1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biên soạn và sử dụng hệ thống câu hỏi lý thuyết hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông

140 701 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN CỬU BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN CỬU BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên nghành: Lí luận & Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hưỡng dẫn khoa học: PGS.TS CAO CỰ GIÁC NGHỆ AN – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác – trưởng bộ môn Lí luận & phương pháp dạy học hóa học, khoa Hóa trường đại học Vinh đã giao đề tài, tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, thầy giáo TS Hoàng Thanh Phong và đã dành nhiều thời giao đọc và viết nhận xét cho luận văn Phòng đào tạo sau đại học, Ban chủ khoa Hóa học cùng các thầy, cô giáo thuộc bộ môn Lí luận & phương pháp dạy học khoa Hóa học trường Đại Học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin cảm ơn người thân trong gia đình, Ban giám hiệu trường THPT Đô Lương 3, các thầy, cô giáo tổ nhóm chuyên môn, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này Nghệ An, Ngày 02 tháng 10 năm 2015 Nguyễn Văn Cửu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 1.2.1 Tư duy là gì? 11 1.2.2 Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy .12 1.2.3 Những đặc điểm của tư duy 12 1.2.4 Những phẩm chất của tư duy 13 1.2.5 Các thao tác tư duy và phương pháp logic .13 1.2.6 Những hình thức cơ bản của tư duy 15 1.2.7 Tư duy hóa học 16 1.2.8 Tư duy sáng tạo .17 1.2.8.1 Tư duy sáng tạo là gì? 17 1.2.8.2 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo 17 1.2.9 Vấn đề phát triển năng lực tư duy 19 1.2.10 Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển 20 Chương 2 29 2.2 Câu hỏi lí thuyết về khái niệm, công thức tổng quát .30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 94 Chương 3 95 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 95 3.1 Mục đích thực nghiệm 95 3.2 Đối tượng thực nghiệm 95 3.3 Nội dung thực nghiệm 96 3.4 Tiến trình thực nghiệm 96 3.5 Kết quả thực nghiệm 96 3.6 Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm 97 3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm .102 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 105 1 Kết luận 105 2 Đề xuất .105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………… BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT Câu hỏi lí thuyết hoá học Chương trình Cơ sở vật chất Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin – truyền thông Công thức cấu tạo Công thức hoá học Công thức phân tử Công thức tổng quát Danh pháp Dạy học Dạy học hoá học Đối chứng Đồng phân Dung dịch Giáo dục đào tạo Giáo viên Học sinh Kĩ năng Kiểm tra đánh giá Kiến thức Kỷ thuật dạy học Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Sách bài tập Sách giáo khoa Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm Trung học phổ thông CHLIHH CT CSVC CNTT CNTT - TT CTCT CTHH CTPT CTTQ DP DH DHHH ĐC ĐP DD GD-ĐT GV HS KN KTĐG KT KTDH PPDH PTDH SBT SGK TN TNSP THPT MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Lí luận dạy học hiện đại đặc biệt chú ý đến sự phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc điều khiển tối ưu hóa quá trình dạy học Sự tích luỹ kiến thức trong quá trình dạy học đóng vai trò không nhỏ, song cũng không giải quyết được hoàn toàn các vấn đề có liên quan Với một lượng kiến thức rất lớn học sinh không thể ghi nhớ một cách đầy đủ, chính xác mà các em chỉ ghi nhớ một cách thụ động, máy móc dẫn đến khó có thể duy trì kiến thức được lâu dài và khi đưa vào vận dụng sẽ gặp nhiều khó khăn Vì thế trong quá trình dạy học, chúng ta phải dạy cách tư duy cho học sinh Tư duy càng phát triển thì khả năng lĩnh hội tri thức càng nhanh chóng và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức linh hoạt và có hiệu quả cao hơn Khi tư duy phát triển nó tạo ra một thói quen và kĩ năng làm việc có suy nghĩ, có phương pháp Đó cũng chính là chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho học sinh hoạt động sáng tạo sau này Muốn phát triển năng lực tư duy cho học sinh, giáo viên phải xây dựng nội dung bài học sao cho nội dung đó không chỉ thích nghi với trình độ phát triển có sẵn của học sinh mà còn đòi hỏi học sinh phải có sự suy nghĩ, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn Nếu qua bài học mà học sinh thực sự hiểu được nội dung thì đây chính là thước đo rõ nhất về trình độ phát triển năng lực tư duy của các em Hoá học là một môn khoa học tự nhiên, vừa có tính logic vừa mang tính trừu tượng Để cho học sinh nắm vững và vận dụng kiến thức lí thuyết vào bài tập và thực tiễn là rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp Vì thế để giảm bớt sự khó khăn đó, trong quá trình dạy học, việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh lại càng rất cần thiết Nội dung chương trình hoá học phổ thông bao gồm hai phần chính: hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ Ở mỗi phần, học sinh vừa phải nắm vững lí thuyết vừa phải làm bài tập, thực hành Nhưng muốn làm được bài tập và vận dụng vào thực hành tốt thì học sinh phải nắm chắc lí thuyết Về lí thuyết hóa học hữu cơ là một phần rất phức tạp và khó nhớ Vì thế; việc biên soạn và sử dụng đúng hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ là một nội dung quan trọng trong dạy học Nó không chỉ giúp học sinh hiểu được về mặt kiến thức mà còn góp về làm phát triển tư duy cho các em Đây không chỉ là năng lực tư duy hoá học mà còn là tư duy liên quan đến nhiều vấn đề về cuộc sống 1 Xuất phát từ các lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biên soạn và sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “việc biên soạn và sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ trong việc dạy học hoá học ở trường phổ thông nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh” 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các nội dụng trong chương trình hoá học ở trường phổ thông, đặc biệt là các dạng câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ về trắc nghiệm - Nghiên cứu, phân dạng và từ đó biên soạn hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ theo từng nội dung kiến thức - Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ trong quá trình dạy học ở trường phổ thông để phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh 3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông 3.2 Đối tượng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ và cách sử dụng trong quá trình dạy học với mục đích phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh 4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong chương trình hoá học hữu cơ trung học phổ thông 5 Giả thuyết khoa học Qua việc biên soạn và sử dụng tốt hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ trong quá trình dạy học nó không chỉ giúp các em củng cố, hiểu vững kiến thức mà còn vận dụng vào việc làm bài tập định lượng, thực hành hoá học đồng thời làm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh 6 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng chủ yếu nhóm các phương pháp sau 6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, thu thập các tài liệu, đề thi liên quan đến đề tài - Phương pháp nghiên cứu Nhận xét, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập 6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2 - Phương pháp tìm hiểu, quan sát, điều tra quá trình dạy học hoá học ở trường phổ thông - Phương pháp biên soạn câu hỏi lí thuyết và sử dụng nó trong việc trong việc dạy học - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, kiểm tra, dự giờ, đánh giá tính khả thi của đề tài 6.3 Nhóm các phương pháp xử lí thông tin Sử dụng thống kê toán học, công nghệ thông tin để xử lí các kết quả thực nghiệm sư phạm 7 Những đóng góp mới của đề tài 7.1 Về mặt lí luận Đề tài góp về xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết hoá học hữu cơ cả dạng trắc nghiệm và tự luận phù hợp với tình hình dạy học, khả năng nhận thức và phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh 7.2 Về mặt thực tiễn - Chúng tôi đã biên soạn một hệ thống các câu hỏi lí thuyết hóa học hữu cơ gồm các dạng câu hỏi nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh - Hệ thống câu hỏi thuộc các phần + Khái niện và công thức tổng quát + Cấu tạo và danh pháp + Tính chất vật lí + Tính chất hóa học + Điều chế và sản xuất + Ứng dụng + Tổng hợp - Thực nghiệm sư phạm thể hiện tính khả thi, phù hợp và hiệu quả của đề tài 3 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông Việt Nam [1, Tr 1-5] Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây viết tắt là Nghị quyết 29), Chính phủ ban hành Chương trình hành động (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung sau: 1.1.1 Về chương trình và sách giáo khoa - Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp về chuyển giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh - Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá grij truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học - Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; - Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm) Giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị cho học sinh trí thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh 4 sau trung học cơ sở giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm cho học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng; - Đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép với những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý môn số học Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ; - Chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường và kĩ năng tiếp thu của học sinh - Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa - Khuyến khích các tổ chức cá nhân, biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa Bộ sach giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức cá nhân biên soạn - Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh, cha mẹ của học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.1.2 Về phương pháp dạy học Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD, ĐT Nghị quyết TW 8 (khóa XI) xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng 5 a) CH2 CH CH2 CH Cl Cl b) CF CF CF CF 2 2 2 2 c) CH2 C CH CH2 n CH3 d) NH [CH2]6 CO n e) CO COOCH2 CH2 O g) NH [CH2]6 NH CO [CH2]4 CO n n Hướng dẫn a) CH2=CH−Cl b) CF2=CF2 Hoạt động 2  HS phân tích đặc điểm cấu c) CH2=C(CH3)−CH=CH2 d)H2N-[CH2]6-COOH tạo của mỗi polime để tìm ra e) HOOC COOH g) H2N-[CH2]6-NH2 công thức của monome tương HOCH2 CH2OH HOOC-[CH2]4COOH ứng  HS viết CTCT của các monome GV quan sát HS làm và hướng dẫn Hoạt động 3 Bài 7.Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu  GV ?: Em hãy cho biết thành sau: phần nguyên tố của da thật và a) PVC (làm giả da) và da thật da giả khác nhau như thế nào ? b) Tơ tằm và tơ axetat  GV giới thiệu cách phân biệt Hướng dẫn Trong cả hai trường hợp (a), (b), lấy một ít mẫu đốt, nếu có mùi khét đó là da thật hoặc tơ tằm Bài 8 Từ khí thiên nhiên (các chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ) viết phương trình phản ứng điều chế poli(vinyl ancol) Hướng dẫn 0 1500 C → C2H2 + 3H2 2CH4  lamlanh nhanh HgSO ,80 C C2H2 + H2O  → CH3CHO H 4 0 + Mn , t 2CH3CHO + O2  → 2CH3COOH 2+ 0 Hg , t CH3COOH + C2H2 → CH3COOCH=CH2 2+ 0 12 xt , t n CH3COO CH=CH2 0 ( CH2 - CH ) n OCOCH3 0 t , p , xt (-CH2-CH(OOCH3)-)n + nNaOH  → (-CH2-CH(OH)-)n + nCH3-COOH Bài 9 a) Viết các PTHH của phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau: - Stiren → polistiren - Axit -aminoenantoic (H2N-[CH2]6-COOH) → polienantamit (nilon-7) b) Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao Hoạt động 4 nhiêu tấn monome mỗi loại, biết rằng hiệu suất  HS viết PTHH của các phản của cả 2 quá trình điều chế là 90% ứng Hướng dẫn  GV hướng dẫn HS giải quyết a) PTHH bài toán CH CH2 CH CH2 t0, p, xt n n H2N-[CH2]6-COOH xt, t0 (1) NH [CH2]6 CO n + nH2O b) Khối lượng monome mỗi loại Theo (1), muốn