1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng singapore

45 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 682,5 KB

Nội dung

Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á ASEAN, được mệnh danh là con rồng Đông Nam Á.Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phá

Trang 1

Đề tài: Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, khoa học

công nghệ và cơ sở hạ tầng của Singapore

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính t t y u: ất yếu: ếu:

Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vịthế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất.Singapore được công nhận là một trong Bốn con hổ châu Á (Hồng Kông,Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan)

Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á (ASEAN), được mệnh danh là con rồng Đông Nam Á.Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàngđầu châu Á và thế giới và là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử

và hàng bán dẫn

Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu về xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, khoahọc công nghệ và cơ sở hạ tầng của Singapore là điều cần thiết và tất yếu đốivới các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển ở khu vực ĐôngNam Á trong đó có Việt Nam

2 M c đích: ục đích:

Tìm hiểu các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, ứng dụng khoa học côngnghệ của Singapore và rút ra bài học cũng như việc học hỏi kinh nghiệm đểphát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế và khoa học công nghệ, cơ

sở hạ tầng ở Singapore

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Tìm hiểu các chính sách thương mại, đầu tư quốc tế, tình hình phát triển

khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng của Singapore

- Thu thập dữ liệu liên quan

Trang 3

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 1: Tổng quan về đất nước

Singapore

1.1 Gi i thi u chung ới thiệu chung ệu chung

Tên nước: Cộng hoà Singapore (Republic of Singapore)

Thủ đô: Singapore

Singapore - Quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á với tổng diện tích 715 km2,nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia vàphía bắc đảo Riau của Indonesia Đảo quốc năng động nhỏ bé ở vùng ĐôngNam Á này tiêu biểu cho tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông vàphương Tây Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khácnhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai

Ngày nay Singapore là một Đất nước trẻ trung và năng động và là quốcgia thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài Singapore đứng vào hàngnước giàu có nhất thế giới Thu nhập bình quân đầu người trên 55.000 USD(năm 2014) Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ, trởthành một trung tâm thương mại toàn cầu, được mệnh danh là con rồng Châu Á

và là trung tâm kinh tế trong vùng Nhắc tới quốc gia này là nhắc tới trung tâm

du lịch và mua sắm của thế giới Singapore thu hút hàng triệu khách du lịch đếnđây mua sắm và thưởng ngoạn vẻ đẹp nơi đây

Singapore được mệnh danh là Quốc đảo sư tử và được tôn vinh là đấtnước sạch nhất hành tinh với môi trường trong lành và thảm thực vật phongphú Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà trung cư và gần mộtnửa dân cư sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày Hệ thống

Trang 4

1.2 Đi u ki n t nhiên Singapore:ều kiện tự nhiên ở Singapore: ện tự nhiên ở Singapore: ự nhiên ở Singapore: ở Singapore:

Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởinhiều đảo nhỏ khác

 Vị trí địa lý: nằm ở cực Nam Bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Malayxia, Đông

- Nam giáp Inđônêxia, nằm giáp eo biển Malacca, trên đường từ Thái BìnhDương sang Ấn Độ Dương Nằm ở múi giờ GMT +6 tuy nhiên Singapore lại sửdụng múi giờ GMT +8

- Diện tích: 715 km2, với chiều dài bờ biển vào khoảng 150,5km ; gồm 64 đảo,

1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở Singapore đã mở manglãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận Nhờ

đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 715km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh), và

có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030

- Địa hình: thấp, cao nguyên nhấp nhô trong đó có phần lưu vực và những khubảo tồn thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên: Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệuđều phải nhập từ bên ngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét;không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây

ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực,thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước Cho dù trên đảo quốc này có

Trang 5

nước ngọt phục vụ cho đời sống Khoảng 50% lượng nước cần dùng phải nhập

từ Malaysia, thông qua một đường ống dẫn nước chạy bên dưới con đường nốiliền Singapore và Johor Baharu Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và nôngnghiệp, cùng với sự gia tăng lượng xe cộ có động cơ đã làm gia tăng sự ô nhiễmnguồn nước và bầu khí quyển

- Khí hậu: Khí hậu của Singapore là khí hậu nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương đốithất thường, không phân chia theo mùa rõ rệt, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều

do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo(chỉ cách xích đạo137km về hướng bắc) Nhiệt độ trung bình: 26,70 độ C, độ ẩm trung bình:84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm Tháng 11 đến tháng 1 nămsau là thời điểm nhiều mưa nhất Mưa ít nhất vào những tháng 6-7-8 trong năm

