ 2D và các khối lắp 3D
NX sử dụng công nghệ Feature Based Features là các hình dạng được sử dụng để
tạo hình nên một chi tiết Bạn có thể hiệu chỉnh chúng một cách độc lập
Hầu hết các feature được tạo từ phác thảo Phác thảo là phần biên dạng 2D và có
thể đùn, xoay và quét theo các đường dẫn để tạo nên feature
Trang 4NX là công cụ thiết kế tham số Bạn có thể xác định các thông số tiêu chuẩn giữa các thành phần của đối tượng Thay đổi tham số sẽ thay đổi kích thước và hình dạng của sản phẩm Ví dụ, như phần mặt bích bên dưới, thân bích trước và sau khi hiệu chỉnh tham số của các feature
Bắt đầu NX
1 Click Start trên Windows taskbar
2 Click vào hình mũi tên chỉ xuống
3 Click Siemens NX 10.0 > NX 10.0
4 Click New
5 Trên hộp thoại New, click Templates > Model
6 Click OK
Trang 5Chú ý các phần quan trọng trong cửa sổ NX
Giao diện
Có rất nhiều tùy chọn trên giao diện
Quick Access Toolbar
Nằm trên cùng bên trái của cửa sổ Nó gồm nhiều lệnh thường dùng nhất như Save, Undo, Redo, Copy, v.v
File Menu
File Menu xuất hiện khi bạn nhấp trên File ở góc bên phải của cửa số File Menu gồm danh sách các lệnh trực quan Bạn cũng có thể xem danh sách các file được mở gần đây ở mục Recently Opened Parts Bạn cũng có thể thay đổi các tùy chọn ứng dụng của phần mềm
NX
Ribbon
Ribbon là tập hợp các công cụ, được dùng để tiến hành các quy trình khác nhau, chúng được dùng để tiến hành các quy trình khác nhau Nó được chia theo tab và các nhóm Các
Trang 6tab khác nhau này sẽ được đề cập ở bài sau
Home tab
Gồm các công cụ đơn giản như New, Open, and Help, v.v
Home tab trên Model template
Gồm các công cụ để tạo 3D features
Home tab trong môi trường Sketch Task
Thanh tab ribbon này gồm các công cụ phác thảo Công cụ này được kích hoạt khi bạn vào môi trường phác thảo hoặc thao tác trên các mặt, mặt chuẩn với lệnh 2D
Tools tab
Tab này gồm các công cụ để tạo hàm biểu thức, thành phần lắp và phim ảnh, thư viện chi
Trang 7Drafting environment ribbon
Trong môi trường Drafting Environment, bạn có thể tạo các hình chiếu trục đo 3D The và gồm rất nhiều công cụ để tạo bản vẽ 2D
Trang 8Sheet Metal ribbon
Công cụ này dùng để tạo các thành phần kim loại tấm
Một số tab không hiển thị như mặc dịnh, để hiện thị những tab bạn cần, nhấp phải lên
ribbon và chọn danh sách cần hiển thị
Bạn cũng có thể thêm các thành phần khác lên tab ribbon bằng hộp thoại Customize
Click vào mũi tên bên dưới của thanh ribbon và chọn Customize Trên hộp thoại
Customize, click vào các tab khác nhau và chọn hoặc bỏ chọn chúng
Trang 9Ribbon Groups và More Galleries
Thanh công cụ gồm nhóm các ribbon với các ứng dụng chuyên biệt Mỗi nhóm sẽ có
một More Gallery, với nhiều công cụ thêm
Có thể thê m các lệnh vào nhóm bằng cách nhấp vào mũi tên ở góc bên dưới của mỗi
nhóm
Trang 10
Top Border Bar
Công cụ này nằm ngay dưới nhóm ribbon, bao gồm tất cả các chức năng để lọc ra những đối tượng được chọn từ cửa sổ Window Graphics
This is available below the ribbon It consists of all the options to filter the objects that can be selected from the graphics window
Menu
Menu nằm bên trên công cụ Top Border Bar Menu chứa khá nhiều danh mục (menu tiêu đề) Khi bạn nhấp chuột vào menu, các danh mục đó sẽ lần lượt hiện ra và bạn có thể thao tác theo ý mình bằng cách nhấp vào các danh mục đó
.Menu is located trên Top Border Bar It consists of various options (menu titles) When you click on a menu title, a drop-down appears You can select the required option from this drop-down
