Phong trào bùng nổ và phát triển đến đỉnh cao Ngay sau khi Đảng bộ được thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh ủy Vinh, huyện ủy Nghi Lộc đã chỉ đạo các chi bộ phát động phong tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
=== & ==
NGUYỄN THỊ MIỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Trang 3LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ to lớn của các thầy cô, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới TS Trần Vũ Tài – Người Thầy đã hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình Xin cảm
ơn Phòng văn hóa huyện Nghi Lộc, thư viện tỉnh Nghệ An, ủy ban tuyên giáo tỉnh Nghệ An đã cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn của mình Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, phòng Sau đại học đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình
Tác giả
Nguyễn Thị Miền
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, được đánh dấu đầu tiên bằng sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và kết thúc bằng sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công Thắng lợi đã mở ra cho dân tộc Việt nam một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do Để có được những thắng lợi vĩ đại đó là sự đồng lòng nhất trí của quân và dân dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, là sự đóng góp to lớn của nhân các địa phương trong phong trào giải phóng dân tộc
Trong vùng đất Nghệ An địa linh nhân kiệt, Nghi Lộc là huyện nằm ở phía Bắc thành phố Vinh, là một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử vẻ vang Nhân dân Nghi Lộc thông minh, hiếu học, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng Con người Nghi Lộc mang đầy đủ cốt cách của người Việt Nam: cần cù chịu khó trong lao động, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, nghĩa tình thủy chung trong cuộc sống Từ xưa các thế hệ con người Nghi Lộc đã nối tiếp nhau, sát cánh bên nhau cùng đấu tranh chống lại thiên tai khắc nghiệt, chống mọi âm mưu của kẻ thù, viết nên những trang sử sáng ngời cho dân tộc Việt Nam
Lịch sử Nghi Lộc gắn chặt với lịch sử Nghệ An xứ sở mà bao đời nay thường được gọi là “thánh địa”, “đất đứng chân” của các anh hùng, hào kiệt trong các cuộc cầm binh giữ nước Từ xưa tới nay, Nghệ An là địa bàn chiến lược quan trong, vì thế nhân dân Nghi Lộc luôn có tinh thần đấu tranh vùng lên chống kẻ thù, làm nên những trang sử oanh liệt Từ lâu không có một cuộc đấu tranh nào của nhân dân Nghệ An lại không có đóng góp to lớn về nhiều mặt của nhân dân Nghi Lộc Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo, truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghi Lộc
Trang 5càng được phát huy cao độ, điển hình như phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, cách mạng tháng Tám năm 1945
Cao trào Xô Viết diễn ra mạnh mẽ ở Nghi Lộc, đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô Viết, mang lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thể hiện bản chất ưu việt của chính quyền cách mạng Và cũng chính từ đây, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nghi Lộc đã đứng dậy hòa chung vào dòng cách mạng với quyết tâm đánh bại kẻ thù
Cách mạng tháng Tám bùng nổ nhân dân Nghi Lộc cùng với nhân dân
cả nước tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại, dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh nhân dân Nghi Lộc nổi dậy đấu tranh giành chính quyền một cách nhanh chóng Với thắng lợi vẻ vang này, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Nghi Lộc cùng với nhân dân trong tỉnh và cả nước đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình Thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa ở Nghi Lộc đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc
Để ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước, đồng thời thế hệ sau kế tục phát huy tô thắm thêm truyền thống quê hương, là người con của Nghi Lộc tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng của quê hương mình Hoàn thành đề tài này sẽ giúp tôi vững vàng hơn trong phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong giảng dạy lịch sử địa phương
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời kỳ
1930 - 1945” làm luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cao trào Xô viết và Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử dân tộc, đánh dấu biến đổi lớn lao trong tiến trình phát
Trang 6triển của đất nước Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng đối với Nghi Lộc thì chưa có công trình chuyên sâu nào cả mà mới chỉ tập trung trình bày sơ lược trong một số công trình, sách báo đã công bố.
Trong công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Nghi Lộc có trình bày về vấn
đề chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống, nhưng là công trình sơ thảo nên
chưa toàn diện và chi tiết Trong cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”
(Tống Trần Sinh, Nguyễn Hữu Tú) NXB thống kê 2002 đã trình bày rõ ràng tiến trình lịch sử Việt Nam 1930 - 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong đó cũng đánh giá những thành quả cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh và phong trào đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945
Luận án tiến sĩ “Cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An” của tiến sĩ Trần Văn Thức nghiên cứu một cách đầy đủ hệ thống về cuộc
cách mạng tháng Tám ở Nghệ An
Công trình “Cách mạng tháng Tám 1939 – 1945” của Ban nghiên cứu
lịch sử Đảng tỉnh Nghệ An đề cập đến quá trình khởi nghĩa ở Nghi Lộc nhưng còn ít tư liệu
Công trình “Xô viết Nghệ Tĩnh” (Tiểu ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh
ủy Nghệ An, NXB Nghệ An năm 2000) đã trình bày nguyên nhân, diễn biến, những thành quả đại được về phong trào cách mạng 1930 -1931 ở một số địa phương trong đó có Nghi Lộc
Rải rác trong các tạp chí nghiên cứu lịch sử và một số tài liệu ở kho địa chí thư viện Nghệ An cũng đã nhắc đến Nghi Lộc nhưng cũng mới chỉ là những sự kiện minh họa
Trang 7Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng, hệ thống về phong trào cách mạng ở Nghi Lộc trong giai đoạn
1930 - 1945 Kế thừa những thành quả nghiên cứu, qua sử dụng những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng trình bày đầy đủ, chi tiết, hệ thống phong trào cách mạng ở Nghi Lộc giai đoạn 1930 - 1945
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài luận văn nghiên cứu cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ của đề tài.
Thông qua nguồn tư liệu, luận văn phân tích một cách khoa học những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của Nghi Lộc giai đoạn 1930 - 1945 Để từ đó nêu bật được truyền thống đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc và khôi phục lại một cách có
hệ thống thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc ở huyện Nghi Lộc thời kỳ 1930
- 1945 Từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh cách mạng ở huyện Nghi Lộc nói riêng, tỉnh Nghệ An và
cả nước nói chung
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: là không gian huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
trước cách mạng tháng Tám năm 1945
- Giới hạn thời gian: là từ cao trào Xô viết 1930 - 1931, đánh dấu quá
trình Đảng ra đời trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, cho đến khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Nghi Lộc giành thăng lợi tháng Tám năm 1945
Trang 8- Giới hạn nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu phong trào cách mạng của
nhân dân dân Nghi Lộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Mặt trận Việt Minh
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Các tài liệu thông sử giai đoạn 1930 - 1945, các văn kiện Đảng, các bài viết, nói của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1930 - 1945 Một sồ chỉ thị, nghị quyết của xứ ủy Trung Kỳ, của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Nghi Lộc trong giai đoạn 1930 - 1945 Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi tiếp cận với các quan điểm, đường lối của Đảng trong chỉ đạo cách mạng
Các tài liệu lưu giữ tại kho lưu trữ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Ban tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Ban tuyên giáo huyện ủy Nghi Lộc, Phòng văn hóa huyện Nghi Lộc là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong đề tài
Ngoài ra, còn có một số những công trình nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc, những bài viết của một số nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bản hồi ký của một số người đã trực tiếp tham gia hoạt động lãnh đạo ở Nghi Lộc giai đoạn từ 1930 - 1945
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về phong trào giải phóng dân tộc
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng hai phương pháp
chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như điền dã dân tộc học,
Trang 9phỏng vấn báo chí…nhằm đảm bảo tính khoa học của quá trình phân tích, lí giải các sự kiện lịch sử trong quá trình đấu tranh cách mạng ở huyện Nghi Lộc.
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành có những đóng góp về mặt khoa học sau đây:
- Luận văn khôi phục một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở huyện Nghi Lộc thời kỳ
1930 – 1945 trải qua các giai đoạn: phong trào Xô viết 1930 – 1931, phong trào cách mạng 1932 – 1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945 và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn
- Luận văn là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương
- Luận văn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Phong trào Xô viết 1930 - 1931 ở huyện Nghi Lộc
Chương 2 Phong trào cách mạng ở Nghi Lộc giai đoạn 1932 - 1939
Chương 3 Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Nghi Lộc giai đoạn 1939 - 1945
Trang 10
Chương 1 PHONG TRÀO Xễ VIẾT 1930 - 1931 Ở HUYỆN NGHI LỘC
1.1 Khỏi quỏt về điều kiện tự nhiờn và truyền thống yờu nước ở Nghi Lộc
1.1.1 Vài nột về điều kiện tự nhiờn.
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm trong tọa độ 18o40 đến 55 vĩ độ Bắc, từ 105o28 đến 105o4 kinh độ Đụng Phớa Bắc giỏp huyện Diễn Chõu và Yờn Thành, phớa Nam giỏp thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyờn, Nam Đàn, phớa Đụng giỏp biển Đụng, thị xó Cửa Lũ và huyện Nghi Xuõn ( Hà Tĩnh), phớa Tõy giỏp huyện Đụ Lương
Cũng như nhiều vựng đất khỏc của Việt Nam, cho đến nay, địa giới hành chớnh, tờn gọi của huyện Nghi Lộc đó nhiều lần thay đổi qua cỏc thời kỳ lịch sử “Trong tiến trỡnh lịch sử, huyện Nghi Lộc ( tỉnh Nghệ An) đó trải qua nhiều danh xưng: Dương Thành, Dương Toại, Phố Dương, Tõn Phỳc, Nghi Chõn, Chõn Phỳc, Chõn Lộc và Nghi Lộc Đối với danh xưng Nghi Lộc, trước đõy một số ý kiến cho rằng: danh xưng này ra đời năm 1889 gắn với việc kỵ hỳy đời vua Thành Thỏi Tuy nhiờn, qua nghiờn cứu cỏc văn bản chữ Hỏn và
lệ kiờng hỳy đời Thành Thỏi, năm Giỏp Ngọ (1894), địa danh Chõn Lộc mới đổi thành Nghi Lộc” [2; 7]
Về địa hỡnh, đất đai: địa hỡnh được phõn thành 3 vựng: vựng đồng bằng ven biển phớa Đụng, vựng đồi nỳi phớa Tõy và vựng bỏn sơn địa Vựng đất ven biển phớa Đụng được hỡnh thành trờn cơ sở của hiện tượng biển tiến, biển lựi: vựng đụng cú những dải đất dài chạy dọc huyện theo hướng Bắc – Nam và giữa cỏc dải đất cỏt cao là phần trũng, lạch nước bàu, hồ …Vựng đồi nỳi phớa Tõy và Tõy Bắc cú độ dốc lớn, cú sự chia cắt của cỏc khe suối, hồ đầm và những dải đồng bằng đan xen Đõy là vựng cú diện tớch lớn nhất của
Trang 11huyện.Vùng bán sơn địa: là vùng đất xen kẽ giữa vùng núi và các thung lũng đồng bằng Nhìn chung địa hình Nghi Lộc đa dạng thấp dần từ Tây sang Đông.
