1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh hải dương

25 938 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 341,67 KB

Nội dung

Do đó, việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -

LÊ VĂN HIỆU

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trang 2

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng

và là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Trong gia đoạn vừa qua, theo dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020), tỉnh Hải Dương đã từng bước vượt qua khó khăn do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, tăng trưởng ổn định; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa Năm 2015, quy mô kinh tế tỉnh (GRDP giá hiện hành) đạt 76.734 tỷ đồng, gấp 1,83 lần năm 2010 Công tác quản

lý ngân sách được tăng cường theo hướng công khai, minh bạch Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 5 năm đạt 67.174

tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nội địa đạt 27.488 tỷ đồng (bình quân đạt 5.497 tỷ đồng/năm) tăng bình quân 7,1%/năm (mục tiêu tăng 15%/năm), tổng chi cân đối ngân sách tăng bình quân 4,8%/năm Với kết quả này, GDP bình quân đầu người của tỉnh Hải Dương đạt gần 2.000 USD/người Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động quản lý thu, chi ngân sách của tỉnh Hải Dướng vẫn chậm đổi mới Khả năng cân đối ngân sách, nhất

là bố trí vốn cho đầu tư phát triển còn nhiều khó khăn, bội chi ngân sách còn lớn trong năm 2014 vượt gần 1,5 lần dự toán Tiến

độ thực hiện một số dự án trọng điểm từ ngân sách nhà nước chậm, còn nhiều hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Do đó, việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải

Trang 3

2

Dương trong cả giai đoạn 5 năm sắp tới Đó là lý do tôi lựa chọn

đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài: là đề xuất các giải pháp

hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách

và quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương

+ Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương giai đoạn sắp tới

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý ngân sách nhà

nước cấp tỉnh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: tại Tỉnh Hải Dương

+ Thời gian: dữ liệu để nghiên cứu được thu thập và tính toán trong giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2014, các giải pháp

đề xuất đến năm 2020

Trang 4

3

+ Nội dung: các hoạt động liên quan đến quản lý thu và chi NSNN cấp tỉnh luận văn không nghiên cứu NSNN cấp huyện và cấp xã, phường

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CẤP TỈNH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có thể nói các công trình nghiên cứu trên đã có đóng góp nhiều cho phân tích đánh giá hoạt động quản lý NSNN các cấp ở Việt Nam Tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh trọng điểm của Đồng bằng Sông Hồng, nằm trên trục quốc lộ nối cảng biển Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, hoạt động quản lý NSNN, cũng như việc thực thi luật ngân sách nhà nước, bao gồm thu NS và chi NS, cũng có rất nhiều đặc điểm riêng, khác biệt Do đó, đề tài học viên lựa chọn mặc dù có tính kế thừa, nhưng nó cũng thể hiện các quan điểm nghiên cứu độc lập của tác giả

1.2 Khái quát chung về NSNN cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

Trang 5

4

được cơ quan lập pháp (quốc hội) thông qua và giám sát quá trình thực hiện Quá trình xây dựng ngân sách là quá trình trao đổi, thảo luận, tranh luận giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp để đi đến thỏa thuận những mục tiêu ưu tiên của quốc gia cần thực hiện trong thời gian 1 năm

1.2.1.2 Đặc điểm

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước Cụ thể hơn, quyền lực của Nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu chi của NSNN;

- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước; Các hoạt độngt hu, chi NSNN đều được tiến hành dựa trên

cơ sở những luật lệ Ví dụ như Luật thuế, các chế độ chi tiêu, tiêu chuẩn định mức chi tiêu do Nhà nước ban hành

- Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN được hình thành chủ yếu thông qua quá trình phân phối lại nguồn tài chính

mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến;

- Ẩn sau các hoạt động thu chi của NSNN là các mối quan

hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia

1.2.2 Hệ thống ngân sách và NSNN cấp tỉnh:

Ở Việt Nam, xuất phát trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, bộ

