Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bảo Hoàng Thanh đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phối hợp câu hỏi TNKQ và TL nhằm cải tiến hoạt động đánh giá KQHT môn Vật lí đại cương của
Trang 1LƯỜNG THỊ TÌM
VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ THU HIỀN
NGHỆ AN - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lường Thị Tìm, là học viên cao học chuyên ngành Lý luận vàPPDH bộ môn Vật lí, khóa 21, tại Trường Đại học Vinh, Nghệ An
Tôi xin cam đoan:
- Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện.
- Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình.
Học viên
Lường Thị Tìm
LỜI CẢM ƠN
Trang 3Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Vật lý, phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lý, trường Đại học Vinh, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình chu đáo của TS.
Lê Thị Thu Hiền trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo tổ Vật
lí, trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Nghệ An, tháng 7 năm 2015
Tác giả
Lường Thị Tìm
M C L CỤC LỤC ỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN i
Trang 4LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp mới của đề tài 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam 5
1.2 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 7
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.2 Mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá với các yếu tố của quá trình dạy học 9
1.2.3 Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học 10
1.3 Đánh giá quá trình trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông 11
1.3.1 Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh 11
1.3.2 Quan niệm về đánh giá quá trình trong dạy học 12
1.3.3 Các hình thức đánh giá quá trình 13
1.3.4 Phương pháp đánh giá quá trình 13
1.3.5 Các hình thức đánh giá quá trình 21
1.4 Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học sử dụng trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông 25
1.4.1 Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học 25
1.4.2 Nguyên tắc lựa chọn một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong đánh giá quá trình dạy học Vật lí 37
Trang 51.5 Thực trạng việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong đánh giá quá
trình dạy học môn Vật lí ở Trường trung học phổ thông hiện nay 39
1.5.1 Mục đích, đối tương, thời gian, địa điểm và nội dung điều tra 39
1.5.2 Kết quả điều tra thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh trung học phổ thông 39
Kết luận chương 1 43
Chương 2 VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN", VẬT LÍ 10 44
2.1 Tổng quan nội dung kiến thức chương "Các định luật bảo toàn" 44
2.1.1 Mục tiêu dạy học chương "Các định luật bảo toàn" 44
2.1.2 Xác định mục tiêu cần đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương ‘‘Các định luật bảo toàn’’ 45
2.1.3 Những sai lầm phổ biến của học sinh khi giải bài tập của chương “Các định luật bảo toàn” 47
2.2 Xây dựng bộ công cụ đánh giá trên lớp học trong quá trình dạy học chương ‘‘Các định luật bảo toàn’’ 48
2.2.1.Bộ công cụ đánh giá mức độ nhận thức 48
2.2.2 Bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng của học sinh trong dạy học chương "Các định luật bảo toàn" 56
2.2.3 Bộ công cụ tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học 64
2.3 Thiết kế một số tiến trình dạy học chương "Các định luật bảo toàn" có sử dụng bộ công cụ đánh giá trên lớp học 65
2.3.1 Tiến trình dạy học bài 23: Động lượng Định luật bảo toàn động lượng (Tiết 1) 65
2.3.2 Tiến trình dạy học bài 23: Động lượng Định luật bảo toàn động lượng (Tiết 2) 70
2.3.3 Tiến trình dạy học bài 27: Cơ năng 77
Kết luận chương 2 82
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83
3.1 Mục đích thực nghiệm 83
3.2 Đối tượng và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm 83
Trang 63.2.1 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 83
3.2.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm 83
3.3 Phương pháp thực nghiệm 83
3.3.1 Phương pháp điều tra 83
3.3.2 Phương pháp quan sát 83
3.3.3 Phương pháp thống kê toán học 83
3.3.4 Phương pháp case - study 84
3.3.5 Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá 84
3.4 Nội dung thực nghiệm 85
3.4.1 Tài liệu thực nghiệm sư phạm 85
3.4.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 85
3.4.3 Chọn mẫu thực nghiệm 86
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 87
3.5.1 Phân tích định tính 87
3.5.2 Phân tích định lượng 89
3.5.3 Quan sát, đánh giá năng lực GQVĐ của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài (Case- study) 91
3.5.4 Kết quả thăm dò giáo viên về tính khả thi của bộ công cụ đánh giá trên lớp học và giáo án đã biên soạn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 96
Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Phụ lục 1 103
QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 7Viết tắt Viết đầy đủ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết kì họp thứ 8, Quốc hội khoá XI về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục Việt Nam đã nêu: "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hànhđộng của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hộinghị lần thứ 8, BCH TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ thị: "Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và ĐG kết quả giáo dục theo định hướng
ĐG NL người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển".
Bộ Giáo và Đào tạo đã ban hành công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày05/8/2014 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 đã chỉ đạo rõ
về công tác KTĐG: " Đổi mới KTĐG theo hướng chú trọng ĐG phẩm chất và
NL của HS, chú trọng ĐG quá trình: ĐG trên lớp học; ĐG bằng hồ sơ; ĐG bằng nhận xét; tăng cường bằng hình thức ĐG thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình Kết hợp kết quả ĐG trong quá trình giáo dục và ĐG tổng kết cuối
kì, cuối năm học Các hình thức KTĐG đều hướng tới sự phát triển năng lực của HS; coi trọng ĐG để giúp đỡ HS về phương pháp học tập; động viên sự cố gắng; hứng thú học tập của các em trong quá trình DH Việc KTĐG không chỉ
là xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có biết vận dụng không".
KTĐG có quan hệ mật thiết với quá trình DH, KTĐG có thể coi giai đoạnkết thúc của quá trình DH, phản ánh chất lượng đào tạo nhưng cũng là đòn bẩy
Trang 9để thúc đẩy quá trình DH, kết quả KTĐG giúp cho GV có cơ sở để phân loại
HS, nắm bắt được NL của cá nhân HS từ đó điều chỉnh PPDH của mình cho phùhợp với đối tượng HS Trong thời gian vừa qua, các trường THPT đã tích cựcđổi mới PPDH của GV kết hợp với đổi mới phương pháp, hình thức KTĐG như
sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong KTĐG Tuy vậy chỉ mới dừng lại
ở việc KTĐG tổng kết cuối kì hoặc cuối năm, còn vấn đề KTĐG thường xuyêntrong quá trình DH chưa được GV và các cấp quản lí quan tâm
Vật lí là bộ môn Khoa học thực nghiệm, kiến thức Vật lí được các nhàkhoa học đúc kết từ thực tiễn và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống khoa học,
kĩ thuật Tuy vậy thực tế trong đào tạo hiện nay, nhiều HS thi môn Vật lí cóđiểm rất cao nhưng khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn lại quáyếu Nếu GV biết cách đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NL và sử dụng các kĩthuật ĐG trên lớp học trong quá trình DH Vật lí sẽ giúp cho GV có thể thực hiện
ĐG thường xuyên trong quá trình DH để nắm bắt kịp thời NL của HS từ đó vậndụng các PPDH thích hợp giúp nâng cao chất lượng giáo dục
Kiến thức cơ học là một trong những kiến thức nền tảng trong giáo dụcVật lí cho HS THPT; nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kiếnthức Vật lí ở THPT giúp HS có thể học tốt các kiến thức Vật lí ở trình độ caohơn Trong đó, chương ‘‘Các định luật bảo toàn’’ là một trong những chủ đềquan trọng trong phần Cơ học Việc áp dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học vàodạy học chương ‘‘Các định luật bảo toàn’’ là hết sức cần thiết góp phần nângcao chất lượng dạy học môn Vật lí THPT
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: " Vận dụng một số
kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương" Các định luật bảo toàn" Vật lý lớp 10 Trung học phổ thông".