Vị trí địa lý, địa hình của Nghi Lộc thuận lợi cho nhiều mặt phát triển kinh tế và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nên trong quá trình lịch sử chống giặc ngoại xâm vùng đất này trở thành “phên dậu”, tuyến phòng thủ, căn cứ địa của nhiều danh tướng các triều đại: Lý, Trần, Lê đến Nguyễn Huệ và trong phong trào Cần Vương nhiều nơi trên đất Nghi Lộc là nơi đứng chân của nghĩa quân các chí sỹ như: Đinh Văn Chất (Nghi Long), Ngô Quảng (Nghi Hưng), Nguyễn Hữu Chính, Hoàng Phan Thái (Phúc Thọ) …
Hệ thống sông ngòi của Nghi Lộc: Sông Cấm dài 47km bắt nguồn từ dãy núi Đại Huệ Phần chảy qua Nghi Lộc dài khoảng 15km từ Tây Nam đến Đông Bắc rồi đổ ra Cửa Lò Sông Lam nằm về phía Đông Nam, phần chảy qua huyện Nghi Lộc dài 6km qua các xã: Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Hải rồi đổ ra biển ở Cửa Hội Ngoài ra còn có sông Rào Trường bắt nguồn từ các xã phía Nam chạy dọc qua các xã phía Đông huyện rồi đổ ra sông Cấm ở phần hạ lưu (do bồi lấp, nay cải tạo thành kênh tiêu nước)
Nghi Lộc nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển Bắc Trung Bộ nên chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tạo nên hai mùa khá rõ: mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng: thường từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa này có giò mùa Tây Nam (gió Lào) thổi thành từng đợt từ vịnh Thái Lan vào khi qua dãy Trường Sơn trút mưa bên phía Tây trở nên khô rồi thổi vào khu IV, kết hợp với nắng nóng gây hạn cho cả vùng Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do khối không khí lạnh từ lục địa Trung Quốc vào, mang theo nhiều hơi nước gây mưa phùn
và giá rét
Trang 12Nhìn chung, Nghi Lộc là mảnh đất có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn Mảnh đất này chứa đựng biết bao yếu tố khó khăn đối với con người nơi đây Sống trên mảnh đất có đặc điểm địa lý, địa hình phức tạp, đa dạng, không được thiên nhiên ưu đãi, lại nằm ở vị trí chiến lược quốc phòng trọng yếu của đất nước nên từ xa xưa, nhân dân Nghi Lộc đã phải chống chọi quyết liệt với hai kẻ thù: thiên tai và địch họa để không ngừng phát triển sản xuất và duy trì sự sống của mình Cuộc chiến đấu liên tục, đầy gian khó, thử thách và hy sinh đó đã tôi luyện cho người dân Nghi Lộc dày dạn kinh nghiệm trong sản xuất, có ý thức cộng đồng cao trong chiến đấu và hun đúc nên những phong cách, nền nếp sinh hoạt bền vững trong cuộc sống Đó là ý chí xả thân vì nghĩa lớn, vì độc lập tự do của tổ quốc.
1.1.2 Truyền thống yêu nước và cách mạng.
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên vùng đất Nghi Lộc từ xa xưa
đã là “phên dậu” của nước nhà, một trong những tuyến phòng thủ chiến lược của đất nước Mỗi khi chiến tranh xảy ra nhân dân Nghi Lộc đều đã phải chịu đựng nhiều hy sinh tổn thất để bảo vệ nền độc lập của đất nước Các thế hệ người dân nối tiếp nhau làm rạng danh cho đất nước và tô thắm thêm truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương
Giữa thế kỷ XI, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Lý Thái tổ được cử làm Tri châu Nghệ An đã chiêu dân lập ấp, xây dựng nên bảy làng (nay thuộc Nghi Công Nam, Nghi Công Bắc), trại Nhà Bà làm căn cứ trú quân bảo vệ phía Đông Nam lỵ sở Bạch Đường và tiếp ứng cho đội quân ở Cửa Lò, Cửa Hội trên vùng đất Nghi Lộc Chiêu Minh Vương Trần quang Khải trong thời gian cai quản châu Nghệ An đã cho xây dựng Thượng Xá thành căn cứ phòng thủ chống giặc Nguyên Vào cuối đời Trần, tướng quân
Trang 13Ninh Vệ (Lý Cửu) cũng đã cho xây dựng căn cứ đóng quân tại Thượng Xá Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành ở phương Nam, khi vào Nghệ An đã huy động lực lượng quân của Ninh Vệ làm đội tiên phong, lấy căn cứ Thượng Xá lằm chỗ xuất quân và hậu phương vững chắc Năm 1378, tại Thượng Xá đá diễn ra trận chiến ác liệt do Ninh Vệ chỉ huy và quân Chiêm Thành Như vậy là từ xa xưa, vùng đất Nghi Lộc có hệ thống phòng thủ bờ biển của tướng quân Ninh Vệ thời Trần, Thái úy Nguyễn Sư Hồi thời Lê, đến thành lũy ở Nghi Đồng của Nguyễn Hữu Cầu, cửa biển Cửa
Lò, Cửa Hội thời Trịnh – Nguyễn phân tranh là nơi Quang Trung ra vào tiêu diệt nhà Trịnh và trong phong trào Cần Vương
Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Biện, Nguyễn Xí ở làng Thượng Xá (Nghi Hợp) đã gia nhập cuộc khởi nghĩa Trong 10 năm tham gia cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Xí đã cùng các danh tướng nghĩa quân góp phần to lớn làm nên chiến thắng oanh liệt, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị nhà Minh Sau khi nước nhà giành lại được độc lập, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Xí được triều đình xếp vào hàng khai quốc công thần
Sau khi vua Lê Thánh Tông băng hà triều đình nhà Lê dần suy yếu, trong cơn khủng hoảng chính trị sâu sắc của nhà Lê, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập ra nhà Mạc Chiến tranh Nam triều – Bắc triều bùng nổ Trong suốt thời gian 60 năm, hai bên đã phát động nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ Vùng đất Cửa Hội Nghi Lộc bị tàn phá, tai họa giáng lên đầu nhân dân Cuộc hỗn chiến Lê – Mạc tạm kết thúc thì chiến tranh Trịnh – Nguyễn lại bắt đầu
và kéo dài gần nửa thế kỷ (1627-1672): hai bên đã đánh nhau 7 lần Nghi Lộc Nghệ An vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến trực triếp của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, hai bờ Bắc – Nam sông Lam chứng kiến cảnh khói lửa, binh đao, làng mạc tan hoang
Trang 14Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây sơn bùng nổ Lúc này, Nguyễn Hữu Chỉnh quê ở Phúc Thọ đã vào Nam giúp Tây Sơn khôi phục nhà Lê, xóa nạn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, thống nhất giang sơn Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi tiến quân ra Bắc, quét sạch quân Thanh, giữ yên bờ cõi quốc gia Nghi Lộc là một trong những huyện ở Nghệ An đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho cuộc tiến công quét sạch quân Thanh Tại các làng ở Nghi Thái, Phúc Thọ nằm ở khoảng trung tâm Cửa Hội và Phượng hoàng Trung Đô còn dấu tích doanh trại, kho gạo, bãi tập… của quân Tây Sơn Ông Nguyễn Văn Bích người Nghi Lộc được vua Quang Trung phong “Tượng cơ biên lại” – người chỉ huy đoàn voi chiến ra bắc trong cuộc đại chiến quân Thanh
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, phối hợp với các hành động chống Pháp của nhân dân Nam Bộ, năm 1874, các sĩ phu yêu nước ở Nghệ Tĩnh đã lập Hội Văn thân để tổ chức cuộc khởi nghĩa “ Bình Tây – Sát Tả” Làng Đa Phúc ( Nghi Công )là nơi nhóm họp nghĩa binh tế cờ khởi nghĩa của văn thân huyện Hưng Nguyên Làng Hải Thanh (Nghi Tiến) là căn cứ khởi nghĩa của văn thân huyện Nghi Lộc, phong trào phát triển rộng khắp các làng xã trong huyện
Sau khi thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, rồi đem quân chiếm Bắc Kì, nhiều người đã bỏ quan về quê chiêu tập nghĩa binh lập sơn phòng chống Pháp: tiến sĩ Đinh Văn Chất ( Nghi Long), Ngô Quảng ( Nghi Hưng), Đặng Thọ Ngơi ( Kim Khê Thượng), phó bảng Cao Huy Tuân ( Nghi Kim), Hoàng giáp Nguyễn Hữu Chính, cử nhân Nguyễn Thức Tự…
Nghi Lộc cũng là một trong những địa phương của tỉnh Nghệ An hưởng ứng phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu phát động Mặc dù chính quyền thực dân và phong kiến tay sai kiểm soát ráo riết, nhưng nhân
Trang 15dõn Nghi Lộc vẫn tiếp tục phỏt động, ủng hộ con em xuất dương theo phong trào Đụng Du Kết quả đó cú 28 thanh niờn Nghi Lộc sang Nhật theo cụ Phan hoạt động Và trong số thanh niờn yờu nước theo cụ Phan sang Nhật đó cú khụng ớt người sau này đó trở thành những cỏn bộ chủ chốt trong phong trào cỏch mạng đầu thế kỉ XX như Trương Văn Linh ( Nghi Phương).
