Trình bày một cách cụ thể cuộc cách mạng tháng Tám trên phạm vi cả nước và một số vấn đề xungquanh cuộc Cách mạng tháng Tám của Việt nam từ góc độ trong và ngoài nước.Ngoài ra nghiên cứu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN THỊ NHUẦN
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NHIỆM VỤ DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Nghệ An - năm 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trang 3MỤC LỤC
Trang 42.2 Giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ giai đoạn 1936 – 1939………….44
2.2.1 Chủ trương của Đảng……… ……… ……44
2.2.2 Kết quả……… ……….52
2.3 Đánh giá……… ……… 59
Tiểu kết chương 2:……… … 63
CHƯƠNG 3 CHỦ TRƯƠNG GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1939 – 1945……… 64
3.1 Bối cảnh lịch sử……… ….64
3.1.1 Bối cảnh quốc tế……….……… 64
3.1.2 Tình hình trong nước………68
3.2 Chủ trương đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương………… …70
3.3 Kết quả……….82
3.4 Một số nhận xét đánh giá……….………87
Tiểu kết chương 3: ……… ……92
KẾT LUẬN ……….……….……… … 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 96
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sau gần một phần tư thế kỷ,
từ một quốc gia độc lập có chủ quyền chúng ta trở thành thuộc địa của Pháp Đốivới dân tộc ta, một dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, suốt chiều dàilịch sử dựng nước và giữ nước truyền thống đó luôn được gìn giữ và phát huymỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng Cho nên, ngay từ khi trở thành thuộcđịa của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh nước mất, nhà tan, quyền dântộc và dân chủ bị giam cầm trong chế độ thực dân đen tối, hàng nghìn cuộc đấutranh đòi quyền dân tộc và dân chủ đã diễn ra nhưng đều đi đến thất bại, conđường cứu nước đen tối tưởng chừng không có lối ra Đến cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX phong trào yêu nước Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng vềđường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo Khi đó, năm 1911, người thanh niênyêu nước Nguyễn Tất Thành quyết định rời quê hương ra đi tìm đường cứunước Trải qua quá trình đấu tranh, gian khổ, tìm tòi Người đã tìm ra con đườngcứu nước cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản – dưới ánh sángcủa chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga đã soi sáng cho conđường cách mạng mà Người lựa chọn Từ đây Người xúc tiến quá trình hiệnthực hóa con đường cách mạng đó về Việt Nam – một con đường không giốngvới bất cứ con đường cứu nước nào trước đó đã thực hiện trên đất nước ta
Bước vào thế kỷ XX, thế kỷ của văn minh nhân loại cũng là kỷ nguyên củacác cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa bị áp bức trêntoàn thế giới Năm 1917, cuộc cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giànhthắng lợi, mở ra một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đạigiải phóng dân tộc”, như một tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc
mê hàng thế kỷ, cho nên muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản
Sự thật là, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa Xuân năm
1930 là một sự kiện lịch sử vĩ đại chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối vàgiai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Từ đây, yêu cầu bức thiết của lịch sửdân tộc là giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ lại trở nên cần kíp hơn bao
Trang 7giờ hết, điều này được chứng minh ngay trong bản Chính cương vắn tắt doNguyễn Ái Quốc khởi thảo được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng CộngSản Việt Nam Chính cương nêu rõ con đường cách mạng Việt Nam là làm “Tưsản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Đối với một nước thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam thời bấy giờ,tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thựcdân Pháp, hai là, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến Chonên, con đường cứu nước muốn thành công nhất thiết phải giải quyết đúng đắnhai mâu thuẫn này, tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giảiphóng con người Tức là giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ trong cách mạng.Thực chất của hai vấn đề dân tộc và dân chủ trong cách mạng lúc này là, đánh
đổ ách thống trị của TDP và phong kiến tay sai, giành lại độc lập cho dân tộcđem lại ruộng đất cho dây cày và phát triển đất nước theo con đường cách mạng
vô sản Do đó, hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ không tách rời nhau, có mốiquan hệ khăng khít với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, đòi hỏi giai cấplãnh đạo cách mạng phải nhận thức và giải quyết một cách thỏa đáng
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chứng kiến nhiều biếnđộng của dân tộc ta vừa “bi” vừa “hùng”, chỉ trong vòng 15 năm nhưng đã làmnên những trang sử hào hùng nhất, chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn nămcủa dân tộc ta Từ mùa Xuân năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam tới khi cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, đã đưa nhân dân tatập dượt qua ba cao trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 để
đi đến thắng lợi cuối cùng Cách mạng Việt Nam trong 15 năm ấy cũng là giaiđoạn thể hiện đỉnh cao cho quá trình giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hainhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong cách mạng Tùy vào từng giai đoạn cụ thể,mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó thể hiện một cách linh hoạt, phù hợp với điềukiện lịch sử từng thời kỳ Giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ - phản đế
và phản phong là yêu cầu cấp thiết của lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ nhằm mụctiêu “độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày”
Trang 8Với những lý do cơ bản nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quá
trình giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
Cuốn “Lịch sử Việt Nam”, Tập II (1858 – 1945) của Viện khoa học xã hội
do GS Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, táibản năm 2004, đã trình bày một cách khái quát lịch sử dân tộc Việt Nam từ khithực dân Pháp nổ súng xâm lược cho tới ngày cách mạng toàn thắng năm 1945.Cuốn “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam” (tập 1) của cố Tổng
Bí thư Trường Chinh, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976 Đây là tác phẩm chọnlọc đã trình bày một cách khái quát về sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vàođiều kiện cụ thể của Việt Nam để vạch ra đường lối chính trị, chiến lược và sáchlược của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta.Cuốn “Cách mạng tháng Tám 1945 toàn cảnh” của GS.TS Phan Ngọc Liênbiên soạn, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005 Trình bày một cách
cụ thể cuộc cách mạng tháng Tám trên phạm vi cả nước và một số vấn đề xungquanh cuộc Cách mạng tháng Tám của Việt nam từ góc độ trong và ngoài nước.Ngoài ra nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 còn thu hútnhiều nhà nghiên cứu về các vấn đề cụ thể như:
Luận án tiến sĩ lịch sử: “Cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ởNghệ An” của Tiến sĩ Trần Văn Thức, công bố năm 2003 đã nghiên cứu mộtcách đầy đủ và hoàn chỉnh có hệ thống cuộc cách mạng tháng Tám ở Nghệ An
Trang 9Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng: “Báo chí Trung Kỳ giai đoạn 1930 – 1945”của Tiến sĩ Nguyễn Văn Trung, công bố năm 2012 đã làm sáng tỏ quá trình đấutranh cách mạng của Trung Kỳ thông qua hình thức báo chí của Xứ ủy TrungKỳ.
Những tài liệu và công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đề cập đến cácvấn đề khác nhau của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nhưng chưa cócông trình nào nghiên cứu một các chuyên sâu, có hệ thống về vấn đề “Quá trìnhgiải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong cách mạngViệt Nam giai đoạn 1930 – 1945” cho nên thực hiện đề tài này không trùng lắpvới bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào đã được công bố, tuy nhiên đây
sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và chủ yếu để chúng tôi thực hiện đềtài này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện nhiệm
vụ dân tộc và dân chủ trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Giảiquyết nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong chiến lược cách mạngViệt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ trong quá trình đấu tranh cách mạng
Phạm vi thời gian của đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 15năm, từ năm 1930 đến năm 1945, thông qua 3 phong trào cách mạng 1930 –
1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945
Phạm vi không gian của đề tài được chủ yếu nghiên cứu việc thực hiện mốiquan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trên pham vi toàn nước Việt Nam
3 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
- Tài liệu văn kiện, lý luận: Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng
Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc, dân chủ trong cách mạng
Trang 10- Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc, dânchủ Việt Nam, các công trình chuyên khảo về lịch sử Việt Nam giai đoạn cậnđại, các công trình nghiên cứu về các phong trào cách mạng chống Pháp.