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các kĩ thuật ĐG trên lớp học, lựa chọn và vận dụng vào xâydựng bộ công cụ ĐG nhằm ĐG kết quả học tập của HS trong quá trình dạy họcchương "Các định luật bảo toàn", Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 10- Đối tượng nghiên cứu: Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học được sử
dụng trong quá trình DH Vật lí hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: KTĐG quá trình học tập của HS chương ‘‘Các
định luật bảo toàn’’, Vật lí lớp 10 trung học phổ thông
4 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một số kĩ thuật ĐG trên lớp học để xây dựng bộ công cụKTĐG trên lớp học thì sẽ ĐG được KQHT của HS trong quá trình DH chương
"Các định luật bảo toàn" qua đó giúp GV điều chỉnh PPDH góp phần nâng caokết quả học tập của HS và chất lượng DH môn Vật lí
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về KTĐG KQHT của HS và cơ sở lí luận về
các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong dạy học Vật lí
- Điều tra thực trạng hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí của HS nói
chung và hoạt động ĐG trên lớp học trong quá trình DH Vật lí nói riêng ởtrường THPT hiện nay để phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại hạnchế và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó làm cơ sở thực tiễn cho đề tài
- Phân tích mục tiêu DH và xác định mục đích KTĐG năng lực của HS
trong quá trình DH chương "Các định luật bảo toàn"
- Vận dụng một số kĩ thuật ĐG trên lớp học để thiết kế bộ công cụ ĐGnăng lực của HS trong quá trình DH chương "các định luật bảo toàn"
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và
đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu và xử lí thông tin từ
sách, báo, tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài, đặc biệt là vấn đề KTĐG KQHT của HS, các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong quá trình DH Vật lí
Trang 11- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra cơ bản về thực trạng
KTĐG KQHT và ĐG trong quá trình DH môn Vật lý của HS THPT thông qua phỏng vấn và phân tích các phiếu điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức TNSP các nội dung đã
đề xuất trong luận văn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm
7 Đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về KTĐG KQHT của HS; góp
phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong quá trình
DH vật lý ở trường THPT
- Về thực tiễn: Xác định được các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH
chương "Các định luật bảo toàn", xây dựng bộ công cụ ĐG trên lớp học trongquá trình DH chương "Các định luật bảo toàn"; Soạn thảo được một số tiến trình
DH có áp dụng bộ công cụ ĐG trên lớp học chương "Các định luật bảo toàn"
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng các kĩ thuật đánhgiá trên lớp học trong quá trình dạy học Vật lí
Chương 2: Vận dụng một số kỹ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy họcchương "Các định luật bảo toàn", Vật lý lớp 10 Cơ bản
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC
Trang 12KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Những năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về đánh giá và đo lường trên thếgiới đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Có thể nói, hầu hết các tác giả tiêu biểunhư Becbi, Ran Taylơ, Philíp, R F Mager…đã tập trung nghiên cứu và làmsáng tỏ định nghĩa, chức năng, vai trò của KT, ĐG đối với việc phát triển trithức, năng lực, đặc biệt là tính tích cực, tự giác của học sinh, giúp các em tự tinhơn trong học tập và tự đánh giá kết quả học tập của mình Đề cập đến việc đổi
mới các hình thức, phương pháp đánh giá, tài liệu Definitions and Assessment Methods for Critical Thinking, Problem Solving and Writing [30], Why we need better assessment Educational Leadership [32] đã phân tích sâu hơn các ưu điểm
của kĩ năng đánh giá qua bài luận, giúp học sinh rèn luyện tư duy phân tích, tổng
hợp The Art of Assessing [29], Measurement and evaluation in teaching (6 th Ed)
[31] cũng phân tích ưu điểm và nhược điểm của các dạng thức đánh giá, song nhấn
mạnh vai trò đánh giá qua các câu hỏi TN Đánh giá lớp học [15] phân tích quy
trình, cách tổ chức đánh giá lớp học, chú trọng đổi mới đánh giá kết quả quá trìnhhọc tập của học sinh trong từng giờ học, bài học Nitko A.J qua tài liệu [33], nêu xuhướng quốc tế hóa trong đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay, nhấn mạnhvai trò của đánh giá với việc phát triển tư duy và sử dụng kết quả KT, ĐG để điềuchỉnh quá trình dạy học
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực KTĐG như Dương
Thiệu Tống với “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập"[27], đã vận dụng
phương pháp KT bằng TNKQ để ĐG kết quả học tập của HS Nhiều nhà giáo
dục khác cũng có những công trình có giá trị: Trần Bá Hoành với “Đánh giá trong giáo dục"[14]; Lê Đức Ngọc với “Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành
Trang 13quả học tập trong giáo dục đại học"[20]; Lâm Quang Thiệp với " Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường "[25] Các tác giả tiếp tục nghiên
cứu toàn diện vấn đề KTĐG và đổi mới KTĐG, từ thống nhất khái niệm KT,
ĐG, đo lường, chuẩn ĐG, đổi mới đã đi sâu phân tích ưu điểm (và hạn chế) củaviệc đổi mới phương pháp KT bằng TNKQ Ngoài ra còn một số tài liệu khác,
như Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan với “Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập"[13] ; Nguyễn Công Khanh với “Đánh giá đo lường trong khoa học xã hội: quy trình, kĩ thuật, thiết kế, thích nghi, chuẩn hoá công cụ đo"[16]; đã phân tích ưu điểm, hạn chế của các phương
pháp KTĐG, đặc biệt là kĩ thuật xây dựng câu hỏi TN, đưa ra quy trình xâydựng và xử lý bộ công cụ KT một số môn học Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với
"Đánh giá và đo lường kết quả học tập"[21] đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ và
khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp, kĩ thuật, các nội dung ĐG trong giáo dục.Trong phần thuật ngữ và khái niệm tác giả đã đề cập đến tự KTĐG và xem nó như
là một hình thức KTĐG dự báo (chẩn đoán) là một hình thức phổ biến của KTĐGquá trình
Đến nay, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiệnquá trình KTĐG tri thức của HS Thái Duy Tuyên [28] đã nêu hệ thống các chứcnăng KTĐG bao gồm: chức năng phát hiện, điều chỉnh, chức năng củng cố, pháttriển trí tuệ và chức năng giáo dục Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bảo Hoàng
Thanh đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phối hợp câu hỏi TNKQ và TL nhằm cải tiến hoạt động đánh giá KQHT môn Vật lí đại cương của sinh viên đại học sư phạm"[24], luận án tiến sĩ của Đặng Huỳnh Mai đã nghiên cứu "Xây dựng mẫu đề kiểm tra chuẩn quốc gia môn Toán cho HS tiểu học"[19], luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích đi sâu nghiên cứu về "Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở"[1]
Phát triển NL người học là một định hướng quan trọng, khẳng định trong
chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: "Tiếp tục đổi mới PPDH và ĐG
Trang 14KQHT, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo
và NL tự học của người học"; " Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng, kết hợp kết hợp kết quả kiểm tra, ĐG trong quá trình giáo dục với kết quả thi"[7].
Chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 sẽ được xây dựng theo địnhhướng phát triển NL người học, do đó cách KTĐG kết quả giáo dục phù hợp vớiđịnh hướng xây dựng chương trình phải là KTĐG năng lực người học Nhưngđến nay dạy học Vật lí theo định hướng tiếp cận NL nói chung và KTĐG kếtquả học tập môn vật lí theo định hướng tiếp cận NL nói riêng, mới chỉ có nhữngnghiên cứu ban đầu thể hiện qua một số bài viết; một số tài liệu tập huấn, một số
luận văn thạc sĩ như Kỉ yếu Hội thảo quốc gia năm 2012 về "Hệ thống NL chung cốt lõi của HS trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam"[5] của Bộ Giáo dục &Đào tạo; hay Kỉ yếu Hội thảo quốc gia năm 2012 về "Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam"[6] của Bộ
Giáo dục &Đào tạo; Vấn đề này cũng được tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào
Thị Oanh, Lê Mỹ Dung trong "Tài liệu giáo dục phổ thông trong giáo dục", Tài
liệu tập huấn năm 2014 [18] nhưng hiện nay chưa có một công trình nào nghiêncứu về vấn đề vận dụng kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH Vật lí ở trườngTHPT
1.2 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
Trang 15Theo nghiên cứu của Trần Bá Hoành[14], Nguyễn Công Khanh[17], LêĐức Ngọc[20], Dương Thiệu Tống[27], KT kết quả học tập của HS thườngđược chia thành các loại sau:
- KT thường xuyên: Việc KT thường xuyên được thực hiện qua quan sát
một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi HS nói riêng,qua các khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã họcvào thực tiễn KT thường xuyên giúp cho GV kịp thời điều chỉnh cách dạy, HSkịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy họcchuyển dần sang những bước mới
- KT định kỳ: Hình thức KT này được thực hiện sau khi học xong một
chương, một phần của chương trình hoặc sau một học kỳ Nó giúp cho GV và
HS nhìn lại kết quả dạy học sau những kỳ hạn nhất định, ĐG trình độ HS nắmkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, củng cố, mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếptục học sang những phần mới
- KT tổng kết: Hình thức KT này được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình,
cuối năm học nhằm ĐG kết quả chung, củng cố mở rộng chương trình môn học,chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học chương trình của năm học sau
KQHT có thể hiểu theo hai cách khác nhau tuỳ theo mục đích của việcKT: Kết quả học tập được coi là mức độ thành công trong học tập của HS, đượcxem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, chuẩn kiến thức, kỹ năngcần đạt được và công sức, thời gian bỏ ra Theo cách định nghĩa này thì kết quảhọc tập là mức độ thực hiện tiêu chí Kết quả học tập cũng được coi là mức độthành tích đã đạt được của một HS so với các bạn cùng học.Theo cách địnhnghĩa này thì kết quả học tập là mức độ thực hiện chuẩn
1.2.1.2 Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Các nhà giáo dục thế giới và trong nước, như J.M.De Ketele, Tylor,Cronbach, Alkin, Scriven, Robet.F.Mager, Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức
Trang 16Phúc đưa ra nhiều định nghĩa về khái niệm “ đánh giá” Định nghĩa chung về
ĐG nói trên được tác giả Nguyễn Thị Bích[1, tr.17] tổng hợp như sau:
- Theo Phạm Hữu Tòng: “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó”.
- “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo”
- "Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học, về hoạt động khác có liên quan của nhà trường và ngành giáo dục”.
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc: "Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo".
1.2.2 Mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá với các yếu tố của quá trình dạy học
- KT, ĐG là một yếu tố quan trọng của quá trình dạy học: KT, ĐG là
khâu cuối cùng của QTDH Nó là khâu then chốt để đánh giá và quyết địnhbản chất của QTDH, đồng thời mở đầu một chu trình mới để chuyển quá trìnhnày lên một giai đoạn phát triển cao hơn
- KT, ĐG có mối quan hệ tương tác, phản hồi với các yếu tố khác của QTDH: Trong cấu trúc của QTDH, các yếu tố: mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện, KT, ĐG kết quả được thực hiện và trở nên linhhoạt thông qua hoạt động dạy - học của thầy - trò dưới tác động của môitrường giáo dục nhà trường, môi trường kinh tế - xã hội và môi trường này
ảnh hưởng rất sâu sắc đến kết quả của QTDH KT, ĐG xác nhận kết quả học
Trang 17tập của học sinh đạt được đến đâu, thầy dạy như thế nào để có biện pháp điều
chỉnh phương pháp, nội dung, môi trường dạy học cho phù hợp
KTĐG có liên hệ mật thiết với quá trình dạy học, có thể coi KTĐG là giaiđoạn cuối cùng của quá trình dạy học nếu tiếp cận quá trình đào tạo là chu trìnhkhép kín; cũng có thể coi KTĐG là thước đo quá trình dạy học hay là đòn bẩy
để thúc đẩy quá trình dạy học
1.2.3 Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học
Trong QTDH, KT, ĐG nhằm xác nhận kết quả dạy học của thầy trò (kết quảhọc tập của học sinh, hiệu quả dạy học của giáo viên) và định hướng hoạt động dạyhọc Mối quan hệ tương tác, phản hồi của đánh giá trong QTDH khẳng định vaitrò của KT, ĐG ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của QTDH, bởi kết quảcủa QTDH được phản ánh rõ nét ở kết quả học tập của học sinh
- Đối với GV: Dạy học là hoạt động tương tác giữa việc giảng dạy của giáo
viên (người tổ chức, điều khiển) với việc học tập của học sinh (vừa là chủ thể vừa làkhách thể tiếp thu tri thức) Hiệu quả dạy học của giáo viên được phản ánh ở kết quảhọc tập của học sinh Đánh giá việc giảng dạy của giáo viên căn cứ trên kết quả họctập của học sinh Cho nên, KT, ĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh, đồngthời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sư phạm của giáo viên
- Đối với học sinh: KT, ĐG đồng thời là thước đo kết quả quá trình học tập (tự học) của học sinh KT, ĐG thường xuyên tạo nên mối liên hệ "ngược ngoài" giúp giáo viên nắm được tình hình, kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy và "ngược trong" giúp các em tự điều chỉnh hoạt động
học tập của mình
1.3 Đánh giá quá trình trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông
1.3.1 Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Hiện nay, xu hướng đổi mới dạy học của Việt Nam đang chuyển từ tiếpcận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, đề án đổi mới nội dung chương
Trang 18trình sách giáo khoa sau 2015 đang được Nhà nước quan tâm Vì vậy địnhhưởng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lựcngười học như sau:
- Chuyển từ đánh giá kết thúc sang đánh giá quá trình: Không nên tuyệt
đối hóa các loại hình đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần phải chuyển từchủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học nhằm mụcđích xếp hạng, phân loại học sinh sang sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá,coi trọng đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì sau từng phần kiến thức, từngchương nhằm mục đích phản hồi kết quả học tập của học sinh để giáo viên vàhọc sinh cùng điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học tập
- Chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học: Trước đây chủ yếu là sử dụng đánh giá dựa trên việc ghi nhớ, hiểu
và vận dụng kiến thức, để đánh giá phát triển năng lực người học cần tiếp cậnđánh giá năng lực vận dụng, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần quantâm đến đánh giá năng lực tư duy của học sinh
- Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều: Cần phải thay
đổi việc chỉ có giáo viên đánh giá học sinh sang hình thức giáo viên và học sinhcùng đánh giá; đẩy mạnh phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh và đánhgiá đồng đẳng (học sinh tự đánh giá lẫn nhau)
- Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá: Với sự phát triển như hiện nay của công nghệ thông tin và truyền
thông, cần phải biết ứng dụng các tiện ích của công nghệ như sử dụng các phầnmềm kiểm tra đánh giá, các phương tiện truyền thông, phương tiện kĩ thuật hiệnđại hỗ trợ tất cả các khâu của quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.3.2 Quan niệm về đánh giá quá trình trong dạy học
ĐG quá trình thực hiện trong suốt khoá học hay trong suốt thời gian HS thực
hiện một dự án học tập có mục đích hỗ trợ quá trình học Những người tham gia
ĐG quá trình học có thể là GV, HS, các bạn học cung cấp các thông tin về việchọc tập của HS
Trang 19ĐG quá trình thực hiện trong môi trường học tập vì mục đích nâng cao
chất lượng học tập Hình thức phổ biến của ĐG quá trình là ĐG dự báo hay ĐGchẩn đoán
Như vậy, ĐG quá trình là loại hình ĐG được tiến hành trong quá trình dạy
và học một nội dung nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về KQHT của HS
về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếptheo làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn Việc thu thập và xử lýthông tin để theo dõi sự tiến bộ và hỗ trợ các bước tiếp theo của việc dạy và họcđược gọi là ĐG quá trình Thông qua kết quả ĐG này, GV có thể tự ĐG đượckết quả dạy học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, hướng dẫn cho
HS học tập tốt hơn; HS cũng thấy được ưu điểm và khuyết điểm của mình đểphát huy và khắc phục
Chúng ta có th so sánh G quá trình v G t ng k t theo b ng sau:ể so sánh ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: à ĐG tổng kết theo bảng sau: ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: ổng kết theo bảng sau: ết theo bảng sau: ảng sau:
Thời gian Ở phần cuối của hoạt động học Trong suốt hoạt động họcMục tiêu Để quyết định Để cải tiến việc học
Nhận xét ĐG cuối cùng Quay lại tài liệu
Khung
tham thảo
Thỉnh thoảng theo quy định tiêuchuẩn (so sánh một HS với tất cảnhững HS khác); thỉnh thoảng theotiêu chuẩn (ĐG HS theo những tiêuchuẩn như nhau)
Luôn luôn theo tiêu chuẩn(ĐG tất cả HS theo nhữngtiêu chuẩn như nhau)
ĐG quá trình trong dạy học có một số đặc điểm sau:
- Việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn (nếu có thể thì kết hợp với người học)thực sự hiểu rõ và có kèm theo hướng dẫn phù hợp
- Các nhiệm vụ được đề ra nhằm mục đích mở rộng, nâng cao hoạt độnghọc tập
- Việc chấm điểm/ cung cấp thông tin phải hồi chỉ ra các nội dung cầnsửa, đồng thời đưa ra lới khuyên cho hành động tiếp theo
Trang 20- ĐG quá trình nhấn mạnh đến tự ĐG mức độ đáp ứng các tiêu chí của bàihọc và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.