Với những đặc điểm địa lý khá đặc biệt, là nơi có bờ biển dài với hai cửa lạch lớn thông ra biển Đông và có các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia xuyên qua, nên Nghi Lộc từ thời xa xa đã trở thành một trong những tuyến phòng thủ chiến lợc của đất nớc Mỗi khi chiến tranh xảy ra, nhân dân ở
đây không những chịu đựng hy sinh tổn thất về ngời mà còn đóng góp tích cực vào chiến thắng của dân tộc Những ngời con u tú trong huyện đã nối gót nhau làm rạng danh cho đất nớc và tô thắm thêm truyền thống yêu nớc của quê h-
ơng
Truyền thống yờu nước, cỏch mạng của nhõn dõn Nghi Lộc càng được tụi luyện, thử thỏch trong giai đoạn cỏch mạng 1930 – 1945, cũng như trong suốt tiến trỡnh dựng nước và giữ nước của dõn tộc ta từ ngàn xưa đến nay
1.2 Nghi Lộc trong cao trào Xụ Viết Nghệ Tĩnh
1.2.1 Đảng bộ Nghi Lộc ra đời và lónh đạo phong trào
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam cỏch mạng thanh niờn ở Quảng Chõu (Trung Quốc) để huấn luyện, đào tạo cỏn bộ và truyền bỏ chủ nghĩa Mỏc – Lờnin vào Việt Nam Nhiều thanh niờn Nghi Lộc
đó tự nguyện rời quờ hương tham gia tổ chức cỏch mạng của Người Đồng chớ Trương Võn Lĩnh là một trong ba thanh niờn theo đạo Thiờn chỳa, quờ làng
Mỹ Yờn ( Nghi Phương) đó được Người giỏo dục, kết nạp vào lớp hội viờn đầu tiờn của “ Hội Thanh niờn” và nhúm bớ mật Cộng sản Đoàn rồi tự giới thiệu vào trường Hoàng Phố - là trường vừ bị của chớnh phủ Dõn quốc Tụn
Trang 16Trung Sơn do đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô giảng dạy Tốt nghiệp trường này, đồng chí được bổ sung vào Ủy viên Tổng bộ của Hội.
Khi Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu, một
số thanh niên yêu nước quê ở Nghi Lộc đang hoạt động trong và ngoài nước
đã được cử đi dự các lớp huấn luyện Đồng chí Canh Tân – Đặng Thái Thuyến ở Mỹ Chiêm ( Nghi Phong) hoạt động trong Trại Cày ở Thái Lan, đồng chí Quốc Anh (tức Trần Văn Cung) quê xã Kim Khê Trung ( Nghi Hoa) hoạt động trong trường Quốc học Vinh là lớp học viên đi dự khóa huấn luyện đầu tiên Được các cán bộ của Hội bắt liên lạc, một số thanh niên trí thức yêu nước Nghi lộc đang hoạt động trong và ngoài tỉnh lần lượt gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Đồng chí Nguyễn Trương Thủy ( Nghi Xá) gia nhập Hội ở Nam Định Hoàng Xuân Ủy, Hoàng văn Liễn gia nhập Hội ở Diễn Châu Từ cuộc vận động xuất dương của Phan Bội Châu, ông Nguyễn Năng Tựu ở Nghi Trường chuyển sang Hội Thanh niên và làm nhiệm vụ dẫn đường cho thanh niên yêu nước trong tỉnh sang dự trường huấn luyện do Tổng hội
mở ở Trung Quốc sau chuyển sang Thái Lan ( 1927) Huyện Nghi Lộc là đầu mối, trung tâm cơ sở Thanh niên
“ Cuối năm 1929, cơ sở Thanh niên ở Nghi lộc đã phát triển mạnh mẽ ở các làng: Kỳ Trân, Đông Chử ( Nghi Trường), Song Lộc ( Nghi Hải, Nghi Hòa), Tân Hợp ( Nghi Xuân), Long Trảo ( Nghi Khánh), Nhất Tộc ( Nghi Đồng), Phương Tích ( Nghi Phương)”…[2; 38]
Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kì ra đời và cử cán
bộ vào xây dựng cơ sở ở Nghệ An Tiếp đó, An Nam cộng sản Đảng ở Trung
Kỳ cũng được thành lập Hai tổ chức cộng sản này ra đời đã thúc đẩy nhanh việc thành lập Đảng ở trong tỉnh Nghi Lộc là huyện phụ cận thành phố Vinh – Bến Thủy, nơi trung tâm chỉ đạo của hai tổ chức cộng sản nên được tiếp thu
Trang 17và liên lạc nhanh chóng Đồng chí Phạm Duy Thanh ( tức Tiềm Thâm), đảng viên Đảng Tân Việt ở làng Ân Hậu – Nghi Ân là người đầu tiên ở Nghi Lộc gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng và được kỳ bộ Trung Kỳ chỉ định vào
Ủy viên Ban chấp hành Tổng Nông hội ở huyện Nghi Lộc
Tháng 1/1930 đồng chí Nguyễn Hữu Cơ, đảng viên Chi bộ Đông Dương Cộng sản ở làng Tri Lễ - Phúc Sơn – Anh Sơn cũng được Kì bộ Trung
Kỳ đưa đến hoạt động ở vùng nông thôn phía bắc thị xã Vinh – Bến Thủy Tại đây, đồng chí cùng với Hoàng Trọng Trì ở làng Lộc Đa – Hưng Lộc và Phạm Duy thanh ở làng Ân Hậu – Nghi Ân xây dựng cơ sở đảng và Nông hội
Đỏ đầu tiên ở Nam Nghi Lộc và Bắc Hưng Nguyên
Phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh mẽ yêu cầu phải có một Đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo ngày càng bức thiết.Vì vậy, nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất ở Việt Nam đó là Đảng Cộng sản Việt Nam Nhân dịp này đồng chí Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi: “Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập Đó là chính Đảng của giai cấp vô sản Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức bóc lột Từ nay, anh chị em chúng ta cần phải gia nhập, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng”[39; 307]
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị thành lập Đảng, tháng 3 năm 1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc ( tức Thịnh), nguyên bí thư kì bộ Đông Dương cộng sản ở Trung Kỳ, là ủy viên Ban chấp hành lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam đã thành lập ra phân cục Trung ương Đảng ở Trung Kỳ tại thành phố Vinh và chỉ định ra hai ban chấp hành lâm thời tại Nghệ An
Trang 18- Tỉnh bộ Vinh ( gồm Vinh – Bến Thủy, 2 huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thanh Hóa)
- Tỉnh bộ Nghệ An ( gồm các huyện còn lại trong tỉnh)
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phân cục Trung ương và Tỉnh ủy Vinh, tháng 4 năm 1930, đồng chí Phạm Duy Thanh, Nguyễn Hữu Cơ đã cùng với đồng chí Nguyễn Thức Mẫn ( tức Đông, tức Chắt Văn) – bí thư Đảng bộ Tân Việt tỉnh Nghệ An đã nhóm họp các đảng viên Tân Việt có xu hướng cộng sản trong huyện Nghi Lộc thảo luận về chủ trương thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng Cuộc họp được tổ chức tại nhà thờ cử nhân Nguyễn Thức Tự ( Nghi Trường) Hội nghị đã cử ra Ban chấp hành huyện ủy lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam ở Nghi Lộc gồm có các đồng chí: Nguyễn Thức Mẫn, Nguyễn Hữu
Cơ, Nguyễn Đình Xuân, Hoàng Văn Tâm… Đồng chí Nguyễn Thức Mẫn được cử làm bí thư
Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Phân cục trung ương và tỉnh ủy Vinh cùng với sự hoạt động tích cực của huyện ủy lâm thời, cơ sở đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng ở huyện Nghi Lộc được phát triển nhanh chóng Các chi bộ ghép đầu tiên được thành lập ở Đảng bộ huyện Nghi Lộc là:
“ Chi bộ Ân Hậu gồm các làng: Ân Hậu (Nghi Ân) do đồng chí Phạm Duy Thanh làm bí thư
Chi bộ Đức Hậu gồm các làng: Đức Hậu (Nghi Đức), Yên Đại (Nghi Phú) do đồng chí Nguyễn Thành Đại làm bí thư
Chi bộ Kim Khê gồm các làng: Kim Khê Thượng ( Nghi Long) do đồng chí Nguyễn Viết Thiện làm bí thư
Trang 19Chi bộ Phan Thôn gồm các làng: Phan Thôn, Xuân Liệu ( Nghi Kim)
do đồng chí Cao Trọng Nựu làm bí thư
Chi bộ Đông Chử gồm các làng: Đông Chử, Kỳ Trân (Nghi Trường) do đồng chí Nguyễn Đình Xuân làm bí thư
Chi bộ Long Trảo gồm các làng: Long Trảo, Khánh Duệ (Nghi Khánh),
Mỹ Xá ( Nghi Xá) do đồng chí Hoàng Văn Cạn ( tức Thạc) làm bí thư
Chi bộ Lò gồm các làng phía bắc tổng Thượng Xá (Nghi Quang, Nghi Tân) và Trung Kiên ( Nghi Thiết) do đồng chí Hoàng Văn Tâm làm bí thư
Chi bộ Mỹ Chiên do đồng chí Trương Đôn làm bí thư, chi bộ Phú Ích (Nghi Phong) do đồng chí Nguyễn Văn Phảng làm bí thư
Chi bộ Văn Trung gồm làng: Văn Trung, Đông Quan (Nghi Hương), Xuân Đình ( Nghi Thạch) do đồng chí Hoàng Mạnh Khang làm bí thư
Chi bộ Cổ Đan gồm các làng: Cổ Đan, Cổ Bái, Phúc Lợi (Nghi Thái, Phúc Thọ) do đồng chí Trương Xuân Hài làm bí thư
Chi bộ Song Lộc gồm các làng: Song Lộc (Nghi Hải, Nghi Hòa), Tân Hợp (Nghi Xuân) do đồng chí Nguyễn Đức Bình làm bí thư
Chi bộ Vân Trình gồm các làng thuộc tổng Vân Trình do đồng chí Nguyễn Phấn Hòa làm bí thư” [2; 41]
Từ các chi bộ ghép, tổ chức cơ sở Đảng được mở rộng dần và phát triển
ra nhiều làng, xã trong huyện Tổ chức Nông hội Đỏ cũng được xây dựng và phát triển trong giai đoạn này Bên cạnh mỗi cấp ủy Đảng đều có ban chấp hành Nông hội Đỏ gọi là các “xã bộ”, “ thôn bộ” Theo báo cáo ngày 27 tháng
12 năm 1930 của xứ ủy Trung kỳ thì huyện Nghi Lộc có 15 chi bộ đảng với
58 đảng viên và 1.574 hội viên Nông hội Đỏ sinh hoạt trong 19 liên xã Ở một
Trang 20số làng, xã Nông hội Đỏ đã được xây dựng trước để chuẩn bị cho sự ra đời của các chi bộ đảng.