điều chế 1 tấn polistiren cần 1.100 90 = 1,11 (tấn) stiren (H = 90%) Theo (2), 145 tấn H2N-[CH2]-COOH điều chế 127 tấn polime mH2N[CH2]6COOH = 145 127 = 1,14 (taán) Vì H=90%→mH2N[CH2]6COOH thực tế =1,14 100 90 = 1,27 (taán) V Củng cố: Trong tiết luyện tập VI Dặn dò: Xem trước bài thực hành MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 13 Phụ lục 3: Các bài kiểm tra Bài kiểm tra số 1 : CACBOHIĐRAT Câu 1 Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta có thể dùng thuốc thử nào: A dd AgNO3/NH3 B Cu(OH)2/NaOH C dd Br2 D Quỳ tím Câu 2 Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và 14 A C2H5OH B CH3COOH C HCOOH D CH3CHO Câu 3 Saccarozơ và glucozơ đều có A phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng B phản ứng với dung dịch NaCl C phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam D phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit Câu 4 Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH Hai chất X, Y lần lượt là A CH3CHO và CH3CH2OH B CH3CH2OH và CH3CHO C CH3CH(OH)COOH và CH3CHO D CH3CH2OH và CH2=CH2 Câu 5 Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt: dung dịch táo xanh, dung dịch táo chín, dung dịch KI người ta có thể dùng một trong những hoá chất sau đây ? A O3 B Hồ tinh bột C Vôi sữa D NaNO3 Câu 6 Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A glucozơ, glixerol, ancol etylic B glucozơ, andehit fomic, natri axetat C glucozơ, glixerol, axit axetic D glucozơ, glixerol, natri axetat Câu 7 Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A 184 gam B 276 gam C 92 gam D 138 gam Câu 8 Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80% Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa Giá trị của m là A 14,4 B 45 C 11,25 D 22,5 Câu 9 Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO 3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A 16,2 gam B 10,8 gam C 21,6 gam D 32,4 gam Câu 10 Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A 0,20M B 0,01M C 0,02M D 0,10M Câu 11 Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A 2,25 gam B 1,80 gam C 1,82 gam D 1,44 gam Câu 12 Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là A saccarozơ B glucozơ C fructozơ D mantozơ Câu 13 Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic X và Y lần lượt là A ancol etylic, anđehit axetic B glucozơ, ancol etylic 15 C glucozơ, etyl axetat D glucozơ, anđehit axetic Câu 14 Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A hoà tan Cu(OH)2 B trùng ngưng C tráng gương D thủy phân Câu 15 Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ Chất đó là A protit B saccarozơ C tinh bột D xenlulozơ Câu 16 Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ Số chất tham gia phản ứng tráng gương là A 3 B 4 C 2 D 5 Câu 17 Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A 250 gam B 300 gam C 360 gam D 270 gam Câu 18 Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (H = 90%) Giá trị của m là A 26,73 B 33,00 C 25,46 D 29,70 Câu 19 Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là A 3 B 1 C 4 D 2 Câu 20 Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là A 4595 gam B 4468 gam C 4959 gam D 4995 gam Câu 21 Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là A Cu(OH)2 B dung dịch brom C [Ag(NH3)2] NO3 D Na Câu 22 Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO 3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc Nồng độ % của dung dịch glucozơ là A 11,4 % B 14,4 % C 13,4 % D 12,4 % Câu 23 Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000 Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là A 10000 B 8000 C 9000 D 7000 Câu 24 Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A 60g B 20g C 40g D 80g Câu 25 Fructozơ không cho phản ứng nào sau đây? A Cu(OH)2 B (CH3CO)2O C dd AgNO3/NH3 D dd Br2 Câu 26 Một gluxit (X) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ sau: Cu ( OH ) / NaOH t (X)  → dd xanh lam  → Kết tủa đỏ gạch(X) không thể là 2 o 16 A Glucozơ B Fructozơ C Saccarozơ D Mantozơ Câu 