ĐẶNG THỊ HOÀNG MAI ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC KALI BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT CHIATAI TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TRONG VỤ HÈ 2015 TẠI HUYỆN NGHI
Trang 1ĐẶNG THỊ HOÀNG MAI
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC KALI BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT CHIATAI TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TRONG VỤ HÈ 2015
TẠI HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG THỊ HOÀNG MAI
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC KALI BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT CHIATAI TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TRONG VỤ HÈ 2015
TẠI HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60620110
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KIM ĐƯỜNG
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Ảnh hưởng của mật độ, mức kali bón đến khả năng sinhtrưởng, phát triển, năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cáttrong vụ hè 2015 tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh”, chuyên ngành Khoa học câytrồng là của riêng cá nhân tôi Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệukhác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong luận vănnày là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào khác
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Đặng Thị Hoàng Mai
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu,phòng Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiệnthuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ củabản thân mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS TS.Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quátrình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Cảm ơn tập thể Ban dự án Rau, củ, quả công nghệ cao tại xã XuânThành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
có đủ điều kiện thực hiện đề tài luận văn
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và giúp đỡtôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếusót Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, quý thầy, côgiáo và các bạn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Đặng Thị Hoàng Mai
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, giá trị của dưa chuột 4
1.1.1 Nguồn gốc của dưa chuột 4
1.1.2 Đặc điểm thực vật học cây của dưa chuột 5
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của dưa chuột 9
1.2 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam 11
1.2.1 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới 11
1.2.2 Tình hình phát triển dưa chuột ở Việt Nam 13
1.3 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng kali đối với năng suất dưa chuột trên thế giới và Việt Nam 17
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng kali đối với năng suất dưa chuột trên thế giới 17
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng kali đối với năng suất, chất lượng dưa chuột Việt Nam 20
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa chuột 22
Trang 71.5 Vai trò của Kali đối với cây dưa chuột 23
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Nội dung nghiên cứu 25
2.2 Phạm vi nghiên cứu 25
2.3 Vật liệu nghiên cứu 25
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 27
2.4.3 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 29
2.4.4 Một số chỉ tiêu tính toán 31
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 31
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 32
3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo đến thời gian sinh trưởng, phát triển của dưa chuột trồng vùng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 32
3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của giống dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 33
3.1.3 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 34
3.1.4 Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 37
3.1.5 Đặc điểm hình thái quả dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 với các mật độ khác nhau 40
3.1.6 Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha dưa chuột Chiatai trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 với các mật độ trồng khác nhau 41
3.2 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 42
3.2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến thời gian sinh trưởng của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 42
Trang 83.2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến chiều cao thân chính cuối cùng của
dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 45
3.2.3 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến số lá/thân chính của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát 47
3.2.4 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sự phân cành của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát 48
3.2.5 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến tình hình sâu, bệnh hại dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 49
3.2.6 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát vụ hè 2015 51
3.2.7 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến đặc điểm hình thái quả dưa chuột trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 53
3.2.8 Năng suất của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát vụ hè năm 2015 với các mức phân bón khác nhau 54
3.2.9 Hiệu quả kinh tế của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 với các mức phân Kali bón khác nhau 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
1 KẾT LUẬN 58
2 KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 9DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Center Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rauchâu Á
MĐ: Mật độ
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới
PB: Phân bón
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được[2] 9
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác[8]
10
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới 12 qua các năm 2006, 2007[35] 12
Bảng 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước 13
trên thế giới năm 2005 [35] 13
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực 14
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển 32
của cây dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 32
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 34
Bảng 3.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột Chiatai
ở mật độ trồng khác nhau trong vụ hè năm 2015 35
Bảng 3.4 Mức độ nhiễm sâu hại của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong
vụ Hè 2015 vớ các mật độ khác nhau 37
Bảng 3.5 Mức độ nhiễm bệnh của dưa chuột Chiatai ở các mật độ khác nhau trồng trên đất cát trong vụ hè năm 2015 37
Trang 11Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu quả 40
của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 40
Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha dưa chuột Chiatai trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 với các mật độ trồng khác nhau 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến thời gian sinh trưởng 43
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 43
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến chiều cao thân chính 46
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 46
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến số lá/thân chính của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát 47
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sự phân cành 49
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát 49
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ 50
nhiễm bệnh của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát vụ hè 2015 50
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến biểu hiện giới tính và khả năng đậu quả của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè
2015 52
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của mức Kali bón đến đặc điểm hình thái 53
quả dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 53
Bảng 3.15: Năng suất dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát vụ hè 2015 55 với các mức phân Kali bón khác nhau 55
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát 56
vụ hè năm 2015 với các mức phân Kali bón khác nhau 56
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiếtkhông thể thiếu trong đời sống nhân dân Đặc biệt khi lương thực và các loạithức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng,như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ Ngànhsản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hằng năm làmột bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
Dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L thuộc họ bầu bí, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm châu Phi, châu Mỹ, Nam châu Á (Ấn Độ,Malaca, Nam Trung Quốc) Dưa chuột có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụngphổ biến trong mỗi bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới Thànhphần trái dưa chuột chứa 96% nước và với 100 g trái tươi cho 14 calor; 0,7 mgprotein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B 0,024mg; vitamin B2 0,075 mg, [1]
Dưa chuột là loại rau ăn quả ngắn ngày nhưng mang lại hiệu quả kinh tếcao cho người sản xuất Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ
để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tínhthương mại quan trọng Tuy ngành trồng rau trong đó có dưa chuột có nhiềukhởi sắc nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuấtnông nghiệp Đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, diện tích trồng rau nói chung vàdưa chuột nói riêng có nhiều biến động qua các năm Năng suất chỉ bằng mộtnửa so với năng suất trung bình của cả nước
Việc xác định hàm lượng Kali thích hợp và bố trí khoảng cách trồng lànhững biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả,sâu bệnh hại và năng suất dưa chuột Khi nghiên cứu về mật độ trồng dưa chuột,Schvambach (2002) đã đưa ra kết luận rằng trồng dày làm giảm hàm lượng chấtkhô tích lũy trong quả dưa chuột Kết quả nghiên cứu của Schleicher (2003) vàAbubaker (2010) còn cho thấy khi trồng dưa chuột với mật độ dày làm tăng khả
Trang 14năng tích lũy nitrate (NO3) trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm.