Cùng với Nông hội Đỏ, các tổ chức quần chúng khác nhau như: hội Phụ nữ giải phóng, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội tán trợ cách mạng, Hội Cứu tế Đỏ…cũng lần lượt được thành lập Các tổ chức quần chúng là chỗ dựa vững chắc cho các cấp ủy đảng tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu của Đảng trong cao trào cách mạng 1930 – 1931
1.2.2 Phong trào bùng nổ và phát triển đến đỉnh cao
Ngay sau khi Đảng bộ được thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh ủy Vinh, huyện ủy Nghi Lộc đã chỉ đạo các chi bộ phát động phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng nhân dân Nhiều làng xã đã tổ chức việc treo cờ búa liềm, rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ cuộc đình công của công nhân nhà máy dệt Nam Định và chuẩn bị kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 Những hoạt động của tổ chức đã đặt cơ sở cho
sự liên kết chặt chẽ giữa giai cấp công nhân và nông dân Nghi Lộc từ đầu phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, từ ngày 25 tháng 4 năm 1930, chi bộ các làng: Ân Hậu, Đức Hậu, Song Lộc, Tân Hợp đã vận động nhân dân chuẩn
bị tham gia biểu tình “ Rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1930, dưới sự chỉ huy của Nông hội Đỏ, nhân dân các làng nô nức ngược đường Cửa Hội – Vinh kéo đến tập trung ở làng Lộc Đa ( Hưng Lộc) Sau khi nghe đại biểu của Đảng diễn thuyết về ý nghĩa ngày Quốc tế lao động và nội dung biểu tình, đoàn người xếp thành hàng, theo ngọn cờ của người chỉ huy tiến vào Vinh phối hợp với nông dân các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh…và công nhân các nhà máy biểu tình lên tòa Công sứ tỉnh Nghệ An đưa yêu sách: đòi
Trang 21tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân, giảm sưu, hoãn thuế cho nông dân…Đoàn biểu tình vừa kéo đến Quán Lau, gần nhà máy Trường Thi thì tri phủ Hưng Nguyên đưa lính đến ngăn chặn Bất chấp lời dụ dỗ, đe dọa của tri phủ, đoàn biểu tình vẫn giữ vững hàng ngũ, tiếp tục tiến bước theo lệnh của Tổng chỉ huy Đến chợ Bò trước cổng nhà máy Trường Thi ( đối diện nhà hát thành phố), Công sứ và Tổng đốc đã đưa lính đến bao vây công nhân trong nhà máy và đối phó với đoàn biểu tình của nông dân ngoài đường phố Không chịu lùi bước, theo lệnh của Tổng chỉ huy, đoàn biểu tình theo Quốc lộ 1A tiến xuống Bến Thủy phối hợp với công nhân các nhà máy: diêm, điện, cá hộp, rượu và phu khuân vác ở cảng… Trên đường đi, đoàn biểu tình được bổ sung thêm lực lượng nhân dân đi chợ Vinh từ phía Hà Tĩnh sang Công sứ và Tổng đốc Nghệ An huy động quan lại và lính trong thành phố tập trung đàn
áp, làm 6 người chết, 18 người bị thương và bắt giam 100 người Lần đầu chưa có kinh nghiệm, khi bị địch khủng bố, đoàn người biểu tình giãn ra và giải tán Số người hy sinh và bị thương được cán bộ, đảng viên tổ chức cho nhân dân đưa về các làng mai táng và cứu chữa”.[2; 43]
Sau ngày biểu tình, Phân cục Trung ương Đảng ở Trung Kỳ phát truyền đơn và cho đăng trên báo “ Người lao khổ” về cuộc biểu tình này Bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bọn phong kiến Nam triều
Tiếp sau các cuộc đình công của công nhân nhà máy Diêm Bến Thủy (ngày 10 tháng 5), công nhân nhà máy cưa và khuân vác ở cảng Bến Thủy (ngày 12 tháng 5), công nhân nhà máy Trường Thi (ngày 31 tháng 5) và nông dân Thanh Chương, Anh Sơn (ngày 2 tháng 6)…dưới sự lãnh đạo của Huyện
ủy gần 500 nông dân các làng thuộc 3 tổng: Thượng xá, Đặng Xá, Kim Nguyên biểu tình lên huyện đường Nghi Lộc phản đối đàn áp cuộc biểu tình ở Bến Thủy và đòi giảm sưu , hoãn thuế Tri huyện không dám đàn áp và nhún nhường hứa chuyển yêu sách của nhân dân lên cấp trên Thái độ của viên tri
Trang 22huyện đã làm tăng thêm lòng tự tin và quyết tâm đấu tranh của nhân dân, tạo điều kiện cho các cán bộ, đảng viên đẩy mạnh phát triển tổ chức và vận động mọi người đấu tranh đòi các quyền lợi hàng ngày.
Có thể nói cuộc biểu tình ngày 2 tháng 6 năm 1930 của nhân dân Nghi Lộc là một bước chuyển lớn trong phong trào cách mạng bởi trong ngày này quần chúng đã được tổ chức thành hàng ngũ chỉnh tề, có lãnh đạo chỉ huy thống nhất Đây là sự kiện chứng minh rằng: phong trào đấu tranh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được thắng lợi, kẻ thù buộc phải nhượng bộ mặc dù không nằm trong sự tính toán của chúng Sự kiện ngày 2 tháng 6 năm 1930 đã thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết của nhân dân Nghi Lộc, xứng đáng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng cho phong trào cách mạng trong huyện, thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ngày một phát triển rộng khắp
Ngày 25 tháng 6, các chi bộ đảng lãnh đạo tiểu tổ Nông hội Đỏ vận động hàng ngàn nông dân các làng tập trung cồn Mả Nường ( Nghi Trường)
dự mít tinh hưởng ứng các cuộc biểu tình của nông dân Sa Đéc (Nam Bộ) và nông dân Tiền Hải (Thái Bình),đòi thực dân Pháp và chính quyền Nam triều thả những người bị bắt, bồi thường cho gia đình những người bị chết, bị thương trong các cuộc biểu tình ở Bến Thủy ngày 1 tháng 5 năm 1930 Tri huyện Tôn Thất Hoàn đưa lính đến giải tán, nhưng vừa đến nơi thấy khí thế cách mạng bừng bừng của nhân dân, y buộc phải làm ngơ đưa lính trở về
Giữa lúc đó, cuộc tổng đình công của công nhân nhà máy Diêm Bến Thủy bùng nổ (ngày 6 tháng 7 năm 1930) Hưởng ứng lời “ Báo Cần Kíp” của Tổng Công hội Nghệ An, cùng với các Đảng bộ trong tỉnh, Huyện ủy Nghi Lộc đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng, các chi bộ và các hội quần chúng tổ chức quyên tiền bạc, gạo khoai… ủng hộ các gia đình công nhân tham gia tổng
Trang 23đình công Cuộc vận động ủng hộ công nhân và các cuộc mít tinh, biểu tình đấu tranh đòi các quyền lợi hàng ngày của nông dân các làng kết hợp chặt chẽ với nhau đưa phong trào cách mạng trong huyện lan rộng, lên cao Trước tình hình ấy, chính quyền thực dân phong kiến một mặt nhượng bộ, thực hiện một
số yêu sách của cách mạng để xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân, mặt khác lùng bắt cán bộ, đảng viên, đánh phá các tổ chức cách mạng Phân cục Trung ương Đảng ở Trung Kỳ họp hội nghị các Bí thư Tỉnh ủy, Huyện ủy tại thành phố Vinh bàn kế hoạch đối phó, tiếp tục đưa cách mạng tiến lên Đồng chí Nguyễn Thức Mẫn, bí thư huyện ủy Nghi Lộc dự cuộc họp này và bị bắt ( tháng 7 năm 1930 ) Để bảo vệ tổ chức, huyện ủy Nghi Lộc chuyển cơ quan
từ nhà đồng chí Nguyễn Đình Xuân ở làng Đông Chử xuống nhà thờ họ Hoàng ở Vạn Lộc ( Nghi Tân).[2;45]
Từ biểu tình, bãi công đưa yêu sách, phong trào đấu tranh của nhân Nghệ Tĩnh chuyển dần sang tính chất “ tiểu bạo động” làm tan rã từng mảng
bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến ở làng dân làm rung động nền cai trị của thực dân Pháp ở nước ta Sau khi đáp máy bay xem xét tình hình ở thành phố Vinh và các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Lơ-pôn ( Lepol) - Khâm sứ Trung Kỳ, Nguyễn Hữu Bài – Khâm sai đại thần triều đình Huế họp Viện cơ mật bàn biện pháp lập lại trật
tự
Tuy nhiên không vì thế mà phong trào cách mạng ở Nghi Lộc lắng xuống Ngược lại, kẻ thù càng điên cuồng đàn áp thì tinh thần cách mạng của quần chúng càng dâng cao Cùng lúc thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai tiến hành khủng bố ác liệt cũng là lúc phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh lên đến đỉnh cao Nhân dân các huyện trong tỉnh như Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc đã đứng lên Có thể coi đây là thời kỳ
“ tiền khởi nghĩa” của phong trào cách mạng 1930 – 1931
Trang 24Kể từ cuối thỏng 8, trong thỏng 9 năm 1930, cơn bóo tỏp cỏch mạng của cụng – nụng Nghệ Tĩnh trào dõng một cỏch mạnh mẽ Một loạt cuộc đấu tranh quy mụ lớn thu hỳt hàng ngàn, hàng vạn người tham gia nổ ra liờn tiếp, quyết liệt chưa từng thấy.