27 Phát biểu nào sau đây không đúng A Ở nhiệt độ thường Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ đều hoà tan Cu(OH) 2 tạo dd xanh lam B Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni,to) cho poliancol C Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và mantozơ tham gia phản ứng tráng gương D Glucozơ, fructozơ, mantozơ bị oxi hoá bởi Cu(OH) 2/NaOH cho kết tủa đỏ khi đun nóng Câu 28 Cho sơ đồ: HCHO → A → CH3-CH(OH)-COOH A có tên là A Axit fomic B 2-hiđroxi etanal C Ancol metylic D Glucozơ Câu 29 Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A 3 B 5 C 1 D 4 Câu 30 Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A 18,4 B 28,75g C 36,8g D 23g Câu 31 Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60% Giá trị m là A 225 gam B 112,5 gam C 120 gam D 180 gam Câu 32 Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là A 3 B 4 C 5 D 2 Câu 33 Khi thủy phân saccarozơ thì thu được A ancol etylic B glucozơ và fructozơ C glucozơ D fructozơ Câu 34 Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ B Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ C Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ D Tinh bột, saccarozơ, fructozơ Câu 35 Thuỷ phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) thu được dung dịch M Cho lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là: A 6,75g B 13,5g C 6,25g D 8g Câu 36 Cho các dung dịch glucozơ, etilen glicol và axit axetic Có thể dùng một hoá chất để nhận biết chúng không? Nếu được đó là chất gì? A Dùng dd AgNO3/NH3 B Dùng Cu(OH)2/NaOH C Dùng quỳ tím D Dùng Na 17 Câu 37 Chỉ dùng dung dịch AgNO3/NH3 ta có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây? A Fructozơ và mantozơ B Glucozơ và fructozơ C Saccarozơ và mantozơ D Glucozơ và mantozơ Câu 38 Từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ (H=80% ) A.104kg B 105kg C 110kg D 124kg Câu 39 Muốn sản xuất 59,4kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng 90% thì thể tích dung dịch HNO3 99,67% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là A 27,23lit B 27,723 lit C 28 lit D 29,5lit Câu 40 Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 0,1 lit ancol etylic (khối lượng riêng 0,8g/ml) với hiệu suất 80% là A 190g B 195,6g C 185, 6g D 212g Bài kiểm tra số 2 : AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN Câu 1 Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A anilin, metyl amin, amoniac B amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit C metyl amin, amoniac, natri axetat D anilin, amoniac, natri hiđroxit Câu 2 Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A 3 B 5 C 6 D 4 Câu 3 Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là: A giấy quì tím B nước brom C dung dịch NaOH D dung dịch phenolphtalein CH I CuO HONO → X  →Z Câu 4 Cho sơ đồ phản ứng: NH3  → Y  1:1 t 3 0 Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương Hai chất Y và Z lần lượt là: A C2H5OH, CH3CHO B CH3OH, HCOOH C C2H5OH, HCHO D CH3OH, HCHO Câu 5 Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M Công thức phân tử của X là: A C3H5N B C2H7N C CH5N D C3H7N 18 Câu 6 Cho dãy các chất: CH 4 , C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 2 H 5 OH, CH2 =CH-COOH, C 6 H 5 NH 2 (anilin), C 6 H 5 OH (phenol), C 6 H 6 (benzen) Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A 6 B 8 C 7 D 5 Câu 7 Muối C 6 H 5 N 2 + Cl - được sinh ra khi cho C 6 H 5 NH 2 tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-50) Để điều chế được 14,05 gam C 6 H 5 N 2 + Cl - ( với hiệu suất 100%), lượng C 6 H 5 NH 2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là A 0,1 mol và 0,4 mol C 0,1 mol và 0,1 mol B 0,1 mol và 0,2 mol D 0,1 mol và 0,3 mol Câu 8 Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là A 5 B 4 C 2 D 3 Câu 9 Cho 3,04 gam hỗn hợp A gồm 2 amin no, đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với 400ml dd HCl 0,2M ta được 5,96 gam muối Tính thể tích khí N 2 tạo thành khi đốt cháy hết hỗn hợp A ở trên? A 0,224 lít B 