Bởi vì, một mặt mỹ học phải giải thích nguồn gốc, bản chất và qui luật chung của cái đẹp; mặt khác, trong thế giới hiện thực có rất nhiều những hiện tượng thẩm mỹ cũng nằm trong đối tượn
Trang 1Đề 1 “Bàn về phạm trù " cái đẹp" và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay”
PHẦN NỘI DUNG
I Bàn về phạm trù cái đẹp:
“Cái đẹp” đã được đề cập rất sớm trong lịch sử tư tưởng mỹ học Trên cơ sở của sự phát triển ý thức thẩm mỹ do lao động đem lại, vào khoảng giữa thời kỳ
đồ đá cũ, con người đã có “tình cảm với cái đẹp” được biểu hiện trong các công
cụ lao động và sinh hoạt cộng đồng, như: Dáng vẻ, khối lượng, màu sắc, nhịp điệu, sự đối xứng, hòa hợp, sự gợi cảm Sự phát triển của ý thức thẩm mỹ được hình thành và phát triển rõ nét nhất ở các của nền văn minh nhân loại: Ai Cập, Trung Quốc cổ đại, Babilon, Hy Lạp Trong các trường ca của Hômerơ, người
ta bắt gặp các từ “đẹp”, “vẻ đẹp” và sự “hài hòa”
Quan niệm về cái đẹp theo trường phái toán học như những “ phạm trù phổ biến
có nội dung quan hệ số lượng, được tính toán một cách vật chất” Tuy nhiên, do tuyệt đối hóa số lượng và tách nó ra khỏi những sự vật, vật chất, xem quan hệ số lượng trừu tượng là bản chất của sự hài hòa và cái đẹp trong các sự vật Như vậy, cái đẹp theo trường phái Toán học, với đại diện tiêu biểu là phái Pitago đã
đi đến những quan điểm Mỹ học duy tâm
Thật khó khăn để định nghĩa cái đẹp, xây dựng những chuẩn mực của cái đẹp
Vì thế, mà L.Tônxtôi đã viết: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi, nhưng cái đẹp vẫn là một câu đố giữa cuộc đời” Hoặc như Hêghen thì hãy để mặc cái đẹp trong “vương quốc của cảm giác” Còn Cantơ: thì hãy dành hoàn toàn cho
sự thưởng ngoạn trực tiếp, để khỏi phá vỡ tính toàn vẹn, đánh mất vẻ tươi nguyên vốn có của nó
Trước hết, cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống, nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tích cực có tính hoàn thiện, hoàn mỹ Cái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu, soi sánh với cái xấu Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái
Trang 2gì đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trình lâu dài, khó khăn trong lịch sử mỹ học
Chính vì vậy, lúc đầu con người đã biết dùng khái niệm cái đẹp để chỉ tất cả những gì của đời sống thẩm mỹ có khả năng khơi dậy ở nới tâm hồn những cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình con người đồng hoá, sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ Người ta coi cái đẹp là sự hài hoà, sự đối xứng, sự tao nhã, sư linh hoạt, là cái có chất lượng, là cái trật tự Tiến dần lên, người ta coi cái đẹp gắn liền với sự tiến
bộ, cách mạng và mang tính nhân văn
Cái xấu cũng bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống, dùng
để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực, hạn chế, thái hoá bất cập Chẳng hạn, trong tự nhiên: cái gớm ghiếc, cái khủng khiếp, cái quá cỡ, cái lộn xộn, không hình thù, cái kỳ quái, cái rườm rà, cái mất cân đối, cái kỳ dị, cái dị dạng Hoặc trong xã hội: Tính xu nịnh, gia trưởng, trưởng giả, đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo, ích kỷ, vụ lợi, khoa trương, tầm thường, lố lăng, thô bỉ, thấp hèn
Cái đẹp là một phạm trù trung tâm của mỹ học Bởi vì, một mặt mỹ học phải giải thích nguồn gốc, bản chất và qui luật chung của cái đẹp; mặt khác, trong thế giới hiện thực có rất nhiều những hiện tượng thẩm mỹ cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của mỹ học có quan hệ với cái đẹp như: cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn Về cơ bản trong lịch sử mỹ học có các khuynh hướng cơ bản sau đây nghiên cứu về cái đẹp:
