1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Kinh Đô

23 3,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 362 KB

Nội dung

1.4.Yếu tố công nghệ  Sự ra đời của máy móc, thiết bị mới: có thể gây ra một số vấn đề cho cty: xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ trang 1 1.1 Môi trường văn hoá xã hội trang 1 1.2 Môi trường chính trị pháp luật trang 1 1.3 Môi trường kinh tế trang 2 1.4 Môi trường công nghệ trang 2 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH trang 3 2.1 Nhà cung cấp trang 3 2.2 Khách hàng trang 3 2.3 Đối thủ cạnh tranh trang 4 2.4 Sản phẩm thay thế trang 5 2.5 Nội bộ ngành trang 5 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY trang 8 3.1 Tóm tắt tình hình tài chính công ty CP Kinh Đô năm 2010 trang 8

3.1.1 Phân tích tổng tài sản trang 8 3.1.2 Phân tích Cơ cấu nguồn vốn trang 9

3.2 Phân tích các tỷ số tài chính của công ty CP Kinh Đô 2010 trang 10

3.2.1 Tỷ số thanh toán trang 12 3.2.2 Tỷ số hoạt động trang 12 3.2.3 Chỉ tiêu thu nhập trang 13

3.3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty

trong năm 2011 trang 14

Trang 2

3.3.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh trang 14 3.3.2 Kế hoạch đầu tư trang 15

3.4 Phân tích mô hình SWOT đối với công ty cổ phần Kinh Đô trang 16 3.5 Phân tích rủi ro và định giá cổ phiếu KDC trang 18

3.5.1 Phân tích rủi ro trang 18 3.5.2 Định giá cổ phiếu KDC trang 18

3.6 Kiến nghị đầu tư trang 20

Trang 3

Bằng cách tham khảo và phân tích số liệu thu thập được cùng với mong muốn tìm hiểu và phân tích

về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty này để đi đến quyết định có nên đầu tư hay không,nhóm thực hiện kết cấu bài tiểu luận thành 3 phần như sau:

1 Phân tích vĩ mô kinh tế

2 Phân tích ngành

3 Phân tích công ty

Trang 4

Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ KINH TẾ

1.1 Chính trị - pháp luật

Khung luật pháp: Bộ công thương đã ban hành 2 quyết định là hạn mức nhập khẩu

đường(hạn ngạch nhập khẩu năm 2011 là 250000 tấn) không đáp ứng đủ nhu cầu gây áp lựcgiá tăng cao,thuế suất nhập khẩu đường (giảm xuống còn 15%) góp phần điều tiết giá đườngtrong nước.Ngoài ra thì chi phí tiền lương cũng là vấn đề đáng quan tâm của các công ty.Việctăng lương cơ bản,sức mua của cả nước phần nào được tăng lên tuy nhiên nó cũng làm chocông ty CP Kinh Đô phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên

Thể chế chính trị: Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ XHCN với tôn chỉ là:

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.Môi trường chính trị ổn định, hệ thốngpháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh

Chính sách đối ngoại: Việt Nam gia nhập WTO, Công ty Kinh Đô có thách thức lớn

khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào ViệtNam

1.2 Văn hóa xã hội

Tôn giáo, tín ngưỡng: Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc

anh em Mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo với những phong tụctập quán,lễ hội cổ truyền đặc trưng của mình.Trong những sinh hoạt tôn giáo thì thường cóchuẩn bị thức ăn và bánh kẹo là một phần không thể thiếu Sự đa dạng về tôn giáo và thờ cúngtheo tin ngưỡng cũng tạo điều kiện tốt cho ngành sản xuất bánh kẹo phát triển

Dân số, lao động: Cơ cấu lao động của Việt Nam còn thể hiện sự lạc hậu, tỷ trọng lao

động trong nông nghiệp chiếm hơn 50%, đội ngũ chưa qua đào tạo là phổ biến, phương thứcđào tạo theo kiểu truyền nghề, nên tay nghề thấp, tính đồng đều không cao Thợ lành nghề bậccao ít, thiếu quy hoạch đào tạo.Hiện đang có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thônsang các khu đô thị,công nghiệp mới,từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân

Phong tục tập quán, lối sống: Hiện nay người dân quan tâm nhiều hơn đến những tiêu

chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đến sức khoẻ, đến cácthành phần và các nhãn hiệu Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ýđối với các nhà sản xuất bánh kẹo Du lịch gia tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầuthực phẩm chế biến sẳn nói chung và bánh kẹo nói riêng

Trang 5

1.3 Yếu tố kinh tế

Lạm phát cao dẫn đến giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao và áp lực phải gia tăng tiềnlương cho công nhân để ổn định đời sống công nhân làm giá sản phẩm chịu áp lực tăng lên.Đồng thời Chính phủ đang thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát nhưng lại gây chodoanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu huy động vốn Bên cạnh đó,tỷ giá hối đoái có xuhướng gia tăng cũng gây áp lực đối với cty bởi phần lớn nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu

1.4.Yếu tố công nghệ

Sự ra đời của máy móc, thiết bị mới: có thể gây ra một số vấn đề cho cty: xuất hiện và

tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thốngcủa ngành hiện hữu; làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp lực cho các phải đổi mớicông nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh; tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâmnhập mới và làm tăng thêm áp lực cạnh tranh trong ngành; làm cho vòng đời công nghệ có xuhướng ngắn lại, điều này làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước,tăngchi phí sản xuất

Trình độ tiếp cận công nghệ mới Một đặc điểm quan trọng là đội ngũ cán bộ kỹ thuật,

quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới, đội ngũ cán bộ cótrình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới

Trang 6

Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH

2.1 Khách hàng

Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản phẩm hoặc dịch

vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách hàng.Các doanh nghiệp thường quan tâm đến những thông tin này để định hướng tiêu thụ

Sức ép về giá cả: Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa

chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm với mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùngluôn có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt

Áp lực về chất lượng sản phẩm: Qua kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị

trường Custumer Insights cho thấy, Kinh Đô là doanh nghiệp duy nhất trong ngành sản xuấtbánh kẹo được người tiêu dùng quan tâm và yêu thích Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự lựachọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn tồn tại nếu Kinh Đô không tiếp tục tạo ra những sảnphẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng

2.2.Nhà cung cấp

Sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu: Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực

của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng Các đốitượng doanh nghiệp cần quan tâm là: nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư; nhà cungcấp tài chính – các tổ chức tín dụng ngân hàng; nguồn lao động

Giá cả: Kinh Đô sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu Thông thường

Kinh Đô mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao

Tiến độ giao hàng: Công ty Kinh Đô ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hết sức chặt

chẽ do đó tiến độ giao hàng luôn được đảm bảo và công ty cũng làm tốt công tác lập kế hoạch

sử dụng nguyên vật liệu nên công ty luôn chủ động để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất

Số lượng nhà cung cấp: Nhà cung cấp nguyên liệu của Kinh Đô có thể chia ra thành

nhiều nhóm hàng

- Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong

- Nhóm đường: nhà máy đường Biên hoà, Đường Juna, Đường Bonborn, nhà máy đườngPhú Yên…

Trang 7

- Nhóm bơ sữa: sử dụng từ nước ngoài thông qua việc nhập trực tiếp và qua nhà phân phốihoặc đại lý tại Việt nam

- Nhóm hương liệu, phụ gia hoá chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngoài thông qua văn phòngđại diện hoặc nhà phân phối

-Về bao bì: Kinh Đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước Các nhà cung cấp chủ yếu củaKinh Đô đối với bao bì là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bìthiếc)

2.3.Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay trong ngành bánh kẹo có nhiều nhà sản xuất với quy mô sản xuất kinh doanh

ở nhiều mức độ khác nhau và sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng và phong phú