1.3 Dân c , văn hoá:ư, văn hoá:

Thứ nhất, về dân cư, Singapore đứng thứ 6 thế giới về tỉ lệ người nướcngoài với hơn 40% dân số Năm 2009, dân số Singapore chỉ dưới 4.99 triệungười,với mật độ dân số là 7.22 người/km2 Đến năm 2014, dân số tăng lên 5,4triệu người, mật độ 7550 người/km2, 3.73 triệu người là người Singapore và dânthường trú Trong số đó, 74.2 % là gốc Trung Quốc, 13.4 % là gốc Malay, và9.2% là gốc Ấn độ,ngoài ra còn có người châu Âu, Nhật Bản, Arập,

Do Thái, Nepal, Phillipines và Myanmar Tỉ lệ sinh là 1.1 con/ phụ nữ thấp thứ

3 thế giới và dưới mức 2.1, mức cần thiết để thay thế dân số Để khắc phục vấn

đề này, chính phủ Singapore khuyến khích người nước ngoài di cư đếnSingapore Một số lượng lớn người nhập cư đã giúp cho dân số Singaporekhông bị giảm sút Độ tuổi trung bình: 37,4 tuổi Tuổi thọ trung bình : 81,4 tuổi

Thứ hai, về tôn giáo thì Phật giáo là tôn giáo được lưu hành rộng rãi nhấttại Singapore với hơn 33 % dân số là tín đồ của Phật giáo Các tôn giáo lớn kếtiếp, theo thứ tự là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Đạo giáo và Ấn Độ giáo Có đến85,2% dân số Singapore theo tôn giáo, các tôn giáo sống trong đoàn kết và hoà

Trang 6

1.4 Tình hình phát tri n kinh t :ển kinh tế: ế:

Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bảnchủ nghĩa Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tươngđối nhiều Singapore có môi trường kinh doanh mở tham nhũng thấp, minhbạch tài chính cao, giá cả ổn định Singapore hầu như không có tài nguyên,nguyên liệu đều phải nhâp từ bên ngoài Singapore chỉ có một ít than, chì, nhamthạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu đề trồng cao su,dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hằng năm phảinhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển hàngđầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sữa chữa tàu, côngnghiệp lọc dầu, chế biến lắp ráp máy móc tinh vi Singapore là nước hàng đầu

về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâmlọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á

Nền kinh tế Singpore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 73%thu nhập quốc dân trong năm 2014) Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới Tuy nhiên từ cuối năm 1997,

do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Thái Lan, đồng đô laSingapore bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn1.3% Do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 gây suy giảm kinh tế thế giới và sau đó làdịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001 tăng trưởngkinh tế chỉ đạt -2.2%, năm 2002 đạt 3%, và chỉ đạt 1% vào năm 2003 Từ năm

2004, tăng trưởng mạnh, cụ thể là năm 2004 đạt 8.4%; năm 2005 đạt 5.7%; năm

2006 đạt 7.7% và năm 2007 đạt 7.5% Giai đoạn 2008-2012 do ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế thế giới nên cũng kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP củaSingapore xuống rất thấp vào năm 2009 ( -0,8%), năm 2012 tốc độ tăng trưởngGDP chỉ đạt 1.3 % tuy nhiên đã tăng lên 3.9 % vào năm 2013

Trang 7

Bảng 1-1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore qua một số năm

(Nguồn: World Bank)

Hình 1-1: % GDP theo ngành của Singapore

Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri

thức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành

một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối trọng yếu của nền kinh tế toàn

cầu và một nền kinh tế đang dạng, nhạy cảm kinh doanh

sách thương mại quốc tế của Singapore

2.1 T ng quan v các chính sách th ổng quan về các chính sách thương mại của Singapore: ều kiện tự nhiên ở Singapore: ư, văn hoá:ơng mại của Singapore: ng m i c a Singapore: ại của Singapore: ủa Singapore:

Hiện nay, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năngcạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh

Trang 8

+ Giai đoạn 1965-1979: Chính sách tự do hóa thương mại và hướng raxuất khẩu

+ Giai đoạn 1979-1990: Chính phủ thực thi chiến lược hướng về xuấtkhẩu như dồn mọi nỗ lực vào việc tiếp cận và phát triển thị trường nước ngoài,

hỗ trợ phát triển các nhà xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

+ Từ năm 1991 đến nay, Singapore thực thi chính sách “quốc tế hóa nộiđịa”, mục tiêu là biến Singapore trở thành một trung tâm thương mại quốc tếlớn

Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt cácdoanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, ngoài nước, sở hữu)trong môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên.Nhà nước không bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp ởcác ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanhnghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhànước bán cổ phiếu cho dân Ví dụ: công ty vận tải biển NEPTUNE và công tyBUS SERVICES là hai tập đoàn lớn ở Singapore Nhà nước Singapore chútrọng phát triển các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp theo mô hình củaNhật Bản và Hàn quốc Các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp có nhiều ưuthế trong cạnh tranh xuất khẩu do có thế lực rất lớn, có mục tiêu cụ thể, là cầunối giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước Ưu thế của các tậpđoàn kinh tế - thương mại tổng hợp thể hiện ở chỗ đội ngũ chuyên gia tinhthông nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh quốc tế, có quy mô và tiềm lực tàichính lớn, năng động và nắm giữ một khối lượng thông tin khổng lồ, kịp thờiđưa ra các giải pháp khi thị trường có biến động, có đủ khả năng đầu tư tạo lậpmột ngành công nghiệp lớn hoặc thống trị một ngành, một thị trường lớn

2.1.1 Các chính sách th ương mại quốc tế: ng m i qu c t : ại quốc tế: ốc tế: ếu:

Trang 9

Với sự phát triển và những lợi ích về kinh tế mà các ngành công nghiệpchế tạo đóng góp cho nền kinh tế, chính sách mặt hàng của Singapore chuyểnsang tập trung vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp chế tạo để xuất khẩu (chủyếu là sản phẩm công nghiệp điện tử, điện lạnh)

B ng 2-1: ảng 2-1: T ng th ổng thương mại phân theo các nhóm hàng chính ương mại quốc tế: ng m i phân theo các nhóm hàng chính ại quốc tế:

(Nguồn: Stastics Singapore)

Chính sách thị trường:

Nền kinh tế Singapore luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổnđịnh từ những năm 1990 trở lại đây, là nhờ định hướng “nền kinh tế gắn chặtvới thị trường thế giới và cố kết với các bạn hàng chiến lược” Một định hướnghết sức thực tế, năng động và có phần thực dụng Định hướng lấy yếu tố thị

Trang 10

thời kỳ này là phát triển liên minh kinh tế, liên kết với bạn hàng lớn, chiến lượcđồng thời mở rộng hết thảy các mối quan hệ:

- Singapore tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với các bạn

hàng truyền thống như Mỹ, Úc, EU, Úc

- Singapor cải thiện, mở rộng và tăng cường hợp tác đối với các đối tác mới ởĐông Á ( chủ yếu Trung Quốc, ) và các nước ASEAN khác (chủ yếu làIndonesia và Malaysia)

Hình 2-1: Tỷ lệ phần trăn đóng góp của top 10 đối tác thương mại

(Nguồn: Stastics Singapore)

Chính sách hỗ trợ:

- Chính phủ tiếp tục tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh

và thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành kỹ thuật côngnghệ cao, năng lượng và đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ tài chính vàbảo hiểm trong thời kỳ này trên cơ sở các chính sách tỷ giá thả nổi đã thúc đẩy

sự phát triển thương mại quốc tế

Trang 11

- Chính sách giáo dục và đào tạo, và sử dụng nguồn lao động của Singapore tiếptục duy trì và hỗ trọ đắc lực cho các ngành mũi nhọn cũng như các hoạt độngcủa chính sách thương mại quốc tế hoạt động hiệu quả.

- Chính phủ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ thuật để hỗ trợ chohoạt động thương mại quốc tế như:

+ Về cơ sở hạ tầng: đầu tư nhiều phương tiện giao thông đồng bộ và hiện đạinhư hệ thống tàu điện ngầm hiện đại có 63 ga, hệ thống cảng biển phát triểnđược coi là nhộn nhịp nhất thế giới và là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhấtkhu vực, bưu chính viễn thông phát triển trung bình giai đoạn này 80% dân số

sử dụng điện thoại di động, trên 50% dân số sử dụng Internet, hệ thống trườnghọc và bệnh viện được trang bị hiện đại, đạt chuẩn quốc gia

+ Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kĩ thuật vàolĩnh vực xuất nhập khẩu với nhiều cải tiến mới