Thứ nhất, mỹ học duy tâm khách quan đều coi nguồn gốc của cái đẹp ở “thế giới
ý niệm” (Platông) hay “ý niệm tuyệt đối” (Hêghen), đó là cái từ thế giới thuần túy trừu tượng bên ngoài sự vật, truyền tính thẩm mỹ vào các sự vật chứ không
có cơ sở khách quan Nói một cách chính xác hơn, theo họ cái đẹp không phải là thuộc tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh thần có trước và quyết định tính thẩm mỹ của hiện thực
Platông coi cái đẹp thuộc về thế giới tinh thần, nó tồn tại ở thế giới giới ý niệm
và chi phối cái đẹp trong tất cả các sự vật cảm tính Platông đã nêu hai vấn đề
Trang 3của cái đẹp: cái đẹp là gì và cái gì là đẹp? Platông nêu những quan niệm duy vật
về cái đẹp, như cái đẹp là một đồ vật, một sự vật, một động vật, một con người nào đó để thấy rằng cái đẹp nằm trong những thể thống nhất, đa dạng, cái đẹp mang tính tương đối trong sự so sánh, cái đẹp là cái có ích Sau khi nêu ra những quan điểm đó, ông đã bác bỏ chúng và đề xuất, giải thích những quan điểm của mình về cái đẹp Ông khẳng định nguồn gốc, bản chất và qui luật của cái đẹp là thế giới ý niệm
Như vậy, theo quan điểm của Platông cái đẹp là một ý niệm có sẵn, nó sản sinh
ra cái đẹp của mọi sự vật và soi sáng cái đẹp nơi tâm hồn con người Cái đẹp tồn tại vĩnh cửu, nó không bị hủy diệt, không tăng không giảm, nó không đẹp ở chỗ này mà xấu ở chỗ khác Đối với cái gọi là sáng tạo thẩm
mỹ chẳng qua chỉ là sự “Thần nhập” hay “sự “mách bảo” của thần linh Tư tưởng này được các nhà thần học thời trung cổ khẳng định lại Đó là tư tưởng của Tômát Đacanh, khi ông cho rằng: cái đẹp là sự nhận thức mang lại sự thích thú Cái đẹp chân chính là Chúa Vì thế muốn nhận thức được cái đẹp phải hòa mình vào Chúa
Ở một hình thức khác, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” vận động đến một trình độ nào đó thì nảy sinh cái đẹp (cái đẹp trong nghệ thuật) Cái đẹp chính là
sự thể hiện đầy đủ của ý niệm trong một một sinh thể riêng lẻ, rằng cần phải loại
bỏ cái đẹp trong tự nhiên và nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì nó chỉ là sự phản ánh cái đẹp tinh thần
Thứ hai, mỹ học duy tâm chủ quan cho rằng cái đẹp phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người mà cụ thể hơn là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân sản sinh
ra cái đẹp Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ của các hiện tượng, sự vật cảm tính, con người mang tính thẩm mỹ truyền vào nó và làm cho nó trở nên đẹp Một trong những đại diện tiêu biểu của mỹ học duy tâm chủ quan là Cantơ Theo Cantơ, vấn đề chủ yếu không phải cái gì là cái đẹp, mà phán đoán về cái đẹp là gì Phán đoán về cái đẹp là phán đoán về thị hiếu, không phải là sự phán đoán về nhận thức, phán đoán về lôgíc mà phán đoán là tình cảm chủ quan Phán
Trang 4đoán thị hiếu thuần túy là sự thưởng ngoạn thẩm mỹ của cá nhân, là cái không
vụ lợi và tự do Cho nên, không có khái niệm về cái đẹp và cũng không có qui tắc phán đoán về cái đẹp Vì vậy, mỹ học duy tâm chủ quan về cái đẹp coi tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp sẵn có trong mỗi cá nhân, là cái gì đó gợi lên khoái cảm thẩm mỹ thì đó là cái đẹp Ông nói: “cái đẹp không tồn tại trên đôi má hồng của người thiếu nữ, nó chỉ tồn tại trong mắt của những kẻ si tình”