- Tài liệu báo chí: Tập hợp các bài viết liên quan đế vấn đề dân tộc dânchủ, phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủnghĩa Mác – Lênin về nghiên cứu lịch sử Sử dụng phương pháp lịch sử - lôgiclàm phương pháp nghiên cứu chính Ngoài ra còn sử dụng các phương phápphân tích, tổng hợp
4 Ý nghĩa của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, toàndiện và có hệ thống về “Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trongcách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”, với mục đích tìm hiểu một cách
cụ thể về mối quan hệ của hai nhiệm vụ này trong cách mạng Việt Nam nhằmcung cấp một tài liệu tham khảo cho quá trình học tập và giảng dạy lịch sử ViệtNam giai đoạn 1930 – 1945
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ
TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 1.1 Vài nét về tình hình Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ
1.1.1 Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam
Năm 1858, sau nhiều lần đề nghị triều đình nhà Nguyễn mở cửa biển đểgiao thương buôn bán bất thành, TDP đã nổ súng vào Đà Nẵng bắt đầu cho kếhoạch xâm lược Việt Nam bằng vũ lực Hành động của TDP như một nhát daochặt đứt sợi dây xích bảo vệ vốn đã mục rũa của chế độ phong kiến Việt Namcũng như triều đình nhà Nguyễn – nhà nước phong kiến cầm quyền tại ViệtNam lúc bấy giờ Từ một quốc gia độc lập, tự chủ nay đất nước ta rơi vào cảnh
áp bức, đô hộ, mọi quyền lợi của quốc gia dân tộc đều phụ thuộc vào “nướcPháp bảo hộ” Triều đình nhà Nguyễn với những nỗ lực cứu vãn tình thế củamình đã chống chọi một cách yếu ớt rồi từng bước thỏa hiệp, nhượng bộ, đầuhàng cục bộ và đi đến đầu hàng hoàn toàn TDP bằng việc ký kết với Pháp cácđiều ước bất bình đẳng Việc Việt Nam bị tư bản phương Tây xâm lược nửa sauthế kỷ XIX là một diễn biến tất yếu của lịch sử, nhưng tất yếu bị xâm lượckhông đồng nghĩa với tất yếu bị mất nước Với những chính sách thực thi củavương triều Nguyễn đã biến những điều không tất yếu ấy trở thành tất yếu bịmất nước
Không đồng tình với những chính sách mà triều đình nhà Nguyễn thựcthi, các thế hệ văn thân, sĩ phu và đông đảo quần chúng nhân dân yêu nước ViệtNam đã đứng lên đấu tranh nhằm đánh đuổi kẻ thù, giành lại chủ quyền dân tộc,
có những lúc phong trào yêu nước còn chủ trương “đánh cả Triều lẫn Tây”nhằm thể hiện thái độ phản đối lại triều đình nhà Nguyễn
Từ khi xâm lược nước ta, TDP đã thực thi những chính sách cai trị hàkhắc Đằng sau ngọn cờ “Khai hóa văn minh” mà họ rêu rao là “ăn cướp” là
“giết người”, là mê hoặc và đầu độc nhân dân ta trong rượu cồn và thuốc phiện,lòng tự tôn dân tộc không những bị cướp đi mà còn bị chà đạp thảm hại, quyền
Trang 12lợi của nhân dân chẳng những không được cải thiện mà còn bị tước đoạt mộtcách trắng trợn, nhân dân ta phải chịu cảnh áp bức, bóc lột đến tột cùng, quyềndân tộc và quyền con người bị xâm phạm nghiêm trọng.
Từ đây, Việt Nam bước vào giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranhchống xâm lược của thực dân phương Tây để giành lại độc lập dân tộc, nhiệm
vụ cách mạng được hình thành, ngay lúc này chính là hai nhiệm vụ cơ bản: đánhđuổi TDP và tay sai đòi lại quyền dân tộc, tức là thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ
Năm 1858, TDP nổ súng xâm lược Việt Nam, sau khi tạm thời dập tắtđược các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiếtlập bộ máy thống trị ở Việt Nam
Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏquyền đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, chia ViệtNam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế
độ cai trị riêng Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp câu kếtvới địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân ViệtNam
Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền,đầu tư khai thác tài nguyên, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, xây dựng hệthống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho lợi ích của chúng Chính sáchkhai thác thuộc địa của Pháp đã tạo nên sự chuyển biến đối với nền kinh tế ViệtNam, nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc vào tư bảnPháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu
Về văn hóa: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thựcdân, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu… “chúng tôi không những bị áp bức
và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thêthảm… bằng thuốc phiện, bằng rượu… chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốttối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”[53;22-23]
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáodục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, sự phân hóa
Trang 13của các giai cấp cũ và sự hình thành một số giai cấp mới trong xã hội: trong đó
có giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam Các giai cấp, tầng lớp trong xã hộiViệt Nam lúc này đều mang thân phận của người dân mất nước và ở những mức
độ khác nhau, đều bị TDP áp bức, bóc lột Chính sách cai trị áp bức, bóc lột củaTDP và phong kiến tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội ViệtNam: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với TDP xâm lược và mâuthuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ PK.Trong đó mâu thuẫn chủ yếu nhất là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Namvới TDP xâm lược Tính chất của xã hội Việt Nam lúc này là xã hội thuộc địanửa phong kiến
1.1.2 Yêu cầu của lịch sử dân tộc đặt ra về con đường cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào nửa sau thế kỷ XIX, nước ta bị TDP vũ trang xâm lược, sau khi bìnhđịnh nước ta thành công bằng việc triều đình nhà Nguyễn ký kết với thực dânPháp các điều ước bất bình đẳng như: Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) triềuđình nhà Nguyễn đồng ý cắt 3 tỉnh miền đông lục tỉnh là Gia Định, Định Tường
và Biên Hòa cho TDP Hiệp ước Giáp Tuất (năm 1874) triều đình nhà Nguyễncông nhận chủ quyền của Pháp ở cả Lục tỉnh Nam kỳ Hiệp ước Hác măng (năm1883) triều đình nhà Nguyễn thừa nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, còn lạiđặt dưới chế độ “bảo hộ” của Pháp Hiệp ước Patơnốt (năm 1884) triều đình nhàNguyễn chấp thuận nước Pháp sẽ thay mặt cho triều đình Huế trong mọi quan hệđối ngoại Từ đây nước ta chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, mọiquyền đối nội, đối ngoại đều nằm trong chế độ “bảo hộ” của TDP
Như vậy, dù đã bị mất nước nhưng mọi tầng lớp nhân dân yêu nước nhậnthức được rằng phải đứng lên đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân,giành lại độc lập cho dân tộc, các phong trào yêu nước nổ ra mạnh mẽ ngay khithực dân Pháp đặt chân đến nước ta, chính người Pháp cũng phải thừa nhậnrằng, họ đã phải đối đầu với một sự phẫn nộ ghê gớm của người dân Việt Nam,những người tay không, chân đất nhưng tràn đầy tinh thần quả cảm, dám đấutranh và dám hy sinh
Trang 14Sau khi đã bình định nước ta, TDP bắt tay vào quá trình khai thác thuộcđịa mà họ rêu rao là “khai hóa văn minh”, cũng từ đây xã hội Việt Nam bị phânhóa sâu sắc, TDP tăng cường bóc lột sức người sức của, từng bước biến ViệtNam thành thuộc địa của Pháp, xâm phạm quyền dân tộc của nước Việt Nam.Với danh nghĩa là nước bảo hộ nhưng thực chất thực dân Pháp đang xâm lượcnước ta.