Từ trước đến nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã cónhiều công trình nghiên cứu về cây dưa chuột và qui trình sản xuất của dưa chuột.Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố mật độ, hàm lượng Kali đếnsinh trưởng, phát triển, năng suất của cây dưa chuột trồng trên vùng đất cát thì cònhạn chế
Hà Tĩnh là một tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu tương đối khắcnghiệt, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, thường xẩy ra Do đó ảnh hưởng lớn đếnsản xuất nông nghiệp Đồng thời với chủ trương toàn tỉnh ra sức xây dựng nôngthôn mới, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, hợp tác với nhiềutrung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước nên đã đưa nền nông nghiệp của HàTĩnh không ngừng tăng lên Đặc biệt, từ năm 2013 lại nay, Dự án Rau-Củ-QuảThạch Văn đang là hướng đi mới với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậthiện đại vào sản xuất nông nghiệp đã đạt những thành quả bước đầu, góp phầnthay đổi diện mạo của những vùng đất cát trắng xóa trở thành những vựa rautươi sạch
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của mật độ, mức kali bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón kali đếnsinh trưởng, phát triển và năng suất cho dưa chuột trồng trên vùng đất cát tạiNghi Xuân, Hà Tĩnh vụ hè năm 2015 Góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăngnăng suất, thu nhập cho người nông dân
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
Trang 15ảnh hưởng của khoảng cách trồng, hàm lượng kali bón đến sinh trưởng, pháttriển, năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứucác biện pháp kỹ thuật t r ồ n g dưa chuột nói chung và giống dưa chuộtChiatai nói riêng trồng trên vùng đất cát
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra các công thức hợp lý, có hiệuquả nhất về mật độ trồng và hàm lượng kali nhằm hoàn thiện quy trình sản xuấttrồng dưa chuột Chiatai trên vùng đất cát tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, giá trị của dưa chuột
1.1.1 Nguồn gốc của dưa chuột
Cây dưa chuột được biết đến trong kinh thánh Ấn Độ cách đây 3.000 năm,rồi được đưa đến Italia, Hy Lạp và sau đó chúng được đưa đến Trung Quốc ỞTrung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm, có thể trước công nguyên
Từ kết quả qua các cuộc thám hiểm cùng với sự nghiên cứu của mình,nhà thực vật Vavilốp (1926); Tatlioglu (1993)[29] cho rằng, Trung Quốc làTrung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột Nhiều tài liệu cổ của TrungQuốc cho rằng dưa chuột được trồng từ khoảng 100 năm trước Công nguyên.Mesherov và Kobylyanskaya (1981)[24] chứng minh rằng, dưa chuột ở NhậtBản và Trung Quốc có cùng nguồn gốc Điều này cũng phù hợp với ý kiến củamột số nhà khoa học khác cho rằng, dưa chuột được chuyển từ Trung Quốc sangNhật Bản trong khoảng thời gian năm 923-930
Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở cácthuộc địa bị họ thống trị (Tạ Thu Cúc, 2007)[4]; (De Candolle, 1984)[17];(Robinson, Decker, 1999)[27] Cho đến nay, dưa chuột đã được gieo trồng rộngkhắp trên thế giới, trong đó dưa chuột trồng trong nhà lưới phát triển mạnh ởnhững vùng có khí hậu khắc nghiệt và gần thành phố Việc phát hiện ra các dạngcây dưa chuột dại, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ vàcác dạng quả to, gai trắng, mọc tự nhiên ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam,cho thấy có thể khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào được coi là nơiphát sinh cây dưa chuột Ở đây đang còn tồn tại các dạng hoang dại của cây này(Trần Khắc Thi (1985)[13]
Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa rõ Tàiliệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “Nam phương thảo mộc trạng” của
Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “ … cây dưa leo hoa vàng, quảdài cỡ gang tay, ăn mát vào mùa hè” Mô tả kỹ hơn cả là cuốn “Phủ biên tạp lục”
Trang 17(năm 1775) Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là đàng Trong (từQuảng Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ (Nguyễn Văn Hiển, 2000)[7].