1.3.3 Các hình thức đánh giá quá trình
Việc ĐG quá trình học tập chủ yếu để thu thập thông tin phản hồi vềKQHT của HS về nội dung đó cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và họctiếp theo làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn
Có các hình thức ĐG quá trình học tập của HS gồm:
- ĐG NL của HS thông qua quan sát
- ĐG cá nhân và nhóm HS trong quá trình dạy học
- ĐG xác thực KQHT của HS
- ĐG NL của HS thông các kĩ thuật ĐG trên lớp học
1.3.4 Phương pháp đánh giá quá trình
1.3.4.1 Phương pháp đánh giá quá trình thông qua quan sát
Quan sát là hoạt động ĐG bao quát rộng như việc quan sát hành vi, thaotác thường ngày của HS GV quan sát HS và phân tích diễn biến của giờhọc Các quan sát này được tiến hành để xác định các yếu tố như: Bản chất sựtham gia của HS vào thảo luận lớp.; Các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhântrong nhóm; Độ chuẩn xác các câu trả lời của HS; Bản chất của các câu trả lờicủa HS; Cách phản ứng của HS đối với một bài tập; Cách phản ứng của HS đốivới điểm kiểm tra; Nhịp độ bài học; Mức độ hứng thú của HS; Mức độ hiểu biếtthể hiện qua các câu trả lời của HS
- ĐG thông qua quan sát hành vi học tập của HS: GV chủ yếu dựa vào
cử chỉ, biểu hiện nét mặt và ánh mắt để quan sát chính xác và lý giải hành vicủa HS
- ĐG các dấu hiệu liên quan đến giọng nói của HS: Quan sát hành vi
thông qua giọng nói của của HS bao gồm âm điệu, độ lớn, ngừng, lặng yên, độcao, chuyển điệu, cách từ, nhấn mạnh và các yếu tố khác của giọng nói thêmvào nội dung được nói
1.3.4.2 Đánh giá cá nhân và nhóm
Trang 21Việc ĐG này được GV tổ chức thường xuyên trong quá trình DH, có thểthực hiện riêng biệt với từng HS (tự ĐG) nhưng cũng có thể thực hiện cho mộtnhóm HS (ĐG đồng đẳng, cùng ĐG).
* ĐG cá nhân: GV yêu cầu HS tự ĐG hoặc GV ĐG cá nhân HS về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc saugiờ học Hoặc cũng có thể các HS tự ĐG lẫn nhau trong học tập Trình tự ĐGcủa HS gồm các bước:
- Xác định mục tiêu, nội dung tự ĐG
- Lựa chọn công cụ tự ĐG: Bảng hỏi, bài tập tự ĐG mục tiêu
- Tổ chức cho HS tự ĐG
GV có thể tổ chức ĐG cá nhân theo các phương pháp sau:
+ Sử dụng bảng hỏi: Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được
vạch ra nhằm khai thác, thu thập thông tin về thái độ người học trên cơ sở cácgiả thiết và mục đích của người dạy Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khihọc xong kiến thức của bài học Để thiết kế bảng hỏi, GV cần phải xác định cácmục tiêu thiết kế bảng hỏi; thiết kế câu hỏi cần thiết cho bảng hỏi, sắp xếp cáccâu hỏi theo trật tự logic
Ví d : GV có th thi t k b ng h i sau khi HS h c xong m t gi h c nhể so sánh ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: ết theo bảng sau: ết theo bảng sau: ảng sau: ỏi sau khi HS học xong một giờ học như ọc xong một giờ học như ột giờ học như ờ học như ọc xong một giờ học như ư
sau:
PHIỂU HỎI HS
1 Em vào lớp có đúng giờ không? Lý do:
2 Em đã chuẩn bị các tài liệu về học tập chưa? Lý do:
3 Em có hoàn thành các bài tập được giao không? Lý do:
4 Em có tích cực tham gia hoạt động trong giờ học một cách cố gắng nhấtkhông?
Lý do
5 Em có theo dõi chú ý bài học không? Lý do
6 Em có hứng thú với bài học không? Lý do
Trang 227 Điều mà em đã học được trong giờ học hôm nay:
8 Điều mà em chưa hiểu trong bài học hôm nay
9 Mong muốn của em trong giờ học tiếp theo là gì?
+ Sử dụng bài tập tự ĐG: Dựa vào bài học, bảng tiêu chí kiểm tra các
mục tiêu và khả năng nhận thức hiện tại, người học tự ĐG mức độ đạt được mụctiêu bài học trước và sau khi học bài mới Dựa vào kết quả tự ĐG mục tiêu,người học vẽ biểu đồ thể hiện mức độ đạt được mục tiêu trước và sau khi học
GV có thể sử dụng kĩ thuật dạy học theo sơ đồ KWL hoặc bản đồ tư duy để HS
tự ĐG kiến thức của mình trước và sau khi học xong nội dung một bài học
* ĐG nhóm:
- ĐG nhóm HS thông qua các phiếu ĐG hoạt động.
Thông qua phiếu ĐG hoạt động do HS tự ĐG và nhóm đưa ra nhận xét
ĐG trên tiêu chí về NL hợp tác giúp GV ĐG được NL hợp tác của HS
- Ví d : Phi u G t ng ho t ết theo bảng sau: ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: ừng hoạt động của nhóm ạt động của nhóm đột giờ học nhưng c a nhómủa nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM
Nhiệm vụđược phâncông
Kết quảthực hiện
Nhóm tựĐG
ĐG, nhận xétcủa nhóm
Trang 23(HS tự ĐG và nhóm tổ chức ĐG từng hoạt động dự trên các tiêu chí về ĐG về
NL hợp tác)
- Phương pháp ĐG nhóm HS thông qua quan sát, phỏng vấn: GV sử dụng
phiếu quan sát của mình và quan sát từng hoạt động, từng hành vi của HS trongquá trình HS làm với các bạn trong nhóm và với chính GV Việc ĐG này đượcthực hiện trong các giờ học (có thảo luận nhóm) hoặc trong các giờ seminar, báocáo tiểu luận hoặc thực hành Căn cứ trên kết quả của phiếu quan sát và ghiđiểm theo tiêu chí, GV sẽ ĐG được mức độ đạt được của HS đồng thời dựa trênhành vi của HS trong quá trình hợp tác nhóm để GV rút ra những nhận xét về
HS đó một cách chuẩn xác hơn
Ví dụ:M u phi u quan sát c a GV:ẫu phiếu quan sát của GV: ết theo bảng sau: ủa nhóm
PHIẾU QUAN SÁT, PHỎNG VẤN HỌC SINH
Hành
vi củaHSSẵn sàng vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao 1
Thực hiện tốt nhiệm vụ cá nhân được giao 1
Chủ động liên kết các thành viên có những
hoàn cảnh khác nhau vào trong các hoạt
động của nhóm
1
Trang 24giúpngườikháctrongnhómChủ động chia sẻ thông tin và học hỏi cùng
Ví d : Phi u G nhóm có th thi t k nh sau:ết theo bảng sau: ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: ể so sánh ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau: ết theo bảng sau: ết theo bảng sau: ư
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓMTên nhóm:………
Tổng số thành viên:
Họ tên thành viên được ĐG:
Hãy đánh dấu (x) vào mức độ phù hợp (1 là thấp nhất… 5 là cao nh t)ất)
1 Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân do nhóm phân 1 2 3 4 5
Trang 252 Khả năng phối hợp với các thành viên trong
nhóm
3 Lắng nghe ý kiến của số đông
4 Sẵn sàng đương đầu với khó khăn cá nhân và
khó khăn của nhóm
5 Luôn dánh thời gian cá nhân để giúp đỡ các
thành viên khác
6 Thực hiện công việc được giao đúng tiến độ
7 Luôn có trách nhiệm với công việc chung
của nhóm
8 Biết thuyết phục người khác trong nhóm
- Những nhận xét khác (nếu có):
1.3.4.3 Đánh giá xác thực kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học
Theo Nguyễn Công Khanh thì ĐG xác thực (hay còn gọi là ĐG thực hoặc
ĐG qua thực tiễn, ĐG NL thực hành) là loại hình ĐG trực tiếp khả năng thựchiện các nhiệm vụ thực tiễn của người học, bao gồm mọi hình thức và phươngpháp kiểm tra ĐG được thực hiện với mục đích kiểm tra các NL cần có trongcuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế [18]
ĐG xác thực chú trọng đến NL thực hành, NL hành động giải quyết cácvấn đề đặt ra trong thực tiễn có thể khắc phục được những ngược điểm của ĐGtruyền thống, huy động khả năng của bản thân để giải quyết các vấn đề từ bốicảnh thực[16]
Một bài ĐG thực là thiết kế một rubic bao gồm những nhiệm vụ mà
HS phải hoàn thành và một bản miêu tả những tiêu chí ĐG việc hoàn thànhnhững nhiệm vụ đó
Đặc trưng của ĐG thực là:
Yêu cầu HS phải kiến tạo một sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ramột câu trả lời đúng
Trang 26Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình đó.