Có thể thấy, từ một quốc gia phong kiến độc lập, thống nhất có chủ quyềnchúng ta mất nước rơi vào ách đô hộ của TDP, nổi lên mâu thuẫn giữa dân tộc tavới TDP xâm lược và đô hộ, đây là mâu thuẫn nổi bật, gay gắt và cơ bản nhấtlúc bấy giờ Nhiệm vụ của lịch sử dân tộc đặt ra lúc này là đánh đuổi thực dânPháp để giành lại độc lập cho dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách đối với mỗingười Việt Nam yêu nước, thôi thúc họ đứng lên đấu tranh chống ách đô hộ củaTDP
Mặt khác, đối với chế độ PK Việt Nam nói riêng và chế độ quân chủ nóichung trên thế giới luôn thường nhật tồn tại mâu thuẫn giai cấp, chủ yếu là giữanông dân với địa chủ PK Vì vậy, như một quy luật tất yếu khi TDP xâm lược và
đô hộ nước ta mâu thuẫn dân tộc trở nên căn bản và bao trùm, theo đó mâuthuẫn giai cấp sẽ được điều tiết tạm thời lắng dịu để tập trung giải quyết vấn đềmâu thuẫn dân tộc Tuy nhiên, thực tế lịch sử dân tộc lại cho thấy rằng trong quátrình xúc tiến âm mưu xâm lược Việt Nam cũng như quá trình TDP đặt ách đô
hộ rồi từng bước thực hiện ngày càng quy mô quá trình bóc lột thuộc địa ở ViệtNam, chúng đã nhận được sự cấu kết ngày càng rõ nét hơn của bọn phong kiếntay sai Việt Nam Sự cấu kết ấy ngày càng chặt chẽ, không chỉ gây tổn hại chophong trào yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng mà đồng thời mâu thuẫngiai cấp nhất là giữa nông dân với địa chủ phong kiến tay sai lại trở nên gay gắttồn tại cùng với mâu thuẫn dân tộc Chính vì thế để giải quyết mâu thuẫn giaicấp ấy đòi hỏi khách quan của lịch sử dân tộc là phải đánh đổ chế độ phong kiếnthực hiện người cày có ruộng, đem lại tự do dân chủ cho nhân dân
Yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXđặt ra là cần phải tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ tư sản để thực thi
Trang 15nhiệm vụ dân tộc và dân chủ Đó phải là một cuộc cách mạng DCTS kiểu mới,nhằm mục đích tiêu diệt thực dân xâm lược, giành độc lập, thống nhất hoàn toàncho dân tộc, đánh tan phong kiến tay sai phản động, xóa bỏ những tàn tíchphong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, thực hiện nhữngquyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta mất nước, mất độc lập, tự
do, mất quyền sống và mất cả nền văn hóa dân tộc hình thành qua hàng ngànnăm lịch sử Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc,cơm áo hạnh phúc cho nhân dân, giành lại giá trị văn hóa và tinh thần của conngười Việt Nam là nguyện vọng thiết tha nhất của mọi người dân Việt Nam yêunước
Trước hết, đối với một dân tộc, quyền dân tộc là quyền sống không bị lệthuộc, bị áp bức hoặc bị đô hộ bởi một thế lực nước ngoài, quyền sống trong độclập, tự do, bình đẳng, tự mình quyết định chế độ chính trị của mình, quyền sửdụng tiếng mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc trong giao lưu xã hội cũng như tronggiáo dục, trong tiếp xúc với các cơ quan công sở của nhà nước, quyền được bảotồn và phát triển văn hóa dân tộc Bảo đảm quyền dân tộc cơ bản cho tất cả cácdân tộc, không phân biệt là dân tộc thiểu số hay dân tộc đa số, dân tộc chậm pháttriển hay dân tộc có sự phát triển cao về các mặt là xu hướng của thời đại, làđường lối, chính sách tiến bộ của những nhà nước hiện đại Việt Nam là nhànước gồm nhiều dân tộc có truyền thống sâu sắc và đoàn kết dân tộc Quyền dântộc là những quyền cơ bản nhất, đồng thời cũng là cơ sở tối thiểu để bảo đảmcho một dân tộc tồn tại và phát triển bình thường, là cơ sở để dân tộc đó thựchiện các quyền khác của mình
Quyền dân tộc cơ bản gồm bốn yếu tố:
Thứ nhất là, “độc lập”: Tức là nhà nước đó phải tự định đoạt vận mệnhdân tộc mình mà không bị lệ thuộc vào sự can thiệp của nước ngoài, không cóquân đội của nước ngoài đóng trên lãnh thổ, đó phải là một nhà nước có chủquyền, có nhân dân và có lãnh thổ riêng
Trang 16Thứ hai là, “chủ quyền”: Nhà nước có chủ quyền là nhà nước có quyền tựquyết riêng về đối nội, đối ngoại, chiến tranh – hòa bình của quốc gia mình.
Thứ ba là, “thống nhất”: thống nhất ở đây là thống nhất về tổ chức chínhquyền nhân dân từ trung ương đến địa phương, về hệ thống pháp luật, lãnh thổ
Thứ tư là, “toàn vẹn lãnh thổ”: một nhà nước có chủ quyền, thống nhất,không bị chia cắt về lãnh thổ: đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời
Các yếu tố của quyền dân tộc cơ bản luôn có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau Trong đó, độc lập là yếu tố quan trọng nhất vì nó là cơ sở, nền tảng quyếtđịnh các yếu tố còn lại: có độc lập thì mới có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ
Trước nguy cơ đối đầu với một đế quốc hùng mạnh, phát triển hơn dântộc ta về một nền văn minh và trình độ khoa học kỹ thuật, lúc này không phải làcuộc đối đầu giữa những vũ khí thô sơ mà là cuộc đối đầu với các phương tiệnchiến tranh hiện đại, sự chênh lệch lực lượng rất bất lợi cho ta Đứng trước tìnhcảnh đó, chế độ phong kiến cầm quyền nước ta đã không tìm ra được kế sách đểđưa đất nước thoát khỏi họa mất nước mà đã từng bước đầu hàng giặc một cáchhèn yếu, nước ta bị xâm phạm chủ quyền, quyền dân tộc, quyền dân chủ bị xâmhại một cách trắng trợn, do đó vấn đề đặt ra lúc này của các thế hệ người dânyêu nước, không khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù chính là tìm ra conđường giải quyết cho nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa nước ta thoát khỏi ách
nô lệ của chế độ thực dân phương Tây
Nhưng đối với nguyện vọng của cả dân tộc ta lúc đó là đế quốc xâm lược
và gắn liền với chúng là giai cấp phong kiến Sự câu kết giữa đế quốc và phongkiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa Do đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đếquốc xâm lược gắn liền với mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chế độ PK, chỗ dựacho ách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa đế quốc Vì vậy, nhiệm vụ chống ĐQ
và nhiệm vụ chống PK không thể tách rời nhau Cách mạng giải phóng dân tộcnhất thiết phải bao hàm nội dung dân chủ, phản đế và phản phong
Chúng ta biết rằng, từ trước tới nay, một phong trào dân tộc thực sự baogiờ cũng chứa đựng một nội dung dân chủ nhất định, bởi vì, bất cứ giai cấp nào
Trang 17muốn đấu tranh để giành lại chủ quyền dân tộc hoặc muốn “tự mình trở thànhdân tộc”, thì không thể không đồng thời thực hiện những yêu cầu dân chủ nào
đó đối với quần chúng nhân dân - lực lượng quyết định thành bại của phong tràodân tộc
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 90% dân số là nông dân, chủ nghĩa
đế quốc dựa vào chế độ phong kiến để bóc lột nhân dân ta căn bản là bóc lộtnông dân Vì vậy, giải phóng dân tộc trước hết và căn bản phải là giải phóngnông dân Nói DC ở đây trước hết và căn bản cũng là nói dân chủ cho nông dân.Nguyện vọng tha thiết của nông dân là “độc lập dân tộc” và “người cày córuộng”, là được giải thoát khỏi hai tầng áp bức và bóc lột của đế quốc và phongkiến Nông dân chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức và bóc lột của địa chủ, nếu đánh
đổ được chủ nghĩa đế quốc, kẻ duy trì và bảo vệ chế độ phong kiến, kẻ thù lớnnhất của dân tộc và cũng là của nông dân Giải phóng nông dân khỏi ách địa chủphong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân là nội dung cơ bản của nhiệm vụdân chủ trong cách mạng, đồng thời cũng là xuất phát từ chính yêu cầu của sựnghiệp giải phóng dân tộc, bởi vì vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đềnông dân
Từ những phân tích trên chúng ta thấy rõ, yêu cầu cấp thiết của lịch sửViệt Nam đầu thế kỷ XX là phải giải quyết một cách thỏa đáng nhiệm vụ DT vànhiệm vụ DC, tức là thực hiện một cuộc cách mạng chứa đựng cả hai nội dungphản đế và phản phong, giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
1.1.3 Sự thất bại của lập trường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Giữa lúc quyền dân tộc và dân chủ bị xâm hại nghiêm trọng, chế độphong kiến cầm quyền đã hèn nhát đầu hàng giặc, các thế hệ người dân ViệtNam yêu nước đã đứng lên tìm con đường cứu nước, cứu dân Tiêu biểu phải kểđến phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghixuống chiếu Cần Vương, phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địaphương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị
Trang 18Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục đến năm 1896 Về cơ bản phong tràophát triển qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: (1885 – 1888) mang tính chất giúp vua cứu nước một cáchđậm nét, vua Hàm Nghi trực tiếp chỉ huy nhân dân kháng chiến ở Quảng Bình,
Hà Tĩnh và ở những địa phương khác đều có đại diện của Vua tổ chức và lãnhđạo kháng chiến, cho thấy sự phối hợp và chỉ huy chiến đấu giữa các địa phương
là tương đối chặt chẽ và thống nhất
Giai đoạn 2: (1888 – 1896) đây là giai đoạn Cần Vương không cóVua, tính chất giúp vua cứu nước mờ nhạt do vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, tuyvậy phong trào vẫn tiếp tục dưới sự dẫn dắt của văn thân, sĩ phu Phạm vi hoạtđộng của phong trào thu hẹp, chuyển trung tâm hoạt động lên vùng trung dumiền núi Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt sự phối hợp chiến đấu giữa các địaphương trở nên rời rạc, chỉ còn quy về một số lãnh tụ tiêu biểu ở vùng Thanh –Nghệ, tuy nhiên, do Pháp đẩy mạnh đàn áp nên phong trào cuối cũng đã thất bại
và bị dập tắt năm 1896
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ năm 1884, nghĩa quânYên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệthại, cuộc đấu tranh của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các cuộc khởi nghĩa vũtrang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, nhưng đều không thànhcông Thất bại của những phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ
tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giảiquyết thành công nhiệm vụ lịch sử dân tộc đặt ra lúc này
Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nêu trên, đầu thế kỷ XX, phong trào yêunước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởngdân chủ tư sản diễn ra sôi nổi Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạophong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành hai xuhướng Một bộ phận chủ trương đánh đuổi TDP, giành độc lập dân tộc, khôiphục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động, một bộ phận khác lại coi cảicách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập
Trang 19Đại diện cho xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùngphương pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập chodân tộc Theo ông, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đuổi thực dân Pháp khôiphục quyền độc lập cho nước Việt Nam, đó là chủ quyền độc lập thực sự và đầy