Theo Lưu Trấn Tiêu (1974), qua việc phân tích bào tử phấn hoa ở di chỉtràng kênh từ thời Hùng Vương, ngoài lúa nước, còn phát hiện thấy phấn hoadưa chuột (Trần Khắc Thi, 2008)[14]
1.1.2 Đặc điểm thực vật học cây của dưa chuột
là tiền đề cho năng suất sau này[4] So với các cây trong họ, hệ rễ của dưa chuộtyếu hơn so với hệ rễ cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm điều này có thể lý giải từ
nguồn gốc phát sinh của loài C sativus Quá trình hình thành và tồn tại hàng ngàn
năm tại các vùng rừng nhiệt đới ẩm với lượng dinh dưỡng tần đất mặt dồi dào đãlàm hệ rễ thích ứng và phát triển yếu (Decadolle, 1912) (dẫn theo Trần Khắc Thi,1985)[13] Do hệ rễ phát triển nông nên dưa chuột rất kém chịu úng, không chịuhạn và ưa tưới ẩm Ở thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất thuậnkém, khi gặp hạn hoặc úng, hoặc nồng độ dinh dưỡng quá cao, hệ rễ bị khô đen vàthối Tuy nhiên, các giống ưu thế lai có bộ rễ phát triển mạnh hơn do vậy sức sinhtrưởng của cây khoẻ và khả năng cho thu hoạch cao hơn
- Thân
Thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, mềm, leo, bò, thân mảnh và nhỏ.Thân có 4-5 cạnh, có lông cứng, thân cây được phân thành nhiều đốt và rỗng ởgiữa Chiều cao thân, đường kính thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiệnngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc độ dài thân chính trung bình 2-3 m, tuy nhiên
Trang 18thân chính của dưa chuột cũng có thể phát triển trên 5 m, đặc biệt là các giốngtrồng trong nhà kính đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tìnhhình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không cólợi Đối với những giống trung bình và giống muộn đường kính đạt gần 1 cm làcây sinh trưởng tốt Thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2 (cóthể là 3-8 cành tuỳ giống và điều kiện canh tác, ), quả ra chủ yếu trên thânchính[4] Do thuộc loại thân bò leo nên cần phải làm giàn để nâng đỡ thân, lá vàquả làm tăng năng suất và chất lượng quả Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, dưachuột có có dạng hình sinh trưởng như: sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng bán hữuhạn, sinh trưởng hữu hạn và dạng bụi gọn[2], [4]
- Lá
Lá dưa chuột gồm có 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng quatrục thân Lá mầm hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoántình hình sinh trưởng của cây Lá thật mọc xen kẽ, đơn lẻ hình tim có 5 cánh,chia thuỳ nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng ngắn,màu sắc lá thay đổi từ xanh vàng tới xanh thẫm, độ dày mỏng của lông trên lá vàkích thước lá thay đổi tuỳ giống, tuỳ giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh,
kỹ thuật chăm sóc Trung bình kích thước lá 7-20 x 7-15 cm, cuống lá dài 5-20
cm, phiến lá chia thành 5-7 thùy, có răng cưa[7]
- Tua cuốn
Tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng không phânnhánh đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên giàn và giữ câykhông bị đổ đối với họ bầu bí, tua cuốn còn được giải thích như giống như cácchồi non[26] Ngoài chức năng giữ cho cây đứng vững trong quá trình sinhtrưởng, phát triển, bộ phận này còn như một đặc điểm tín hiệu để chọn giống cóquả không đắng (chứa gen bt-bitter free, có thể xác định ngay ở giai đoạn câycon) (Tatlioglu, 1993)[29]
- Hoa
Dưa chuột là cây giao phấn, hoa dưa chuột cũng như hoa của các cây
Trang 19khác trong họ bầu bí thường to và có màu sắc rực rỡ để hấp dẫn côn trùng đếnthụ phấn Hoa mọc thành chùm hoặc mọc đơn ở nách lá Hoa dưa chuột có 4-5đài, 4-5 tràng hoa, đường kính 2-3 cm[13], màu sắc hoa tùy giống nhưng thườnggặp là màu vàng Hoa đực mọc thành chùm (3-7 hoa/chùm), thường ra sớm vànhỏ hơn hoa cái Hoa đực dài 0,5-2 cm, có 4-5 nhị đực hợp thành Hoa cái bầu
hạ, cuống hoa ngắn, mập, dài 3-5 mm, bầu quả dài 2-5 cm, bầu nhụy có 3-4noãn, núm nhuỵ phân nhánh hoặc hợp Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy[15].Dưa chuột rất đa dạng trong biểu hiện giới tính
1 Dạng đơn tính cùng gốc (Monoecious): có cả hoa đực và hoa cái trêncùng cây
2 Dạng cây đơn tính cái (gynoecious): chỉ có hoa cái trên cây
3 Dạng cây lưỡng tính (Hermaphroditus): chỉ có hoa lưỡng tính trên cây
4 Dạng lưỡng tính đực (andromonoecious): cả hoa đực và hoa lưỡng tínhtrên cây
5 Dạng lưỡng tính cái (gynomonoeciuos): có hoa cái và hoa lưỡng tínhtrên cây
6 Dạng cây đơn tính đực (Androecious): chỉ có hoa đực là trên cây
7 Dạng cây tam tính (Trimonoecious): có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡngtính trên cây đối với dưa chuột, dạng hoa đơn tính cùng gốc vẫn chiếm đa số Tuynhiên, các giống trồng trong nhà kính hiện nay thường là gynoecious (đơn tính cái).Dạng hoa lưỡng tính ít gặp ở dưa chuột Cây đơn tính cùng gốc thường pháttriển qua 3 giai đoạn thể hiện giới tính:
l) Giai đoạn đầu chỉ có hoa đực;
2) Giai đoạn phát triển song song cả hai loại hoa - đây là giai đoạn dài nhất; 3) Giai đoạn cuối rất ngắn là giai đoạn hầu như chỉ có hoa cái
Ngoài ra, dưa chuột là cây giao phấn, hoa được thụ phấn nhờ côn trùng, chủyếu là nhờ ong mật Tuy nhiên, ở dưa chuột còn gặp dạng Parthenocarpy (dạngtrinh sinh): quả được phát triển không qua thụ tinh (còn gọi là sự tạo quả khônghạt) Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính có ýnghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1[15]
Trang 20- Quả
Quả dưa chuột thuộc loại quả mọng, quả thuôn dài, quả có cuống dài 1-3