Trang 12
Roles Navigator
Roles Navigator (nhấp vào Roles trên thanh Resource Bar) chứa danh sách các hệ thống mặc định và vai trò cụ thể của công nghệ Role là 1 tập hợp các công cụ và ribbon, dùng để hiệu chỉnh cho 1 ứng dụng cụ thể Ví dụ, CAM Express role dùng để vận hành quá trình sản xuất Cuốn sách này dùng chương trình Role mặc định
The Touch Panel và Touch Tablet roles giúp bạn làm việc được với màn hình đa điểm
Touch Panel
Trang 13
Touch Tablet
Hộp thoại
Khi bạn thực hiện bất kỳ lệnh nào trong NX, các hộp thoại liên quan tới lệnh đó sẽ hiện ra Hộp thoại bao gồm nhiều danh mục Hình dưới đây là 1 ví dụ minh họa cho các thành phần khác nhau của hộp thoại
Trang 14Cuốn sách này sử dụng danh mục mặc định trong hộp thoại Nếu bạn đã chỉnh sửa bất kỳ danh mục nào trên hộp thoại, nhấp vào Reset để trở về danh mục mặc định ban đầu
Chức năng phím chuột
Các chức năng khác của chuột được thảo luận trong những phần tiếp theo
Chuột trái-Left Mouse (MB1)
Khi bạn nhấp đúp chuột trái vào 1 đối tượng nào đó, hộp thoại liên quan tới đối tượng đó
sẽ hiện ra Dùng hộp thoại đó để chỉnh sửa các tham số của đối tượng
Con lăn chuột-Middle Mouse (MB2)
Nhấp vào nút chuột giữa để thực hiện lệnh OK
Chuột phải-Right Mouse (MB3)
Nhấp chuột phải để hiển thị Shortcut menu
Trang 15Chức năng kết hợp của 3 phím chuột sẽ được đề cập trong những phần tiếp theo
Thiết lập màu sắc
Để thay đổi màu phông nền của cửa sổ, nhấp View -> Visualization -> More -> Edit Background; Hộp thoại Edit Background sẽ hiện ra Nhấp Plain để thay đổi phông nền trơn Nhấp Color swatches, hộp thoại Color sẽ xuất hiện Thay đổi màu phông nền và nhấp
OK 2 lần
Trang 16
Phím tắt - Shortcut Keys
CTRL+Z (Trở lại)
CTRL+Y (Lặp lại)
CTRL+S (Lưu)
F5 (Làm mới)
F1 (Trợ giúp)
F6 (Phóng to/Thu nhỏ)
F7 (Xoay)
CTRL+M (Khởi tạo môi trường tạo mô hình) CTRL+SHIFT+D (Khởi tạo môi trường tạo hình phác thảo) CTRL+SHIFT+M (Khởi tạo môi trường NX Sheet Metal ) CTRL+ALT+M (Khởi tạo môi trường gia công) X (Đùn) CTRL+1 (tùy chỉnh) CTRL+D (Xóa)
CTRL+N (New File)
CTRL+O (Open File)
CTRL+P (In)
Trang 17Chương 2: Modeling Basics (Mô hình cơ bản)
Chương này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mô hình NX cơ bản gồm các bước:
Trong chương này bạn sẽ:
(Dựng bản vẽ phác)
(Dựng những thành phần cơ bản)
(Thêm các chi tiết khác)
(Dựng các chi tiết tròn xoay tròn)
(Thêm phần góc nghiêng)
Phần hướng dẫn 1
Hướng dẫn này sẽ giúp bạn tạo mô hình NX thông qua dựng mô hình Bạn dựng hình đĩa khớp nối :
Khởi tạo một file mới
Để tạo một file mới ta click New trên; hộp thoại New hiển thị
Mẫu Model là phần mặc định nên ta click OK; một cửa sổ mô hình mới hiển
thị
Khởi tạo một bản Sketch
Để tạo một bản sketch mới ta click Sketch trên Direct Sketch hộp thoại Create
Sketch hiển thị
Trang 18Chọn bề mặt XZ
Click OK trên hộp thoại Create Sketch và bắt đầu tạo hình
Tính năng đầu tiên là phần Extrude từ một hình tròn Bạn sẽ bắt đầu bằng cách vẽ
hình tròn
Click Circle trên Direct Sketch
Di chuyển con trỏ đến điểm đầu phần sketch, và sau đó nhấp vào
Kéo con trỏ và nhấp chuột để vẽ một vòng tròn
Nhấn ESC để thoát công cụ
Thêm vào các đường đo kích thước
Trang 19Trong phần này, bạn sẽ xác định kích thước của vòng tròn phác thảo bằng cách thêm các đường đo kích thước