Trình bày một vấn đề thực – trong thế giới thực cho phép HS bộc lộ khảnăng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế
Cho phép HS bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông quaviệc thực hiện bài thi
Đây chính là sự ưu việt của ĐG thực, một hình thức ĐG được cả mức độ nhậnthức nội dung kiến thức cả về quá trình vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống
* Xây dựng một bài ĐG thực
Một bài ĐG thực được tiến hành theo 4 bước:
- Bước 1: Xác định chuẩn - điều HS cần và có thể thực hiện.
Có 3 loại chuẩn: Chuẩn nội dung; Chuẩn quá trình; Chuẩn giá trị
+ Chuẩn nội dung: Chuẩn nội dung là một tuyên bố miêu tả những gì
HS phải biết, hoặc có thể làm được trên cơ sở một đơn vị nội dung của mộtmôn học hoặc có thể của 2 môn học gần nhau
+ Chuẩn quá trình: Chuẩn quá trình là một tuyên bố miêu tả nhữug kỹ
năng mà HS phải rèn luyện để cải thiện quá trình học tập Chuẩn quá trình lànhững kỹ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học mà không chỉ riêngcho môn nào
+ Chuẩn giá trị: Chuẩn giá trị là một tuyên bố miêu tả những phẩm chất
mà HS cần rèn luyện trong quá trình học tập
- Bước 2: Xây dựng nhiệm vụ thực- điều HS phải thực hiện để chứng tỏ
đã đạt chuẩn
Nhiệm vụ thực là một bài tập được thiết kế để ĐG NL vận dụng kiến thức, kỹ
năng do chuẩn xác định và giải quyết những nhiệm vụ trong thế giới thực
Những kiểu nhiệm vụ thực có thể là:
+ Câu hỏi kiến tạo: Để trả lời câu hỏi này HS phải kiến tạo những câu
trả lời trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được học Thông thường không có mộtcâu trả lời chính xác duy nhất cho loại câu hỏi này Một số câu hỏi kiến tạothường dùng: Câu hỏi – bài luận ngắn; Bài tập mô phỏng; Bản đồ khái niệm;
Trang 27Thuyết trình theo sơ đồ; Thực hiện các bước chuẩn bị làm một thí nghiệm; Viếtmột trường đoạn kịch bản.
+ Bài tập thực - sản phẩm thực: Để hoàn thành loại bài tập này HS phải
kiến tạo một sản phẩm cụ thể, có giá trị, bằng chứng của sự vận dụng các kiếnthức, kỹ năng đã học và khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, ĐG nhữngkiến thức, kỹ năng đó Các bài tập thực bao gồm: Bài tập lớn, truyện ngắn, bàithơ; Báo cáo khoa học; Báo cáo về một thí nghiệm; Bài báo; Poster
- Bước 3: Xác định các tiêu chí ĐG việc hoàn thành nhiệm vụ - những
dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ
Tiêu chí là những chỉ số (những đặc trưng) của việc hoàn thành tốt nhiệm
vụ, giúp trả lời câu hỏi: Chúng ta sẽ ĐG HS hoàn thành nhiệm vụ đó như thếnào?
Những đặc trưng của một tiêu chí tốt bao gồm: Được phát biểu rõ ràng; Ngắngọn; Quan sát được; Mô tả hành vi; Được viết để sinh viên hiểu được
- Bước 4: Xây dựng bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn
- Yêu cầu HS trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay mộtchủ đề theo nhóm sau đó đại diện các nhóm sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình trướclớp
Trang 28- Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và yêu cầu HS lựa chọn.
- Yêu cầu HS viết ra câu trả lời, sau đó đọc to câu trả lời được lựa chọn
- Cho HS viết ra những hiểu biết về nội dung bài học trước và sau khidạy
- Yêu cầu HS viết tóm tắt ý chính mà họ vừa thu được từ bài giảng, cuộcthảo luận hay bài tập được giao
- Cho HS làm một một số bài tập hay câu trả lời sau khi GV hướng dẫnxong bài học
1.3.5.2 Đánh giá bằng các bài kiểm tra thường xuyên và định kì
Việc ĐG thường xuyên hay định kì được tổ chức liên tục trong quá trìnhdạy học, việc tổ chức ĐG thông qua các bài kiểm tra thường giống với hìnhthức ĐG tổng kết tuy nhiên thời gian cho các bài kiểm tra ngắn hơn, có thể làbài kiểm tra 5 phút sau mỗi giờ học; cũng có thể là bài kiểm tra 15 phút, 45 phúthoặc có thể là hệ thống bài tập về nhà
Thường thì có thể sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm (nếu là kiểm travới thời gian ngắn), bài kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm phối hợp với tự luận.Hình thức kiểm tra nào là phụ thuộc vào mục tiêu của lần kiểm tra đó và do GVquyết định
* Trắc nghiệm
- Trắc nghiệm là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã cósẵn, hoặc nếu HS phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ códuy nhất một cách viết đúng Trắc nghiệm này được gọi là “ khách quan” vì tiêuchí ĐG là đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của ngườichấm
- Một số dạng trắc nghiệm khách quan thường dùng: Có 5 loại câu hỏi
trắc nghiệm khách quan, tuy nhiên trong thực tế người ta thường sử dụng 4 loạicâu hỏi trắc nghiệm sau đây:
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (Multiple choise
question-MCQ): Đây là loại câu hỏi được sử dụng rộng rãi nhất Dạng câu hỏi này thường
Trang 29đưa ra 1 nhận định và 4 đến 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấuvào một phương án đúng hoặc đúng nhất.