Ngày 12 thỏng 9 năm 1930 hơn 8000 nụng dõn huyện Hưng Nguyờn,
có sự hởng ứng của nông dân Nam Đàn đã rầm rộ biểu tình kéo xuống Vinh Ngày này đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và lịch sử phong trào cách mạng quần chúng Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng Hàng ngàn nông dân Hng Nguyên trang bị gậy gốc, giáo mác, dây thừng dơng cờ đỏ búa liềm kéo xuống ga Yên Xuân Hoảng sợ trớc phong trào của nhân dân chính quyền thực dân đã thẳng tay đàn áp Đế quốc Pháp đã cho máy bay đánh bom vào cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân và công nhân, làm hàng trăm ngời bị chết và hàng trăm ngời bị thơng, có những làng hầu nh nhà cửa đã bị đốt cháy
và bị phá huỷ Vụ tàn sát cực kỳ dã man này đã làm chấn động d… luận trong nớc và quốc tế, gây nên sự bất bình cao trong nhân dân
Nghi Lộc là huyện tiếp cận với phong trào cỏch mạng ở Vinh – Bến Thủy và Hưng Nguyờn, lại được xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Vinh trực tiếp chỉ đạo nờn phong trào cỏch mạng của quần chỳng phỏt triển rất nhanh Ngay sau vụ thảm sỏt ở Hưng Nguyờn, dưới sự lónh đạo của Huyện ủy nhõn dõn cả huyện nổi lờn phong trào mớt tinh, biểu tỡnh đũi thực dõn Phỏp và phong kiến Nam triều “Khụng được đụng đến cụng nụng Nghệ Tĩnh, khụng được nộm bom tàn sỏt dõn biểu tỡnh, bồi thường cho gia quyến những người bị nạn” [40; 9] Cỏc cuộc biểu tỡnh thị uy, trừng trị, cảnh cỏo bọn tay sai của thực dõn, phong kiến nổ ra liờn tiếp trong huyện Chi bộ đảng và Nụng hội Đỏ cỏc làng tổng Đặng Xỏ vận động nhõn dõn họp mớt tinh ở cồn Cổ Bỏi ( Phỳc Thọ) bắt những tờn tổng lý phản cỏch mạng ra cảnh cỏo,rồi kộo đến Cửa Hội đập phỏ
sở đại lớ bỏn rượu Phụng – ten của Phỏp, đũi tờn chủ sự sở “Xi Nhan” khụng
Trang 25được nhũng nhiễu nhân dân, đòi tên quan võ phụ trách đồn trấn thủ bỏ việc kiểm soát và thu thuế các thuyền của nhân dân ra vào Cửa Hội ( ngày 20 tháng 9 năm 1930) Thực hiện chỉ thị của Huyện ủy, ngày 28 tháng 9, chi bộ đảng và Nông hội Đỏ các làng xã trong huyện biểu tình kéo dài đến trấn áp, trừng trị tên chủ thầu thu thuế chợ Sơn ở Long Trảo ( Nghi Khánh) về tội hống hách, ức hiếp nhân dân Chi bộ đảng và Nông hội Đỏ các xã thuộc tổng Thượng Xá liên tiếp vận động nhân dân phối hợp với các lực lượng Tự vệ Đỏ trừng trị những tên hào lí phản cách mạng ở các làng như: Lí trưởng Mĩ Xá ( Nghi Xá), lí trưởng Xuân Tình ( Nghi Thịnh), Chánh đoàn Khánh Duệ ( Nghi Khánh), Bang tá Văn Trung ( Nghi Hương) Ở tổng Kim Nguyên quần chúng nhân dân phối hợp với Tự vệ Đỏ trừng trị tên cựu lí trưởng chống phá cách mạng ở làng Kim Khê Thượng ( Nghi Long) và đập phá một số điếm canh của hào lí lập ra để chống cộng sản ( ngày 8 tháng 10 năm 1930)…Phong trào mít tinh, diễn thuyết của quần chúng nhân dân nổ ra rầm rộ ở các làng xã trong huyện, đặc biệt là các đội tự vệ đã đập phá nhà các lí trưởng gian ác.
Trước tình hình ấy, Tri huyện Tôn Thất Hoàn đã yêu cầu Công sứ và Tổng đốc Nghệ An đưa một đơn vị lính khố xanh đến đóng quân tại đồn Thương Chánh ở làng Thượng Thị (Nghi Quang) để chống phá cách mạng Bọn chúng đã biến nơi đây thành trung tâm chỉ huy đánh phá phong trào đấu tranh của nhân dân ở vùng xung quanh Cửa Lò Hàng ngày, chúng cho lính vào làng lùng bắt những người cộng sản Hàng trăm cán bộ, đảng viên bị bắt về đây giam cầm và bị tra tấn cực kì dã man Một số người đã bị chúng đánh chết ngay sau khi đưa vào nhà giam
“ Ngày 15 tháng 10 năm 1930, cơ quan Huyện ủy ở Vạn Lệ (Nghi Tân)
bị địch bao vây Không chịu để tài liệu của Đảng lọt vào tay địch, đồng chí Phạm Tước, cán bộ ấn loát đã tự đốt nhà mình là nơi in truyền đơn tài liệu của
Trang 26Huyện ủy để phi tang Đồng chí đã bị chúng bắt đem về đồn Thượng Xá tra tấn dã man Với tinh thần trung kiên, dũng cảm, bất khuất, quyết tâm bảo vệ Đảng đồng chí không hề khai báo gì với địch nên bị đánh đập tàn nhẫn và đã
hi sinh Một số cán bộ, đảng viên và quần chúng cũng đang bị chúng cùm kẹp, đánh đập tàn nhẫn” [2; 48]
Để cảnh cáo bọn lính đồn và giải thoát cho số đồng chí, đồng bào, Huyện ủy lãnh đạo các chi bộ đảng, Nông hội Đỏ và các hội quần chúng vận động nhân dân cùng với Tự vệ biểu tình kéo đến phá đồn Thương Chánh Tên đồn trưởng đã huy động lính xả súng vào đoàn biểu tình làm 7 người chết và một số người bị thương Đây là cuộc đổ máu đầu tiên của nhân dân Nghi Lộc Cuộc biểu tình buộc phải giải tán Cán bộ đảng viên đã cùng với Nông hội Đỏ các làng có người bị chết đã tổ chức mai táng nhũng người hi sinh, thuốc men cho những người bị thương, ổn định tư tưởng cho mọi người, tiếp tục đấu tranh
Địa điểm ở làng Vạn Lộc (Nghi Tân) bị địch đánh phá, Huyện ủy chuyển cơ quan lên làng Ông La (Nghi Long) Tại đây, đồng chí Nguyễn Hữu Cơ đã cùng với đồng chí Hoàng Văn Tâm trong Huyện ủy cũ triệu tập Hội nghị đại biểu bổ sung 3 ủy viên mới vào Huyện ủy là: Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Thị Xân (ở làng Kỳ Trân) và Nguyễn Đình Hiến (ở làng Song Lộc) Đồng chí Hoàng Văn Tâm được cử làm Bí thư “Hội nghị quyết định tổ chức mít tinh truy điệu những chiến sĩ đã hi sinh, vạch tội ác dã man của thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều, quyên góp tiền bạc cứu giúp gia đình có người bị nạn, kêu gọi nhân dân gia nhập các tổ chức quần chúng cách mạng, chuẩn bị đấu tranh nhân dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7.11) và Quảng Châu công xã (11.12)”.[2;49]
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, các chi bộ đảng lần lượt tổ chức mít tinh truy điệu nhũng chiến sĩ đã hi sinh, rải truyền đơn, treo cờ búa liềm
Trang 27cổ động cho ngày kỉ niệm Ở một số nơi, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội Đỏ đã phát động hội viên đấu tranh buộc bọn tống,
lí phải thực hiện những yêu sách của mình như: hoãn thu sưu thuế, đem lúa nghĩa thương ra cứu giúp dân bị đói Hàng chục tổng, lí, mật thám, chống phá cách mạng đã bị nhân dân nghiêm trị
Như vậy, chỉ trong vòng hai tháng, tháng 9 và tháng 10 năm 1930 đã
có 20 cuộc biểu tình, tuần hành thị uy, trấn áp bọn hào lí ở địa phương Qua đây chúng ta có thể thấy được ngay từ những ngày đầu cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Nghi Lộc đã liên tiếp đứng dậy đấu tranh
Ngày 28 tháng 12 năm 1930, các cấp ủy đảng trong huyện lãnh đạo Nông hội Đỏ, Hội Phụ nữ giải phóng, Thanh niên cộng sản Đoàn vận động nhân dân tham dự lễ truy điệu các chiến sĩ đã hi sinh do Xứ ủy Trung Kì phối hợp với Tỉnh ủy Vinh tổ chức tại dăm Mụ Nuôi ở làng Lộc Đa (Hưng Lộc) Hàng ngàn nông dân Nghi Lộc cùng công nhân các nhà máy, nhân dân thành phố Vinh – Bến Thủy và phủ Hưng Nguyên tập trung về đây dự lễ Sự kiện này đã được đồng chí Nguyễn Ái Quốc phản ảnh trong bài Nghệ Tĩnh Đỏ gửi
Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ngày 19 tháng 12 năm 1931 Người viết: “ Ở làng Lộc Đa, cách Vinh 2 ki-lô-mét, 4.000 công nhân thành phô Vinh và nông dân Hưng Nguyên, Nghi Lộc đã đến dự lễ truy điệu những chiến sĩ bị hi sinh Một lá cờ búa liềm được căng ra trên một chiếc bàn thờ đầy hương hoa Người chủ trì lên đọc điếu văn, sau đó đại biểu Công hội, Nông hội và đại biểu các làng lên nói chuyện Một đại biểu đề nghị ngày hôm sau tất cả các chợ ở Hưng Nguyên và Nghi Lộc đều bãi thị Đề nghị đó được thực hiện đúng như lời cam kết, tất cả các chợ đều vắng tanh Trong lúc buổi
lễ đang tiến hành, anh em công nhân cắt điện làm cho cả thành phố Vinh – Bến Thủy chìm ngập 10 phút trong đêm tối” Cuối cùng, Người khẳng đinh:
“Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh, tuyên truyền của chính phủ, báo
Trang 28chí, đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh”.[39; 310]
Sau lễ truy điệu, chi bộ đảng và Nông hội Đỏ các làng Song Lộc (Nghi Hải, Nghi Hòa), Tân Hợp (Nghi Xuân) tổ chức mít tinh, phát động nhân dân đấu tranh buộc hào lí không được thu thuế chợ Mới Trang và thuế đò qua Hội Thống (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) Tiếp đó, “Tổng ủy Đặng Xá họp thảo luận kế hoạch vay lúa cứu đói cho dân Sáng ngày 02 tháng 01 năm 1931, hội nghị đang họp, Tri huyện Tôn Thất Hoàn đưa lính đến nhà Lí trưởng làng Song Lộc tổ chức vây bắt người hại gia đình cách mạng Nghe tin, Tông ủy Đặng
Xá đã dừng hội nghị, kịp thời chỉ đạo, vận động nhân dân các làng biểu tình kéo đến giải thoát những người bị bắt Trống ngũ liên làng Song Lộc nổi lên, nhân dân và tự vệ kẻ gậy tày, người dao mác từ các làng ùn ùn kéo tới Tri huyện Tôn Thất Hoàn hoảng hốt, hô lính bắn, làm một người bị thương Lòng căm thù trào lên, mọi người đều xông tới Tri huyện, binh lính và tổng, lí tháo chạy Nhân dân thắng thế đuổi theo đến cây đa đền Chính Vị xã Nghi Xuân, bọn chúng bị quần chúng bao vây và xông vào đánh đập tới tấp Tri huyện Tôn Thất Hoàn, Phó chánh tổng Đặng Xá, Phó lí, Chánh đoàn làng Song Lộc
và 5 tên lính bị nhân dân đánh chết”[2; 51]
Hành động của nhân dân đã vượt ra ngoài chủ trương của các cấp bộ Đảng Vì vậy, ngay sau khi xảy ra tình hình, Tổng ủy Đặng Xá đã lãnh đạo các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội Đỏ họp hội nghị khẩn cấp, bàn biện pháp đối phó Thực hiện chủ trương của chi bộ đảng, các đội Tự vệ Đỏ canh gác các ngả đường, phá các cầu trên đường Cửa Hội - Vinh, Cửa Hội - Cửa Lò đế ngăn cản cuộc hành quân đàn áp của địch từ Vinh xuống và từ đồn Thượng Xá kéo lên Tiếp đó, Huyện ủy cử cán bộ đến chỉ đạo các chi bộ đảng, một mặt đưa số cán bộ, đảng viên đã bị lộ mặt đi hoạt động nơi khác, họp hội viên Nông hội Đỏ thảo luận kế hoạch đối phó với địch đến đàn áp,
Trang 29mặt khác họp mít tinh chuẩn bị tinh thần đấu tranh cho nhân dân Tối hôm đó, nhận lệnh của Công sứ và Tổng đốc Nghệ An, Giám binh Pơ-ti đưa 16 lính khố xanh đến làng Song Lộc, lí trưởng và hương hào trong làng đã đưa gia đình đi lánh nạn Nông hội Đỏ nổi trống, mõ, nhân dân già, trẻ, gái trai lại kẻ dao, người đòn gánh, gậy gộc đổ ra đường biểu tình đấu tranh Nhìn thấy lực lượng quần chúng với khí thế cách mạng sôi sục, trong suốt đêm, từ Giám binh đến lính tráng đều “án binh bất động”.