Thứ ba, mỹ học duy vật trước thế kỷ XIX Từ Arixtốt đến Điđơrô đến Tsécnưsépxki đều khẳng định cái đẹp không phải là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối hay ý muốn chủ quan của con người, nó không tồn tại thuần túy, mà chính là thộc tính khách quan vốn có của các sự vật và hiện tượng Tuy nhiên, do những nguyên nhân về mặt lịch sử thì mỹ học duy vật trước đây đã không giải thích đúng đắn bản chất của cái đẹp
Trước hết, họ coi bản chất của cái đẹp thể hiện ở quan hệ hình thức giữa các yếu
tố tự nhiên như vật lý, sinh học, hoá học tồn tại khách quan, có trước con người Chính vì vậy cái đẹp thường được coi là cái “tính có tỷ lệ”, “sự cân xứng”, “sự hài hoà” hoặc là sự “thống nhất trong đa dạng” Một số nhà mỹ học Anh thế kỷ XVIII cố gắng xác định những dấu hiệu chung của cái đẹp Chẳng hạn, như Bớccơ coi cái đẹp có những dấu hiệu căn bản như: kích thước không lớn của đối tượng, sự nhịp nhàng của hình dáng, tính chất trình tự trong sự thay đổi hình thức và mầu sắc của sự vật, hiện tượng Ngược lại W Hôga lại cho rằng những đường lượn sóng là đẹp nhật vì nó uyển chuyển trong sự thay đổi ví như nhưng con sóng, mái tóc gợi sóng Theo ông bố cục đẹp nhất là bố cục kim tự tháp, còn trong điêu khắc hình tượng con người đẹp nhất giống như chữ S, là hình tượng phổ biến của các vị thần Hy Lạp
Đáng lưu ý nhất là quan điểm của nhà mỹ học cách mạng dân chủ Nga Tsécnưsépxki Ông định nghĩa cái đẹp: “Cái đẹp là cuộc sống” Khi định nghĩa cái đẹp là cuộc sống thì Tcsépnưsépxki ý nói đến không chỉ nguồn gốc của cái đẹp nằm trong bản thân hình thức thực tại, trong cuộc sống, mà ông còn lưu ý rằng, chúng ta chỉ có thể coi một sự vật, hiện tượng cụ thể là đẹp nếu ở nó, các
Trang 5đặc tính của cuộc sống được biểu lộ rực rỡ và đầy đủ nhất Cho nên, theo ông cái đẹp không phải đơn thuần là một hiện tượng có tính chất sinh học mà trong cái đẹp có mối quan hệ biện chứng giữa cái có tính sinh vật và cái có tính xã hội, giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa cái thuộc hiện thực và cái thuộc lý tưởng Song hạn chế của ông là ở chỗ, mặc dầu ông có cho rằng con người và cuộc sống của con người là tiêu chuẩn cao nhất của cái đẹp, nhưng ông nhìn con người một cách chung chung, phi lịch sử, và không đánh giá đúng vai trò của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên - xã hội và chính bản thân con người Các nhà mỹ học duy vật trước XIX đã tách rời tính lịch sử cụ thể của các hiện tượng thẩm mỹ của cái đẹp khi họ đi tìm bản chất của cái đẹp ở mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tuợng trong khi lẽ ra phải tìm cái đẹp, cũng như mọi hiện tượng thẩm mỹ khác, ở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với xã hội
Trước khi có loài người, thì đã có sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất trong tính vô tận và vĩnh viễn của nó Tất cả các hiện tượng tự nhiên ấy đều có những thuộc tính đa dạng, phong phú và chúng không phải vì có loài người hay không có loài người mà thay đổi cấu trúc tự nhiên của nó
Trải qua một quá trình lâu dài, thông qua lao động con người phát hiện ra những thuộc tính thẩm mỹ của sự vật hiện tượng và đồng hoá các thuộc tính ấy trong đời sống thẩm mỹ Sự đồng hoá này không chỉ giới hạn ở sự chiêm nguỡng mà còn bao hàm cả sự sáng tạo thẩm mỹ nói chung của con người Chính vì vậy, trước mặt chúng ta giả sử có một bông hoa; nhưng nó được thể hiện dưới nhiều hình thức và giá trị khác nhau: có thể là bông hoa sinh học, bông hoa y học, bông hoa thương mại và bông hoa thẩm mỹ Trong đó bông hoa thẩm mỹ là giá trị thẩm mỹ của nó có tính xã hội của con người Không có con người thì không
