1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non quận 2 thành phố hồ chí minh

118 639 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 849 KB

Nội dung

Một số vấn đề về quản lý nâng cao chất lượng đội Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 31 2.1.. VàChỉ thị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HỒNG KIỀU LOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HỒNG KIỀU LOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 06.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN BÁ MINH

Trang 3

NGHỆ AN- 2015

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,

chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này Vớitình cảm chân thành tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Phòng ĐàoTạo Sau đại học, phòng Quản lí khoa học - Trường Đại học Vinh, các cán bộ

và giảng viên đã tham gia quản lí, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bá Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ

tận tình tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục– Đào tạo quận 2 đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học, Ban giámhiệu các trường mầm non trên địa bàn quận 2, các đồng chí, đồng nghiệp đãtham gia đóng góp để tôi có cơ sở đề ra các giải pháp và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tuy nhiên luậnvăn có thể còn có những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được ý kiếnđóng góp và chỉ dẫn của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để luận vănđược hoàn thiện hơn

Xin chân trọng cảm ơn!

Nghệ An, tháng 05 năm 2015.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 4

PHẠM THỊ HỒNG KIỀU LOAN

MỤC LỤC

TrangTrang phụ bìa

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON

7

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.3 Một số vấn đề về người giáo viên mầm non trong

1.4 Một số vấn đề về quản lý nâng cao chất lượng đội

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

31

2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục

quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh 312.2 Khái quát về điều tra thực trạng 382.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non quận 2

2.4 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ

GVMN quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh 472.5 Đánh giá chung về thực trạng 64Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

69

3.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 693.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN 713.3 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp 93

Trang 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH M C CÁC CH VI T T TỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT

BDTX Bồi dưỡng thường xuyên

CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

CNH- HĐH Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

CNTT Công nghệ thông tin

GVMN Giáo viên mầm non

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

HĐND Hội đồng nhân dân

TTKTTHHN Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Về mặt lý luận

Trang 6

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,

có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển của nhân cách con người Việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầmnon chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em Chính vì thế, hầuhết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non làmột mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người

Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời'” vàthực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyềnđịa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền

Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầmnon là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản

Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùngchia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc

tế về quyền trẻ em Còn theo ông Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòngGiáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm nonthúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức

và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua cácchương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động họctập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộnão trẻ

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non.Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với

các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”.

Trang 7

Giai đoạn trẻ em từ 0-6 tuổi có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách trẻ Do vậy để đảm bảo sự nghiệp giáo dục mầm non, vừa cóthể mở rộng được quy mô, vừa có thể nâng cao chất lượng theo mục tiêu đàotạo của bậc học, vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặt ra là phải phát triển đồng

bộ, mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất trường học và đặc biệt

là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Đó là điều kiện thiết yếu ban đầucho hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non

Để đáp ứng yêu cầu đó, một trong những vấn đề quan trọng có yếu tốquyết định là đội ngũ nhà giáo vì họ giữ một vai trò to lớn và hết sức quantrọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục; làm cho mọi hoạt động của nhàtrường đi vào kỷ cương, nền nếp, ổn định, góp phần thắng lợi sự nghiệp nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII xác định: Giáo dục & Đào tạo làquốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xãhội Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xãhội, trong đó đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết địnhtrong việc bảo đảm chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển độingũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩmchất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáodục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Theo Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ

VI từ ngày 25/10 đến ngày 03/12/2004 về giáo dục đã nêu: “Tập trung xây

dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về

cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản

Trang 8

lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp” Và

Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư khóa IX về việc xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nêu

rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong

những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”

Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục còn có những hạn chế và bất cập Tình hình trên đòi hỏi phải tăngcường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách toàn diện Đây

là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài,

nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục

1.2 Về mặt thực tiễn

Trước những yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển, với sự cố gắng

và nỗ lực để nâng cao hiệu quả của đội ngũ giáo viên các trường Mầm nontrên địa bàn Quận 2 hiện nay đã có những kết quả bước đầu rất đáng trântrọng, góp phần làm chuyển biến chất lượng và hiệu quả giáo dục tại cơ sở.Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, yếu kém về đội ngũ giáo viên mầm non như:

Khả năng đổi mới trong phương pháp giảng dạy còn hạn chế, vẫn còn rậpkhuôn, chưa sáng tạo, còn lúng túng khi thực hiện, cách hiểu máy móc Nhiềugiáo viên vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương pháp cũ, nặng về diễn giải,

ít tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm Giáo viên thiếu khả năngquan sát và đánh giá trẻ theo yêu cầu của chương trình mới

Kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dụccòn rất hạn chế

Trang 9

Kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế, tư cách đạo đức lối sống chưathực sự gương mẫu

Vì vậy, cùng với các địa phương khác trong cả nước đang ra sức thựchiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc nâng cao chất lượngđội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Ngành Giáo dục & Đào tạo Quận 2 cũngđang thực hiện mọi biện pháp để nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên mầmnon

Để nâng cao đội ngũ, chất lượng giáo viên mầm non, trang bị một nềntảng tốt cho những mầm non tương lai của đất nước Chúng tôi chọn đề tài

nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh”

4 Giả thuyết khoa học

Nếu chúng ta xây dựng được một số giải pháp có luận cứ khoa học rõràng, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chấtlượng giáo viên các trường mầm non quận 2 TP Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênmầm non

Trang 10

5.2 Đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên ở các trường trường mầmnon quận 2 TP Hồ Chí Minh.