0,448 lít C 0,672 lít D 0,896 lít Câu 10 Hợp chất hữu cơ tạo bởi các nguyên tố C, H, N là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với các axit HCl, HNO 2 và có thể tác dụng với nước brom tạo kết tủa Hợp chất đo có công thức phân tử như thế nào? A C2H7N B C6H13N C C6H7N D C4H12N2 Câu 11 Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 140ml CO 2 và 250ml hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện) Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là ở đáp án nào? A C2H4 và C3H6 B C2H2 và C3H4 C CH4 và C2H6 D C2H6 và C3H8 Câu 12 Cho một hỗn hợp A chứa NH 3, C6H5NH2 và C6H5OH A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl A cũng phản ứng với đủ với 0,075 mol Br 2 tạo kết tủa Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng bao nhiêu? A 0,01 mol; 0,005mol và 0,02mol B 0,005 mol; 0,005mol và 0,02mol C 0,05 mol; 0,002mol và 0,05mol D 0,01 mol; 0,005mol và 0,02mol Câu 13 Phát biểu nào sau đây luôn đúng với amin: A Khối lượng phân tử của amin đơn chức luôn là số lẻ B Khối lượng phân tử của amin đơn chức luôn là số chẵn C Khi đốt cháy hoàn toàn a mol amin X luôn thu được a/2 mol N2 D A và C đều đúng 19 Câu 14 Để nhận biết dung dịch các chất: glucozơ, etylamin, anilin, glixerol, ta có thể tiến hành theo trình tự nào dưới đây? A Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng quỳ tím, dùng nước brom B Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng Cu(OH)2 lắc nhẹ C Dùng quỳ tím, dùng Na kim loại, dùng nước brom D Dùng phnolphtalein, dùng Cu(OH)2 lắc nhẹ Câu 15 So sánh tính axit của các chất: NH4Cl, CH3NH3Cl, C6H5NH3Cl A CH3NH3Cl < NH4Cl < C6H5NH3Cl B NH4Cl < CH3NH3Cl < C6H5NH3Cl C C6H5NH3Cl < CH3NH3Cl < NH4Cl D CH3NH3Cl < C6H5NH3Cl < NH4Cl Bài kiểm tra số 3 : TỔNG HỢP HỮU CƠ Câu 1 Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với CT C3H8Ox là A 5 B 3 C 4 D 6 Câu 2 Chất X có công thức phân tử C4H9O2N biết: X + NaOH → Y + CH4O Y + HCl (dư) → Z + NaCl Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là A H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH B CH3CH(NH2)COOCH3và CH3CH(NH3Cl)COOH C CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH D H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH Câu 316 Cho anđehit no, mạch hở có công thức CnHmO2 Mỗi quan hệ giữa n và m là A m = 2n – 2 B m = 2n C m = 2n + 2 D m = 2n + 1 Câu 4 Axit cacboxylic no, mạch hở X có CTTN là (C3H4O3)n CTPT của X là A C6H8O6 B C3H4O3 C C12H16O12 D C9H12O9 Câu 5 Phát biểu nào dưới đây về aminoaxit là không đúng? A Aminoaxit là HCHC tạp phức, phân tử chức đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl B Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất C Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-) D Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit trong dung dịch Câu 6 Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit A H2N-CH2-NH-CH2COOH 20 B H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH C H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH D H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Câu 7 Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1 M thuộc dãy đồng đẳng nào? A ankan B anken C ankin D xicloankan Câu 8 Chất 2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử? A 8C, 16H B 8C, 14H C 6C, 12H D 8C, 18H Câu 9 Hiđrocacbon thơm C9H8 (X) làm mất màu nước brom, cộng hợp được với brom theo tỉ lệ mol 1:2, khi oxi hóa thì tạo thành axit benzoic, khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa đặc trưng Phát biểu sau đây không đúng là A X có 3 CTCT phù hợp B X có tên gọi là benzyl axetilen C X có độ bất bão hòa bằng 6 D X có liên kết ba ở đầu mạch Câu 10 Sắp xếp các chất sau đây theo trình tự giảm dần nhiệt độ sôi: CH3COOH (1), HCOOCH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COOCH3 (4), CH3CH2CH2OH (5) A (3) > (5) > (1 ) > (2) > (4) B (1) > (3) > (4) > (5) > (2) C (3) > (1) > (4) > (5) > (2) D (3) > (1) > (5) > (4) > (2) Câu 11 PTHH của phản ứng nào dưới đây có thể xảy ra? o H SO t A