có cái đẹp của bông hoa và cái đẹp của bông hoa không phải do mầu đỏ, mầu trắng, mầu vàng, hay sự đắt giá của nó quyết định mà do ý nghĩa xã hội trong quá trình đồng hoá thẩm mỹ của con người
Trang 6Thứ tư, mỹ học hiện đại, nhất là quan điểm Mácxít đã khắc phục được những thiếu sót trong những quan điểm siêu hình của tư tưởng mỹ học duy vật trước đó; đồng thời cũng phê phán những quan điểm không đúng của mỹ học duy tâm
về cái đẹp Ý nghĩa cách mạng trong quan niệm của mỹ học hiện đại là đã khẳng định bản chất của cái đẹp trong tính biện chứng và lịch sử- xã hội của nó
Cái đẹp là một trong những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực Nó chính là một giá trị xã hội mang tính khách quan, rộng rãi của các sự vật, hiện tượng toàn vẹn, cụ thể, cảm tính được con người xã hội cảm thụ- đánh giá và sáng tạo Tiêu chuẩn khách quan của cái đẹp thể hiện ở chỗ những thuộc tính thẩm mỹ của nó trong các sự vật, hiện tượng đẹp phải phù hợp với tình cảm - thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ - xã hội của một thời đại nhất định
Bản chất của cái đẹp sẽ được làm rõ hơn, khi chúng ta phân tích những dấu hiệu đặc trưng của cái đẹp ở ba phương diện sau:
- Cái đẹp là cái gây nên ở tâm hồn con người- khoái cảm tinh thần Khoái cảm là
sự thỏa mãn nhu cầu nói chung của con người về các phương diện khác nhau của đời sống Từ đó có quan điểm mỹ học đã đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm và họ đi tìm qui luật của cái đẹp trên mặt tâm sinh lý Thực ra cái đẹp
là cái có khả năng gây khoái cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nói chung của con người, mà là khoái cảm tinh thần-khoái cảm thẩm mỹ Sự đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm dẫn đến chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tự nhiên trong mỹ học
Khoái cảm lành mạnh về mặt tinh thần chưa phải là khoái cảm thẩm mỹ Nhiều hứng thú có thể nảy sinh trong quá trình say mê trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học; ở đây là niềm vui tinh thần, nhưng không phải là niềm vui do qui luật của cái đẹp chi phối, vì chúng mới chỉ là cơ sở đầu tiên của khoái cảm thẩm
mỹ Khoái cảm thẩm mỹ cũng là rung động cảm xúc biểu hiện ở tình cảm thẩm
mỹ Tình cảm thẩm mỹ hơn bất cứ tình cảm nào, nó có mối liên hệ sâu xa với lợi ích xã hội - con người với những giá trị đích thực cho cuộc sống tốt đẹp, phù
Trang 7hợp với tâm tư nguyện vọng của những giai cấp, những dân tộc và các thời đại khác nhau
Khi cảm thụ, chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp của tự nhiên- xã hội và nghệ thuật đều tác động nơi tâm hồn con người những phản ứng cảm xúc- cảm nghĩ tích cực Trước hết làm cho con người hân hoan, vui sướng và đồng thời mang khơi dậy nguồn thích thú, đam mê, khát vọng, tìm tòi khám phá, phát huy năng lực sáng tạo của con người Cái đẹp liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích nhưng nó không đồng nhất với cái có ích Rõ ràng quan hệ thẩm
mỹ đối với hiện thực không phải là quan hệ trực tiếp tiêu dùng Môt bức tranh tĩnh vật vẫn đẹp mặc dầu trái cam, trái quít vẽ trong tranh không thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người Tuy nhiên, cái đẹp và cái có ích không mâu thuẫn và không tách rời nhau; nhưng đồng nhất cái đẹp với cái có ích thì rơi vào chủ nghĩa vụ lợi, thực dụng Cái có ích, lợi ích ẩn dấu trong cái đẹp và được cái đẹp biểu hiện không phải là lợi ích vật chất trực tiếp mà lợi ích tinh thần