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết: có 2 dạng gồm những câu hỏi
với lời giải đáp ngắn hoặc những câu phát biểu có một hay nhiều chỗ trống mà
HS phải điền những cụm từ hay những con số thích hợp vào chỗ trống đó
+ Loại câu trắc nghiệm trả lời ngắn: Với loại câu trắc nghiệm này, HS
phải sắp lại thứ tự các dòng để có được một đoạn văn bản hợp lý, hợp logic Khisoạn câu hỏỉ phải diễn đạt câu hỏi một cách tường minh, chú ý cấu trúc ngữpháp
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi: Câu hỏi, bài tập dạng này thường
gồm hai cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng HS phải chọn những kết hợp hợp
lý giữa một dòng của cột này với một hay những dòng thích hợp của cột kia
* Tự luận
Tự luận là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải tự viết đầy đủ cáccâu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng của mình Loại hình kiểm tra này có ưu,nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng diễn đạt những suy luận
của mình do đó có thể ĐG được hoạt động này của HS; có thể thấy được quátrình tư duy của HS để đi đến đáp án, nhờ đó mà ĐG chính xác hơn về trình độ,
NL của HS
- Nhược điểm: Do HS tự viết câu trả lời và bài giải nên phương án trả lời
của HS cũng rất đa dạng và phong phú Việc ĐG các phương án trả lời cũng nhưbài giải này sẽ thiếu tính khách quan vì phụ thuộc nhiều vào chủ quan của ngườichấm; việc chấm bài khó khăn, mất nhiều thời gian; điểm số có độ tin cậy thấp
vì khó xác định được một cách đơn trị các tiêu chí ĐG, cũng như chứa nhiều yếu
tố ngẫu nhiên (tâm trạng và sự mệt mỏi của người chấm, thứ tự các bài chấm,chữ viết ) Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để chấm bài cũngnhư phân tích câu hỏi, đề kiểm tra, đặc biệt là khi ĐG một số lớn HS gặp nhiềukhó khăn
Trang 301.3.5.3 Đánh giá thông qua hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là bộ sưu tập kết quả trải nghiệm học tập của HS được tậphợp lại theo thời gian, nó minh chứng cho KQHT của HS Căn cứ vào hồ sơ họctập, GV có thể giám sát được tiến bộ hàng ngày của HS cũng như giúp cho việc
ĐG tổng kết quá trình học tập của HS Có thể yêu cầu HS phải viết nhật kí đểđưa vào hồ sơ giúp GV có thể ĐG đúng thái độ và NL của HS
Quá trình thi t k h s g m:ết theo bảng sau: ết theo bảng sau: ồ sơ gồm: ơ gồm: ồ sơ gồm:
Bước thiết kế
Xác định mục
tiêu hồ sơ
- Mô tả mục tiêu ĐG của hồ sơ
- Mô tả mục tiêu dạy học của hồ sơ
- Rà soát, đối chiếu với mục tiêu quan trọng của chươngtrình và kết quả đầu ra đối với lĩnh vực học tập
Xác định nội
dung của hồ sơ
- Mô tả các loại và lĩnh vực của các minh chứng
- Rà soát, đối chiếu kết quả đầu ra đối với lĩnh vực học tập
Mô tả bộ sưu tập
của hồ sơ
- Mô tả tiến trình sưu tập hồ sơ và quản lí hệ thống
- Rà soát đối chiếu với mục tiêu của hồ sơ và kết quả đầu rađối với lĩnh vực học tập
- Mô tả tiêu chuẩn ĐG
- Đảm bảo tiêu chuẩn ĐG
- Đảm bảo tiêu chuẩn ĐG bình đẳng đối với các đối tượngHS
- Rà soát, đối chiếu với mục tiêu của hồ sơ và kết quả đầuphương pháp ĐG sự tiến bộ của HS;
- Mô tả phương pháp báo cáo về sự tiến bộ của HS;
- Rà soát, đối chiếu với mục tiêu của hồ sơ.ra đối với lĩnhvực học tập
Xác định phương - Mô tả phương pháp ĐG sự tiến bộ của HS
Trang 31pháp ĐG
và báo cáo kết
quả về sự tiến bộ
của HS
- Mô tả phương pháp báo cáo về sự tiến bộ của HS
- Rà soát, đối chiếu với mục tiêu của hồ sơ
1.3.5.4 Đánh giá thông qua sản phẩm học tập
HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức
đã học Những sản phẩm rất đa dạng: Bài luận, bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ,báo cáo khoa học, báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề, băng ghihình các hoạt động, danh mục sách tham khảo
- Báo cáo tiểu luận/thảo luận: GV yêu cầu cá nhân hoặc nhóm một đề tài
(hoặc một nội dung) để về nhà viết bài luận, HS sẽ phải thu thập tài liệu, tìmkiếm thông tin, thực nghiệm để viết được bài tiểu luận GV sẽ ĐG NL của HSthông qua kết quả trình bày bài luận
- Bài tự học ở nhà hoặc các bài thực hành thí nghiệm: GV yêu cầu HS
hoặc nhóm HS thực hiện các bài tập ở nhà hoặc các thí nghiệm, sau khi HS thựchiện xong, GV sẽ tổ chức cho HS báo cáo kết quả, HS khác sẽ thảo luận và cùngnhau ĐG kết quả
1.3.5.5 Đánh giá thông qua dự án học tập
Thông qua các dự án được thực hiện trong vài giờ hoặc một, hai tuần thậmchí một tháng, GV theo dõi quá trình HS thực hiện để ĐG khả năng tự tìm kiếm
và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự án, ĐGcác kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợptác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trình bày
Thực hiện các dự án học tập là yêu cầu người học thực hiện một nhiệm vụhọc tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản
phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực
cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đếnviệc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, ĐG quá trình và kết quả thực hiện
ĐG cá nhân và ĐG nhóm là hình thức cơ bản của ĐG sản phẩm dự án học tập
Trang 321.4 Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học sử dụng trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông
1.4.1 Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học
1.4.1.1 Nhóm các kĩ thuật đánh giá mức độ nhận thức
Theo tài liệu về "Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc
tế và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam" do dự án phát triển
trung học chuyên nghiệp - Bộ giáo dục và Đào tạo và theo Nguyễn CôngKhanh[6] , [18] có các kĩ thuật đánh giá trong lớp học như sau:
* Kĩ thuật đánh giá 1: Bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền
Kĩ thuật đánh giá này được sử dụng để tìm hiểu kiến thức người học đãhọc giúp cho việc xây dựng kế hoạch dạy - học hiệu quả Bài kiểm tra kiếnthức nền thường là một bảng hỏi ngắn (với những câu hỏi mở hoặc đóng) hoặcmột bài trắc nghiệm đơn giản yêu cầu người học hoàn thành trước khi bắt đầumột môn học hoặc một bài học mới
Bài kiểm tra kiến thức nền không chỉ giúp người dạy có được thông tin
về những kiến thức người học đã chuẩn bị cho môn học/bài học mà còn giúpxác định được điểm bắt đầu hiệu quả nhất của một môn học/bài học mới phùhợp với từng đối tượng
Để sử dụng kĩ thuật đánh giá này, giáo viên có thể thực hiện theo cách như sau:
Chuẩn bị 2, 3 câu hỏi mở (yêu cầu câu trả lời ngắn gọn), hoặc 10
-12 câu hỏi nhiều lựa chọn để kiểm tra kiến thức của người học về các kháiniệm, vấn đề liên quan đến nội dung sẽ học
- Viết các câu hỏi lên bảng hoặc lên giấy để phát cho người học
- Hướng dẫn người học cách trả lời và thông báo cho người học biếtkết quả của bài kiểm tra không ảnh hưởng tới kết quả học tập môn học mànhằm mục đích giúp người dạy và người học xây dựng được kế hoạch dạyhọc hiệu quả
- Ngay sau giờ học thông báo lại cho người học kết quả của bài kiểm tra
và rút ra nhận xét, kết luận về kết quả của bài đánh giá, giúp người học xác
Trang 33định được những công việc cần phải chuẩn bị để học bài mới.