C6H5OH + CH3COOH → CH3COOC6H5 + H2O 2 4,dac , 0 t B C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH C C6H5OH + HBr  → C6H5Br + H2O o H SO t D 2C6H5OH → C6H5OC6H5 + H2O 2 4,dac , Câu 12 So sánh tính bazơ của các chất: Amoniăc(1); metyl amin(2); anilin(3); natri hiđroxit(4); natri etylat(5) A (3) < (1) < (2) < (5) < (4) B (3) < (1) < (2) < (4) < (5) C (1) < (2) < (3) < (5) < (4) D (1) < (3) < (2) < (5) < (4) Câu 13 Cho X, Y, Z, T là các chất không theo thứ tự: CH 3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và pH các dung dịch có cùng C M được ghi trong bảng sau Chất X Y Z T pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng? A T là C6H5NH2 B Z là CH3NH2 C Y là C6H5OH D X là NH3 Câu 14 Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được chất nào sau đây? A Tơ visco B Tơ axetat C Tơ đồng amoniac D A, B, C đúng +C H +HNO → Y  Câu 15 Cho sơ đồ phản ứng: benzen  → X  → Axit picric 2) H SO 3 6 1) O2 2 3 4 21 X, Y tương ứng là A Cumen, phenol B Toluen, p-crezol C Stiren, p-crezol D Propylbenzen, phenol Câu 16 Cho dãy các chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilen Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen bằng 1 phản ứng là A 3 B 2 C 4 D 1 Câu 17 Giấm ăn được dùng trong quá trình chế biến đồ ăn Vậy giấn ăn thường dùng đó là A dd axit fomic nồng độ 4-7% B dd axit axetic nồng độ 2-5% C dd ancol etylic nồng độ 3-8% D dd andehit fomic nồng độ 37-40% Câu 18 Quá trình lên men Glucozơ tạo ra được ancol etylic (dùng men rượu) Nếu dùng men lactic ta sẽ thu được một loại axit có tên là axit lactic (dùng làm sữa chua) Axit này có 2 loại đồng phân quang học với nhau Vậy CTCT (thu gọn) của axit lactic là? A CH3–CH2–CH(OH)–COOH B HOOC–CH2–CH(OH)–COOH C HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)COOH D CH3-CH(OH)–COOH Câu 19 Có hai cốc đựng dung dịch các chất sau cùng nồng độ mol: Cốc 1 đựng dung dịch CH3NH2 (dung dịch 1); cốc 2 đựng dung dịch C 2H5NH2 (dung dịch 2) Nhận xét nào sau đây không đúng? A [CH3NH2] > [C2H5NH2] B pH(1) < pH(2) − − C [OH (1) ] < [OH (2) ] D [CH3NH 3+ ] > [C2H5NH 3+ ] Câu 20 Thuốc thử nào trong số các thuốc thử dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau: Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha, A Dung dịch AgNO3/NH3 B Cu(OH)2 C Na kim lọai D Dung dịch CH3COOH Câu 21 So sánh tính tan trong nước của các chất sau: HO-CH2-CH2-CH2-CH2-OH (1), HO-CH2-CH2-CH2-CHO (2), CH3-CH2-CH2-CHO (3) A (1) > (2) > (3) B (1) > (3) > (2) C (3) > (2) > (1) D (2) > (3) > (1) Câu 22 Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau: Chất X Nhiệt độ sôi (°C) 100,5 Nhận xét nào sau đây là đúng? A T là C6H5COOH C Y là CH3COOH Y 118,2 Z 249,0 T 141,0 B X là C2H5COOH D Z là HCOOH 22 Câu 23 X là hợp chất hữu cơ cosCTPT là C4H7Clx Hợp chất X tồn tại khi A x =1; x =3 và x =5 B x =1 và x= 3 C x= 2 và x=3 D x =1; x= 2 và x =3 Câu 24 Khi đốt cháy hoàn toàn các chất: Ancol (1), anđehit (2), axit cacboxylic (3), amin (4) Những loại chất có khả năng tạo ra được số mol H2O lớn hơn số mol CO2 A (1) và (4) B (1), (2) và (3) C (1), (3) và (4) D (1), (2), (3) và (4) Câu 25 Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H9Cl? A 3 đồng phân B 4 đồng phân C 5 đồng phân D 6 đồng phân Câu 26 Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được 1 muối có CTPT C2H7O2N (sản phẩm duy nhất) Số cặp X,Y thỏa mãn điều kiện trên là A 2 B 3 C 4 D 1 Câu 27 Xà phòng hóa hoàn toàn một hợp chất có công thức C 10H14O6 trong lượng dư dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm 3 muối (không có đồng phân hình học) và glixerol Công thức của 3 muối lần lượt là A CH3-COONa, HCOONa, CH3-CH=CH-COONa B CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa, HCOONa C CH2=CH-COONa, HCOONa, CH ≡ C-COONa D HCOONa, CH ≡ C-COONa, CH3-CH2-COONa Câu 28 Một axit cacboxylic, mạch hở có CTTQ là CnH2n+2-2a-b(COOH)b Hãy cho biết trong phân tử chất đó có bao nhiêu liên kết π A a B b C a+b D 2a+b Câu 29 β-caroten có nhiều trong các hoa quả có sắc tố màu hơi đỏ như