cm Hình dạng và kích thước, màu sắc quả phụ thuộc vào giống Quả non đượcbao phủ bởi một lớp lông dày giống như bộ phận khác của cây Bề mặt quả cóthể nhăn nhẹ, nhăn sâu, nhẵn phẳng hoặc nhẵn hơi gợn Hình cắt ngang quả cóhình tròn và có 3 góc cạnh Quả có thể rất nhỏ (3-4 cm) đến rất dài (>40 cm).Quả dưa chuột có 3 múi, hạt đính vào giá noãn Màu sắc quả khác nhau khi quảcòn xanh: xanh nhạt, xanh đậm, xanh dọc trắng nhẹ Khi quả chín già có màuvàng, nâu đậm, nâu có đường nút hình mạng lưới đường rạn nứt trên quả già rấtkhác nhau, đặc điểm này không những do yếu tố di truyền mà còn chịu nhiều tácđộng của điều kiện ngoại cảnh Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào màu sắc gai quả.Quả có màu gai trắng, vỏ quả sẽ xanh lâu, quả không bị biến vàng, quả có gainâu hoặc gai đen, quả nhanh bị biến vàng sau khi thu hái, khi chín quả có màuvàng hoặc màu nâu Quả dưa chuột trồng trong nhà kính thường không hạt và rấtđược ưa chuộng tại các nước trồng dưa chuột trong nhà kính
Trong thực tế dưa chuột thường được sử dụng ở dạng ăn tươi hoặc chếbiến, tuỳ theo mục đích sử dụng mà các nhà chọn tạo giống chọn tạo ra cácgiống có kích cỡ, độ đặc, màu sắc gai quả khác nhau Các giống ăn tươi thường
có quả to dài, vỏ dày, ở một số nước có thể gặp dạng quả tròn hình quả chanhvới hương vị nhẹ nhàng Thông thường các giống dùng để ăn tươi có quả dàihơn giống dùng để chế biến đóng hộp Các giống dùng cho chế biến phải có độgiòn, hương vị nhẹ
- Hạt
Hạt dưa chuột hình ô van, dẹt, nhẵn và có màu vàng nhạt hoặc trắng Kíchthước hạt trung bình 8-10 mm x 3-5 mm Khối lượng 1000 hạt dao động 20-30g[15] Dưa chuột là cây hàng năm, thân thảo, thân leo hay bò, có phủ lớp lôngdày Chiều cao cây thay đổi phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện canh táccủa từng vùng
Trang 211.1.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của dưa chuột
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cầnthiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế Rau được coi là nhân tốquan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật Theo kếtquả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩuphần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 Calor năng lượng hằngngày để sống và hoạt động Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực,rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người Rau khôngchỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calor trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho
cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa lượng, vi lượng không thểthiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được[2]
13 mg; Kali 169 mg; Caroten 90 mcg; Vitamin B1 0,03 mg; Vitamin C 5,0 mg
Trang 22Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất caokhoảng 74-75%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đườngđơn) Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thôngmáu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxi hóa năng lượng của mô tế bào
Bên cạnh đó, trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột còn có nhiềuaxit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%);Rivophlavin (0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như
Ca (23,0 mg%), P (27,0 mg%), Fe (1,0 mg%) Tăng cường phân giải axit uric
và các muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ.Không những thế trong dưa chuột còn có một lượng muối kali tương đối giúptăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho ngườimắc các bệnh về tim mạch
1.1.3.2 Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quảquan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao Dưachuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác[8]
- Chi phí vật chất (1000 đ/ha)
- Chi phí lao động (công/ha)
6.447834
6.028556
5.157695
2.417222
5.050194
Trong quả dưa chuột có các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưprotein, các loại vitamin A, C, B1, B2, Trước đây dưa chuột được sử dụngnhư loại quả tươi để giải khát Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới
Trang 23mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sửdụng là tất yếu Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhaunhư quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu,
Bên cạnh đó, dưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùngchuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đốingắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau
1.2 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới
♦ Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2007 diện tích trồng dưa chuột trênthế giới khoảng 2.583,3 ha, năng suất đạt 17,27 tấn/ha, sản lượng đạt 44160,94nghìn tấn Số liệu trên Bảng 1.3 cho thấy, Trung Quốc là nước có diện tích trồngdưa chuột lớn nhất với 1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế giới Về sản lượngTrung Quốc vẫn là nước dẫn đầu với 28.062 nghìn tấn, chiếm 62,09% tổng sảnlượng dưa chuột của thế giới Sau Trung Quốc là Nhật Bản với sản lượng 634nghìn tấn chiếm 1,42% của thế giới Như vậy chỉ riêng 2 nước Trung Quốc vàNhật Bản đã chiếm 64,32% tổng sản lượng của toàn thế giới
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trênthế giới đều tăng qua các năm Do nhu cầu về rau xanh nói chung và dưa chuộtnói riêng của người tiêu dùng ngày càng cao khi lương thực và các loại thức ăngiàu đạm được đảm bảo Đặc biệt là ở các nước phát triển như Trung Quốc, NhậtBản, Anh, Canada, Đức
♦ Tình hình tiêu thụ dưa chuột trên thế giới.