đủ chứ không phải thứ độc lập giả hiệu, ông cho rằng cần thiết phải sử dụng bạođộng vũ trang làm phương pháp giành độc lập Tuy nhiên, Phan Bội Châu lại lựachọn phương pháp thiên về bạo động cá nhân
Phan Bội Châu thiếu sự hiểu biết về kẻ thù, ông hiểu sâu sắc về bản chấtcủa chủ nghĩa TDP bao nhiêu thì lại mơ hồ về đế quốc Nhật Bản bấy nhiêu, xácđịnh sai mối quan hệ bạn – thù, đặt niềm tin sai chỗ nên đã dẫn tới sự bế tắctrong con đường cứu nước của mình
Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vậnđộng cải cách văn hóa, xã hội, động viên lòng yêu nước trong nhân dân, đả kíchbọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản, thực hiệnkhai dân khí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền, phản đối đấutranh vũ trang và cầu viện nước ngoài
Ngoài ra, trước yêu cầu của lịch sử Việt Nam, các phong trào đấu tranhdiễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức phong phú, các tổ chức đảng phái ra đờinhằm nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng như Tân Việt cách mạng Đảng, ViệtNam quốc dân Đảng Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kỳ này đều hướngtới giành độc lập dân tộc, nhưng trên các lập trường giai cấp khác nhau nhằmkhôi phục chế độ phong kiến, hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc caohơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản Tuy diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thứcnhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại
Tóm lại, từ khi Việt Nam biến thành thuộc địa của TDP, các tầng lớpnhân dân luôn đấu tranh để tự giải phóng Vì quyền lợi và địa vị trực tiếp bị đếquốc Pháp xâm phạm, một bộ phận PK Việt Nam (phái phong kiến thất thế và
có liên hệ với quần chúng) lãnh đạo cuộc vận động chống đế quốc Pháp trongkhi đại bộ phận giai cấp phong kiến, trước hết là bọn đại phong kiến, đã đầuhàng đế quốc Phong trào Cần Vương và Văn thân thất bại thì tiếp đến các
Trang 20phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, mưu bạo động của ViệtNam quốc dân Đảng với khẩu hiệu “quân chủ lập hiến” và khẩu hiệu “dânquyền” Trong thời gian ấy nổ ra chiến tranh du kích của nông dân ở Yên Thế,Bắc Giang, phong trào kháng thuế của nông dân Trung Kỳ và khởi nghĩa TháiNguyên, những cuộc vận động mang tính chất dân chủ tư sản, nhưng chưa hoàntoàn thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
Các cuộc vận động trên đều thất bại vì không lập được mặt trận dân tộcthống nhất chống thực dân Pháp, không tổ chức được quần chúng rộng rãi,không có cương lĩnh và chính đảng của giai cấp tiên tiến lãnh đạo, chỉ hô hào,
cổ động “đánh Tây” mà ít chú ý vận động quần chúng đông đảo đòi quyền lợithiết thực hằng ngày, không chú trọng xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang,không phát triển chiến tranh du kích, không xây dựng và củng cố các căn cứ địacách mạng… trong thời kỳ Văn thân lãnh đạo, phong trào yêu nước và cáchmạng Việt Nam chỉ có tính chất chống thực dân Sang thời kỳ tư tưởng dân tộc,dân chủ tư sản lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã có tính chất DCTS (phản đế vàphản phong), nhưng chỉ là DCTS lối cũ
Sự thất bại của các phong trào yêu nước, chống TDP cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tưsản đã bế tắc Xét đến cùng, nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự thất bại đó là dochưa nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ Kể từkhi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, nhiệm vụ đặt ra là phải giải quyếthai mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, hay nói cáchkhác là giải quyết hai vấn đề cơ bản, vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ Theo đó,con đường cứu nước theo lập trường phong kiến đã tỏ ra lỗi thời, không phù hợpvới điều kiện lịch sử dân tộc lúc bấy giờ và xu thế của thời đại, các phong tràođấu tranh yêu nước chỉ nhằm một mục tiêu dùng vũ khí thô sơ đánh đuổi thựcdân Pháp khôi phục lại chế độ phong kiến, không nhận thức đúng đắn nhiệm vụcấp thiết của lịch sử dân tộc Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản với hai đại biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, tuy rằng, conđường cứu nước mang tính chất tiến bộ, song vẫn không giải quyết thỏa đáng
Trang 21hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ, tập hợp lực lượng đánh đuổi thực dânPháp và bọn phong kiến tay sai Phan Bội Châu chú ý giải quyết vấn đề dân tộc(đánh Pháp) còn Phan Châu Trinh lại chú ý chống phong kiến, theo ông cần phải
“tiêu diệt nọc độc phong kiến” Cả hai con đường cứu nước phong kiến và dânchủ tư sản đều không nhận thức và giải quyết thỏa đáng yêu cầu của lịch sử dântộc đặt ra, không đồng thời đặt ra và giải quyết cả hai nhiệm vụ dân tộc và dânchủ, chống đế quốc và chống phong kiến, không đáp ứng được nguyện vọng củađông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân, không tập hợpđược đông đảo quần chúng nhân dân và trận tuyến đánh quân thù, do đó các conđường cứu nước đều lần lượt rơi vào bế tắc Từ đây cách mạng Việt Nam lâmvào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về mặt đường lối, về giai cấp lãnh đạo.Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm ra một con đường cách mạng mới, một giaicấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín
và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công
1.2 Quan điểm và chủ trương của Đảng về vấn đề dân tộc và dân chủ 1.2.1 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn ÁiQuốc) quyết định rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước Hành trình bôn ba củaNgười trải qua những năm tháng gian khổ, hy sinh, đi tới nhiều vùng đất khácnhau và Người nhận thấy trên thế giới này tồn tại hai hạng người: người bóc lột
và người bị bóc lột Trong hành trình tìm đường cứu nước Người đã quan tâm,tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Người đánh giá cao tưtưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tưsản tiêu biểu như cách mạng Mỹ (1776), cách mạng tư sản Pháp (1789), nhưngcũng nhận thức rõ hạn chế của các cuộc cách mạng đó, từ đó Người khẳng địnhcon đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự chonhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng Người đặc biệtquan tâm tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga (1917) và rút ra kết luận: trongthế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi,nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật
Trang 22Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin Người tìmthấy trong luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng dân tộcViệt Nam Tháng 12/1920, tại đại hội Đảng Xã Hội Pháp, Người bỏ phiếu tánthành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và sau đó tham gia thành lập Đảng Cộngsản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Nguyễn Ái Quốc – từ người thanh niên yêu nước trở thành người cộng sảnViệt Nam đầu tiên và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vôsản” Từ đây, Người xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, vạch ra phươnghướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện chính trị, tưtưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Namthông qua các bài đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống côngnhân… và xuất bản một số tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).Tác phẩm là một đòn giáng mạnh mẽ vào chế độ thực dân nói chung và thực dânPháp nói riêng, thức tỉnh tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước nhằm đánhđuổi TDP xâm lược
Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mởcác lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam Hội đã xây dựngđược nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước Năm 1928, Hộithực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền
để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, để truyền bá chủ nghĩaMác – Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam
Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạngthanh niên, Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi
đi học tại trường Đại học phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân HoàngPhố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam Cùng vớiviệc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Côngnông, Lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về
Trang 23Việt Nam Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộquần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triểntheo con đường cách mạng vô sản Đặc biệt với tác phẩm Đường cách mệnh(1927) được xem là cẩm nang gối đầu giường của quần chúng cách mạng, nóicho toàn thể nhân dân ta rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng là việcchung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người, do đó phải đoàn kếttoàn dân Nhưng cái cốt của nó là công nông và phải luôn ghi nhớ rằng côngnông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh Và cách mạngmuốn thắng lợi cần phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững cách mạng mớithành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy Đảng muốnvững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, mà trong thời đại ngày nay chủ nghĩachân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong những năm 1926 – 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạocủa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản
ra đời từ năm 1929, các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ rệt, côngnhân chuyển hình thức đấu tranh từ tự phát sang tự giác, mỗi cuộc đấu tranh đã
có sự kết hợp, ủng hộ giữa các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, giữa các ngành vàcác địa phương Phong trào công nhân đã có sức thu hút và lôi cuốn phong tràodân tộc theo con đường cách mạng vô sản Cũng vào thời gian này, phong tràoyêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào nông dân diễn ra sôi nổi ởnhiều nơi trên cả nước Phong trào công nhân và nông dân đã hỗ trợ lẫn nhautrong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến “Điều đặc biệt và quan trọngbậc nhất trong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự đấu tranh của quầnchúng công nông có tính chất độc lập rất rõ rệt, chớ không phải chịu ảnh hưởngquốc gia chủ nghĩa như trước nữa”[23;93]
Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước,đến cuối năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sảnĐảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929), Đông Dương Cộng sản Liênđoàn (9/1929) Ba tổ chức cộng sản ra đời kịp thời đáp ứng yêu cầu của phongtrào cách mạng Việt Nam, nêu cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây
Trang 24dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhưng ba tổ chức hoạt động phân tán,chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ.Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này cần phải thành lập một đảng duy nhất đứng ralãnh đạo phong trào cách mạng ở ĐD, nhận được tin về sự chia rẽ của nhữngngười cộng sản ở ĐD, NAQ đã rời Xiêm đến Trung Quốc Người kêu gọi và chủtrì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, họp từ 6/1/1930 đến 7/2/1930 Hộinghị thảo luận đề nghị của NAQ gồm năm điểm với nội dung:
“1 Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất cácnhóm cộng sản ở Đông Dương
2 Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3 Thảo Chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng;
4 Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;
5 Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đạibiểu Chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương” [23;1]
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản ởViệt Nam ĐCSVN ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vậnđộng của cách mạng Việt Nam, sự phát triển của Hội Việt Nam cách mạngthanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến ĐCSVN trên nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và quan điểm cách mạng NAQ Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ởViệt Nam đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, theo mộtđường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổchức và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội Sự kiện ĐCSVN ra đời là “một bước ngoặt vô cùngquan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta Nó chứng tỏ rằng giai cấp vôsản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”[58;8]
1.2.2 Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)
Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam như: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt được
Trang 25hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN Cương lĩnh xác định cácvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[23;2] Tính chất giaiđoạn và lý luận cách mạng không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnhchính trị đầu tiên của Đảng: cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiếnlên cách mạng xã hội chủ nghĩa Đây là con đường cứu nước mới khác vớinhững chủ trương, những con đường cứu nước của những nhà yêu nước đươngthời đã đi vào bế tắc và thất bại Như vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã tiếp thu vàvận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương lĩnh đãthể hiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Việc xácđịnh đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu
có ý nghĩa hết sức quan trọng Đó là cơ sở để giải quyết đúng đắn các vấn đề cơbản của cách mạng Việt Nam
“Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộngsản” con đường này xem ra chưa phù hợp với lý luận cách mạng của chủ nghĩaMác - Lênin nhưng nó lại phù hợp với điều kiện, đặc điểm và thực tiễn của cáchmạng Việt Nam: Đối với nước ta, một nước lấy nông nghiệp làm ngành chính,dân số chủ yếu là nông dân, cho nên đưa vấn đề ruộng đất lên trên là tranh thủ
sự ủng hộ của nhân dân, làm cho họ thấy được quyền lợi của mình Nông dân từxưa đến nay chưa bao giờ được làm chủ ruộng đất và hưởng phần hoa lợi đó,nay được trao ruộng đất, người nông dân mới thấy được quyền lợi của mình mộtcách trực tiếp Do đó, con đường cách mạng này tuy không phù hợp với lý luậncách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng lại phù hợp với điều kiện, đặcđiểm thực tiễn của cách mạng Việt Nam, nó có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽnông dân tham gia vào cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam Cương lĩnh chỉ rõ: Đánh đổ đếquốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độclập Tức là nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc
Trang 26giành độc lập dân tộc, chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày Trong
đó nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ được đặt lên hàngđầu Xuất phát từ đặc điểm của chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đây là hainhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam Sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chống
đế quốc và chống phong kiến đã khẳng định tính toàn diện, triệt để của đườnglối cách mạng Việt Nam Những nhiệm vụ đó là biểu hiện sinh động của việc kếthợp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng conngười trong đường lối cách mạng của ĐCSVN và lãnh tụ NAQ
Về lực lượng cách mạng: Cương lĩnh chỉ rõ Đảng phải thu phục cho đượcđại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng,đánh đổ bọn đại địa chủ phong kiến, phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền vàdân cày khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia, phải hếtsức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt để kéo họ
về phe vô sản giai cấp Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam
mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứngtrung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ Đây là tưtưởng tập hợp lực lượng cách mạng trên cơ sở đánh giá thái độ các giai cấp phùhợp với đặc điểm xã hội Việt Nam
Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định rõ phươnghướng và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản,Cương lĩnh ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng được những nhu cầu bứcthiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản,các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng dân tộc Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí NAQ soạnthảo đã nêu ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này bao gồm hai nhiệm vụchính là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ Nhiệm vụ dân tộc là đánh đuổi
đế quốc, giải phóng dân tộc, thành lập chính quyền Nhiệm vụ dân chủ là đánh
đổ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, đem lại tự do, dân chủ cho đa sốnhân dân
Trang 27Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930)
Trong lúc phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, tình hình phát triển củaphong trào lúc này đòi hỏi phải có một cương lĩnh cách mạng tương đối hoànchỉnh thay cho Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hộinghị thành lập Đảng Do đó, sau ngày Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản,đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động, tháng 7/1930đồng chí Trần Phú được bổ sung vào BCHTW Đảng Từ ngày 14 – 30/10/1930,hội nghị BCHTW họp lần thứ nhất tại Hương Cảng – Trung Quốc do đồng chíTrần Phú chủ trì, Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cầnkíp của Đảng Đồng chí Trần Phú và một số đồng chí khác được giao nhiệm vụsoạn thảo Cương lĩnh của cách mạng Việt Nam
Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu đềcương cách mạng thuộc địa của QTCS, kết hợp với thực tiễn cách mạng ViệtNam qua các cuộc khảo sát ở một số địa phương, đồng chí Trần Phú đã hoànthành bản dự thảo Cương lĩnh được gọi là Luận cương chính trị Hội nghịBCHTW lần thứ nhất của Đảng đã thảo luận về Luận cương chính trị, Điều lệcủa Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng Thực hiện chỉ thị của Quốc tếCộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành ĐảngCộng sản Đông Dương, Hội nghị cử ra BCHTW chính thức và cử đồng chí TrầnPhú làm Tổng bí thư
Sau khi phân tích tình hình thế giới từ sau Chiến tranh thế giới lần thứnhất đến năm 1930, phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phongkiến ở Việt Nam và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dânquyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấpgiai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử laokhổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc
Luận cương vạch rõ phương hướng chiến lược của cách mạng ĐôngDương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất phản đế và điềnđịa, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cáchmạng”[23;93], sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát
Trang 28triển, bỏ qua thời kỳ Tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đổ phong kiến, thực hànhcách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho ĐôngDương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ khăngkhít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá tan được giai cấp địachủ để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phongkiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa Trong hai nhiệm vụ này, “Vấn đềthổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng dànhquyền lãnh đạo dân cày.
Luận cương chỉ rõ: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng
tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng Dân cày là lực lượngđông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng Để đạt được mục tiêu cơ bảncủa cuộc cách mạng là đánh đổ ĐQ và PK, giành chính quyền về tay công nôngthì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động” Võtrang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuônphép nhà binh” Cách mạng ĐD là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới,
vì thế giai cấp vô sản ĐD phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới,trước hết là giai cấp vô sản Pháp và phải mật thiết liên lạc với phong trào cáchmạng ở các nược thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lựclượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở ĐD Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản làđiều cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đảng phải có đường lối chính trị đúngđắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng, Đảng là đội tiênphong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng,đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở ĐD, đấu tranh để đạt đượcmục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
Tuy nhiên, hạn chế của Luận cương là quá nhấn mạnh quan điểm giai cấp,không vạch rõ mâu thuẫn của xã hội Việt Nam, chưa thấy hết tầm quan trọngcủa vấn đề dân tộc nên tư tưởng chỉ đạo của Luận cương là đặt nhiệm vụ đấutranh chống phong kiến lên trước nhiệm vụ chống đế quốc Chưa đánh giá đúngthái độ chính trị và vị trí, vai trò cách mạng của giai cấp tư sản, địa chủ và tầng
Trang 29lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực, cường điệu mặt hạn chế của họ, chưathấy được khả năng lôi kéo một bộ phận tư sản, địa chủ yêu nước trong cáchmạng giải phóng dân tộc.