carôt, gấc, đu đủ, là tiền chất vitamin A Giúp phòng ngừa thiếu hụt vitamin A, giúp tránh mù lòa, tăng khả năng miễn dịch và làm trẻ hóa làn da Công thức dưới đây biểu diễn cấu tạo hóa học của β-caroten Dựa trên công thức cấu tạo cho biết công thức phân tử của β-caroten? A C42H60 B C40H60 C C36H52 D C40H56 Câu 30 Tổng số liên kết σ trong phân tử ankenlà A 3n `B 3n-1 C 3n+1 D 3n-2 Câu 31 Nguyên nhân chính gây ra tính ít tan trong nước của metan là A phân tử không phân cực B chất khí C nhẹ hơn nước D không phản ứng với nước Câu 32 So sánh tính axit của các chất: NH4Cl, CH3NH3Cl, C6H5NH3Cl A CH3NH3Cl < NH4Cl < C6H5Cl B NH4Cl < CH3NH3Cl < C6H5Cl 23 C C6H5Cl < CH3NH3Cl < NH4Cl D CH3NH3Cl < C6H5Cl < NH4Cl Câu 33 Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt: dung dịch táo xanh, dung dịch táo chín, dung dịch KI người ta có thể dùng một trong những chất sau đây? A O3 B Hồ tinh bột C Vôi sữa D NaNO3 Câu 34 Trong số các chất: H2O, CH3COONa, Na2HPO3, NaH2PO3, Na2HPO4, NaHS, Al2(SO4)3, NaHSO4, CH3COONH4, Al(OH)3, ZnO, CrO, HOOC-COONa, HOOC - CH2NH3Cl Số chất lưỡng tính là A 9 B 8 C 7 D 10 Câu 35 Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp: A.Tơ lapsan từ etylen glicol và axit terephtalic B Tơ capron từ axit ʊ-amino caproic C Tơ nilon-6,6 từ hexametylenđiamin và axit ađipic D Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin Câu 36 Loại hóa chất nào hay được dùng trong công nghiệp tổng hợp tơ? A Amino axit B Ancol C Anđehit D Dẫn xuất halogen Câu 37 Ứng dụng nào sau đây là của etilen – Chọn đáp án đầy đủ nhất? A Sản xuât PVC, axit axetic B Sản xuất PE, anđehit axetic, ancol etylic C Sản xuất PE, ancol etylic D Sản xuất PE, ancol etylic, etylen glicol, anđehit axetic Câu 38 Ancol nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A Ancol butylic B Ancol isobutylic C Ancol secbutylic D Ancol tertbutylic Câu 39 Cho các chất: Axit propionic (X), ancol propylic (Y), axetandehit (Z), axeton (T) Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái qua phải là A X, Y, Z, T B T, Z, Y, X C Z, T, Y, X D X, Y, T, Z Câu 40 Cho 3 chất sau: (1) CH3–CH2–OH, (2) C6H5–OH, (3) p-HO–C6H4–NO2 Nhận xét nào sau đây không đúng? A Cả ba chất đều có nguyên tử hiđro linh động B Cả ba chất đều phản ứng với bazơ ở điều kiện thường C Chất (3) có nguyên tử hiđro trong nhóm -OH linh động nhất D Thứ tự độ linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm -OH được sắp xếp theo chiều tăng dần (1) < (2) < (3) 24 ĐÁP ÁN CÁC BÀI KIỂM TRA Bài kiểm tra số 1 Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án 1-C 6- C 11 - A 16 - C 21 - B 26 - C 31 - D 36 - A 2-A 7-A 12 - B 17 - D 22 - B 27 - C 32 - A 37 - C 3-C 8-D 13 - D 18 - A 23 - A 28 - D 33 - B 38 - A 4-B 9-D 14 - D 19 - A 24 - D 29 - A 34 - C 39 - B 5-A 10 - A 15 - A 20 - C 25 - D 30 - C 35 - B 40 - B Bài kiểm tra số 2 25 Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án 1-C 6- D 11 - D 2-B 7-C 12 - B 3-B 8-B 13 - A 4-D 9-D 14 - A 5-C 10 - C 15 - A 1-A 6- D 11 - B 16 - A 21 - A 26 - A 31 - D 36 - A 2-B 7-A 12 - B 17 - B 22 - C 27 - B 32 - A 37 - D 3-A 8-D 13 - C 18 - D 23 - B 28 - D 33 - B 38 - A 4-A 9-B 14 - D 19 - D 24 - A 29 - A 34 - B 39 - C 5-B 10 - D 15 - A 20 - B 25 - B 30 - B 35 - D 40 - B Bài kiểm tra số 3 Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án Câu hỏi – đáp án 26 ... học, khả nhận thức phát triển lực tư sáng tạo học sinh 7.2 Về mặt thực tiễn - Chúng biên soạn hệ thống câu hỏi lí thuyết hóa học hữu gồm dạng câu hỏi nhằm phát triển lực tư sáng tạo cho học sinh. .. điểm tiếp cận hệ thống, góp phát triển lực tư sáng tạo HS lên mức cao 28 Chương BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT HĨA HỌC HỮU CƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HS Ở TRƯỜNG... VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN CỬU BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT HĨA HỌC HỮU CƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Ngày đăng: 22/01/2016, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w