Theo tính toán thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 - 110kg/người/năm tức khoảng 250 -300 g/người/ngày Đối với các nước phát triển cóđời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên 141,1kg/người/năm; Newzealand 136,7 kg/người/năm, Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm,
ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm
Trang 24Bảng 1.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới
qua các năm 2006, 2007[35]
Quốc gia
Diện tích(nghìn ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(nghìn tấn)
Bảng 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước
trên thế giới năm 2005 [35]
Trang 25Quốc gia Khối lượng (tấn) Quốc gia Khối lượng (tấn)
1.2.2 Tình hình phát triển dưa chuột ở Việt Nam
♦ Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2006, diện tích trồng rau cảnước năm 2006 là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452,9 nghìnha) Năng suất đạt 149,9 tạ/ha, là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trướcđến nay Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỷđồng (tương đương 900 triệu USD), chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam,trong khi diện tích chỉ chiếm 6% Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rausản xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/năm, tương đương mức bình quân toànthế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN(57 kg/người/năm) Kim ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây cảnh trong 5 năm(2000-2004) đạt 1.222 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt 224,4 triệu USD),trong đó khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu rau
Trang 26Riêng đối với dưa chuột được xem là một trong những loại rau chủ lực,
có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33.537 tấn chỉ đứngsau cà chua
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực
năm 2004[32]
(ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng(tấn)
Trang 27♦ Tình hình tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam
Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượngkhá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Mặc dù côngnghệ sau thu hoạch của nước ta còn thấp, song thị trường xuất khẩu vẫn chiếmmột vị trí quan trọng
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan (2007), kim ngạch xuất khẩucác loại dưa chuột vào cuối tháng 04/2007 đạt trên 571 nghìn USD, tăng 38% sovới cùng kỳ tháng 03/2007 Trong đó có 03 doanh nghiệp có mức kim ngạchxuất khẩu dưa chuột các loại đạt trên 50 nghìn USD là Công ty giao nhận vàxuất nhập khẩu Hải Phòng, Tổng công ty rau quả Nông sản, Công ty cổ phầnxuất nhập khẩu Rau quả I
Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng là doanh nghiệp đứngđầu với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 215 nghìn USD, chiếm 38% tổng kimngạch xuất khẩu các loại dưa chuột của cả nước Các loại dưa mà công ty xuấtkhẩu là dưa chuột bao tử dầm dấm, dưa chuột dầm dấm, dưa chuột trung tử dầmdấm sang thị trường Hoa Kỳ Giá dưa chuột xuất khẩu khá ổn định dao động0,29-0,33 USD/kg
Bảng 1.6: Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột
cuối tháng 04/2007[31]
Tổng công ty rau quả Nông sản đã xuất khẩu dưa chuột dầm dấm sang thịtrường Nga với đơn giá là 5,14 USD/hộp (FOB, cảng Hải Phòng) Trong khi đó
Trang 28công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả I xuất sang thị trường này với đơn giádao động 3,24-4,83 USD/hộp.
Theo số liệu Thống kê năm 2008, kim ngạch xuất khẩu rau các loại cảnước trong tháng 8/2008 đạt 18 triệu USD, tăng 46% so với tháng 7/2008 vànâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau trong 8 tháng đầu năm 2008 lên trên 112triệu USD
Bảng 1.7: Tham khảo một số loại rau xuất khẩu tháng 8
và 8 tháng đầu năm 2008[32]
Chủng
Kim ngạch xuấtkhẩu tháng 8/2008 (USD)
Kim ngạch xuâtkhẩu 8 tháng đầunăm 2008 (USD)
1.3 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng kali đối với năng suất dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng kali đối với năng suất dưa chuột trên thế giới
Trang 29Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất, chất lượng dưa chuột đã đượcnghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới
Theo Catherine E Bach and Allan J Hruska[16], sinh trưởng, phát triểndưa chuột được đánh giá qua thí nghiệm mật độ Kết quả nghiên cứu cho thấysinh trưởng, phát triển của dưa chuột bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mật độ, nó ảnhhưởng đến diện tích lá, chiều dài thân chính, số hoa và năng suất của dưa chuột
Ở mật độ quá cao làm giảm năng suất của dưa chuột, kết quả này phù hợp vớinghiên cứu của Donald (1963) cho rằng sinh trưởng của cây dưa chuột giảmnhiều mật độ cao và Shinozaki và Kira (1956) cho thấy mối quan hệ giữa khốilượng cây và mật độ trồng
Tạp chí Journal of Applied Horticulture 2005, các tác giả Pant; Bhatt;Bhoj; Kumar[26] Nghiên cứu mật độ trồng phù hợp cho sản xuất dưa chuột thủycanh trong điều kiện nhà kính Thí nghiệm nghiên cứu xác định mật độ cây phùhợp bao gồm các công thức: 2, 4, 6, 8, 10 cây/m2 với giống dưa chuột GreenLong trong hệ thống thủy canh tuần hoàn Tăng mật độ từ 2-6 cây/m2 làm tăngđáng kể năng suất, nhưng nếu tăng tiếp mật độ lên trên 6 cây/m2 sẽ làm giảm sốlượng quả/cây và năng suất Chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp cũngkhác nhau rất rõ rệt Hiệu suất quang hợp và thoát hơi nước tối đa khi mật độ câyduy trì ở mức 6 cây/m2
H.P Liebig, 1978[23], mật độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suấtcủa cây trồng Thời gian trồng được trải dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm đểđánh giá tác động của mật độ trồng Tăng mật độ làm tăng phát triển diện tích lában đầu Sự sai khác về chỉ số diện tích lá làm thay đổi năng suất.Trong điềukiện bức xạ nhiệt cao thì mật độ cao cho năng suất cao nhất ở điều kiện mùa hè.Năng suất tăng khá cao ở công thức 3 cây/m2 và tiếp tục tăng chậm dần cho đếnmật độ 5 cây/m2 Nhưng để đạt mật độ tới ngưỡng kinh tế tác giả khuyến cáotrồng ở mật độ 2 cây/m2