* Kĩ thuật đánh giá 2: Ma trận thí nhớ
Ma trận trí nhớ có dạng một bảng 2 chiều có các hàng và cột được dùng
để tổ chức kiến thức và minh họa mối liên hệ giữa các kiến thức đó Kĩ thuậtđánh giá này đòi hỏi học sinh hoàn thành 1 bảng kê về nội dung các bài họcdưới dạng một bảng ma trận nhằm đánh giá khả năng của người học trong việctái hiện và tổ chức các kiến thức quan trọng của bài học Kỹ thuật đánh giá nàythường dùng sau một bài giảng, một nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu, hoặc saukhi xem, nghiên cứu các băng hình, tư liệu …
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên xây dựng một ma trận với hàng và cột đã được định danh,phân loại các kiến thức quan trọng có trong bài giảng, điền vào các ô trốngtrong ma trận các thông tin tương ứng Kiểm tra lại mối quan hệ giữa các hàng,cột và các thông tin đã điền trong các ô của bảng
- Khi đã hoàn thành ma trận, giáo viên xây dựng một ma trận mới trênphiếu bài tập với hàng và cột đã được định danh còn các ô bên trong để trống
- Hướng dẫn người học cách điền thông tin vào ô trống (thông thườngchỉ yêu cầu điền một từ, một cụm từ hay một câu ngắn)
- Thu bài, đánh giá tính chính xác và hoàn chỉnh của thông tin được điềnvào ma trận
* Kĩ thuật đánh giá 3: Ma trận dấu hiệu đặc trưng
Kĩ thuật đánh giá này thường được dùng nhiều trong các bài học có yêucầu người học phân biệt các thuật ngữ, khái niệm có liên hệ chặt chẽ với nhau
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên xác định các khái niệm, kiến thức quan trọng có trong bàihọc mà người học dễ mắc sai lầm khi phân biệt chúng Xác định xem các đặctrưng nào của các khái niệm, kiến thức đó dễ gây hiểu lầm cho người học
- Giáo viên xây dựng ma trận, các dấu hiệu đặc trưng được viết ở cột bên
Trang 34trái từ trên xuống, còn tên các khái niệm/thông tin được viết ở đầu cột tiếp theo
từ trái sang phải
- Xem lại các ô trên ma trận có thể dùng để trả lời bằng dấu + (có) hoặc –(không), hoặc các từ "có", "không" Nếu bản thân giáo viên không thể trả lờiđược ở một ô nào đó thì hãy loại bỏ nó khỏi ma trận
- Vẽ lại ma trận, để trống các ô bên trong lên phiếu bài tập và phát chongười học
- Giải thích rõ mục đích và cách trả lời vào ma trận và thời gian làm bài
- Thu bài, đánh giá và phản hồi thông tin cho người học sau giờ học
* Kĩ thuật đánh giá 4: Bảng kê điểm mạnh/điểm yếu, thuật lợi/bất lợi, lợi ích/chi phí
Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu người học chỉ ra những điểm mạnh/điểmyếu, điểm thuận lợi/bất lợi, lợi ích/chi phí cho một tình huống đưa ra Trên cơ
sở phân tích vấn đề, người học có thể đưa ra nhận định, lựa chọn thích hợp,quyết định tối ưu cho một tình huống cụ thể
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Lựa chọn một kết luận, một ý kiến đánh giá hoặc một vấn đề nào đótrong nội dung bài học Yêu cầu người học viết ra những điểm mạnh/điểm yếu,thuận lợi/bất lợi, cái được/mất liên quan đến vấn đề đó Có thể lấy một ví dụcho người học tham khảo
- Thông báo cho người học biết yêu cầu cần chỉ ra bao nhiêu điểm được/mất, chỉ dẫn rõ ràng về cách thức thực hiện, diễn đạt cái được/mất đó bằng một
từ, cụm từ hay một câu
- Phát phiếu bài tập cho người học, trong đó có ghi rõ yêu cầu Dành thờigian cho người học thực hiện và thu bài
* Kĩ thuật đánh giá 5: Trưng cầu ý kiến lớp học
Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh cho biết ý kiến đồng tình hayphản đối với một quan điểm/tuyên bố hoặc ý kiến nào đó
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
Trang 35- Bảng trưng cầu ý kiến nên được thiết kế ngắn gọn và cho người họclàm trên giấy
- Chuẩn bị 1 hoặc 2 vấn đề cho một cuộc thăm dò trong lớp học Xuấtphát từ những câu hỏi, những quan điểm có thể ảnh hưởng đến hoạt độnghọc tập, người dạy lựa chọn 1 hoặc hai vấn đề để làm chủ đề thăm dò
- Thiết kế một bảng hỏi để giúp người học có thể lựa chọn (có/không,thường xuyên/ít khi/không bao giờ…), hoặc liệt kê một danh mục các ý kiến,quan điểm để người học lựa chọn Phiếu hỏi chỉ nên 5 – 7 câu hỏi liên quanđến thái độ, hiểu biết của người học đối với nội dung chủ đề sẽ được thảoluận
-Phát phiếu trả lời Phiếu trả lời có thể không ghi tên người học
* Kĩ thuật đánh giá 6: Dàn bài theo cấu trúc (cái gì, thế nào, tại sao?)
Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh xem xét các khía cạnh nội dung,hình thức và chức năng của một thông tin trình bày dưới dạng văn bản (hoặcnhững thông tin từ video, bài quảng cáo, .) để trả lời cho câu hỏi: Cái gì,Như thế nào, Tại sao
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Chọn 1 văn bản ngắn, một đoạn đoạn phim có nội dung liên quan đếnbài học và được bố cục rõ ràng
- Người dạy thử viết trước đề cương nội dung, hình thức, chức năng chomột văn bản/đoạn phim tương tự để làm mẫu cho người học và giải thích chongười học cách thức thực hiện
- Yêu cầu người học viết đề cương nội dung, hình thức, chức năng chovăn bản, đoạn phim đã chọn
- Dành cho người học đủ thời gian để làm bài (đối với các văn bản/đoạnphim ngắn), những văn bản và đoạn phim dài nên giao cho người học làm ởnhà
* Kĩ thuật đánh giá 7: Hồ sơ thần tượng
Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu mỗi học sinh chọn một người mà họ
Trang 36ngưỡng mộ có trong bài học hoặc hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đếnbài học Sau đó họ viết về những giá trị của người đó và mối liên quan đến cácgiá trị riêng của người học.
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Liệt kê một danh sách những người nổi tiếng/đáng ngưỡng mộ tronglĩnh vực mà chủ đề bài học đề cập tới
- Người dạy đưa ra yêu cầu về những thông tin cần có trong hồ sơ ngườinổi tiếng, chỉ cho người học nguồn có thể tham khảo
- Người học lựa chọn một người mà mình ngưỡng mộ nhất, hoàn thiện
hồ sơ trong thời hạn cho phép Người dạy cần nhấn mạnh người học phải giảithích vì sao họ ngưỡng mộ và có điểm tương đồng nào với bản thân
- Thu sản phẩm, có thể mời một số người học có bài làm tiêu biểu lêntrình bày
* Kĩ thuật đánh giá 8: Tóm tắt thành một câu
Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi" "ai làm, cho ai,khi nào, ở đâu, như thế nào, vì sao?" về một chủ đề hay nội dung đã được lựachọn và từ đó tạo nên một câu tổng kết dài, đúng ngữ pháp và giàu thông tin
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên chọn một chủ đề quan trọng mà học sinh vừa học để yêucầu tóm tắt trước Gợi ý cho học sinh qua việc trả lời ngắn gọn cho các câu hỏichẳng hạn như "Ai làm, làm cho ai, khi nào, ở đâu, như thế nào và tại sao" liênquan đến bài học… Viết các câu trả lời thành một câu theo thứ tự như trên Ghilại thời gian giáo viên đã dùng để hoàn thành nhiệm vụ đó
- Khi giao nhiệm vụ cho học sinh, dành khoảng thời gian gấp hai lầnthời gian giáo viên đã làm, giải thích cách làm rồi tuyên bố nội dung để học sinhtổng kết
* Kĩ thuật đánh giá 9: Bản đồ khái niệm
Trang 37Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh vẽ một sơ đồ, biểu đồ hoặc bản đồcác khái niệm, kiến thức có trong bài học và chỉ ra mối liên hệ giữa các kháiniệm, kiến thức của bài học và các khái niệm, kiến thức liên quan đã đượchọc Qua hoạt động này, giáo viên được rèn luyện kĩ năng xác định mối liên hệgiữa các khái niệm, kiến thức được học, tổ chức các khái niệm được họcthành một bản đồ để dễ dàng ghi nhớ