Như vậy, thông qua Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị, Đảng
đã khẳng định cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng “tư sản dân quyền” haynói cách khác đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sảnlãnh đạo Nó không phải là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, tuy nó giảiquyết nhiệm vụ phản đế và phản phong như cuộc cách mạng dân chủ tư sản,nhưng nó không phải do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo, mà do giai cấp côngnhân lãnh đạo, nó chống đế quốc đến cùng và không chủ trương thành lập quyềnthống trị của giai cấp tư sản mà chủ trương thành lập quyền thống trị của nhândân do giai cấp công nhân lãnh đạo Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểumới hay còn gọi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: “Gọi là cáchmạng dân tộc, vì cách mạng đó tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập,thống nhất hoàn toàn cho dân tộc Gọi là cách mạng dân chủ, vì cách mạng đóxóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, cải cách ruộng đất, phát triểncông thương nghiệp, thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân Gọicách mạng nhân dân, vì cách mạng đó do nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân dựa trên cơ sở liên minh công nông”[11;7-8]
Tính chất của cuộc cách mạng đó là chống đế quốc và chống phong kiến.Nhiệm vụ của nó là đánh đổ bọn đế quốc cướp nước, giải phóng dân tộc, giànhđộc lập dân tộc, đồng thời đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, cải cách ruộngđất, thực hiện người cày có ruộng, thành lập chế độ dân chủ nhân dân, dân chủmới, do con đường dân chủ nhân dân mà tiến lên chủ nghĩa xã hội
Đối tượng của cuộc cách mạng đó là đế quốc và phong kiến, động lực vàlực lượng cách mạng chủ yếu là nhân dân lao động cụ thể là liên minh công –nông và giai cấp tiểu tư sản, vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng đó thuộc về giaicấp công nhân
Thông qua Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị của Đảng,phương hướng và nhiệm vụ của cuộc cách mạng Việt Nam đã được trình bày rõ
Trang 30ràng cả hai vấn đề dân tộc và dân chủ, mở đường cho cuộc cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân tiến lên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp và giải phóng con người đi tới thắng lợi cuối cùng.
1.3 Giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong phong trào cách mạng 1930 – 1931
1.3.1 Điều kiện lịch sử
Trước diễn biến của phong trào cách mạng nước ta diễn ra sôi nổi, đòi hỏiphải có một giai cấp đủ sức lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng Trong lúcnày với sự hoạt động tích cực, có hiệu quả của đồng chí NAQ và các thanh niênyêu nước ở nước ngoài đã cho ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên(năm 1925) Hoạt động của Hội chủ yếu truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin chogiai cấp công nhân và bồi dưỡng, đào tạo cho các thanh niên Việt Nam yêu nướccon đường tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Với những thành tíchđáng ghi nhận, hoạt động của Hội VNCMTN nhanh chóng lan rộng, từ năm
1925 đến năm 1927, Hội VNCMTN đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán
bộ cách mạng Việt Nam Hội đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâmkinh tế, chính trị trong nước Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”,đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểmgiai cấp công nhân, để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận giải phóngdân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam Sự phát triển mạnh mẽ của phongtrào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam thực sự là mảnhđất màu mỡ cho CNML ươm mầm, dưới ánh sáng lý luận của CNML, phongtrào công nhân Việt Nam đã có bước chuyển mình căn bản, công nhân được giácngộ lý tưởng cách mạng, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác, bước lên vũđài chính trị và trực tiếp nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thựchiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng giải phóngdân tộc
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một nét nổi bật của tình hình thế giới
là đời sống kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế(1929-1933) Đối với nước Pháp, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới có
Trang 31phần muộn hơn nhưng lại mạnh mẽ và sâu sắc Khủng hoảng công nghiệp xen
kẽ, cuộn vào khủng hoảng nông nghiệp và khủng hoảng tài chính, sản lượngcông nghiệp Pháp giảm một phần ba trong thời kỳ khủng hoảng, sản lượng nôngnghiệp giảm hai phần năm, hàng triệu công nhân bị sa thải, hàng chục vạn tiểuthương, tiểu chủ bị phá sản Đế quốc Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủnghoảng kinh tế lên vai giai cấp công nhân, nhân dân lao động Pháp và nhân dâncác nước thuộc địa trong đó có Đông Dương Kinh tế Việt Nam vốn đã phụthuộc vào kinh tế đế quốc Pháp, nay lại biến thành nơi trút gánh nặng cuộckhủng hoảng cho chúng Chính phủ Đông Dương do bọn tư bản độc quyền chiphối, áp dụng hàng loạt biện pháp kinh tế tài chính nhằm tăng cường bóc lột,cướp đoạt tài sản của nhân dân Việt Nam để chống đỡ với tai họa của cuộckhủng hoảng Chúng rút vốn đầu tư về các ngân hàng Pháp (năm 1930 rút 50triệu phơrăng, năm 1931 rút hơn 100 triệu phơrăng), dùng tiền của ngân sáchĐông Dương trợ cấp cho các công ty tư bản đang có nguy cơ phá sản Vì vậy,chúng đặt thêm nhiều thứ thuế mới và tăng mức các thứ thuế đã có, đặc biệt làthuế thân, việc phát hành công trái trong những năm khủng hoảng cũng đã vơvét trên 150 triệu đồng[31]
Về nông nghiệp, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế lại càng tai hại,lúa gạo là sản phẩm chính bị sút giá ghê gớm Năm 1929, giá một tạ gạo hơn 11đồng, đến năm 1933 chỉ còn hơn 3 đồng, ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều,năm 1933 đã lên tới 370.000 hécta Chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở ViệtNam trước hết và chủ yếu là vơ vét lúa gạo, trong tổng giá trị các hàng xuấtkhẩu thì lúa gạo luôn đứng hàng đầu Nhưng điều đó không có nghĩa là có nhiềulúa gạo xuất khẩu do nông dân dư thừa, mà trái lại, như Guru, một giáo sư Phápnghiên cứu khá sâu về nông thôn Việt Nam nhận định rằng: “Trước cuộc khủnghoảng, trung bình hằng năm, đồng bằng Bắc Kỳ xuất khẩu 180.000 tấn lúa.Nhưng khối lượng lúa đó hoàn toàn không phải dư thừa Những nhà buôn TrungQuốc có thể xuất khẩu vì người nông dân đồng bằng Bắc Kỳ sẵn sàng phải bánlúa của họ ngay sau khi gặt xong”[32;573]
Trang 32Dưới tác động của khủng hoảng, toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam vàĐông Dương chìm đắm trong cảnh tiêu điều, hậu quả của cuộc khủng hoảng vôcùng khốc liệt đối với mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là công nhân và nôngdân, một phần ba công nhân thất nghiệp, riêng miền Bắc có đến 25.000 côngnhân bị sa thải, trong đó có 12.000 công nhân ngành mỏ, những công nhân còn
có việc làm bị giảm lương từ 30% đến 50% Đời sống của nông dân càng ảmđạm hơn, nông thôn Việt Nam rên xiết dưới gánh nặng sưu thuế, tô tức, nạn chovay nặng lãi, lúa gạo thì sút giá, sưu thuế lại tăng cao Một suất sưu năm 1929bằng giá 50kg gạo thì năm 1932 là 100kg, năm 1933 là 300kg
Các tầng lớp nhân dân khác cũng lao đao vì khủng hoảng kinh tế Cácngành, nghề thủ công sống dở, chết dở, tiểu thương, tiểu chủ thoi thóp, nhiềuviên chức và trí thức nhỏ bị gạt ra khỏi các công sở và các hãng kinh doanh tưbản, địa chủ nhỏ bị sa sút, giai cấp tư sản dân tộc mới ngoi lên trong một thờigian ngắn cũng không tránh khỏi tác động tai hại của khủng hoảng kinh tế, một
số bị phá sản, vỡ nợ, tài sản khánh kiệt Trong những năm 1929-1933, tòa ánthương mại Đông Dương đã xử 502 vụ khánh kiệt tài sản và 160 phát mại tài sản
ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn
Tất cả tình hình thực tế nói trên cho thấy cuộc khủng hoảng đã bộc lộ tínhchất sâu sắc và bùng nổ của mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và ách thống trịcủa đế quốc Pháp Thôi thúc các phong trào đấu tranh cách mạng tiến lên chốnglại ách thống trị tàn bạo của TDP và tay sai phản động Trong lúc này, vấn đềđộc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết,đòi hỏi giai cấp lãnh đạo phải đề ra phương hướng và giải pháp đấu tranh đúngđắn đưa phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tiến lên trong sựnghiệp đánh đuổi TDP và đập ta bộ máy cai trị của chúng, giành lại độc lập chodân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân
1.3.2 Vấn đề dân tộc và dân chủ giai đoạn 1930 - 1931
Vừa mới ra đời, ĐCSVN đã giành và giữ vững quyền lãnh đạo cáchmạng, đó là một nét độc đáo trong phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc,một hiện tượng hiếm thấy đối với một nước thuộc địa lạc hậu Thời điểm Đảng
Trang 33được thành lập, cũng là lúc khởi nghĩa Yên Bái vừa nổ ra đã bị dập tắt, đế quốcPháp khủng bố điên cuồng các lực lượng cách mạng Nhưng, bất chấp nhữnghành động man rợ của kẻ thù, Đảng giương cao ngọn cờ cách mạng, kiên quyếtlãnh đạo cuộc tiến công của đông đảo nhân dân lao động chống chủ nghĩa đếquốc và tập đoàn phong kiến tay sai Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động đượcmột phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh Caotrào cách mạng 1930 – 1931 đã tập hợp được đông đảo quần chúng công nông,chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc, phong kiến với hình thức quyết liệtkhắp cả Bắc, Trung, Nam, làm rung chuyển nền thống trị của chúng Riêng ở haitỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chính quyền địch ở nhiều làng, xã bị tan rã, trở thànhcác “làng Đỏ” do nhân dân làm chủ, xuất hiện chính quyền của nhân dân môphỏng theo các “Xô Viết” trong cách mạng Nga, đem lại nhiều lợi ích thiết thựccho nhân dân.