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượngdưa chuột cũng được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới quan tâm,nghiên cứu
Trang 30Theo nghiên cứu của Xiaohui Yang, Yuxiang Huang, Shuquinli và ShengHuang[30] Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cho dưa chuột sản xuất trongnhà kính và phân tích hiệu quả các loại phân bón cho dưa chuột ở các giai đoạn.Kết quả cho thấy bón cân đối NPK cho năng suất thu được cao nhất
Mohamet (1986)[25] đã làm thí nghiệm phân bón với giống dưa chuộtBaladi (dạng quả dài) và Beit-Alpha (dưa chuột Mỹ) được trồng ngày22/10/1978 và 1979 tại Shambat với các công thức bón N và phân bón lá,khoảng cách trồng hàng cách hàng là 200 cm và cây cách cây 50 cm, mỗi hốcgieo 3 hạt, phân được bón sau trồng 1 tháng Kết quả cho thấy không có sự khácnhau rõ rệt về năng suất tổng số những năng suất thương phẩm có sự khác nhaulớn so với đối chứng ở cả hai giống, năng suất thương phẩm tháp nhất ở côngthức bón ure và phân bón lá Nitrophoska với giống Baladi và thấp nhất ở côngthức bón ure với giống Beit, Alpha
Ruiying Guo, 2007[19], sau hai năm tiến hành thí nghiệm trong nhàlưới để xác định ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất và khả năng hấp thụ
N của dưa chuột, kết quả cho thấy: mùa vụ ảnh hưởng rất nhiều đến khả nănghấp thụ phân bón Vụ đông xuân, cây dưa chuột hấp thụ N nhiều hơn và chonăng suất cao hơn so với vụ thu đông vì nhiệt độ không khí vụ đông xuân thấphơn vụ thu đông trong suốt thời kỳ chín của quả Sự hấp thu N và mất N khigiảm cường độ ánh sáng từ 40-78% và 33-48% không làn giảm năng suất ở cảbốn thời vụ nghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu không đưa ra đề nghị về lượngđạm khác nhau cần bón cho cây dưa chuột ở các thời vụ khác nhau mà chỉ đềcập đến nhu cầu về N ở các vụ trồng khác nhau
Theo George Hochuth và Ed Hanlon[18], tại Florida, có rất nhiềunghiên cứu về nhu cầu N với sự sinh trưởng, phát triển của dưa chuột Hầu hếtcác nghiên cứu đều đề nghị mức N phù hợp nhất đối với dưa chuột là 150
kg N/ha Dưa chuột trồng 2 hàng/luống và cây cách cây 40 cm Không cónghiên cứu nào đánh giá sự rửa trôi N và chất dinh dưỡng qua tưới nước.Phần lớn kiết quả nghiên cứu cho thấy năng suất dưa chuột tăng lên tối đa khi
Trang 31hàm lượng N 150-175 kg N, nhưng năng suất giảm đi rất nhiều khi tăng N lên
200 kg N/ha
Tháng 12/1997, một nghiên cứu ảnh hưởng của N lên giống dưa chuộtPoung tại trường đại học Kasetsart, Kamphaengsaen, Nakhon Pathom, TháiLan[21] Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức kết hợp các mức độ N (0, 130, 100,150) kg/ha và K (0, 23, 150, 100) kg/ha Kết quả cho thấy với mức K 100 kg/ha
và K 100 kg/ha thì năng suất dưa chuột cao nhất là 18.46 tấn/ha Tuy nhiên,nồng độ N và K không ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu nông học khác như
số hoa, đường kính hoa, ngày nở hoa
Dưa “Galia” được trồng thủy canh ở vùng sa mạc Israel bởi tiểu banKhoa học, đại học Florida (Juan C Rodriguez, 2005)[17] N được sử dụng chocác giai đoạn phát triển từ hạt đến lúc ra hoa, giai đoạn hình thành trái, phát triểntrái, và trái chín cho đến khi thu hoạch Dưa này được trồng trong nhà kính suốt
3 mùa ở Gainville, Florida N được cung cấp với 5 mức 80, 120, 160, 200, và
240 mg.L-1và mức N được xử lý luân phiên (ALTN) theo 4 giai đoạn trồng cũngđược thực hiện (120-160-200-120 mg.L-1) Trong 3 mùa, kết quả cho thấy vớicách sử dụng N luân phiên theo từng giai đoạn sinh trưởng thì cây đạt năng suấtcao nhất (4,4 kg/cây), số quả nhiều nhất (4.9 quả/cây) ở mùa hè, và đạt sảnlượng 14,5 kg/m Cũng tương tự những nghiên cứu nêu trên, trong nghiên cứunày cũng đưa ra kết quả là các mức N khác nhau không có ảnh hưởng lớn đếnchiều dài quả, đường kính quả, số ngày nở hoa
Theo Nguyễn Xuân Đính (2003)[6], một số khuyến cáo sử dụng phânbón ở một số nước: Tại Senegal khuyến cáo là trên đất nhẹ ở vùng bán khô hạnbón 20 tấn/ha phân hữu cơ, 130 kg N, 95 kg P2O5 và 200 kg K2O/ha Trước khigieo rải toàn bộ lượng phân hữu cơ và lân và 1/3 N và K Số phân còn lại chiađều làm 2 lần bón vào lúc 30 và 50 ngày sau trồng Tại Brazil thì lượng phânkhuyến cáo chung cho 1ha là: 100 kg N, 200 kg P2O5, và 200 kg K2O Bón lót 50
kg N, 200 kg P2O5 và 150 kg K2O vùi vào đất trước khi gieo Lượng phân còn lạichia đều làm hai lần bón vào lúc 15 và 30 ngày sau gieo Năng suất sẽ đạt đượccao hơn bằng cách bón vùi 20 tấn/ha phân hữu cơ vào lúc 2 tuần trước gieo Ở
Trang 32Philipines, trong mùa khô bón 120 kg N, 120 kg P2O5 và 120 kg K2O/ha Tổnglượng phân trên được chia đều làm 3 lần bón Bón lần 1, bót lót trước khi gieohạt Bón lần 2 tiến hành khi cây cao 1,0 m Bón lần 3 tiến hành khi quả đầu tiên
to bằng quả trứng gà Tại Ấn độ, khi trồng dưa leo trên đất thịt pha cát, với pH =6,5 và hàm lượng Bo khoảng 0,58 ppm thì dùng 80 kg N, 45 kg P2O5, 85 kg
K2O/ha và Na2B4O7.10 H2O Bón toàn bộ lượng đạm, lân và Kali lúc gieo Phundung dịch chứa Bo 0,25% nói trên lúc 6 lá và lúc xuất hiện chồi hoa
Các nhà nghiên cứu ở Sở Nông nghiệp Pakistan (Kashif Waseem, 2006)[22] đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các nồng độ N khác nhau lên sự
tăng trưởng và năng suất dưa leo (Cucumis sativus L.) Thí nghiệm gồm có 6
mức N là 0, 20, 40, 60, 80 và 100 kg/ha Kết quả cho thấy ở mức là 100 kg/ha thì
sự tăng trưởng đáng kể về chiều dài quả (19,43 cm), khối lượng quả đạt cao nhất(152,2 g) Tuy nhiên, ở mức 80 kg/ha thì cây rút ngắn thời gian ra hoa (38,56ngày), số quả cao nhất (15.22) và năng suất quả đạt 13.9 tấn/ha