Lưu ý: Bạn có thể nhận thấy rằng kích thước được áp dụng tự động Tuy nhiên, chúng không hạn chế các bản phác thảo
Khi bạn thêm vào các đường đo kích thước, hình ảnh sketch có thể nằm trong một trong
ba trạng thái sau:
Ràng buộc hoàn toàn-Fully Constrained sketch: Trong một bản phác thảo định sẵn, vị trí của tất cả các chi tiết hình ảnh được mô tả đầy đủ bởi kích thước hay các liên kết hoặc cả hai Trong một bản phác thảo định sẵn, tất cả các chi tiết có màu xanh đậm
Chưa đủ ràng buộc-Under Constrained sketch: Các đường đo kích thước bổ sung hoặc các liên kết hoặc cả hai đều cần thiết để tạo hình ảnh hoàn chỉnh Trong trạng thái này, bạn có thể kéo các phần tạo phác thảo để sửa đổi các bản phác thảo Chi tiết có màu màu nâu sẫm
Quá ràng buộ-Over Constrained sketch: Trong trạng thái này, một đối tượng có kích thước xung đột hoặc các phần liên kết hoặc cả hai
Nhấp đúp vào các phần đo kích thước trên sketch; khung hiệu chỉnh Dimension
Để thay đổi kích thước thành 100 mm, nhập vào một giá trị mới, và sau đó nhấn Enter Nhấn Esc để thoát công cụ Dimension
Để hiển thị toàn bộ hình tròn với kích thước đầy đủ và tâm nó ở khu vực tạo hình ta sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
Click Fit trên Top Border Bar
Trên ribbon, click View > Orientation > Fit
Trên ribbon, click Home > Direct Sketch > Finish Sketch
Để thay đổi bản vẽ sang dạng đẳng cự, click Orient View Drop-down > Isometric trên Top Border Bar
Trang 20
Bạn có thể dùng danh sách chọn trên Orient View trên Top Border Bar để điều hướng hình ảnh sketch, mẫu hình, hoặc các hình lắp ráp
Dựng hình với các đặc tính cơ bản
Tính năng đầu tiên trong bất kỳ mẫu nào cũng được gọi là các tính năng cơ bản
Bạn dựng hình với tính năng này bằng cách extrude đường tròn phác thảo
Trên ribbon, Home > Feature > Extrude ; hộp thoại Extrude hiển thị
Click trên sketch
3 Gõ 10 vào khung End hiển thị kèm theo hình ảnh preview
Để quan sát mô hình nếu bạn có hình extrude từ sketch trong phương đối diện, click Reverse Direction trong Direction Một lần nữa, hãy nhấp vào nó để extrude các hình phác thảo theo hướng phía trước
Chắc rằng Body Type trong Settings được thiết lập là Solid
Click OK để dựng hình
Lưu ý tính năng mới Extrude trong Part Navigator
Trang 21Để phóng to một mô hình hoặc thay đổi hướng của nó trong khu vực đồ họa, bạn có thể dùng các công cụ điều hướng Orientation trên tab View
Click Fit để hiển thị kích thước đầy đủ của mẫu hình trong cửa sổ hiện tại
Click Zoom và sau đó di chuyển con trỏ để vã hình chữ nhật, phần khu vực nằm
trong hình chữ nhật được phóng to trên cửa sổ
Click Zoom In/Out và sau đó di chuyển con trỏ Rê chuột lên để phóng to
hình;xuống để thu nhỏ Lưu ý rằng lệnh này có thể dùng với nhiều phần
Click vào một đỉnh, một cạnh hoặc một đặc tính và sau đó click Fit View to Selection ; chi tiết được chọn sẽ được phóng to hình trên cửa sổ
Để hiển thị theo các cách khác, click vào danh sách Style trên tab View
Trang 23Các chế độ hiển thị mặc định cho các bộ phận và phần lắp ráp là Shaded with Edges Bạn
có thể thay đổi chế độ hiển thị bất cứ khi nào bạn muốn
Thêm vào đặc tính Extruded Feature
Để thêm vào một đặc tính trên mẫu, bạn cần tạo phác thảo trên các bề mặt hoặc mặt
phẳng của mô hình,và sau đó chuyển đổi nó
Click Static Wireframe trên View
Click Sketch trên Direct Sketch
Click vào bề mặt mẫu để chọn nó và sau đó click OK
Click Direct sketch > More Curve > Project Curve trên ribbon; hộp thoại