Sáng hôm sau (3.01.1931), Công sứ và Tổng đốc Nghệ An lại cử Hà Xuân Hải, Bố chánh Nam triều đưa thêm 60 lính khổ xanh đến hợp lực với Giám binh Pơ-ti tiến hành đàn áp Bọn chúng đóng quân tại nhà Thánh làng Song Lộc Ngày đêm, chúng cho lính vào làng gặp người nào bắt người ấy đem ra tra hỏi truy tìm thủ phạm Chúng bắt nhân dân xuống sông tìm xác Tôn Thất Hoàn và lính, các tang vật vứt xuống sông Chúng cướp lương thực, thực phẩm, trâu, bò, lợn, gà của nhân dân đưa về đồn nhậu nhẹt Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy, các chi bộ đảng đã phát động nhân dân họp mít tinh, biểu tình phản đối hành động dã man của chúng
Tri huyện và một số lính vừa bị nhân dân đánh chết, chưa có người thay Nha lại ở huyện đường và tổng, lí, hương chức ở làng xã hoảng loạn Bọn chúng ngày đêm sống nơm nớp trong lo âu, sợ hãi Mỗi khi nghe có tiếng trống mõ cổ động mít tinh, biếu tình là bọn chúng tìm nơi ẩn tránh Trong lúc đó, chi bộ đảng, Nông hội Đỏ làng Song Lộc và Tân Hợp đưa những người già, bệnh tật, trẻ em và của cải sơ tán sang các làng lân cận Còn các hội viên Nông hội Đỏ, hội viên Phụ nữ giải phóng, Đoàn viên thanh niên cộng sản ở lại cùng với Tự vệ đối phó với địch
Nhận được báo cáo, Xứ ủy Trung Kì liền phát truyền đơn và cho đăng bài trên báo “Công Nông Binh” của Xứ ủy, giải thích việc Tôn Thất Hoàn bị nhân dân trừng trị “là vì quần chúng khổ sở quá mà tự động làm” Xứ ủy
Trang 30nhắc nhở các cấp ủy đảng vận động nhân dân đấu tranh nhưng tránh “bạo động như Nghi Lộc” Vì làm liều như vậy là “đem thân nạp cho súng đạn của địch” Xứ ủy chỉ đạo lúc này là bằng mọi cách “bênh vực anh em ta ở Nghi Lộc và đánh đổ chính sách khủng bố của đế quốc Pháp” [1; 70].
Hưởng ứng lời kêu gọi của Xứ ủy, phong trào đấu tranh “bênh vực nhân dân Nghi Lộc” bùng lên nhiều nơi trong tỉnh Nghệ An và một số tỉnh trong Xứ Ngoài rải truyền đơn, tổ chức mít tinh, biểu tình, biểu thị tình đoàn kết chiến đấu, nhiều nơi chi bộ đảng lãnh đạo Nông hội Đỏ lạc quyên tiền bạc, thóc gạo, chăn chiếu giúp các gia đình ở Song Lộc và Tân Hợp bị địch đốt phá Đồng bào hai làng này sơ tán đến đâu được nhân dân ở đó cưu mang như người thân trong gia đình Không những bảo vệ người và của, nhiều gia đình còn nhường cả nơi nghỉ, san sẻ từng bữa cơm cho nhân dân hai làng đến lánh nạn Làng Hải Thanh (Nghi Tiến) như một căn cứ, nơi cán bộ, đảng viên hai làng đến nương náu duy trì hoạt động cách mạng Chi bộ đảng
và các tổ chức quần chúng cách mạng phát triển sâu rộng “So với số lượng cuối tháng 12 năm 1930, đến cuối tháng 4 năm 1931 tố chức đảng đã phát triển từ 15 chi bộ với 58 đảng viên lên 23 chi bộ với 162 đảng viên; Nông hội
Đỏ phát triển từ 1.574 hội viên hoạt động trong 19 làng, xã lên 4.962 hội viên hoạt động trong hơn một nửa tổng số đơn vị hành chính (48/87 làng xã có mộc triện lí trưởng) của huyện Nghi Lộc Ngoài ra, còn có 118 hội viên Hội Phụ nữ giải phóng; 64 đoàn viên Thanh niên Cộng sản Đoàn và hàng chục hội viên Hội Cứu tể Đỏ, Hội Tán trợ cách mạng” [2; 60]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và được khích lệ bởi phong trào đấu tranh của nhân dân trong tỉnh, phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc không chỉ đơn thuần là truyền đơn, diễn thuyết mà các cuộc biểu tình rầm rộ thu hút nhân dân toàn huyện tham gia Họ không chỉ đấu tranh đòi yêu sách mà còn tấn công vào cả chính quyền đế quốc đang bị lung lay Chính sự đoàn kết của
Trang 31phong trào quần chúng nhân dân đã làm cho chính quyền thực dân phong kiến hoang mang đến cực điểm, các cuộc đấu tranh rộng lớn nổ ra để chống bọn phong kiến tay sai và thực dân xâm lược trong tỉnh Nghệ Tĩnh nói chung và ở huyện Nghi Lộc nói riêng trong giai đoạn này mang đặc điểm nổi bật: Đó là các cuộc đấu tranh ấy tuy chưa là khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng nó không còn tính chất hoà bình như những tháng trước (từ tháng 7 - 1930 trở về trước) Mà giai đoạn này (từ giữa tháng 8 - 1930) trở đi nhân dân nhiều nơi dùng đến bạo lực, đổ máu đã xảy ra và họ không còn thừa nhận chính quyền của kẻ địch nữa như: Phá nhà lao thả những người bị giam, đốt hồ sơ ở Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Cẩm Xuyên; đốt huyện Thanh Chương, phá trạm điện tín ở nhà ga Hưng Nguyên và đặc biệt với sự kiện giết tên tri huyện Tôn Thất Hoàn ở Nghi Lộc Qua đó ta có thể thấy phong trào cách mạng của quần chúng Nghệ Tĩnh đã phát triển đột biến vượt ra khỏi những dự định ban đầu của các cấp bộ Đảng.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc đã kết hợp với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ở các huyện đã tạo nên làn sóng đấu tranh
vô cùng mạnh mẽ Đặc biệt thắng lợi của các cuộc đấu tranh đó đã góp phần củng cố thêm niềm tin ý chí quyết tâm, khí thế cách mạng, tất cả vì Tổ quốc,
vì quê hương, mà đứng lên hoà vào làn sóng cách mạng để đập tan, chôn vùi ách thống trị của bọn phong kiến thực dân, góp phần đưa phong trào cách mạng năm 1930 - 1931 đạt tới đỉnh cao
Trong thời điểm 1930 - 1931, công tác tuyên truyền bằng thơ ca, hò, vè cũng là một vũ khí sắc bén để tranh đấu và cổ động phong trào "Bài ca cách mạng" của Đặng Chánh Kỷ được phổ biến sâu rộng trong hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh để nói lên khí thế cách mạng sục sôi ở nơi đây:
"Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Trang 32Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau cương quyết một phen Tổng này, xã nọ kết lên
Ta hô ta hét thét lên mau nào Trên gió cả cờ đào phất thẳng Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Giữa thành một trận xông pha Bên kia đoạn sắt, bên ta gan vàng"
[55; 72]
Như vậy, ngay từ buổi đầu cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng cả nước, thì ở Nghi Lộc phong trào cách mạng quần chúng nhân dân cũng nổ ra một cách rầm rộ nhất Đồng thời cũng là các quá trình Xô Viết nông dân ra đời đã lãnh đạo nhân dân Nghi Lộc đứng lên đấu tranh giành thắng lợi Hơn hết nhờ quá trình hoạt động Xô Viết nông dân mà phong trào đấu tranh trong những năm 1930 - 1931 đạt tới đỉnh cao
Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, ở nước ta chưa xuất hiện tình thế và thời cơ cách mạng, việc giành chính quyền chưa thể là mục tiêu trước mắt của Đảng xứ uỷ Trung kỳ và các Đảng bộ Nghệ An, Hà Tĩnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền Nhưng trước bão táp cách mạng của quần chúng công - nông, hệ thống chính quyền thực dân - phong kiến ở nông thôn Nghệ - Tĩnh bị lung lay mạnh Bọn quan tây, viên chức và binh lính người Pháp vô cùng hoang mang, sợ hãi Tại Vinh, mỗi tên Pháp đã chuẩn bị sẵn một hầm trú ẩn để phòng thân Còn hàng ngũ quan lại phong kiến ở Nghệ
An và Hà Tĩnh thì kẻ kiếm cớ xin nghỉ việc, người xin chuyển… Bộ máy chính quyền huyện, xã bị rệu rã Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không
Trang 33dám bén mạng trở lại huyện đường Binh lính các đồn không dám hoạt động Chính quyền ở nhiều làng xã tan rã hoặc tê liệt…
Trước tình hình đó, cũng như nhiều huyện ở Nghệ An và Hà Tĩnh: ở Nghi Lộc, các Ban chấp hành Nông hội đỏ và thôn Xã (xã bộ Nông) dưới sự chỉ đạo của các chi hộ Đảng đã đứng ra đảm nhận chức năng cai quan hương thôn Tuy nhiên do nhiều yếu tố nên mức độ đảm nhận công tác quản lý điều hành công việc lại có sự khác nhau Những làng nào mà thôn bộ thực sự thay thế các công việc của bộ máy Hào, Lý gọi là "Xô Viết" Song cũng có làng cơ quan địch vẫn tồn tại, nhưng buộc phải làm theo ý kiến của Nông hội… ở các làng Xô Viết thôn bộ, Nông hội đỏ thực sự lãnh đạo các chi bộ Đảng đứng ra giải quyết mọi công việc theo những hiểu biết qua sách báo các "Xã bộ" đã mặc nhiên "không công nhận lý địch trong làng, không công nhận chính quyền của bọn phong kiến thực dân trong huyện Công khai tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện các công việc như: canh gác bảo vệ cơ sở Đảng, bảo