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ trồng và liều lượng kali đối với năng suất, chất lượng dưa chuột Việt Nam
Ở Việt Nam, mật độ trồng dưa chuột có khác nhau ở các vùng miền vàtheo từng giống dưa chuột cụ thể Theo quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột củaCục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mật độ trồng dưachuột ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ là 60 x 30 cm (tương đương 33.000cây/ha)[34] Đối với giống dưa chuột lai PC4 của Viện Cây lương thực - câythực phẩm, các tác giả của giống đã đưa ra quy trình kỹ thuật trồng với mật độ là
75 x 40 cm (tương đương 32.000 cây/ha)[12] Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọntạo được giống dưa chuột lai CV5 và nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồngđến năng suất, chất lượng giống dưa chuột này Các tác giả đã nghiên cứu ở 4mật độ khác nhau là: 70 x 20 cm; 70 x 30 cm; 70 x 40 cm; 70 x 50 cm Kết quảnghiên cứu cho thấy: ở khoảng cách trồng 70 x 50 cm giống dưa chuột lai chonăng suất cao nhất đạt 46,23 tấn/ha[4]
Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu rau quả đã chọn tạo đượcnhiều giống dưa chuột lai mới phụ vụ ăn tươi và chế biến Trong đó phải kể đến
Trang 33giống dưa chuột CV11, giống có thời gian sinh trưởng 70-80 ngày, sức sinhtrưởng tốt, năng suất đạt 44,7 tấn/ha, chịu bệnh phấn trắng và bệnh sương maitốt Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã tiến hành thí nghiệm xây dựng quy trình
kỹ thuật trồng cho giống dưa này Sau khi nghiên cứu mật độ trồng và liều lượngphân bón, nhóm tác giả đã kết luận: khoảng cách trồng 70 x 30 cm; 70 x 35 cmthích hợp cho sản xuất giống dưa chuột CV11 trong điều kiện vụ đông và 70 x
40 cm trong điều kiện vụ xuân Với lượng phân bón 120 N và 120 K2O là thíchhợp cho sản xuất giống dưa chuột CV11[4] Nghiên cứu ảnh hưởng của liềulượng phân bón đến năng suất, chất lượng dưa chuột, Việt Nam đã có rất nhiềucông trình nghiên cứu về lĩnh vực này
Theo Tạ Thu Cúc (2005)[4], để đạt năng suất dưa leo khoảng 30 tấn/hayêu cầu lượng phân nguyên chất N-P2O5-K2O là 170 kg với tỷ lệ (51+41+78).Tuy nhiên, các giống dưa lai cho năng suất cao yêu cầu lượng phân bón cũngcao hơn Về hiệu suất sử dụng phân, dưa leo cần nhất là kali đến đạm, sau cùng
là lân Dưa leo có đặc điểm là phản ứng nhanh chóng với dinh dưỡng trong đấtnhưng lại không chịu được nồng độ phân cao, vì vậy lượng phân được chia làmnhiều lần bón thay vì bón tập trung Trung bình 1 tấn dưa lấy đi của đất 2,75 kgN; 1,46 kg P2O5; 4,42 kg K2O và 33 kg CaO
Theo Trần Thị Ba (1998)[3], tại Việt Nam công thức phân thường dùngcho dưa leo trồng ở đồng bằng là: 140-220 kg N, 150-180 kg P2O5 và 120-150
kg K2O/ha Lượng phân bón tùy theo điều kiện đất trồng và nhu cầu của cây dưaleo qua từng giai đoạn sinh trưởng Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao,cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương
Theo tài liệu khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, lượngphân dùng bón cho 1 ha dưa là: 20-30 tấn phân chuồng mục hoai mục, 120 kg N,
90 kg P2O5 và 120 kg K2O[33]
Trường Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu trồng dưa chuột trên giá thể trongnhà có mái che Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa chuột trêngiá thể là 132 kg N-121 kg P2O5-198 kg K2O cho một ha Thí nghiệm được tiếnhành từ 26/02/2009 đến 26/04/2009 trên giống Amata 765, có nguồn gốc từ Thái
Trang 34Lan Diện tích ô thí nghiệm 2,1 m2 trồng 15 cây Sử dụng phân NPK (12-11-18)
do hãng Yara Mila TM của Na Uy sản xuất để bón cho cây thí nghiệm ở cácmức sau (tính cho 1.000 m2):
CT1: 70 kg NPK/ha tương đương (N 84 kg; P2O5 77 kg ; K2O/ha 126 kg);CT2: 90 kg NPK/ha tương đương (N108 kg; P2O5 99 kg; K2O/ha 162 kg);CT3: 110kg NPK/ha tương đương (N132 kg; P2O5121kg; K2O/ha198 kg);CT4: 130kg NPK/ha tương đương (N156 kg; P2O5143kg; K2O/ha 234 kg); CT5: 150kgNPK/ha tương đương (N180 kg ;P2O5165 kg; K2O/ha 270 kg) Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng phân bón thích hợp nhất trong sảnxuất dưa leo trên giá thể là 132 kg N-121 kg P2O5-198 kg K2O cho một ha[10]
Đối với cây dưa chuột bản địa, theo Phạm Quang Thắng và Trần Thị MinhHằng (2012)[12]: Mật độ trồng giống dưa này tại vùng Tây Bắc là: 40 x 70 cm(tương ứng với mật độ 3,6 vạn cây/ha) và tác giả cũng kết luận bón phân NPK với
tỷ lệ 15:10:15 cho dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc trên đất bằng với lượng 800 kg/
ha (ứng với 120 N : 80 P2O5 : 120 K2O) thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, pháttriển và cho năng suất cá thể và năng suất thực thu cao nhất (90,12 tấn/ha) Cho đếnnay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng kali đếnnăng suất chất lượng dưa chuột tại Việt Nam
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa chuột
Cây trồng để sinh trưởng phát triển tốt, khỏe mạnh, đồng đều thì yêu cầu
về dinh dưỡng của chúng phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời Cây dưa chuộtcũng không ngoại lệ, nó cần được cung cấp đầy đủ các chất Đạm, Lân, Kali, Mỗi loại phân bón đều có vai trò quan trọng khác nhau trong quá trình sinhtrưởng, phát triển tạo năng suất
Đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với câytrồng Đạm giúp cho cây chóng bén rễ hồi xanh, xúc tiến quá trình hình thànhthân lá, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi thọ của lá, Thừa hay thiếu đạmđều ảnh hưởng xấu rất rõ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượngcây trồng Đối với cây dưa chuột, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lánhỏ, trái nhỏ Ngược lại, quá thừa đạm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng thân lá,
Trang 35cây phát triển thân lá mạnh, thân lá mềm, non làm giảm khả năng chống chịu sâubệnh, kéo dài thời gian chín sinh lý của quả, nhiều nước, vị nhạt, không giữ đượclâu sau thu hoạch[5].
