1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hình sự

12 480 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 167 KB

Nội dung

Mọi diễn biến vụ án đã được viết lại bằng hồ sơ vụ án, khi đọc hồ sơ vụ án người tiến hành tố tụng đã bị chi phối bởi các tình tiết của vụ án được tường thuật mà các tình tiết này có thể

Trang 1

guyên tắc của pháp luật được hiểu là nguyên lý, tư tưởng chủ đạo cơ bản có tính xuất phát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt, thấm nhuần toàn bộ nội dung cũng như hình thức của hệ thống pháp luật, là cơ sở chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Tố tụng hình sự với tư cách là hoạt động pháp luật của cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định là điều tất yếu Trong khoa học luật tố tụng hình sự, nguyên tắc của luật tố tụng

hình sự là “những phương châm, định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố

tụng hình sự”, được các văn bản pháp luật ghi nhận Một trong những nguyên tắc đó

là: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hình sự” Bài viết dưới đấy sẽ tập trung khai thác những vấn đề cơ

bản và quan trọng nhất xoay quanh nguyên tắc này

N

1 Cơ sở hình thành nguyên tắc

Trong Luật La Mã cổ, thuật ngữ “Praesumptio boni viri” được hiểu là một suy đoán pháp lý “người tham gia tố tụng được coi là trung thực cho đến khi bị chứng minh họ không phải là người trung thực” Suy đoán này được thừa nhận như là một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự trong việc xác định tư cách và quyền bình đẳng của các đương sự, được áp dụng trong các tranh chấp để buộc các bên phải đưa ra các chứng cứ chứng minh, chứ không chỉ đưa ra các yêu cầu tranh chấp.

Trong tố tụng hình sự thì lại khác Nhà nước chiếm hữu nô lệ không thừa nhận nô lệ là chủ thể của quan hệ pháp luật nên vấn đề lỗi của nô lệ không được xem xét đến trong các quan hệ có liên quan đến lợi ích của nhà nước Nhà nước phong kiến tiếp tục kế thừa tư tưởng trên và áp dụng nguyên tắc suy đoán có lỗi Người bị buộc tội (người bị tạm giữ, người bị khởi tố hình sự, người bị đưa ra xét xử) luôn bị coi là có lỗi, cho nên các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình

là một công cụ hợp pháp để điều tra vụ án Nhà nước tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, một trong những tư tưởng tiến bộ đó là suy đoán không phạm tội Nhưng tư tưởng suy đoán không phạm tội trong thời kỳ đầu của nhà nước tư sản vẫn chưa được coi là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự mà mới chỉ được thể hiện như là một lập luận để chống lại các hình thức cưỡng chế khắc nghiệt vẫn còn tồn tại trong nhà nước tư sản lúc

đó Như vậy, về mặt pháp lý, nguyên tắc suy đoán không phạm tội (hay ý tưởng của nó) chỉ được ghi nhận khi Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp ra đời năm 1789 Nó đã đặt một nền tảng pháp lý quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến tư duy pháp lý của nhiều nước về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự của người bị buộc tội 1

1.1 Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, về dư luận xã hội

iện nay, trong xã hội còn không ít người quan niệm rằng, một người bị khởi

tố, đã bị bắt tạm giam là có tội nên mọi người đối xử với họ với thái độ khinh miệt, xa lánh, thậm chí những người thân của họ cũng khinh rẻ, hắt hủi, kể cả sau một thời gian tiến hành điều tra, cơ quan điều tra chứng minh là họ không có hành

vi phạm tội, họ được trả tự do nhưng khi trở về với gia đình và xã hội vẫn bị mặc cảm Nguyên tắc này không chỉ ngăn chặn sự phân biệt đối xử của cơ quan tiến hành tố tụng

mà còn có ý nghĩa đặc biệt là xoá sự mặc cảm của gia đình và xã hội khi họ được Toà

án tuyên vô tội Khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì bị can,

H

1

Xem thêm: Quy định nguyên tắc suy đoán không phạm tội để bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội

Tác giả: TS Nguyễn Quang Hiền - Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử

Website: http://www.intecovietnam.com ;

Trang 2

bị cáo không bị coi là có tội Bản án hình sự là hình thức pháp lý của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự chỉ do Tòa án ban hành trong đó tuyên bố một người phạm tộ hoặc vô tội

Thứ hai, về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Hàng năm, các Toà án xét xử án hình sự vẫn chưa phát hiện hết được người bị kết án bị oan, những vụ kết án oan người vô tội thì chưa được thống kê cụ thể Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã xem xét rất khách quan nhưng vì trình độ có hạn nên xác định sai sự thật, xác định sai tội danh, áp dụng điều luật không đúng Vì vậy, để khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì không chỉ yêu cầu người tham gia tố tụng phải khách quan

mà còn phải có một trình độ pháp luật uyên thâm, kinh nghiệm pháp lý giỏi thì mới đáp ứng yêu cầu

Khác với tố tụng tranh tụng của một số nước trên thế giới, tố tụng hình sự của Việt Nam thiên về xu hướng tố tụng thẩm vấn Mọi diễn biến vụ án đã được viết lại bằng hồ sơ vụ án, khi đọc hồ sơ vụ án người tiến hành tố tụng đã bị chi phối bởi các tình tiết của vụ án được tường thuật mà các tình tiết này có thể là sự thật và cũng có thể không phải là sự thật, nhưng nói chung các tình tiết của vụ án được thu thập theo một trình tự do pháp luật quy định nên tư duy của người tiến hành tố tụng nước ta đã hằn vào tâm trí là: bị can, bị cáo là người có tội(2) Vì vây, cần đưa ra nguyên tắc này để điều chỉnh thói quen tâm lý của người tiến hành tố tụng Hơn nữa do tác động, chi phối

từ bên ngoài và hoạt động tố tụng, một bộ phận những người tiến hành tố tụng bị hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực công tác hoặc bị tha hóa về phẩm chất đạo đức nên đã đưa ra những quyết định thiếu chính xác, không đúng pháp luật

Vì vậy, việc áp đề ra và áp dụng nguyên tắc này chính là phương tiện pháp lý quan trọng chống lại những vi phạm có thể xâm hại đến những người là bị can, bị cáo

1.2 Cơ sở lý luận

Thứ nhất, về quyền cơ bản của con người

uyền con người và bảo vệ quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia Trong lĩnh vực pháp luật, vấn đề quyền con người lại là nền tảng trong việc nghiên cứu và ban hành các quy phạm Trong tố tụng hình sự việc giải quyết vụ án hình sự không thể tách rời vấn đề bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội Bởi lẽ, căn cứ vào địa vị pháp lý đặc thù của người

bị buộc tội, là người tham gia tố tụng hình sự yếu thế hơn cả Để buộc tội một người phải dựa trên những căn cứ đã được pháp luật quy định và phải do những người, những

Q

2 ()

Xem bài: Án oan sai có phần do cơ quan tố tụng chỉ chú trọng buộc tội!

Tác giả: Hải Lý; Website: http://www.baomoi.com

Trang 3

cơ quan có thẩm quyền tiến hành Cho nên, việc đưa ra nguyên tắc trên là rất quan trọng

Thứ hai, về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Để tránh tình trạng oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng

cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, đồng thời tạo điều kiện để bị can, bị cáo và người bào chữa sử dụng các biện pháp do luật định để gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm bớt trách nhiệm bồi thường thiệt hại và những quyền lợi khác Vì vậy ghi nhận và thực hiện nguyên tắc này là cần thiết và quan trọng để bảo vệ lợi ích chính đáng, danh sự, nhân phẩm của người bị tình nghi phạm tội cũng như người đang bị buộc tội trong xét xử

Thứ ba, về hệ thống pháp luật

Việc quy định nguyên tắc trên còn phù hợp và thống nhất trong chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật tố tụng hình sự Vì vậy, nguyên tắc này là một đòi hỏi khách quan và tất yếu của pháp luậttTố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