vệ các cuộc biểu tình, giữ gìn trật tự an ninh trong thôn xóm, đồng thời giám sát và trừng trị bọn tay sai Chính quyền còn tuyên bố bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế muối, trịch thu hơn 100 mẫu ruộng, gần 200 quan tiền, hàng chục tạ thóc của địa chủ cho dân nghèo
Cùng với thực hiện các biện pháp cứu đói, Nông hội Đỏ ở 21 làng, xã
đã mở 44 lớp dạy học Quốc ngữ cho dân Có làng mở tới 3 - 4 lớp như: Hải Thanh (Nghi Tiến), Kỳ Trân (Nghi Trường), cổ Đan (Phúc Thọ) Ngay ở làng Mậu Lâm (Nghi Lâm) là làng công giáo toàn tòng cũng có một lớp học Quốc ngữ Các hủ tục, các tệ nạn xã hội do thực dân Pháp và phong kiến Nam triều bày đặt ra đế thực hiện chính sách ngu dân đều vận động nhân dân bãi bỏ, nhất là trong dịp đầu xuân Tân Vị (1931) Trên 220 mẫu trung bộ ruộng đất công từ trước được sử dụng vào việc tế lễ thần thánh, kính biếu chức sắc, nay cũng thu tô số ruộng đó đế cứu tế cho dân bị đói Có nơi như: La Vân (Nghi
Trang 34Yên), Hải Thanh (Nghi Tiến), Tri Thủy (Nghi Quang), Xuân Đài (Nghi Phú) Nông hội Đỏ còn vận động nhân dân đấu tranh buộc hào lí phải thiêu hủy các văn tự của gia đình vay nợ, cầm bán ruộng đất cho làng xã
Từ thực tế trên đây, lần đầu tiên nước ta xuất hiện một hình thái mới về chính quyền của những người lao động đó là Xô Viết nông thôn đã làm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo
Các Xô Viết nông thôn ở Nghi Lộc cũng đã làm nhiệm vụ điều hành mọi công việc trong huyện Từ giữa năm 1930 cho đến những tháng cuối năm
1931, dưới ánh sáng chủ trương, chính sách của Đảng với sự cố gắng vượt bậc của các cấp bộ, Nông Hội Đỏ, ở Nghi Lộc đã có những chuyển biến căn bản trên mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị, xã hội
Nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị, xã hội giành được trong những ngày được sống dưới sự quản lý, điều hành của cách mạng thật sự biết bao ý nghĩa đối với quần chúng bị áp bức Họ nhận thức sâu sắc rằng phải qua đấu tranh, phải đổ xương máu, phải chịu cảnh nhà cửa tan nát mới có thành quả này Chính vì vậy mà họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ, duy trì thành quả đó, ý chí, niềm tin ấy cháy bỏng trong lòng quần chúng nhân dân Bên cạnh đó, ban thường vụ trung ương Đảng cũng rất quan tâm theo dõi và hướng dẫn cụ thể Những hành động mà Xô Viết nông thôn ở Nghi Lộc làm được xứ uỷ Trung
Kỳ và xứ uỷ Nghệ An trực tiếp chỉ đạo, được phong trào công nhân và nhân dân thành phố Vinh - Bến Thuỷ cùng phối hợp hành động, được chia lửa phong trào cách mạnh tiếp tục phát triển lên cao
Như vậy, trải qua một quá trình đấu tranh, nhân dân Nghi Lộc đã giành được “chính quyền”, chính quyền đó được đổi bằng mồ hôi, xương máu của quần chúng cách mạng Nhân dân Nghi Lộc quyết đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng của mình để xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống tự do không có
Trang 35người bóc lột người… Tuy nhiên, cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, bảo vệ cách mạng và xây dựng chính quyền nhân dân Nghi Lộc sẽ rất gian khó và cũng đầy hi sinh Kẻ thù của dân tộc nói chung và của nhân dân nói riêng đang còn rất mạnh Đây là một thử thách rất lớn đối với nhân dân Nghi Lộc một lần nữa lại được khẳng định trong các cuộc đấu tranh tiếp.
1.2.3 Giai đoạn thoái trào
Với sự kiện, nhân dân ở một số địa phương của hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh đã đập tan bộ máy chính quyền thực dân phong kiến và dựng nên bộ máy chính quyền của công - nông, là một đòn chí mạng đánh vào đế quốc Pháp và tay sai phong kiến Bởi vậy từ cuối năm 1930 trở đi thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc đàn áp, khủng bố khốc liệt phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung
Sau khi Tri huyện Tôn Thất Hoàn và một số tên tay sai bị nhân dân hai làng Song Lộc và Tân Hợp nổi dậy đánh chết, thực dân Pháp và phong kiến Nam triều đấy mạnh cuộc khủng bố trắng đối với phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh nói chung và Nghi Lộc nói riêng đã lên tới đỉnh cao: vừa quyết liệt, vừa tàn bạo Tính chất cuộc khủng bố trắng của chúng với Nghệ Tĩnh lúc này là hủy diệt “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu, không Nghệ Tĩnh chẳng nghèo) Có nghĩa là đốt sạch, giết sạch Với dã tâm ấy, bọn chúng đã tập trung lực lượng, sử dụng nhiều hình thức và thủ đoạn dã man tàn bạo để tiêu diệt cách mạng Nghệ Tĩnh, nơi xưa nay luôn luôn làm cho bọn chúng “bận lòng lo lắng”
Ở Nghi Lộc, ngoài đồn Thượng Xá (Cửa Lò) đã được lập trước, chúng lập thêm đồn Chính Vị (ở Cửa Hội), đồn chợ Cọi (gần thành phố Vinh), đồn Chợ Xâm (nằm gần ngã ba Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ 534), mỗi đồn có tới 40 -
50 lính khố xanh Riêng đồn Chính Vị và đồn Chợ Xâm chúng đưa sĩ quan lê dương đến chỉ huy Với 4 đồn này, bọn chúng đã chế ngự 4 phía của huyện
Trang 36Nghi Lộc Ngoài hệ thống đồn lính khố xanh, chúng lập một hệ thống bang tá
từ huyện đến xã, thôn Bang tá huyện được cấp 15 lính, đóng đồn ngay cạnh huyện đường Năm tổng có 5 bang tá, mỗi tên được cấp 5 lính, đóng ngay tại nhà mình Mỗi xã, thôn đều có một bang tá với một đội đoàn phu khoảng 30-
40 người do chánh đoàn và phó đoàn chỉ huy Các cựu tổng, lí, chức sắc và những người có thế lực trong các thôn xóm đều được tập hợp vào các tổ chức chống cộng như: Hội đồng hào mục, Hội đồng tộc biểu, Đoàn thể luân lí Bọn chúng đã dựa vào các tổ chức này để khống chế, đánh phá cách mạng từng vùng, từng xã, thôn và tùng gia đình Các đồn lính khố xanh, đồn bang
tá biến thành nơi giam cùm tra tấn các cán bộ cách mạng Được cấp trên chỉ thị, bọn tay sai tha hồ làm mưa, làm gió, bất chấp luật lệ, bất chấp đạo lí, tùy tiện bắt, đánh đập, giết bất kì ai mà chúng tình nghi tham gia hoạt động cách mạng Một số tên đã trở thành kẻ khát máu Không đầy 3 tháng, sau ngày Tôn Thất Hoàn bị giết, lính đồn Chính Vị đã bắt và bắn 22 người, đồn Chợ Xâm giết 15 người, là những cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng Hàng chục người bị chúng buộc tội trong vụ giết Tôn Thất Hoàn đều đưa đến bắn một lúc, ở Song Lộc có 320 ngôi nhà của đồng bào bị chúng tưới dầu thiêu hủy Tàn bạo hơn, bọn chúng tuyên bố dùng thuốc độc “giết ngầm lớn bé, già trẻ” ở huyện Nghi Lộc Trước tình hình ấy, Xứ ủy Trung Kì đã phân công một ủy viên Thường vụ cùng với Tỉnh ủy Vinh giúp Nghi Lộc đối phó với cuộc khủng bố trắng của địch Hội Phản đế Đông Dương phát truyền đơn lên
án hành động dã man tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến Nam triều, kêu gọi nhân dân trong Xứ đứng lên đấu tranh đòi bọn chúng “không được bỏ thuốc độc, không được đưa lính tàn phá Nghi Lộc” Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng, khắp nơi nhân dân nổi dậy mít tinh, tuần hành, thị uy, bãi công, bãi khóa, bãi thị cực lực phản đối thực dân và tay sai, biểu thị quyết tâm bênh vực nhân
Trang 37dân huyện Nghi Lộc Các tổng Đặng Xá, Thượng Xá, Kim Nguyên, nhân dân các làng góp tre rào giếng công cộng, bố trí người ngày đêm canh gác chống hành động liều lĩnh của địch.