5.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêncác trường mầm non quận 2 TP Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện củaĐảng, của Nhà nước, của ngành, của địa phương và các tài liệu khoa học cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, tham khảo ý kiếnchuyên gia, quan sát, phỏng vấn trực tiếp,

6.3 Các phương pháp khác: Thống kê toán học, khảo sát thực tế,

7 Dự kiến đóng góp của luận văn

7.1 Về lý luận: Góp phần khái quát hóa lý luận về vấn đề nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non

7.2 Về thực tiễn: Đưa ra bức tranh xác thực về thực trạng đội ngũ giáoviên mầm non và thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênmầm non quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất một số giải nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non quận 2 Thành phố Hồ ChíMinh

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục, danh mục tài liệutham khảo, luận văn có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên ở các trường mầm non

Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm

non quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các

trường mầm non quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

Trang 12

GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới, các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Thụy Điển,Thái Lan luôn xem GV là điều kiện tiên quyết của sự nghiệp GD và pháttriển GD Vì vậy, khi quyết định đưa GD Hoa Kỳ lên hàng đầu thế giới trongthế kỷ XXI chính phủ Hoa Kỳ đã lấy giải pháp GV làm then chốt

Các nhà giáo dục học Xô viết cho rằng: Kết quả hoạt động của toàn bộnhà trường phụ thuộc vào rất nhiều công việc tổ chức đóng đắn và hợp lí côngtác hoạt động của đội ngũ giáo viên

Các nhà nghiên cứu Xô viết cũng đã thống nhất vấn đề: Một trongnhững giải pháp hữu hiệu nhất để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên làphải bồi dưỡng đội ngũ, phát huy được tính sáng tạo trong lao động, tạo ra khảnăng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải bồi dưỡng hộ trở thànhgiáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đó là tổ chức hội thảochuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.Vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính thực tiễn cao, được nhiều giáo viênquan tâm và có tác dụng thiết thực

Trong cuốn “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường”, tác giảV.A.Xukhômlinxki cho rằng muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì phải

tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm tiết dạy Theo ông, việc dự giờ và phântích bài giảng là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý chuyên mônnghiệp vụ của giáo viên Việc phân tích bài giảng mục đích là phân tích cho

GV thấy và khắc phục các thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnh nhằm nângcao chất lượng bài giảng

Trang 13

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển giáo dục gắn liền với lịch sử phát triểncủa xã hội loài người Từ xưa đến nay ít ai coi thường vai trò của giáo dục đốivới sự phát triển của xã hội nói chung, sự phát triển của con người nói riêng.Bởi vì giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững Quan điểm chỉ đạo phát triểngiáo dục của Đảng ta và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chỉ rõ: Giáo dục

là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng nguồn lực chất lượngcao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH là yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Chính

vì vậy mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục được xác định: trong giai đoạnnày “tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận vớitrình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiếtthực cho sự phát triển kinh tế – xã hội … Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạonhân lực, chú trọng nhân lực khoa học công nghệ cao, CBQL giỏi… Pháttriển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượnghiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học”

Việt Nam chúng ta cũng có nghiên cứu về vấn đề trên như: Tư tưởng

Hồ Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên của Thạc sĩ Thái BìnhDương- Trường Đại học Vinh đăng trên Tạp chí Giáo dục số 126 (tháng 11năm 2005); Xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông trong 60 năm phát triểnnền giáo dục Việt nam của Tiến sĩ Vũ Văn Dụ đăng trên tạp chí Khoa họcgiáo dục số 14 (tháng 11 năm 2006); Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức củangười thầy giáo của Lê Văn Hà - Khoa Mác-Lênin, trường Đại học Kinh tế Đànẵng và Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay của Nguyễn ThanhBình - Khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học sư phạm Hà nội đăng trên tạpchí Giáo dục số 177 (tháng 11 năm 2007)

Trang 14

Các tài liệu thể hiện rất rõ quan điểm của các tác giả về vị trí, vai trò,nhiệm vụ và đạo đức của nhà giáo Điều này, có liên quan khá tốt với việctăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về nghềnghiệp cho giáo viên

Ngoài ra, có thể đề cập đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩnghiên cứu về đội ngũ CBQL giáo dục trong các trường, ví dụ như:

- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm nonhuyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Lê Thị Thanh Loan (2012)

- “Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

ở các trường THPT thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn VănCường (2009)

- “Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênTHCS huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Huy Tuấn (2010)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV thực sự là một vấn đề bứcxúc đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu và cho đến tận ngày nay Nó đượcnghiên cứu ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục nước ta Chúng tôichưa tìm được một luận văn, hay một bài tham luận nghiên cứu về giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ GV trong hệ thống các trường MN Quận 2, đặcbiệt là các trường ở khu vực TPHCM, nơi mà theo đánh giá của các nhà khoahọc là trình độ mặt bằng dân trí cao trên cả nước

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo viên mầm non

1.2.1.1 Giáo viên

Điều 70 trong Luật Giáo dục đã ghi: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụgiảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác”

Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

Trang 15

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;

1.2.1.2 Giáo viên mầm non

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,lớp mẫu giáo độc lập [Điều 34-Điều lệ trường mầm non]

1.2.2 Đội ngũ giáo viên

1.2.2.1 Đội ngũ

Đội ngũ là khái niệm sử dụng rộng rãi trong các tổ chức như đội ngũcán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ thợ cơ khí… Kháiniệm đội ngũ được xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm có nhiềungười tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh Vì vậy, đội ngũ có thể đượchiểu là tập hợp một số người có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp.Tuy các quan niệm về đội ngũ có khác nhau nhưng chúng đều thống nhất ởchỗ đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng, thực hiện một haymột số chức năng, nhiệm vụ nhất định để đem về kết quả cụ thể nào đó

1.2.2.2 Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GV là những người trực tiếp truyền thụ những tri thức khoahọc của cấp học, môn học trong hệ thống giáo dục đến người học