Với những chính sách cai trị hà khắc, ách áp bức, bóc lột nặng nề của đếquốc Pháp và địa chủ phong kiến tay sai đã làm cho cuộc sống của người dânnơi đây đã khổ cực nay lại càng khốn đốn Song song với sự bóc lột kinh tế, “cảmột chế độ chính trị nghẹt thở và đàn áp dã man của TDP càng làm tăng lòngcăm phẫn của nhân dân: từ cuối năm 1929, hàng nghìn vụ bắt bớ xẩy ra ở Bắc,Trung, Nam” [3;5], trong đó, Nghệ - Tĩnh có nhiều người bị Pháp bắt và kết án
tử hình Tội ác của TDP đối với nhân dân Nghệ - Tĩnh năm 1930 đã bị phơi bày:
“Thằng đế quốc Pháp khai hóa cho nhân dân An Nam như thế đó, Khai hóa gì?Khai hóa bằng gươm, bằng súng Bảo hộ gì? Bảo hộ bằng triệt phá, bắt bớ, tùđày, chém giết Dù đế quốc Pháp có giả danh nhân nghĩa đi chăng nữa, cũngkhông che kín mặt nạ của nó được”[3]
Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của đế quốc Pháp và bọn quan lại địachủ phong kiến trong giai đoạn này đã làm cho mâu thuẫn giữa công nhân với tưbản, giữa nông dân với địa chủ và bao trùm hơn là mâu thuẫn giữa nhân dân tavới đế quốc Pháp ngày càng trở nên gay gắt Đây chính là nguyên nhân dẫn đếnphong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này mà nổi lên hếtthảy là cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh Lối thoát của họ lúc này là phải đứng
Trang 34lên đấu tranh cách mạng vì: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốcPháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cáchmạng thì chết”[55;9].
Phong trào đấu tranh đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gầnhai năm (từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931) Phong trào đã thu hút được sựtham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công nông,với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ
Phong trào cách mạng mở đầu với những cuộc đấu tranh của công nhânnhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, hãng dầu Xôcôni, Nhà Bè(Sài Gòn), đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một) Tiếp theo cuộc đấu tranhcủa 5000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, là cuộc bãi công lớn kéo dài batuần lễ của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (tháng 4/1930) và các cuộcbãi công của công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An, nhà máy diêm, nhà máy cưa BếnThủy, nhà máy Ba Son, khu mỏ Mông Dương
Ở Nam Kỳ, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn) và nhà máy xelửa Dĩ An bãi công Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh (Sa Đéc), ChợMới (Long Xuyên) và các tỉnh Gia Định, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, TràVinh, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một biểu tình đòi bỏ sưu, hoãn thuế
Ở Bắc Kỳ, đầu những năm 1930, vùng than Hồng Gai – Quảng Yên đã có
ba vạn công nhân làm việc trong các mỏ Vàng Danh, Uông Bí, Cái Bầu, MạoKhê, Đông Triều, Hồng Gai Là một trung tâm kinh tế, nơi tập trung một bộphận công nhân có tổ chức chặt chẽ, ngay từ đầu khu mỏ Hồng Gai đã có phongtrào cách mạng của công nhân do các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn ĐứcCảnh, Ngô Gia Tự tổ chức và lãnh đạo
Trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, khu mỏ Hồng Gai trở thành mộtnơi đấu tranh quyết liệt giữa công nhân với bọn chủ tư bản và chế độ thống trị
hà khắc của đế quốc Pháp Mở đầu cao trào là cuộc bãi công, biểu tình ngày1/5/1930 Lần đầu tiên ở vùng mỏ, lá cờ búa liềm được treo trên đỉnh núi BàiThơ
Trang 35Ở Trung Kỳ, từ Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam đến Khánh Hòa,Bình Thuận, nông dân cũng nổi dậy đấu tranh Phong trào đấu tranh trong ngày1/5/1930 đặc biệt diễn ra sôi nổi ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trên cơ sở đó, nhân ngày kỷ niệm Quốc tế Lao động 1/5/1930, Đảng đãphát động một phong trào đấu trnh rộng lớn trên phạm vi cả nước [4] Tiêu biểulà:
Ngày tháng Tính chất đấu tranh Địa điểm
Biểu tình của 100 nông dân Biểu tình của 800 nông dân Biểu tình của 2.000 nông dân Biểu tình của 1.500 nông dân Biểu tình của 800 nông dân
Thanh Hóa (Trung Kỳ) Chợ Lớn (Nam Kỳ) Zian (Trung Kỳ) Tháp Chàm (Trung Kỳ) Thái Bình (Bắc Kỳ) Nghi Xuân (Trung Kỳ) Bến Thủy (Trung Kỳ) Thanh Chương (Trung Kỳ)
Sa Đéc – Cao Lãnh (Nam Kỳ) Chợ Mới (Nam Kỳ)
Tiếp sau đó, các cuộc biểu tình của nông dân, bãi công của công nhân vẫnliên tiếp nổ ra trên phạm vi cả nước[4]:
Ngày tháng Tính chất đấu tranh Địa điểm
Long Xuyên (Nam Kỳ)
Sa Đéc (Nam Kỳ) Cần Thơ (Nam Kỳ) Vĩnh Long (Nam Kỳ) Thanh Chương (Trung Kỳ) Bình Chánh (Nam Kỳ) Nam Đàn (Trung Kỳ) Ninh Hòa, Khánh Hòa (Trung Kỳ) Quỳnh Lưu (Trung Kỳ)
Công ty dầu lửa Á Đông – Sài Gòn Nhà máy rượu ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) Hóc Môn (Nam Kỳ)
Cao Lãnh – Sa Đéc (Nam Kỳ)
Trang 36Biểu tình của nhân dân (2 vạn người)
Nội Lộc, Hà Tĩnh (Trung Kỳ) Nam Đàn, Nghệ An (Trung Kỳ) Hưng Nguyên (Trung Kỳ) Thanh Chương (Trung Kỳ) Can Lộc, Hà Tĩnh (Trung Kỳ) Nam Định (Bắc Kỳ)
Hưng Nguyên (Trung Kỳ)
Từ cuối tháng 8/1930, các cuộc biểu tình của nông dân đã dùng đến bạolực và không thừa nhận chính quyền của đế quốc, phong kiến nữa Nét nổi bậtcủa phong trào lúc này là sự kết hợp, ủng hộ lẫn nhau trong đấu tranh của côngnhân và nông dân ngày càng chặt chẽ, các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợikinh tế luôn luôn gắn với quyền lợi chính trị và phong trào càng tiến triển thìnhững yêu sách về chính trị càng đậm nét Phong trào đấu tranh lên đến đỉnhcao, các cuộc đấu tranh quy mô lớn của hàng chục vạn nông dân Nam Đàn,Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương, CanLộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh
Hoảng sợ, đế quốc Pháp đối phó bằng cách tăng cường đàn áp, khủng bố.Ngày 12/9/1930, chúng đã cho máy bay ném bom xuống đoàn người biểu tìnhcủa nông dân Hưng Nguyên, làm chết 217 người và 125 người bị thương Hailàng Lộc Châu, Lộc Hải bị triệt hạ, 277 nóc nhà bị đốt Sự tàn sát đẫm máu ấycàng làm cho nhân dân sôi sục căm thù và ngọn lửa đấu tranh càng bùng lên, lễtruy điệu những người hy sinh ở Hưng Nguyên được tổ chức ở khắp nơi Phánhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trịbọn địa chủ tàn ác và cường hào phản động, những hành động “xông lên chọctrời” đó của hàng chục vạn nông dân đã được chất men cách mạng làm cho rựccháy Dưới khí thế đấu tranh cách mạng bùng nổ của quần chúng cách mạng, hệthống chính quyền của đế quốc và phong kiến ở nông thôn bị đứt từng mảng lớn,nhiều nơi tê liệt và tan rã, bọn tri phủ, tri huyện run sợ, chính quyền thực dân hếtsức lo sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, như báo cáocủa Moócsê – bộ thuộc địa của Pháp – phải thừa nhận: “chỉ trong vòng vài tuần,
Trang 37chủ nghĩa cộng sản lan từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp các làng trongthung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh”, “sự sợ hãi làm tê liệt các ông quan,các ông này khóa cổng, chui vào trong nhà và chỉ lo có mỗi một việc phòng vệcho chính bản thân họ Mỗi khi các ông tri phủ, tri huyện đi tuần theo quân độihoặc lính bản xứ, họ đi mà mình mẩy, chân tay run lẩy bẩy”[35].