Từ tháng Giêng năm 1931 trở đi, song song với biện pháp đàn áp bằng vũ lực, thực dân Pháp và chính quyền phong kiến Nam triều ráo riết tiến công cách mạng bằng những âm mưu hết sức thâm độc, nham hiểm “Vừa nhận chức Tổng đốc Nghệ An, Nguyễn Khoa Kỳ liền đưa ra chủ trương cưỡng bức nhân dân rước “cờ vàng” và nhận “thẻ quy thuận” Ngày 28 tháng
01 năm 1931, Tôn Thất Kiều - Tri huyện mới của Nghi Lộc họp các chánh, phó tống, chánh, phó lí, các thân sĩ, chức sắc tại công đường ở Quán Sen (Nghi Liên) làm lễ treo “cờ vàng” và phát “thẻ quy thuận”, Nguyễn Khoa Kỳ
và các quan lại Nam triều ở tỉnh đến dự Tại buổi lễ, chúng treo cờ vàng của
triều đình phong kiến, trên góc đính hiệu cờ Tam Tài của Pháp gọi là cờ Chính phủ bảo hộ “Thẻ quy thuận” có hai loại, trong đó loại vàng cấp cho những người đi theo cộng sản đã quy hàng chính phủ Ngoài “thẻ quy thuận”
có “thẻ sĩ sát” cấp cho những người bị bắt được tha Người được cấp thẻ buộc phải kí tên, điểm chỉ vào dưới lời cam đoan in sẵn trong thẻ Âm mưu thâm độc của chúng là dùng hình thức này nhằm chia rẽ giữa những nơi treo cờ và không chịu treo cờ Chính phủ bảo hộ, giữa người nhận thẻ với không nhận thẻ quy thuận; gây áp lực chính trị buộc lực lượng chân chính, kiên định cách mạng phải ra đầu hàng, đầu thú Chính phủ Cùng với thủ đoạn này, bọn chúng đưa cha cố phản động trong Thiên Chúa giáo về các làng xã tuyên truyền nói xấu cách mạng, dụ dỗ nhân dân gia nhập đạo Thiên Chúa đế được cưu mang, che chở về phần hồn và phần xác” [2; 56,57]
Từ thực trạng trên đây, đến giữa năm1931, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh nói chung, Nghi Lộc nói riêng bước vào thời kỳ khó khăn, tình thế cách mạng đã thay đổi Điều kiện để duy trì phong trào cách mạng không còn
Trang 38nữa.Theo chỉ thị của Đảng, các chi bộ cộng sản ở Nghi Lộc tìm mọi cách để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới khi có thời cơ và điều kiện thuận lợi.
Như thế, với những thủ đoạn, âm mưu tàn bạo của kẻ thù không những không dập tắt được phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nghi Lộc nói riêng mà còn thổi bùng tinh thần cách mạng trong lòng họ lên cao, làm cho thực dân Pháp và phong kiến, tay sai không còn dùng đến những thủ đoạn xoa dịu quần chúng, mà chúng điên cuồng khủng bố phong trào cách mạng của nhân dân Bất chấp cả dư luận, chúng dùng bàn tay sắt để dìm chính quyền cách mạng trong biển máu, để lập lại chế độ thống trị của chúng ở nông thôn Toàn bộ chính sách của chúng chỉ nhằm vào ba tiếng: “khủng bố trắng” một cuộc khủng bố mà tên mật thám Đông Dương Lamacty đã thừa nhận là trong 10 năm thống trị chưa bao giờ chúng đàn áp như thế [18, 12]
Các cấp ủy đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân trong huyện chống lại các thủ đoạn trên đây của địch và đấu tranh đòi các cấp chính quyền thi hành các yêu sách của mình Lúc này, do hạn hán kéo dài nên ở nhiều vùng ao hồ khô cạn, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối khô héo, gây mất mùa liên tiếp Thóc gạo khan hiếm và giá cả nhảy vọt, nạn đói diễn ra hết sức nghiêm trọng ở nhiều huyện, ở Nghi Lộc, nhân dân các xã kéo nhau lên các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu đào rau má, tìm khoai mài để ăn Ở Đa Phúc, Nguyệt Tỉnh (Nghi Công) “Chín mười gia đình dồn lại ở chung một vài nhà, còn thì tháo ra bửa củi đem bán mua khoai gạo” đế duy trì sự sống Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, Ban Chấp hành Nông hội Đỏ ở các làng xã lãnh đạo nhân dân vừa đấu tranh chống chính sách khủng bố trắng của địch vừa thực hành các biện pháp để cứu đói Vào những tháng đầu năm 1931, ở huyện Nghi Lộc, hầu như không ngày đêm nào không có mít tinh, biểu tình đấu tranh, nhất là
Trang 39trong dịp kỉ niệm “Tuần lễ Đỏ” từ 15 đến 24 tháng Giêng.
Các cuộc đấu tranh vay lúa cứu đói không những sôi nổi lan rộng ở các làng xã phía đông, đông nam mà phát triển lên cả vùng phía tây huyện như: Phương Tích (Nghi Phương), Vân Trình, Xuân Mỹ (Nghi Đồng), Đồng Quỹ (Nghi Văn), Mỹ Lâm (Nghi Kiều) các cuộc biểu tình đấu tranh đã cuốn hút một số đồng bào theo đạo Thiên Chúa tham gia Trước áp lực đấu tranh của nhân dân, chánh phó lí trưởng làng Trung Kiên (Nghi Thiết) cũng đứng ra vay tiền, lúa của nhà giàu để phát chẩn cho người bị đói Ở Mỹ Xá (Nghi Xá), Nông hội Đỏ còn lãnh đạo nhân dân giương cao cờ búa liềm kéo ra đồng đào bới khoai của các gia đình địa chủ để cứu đói Ở 21 làng xã, chi bộ đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc hào lí những nơi này xuất ra 62 tạ thóc, 15.569 quan tiền quỹ công để trợ giúp gia đình bị đói và bị nạn trong đấu tranh Ngoài vay lúa cứu đói, nông hội các làng Đa Phúc, Nguyệt Tỉnh còn vận động nhân dân đắp đập lấy nước cho hàng chục mẫu lúa bị hạn
Dựa vào các đồn lính khố xanh, đồn lính bang tá, bọn phản động ở các làng, xã ra mặt chống phá cách mạng, nhất là các thầy tu phản động trong các
xứ, họ đạo Thiên Chúa và bọn hào lí địa chủ, đụng chạm nhiều về kinh tế của gia đình, cố đạo cai quản Xứ đạo Mậu Lâm đã sang yêu cầu tên đồn trưởng đồn lính khố xanh đóng ở vùng Cự Đại (Đại Sơn, huyện Đô Lương) dẫn lính đến đàn áp cách mạng ở các xã trong vùng Còn các cố đạo cai quản của các
xứ, họ đạo ở Mỹ Yên (Nghi Phương), Xuân Mỹ (Nghi Đồng), La Nham (Nghi Yên), Nhân Hòa (Nghi Thuận) : thì tổ chức rào làng, kích động con chiên vũ trang “chống cộng sản đột nhập vào làng” Trước tình hình đó, cấp
uỷ chủ trương đấu tranh vạch mặt và trấn áp những phần tử tay sai để duy trì phong trào cách mạng, vì vậy, đi đôi với vay lúa cứu đói, các cấp ủy đảng trong huyện đã lãnh đạo Nông hội Đỏ tổ chức nhân dân biếu tình thị uy cảnh cáo và hỗ trợ cho Tự vệ Đỏ diệt trừ những tên phản động nguy hiểm Trong
Trang 40tổng số 58 tên bị cách mạng trấn áp, trừng trị trong cao trào cách mạng 1930 -
1931, thì gần 40 tên bị trấn áp trong thời gian này (từ tháng 1 đến lúc kết thúc phong trào)
Nổi lên trong thời gian này là phong trào tập luyện quân sự theo chỉ thị hướng dẫn “chiến lược ra trận” của Quân ủy Trung Kì chuẩn bị cho cuộc tổng biểu tình vào dịp kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 năm 1931 Qua cuộc tập luyện này, đội Tự vệ Đỏ được củng cố, phát triến và nâng cao cả về
số lượng, chất lượng và trang vị vũ khí Đến cuối tháng 4 năm 1931, toàn huyện đã có 55 đội tự vệ, với 1.096 đội viên hoạt động trong 33 làng, xã Có làng phát triển tới 130 đội viên như: Hải Thanh (Nghi Tiến) và nhiều làng đã lập thành tiểu, trung, đại đội do chi bộ và Nông hội Đỏ trực tiếp lãnh đạo
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, cơ sở thanh niên do Hoàng Thế Thiện ở Xiêm về hướng dẫn lập ra, lạc hậu về tình hình, nhận thức, tư tưởng và phương pháp đấu tranh cách mạng Họ xuất bản báo “Vừng Hồng” tuyên truyền ấu trí chủ nghĩa cộng sản; tách rời giữa tổ chức và đấu tranh; khích bác hành động bạo lực cách mạng và đấu tranh đòi các quyền lợi dân sinh ở địa phương Chủ trương và hành động lạc lõng trên đây của họ không những có hại cho cách mạng mà còn để kẻ địch lợi dụng chia rẽ đoàn kết phong trào cách mạng của quần chúng Vì vậy, họ bị các cấp ủy đảng ở địa phương hiểu lầm là tổ chức do Sở mật thám Vinh lập ra dưới hình thức khoác
áo cách mạng để chống phá cách mạng; đồng thời lấy tên tờ báo của họ để gọi họ là “Đảng Vừng Hồng” Khi Tỉnh ủy Nghệ An phát truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh vạch mặt Đảng Vừng Hồng làm tay sai cho Pháp thì Nghi Lộc dấy lên - phong trào mít tinh, biếu tình thị uy phản đối Đảng Vừng Hồng
và đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng Ở Kỳ Trân (Nghi Trường), Long Trảo, Khánh Duệ (Nghi Khánh) nơi có cơ sở này, cấp ủy đảng đã họp mít