Luôn tạo áp lực giá: Khi có nhiều đối thủ cùng sản xuất trong một ngành hàng, doanh

nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực giảm giá bán sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh Cácchính sách khuyến mãi cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm: Trong ngành hàng sản xuất bánh kẹo, có rất nhiều công ty tham

gia hoạt động làm thế nào để sản phẩm của công ty Kinh Đô có thể đứng vững và phát triểntrên thị trường? Giá cả là một vấn đề quan trọng, song chất lượng của sản phẩm còn quantrọng hơn gấp nhiều lần Chất lượng của sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô ngày càng được chútrọng nhiều hơn và phải luôn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

Sự thay đổi quy mô thị trường: Có thể khẳng định rằng hiện nay mức độ cạnh tranh

của Kinh Đô trên thị trường Việt Nam khá tốt Tuy nhiên, không ai có thể khẳng định rằng sứccạnh tranh này là tuyệt đối Sau đây là một số nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Kinh Đô

Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica): Với mục tiêu hoạt động là luôn

hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng, Bibica đã hợp tác với Viện Dinh DưỡngViệt Nam để nghiên cứu các sản phảm cho phụ nữ mang thai, trẻ em, những người bị bệnh

tiểu đường hoặc béo phì Bibica hoạt động với chính sách chất lượng “Khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động Do được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất lượng cao, nên sản

phẩm kẹo cứng của Bibica có hương vị khá tốt Tổng cộng hàng năm, Bibica cung cấp cho thịtrường khoảng 15.000 tấn bánh kẹo các loại

Công ty Bánh Kẹo Quảng Ngãi: thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi – Bộ Nông

nghiệp & Phát triển Nông thôn là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo nằm ởMiền Trung đất nước Mỗi năm nhà máy sản xuất gần 10.000 tấn sản phẩm các loại Công ty

Trang 8

bánh kẹo Quãng Ngãi hoạt động với phương châm “chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm” luôn là mối quan tâm hàng đầu Sản phẩm của công ty sản xuất trên dây chuyền

công nghệ và thiết bị của Hàn Quốc, Đan Mạch và Đài Loan với năng suất dây chuyền đồng

bộ và khép kín, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và nguyên tắc đảm bảo Vệsinh An toàn Thực phẩm

Công ty Vinabico: hoạt động trong lĩnh vực Sản Xuất và Kinh Doanh các mặt hàng

bánh kẹo và thực phẩm chế biến.Những sản phẩm của Vinabico được sản xuất trên dâychuyền máy móc và công nghệ nhập từ các nước như Nhật, Ðức và Ý Cùng với công nghệchế biến tiên tiến của Nhật Bản, thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000,

Vinabico hoạt động với phương châm “Chất lượng cao - Giá cả hợp lý”

Ngoài ra các sản phẩm nhập ngoại cũng gây áp lực cạnh tranh lớn đối với các công tytrong nước.Thị phần các sản phẩm bánh kẹo nhập chiếm khoảng 30% thị phần trong nước

2.4 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng chính hàng ngày nhưng nhu cầu

về loại sản phẩm này luôn luôn thay đổi do đòi hỏi của người tiêu dùng theo nhiều khuynhhướng khác nhau như: khuynh hướng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, thuận tiện cho nhu cầu sửdụng ở từng thời điểm và từng địa điểm khác nhau…Như vậy có thể nói, sản phẩm thay thếtrong ngành sản xuất bánh kẹo mà Kinh Đô phải đối mặt là những sản phẩm được chế biến vớivới những nguồn nguyên liệu khác biệt có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Sảnphẩm thay thế bánh kẹo có thể là các loại mứt,hoa quả tươi

2.5 Nội bộ ngành

Trong những năm gần đây, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởngcao và ổn định tại Việt Nam theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởngkhoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011 Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm vàđồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn2010-2014 ước đạt 8-10%

Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu nên sự biến động của giá trên thị trường

thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo

Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét

Trang 9

Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập

khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo

Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) và mức

tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so vớitrung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm

Hiện nay có 4 DN bánh kẹo (Bibica, Hải Hà, Kinh đô miền Bắc và Kinh đô miền Nam)niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Các doanh nghiệp này đã khẳng định được thươnghiệu gắn với các dòng sản phẩm chủ lực của mình, cạnh tranh khá tôt với hàng ngoại nhập nhưHHC có sản phẩm nổi bật là kẹo mềm, kẹo chew KDC có lợi thế với với các sản phẩm bánhquy và bánh cracker.BBC được chú ý với sản phẩm kẹo và bánh bông lan Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp này đang phải đối mặt với việc chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán tăngchậm để cạnh tranh, điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận doanh nghiệp Với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng Cácdoanh nghiệp trong nước ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉchiếm 20%-25% Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọngcủa mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khácnhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.Trong khi đó, các cơ sởsản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu

sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo song chiến lược kinh doanh của các công

ty này cũng khác nhau Nếu như HHC và BBC chỉ tập trung đầu tư vào hoạt động sản xuất vàkinh doanh chính thì KDC lại xây dựng cho mình chiến lược trở thành tập đoàn sản xuất thựcphẩm, bất động sản và đầu tư tài chính KDC đang là công ty có thị phần lớn nhất trên thịtrường bánh kẹo nội địa hiện nay với tỷ lệ xấp xỉ 20% Thị phần nhập khẩu chiếm khoảng 30%tuy nhiên các công ty trong

nước hiện nay vẫn đang tiếp tục đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm giành lại thịphần này về phía mình

Trang 10

Hình 1: Thị phần của thị trường bánh kẹo

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của TVSC

Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến bánh kẹo có hệ thống phân phối rất rộngchia làm ba kênh chính là đại lý phân phối, siêu thị và hệ thống bán lẻ….Trong đó KDClàcông ty dẫn đầu với hơn 200 đại lý và 400,000 điểm bán lẻ trên cả nước, 25 cửa hàng Kinh

Đô Bakery tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh BBC có khoảng 91 đại lý phân phối và 4,000 điểmbán lẻ; HHC có 100 đại lý phân phối tiêu thụđến 90% sản lượng sản xuất hệ thống bán lẻ đangđược xây dựng… Như vậy có thể thấy nhờ có hệ thống phân phối rộng rãi mà việc điều tiết giácủa các đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi hơn và khống chế được việcthao túng giá của các đại lý trung gian

Trang 11

Chương 3 : PHÂN TÍCH CÔNG TY

3.1 Tóm tắt tình hình tài chính công ty năm 2010

3.1.1.Phân tích tổng tài sản

A - TSLĐ & ĐTNH 2.510.073.920 1.597.000.495 -913.073.425 -36,38% 59,09% 40,10%

I - tiền & tương đương tiền 984.610.642 564.798.974 -419.811.668 -42,64% 23,18% 14,18%

II - Đầu tư tài chính NH 518.183.741 87.005.993 -431.177.748 -83,21% 12,20% 2,18% III - Các khoản phải thu 825.182.838 886.812.981 61.630.143 7,47% 19,43% 22,27%

Về cơ cấu tài sản, trong năm 2009, TSLĐ & đầu tư ngắn hạn chiếm 59,09% tổng tài sảntrong khi TSCĐ & đầu tư dài hạn chiếm 40,91% tổng tài sản Tuy nhiên, trong năm 2010, tỉ lệTSLĐ & đầu tư ngắn hạn giảm xuống còn 40,1% trong khi tỉ lệ TSCĐ & đầu tư dài hạn tănglên chiếm 59,9% tổng tài sản Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã giải ngân một lượng lớnđầu tư tài chính ngắn hạn và tiền & các khoản tương đương tiền (được thể hiện qua tỉ trọngđóng góp của các khoản mục này vào giá trị tổng tài sản năm 2010 lần lượt giảm 10.02% và9% so với năm 2009) đem đầu tư tài chính dài hạn

3.1.2.Phân tích c ơ c ấ u nguồ n vố n :

DVT: ngàn VNĐ

đơn vị: ngàn VNĐ

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w