1.2.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên

1.2.3.1 Chất lượng

Trang 16

Theo từ điển Tiếng Việt, chất lượng: “Chất lượng là cái tạo nên phẩmchất, giá trị của một con người, một sự việc, sự vật” [27], hoặc là “ cái tạo nênbản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [27] Theo TCVN ISO8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng), tạo chothực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm

ẩn

1.2.3.1 Chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lượng đội ngũ: Trong lĩnh vực GD chất lượng đội ngũ GV với đặctrưng sản phẩm là con người có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách vànăng lực sống và hoà nhập với đời sống xã hội, giá trị sức lao động năng lựchành nghề của người giáo viên tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậchọc ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Chất lượng đội ngũ giáo viên của một trường học được đánh giá bởi:

- Cơ cấu của đội ngũ giáo viên

- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên

- Mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ

1.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

1.2.4.1 Giải pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phương pháp giải quyết một số vấn đề cụthể nào đó” [27] Như vậy, khi chúng ta nói đến giải pháp là nói đến nhữngcách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình,một trạng thái nhất định… Để đạt mục đích hoạt động, giải pháp càng thíchhợp, càng tối ưu thì càng giúp nhanh chóng giải quyết những vấn đề mà chúng

ta đã và đang đặt ra Vì vậy, để có được những giải pháp cần phải dựa trênnhững cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Trang 17

Phát triển giải pháp không chỉ là tạo ra chất lượng mà còn phải duy trìphát triển nó cả về số lượng và chất lượng, có thể đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao của xã hội hiện nay.

1.2.4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là những cách thức tácđộng hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ giáoviên

Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tập trung vàocác nội dung như: quy hoạch đội ngũ giáo viên, tuyển dụng giáo viên, bồidưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển Trong quá trình quản lý nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên cần chú ý đến một số yêu cầu như sau:

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trước hết phải giúp cho đội ngũgiáo viên phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức độ caonhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhấtcho việc thực hiện mục tiêu GD & ĐT đề ra

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm phải hướng giáo viên vàophục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng xã hội, đồng thời phải bảo đảmthoả đáng lợi ích vật chất, tinh thần cho giáo viên

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng được cácmục tiêu trước mắt và lâu dài của tổ chức, đồng thời phải được thực hiện theomột quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở pháp luật của nhà nước

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng

bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừanâng cao chất lượng và hiệu quả GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địaphương

Trang 18

1.3 Một số vấn đề về người giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay

1.3.1 Ví trí, vai trò của người giáo viên mầm non

Công việc dạy học-giáo dục học sinh trong tất cả thời đại đều do nhữngngười hiểu biết nhất, có kinh nghiệm và có năng lực với công việc này đảmnhận Ở Hy Lạp cổ đại là những người công dân thông minh và tài ba nhất Ở

La Mã, Hoàng đế chỉ định thầy giáo trong số những quan chức có học thức vàhiểu biết nhất Ở nước Nga, người ta gọi những người thầy giáo tài năng lànhững “nghệ nhân khai tâm”

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống “tôn sư trọng đạo” nên nhândân đã dành cho những người làm nghề dạy học một vị trí xứng đáng trong xãhội Hồ Chủ Tịch đã từng dạy: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng làthầy giáo, là người vẻ vang nhất Dù tên tuổi không được đăng báo, khôngđược thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng

vô danh”

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai, khoá VIII đã khẳngđịnh: “GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tônvinh”

GVMN là nhân tố quan trọng trong việc phát triển bậc mầm non trởthành bậc nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản nângcao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu phát triển toàndiện nhân cách con người Việt Nam trong tương lai

Người GVMN giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục mầm non.GVMN là người có uy tín, là “thần tượng” đối với lứa tuổi nhỏ Lời cô là sựthuyết phục, cử chỉ của cô là mẫu mực, cuộc sống lao động của cô là tấmgương với các em

Để phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý học và nét truyền thống từ xưađến nay, mỗi lớp mầm non chủ yếu có một GV làm chức năng “ông thầy tổng

Trang 19

thể” tương ứng với cả một ê kíp giáo viên bậc học khác Do đặc điểm laođộng sư phạm ở bậc mầm non như vậy, nên GVMN là nhân tố quyết định vềchất lượng của mỗi lớp mầm non của từng học sinh mầm non Vì vậy, GVMNphải được tuyển chọn, sàng lọc, đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đạo đức,tác phong chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định.

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên mầm non

- Chức năng của một nhà khoa học: Nghiên cứu nội dung, phương pháptrong quá trình dạy học và đúc rút được kinh nghiệm, đề xuất được nhữngsáng kiến hay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: Người GV không những phảitích cực tham gia vào các hoạt động xã hội mà người GV còn phải biết tổchức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội

1.3.2.2 Nhiệm vụ:

Theo điều 35, điều lệ trường mầm non qui định nhiệm vụ của giáo viênmầm non như sau:

- Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em

ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theochương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng

Trang 20

môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyênmôn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách củatrẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡđồng nghiệp

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹtrẻ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em

- Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và củangành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

GV mầm non xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ khai của nền giáo dụcnước nhà, ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử GVMN cũng là bộ phận đôngđảo nhất, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân Trong tâm trí của người dânViệt Nam thì hình ảnh người thầy để lại dấu ấn sâu đậm trên con đường họcvấn, sự nghiệp của chúng ta

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên mầm non

Theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN [QĐ số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày22/01/2008], các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của GVMN gồm:

Trang 21

- Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật laođộng

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhàgiáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp

- Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp;tận tình phục vụ nhân dân và trẻ

1.3.3.2 Năng lực của người GVMN:

* Kiến thức:

- Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non: Hiểu biết cơ bản về đặc điểmtâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; Có kiến thức về giáo dục mầm non baogồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; Hiểu biết mục tiêu, nội dungchương trình giáo dục mầm non; Có kiến thức về đánh giá sự phát triển củatrẻ

- Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non: Hiểu biết về antoàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; Có kiến thức

về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ chotrẻ; Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng chotrẻ; Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lýban đầu

- Kiến thức cơ sở chuyên ngành: Kiến thức về phát triển thể chất; Kiếnthức về hoạt động vui chơi; tạo hình, âm nhạc và văn học; môi trường tựnhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ

- Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non: Có kiếnthức về phương pháp phát triển thể chất, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ;phương pháp tổ chức hoạt động chơi; phát triển nhận thức và ngôn ngữ củatrẻ

Trang 22

- Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đếngiáo dục mầm non

* Kỹ năng sư phạm:

- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ

- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ

- Kỹ năng quản lý lớp học Bao gồm các tiêu chí sau:

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộngđồng

1.4 Một số vấn đề về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chủ yếu, giữ vai trò quan trọng

có tính chất quyết định đến sự thành công của nhà trường Thế nhưng trênthực tế đội ngũ giáo viên nói chung còn gặp khó khăn và nhiều mặt hạn chếtrước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục Trước tình hình đó, việc nângcao chất lượng đội ngũ GVMN là việc làm rất cần thiết, nhằm đảm bảo chấtlượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục MN và triển khai thực hiện phổ cậpgiáo dục MN cho trẻ 5 tuổi vì vậy chúng ta phải luôn bồi dưỡng đội ngũGVMN về đổi mới phương pháp, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đổi mới cả

về nội dung và hình thức, tăng cường bồi dưỡng theo cụm trường, tại các cơ

sở giảng dạy để nhằm đảm bảo số lượng giáo viên có đủ năng lực giảng dạy,chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt độnggiáo dục phù hợp với đối tượng trẻ theo chương trình GDMN Tạo điều kiện,khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và

tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, không có giáo viên vi phạm đạo đứcnhà giáo Đối tượng quản lí của Hiệu trưởng là giáo viên, là “Con người” một

Trang 23

yếu tố năng động nhất, quyết định nhất để nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện của nhà trường Có thể khẳng định: xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáoviên là công tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của người Hiệu trưởng Việc

sử dụng người dưới quyền là một khoa học Về vấn đề này, Bác Hồ đã dạy:

“Dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳchỗ mà dùng được”

Là những nhà quản lý giáo dục hơn ai hết chúng ta cần phải nhận thức

rõ rằng, trường mầm non không đơn thuần là nơi trông giữ trẻ mà còn là môitrường để cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, đồng thời là bước đệm cầnthiết để hình thành nhân cách và phát triển nguồn lực con người của một Quốcgia Cụ thể là những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tưhoàn thiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi chơi và nâng cao chất lượngđội ngũ GV, đội ngũ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn để các nhà trường tiếptục đạt được nhiều trường chuẩn Quốc gia trong những năm tới

1.4.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

1.4.2.1 Mục đích, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN

Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là nhằm làm cho đội ngũ GVMN

đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độchuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến

Mục tiêu trên được cụ thể hoá thành các điểm sau đây:

a) Chăm lo xây dựng đội ngũ để có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu loạihình, vững vàng về trình độ chuyên môn, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụyvới nghề, đảm bảo chất lượng về mọi mặt để đội ngũ GVMN thực hiện tốtnhất, có hiệu quả nhất chương trình, kế hoạch đào tạo và những mục tiêu giáodục chung của nhà trường

b) Phải làm cho đội ngũ GVMN luôn có đủ điều kiện, có khả năng sángtạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường đồng thời tìm

Trang 24

thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tổ chức, phát triển đội ngũgiáo viên phải tạo ra sự gắn bó kết hợp mật thiết giữa công tác quy hoạch, kếhoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tạo môitrường thuận lợi cho đội ngũ phát triển.

c) Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN bao gồm sự phát triển toàn diệncủa người GV - nhà giáo dục

d) Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là phải làm tốt công tác quyhoạch, xây dựng được kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đàotạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên liên tục

e) Kết quả của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN khôngnhững chỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các nhà giáo

mà còn cần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những quyền lợithiết thực để thực sự làm cho người GVMN gắn bó trung thành và tận tụy với

“Sự nghiệp trồng người”

1.4.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN

Nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN baogồm các vấn đề sau đây:

- Xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng độingũ GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non

Trên cơ sở thu thập thông tin thực tế, từ điều tra thực trạng tình hình độingũ GV, lập kế hoạch dự báo về việc tuyển chọn GV sao cho đồng bộ về cơcấu, đủ loại hình GV, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ, cân đối vềtrình độ, thuận lợi về đi lại, có sự bố trí sắp xếp hợp lý khoa học và kinh tế

Sau khi có kế hoạch tuyển dụng, tiến hành lựa chọn GV phù hợp vớinhu cầu của nhà trường, phù hợp với nguyện vọng cá nhân, với môi trườngbên trong và môi trường bên ngoài

Trang 25

Tuyển chọn là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánhgiá lựa chọn, quyết định trong số những người đăng ký tuyển dụng ai là người

đủ tiêu chuẩn làm việc trong tổ chức Tuyển chọn thực chất là sự lựa chọnnhững người cụ thể theo tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng do tổ chức đặt ra

Sử dụng đội ngũ GV là một hoạt động quyết định sự thành công trongviệc quản lý đội ngũ GV Sử dụng tốt, đúng người đúng việc, phát huy nănglực vốn có của GV là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy Đồngthời người quản lý cũng cần chú ý đến năng lực từng cá nhân và khai thác tốttiềm năng của mỗi cá nhân, thực hiện tốt chức năng quản lý bằng kế hoạchcủa hiệu trưởng