- Đối với hàng hoá nhập khẩu: Chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện các công

cụ thuế quan và phi thuế quan như giai đoạn trước Đó là hầu như không sửdụng hàng rào thuế quan mà dùng biện pháp tiêu chuẩn để kiểm soát hàng hoánhập khẩu vào nước này

- Đối với hàng hoá xuất khẩu:

+ Chính phủ Singapore tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ,khuyến khích xuất khẩu và ưu tiên xuất khẩu các ngành hàng mũi nhọn thôngqua chính sách thuế đối với thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Chẳng hạn nhưđối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được ưu tiên hơn các doanh nghiệp sản xuất

để cung ứng nội địa Các doanh nghiệp này có thể được miễn 90% thuế lợi tức

từ xuất khẩu trong vòng 8 năm và có thể kéo dài tới 1 năm và nếu như doanhnghiệp đó có vốn trị giá khoảng 70 triệu USD thì cũng sẽ được miễn một phầnthuế mậu dịch

Trang 12

+ Chính phủ Singapore cũng mở rộng quan hệ ngoại giao lên con số 152 quốcgia và tổ chức quốc tế, có chân trong các tổ chức kinh tế lớn như UN, APEC,ASEAN, WTO,… và đã ký kết các hiệp định đảm bảo đầu tư với 22 nước vàtránh đánh thuế 2 lần với 38 nước và khu vực lãnh thổ để hàng hoá xuất khẩunước này được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu của nước thương mại đốitác

+ Công ty đạt doanh số xuất nhập khẩu 200 triệu SGD/năm - InternationalTrader (cho một số mặt hàng khuyến khích, chủ yếu là hàng nông sản) đượchưởng mức thuế doanh thu 10% trong năm đó

2.2 Th c tr ng thự nhiên ở Singapore: ại của Singapore: ư, văn hoá:ơng mại của Singapore:ng m i c a Singapore: ại của Singapore: ủa Singapore:

Bảng 2-2: Tổng thương mại xuất nhập khẩu của Singapore qua vài năm

Trang 13

Hình 2-2: Biểu đồ xuất khẩu và nhập khẩu của Singapore qua các năm (tỷ USD)

Hình 2-3: Biểu đồ XNK của Singapore qua các năm (tỷ USD)

Trang 14

Bảng 2-3: Tổng thương mại phân theo các ngành sản xuất chính

Đơn vị : %

Máy móc và các thiết bị vận tải 16.1 16.8

Trang 15

Bảng 2-4 : Tốc độ tăng trưởng của tổng thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu

quý3/2013

(Nguồn: Ministry of trade and industry Singapore)

+ Tổng cán cân thương mại danh nghĩa tăng 6% vào quý 3/2013, tổng cán cânthương mại theo khối lượng đạt 7.6% và tăng 2.3% so với cùng kỳ quý 2

+ Tổng xuất khẩu tăng 6.1% sau khi giảm 0.2% vào quý 2/2013, xuất khẩutrong nước tăng 4.2% , tái xuất khẩu tăng 8.3%

Trang 16

+ Trong quý 1 năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 246,052 tỷ SGD,

tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt 128,250 tỷ SGD,tăng 7,6%% , nhập khẩu đạt 117,801 tỷ SGD, tăng 6,8%

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Singapore bao gồm hàng hoá nhậpkhẩu làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp và nhiên liệu khoángsản… Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu là 365 tỷ USD, trong đó tỷ trọngnhập khẩu lớn nhất thuộc về ngành nhiên liệu khoáng sản chiếm 32.6 % tươngđương 119 tỷ USD, Sản phẩm điện tử chiếm 25% ( 91,25 tỷ USD); thứ ba làMáy móc và thiết bị vận tải chiếm 16,3% tương đương 59,5 tỷ USD

Bảng 2-5: Tổng nhập khẩu của Singapore theo một số ngành hàng

Đơn vị: %

(Nguồn: International Enterprise Singapore)

* Sự chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu những năm gần đây:

Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng luôn phải lấy nhu cầu bênngoài, nhu cầu ở các nước bạn hàng làm định hướng phát triển sản xuất trongnước, định hướng cho xuất/nhập khẩu của mình để thích ứng nhanh sự thay đổicủa thị trường bên ngoài, thị trường các nước bạn hàng Chỉ có bằng phươngcách đó, Singapore mới duy trì được tăng trưởng trong nước, duy trì tăngtrưởng thương mại trong điều kiện thị trường luôn biến động và còn tiếp tụctheo định hướng này cho thời gian tới