Chính quyền Xô Viết được thành lập ở nhiều nơi trên địa bàn Nghệ Tĩnh, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến bị đập tan, chính quyền
-Xô Viết ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, các tầng lớpnhân dân nhiệt tình tham gia các tổ chức chính trị như: Nông hội, Đội tự vệ,Đoàn thanh niên cộng sản, Phụ nữ giải phóng, Hội cứu tế đỏ… và tích cực pháthuy vai trò làm chủ của mình trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền
Xô Viết, quản lý xã hội
Về kinh tế, các thứ thuế vô lý, bất công do đế quốc, phong kiến đặt ra bịbãi bỏ, các loại ruộng đất công, lúa công được đem chia cho nông dân nghèo,địa tô được quy định theo tỷ lệ 2/3 cho tá điền, 1/3 cho chủ ruộng, các thứ lễ tết,phục dịch không công của tá điền đối với chủ ruộng đều bị xóa bỏ Ở nhiều nơi,
Xô Viết chú ý công tác thủy lợi, tổ chức nhân dân sản xuất chung trên nhữngruộng đất công và hoa lợi thu được đem chia cho những người sản xuất, sau khitrích một phần để vào quỹ chung và trợ cấp cho những gia đình nghèo túng
Về văn hóa xã hội, một đời sống mới thực sự đã bắt đầu, chính quyền XôViết chăm lo việc tổ chức học chữ Quốc ngữ cho nhân dân, những phong tục tậpquán lạc hậu, mê tín dị đoan, các tệ nạn đình đám, xôi thịt, rượu chè, hút sách,đánh bạc bị bài trừ Lễ giáo phong kiến trong gia đình và ngoài xã hội bước đầu
bị phê phán, vai trò của phụ nữ qua thực tiễn đấu tranh được coi trọng
Hoạt động của Xô Viết Nghệ - Tĩnh nói lên sức sáng tạo của chế độ xãhội mới, trước thực tế đanh thép đó, đốc học Nguyễn Chấn được phái về quê để
“dẹp loạn cộng sản”, theo chính sách “dùng quan nhà trị dân nhà” của đế quốcPháp Trong báo cáo gửi khâm sứ Trung Kỳ tháng 7/1931, hắn đã viết: “Hào lý
bỏ trốn, cộng sản truất quyền họ và cử người tin cẩn lên thay Họ cấm thu thuế,
tự chia ruộng đất Buổi tối ban chấp hành của họ hội họp để ban hành và thực
Trang 38hiện đường lối chính trị của Xô Viết Họ chôn cất người chết, cấp tiền cho giađình những người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những ngườinghèo khổ nữa Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng Họ trừng trịnhững người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm các hội hè, cúng tế tronglàng Họ không nộp các thứ thuế cho chính phủ Họ trừng trị kẻ phạm pháp, cứugiúp người nghèo khổ Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để ảnh hưởng nêu gươngcho mọi người Cho nên mệnh lệnh của họ được thi hành ngay tức khắc vàkhông bị mảy may cản trở dù cho binh lực của nhà nước mạnh như thế nào cũngmặc”[3;64].
Trong cao trào đấu tranh 1930 – 1931 và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh,Trung ương Đảng đã theo dõi sát tình hình diễn biến và chỉ đạo kịp thời phươnghướng và phương pháp đấu tranh Khi Xứ ủy Trung Kỳ đề ra khẩu hiệu “Trí,phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, Trung ương Đảng đã có chỉ thị uốn nắnchủ trương không đúng đó Qua thực tế diễn biến của phong trào, Trung ươngĐảng đã ra những chỉ thị về “vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh”, về pháttriển các đội tự vệ công nông, về việc chống đế quốc Pháp giúp cho phong tràophát triển đúng hướng và trong nhiều trường hợp tránh được tổn thất, duy trìđược lực lượng Trung ương Đảng đã kêu gọi và chỉ đạo các địa phương thựchiện khẩu hiệu: Cả nước đứng lên, kiên quyết đấu tranh ủng hộ và bảo vệ XôViết Nghệ - Tĩnh, lời kêu gọi của Đảng đã được hưởng ứng mạnh mẽ
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao XVNT là một sự kiệnlịch sử trong đại trong tiến trình lịch sử Việt Nam Lần đầu tiên giai cấp côngnhân và nhân dân lao động nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã vung lên mộtkhí thế cách mạng chưa từng thấy Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấutranh nổ ra từ Bắc chí Nam, ở cả công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dânlao động khác, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu Không chỉ đòiquyền lợi cho giai cấp mà còn tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với giai cấp vô sản trênthế giới Tiêu biểu là cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 Phong trào đấu tranh đãnhằm vào hai kẻ thù chính của dân tộc là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.Các cuộc đấu tranh đã giáng một đòn quyết liệt vào kẻ thù của quần chúng cách
Trang 39mạng là ĐQ và PK Thực tế đã cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấpcông nhân và nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật
đổ nền thống trị của ĐQ và PK để xây dựng một cuộc sống mới
Như vậy, phong trào cách mạng 30 – 31 với đỉnh cao là XVNT là phongtrào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảnglãnh đạo Với quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấutranh quyết liệt của phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chấtcủa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo Mặcdầu cuối cùng bị thất bại, song phong trào cách mạng 30 – 31 với đỉnh cao làXVNT là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình pháttriển tiếp theo của cách mạng nước ta Phong trào đã tạo ra những nhân tố đầutiên đảm bảo cho sự thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp cách mạng trong nhữngchặng đường tiếp theo của lịch sử dân tộc Qua phong trào, uy tín của Đảngđược xác lập trong quần chúng Phong trào chứng tỏ đường lối cách mạng củaĐảng là đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của nhân dân đó là “độclập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”
Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết NghệTĩnh, lần đầu tiên với cương vị lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã nhanh chóngnắm bắt, tổ chức phong trào quần chúng công – nông Tuy không chủ trươnggiành chính quyền, nhưng sự ra đời của các chính quyền Xô viết ở Nghệ Tĩnh đãkhẳng định cho năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở đây, cũng như nguyệnvọng của nhân dân ta khi xây dựng lên các “Xô viết nông dân” Đây là minhchứng cho việc giải quyết đúng đắn và triệt để hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủcủa cách mạng Việt Nam Khi đánh giá về cao trào cách mạng 1930 – 1931,đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Thành quả lớn nhất của phong trào 30 – 31, thànhquả mà cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến sau đó đãkhông thể xóa nổi – là ở chỗ nó khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo vànăng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta, ở chỗ
nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đemlại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin ở sức mạnh vĩ đại của mình
Trang 40Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trìnhphát triển về sau của cách mạng Trực tiếp mà nói, không có những trận chiếnđấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 30 – 31 trong đó công nông đã
“vung ra nghị lực phi thường” của mình thì không có cao trào những năm 1936– 1939”[15;38-39]
1.3.3 Đánh giá
Thứ nhất là: Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam nhiệm
vụ dân tộc và dân chủ được đề cao và chủ trương giải quyết một cách triệt để.
Thực tiễn phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng Việt Nam từ khiTDP xâm lược và đặt ách cai trị cho thấy, các phong trào liên tiếp nổ ra nhưngđều bị dìm tắt trong biển máu, con đường cách mạng đen tối tưởng chừng không
có lối ra đó đã thôi thúc các nhà yêu nước và cách mạng đứng ra lãnh đạo phongtrào của quần chúng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, tuy nhiên,mọi nỗ lực đều chưa đem lại kết quả Thực tế cho thấy, từ khi ĐCSVN ra đời đãngay lập tức nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đề ra con đườngđấu tranh cách mạng đúng đắn và bắt tay thực hiện sứ mệnh lịch sử giao phó cho
họ Nhận thức và chủ trương giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng ViệtNam là nhiệm vụ DT và nhiệm vụ DC, chủ trương đánh đuổi đế quốc Pháp vàbọn phong kiến tay sai, giành lại “độc lập cho dân tộc” và “ruộng đất cho dâncày” Có thể thấy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hai nhiệm vụ chiến lược nàyđược nhận thức một cách sâu sắc và chủ trương giải quyết một cách đúng đắn,mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ này được trình bày một cách cụ thể,
nó không tách rời nhau mà quan hệ mật thiết với nhau, là động lực thúc đẩy lẫnnhau
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta vấn đề dân chủ được đề cập vàchủ trương giải quyết, một dân tộc với hơn 90% dân số là nông dân, giải quyếtvấn đề ruộng đất cho người nông dân luôn là một niềm mơ ước bấy lâu củangười nông dân Việt Nam, trước đó họ không được làm chủ ruộng đất cũng nhưhưởng phần hoa lợi đó, nay với khẩu hiệu đấu tranh “độc lập dân tộc”, “ruộng