- Xây dựng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về nội dung,chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GVMN Chú trọng nâng caotrình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GVMN

 Đào tạo đội ngũ GV:

Theo Mạc Văn Trang: “Đào tạo là đưa từ một trình độ hiện có lên mộtchất lượng mới, cấp bậc mới theo những tiêu chuẩn nhất định bằng một quátrình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống (được cấp bằng) ” [34, tr.21]

Đào tạo được coi là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái

độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức cho đối tượng, đáp ứng được đòi hỏi,nhiệm vụ giáo dục thông qua các hình thức chính quy Đào tạo là quá trìnhbiến đổi một con người từ chỗ chưa có nghề thành một người có một trình độnghề nghiệp ban đầu, làm cơ sở cho họ phát triển thành người lao động có kỹthuật Như vậy, đào tạo cần có một lượng thời gian và kinh phí nhất định chonên phải có kế hoạch và tiêu chuẩn cụ thể

Hiện nay đào tạo GV mới thường do các trường Sư phạm đảm trách Vìthế, các nhà quản lý cần có sự liên kết với các trường để “đặt hàng” phù hợpyêu cầu thực tế

Trang 26

 Bồi dưỡng đội ngũ GV:

Bồi dưỡng là một thuật ngữ hiện nay trong GD được sử dụng rất nhiều:bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao, bồidưỡng giáo viên giỏi…

Tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: “Bồi dưỡng có thể coi là quátrình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấphọc, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.” [15]

Tóm lại, bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ GV(cả phẩm chất, năng lực, sức khoẻ) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau.Bồi dưỡng không đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiệntrong thời gian ngắn Như vậy, chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã đượcđào tạo và đã có một trình độ chuyên môn nhất định Bồi dưỡng là quá trình

bổ sung kiến thức, kỹ năng (những nội dung có liên quan đến nghề nghiệp)giúp chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thốngtri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả công việc đang làm

Nội dung bồi dưỡng rất phong phú Có thể là những chương trình đổimới, bổ sung tri thức, cũng có thể là bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm các trithức về phương pháp giảng dạy, phương pháp và công cụ đánh giá, thiết kếchương trình, đường lối chính sách đào tạo, tâm lý học, xã hội học… Ngoài racòn có cả chương trình bồi dưỡng về công cụ, phương tiện cho hoạt độngchuyên môn, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, chương trình bồi dưỡngtin học, bồi dưỡng ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học…

Hình thức bồi dưỡng bao gồm:

+ Bồi dưỡng thường xuyên:

Đây là hình thức đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất vì nóphù hợp với đặc điểm công việc của GV và điều kiện của các trường cơ sở

Trang 27

Nhất là việc bố trí thời gian để GV tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu các nội dunghọc tập và liên hệ thực tế vào bài học cụ thể Việc học tập bồi dưỡng thôngqua các hội nghị khoa học, chuyên đề, hội thảo, xêmina khoa học, các đợt tậphuấn.

+ Bồi dưỡng định kỳ:

Giúp cho người dạy cập nhật tri thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu giảngdạy và GD đạt hiệu quả trong giai đoạn hiện nay

+ Bồi dưỡng nâng cao:

Đây là hình thức bồi dưỡng áp dụng cho các đối tượng nòng cốt trong

tổ chức và những đối tượng có nhu cầu và điều kiện, nhằm phát huy tiềmnăng lao động và làm hạt nhân cho sự phát triển của đơn vị

- Đảm bảo điều kiện về chế độ chính sách, cơ sở vật chất tạo động lực

để GV chủ động, tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Đây là yếu tố có tính hỗ trợ, làm cho đội ngũ GV phấn khởi, từ đó cốnghiến nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của trường, đồng thời ý thức tráchnhiệm của mình đối với nhà trường Mặt khác việc thực hiện đầy đủ chínhsách, chế độ đãi ngộ đối với GV có ý nghĩa hàng đầu trong các chính sách

GD, vì GV là yếu tố quyết định chất lượng GD

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở nhiều trường có sốlượng GV mất cân đối, không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ GV

là do đời sống đa phần của GV trong tình trạng khó khăn, thu nhập khôngđảm bảo cuộc sống Mức thu nhập chênh lệch khá lớn so với người cùng nănglực, trình độ công tác ở lĩnh vực kinh tế xã hội khác Điều đó dẫn đến tìnhtrạng một bộ phận GV vừa dạy vừa phải bươn trải ngoài xã hội để kiếm thêmthu nhập, lo cho cuộc sống bản thân và gia đình

Để khắc phục tồn tại trên, nhà quản lý phải có biện pháp đồng bộ, tổngthể từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho GV cả vật chất lẫn tinh thần

Trang 28

để họ chuyên tâm vào công tác giảng dạy Muốn làm được điều đó cần thựchiện một số việc sau:

+ Thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách, chế độ công tác, định mức laođộng nhà giáo theo quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở GD và ĐTtheo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

+ Xây dựng quy chế nội bộ cụ thể, rõ ràng và phổ biến rộng rãi cácđịnh mức trả lương, dạy thay, dạy thêm giờ cho tất cả các GV đều biếtnhằm giúp họ say sưa với nghề nghiệp, nhiệt tình trong công tác

+ Đảm bảo tốt quyền lợi vật chất như tiền lương, tiền thưởng, khenthưởng GV giỏi, GV có nhiều đóng góp tích cực trong công tác của trường

+ Quan tâm thực hiện tốt quyền lợi tinh thần cho GV như: biểu dương,khen thưởng, xét tặng danh hiệu thi đua

- Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ GVMN trong công tác chăm sóc vàgiáo dục trẻ tốt hơn để thực hiện mục tiêu của việc đổi mới chương trình