1.3 Cơ sở pháp lý

Thứ nhất, về pháp luật trong nước

guyên tắc này được ghi nhận lần đầu tiên tại đoạn 1 Điều 72 Hiến pháp năm

1992: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án

kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” So với Hiến pháp năm 1946,

Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 thì Hiến pháp năm 1992 đã đặt một dấu

ấn quan trọng trong việc xác định như thế nào mới bị coi là có tội, từ đó giúp cơ quan

có thẩm quyền xác định rõ nhiệm vụ cũng như tránh sự sai sót khi tiến hành giải quyết

vụ án hình sự

N

Nội dung chủ đạo của nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hình sự đã được quy định trong Điều

10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 Theo đó, Điều 10 chỉ rõ: “Không ai có thể bị

coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu

lực pháp luật” Theo từ điển ngôn ngữ, có thể nghĩa là có khả năng làm được việc gì

đó hoặc có khả năng, xác suất xảy ra hiện tượng hay sự việc gì đó Về cấu trúc ngôn

ngữ, việc sử dụng từ có thể là không cần thiết Hơn nữa, tên điều luật này là: “Không

ai có thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Toà án” Tên

điều luật là mệnh đề giả định, trong khi đó nội dung của điều luật lại là mệnh đề khẳng

Trang 4

định Chính điều này đã tạo sự bất ổn trong cấu trúc điều luật Chính vì lẽ đó, nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật

trong tố tụng hình sự đã được sửa đổi, bổ sung cho rõ nghĩa trong Điều 9 của Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2003 Theo đó, Điều 9 Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản

án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật quy định: “Không ai bị coi là có tội và

phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Với quy định như vậy, họ vẫn có thể phải chịu một số biện pháp cưỡng chế nhất định, nhưng không

ai được xem là có tội và không chịu bất kỳ một hình phạt nào khi chưa có bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật

Thứ hai, về pháp luật quốc tế

Nguyên tắc này được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế được nhiều quốc gia ký kết hoặc gia nhập Điều 11 Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp

Quốc khẳng định: “Bất kỳ bị can nào đều có quyền suy đoán là vô tội cho đến khi lỗi

của người đó được xác định theo trình tự do luật định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ của khả năng bào chữa của người đó” Công ước

quốc tế về quyền Chính trị và Dân sự của Liên Hợp Quốc 1966 cũng ghi nhận nguyên tắc này

2 Nội dung của nguyên tắc

2.1 Nội dung của nguyên tắc

Điều 9 Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án

đã có hiệu lực pháp luật” Nội dung của nguyên tắc trên được thể hiện rất rõ ràng trong quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn tố tụng hình sự Thực tiễn pháp luật cho thấy, không phải là tất cả những người buộc tội đều là có tội Tuy nhiên, khi bị khởi tố với tư cách là bị can thì phải có những căn cứ nhất định của pháp luật theo Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Việc chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Khi chứng minh tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng

cứ xác minh có tội, xác minh vô tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của bị can, bị cáo Trong giai đoạn điều tra và truy tố nếu chưa chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm mà thời hạn điều tra đã hết thì cơ quan có thẩm quyền phải quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Điều 164 và Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Trong giai đoạn xét xử, không đủ căn cứ để xác định bị cáo có tội thì hội đồng xét xử ra bản án tuyên bố bị cáo vô tội.

ừ những phân tích cơ bản trên, nội dung của nguyên tắc Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hình sự thể hiện ở những điểm sau:

T

Thứ nhất, Tòa án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền ra bản án kết tội và

áp dụng hình phạt với bị cáo khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh nhà nước để thực hiện công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp Tòa án chính là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền ra bản

án kết tội và áp dụng hình phạt đối với bị cáo khi có các căn cứ theo quy định của pháp

Trang 5

luật Điều 127 của hiến pháp 1992 ghi nhận: “Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án

nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Chức năng xét xử của

Tòa án còn được quy định cụ thể trong Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm

2002 Theo đó, Toà án có chức năng xét xử không chỉ đối với những vụ án dân sự, lao động, thương mại, hôn nhân và gia đình, hành chính mà còn đối với những vụ án hình sự

Tính duy nhất có quyền ra bản án kết tội và áp dụng hình phạt của Tòa án được thể hiện ở chỗ: Ngoài tòa án ra, bất kỳ cơ quan nào, kể cả Chính phủ, Quốc hội, Viện kiểm sát hay bất kỳ cơ quan nào khác cũng không có được thẩm quyền đó Đây là điểm riêng biệt khác với hệ thống pháp luật một số nước tư bản có quy định Nghị viện (Quốc hội) có quyền xét xử đối với tổng thống theo thủ tục đàn hặc Tất cả những ai có tội đều bị tòa án xét xử và chỉ có tòa án mới có thẩm quyền này Một người, dù có thực hiện hành vi phạm tội hay không thực hiện hành vi phạm tội, nếu họ chưa bị Toà án kết

án thì họ chưa bị coi là có tội Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác phải có thái độ tôn trọng họ khi tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết có liên quan đến thân thể và tài sản của họ

Có tội là khái niệm chỉ thuộc tính của chủ thể mà ở đây là con người, là tính từ chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng Người có tội hay bị coi là có tội là sự đánh giá của Tòa án đối với chủ thể khi thoản mãn các dấu hiệu của tội phạm

Về việc áp dụng hình phạt cũng như vậy Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào các

quy định của pháp luật, vào các tình tiết của vụ án để quyết định hình phạt “Tòa án

xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số”(Điều 131 Hiến pháp năm 1992) Các cơ quan Công an, Quân sự,

Viện kiểm sát hay bất kỳ cơ quan nào khác ngoài Tòa án đều không có quyền quyết định hình phạt Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy

định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước

bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định” Tuy nhiên, việc xét xử của tòa phải tuân theo

đúng quy định của pháp luật về cả trình tự lẫn thủ tục khi ra quyết định hình phạt

Thứ hai, một người chỉ bị chịu hình phạt khi bản án kết án của tòa đã có hiệu

lực pháp luật

Hình phạt là một chế tài nghiêm khắc nhất mà nhà nước trừng trị người phạm tội Theo Điều 28 của Bộ luật Hình sự năm 1999, hình phạt bao gồm hình phạt chính (Cảnh cáo; Phạt tiền;Cải tạo không giam giữ;Trục xuất;Tù có thời hạn;Tù chung thân;

Tử hình) và hình phạt phụ (Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản;

Trang 6

Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính) Hình phạt này chỉ được áp dụng đối với những người phạm tội

Như đã phân tích ở trên thì bản án của tòa là căn cứ để kết tội một người và người đó chỉ phải chịu hình phạt khi bản án đó có hiệu lực pháp luật Nếu bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật thì người đó vẫn chưa phải chịu bất kì hình phạt nào

Vậy những bản án nào cơ hiệu lực pháp luật? Chúng ta cần phải làm rõ điều này

vì nó có liên quan tới việc thi hành pháp luật bản án đó trên thực tế Theo quy định của pháp luật, bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật bao gồm:

Một là, những bản án và quyết định sơ thẩm đồng thời là chung thẩm: Bản án và

quyết định của Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự Trung ương,

có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án và không được kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

Hai là, bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng

nghị;

Ba là, bản án và quyết định của Tòa án cấp Phúc thẩm3;

Bốn là, bản án và quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

Năm là, bản án và quyết định của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt nam

công nhận Sau khi những bản án này được tuyên thì nó xem như có hiệu lực ngay lập tức Tuy nhiên việc thi hành bản án cũng có thể thực hiện sau một thời hạn nhất định4 (Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Điều 226 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 2 Luật Thi hành án Hình sự năm 2010)

Bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án là cơ sở pháp lý quan trọng xác định một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật hình sự đã quy định là tội phạm, chính thức coi là có tội Trách nhiệm hình sự bắt đầu khi bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật, chứ không phải từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can Người bị buộc tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, thậm trí bị đưa ra xét

xử với tư cách là bị cáo, nhưng họ chưa bị coi là có tội hay chưa bị coi là phạm tội, nếu tòa án chưa đưa ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật Điều này có nghĩa, trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, không bị coi là có tội Tức là họ vẫn có đầy đủ các quyền công dân Do vậy, cơ quan tố tụng hình sự phải đảm bảo cho họ thực hiện đầy đủ quyền bào chữa và các quyền năng khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Tuy nhiên, để làm sáng tỏ bản chất của vụ án hình

sự, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thu thập và ghi nhận chứng cứ; các biện pháp ngăn chặn; thực hiện các biện pháp điều tra Tất cả các biện pháp mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình chứng minh nói trên, đều được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự

3 Khoản 1 Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “Bản án, quyết định sơ thẩmkhông bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệulực pháp luật Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thìvụ án phải được xét xử phúc thẩm Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực phápluật.

4 Trường hợp này ít xảy ra, phụ thuộc vào Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với các nước khác.

Trang 7

Thứ ba, mọi nghi ngờ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều phải được

giải thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo

Một là, trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự

Trong quy định khởi tố bị can, bị can chưa bị coi là có tội Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho thấy, không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo là chứng cứ duy nhất để kết tội, lời khai của bị can bị cáo chỉ là một trong các nguồn chứng cứ Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì các cơ quan phải tiến hành thu thập kiểm tra đánh giá các chứng cứ khai thác để xác định lời nhận tội của bị can, bị cáo có đúng sự thật hay không, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can bị cáo

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra có thể áp dung các biện ngăn chặn hành vi như: bắt giữ, ra lệnh tạm giam, tiến hành các biện pháp điều tra xác minh theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự để chứng minh hành vi phạm tội của một người Việc cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với người có hành vi phạm tội là nhằm ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội, đồng thời giúp cho việc điều tra, truy tố và xét xử không bị cản trở Ngay cả trong trường hợp này thì địa vị pháp lý của họ vẫn được bảo đảm cho đến khi có bản án kết tội của tòa

án đã có hiệu pháp luật

Hai là, trong giai đoạn truy tố

Truy tố người phạm tội ra trước tòa án là giai đoạn kế tiếp giai đoạn điều tra vụ

án hình sự thuộc chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát Sau khi nhận được quyết định đề nghị truy tố, kết luận điều tra và hồ sơ của vụ án của cơ quan điều tra chuyển đến, Viện kiểm sát có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn quyết định truy tố được quy định tại Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Đây là thời hạn tối đa để viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ, thẩm định tài liệu, chứng cứ vụ án đề ra quyết định theo quy định của pháp luật Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định thời hạn truy tố thể hiện sự tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị can chưa bị coi

là có tội và việc viện kiểm sát kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ để ra một quyết định được quy định tại Điều 166 Bộ luật TTHS phải được tiến hành trong thời hạn nhất định, không thể dây dưa kéo dài

Ba là, trong giai đoạn xét xử

Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ tuy họ đã bị Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử thì người đó vẫn chưa bị coi là có tội Họ tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, vì họ còn đầy đủ các quyền của một công dân Vì vậy người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng không được đối xử với họ như một kẻ có tội, ngay cả khi Toà án cấp sơ thẩm tuyên án và kết án bị cáo phạm vào một tội nào đó quy định tại Bộ luật Hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ thì cũng không vì thế mà cho rằng họ đã là người bị coi là có tội mà chỉ khi nào bản án có hiệu lực pháp luật thì

họ mới bị coi là có tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã tuyên Hình phạt là biện pháp chế tài nghiêm khắc mà pháp luật dành cho một người khi có đủ các điều kiện

Trang 8

luật định Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để bị can, bị cáo và người bào chữa sử dụng các biện pháp do luật định để gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm bớt trách nhiệm bồi thường thiệt hại và những quyền lợi khác