Curve hiển thị
Click trên cạnh hình tròn
Click OK trên hộp thoại Project Curve ;các cạnh tròn được vẽ lên mặt phẳng
7 Click Line trên Direct Sketch
Click vào hình tròn để xác định điểm đầu của đường thẳng
Trang 24Di chuyển con trỏ chuột sang phải
0 Click vào hình tròn, một đường thẳng được vẽ ra
1 Vẽ thêm một đường thẳng khác bên dưới
Trang 25
Thêm vào các liên kết và các đường đo kích thước cho Sketch
Để thiết lập vị trí và kích thước của các bản phác thảo, bạn phải bổ sung những liên kết
và đường đo kích thước cần thiết
Chọn đường thẳng nằm ngang bên dưới
Trên thanh công cụ Shortcuts, click
Trên ribbon, click Direct Sketch > More gallery > Sketch Constrains > Make
Symmetric
Chọn điểm đầu và cuối của đường thẳng
Chọn X làm trục tâm, hai đường thẳng trở thành đối xứng qua trục X
Click Close trên hộp thoại Make Symmetric
Lên kích thước
Nhấp đúp vào đường đo kích thước trên hình sketch
Nhập giá trị 12 trong khung hiển thị
Click Close trong hộp thoại
Trang 26Trên hộp thoại Trim Recipe Curve, click Discard bên dưới Region
Click OK để cắt
Click Finish Sketch trên Direct Sketch
Để thay đổi bản vẽ sang dạng đẳng cự, click View > Orientation > Isometric
Trang 27Click OK để tạo hình
Để ẩn các đường sketch, click View> Show and Hide
Trên hộp thoại Show and Hide click Hide trong hàng Sketches; các đường
sketch được ẩn đi
Thêm hình học đùn khác
Vẽ một phác thảo trên mặt sau của phần cơ bản (dùng lệnh Profile để tạo các đường thẳng và sau đó tạo các hình tròn bên ngoài Dùng lệnh Trim Recipe Curve để cắt các đường curve)
Trang 28Bạn có thể dùng Rotate từ tab View để xoay mô hình
Extrude phác thảo lên tới bề dày 10 mm
Để thay đổi cách quan sát hình, click View > Orientation > Pan, sau đó rê chuột để di chuyển xung quanh hình
Click View > Style > Shaded with Edges trên ribbon
Lưu mô hình
Click Save trên Quick Access Toolbar; hộp thoại Name Parts
Nhập vào Disc trong khung Name và click Folder
Tới thư mục NX 10/C2 và sau đó click OK 2 lần
Lưu ý:
*.prt là phần tập tin mở rộng cho tất cả các tập tin được xây dựng trong các mô hình, hình lắp ráp, và môi trường soạn thảo của NX
Trang 29Để mở file mới ta click File > New trên ribbon;hộp thoại New hiển thị
Model là phần mặc định,nên click OK; một cửa sổ tạo mô hình mới hiển thị
Vẽ hình Profile cho phần tạo với Revolve
Bạn có thể tạo hình cơ bản chi mặt bích flange bằng cách xoay tròn hình profile với Revolve
Click Sketch trên Direct Sketch
Chọn mặt phẳng YZ
Click OK ; bắt đầu tạo sketch
Click Profile trên Direct Sketch
Vẽ phác thảo tương tự hình minh họa Nhấn Esc
Trên ribbon, click Direct Sketch > More gallery > Sketch Constraints
> Geometric Constraints
Trang 30Click OK trên khung thông báo
Trên hộp thoại Geometric Constraints click Collinear
Dưới Geometry to Constrain check vào Automatic Selection Progression
0 Click trên đường thẳng 1 và trục Y để làm cho chúng thẳng hàng
1 Click Rapid Dimension trên Direct Sketch
2 Chọn trục X và đườg thẳng 6; một phần đo kích thước xuất hiện
3 Tạo đường đo kích thước và nhập vào 15 trong khung kích thước
4 Nhấn Enter
0 Thiết lập số đo là 20 mm
1 Tạo một đường đo khoảng cách 50 mm giữa trục Y và đường thẳng 5
2 Đóng hộp thoại Rapid Dimension
3 Click Finish Sketch trên nhóm Direct Sketch
4 Để thay đổi chế độ bản vẽ đẳng cự, nhấp Isometric trên tab View
Trang 315 Chọn trục X và đường thẳng 4; một đường đo