Quán triệt quan điểm GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, để tạo sự chuyểnbiến cơ bản, toàn diện trong phát triển sự nghiệp giáo dục, trước hết phải đổimới cơ bản công tác đội ngũ Để làm tốt điều đó cần phải có công cụ vàphương tiện, mà một trong số các công cụ hữu hiệu đó là hệ thống thông tin

Ngày nay, không ai dám phủ nhận vai trò của CNTT, CNTT đã trởthành nền kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao và được ứng dụng rộngrãi trong mọi lĩnh vực Và ứng dụng của nó từ lâu trong giáo dục đã không làcông việc mới mẻ, nó là công cụ hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, họctập và hỗ trợ đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượnggiáo dục Tuy nhiên việc ứng dụng ở giáo viên mầm non chỉ mang tính rờirạc, chỉ tập trung trong một số hoạt động như: đánh văn bản, soạn giáo án, tìmtài liệu chưa mang tính hệ thống

Trang 29

Giải pháp cho vấn đề trên là phải xây dựng một hệ thống thông tin để

hỗ trợ GVMN trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ Hệ thống này có chứcnăng thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp các số liệu giáo dục kịp thời và tincậy Nó sẽ quản lý toàn bộ các thông tin chung như:

+ Con người (giáo viên, học sinh)

+ Thông tin về trường, lớp

+ Trang thiết bị, cơ sở vật chất

+ Mối quan hệ giữa nhà trường, các đoàn thể, PHHS

+ Tài liệu giảng dạy

- Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ GVMN nhằm đánh giá đúng nănglực sư phạm của giáo viên, khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưuđiểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém tronghoạt động giảng dạy của đội ngũ nhà giáo

 Nội dung đánh giá chất lượng GVMN

Theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1-2008 của Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm nonthì mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non:

Chất lượng đội ngũ GVMN được xem xét trên hai phương diện, đó làmức độ đạt chuẩn và mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu đội ngũ Bởi thếchúng tôi xác định đánh giá chất lượng đội ngũ GVMN là đánh giá mức độđạt chuẩn GVMN và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu đội ngũ

 Đánh giá mức độ đạt chuẩn GVMN

Đánh giá GV theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệpcủa GV Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống và các lĩnh vực sư phạm của người GV

Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợpvới những yêu cầu của hoạt động GD và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này

Trang 30

có kết quả Theo Chương II Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN, ngoài yêucầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, còn nêu ra 2 loại lĩnh vực sưphạm cơ bản của người GVMN, bao gồm: lĩnh vực kiến thức và lĩnh vực kỹnăng sư phạm

Đánh giá GV theo Chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thíchhợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của GV Đánhgiá GV theo Chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của GV, hiệutrưởng và cán bộ quản lý GD: đánh giá GV theo Chuẩn không phải chủ yếu

để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì GV phảithực hiện và đã thực hiện được, những gì GV có thể thực hiện được Trên cơ

sở đó khuyến cáo GV xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồidưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp

GVMN sẽ được đánh giá theo 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống; kiến thức, kỹ năng sư phạm Đi kèm với mỗi lĩnh vực là các yêu cầu,trong các yêu cầu có những tiêu chuẩn rất cụ thể nhằm đánh giá đúng mức độhoàn thành nhiệm vụ Tổng cộng mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu và 20 tiêu chuẩn

Việc đánh giá GV căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xétcác minh chứng, cho điểm từng yêu cầu, tính theo thang điểm 10, là sốnguyên Với 20 tiêu chuẩn, tổng số điểm tối đa đạt được là 200

Việc xếp loại GV căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theotừng lĩnh vực, gồm: Đạt chuẩn (trong đó có 3 loại: Xuất sắc, Khá, Trung bình)

và Loại chưa đạt chuẩn (loại kém)

Quy trình đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn được tiến hành trình tự:

GV tự đánh giá, xếp loại, sau đó Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại và Hiệutrưởng đánh giá, xếp loại GV Kết quả được thông báo cho GV, tổ chuyênmôn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp

Trang 31

Quy định này áp dụng đối với giáo viên mầm non tại các cơ sở giáodục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục đích ban hành Quy định này là cơ sở để xây dựng, đổi mới mụctiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáoviên mầm non Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp,trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩmchất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ Làm cơ sở để đánhgiá giáo viên mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viênmầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục

vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non đượcđánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp

 Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu

Để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu, chúng ta cần trả lờiđược những câu hỏi sau:

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị được thực hiện theo quy định và phù hợpvới điều kiện thực tế?

- Có quy chế về tổ chức và hoạt động của đơn vị?

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý thể hiện tính tự chủ, tự chịu tráchnhiệm cao, phù hợp với xu thế chung của GD trung học?

- Định kỳ đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cơ cấu tổchức, cơ chế quản lý của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác?

 Quy trình đánh giá chất lượng GVMN

Quy trình đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn được tiến hành trình tựtheo các bước:

Bước 1: GV tự đánh giá, xếp loại

Trang 32

Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại.