2.2 Ngoại lệ của nguyên tắc

ó quan điểm cho rằng ngoại lệ của nguyên tắc này là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, trường hợp phạm tội quả tang và trường hợp truy

nã Theo quan điểm của chúng tôi thì nguyên tắc này là một nguyên tắc mang tính tuyệt đối Do đó, nó không có ngoại lệ

C

3 Ý nghĩa của nguyên tắc

à nguyên tắc hiến định, nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án

kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hình sự có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong khoa học tố tụng hình sự cũng như thực tiễn tiến hành

tố tụng Nguyên tắc này quyết định và chi phối toàn bộ tính chất hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

L

Thứ nhất, về tính nhân đạo và tính dân chủ

Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo và dân chủ sâu sắc, bảo đảm mọi người

và cơ quan tiến hành tố tụng phải đối xử với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như là người vô tội, luật nghiêm cấm đối xử với họ như là người có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Điều này không phụ thuộc vào ý chí của cơ quan tố tụng và cũng không cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chưng cứ để khám phá tội phạm, xử lý người phạm tội

Thứ hai, tính nhân quyền

Nguyên tắc này góp phần xác lập, củng cố, bảo vệ quyền tự do của công dân bằng việc khẳng định khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì không ai bị coi là có tội và bị đối xử như người có tội Nguyên tắc này còn là một đảm bảo pháp lý cần thiết cho việc đảm bảo quyền công dân, quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Đây được coi là phương tiện pháp lý quan trọng để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự bảo vệ mình chống lại sự buộc tội 5

Thứ ba, tính hiệu quả và tính công bằng

Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án góp phần rất lớn vào việc đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động

5 Nguyên tắc này có một ý nghĩa pháp lý và đạo đức sâu sắc, bởi lẽ: không ai bị xem là có tội là một giả định được coi là chân lý, là công bằng, cho đến khi nào giả định đó được chứng minh ngược lại Nguyên tắc này được hình thành trên cơ

sở sự thừa nhận rộng rãi về phạm trù đạo đức: mỗi con người vốn dĩ được suy đoán là lương thiện cho đến khi nào bị chứng minh là bất lương.

Trang 9

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tư pháp Bên cạnh ý nghĩa bảo vệ các quyền tự do của người bị buộc tội, nguyên tắc không ai bị coi là có tôi còn có tác dụng loại trừ định kiến, kết tội một chiều đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử Dù cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được nhiều chứng cứ trong vụ án, dù niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng về lỗi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thế nào, thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có nghĩa vụ làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ

Thứ tư, tính thống nhất

Đối với hoạt động lập pháp, nguyên tắc không ai bị coi là có tôi khi chưa có bản

án có hiệu lực của Tòa án với tư cách là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cơ bản có

ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện các chế định, các quy định tố tụng hình sự về đảm bảo quyền con người

4 Quá trình vận dụng nguyên tắc

rên thực tế hiện nay, nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được vận dụng khá triệt để và có hiệu quả trong việc xử lý các vụ án hình sự Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác phải có thái độ tôn trọng họ khi tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết có liên quan đến thân thể và tài sản của họ

T

Theo báo cáo mới nhất của ngành tòa án thì số lượng các bản án hình sự trái pháp luật gây oan sai đã giảm đáng kể Các cơ quan chức năng đã nỗ lực và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình điều tra, truy tố cũng như xét xử một cách công phụng liêm minh Phần lớn các vụ án đều được làm sáng tỏ, đúng người đúng tội Xác định tầm quan trọng của hoạt động xét xử, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã coi Toà án

là trung tâm của chiến lược cải cách tư pháp, hoạt động xét xử là trọng tâm của hoạt