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên lựa chọn một khái niệm, một từ hay một thuật ngữ làm trungtâm của bản đồ Viết các thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến trung tâm củabản đồ đã chọn Vẽ Bản đồ khái niệm, đặt khái niệm đã chọn ở trung tâm và vẽcác đường kết nối tới các khái niệm khác Sau khi liệt kê các mối liên kết bậc 1(liên kết sơ cấp), tùy theo độ sâu của bản đồ, giáo viên có thể phân nhánh, liệt
kê tiếp các mối liên hệ bậc 2, bậc 3 Xác định con đường các khái niệm liên
hệ qua lại với nhau và viết tên các mối liên hệ trên đường nối các khái niệm
- Xây dựng một mẫu bản đồ khác để cho học sinh làm trên lớp
* Kĩ thuật đánh giá 10: Sáng tạo đoạn đối thoại
Kỹ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh xây dựng một đoạn đối thoại cócấu trúc chặt chẽ trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã học, chẳng hạn như cácđặc trưng tính cách của một cá nhân, hay bản chất của một sự kiện, hiện tượnghoặc một giai đoạn lịch sử nào đó
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Chọn lựa một (hoặc nhiều) vấn đề/sự kiện/nhân vật… trong bài họccần được thảo luận, tranh luận, khai thác sâu
- Xây dựng (hoặc sưu tầm) một đoạn đối thoại mẫu từ 10 đến 20 câu tậptrung vào vấn đề đã lựa chọn, sử dụng đoạn đối thoại này làm ví dụ cho họcsinh tham khảo
- Hướng dẫn cụ thể để học sinh thực hiện Dành thời gian để giải thíchyêu cầu của nhiệm vụ và những tiêu chí của một bài đối thoại tốt: sự sáng tạo,sinh động, tính thuyết phục, tự nhiên v.v…
Trang 38* Kĩ thuật đánh giá 11: Câu hỏi thi do người học chuẩn bị
Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh tự xây dựng bộ câu hỏi vàphương án trả lời cho các nội dung quan trọng của môn học
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện nhưsau:
- Giáo viên giao nhiệm vụ này cho học sinh thực hiện ở nhà, trước khi bắtđầu kì thi học kì từ 3 - 4 tuần, hướng dẫn học sinh đặt các câu hỏi liên quan đếnnội dung môn học có thể có trong kì thi sắp tới Nếu giáo viên đã có ngân hàngcâu hỏi, có thể định hướng cho học sinh tham khảo để xây dựng câu hỏi
- Nêu rõ yêu cầu về số lượng và loại câu hỏi muốn học sinh chuẩn bị, cóthể là loại câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, đúng sai, ghép đôi, trảlời ngắn hoặc câu tự luận có cấu trúc
- Giải thích cho học sinh về mục đích của nhiệm vụ, tại sao người họccần thực hiện nhiệm vụ đó, các câu hỏi học sinh đặt ra sẽ được sử dụng như thếnào và khi nào họ sẽ nhận được thông tin phản hồi từ giáo viên
* Kĩ thuật đánh giá 12: Bài tập 1 phút
Để sử dụng kĩ thuật đánh giá này, giáo viên chỉ cần dành từ 3 - 4 phútcuối giờ học, yêu cầu học sinh viết câu trả lời ngắn gọn cho 1 - 2 câu hỏi.Chẳng hạn như: “Điều quan trọng nhất mà em học được trong giờ học này làgì?”, và “Còn vấn đề quan trọng nào mà em chưa hiểu?”
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Sử dụng 2 câu hỏi cơ bản được nêu trong phần mô tả chung: “Điều quantrọng nhất mà em học được trong giờ học này là gì?”, và “Còn vấn đề quantrọng nào mà em chưa hiểu?”, hoặc giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi dựa trênmục đích muốn thu thập thông tin gì từ phía người học
- Lên kế hoạch dành thời gian thảo luận kết quả thu được
- Viết câu hỏi lên phiếu và phát cho học sinh Cho học sinh biết thời gian
để trả lời (từ 3 - 4 phút), dành thời gian phản hồi cho học sinh
Trang 391.4.1.2 Nhóm các kĩ thuật đánh giá năng lực vận dụng
* Kĩ thuật đánh giá 13: Nhận diện vấn đề
Kĩ thuật đánh giá này đòi hỏi học sinh nhận diện được bản chất vấn đề vànhận biết được vấn đề cụ thể
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên đưa ra tập hợp những vấn đề để học sinh nhận diện, phân loại
- Giáo viên sàng lọc những thông tin cần cung cấp để học sinh có căn cứnhận diện vấn đề
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tên cho các vấn đề nhận diện được
- Giáo viên thiết kế một mẫu phiếu nhận diện vấn đề có hướng dẫn họcsinh thực hiện
- Dành thời gian hợp lý cho học sinh thực hiện
* Kĩ thuật đánh giá 14: Lựa chọn nguyên tắc
Kĩ thuật đánh giá này đòi hỏi học sinh nhận biết được nguyên tắc hoặc cácnguyên tắc để giải quyết những loại vấn đề khác nhau
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Xác định các nguyên tắc cơ bản có trong bài học mà học sinh cần sửdụng để giải quyết vấn đề
- Tìm hoặc xây dựng những vấn đề ví dụ minh họa cho từng nguyêntắc Mỗi ví dụ chỉ nên minh họa cho một nguyên tắc
- Thiết kế mẫu phiếu bài tập cho kĩ thuật đánh giá này, trong đó có danhmục các nguyên tắc và các ví dụ hoặc tình huống cụ thể
- Kiểm tra lại về độ khó của bài tập, thời gian thực hiện; chỉnh sửa trướckhi triển khai trên lớp Hướng dẫn học sinh làm bài
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh dưới dạng các tình huống, vấn đềcần giải quyết, nhiệm vụ của học sinh là chỉ ra các phương pháp hoặc nguyêntắc khả thi, có thể áp dụng để giải quyết vấn đề Do vậy, giáo viên có thể xâydựng bài tập dưới hình thức trắc nghiệm khách quan
* Kĩ thuật đánh giá 15: Hồ sơ giải pháp
Trang 40Thay vì chỉ lựa chọn được phương án giải quyết vấn đề, kĩ thuật đánh giánày yêu cầu học sinh phải ghi lại các bước để giải quyết vấn đề Hơn thế nữa,học sinh còn được yêu cầu đưa ra giải thích ngắn gọn cho lý do tại sao lại phảithực hiện theo các bước như vậy, và đã áp dụng các nguyên tắc lý thuyết như thếnào để giải quyết vấn đề trong thực tế.
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Chọn từ 1 đến 3 vấn đề tiêu biểu mà học sinh đã nghiên cứu trong
khoảng thời gian vài tuần trước đó Nếu có 3 vấn đề, nên tìm ít nhất 1 vấn đề đểtất cả học sinh đều có thể giải quyết, 1 vấn đề để đa số học sinh trong lớp có thểgiải quyết và 1 vấn đề là thách thức với đa số học sinh trong lớp
- Giáo viên thử tự giải quyết các vấn đề đó và viết lại các bước đã thực
hiện, lưu ý đến thời gian cần thiết để thực hiện bài tập này Với những vấn đềquá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, hãy thay thế bằng vấn đề khác dễ giảiquyết hơn
- Khi đã chọn được các vấn đề hợp lý về thời gian giải quyết và độ phức
tạp, giao cho học sinh thực hiện Thời gian học sinh cần để giải quyết vấn đềthường gấp đôi thời gian giáo viên dùng để giải quyết các vấn đề đó Hướng dẫn
và thông báo các yêu cầu một cách rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tất cả học sinhđều tường minh về công việc cần thực hiện
* Kĩ thuật đánh giá 16: Thẻ áp dụng
Kĩ thuật đánh giá này dùng để đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng vậndụng những kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn Học sinh saukhi đọc/học lí thuyết/quy trình, giáo viên thiết kế một thẻ áp dụng yêu cầu họcsinh viết ít nhất một ứng dụng (hoặc một hiện tượng thực tế có liên quan đến nộidung đã học)
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Lựa chọn các vấn đề lý thuyết, các khái niệm, nguyên tắc, quy trình quan
trọng mà người học đã hoặc đang học, xác định số lượng ứng dụng thực tế cầnyêu cầu người học tìm ra