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại GV, kết quả được thông báocho GV, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượngđội ngũ GVMN

Đảng lãnh đạo, chăm lo xây dựng đội ngũ thông qua đường lối, chủtrương, chính sách; thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng Đảngkiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định, chủ trương, chính sách củacác cơ quan nhà nước, đảm bảo cho công tác xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ được thực hiện một cách đúng đắn Vì vậy, tăng cường sự lãnhđạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường MN là mộtyếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng và phát triển độingũ GV trường MN đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Chi bộ trong trường học cần phải đưa ra được những chương trình hànhđộng cụ thể, theo dõi mọi hoạt động trong nhà trường, nhằm thúc đẩy các GVtrong nhà trường luôn luôn có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồinghiệp vụ chuyên môn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả

Tăng cường hiệu lực chỉ đạo, điều hành của tổ chức Đảng trong việcxây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền, đoàn thể, trên cơ sởhoạt động thống nhất, dân chủ, định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệmcủa mỗi tổ chức, nhất là trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ, công tácxây dựng Đảng

Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN đòi hỏi chúng ta phải

có các giải pháp khả thi đối với tất cả các yếu tố nói trên

Trang 33

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

1.4.3.1 Các yếu tố chủ quan Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế: Có tâm lý trung

bình chủ nghĩa, ngại phấn đấu

Trình độ năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chưa theo kịp yêucầu đổi mới quản lý giáo dục, theo tinh thần của thông tư 29 - chuẩn của hiệutrưởng (đặc biệt là trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ)

Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học mặc dù đã đượcđầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp mới

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đúngmức tới giáo dục mầm non, chính vì vậy mà mức độ đầu tư cho giáo dục mầmnon cũng tăng hơn so với giai đoạn trước Tuy nhiên so với một nền giáo dụchiện đại và những yêu cầu thực tế của giáo dục mầm non thì mức đầu tư nhưvậy được coi là chưa thỏa đáng

1.4.3.2 Các yếu tố khách quan

Xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng phải coi “Giáo dục và

đào tạo là Quốc sách hàng đầu”; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn

dân

Sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi ngườigiáo viên phải có nhận thức về nghề nghiệp chuẩn mực để nâng cao giá trịnghề nghiệp và tự bảo vệ mình

Do sự hội nhập của nền kinh tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thứcnghề nghiệp của đội ngũ giáo viên cả về tích cực lẫn tiêu cực Tích cực thểhiện ở chỗ: nghề giáo tiếp tục được xã hội tôn vinh, là nhân tố góp phần đẩynhanh phát triển kinh tế-xã hội; trong hội nhập rất cần thiết việc trang bị kiếnthức, kỹ năng cho học sinh và cho mọi người thông qua giáo dục Dù ở giai

Trang 34

đoạn lịch sử nào, nghề giáo vẫn là nghề cao quý, nhiều người trở thành thầygiáo của nhân dân và nhiều giáo viên có thu nhập cao thông qua dạy học,nghiên cứu Tiêu cực thể hiện ở chỗ: Do nền kinh tế thị trường, nhu cầu việclàm, sự cạnh tranh về lương, thưởng nên nếu vì lợi ích cá nhân, vụ lợi sẽ đánhmất bản chất hoạt động giáo dục Giáo dục không có tính nhân văn sẽ khôngđược xã hội thừa nhận, tôn vinh.

Trang 35

Kết luận chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã thể hiện được lịch sử của vấn đề cầnnghiên cứu với cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng,đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và đào tạo và pháttriển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non

Đã làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu,phân tích, chứng minh vai trò của đội ngũ giáo viên cũng như tìm hiểu các cơ

sở pháp lý của đề tài một cách đầy đủ, cụ thể làm cơ sở để đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường Mầm non quận 2 thành phố

Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu như đề tài đặt ra

Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là công việc hết sức cần thiết và khókhăn, phức tạp đòi hỏi người GV phải có đạo đức, nâng cao năng lực, hiểu biết

về xã hội, có trình độ kỹ năng giảng dạy và quản lý HS thực hiện đạt được mụctiêu giáo dục Vì thế việc xây dựng và đưa ra một số giải pháp làm cơ sở choviệc nâng cao chất lượng đội ngũ của GVMN là một cơ sở khoa học nhằm đápứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục

Trang 36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 2

Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ

05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyệnThủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ Quận

2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.Ngày đầu thành lập, dân số ở đây là 86.000 người và mật độ khoảng 1.800người/km2 Năm 2012, dân số quận 2 lên đến 134.803 người tăng 48.803người so với năm 1997

Sau 15 năm, qua 4 kỳ Đại hội Đảng bộ và chính quyền Quận 2 đã cónhiều chủ trương giải pháp phù hợp để khắc phục khó khăn, đạt được nhữngkết quả quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, tạo thêm tiền đềcho sự phát triển Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao; cơ cấu kinh tế chuyểndịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại đạt cao hơn mứcphấn đấu và đang có xu hướng phát triển; Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạtầng xã hội đã và đang được tăng cường, nhất là các công trình giao thông,trường học, các cơ sở văn hóa được quan tâm đầu tư đưa vào sử dụng; đặcbiệt là tập trung công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện đúng tiến độ đối vớicông tác bồi thường thu hồi đất các dự án, công trình trọng điểm theo chỉ đạocủa thành phố, nhất là tập trung công tác bồi thường, thu hồi đất và tái định cư

Trang 37

của khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đai lộ Đông Tây Các hoạt động văn hóa vănnghệ, thể dục thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề…có bước pháttriển tích cực; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Hoạtđộng sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng thu hẹp Cáckhu công nghiệp, trung tâm thương mại và nhiều công trình dự án trọng điểmdần dần được hình thành Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ tăng cao

và có quy mô lớn phục vụ cho sự phát triển của quận Từ một nền sản xuấtnhỏ với ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là chính đã phát triển theohướng dịch vụ, thương mại – công nghiệp và có xu hướng chuyển dịch nhanhtheo quá trình đô thị hóa

Hệ thống các công trình phúc lợi trên địa bàn quận 2 từng bước gópphần làm cho đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt Nhưng ngoài Nhàthiếu nhi, các sân chơi dành cho thanh, thiếu niên hầu như chưa có