khoảng cách hiển thị
6 Thiết lập số đo là 30
7 Chọn trục X và đường thẳng 2; một đường đo khoảng cách hiển thị
8 Thiết lập số đo là 50 mm
9 Tạo đường đo khoảng cách giữa trục X và đường 3
Thiết lập đặc tính xoay tròn tạo hình với Revolve
Trên ribbon, click Home > Feature > Extrude > Revolve; hộp thoại Revolve hiển thị
Click trên hình ảnh sketch
Clickvào Specify Vector tên nhóm Axis; một bộ ba vector hiển thị
Click vào trục Y-axis
Click vào gốc tọa độ; phần xem trước của đặc tính sẽ hiển thị
Trang 32Nhập 360 vào khung End hiển thị kèm theo hình preview
Click OK để tạo hình với Revolve
Thiết lập đặc tính Cut ( cắt)
Click Extrude trên nhóm Feature
Xoay mô hình và click vào mặt sau của mẫu hình; bắt đầu hình ảnh phác thảo
Tạo một hình phác thảo, như thể hiện trong hình (Sử dụng lệnh Profile để tạo ra những đường thẳng và sau đó là cạnh hình tròn bên ngoài Sử dụng lệnh Trim Recipe Curve để cắt các đường cong)
Trang 33Click Finish trên nhóm Sketch
Nhập giá trị 10 vào khung End hiển thị kèm hình ảnh Perview
Click Reverse Direction trong Direction
Chọn Subtract trong Boolean
8 Click OK để tạo phần cắt hình
Thêm vào các phần cắt mẫu hình
Vẽ hình bản phác thảo trên mặt trước của mô hình (Sử dụng lệnh Profile để tạo ra những đường thẳng và sau đó là cạnh tròn bên trong Sử dụng lệnh Trim Recipe Cut để cắt các đường Curve Ngoài ra còn thêm vào các đường đo kích thước)
Trang 34Hoàn thiện phác thảo
Click Extrude trên nhóm Feature
Click trên hình vẽ
Trên hộp thoại Extrude chọn End > Through All bên dưới Limits
Click Reverse Direction trong Direction
Chọn Subtract trong Boolean
Click OK để cắt
Click Isometric trên View tab
Thêm vào các cạnh Blend
Click Home > Feature > Edge Blend ;hộp thoại Edge Blend hiển thị
Click vào inner circular edge và thiết lập bán kính Radius 1 là 5
3 Click OK để thêm vào
Trang 35Lưu
Click File > Save > Save; hộp thoại Name Parts hiển thị
Gõ Flange và click Folder
Vào thư mục NX 10/C2 và click OK 2 lần
Click File > Close > All Parts
Phần hướng dẫn 3
Trong phần này bạn tạo một trục theo các bước sau:
Tạo hình với Revolve
Tạo phần cắt với đặ tính Cut
Mở một file mẫu hình mới
Để mở ta click New trên Standard
Chọn mẫu Model và click OK; một cửa sổ tạo hình mới hiển thị
Tạo hình với đặc tính Revolve
Click Extrude > Revolve trên Feature
Trang 36Click biểu tượng Sketch Selection dưới Section trong hộp thoại Revolve
Click vào mặt phẳng YZ để chọn nó và sau đó click OK; bắt đầu vẽ các đường Sketch Trên ribbon, click Home > Curve > Rectangle
Chọn điểm bắt đầu vẽ
Di chuyển con trỏ về phía góc trên bên trái và click chuột
Thêm đường đo kích thước cho các đường sketch như thể hiện trong hình
Click Finish trên Sketch
Click vào trục Y
0 Click vào điểm đầu và phần xem trước hiển thị
1 Click Ok để tạo
Tạo phần cắt với Cut
Dựng hình ảnh sketch trên mặt trước của mô hình (Sử dụng lệnh Profiel để tạo ra các đường thẳng và sau đó là cạnh hình tròn Sử dụng lệnh Trim Recipe Curve để cắt các đường curve Rồi thêm vào đường đo kích thước)
Hoàn thiện phần sketch
Trang 37Click Extrude trong Feature
Click vào hình Sketh
Nhập vào 55 trong khung End
Click Reverse Direction trong Direction
Chọn Subtract trong Boolean
Click OK để tạo phần cắt
Lưu
Click File > Save > Save; hộp thoại Name Parts hiển thị
Gõ tên Shaft vào khung Name và click Folder
Vào thư mục NX 10/C2 và sau đó click OK 2 lần
Click File > Close > All Parts