Trang 6

5

máy quản lý hành chính nhà nước được tổ chức theo cấp chính quyền trung ương và cấp chính quyền địa phương Cấp chính quyền địa phương bao gồm chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là chính quyền cấp tỉnh); chính quyền quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là chính quyền cấp huyện) và chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xã) Mỗi cấp chính quyền địa phương

đều có HĐND và UBND

1.3 Nội dung về quản lý NSNN cấp tỉnh

1.3.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý NSNN

1.3.1.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước

Ngân sách cấp tỉnh là cấp ngân sách đầu tiên của ngân sách địa phương, quản lý trực tiếp ngân sách của huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và gián tiếp quản lý ngân sách cấp xã Quản lý NSNN cấp tỉnh bao gồm hai nội dung chính Quản lý thu NSNN và Quản

lý chi NSNN

1.3.1.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước

- Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước, quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:

- Vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước, quản lý chi NSNN

có vai trò rất to lớn, thể hiện:

1.3.1.3 Chức năng của công tác quản lý NSNN

Trang 7

6

Kiểm soát thu - chi NSNN Kiểm soát thu - chi NSNN nhằm mục đích bảo đảm cho việc thu - chi ngân sách được hiệu quả, đúng mục đích và an toàn Tình hình chung của NSNN là nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm trong khi nhu cầu chi lại tăng, dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách Một trong những nguyên tắc

cơ bản, quan trọng nhất trong quá trình quản lý ngân sách là đảm bảo cân đối giữa thu và chi Trong nền kinh tế thị trường đó là sự cân bằng động Việc lựa chọn biện pháp nào phụ thuộc vào điều kiện thực tế tại từng thời điểm cụ thể

1.3.2 Nguyên tắc quản lý NSNN

- Nguyên tắc thống nhất

- Nguyên tắc dân chủ

- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn, chính xác

- Nguyên tắc công khai, minh bạch

- Nguyên tắc cân đối

- Nguyên tắc quy trách nhiệm

1.3.3 Nội dung quản lý NSNN:

1.3.3.1 Lập dự toán ngân sáchh

Đây là khâu đầu của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu, nhu cầu chi của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương Từ đó giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách phù hợp với khả

Trang 8

- Biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự tóan ngân sách đã được Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn thành hiện thực

- Kiểm tra các thực hiện chính sách, chế độ, tiêu chuẩn mà nhà nước đánh giá tính phù hợp của chính sách với thực tiễn

1.3.3.3 Kế toán, hạnh toán:

Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách tỉnh theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, tồn quỹ ngân sách tỉnh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN:

1.3.1 Nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên

Trang 9

8

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản

- Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN

- Công nghệ quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương:

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2 Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin

2.3 Phương pháp phân tích thông tin

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1 Khái quát chung về tỉnh Hải Dương

Trang 10

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Theo Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020), trong giai đoạn 5 năm vừa qua (2010-2015), kinh tế tỉnh Hải Dương từng bước vượt qua khó khăn do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, tăng trưởng ổn định; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa

3.2 Hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại Tỉnh Hải Dương

3.2.1 Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý ngân sách:

3.2.1.1 Tổ chức bộ máy:

Thực hiện Luật NSNN năm 2002 và Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Bộ máy quản lý ngân sách cấp tỉnh tại tỉnh Hải Dương bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy Ban

Trang 11

10

nhân dân và Sở Tài chính là những cơ quan chính trong việc quản

lý ngân sách nhà nước

3.2.1.2 Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi:

- Đối với nguồn thu (cấp tỉnh và cấp huyện):

- Đối với nhiệm vụ chi (cấp tỉnh và cấp huyện)