Lân là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết, quan trọng trong việc hình thành,phát triển của bộ rễ và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng Cây hút lântrong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng giai đoạn quan trọng nhất đó là lúc câydưa đang còn nhỏ[5] Do đó, khi thiếu lân bộ rễ cây phát triển kém, cây sinhtrưởng chậm, ít lá, năng suất giảm[5]
Kali là nguyên tố vận chuyển rất quan trọng trong quá trình sinh trưởngphát triển của cây trồng Kali giúp cho thân lá cứng cáp, tăng khả năng chốngchịu sâu bệnh và điều kiện sống bất lợi, tăng phẩm chất trái, vỏ trái cứng, dễ vậnchuyển[ 6]
Ngoài ra, cây dưa chuột cũng cần các chất trung lượng và vi lượng, đặcbiệt cây dưa chuột rất nhạy cảm với Canxi và Magie[6]
1.5 Vai trò của Kali đối với cây dưa chuột
Trong các yếu tố dinh dưỡng chính, kali là yếu tố quan trọng nhất Kaliđối với cây dưa chuột có rất nhiều tác dụng như:
- Kali có trong dịch bào của cây trồng, nó có tác dụng làm tăng khả năngchống chịu sâu bệnh hại và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh vì kali làm cho các
bó mạch, mô chống đỡ phát triển giúp cho thân lá cứng cáp hơn[6], [12]
- Kali là yếu tố dinh dưỡng xúc tác tích cực vào quá trình hình thành năngsuất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột (khi bón 150 kg kalinguyên chất, năng suất tăng khoảng 30%[12] Khi được cung cấp đầy đủ kali thìcác yếu tố cấu thành năng suất cũng tăng lên
- Không chỉ là chất xúc tác tích cực cho các yếu tố cấu thành năng suất
mà Kali còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng quả dưa hấu,đặc biệt là ở giai đoạn sắp thu hoạch quả, cây dưa hấu rất cần phân kali để thúcđẩy quá trình chuyển hóa đường trong quả khi chín Nhờ kali tỷ lệ đường tănglên đáng kể (bình quân khoảng 1-2% theo giá trị tuyệt đối hoặc 6-7% theo giá trịtương đối)[12] Sở dĩ có điều đó là do kali làm tăng vận tốc các dòng chảy của
Trang 36nước và các sản phẩm quang hợp bên trong cây nhờ đó thúc đẩy sự tích lũy cácsản phẩm quang hợp trong các cơ quan dự trữ
Ngoài ra, kali còn là yếu tố giúp cây trồng nâng cao chất lượng sản phẩmthông qua các tác động sau:
+ Giúp cây trồng sử dụng đạm tốt hơn và đặc biệt kali có tác dụng làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều nhiều đạm[6], [12]
+ Tăng sự tạo thành các hợp chất protein thông qua các tác động của cácEmzim
+ Làm gia tăng kích thước quả: Tác động bề ngoài rất dễ thấy của kali là tăng
độ lớn của quả Khi bón kali làm tăng trọng lượng quả tới 45-63%, tăng chiều dài quảtới 2-3 cm [12] Gia tăng nồng độ chất khô trong dịch quả: Nếu đem so sánh với điềukiện không bón kali thì dịch trong quả tăng 10-15 lần[12]
+ Tăng hàm lượng Vitamin C và Caroten trong quả Khi nghiên cứungười ta thấy: Khi bón 150 kg kali nguyên chất làm năng suất tăng khoảng 30%đặc biệt là Vitamin C tăng gấp 2 lần, Caroten tăng 30-50%[12]
+ Tăng độ bóng và làm màu sắc vỏ quả đẹp hơn, vỏ quả dai hơn thuậntiện cho quá trình vận chuyển
Hiện nay phần lớn diện tích trồng dưa chuột của Việt Nam nói chung vàBắc Trung Bộ nói riêng là đất cát hoặc cát pha nghèo dinh dưỡng đặc biệt lànghèo kali Bổ sung kali cho cây dưa trồng trên đất cát sẽ có tác động tích cực đếnnăng suất và phẩm chất quả Nhưng để xác định lượng bón phù hợp đảm bảo chocây dưa chuột có năng suất cao và mang lại hiêu quả kinh tế cao bắt buộc chúng taphải tiến hành các thí nghiệm và phân tích cụ thể đây là điều rất quan trọng