động tư pháp và chỉ rõ “ Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi

đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là trung tâm của chiến lược cải cách tư pháp như tinh thần của Nghị quyết số 49 và yêu cầu của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp đã đặt

ra đối với ngành Toà án, trong các văn bản hướng dẫn cũng như trong các lớp tập huấn cho các Thẩm phán về kỹ năng xét xử vụ án hình sự, Toà án nhân dân tối cao đã thường xuyên nhắc nhở Toà án các cấp phải tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-08-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị và các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, với yêu cầu mọi phán quyết của Hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội và cũng không bỏ lọt tội phạm Việc xét

xử phải bảo đảm khách quan, dân chủ, công bằng

Trang 10

Song bên cạnh đó, trong các quy định pháp luật và trong quá trình vận dụng nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực còn bộc lộ một số hạn chế nhất định Thực tế cho thấy việc không vận dụng hoặc vận dụng không đúng, không triệt để nguyên tắc này đã để lại một hệ lụy pháp lý về án oan sai Từ thực tiễn những vụ oan sai, nguyên nhân do luật quy định các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm và bởi vậy, họ chú trọng thực hiện nhiệm vụ chứng minh tội phạm của mình hơn Khi điều tra thường thiên về thu thập xác định chứng cứ buộc tội, còn chứng cứ gỡ tội dù theo luật vẫn phải thu thập nhưng không được chú trọng Nhiều vụ án có oan sai cho thấy, chứng cứ gỡ tội đã bị bỏ lọt Thậm chí, có vụ án, trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã không thực hiện hết các hoạt động điều tra cần thiết, dẫn đến bỏ sót các chứng cứ có giá trị chứng minh Điều này có thể do nguyên nhân khách quan, hoặc do thời gian, hoặc tiến độ để giải quyết vụ án, nên những chứng cứ thu thập mà khó khăn thì người ta không thu thập

đầy đủ Thành ra, những vụ án oan sai thường bị “hổng”, hổng ở chỗ các chứng cứ gỡ

tội chưa được xác minh, chưa được thu thập đầy đủ, dẫn đến nhìn nhận, đánh giá phiến diện, thiếu khách quan Bên cạnh đó, còn có một phần nguyên nhân do người tiến hành

tố tụng khi đánh giá chứng cứ cũng chỉ thiên về yếu tố buộc tội Những đánh giá, tình tiết, giải trình theo hướng gỡ tội cho can phạm cũng không được xem xét thấu đáo, dẫn đến thiếu khách quan và bỏ lọt, bỏ qua các yếu tố xác định bị can, bị cáo không phạm tội Chính tâm lý buộc tội này đã dẫn đến nhiều trường hợp dùng nhục hình đối với bị can, bị cáo, ép bị cáo phải nhận tội Nguyên nhân một phần là do một số ít Thẩm phán hiện nay chưa thực sự có trách nhiệm, không chịu cập nhật kiến thức pháp luật để trau dồi kiến thức chuyên môn, lười nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng như các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự còn sơ sài dẫn đến tình

trạng “quên” áp dụng các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ, cho hưởng án treo sai, thậm

chí áp dụng điều luật không đúng, quyết định hình phạt đôi khi có trường hợp xử phạt quá nghiêm khắc, có trường hợp lại quá nhẹ không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Việc vận dụng nguyên tắc này cũng có hạn chế trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Nếu như cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quá lơ là, cứ thiên về sự vô tội của bị can và bị cáo thì rất có thể dẫn tới tình trạng

bỏ lọt tội phạm hoặc bỏ lọt các tình tiết quan trọng của vụ án Do đó, mặc dù mọi nghi ngờ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo song nghi ngờ này phải mang tính khách quan và khoa học

Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng trên thì ngoài kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ thì người tiến hành tố tụng cần có phẩm chất chí công vô tư Hệ thống pháp luật cần có những hoàn thiện nhất định

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội;Nguyễn Quang Hiền;Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2010;Trang 75- 81 Khác
2. Nguyên tắc suy đoán vô tội;Nguyễn Thái Phúc;Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2006 Trang 72- 83 Khác
3. Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự;Đỗ Hồng Thơm- Vũ Công Giao;NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 Khác
4. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự;Khóa luận tốt nghiệp năm 2011 Vũ Ngọc Hà Khác
5. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam;Tập thể tác giả;NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008 Khác
6. Những nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng hình sự Việt Nam;Nguyễn Ngọc Chí;NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000 Khác
8. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w