Ngày mới thành lập, hệ thống giao thông đường bộ quận 2 chỉ có 5 conđường chính với tổng chiều dài 20km, còn lại chủ yếu là đường đất nhỏ, uốnlượn trong các xóm ấp Đến nay, quận 2 đã sửa chửa, nâng cấp, mở rộng vàphát triển thêm nhiều tuyến đường mới phục vụ nhu cầu của người dân và cáckhu công nghiệp như: cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu vượt Cát Lái, đại lộĐông Tây – đường hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn Sự kết nối mở rộnggiao thông làm tăng thêm tầm quan trọng của quận 2 với vị trí cửa ngõ phíaĐông của thành phố Hồ Chí Minh

Trong tương lại không xa, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đang đượctriển khai thực hiện thành Trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ quốc tếmang tính chiến lược; là đô thị mới có tuyến giao thông huyết mạch, gầnđường sông, cụm cảng, sân bay mới, quận 2 sẽ hợp cùng với vùng “bánnguyệt” của quận 1 hiện nay tạo thành một đặc khu kinh tế, tài chính, thươngmại dịch vụ của thành phố Hồ Chí Minh

Trang 38

Với điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, ngànhgiáo dục quận 2 nói chung và giáo dục mầm non quận 2 nói riêng đã có một

số thuận lợi để phát triển nhưng cũng còn không ít các khó khăn Bởi vì nhiềunăm nay, cả quận 2 như một đại công trình khẩn trương với hàng trăm dự ánlớn và nhỏ; tốc độ đô thị hóa ngày càng được đẩy mạnh; việc di dời, giải tỏa

đã làm xáo trộn rất lớn đời sống của nhân dân, khoảng cách giàu – nghèo tăng

rõ rệt Và điều này đang tác động không nhỏ đến chất lượng GD&ĐT cũngnhư sự phát triển của ngành GD&ĐT quận 2

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục của quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1997, quận 2 có 26 trường công lập Trong đó có 11 trường mầmnon, 8 trường tiểu học, 5 trường Trung học cơ sở (THCS), 2 trường Trunghọc phổ thông (THPT) với tổng số 17496 học sinh (Mầm non: 2939 trẻ, Tiểuhọc: 7.933 học sinh, THCS: 4.380 học sinh, THPT: 2.234 học sinh) Để bàngiao mặt bằng cho dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, kết thúc năm học 2010-

2011, ngành giáo dục quận 2 phải tiến hành giải thể 5 trường và di dời 3trường Đây là một biến động lớn và cả chính quyền các cấp Việc sắp xếp bốtrí ổn định đội ngũ CBQL, giáo viên và phân tuyến đảm bảo chỗ học cho tất

cả học sinh của các trường bị giải thể quả là những khó khăn không nhỏ đốivới quận 2

Trang 39

Bảng 2.1. M ng l i c s giáo d c công l p qu n 2 n m h c 2013-ạng lưới cơ sở giáo dục công lập quận 2 năm học 2013- ưới cơ sở giáo dục công lập quận 2 năm học 2013- ơ sở giáo dục công lập quận 2 năm học 2013- ở giáo dục công lập quận 2 năm học 2013- ục công lập quận 2 năm học 2013- ập quận 2 năm học 2013- ập quận 2 năm học 2013- ăm học 2013- ọc 2014

Mầm non

Tiểu học

TH CS

TH PT

TT GDTX

TT HTCĐ

TT KT TH HN

Trang 40

(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận 2)

Năm học 2013-2014, toàn quận có 22.715 học sinh với 61 cơ sở giáodục mầm non (13 trường công lập; 16 trường tư thục; 32 nhóm trẻ), 8 trườngTiểu học, 7 trường THCS, 2 trường THPT 1 trường giáo dục chuyên biệt, 1Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, 1 Trung tâm kỹ thuật Tổng hợp hướngnghiệp – dạy nghề, 1 Trường Bồi dưỡng giáo dục, 7 trung tâm học tập cộngđồng và nhiều trường quốc tế Tuy nhiên các trường học công lập trên địa bànquận 2 phân bố không đồng đều, có phường không có trường học Nguyênnhân do giải tỏa, di dời

Bảng 2.2 Đội ngũ CBQL và GV trường công lập quận 2i ng CBQL và GV tr ng công l p qu n 2ũ CBQL và GV trường công lập quận 2 ường công lập quận 2 ập quận 2 năm học 2013- ập quận 2 năm học

2013-Năm

học

Số liệu CBQL, Giáo viên

Mầm non Tiểu học THCS Toàn ngành

CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV2009-

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Đinh Quang Báo (2005), “Giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo GV nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV”, Tạp chí Giáo dục ( Số 105/1- 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo GVnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Tác giả: Đinh Quang Báo
Năm: 2005
16.Trần Khánh Đức (2005), “Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển giáo dục của nước ta”, Tạp chí giáo dục (số 105/01- 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệuquả trong phát triển giáo dục của nước ta
Tác giả: Trần Khánh Đức
Năm: 2005
1. Ban Bí thư TW Đảng khoá IX (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về xây dựng và nâng cao chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
2. Bộ lao động Luật cán bộ công chức và luật lao động (2009), NXB Hồng Đức Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Công văn số 1700/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26 tháng 03 năm 2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại GVMN theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT Khác
8. Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai- Vấn đề và giải pháp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
9. Các chuyên đề giảng dạy, giáo trình có liên quan của các thầy, cô giáo khoa Sau đại học, trường Đại học Vinh Khác
10.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 Khác
11.Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
12.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
13.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
14.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
15.Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình KHCN cấp Nhà nước , Hà Nội Khác
17.PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi (2009), các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đề tài khoa học cán bộ trọng điểm Khác
18.Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
19.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
20.Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà nội Khác
22.Lưu Xuân Mới (2004), Kiểm tra , thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Hà nội Khác
23.Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm, Hà nội Khác
24. Nhiệm vụ năm học hàng năm của Sở giáo dục-Đào tạo TP. Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w