- Cái đẹp là cái có ích là nhờ vào ý nghĩa giáo dục của nó xét về nhiều khiá cạnh khác nhau của đời sống tinh thần con người, như chính trị, đạo đức, pháp quyền, khoa học, tôn giáo Cantơ đã tuyên truyền cho chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật và cho rằng quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” là sai lầm
- Cái đẹp phải dựa trên cái thật và cái tốt Từ lâu người ta đã có quan niệm cho rằngchân – thiện – mỹ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần của con người cái mà con người cần phải vươn đến, phải đạt được để khẳng định sự hoàn thiện và phát triển của con người Quả thực cái giả không thể đep, cái xấu không thể đẹp Một tác phẩm nghệ thuât chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự thật của cuộc sống, giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn xã hội Cái đẹp dựa trên cái thật, cái tốt (khiá cạnh đạo đức); nhưng có những cái thật cái tốt chưa phải là cái đẹp, chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cảm tính- cụ thể và là một giá trị thẩm mỹ được xã hội thừa nhận
Trang 8Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể- cảm tính phù hợp với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội nhất định
2 Bản chất cái đẹp:
Cái đẹp là cái gây nên ở tâm hồn con người- khoái cảm tinh thần Khoái cảm là
sự thỏa mãn nhu cầu nói chung của con người về các phương diện khác nhau của đời sống Từ đó có quan điểm mỹ học đã đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm và họ đi tìm qui luật của cái đẹp trên mặt tâm sinh lý Thực ra cái đẹp
là cái có khả năng gây khoái cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nói chung của con người, mà là khoái cảm tinh thần- khoái cảm thẩm mỹ Sự đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm dẫn đến chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tự nhiên trong mỹ học
- Khoái cảm lành mạnh về mặt tinh thần chưa phải là khoái cảm thẩm mỹ Nhiều hứng thú có thể nảy sinh trong quá trình say mê trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học; ở đây là niềm vui tinh thần, nhưng không phải là niềm vui do qui luật của cái đẹp chi phối, vì chúng mới chỉ là cơ sở đầu tiên của khoái cảm thẩm
mỹ Khoái cảm thẩm mỹ cũng là rung động cảm xúc biểu hiện ở tình cảm thẩm
mỹ Tình cảm thẩm mỹ hơn bất cứ tình cảm nào, nó có mối liên hệ sâu xa với lợi ích xã hội- con người với những giá trị đích thực cho cuộc sống tốt đẹp, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của những giai cấp, những dân tộc và các thời đại khác nhau
- Khi cảm thụ, chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp của tự nhiên- xã hội và nghệ thuật đều tác động nơi tâm hồn con người những phản ứng cảm xúc- cảm nghĩ tích cực Trước hết làm cho con người hân hoan, vui sướng và đồng thời mang khơi dậy nguồn thích thú, đam mê, khát vọng, tìm tòi khám phá, phát huy năng lực sáng tạo của con người
- Cái đẹp liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích nhưng nó không đồng nhất với cái có ích Rõ ràng quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực
Trang 9không phải là quan hệ trực tiếp tiêu dùng Môt bức tranh tĩnh vật vẫn đẹp mặc dầu trái cam, trái quýt vẽ trong tranh không thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người Tuy nhiên, cái đẹp và cái có ích không mâu thuẫn và không tách rời nhau; nhưng đồng nhất cái đẹp với cái có ích thì rơi vào chủ nghĩa vụ lợi, thực dụng Cái có ích, lợi ích ẩn dấu trong cái đẹp và được cái đẹp biểu hiện không phải là lợi ích vật chất trực tiếp mà lợi ích tinh thần