3.2.2 Quản lý thu - chi ngân sách:

3.2.1.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, do bối cảnh nền kinh tế thế giới chậm phát triển, kinh tế Việt Nam còn có những thời điểm có nền tảng kinh tế vĩ mô kém ổn định, do đó mặc dù tốc độ phát triển kính tế của tỉnh Hải Dương cao hơn mức bình quân cả nước, nhưng tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khan, nên nguồn thu NSNN trong giai đoạn 2011 đến nay là tương đối ổn định, không tăng nhiều, nếu không tính đến nguồn cấp bổ sung từ NS trung ương, thì nguồn thu NSNN của tỉnh Hải Dương Thậm chí năm 2012, thu thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giảm gần 10%, trong khi đó thuế xuất nhập khẩu giảm 2% Tổng thu NSNN của tỉnh Hải Dương, nên để có vốn cho đầu

tư phát triển, tỉnh Hải Dương phải tăng khoản vay lên gần 4 lần so với năm 2011

3.2.1.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn 2011 đến nay, chi NSNN của tỉnh Hải Dương có xu hướng tăng cao, chi đầu tư phát triển có xu hướng

ổn định, trừ năm 2014 tăng khá nhanh, chi thường xuyên chiếm tỷ

Trang 12

11

trong lớn nhất trong cơ cấu chi, cũng có mức tăng khá cao trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay Các hạng mục chi hỗ trợ cho NSNN cấp dưới (cấp huyện, xã) cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi NSNN của tỉnh Hải Dương, điều này cũng cho thấy NSNN của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương còn chưa cân đối, phải có sự hỗ trợ từ NS tỉnh Các hoạt động quản lý thu phí như ý tế, giáo dục, cơ bản đáp ứng được những nhu cầu chi thiết yếu của các sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã và dành nguồn tài chính hợp lý thực hiện một số chủ trương, định hướng của tỉnh như chương trình nông nghiệp nông thôn, kinh phí phục vụ cho hoạt động môi trường, chương trình hỗ trợ giá giống

và thực hiện các chính sách về an sinh xã hội

3.2.3 Quản lý quy trình ngân sách nhà nước

*/.Tổ chức quản lý thu ngân sách:

- UBND các cấp, cơ quan thuế và các đơn vị có liên quan đã

nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu nộp kịp thời theo qui định của pháp luật Tong tổ chức thu NSNN, các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập DN, Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và các

Trang 13

12

văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan có thẩm quyền ban hành Đồng thời để tăng thu, các cơ quan đã nỗ lực đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian làm thủ tục nộp thuế để nâng cao năng lực hiệu quả quản lý thuế, thu nộp thuế; thực hiện miễn giảm thuế theo đúng qui định của pháp luật

*/ Công tác quản lý điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước:

- Các Sở ngành, các đơn vị dự toán khối tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã thực hiện ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số: 25/CT-UBND ngày 12/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN tỉnh Hải Dương và Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 06/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục nợ đọng xây dựng cơ bản trong đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước

*/ Điều chỉnh dự toán:

- Trong quá trình hiện dự toán đối với các cấp ngân sách nếu có tăng thu ngân sách giữa thực hiện so với dự toán tỉnh giao phải dành tối thiểu 50% (không bao gồm số thu tiền sử dụng đất)

để thực hiện cải cách tiền lương; phần còn lại sử dụng chi thanh toán nợ xây dựng cơ bản, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh và thực hiện nhiệm vụ quan trọng cấp bách đột xuất phát sinh chưa được bố trí trong dự toán năm Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng phương án sử dụng số tăng thu ngân sách địa

Trang 14

13

phương, thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện tại kì họp Hội đồng nhân dân gần nhất

3.2.4 Công tác kiểm soát, thanh tra

Việc kiểm soát chi NSNN ở tỉnh Hải Dương đều thống nhất qua Kho bạc Nhà nước, trong thời gian qua công tác này được thực hiện khá bài bản theo quy định của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 về Quy định chế

độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Toàn bộ dự toán chi NSNN được nhập vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS Hệ thống TABMIS là dự án triển khai Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc - (tiếng Anh là Treasury And Budget Management Information System - viết tắt là TABMIS) Đây một trong 3 cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của Dự án Cải cách Quản lý Tài chính công để xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp hiệu quả trong toàn hệ thống KBNN, mục tiêu:

- Hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính

- Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia

Ngày đăng: 28/01/2016, 19:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w