Cái đẹp là cái có ích là nhờ vào ý nghĩa giáo dục của nó xét về nhiều khiá cạnh khác nhau của đời sống tinh thần con người, như chính trị, đạo đức, pháp quyền, khoa học, tôn giáo Cantơ đã tuyên truyền cho chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật và cho rằng quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” là sai lầm
- Cái đẹp phải dựa trên cái thật và cái tốt Từ lâu người ta đã có quan niệm cho rằng chân- thiện- mỹ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần của con người cái mà con người cần phải vươn đến, phải đạt được để khẳng định sự hoàn thiện và phát triển của con người Quả thực cái giả không thể đep, cái xấu không thể đẹp Một tác phẩm nghệ thuât chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự thật của cuộc sống, giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn xã hội Cái đẹp dựa trên cái thật, cái tốt (khiá cạnh đạo đức); nhưng có những cái thật cái tốt chưa phải là cái đẹp, chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cảm tính- cụ thể và là một giá trị thẩm mỹ được xã hội thừa nhận
Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể- cảm tính phù hợp với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội nhất định
Như vậy, ngọn nguồn của bản chất vươn tới cái đẹp, sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, đầu tiên nằm trong bản chất tự nhiên, sinh học rồi phát triển rộng ra xã hội trong tiến trình lịch sử của con người Có hiểu như vậy mới khắc phục được tính phiến diện trong sự cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp
3 Những biểu hiện của “cái đẹp”:
Trang 10- Trong tự nhiên: Những phẩm chất hài hòa, cân đối của tự nhiên phù hợp với tâm trạng, tình cảm của con người
- Trong xã hội: Nằm trong tiêu chí của cái hợp quy luật với hợp mục đích Tiêu chí chân thiện mỹ
- Trong nghệ thuật: Cái đẹp trong nghệ thuật là sự phản ánh và sáng tạo từ cái đẹp của tự nhiên và xã hội Cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức Cái đẹp trong nghệ thuật mang những những nét đặc trưng: Tính điển hình, tính biểu cảm, tính ước lệ Cái đẹp trong nghệ thuật ngoài những cái đẹp mang ý nghĩa tạo hình (nội dung), còn có những cái đẹp mang ý nghĩa biểu hiện (hình thức) Cái đẹp trong nghệ thuật mang bản chất xã hội sâu sắc: Tính lịch sử, tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân loại…Cái đẹp là một phạm trù cơ bản của mỹ học, là trung tâm của các quan hệ thẩm mỹ dùng để chỉ thực tại thẩm mỹ tích cực, khách quan Thực tại này chúng ta biết được nhờ cảm cúc thẩm mỹ phổ biến có tính xã hội sâu sắc Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh là hình tượng, thành tựu cao nhất của sự phản ánh là nghệ thuật Bắt nguồn từ cái chân và cái thiện cái đẹp là sự tỏa chiếu bằng những rung động thẩm mỹ có sức cuốn hút, giúp con người hướng tới sự hoàn thiện hoàn mỹ, làm cuộc sống con người đến những lý tưởng cao đẹp
II Ý nghĩa của cái đẹp trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay:
1 “Cái đẹp là niềm vui của cuộc đời chúng ta Con người trở thành Con Người
vì đã trông thấy vẻ đẹp của cuộc sống: bầu trời xanh thăm thẳm, những ngôi sao lấp lánh, màu đỏ của ráng chiều, màn sương mỏng trên thảo nguyên bao la, buổi hoàng hôn đỏ rực trong một ngày cả gió, ảo ảnh lung linh ở chân trời ” Cái đẹp
là khi bạn nhìn ngắm vẻ đẹp trong lành của sớm mai Một giọt nắng vàng chiếu qua khung cửa Bầu trời trong lành không một gợn mây Bạn mở mắt, mỉm cười
và chào đón ngày mới.Nhìn thấy vẻ đẹp trong chiếc cốc nhiều màu sắc Màu xanh, màu đỏ và màu đen- và thưởng thức quả dâu tây chín mộng với một niềm vui nho nhỏ.Nhìn thấy vẻ đẹp trong cơn giông bão Đám mây đen cuồn cuộn