Trang 17

Sự chuyển đổi nhanh chóng trong cơ cấu nhập khẩu của nước này thểhiện rõ qua thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng nhập khẩu :

- Nhập khẩu cho mục đích tiêu dùng nội địa (gồm hàng nhu yếu phẩm,hàng tiêu dùng, nguyên liệu sơ chế, thô cho một số ngành sản xuất trong nước)chiếm trên 40% (trước những năm 1990) tổng kim ngạch nhập khẩu, nay chỉcòn trên 20-25%

- Nhập khẩu cho mục đích tái tạo hàng xuất khẩu/tái xuất khẩu chiếm tỷtrọng 60% (trước những năm 1990) nay tăng lên tới 75-80%, tổng kim ngạchnhập khẩu

Có thể nhận xét sự chuyển đổi trên là từ giảm dần tỷ trọng nhập khẩuhàng thô, sơ chế có nguồn gốc từ nông- lâm- khoáng sản, những mặt hàng kinhdoanh kém hiệu quả, chuyển sang tăng nhanh tỷ trọng nhập khẩu vật tư đầu vàocho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm tái tạo/lắp ráp các sản phẩm côngnghiệp hoàn chỉnh, kỹ thuật cao mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất khẩu/táixuất khẩu

Từ sự chuyển đổi trên cho thấy, các Doanh nghiệp Việt Nam muốn tăngxuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp phải tự tìm cơ cấu cho riêngmình hoặc là đi vào những phẩm, sản phẩm hàng hoá tiêu dùng đã qua chế biến,sản phẩm của các ngành công nghiệp hoặc là đi vào các dạng sản phẩm côngnghiệp, kỹ thuật cao như, thiết bị, máy móc, linh kiện đầu vào mà thị trườngđang có nhu cầu Nếu chỉ dựa vào những mặt hàng xuất khẩu sẵn có, sẽ khó hyvọng tăng nhanh kim ngạch xuất vào thị trường này

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore trong năm 2011 tăng 7,5% đạt

409 ỷ USD, năm 2012 giảm 0,9% đạt 408tỷ USD do nhu cầu về sản phẩm điện

tử giảm mạnh

Trang 18

Trong năm 2012, xuất khẩu trong nước đạt 228 tỷ USD, tăng 1,78% sonăm 2011, trong đó xuất khẩu nhiên liệu khoáng sản đạt kim ngạch lớn nhất85,5 tỷ USD chiếm 37,5% , sản phẩm điện tử đạt 47,88 tỷ USD chiếm 21%, hóachất đạt 40,6 tỷ USD Chiếm 17,8% Tổng kim ngạch tái xuất khẩu đạt 180 tỷUSD, giảm 3,2 % so với năm 2011; Ngành sản phẩm điện tử chiếm kim ngạchtái xuất khẩu lớn nhất chiếm 44,7% tương đương 80,46 tỷ USD, sau đó là máymóc và thiết bị vận tải chiếm 19,4%, nhiên liệu khoáng sản chiếm 10,7%

Bảng 2-6: Tổng xuất khẩu của Singapore theo ngành hàng chính

Đơn vị: tỷ USD

Xuất khẩutrong nước

Tái xuấtkhẩu

Xuất khẩu trongnước

Tái xuất khẩu

(Nguồn: International Enterprise Singapore)

* Thị trường xuất khẩu chủ yếu:

Malayxia 12.9%, Hồng Kông 10.5%, Indonesia 9.8%, Trung Quốc 9.7%, Mỹ8.9%, Nhật Bản 4.8%, Thái Lan 4.1% Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Malayxia13.1%, Mỹ 12.5%, Trung Quốc 12.1%, Nhật Bản 8.2%, Đài Loan 5.9%,Indonesia 5.6%, Hàn Quốc 4.9%

Mặc dù Singapore đã giảm được sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ thông qua xuất

Trang 19

giới này do cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn

ở trong nước đã tác động tiêu cực đến ngành xuất khẩu của Singapore

Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Singapore cho đến nay chịunhiều tác động do lượng đơn đặt hàng từ những thị trường lớn giảm sút

Theo IE Singapore, trong nửa đầu năm 2014 kim ngạch thương mại của

“đảo quốc Sư tử” tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 783 tỷ USD trong đótổng kim ngạch xuất khẩu đạt 410 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 373 tỷUSD nhưng NODX lại giảm 2,3%

Trong nửa đầu năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhấtcủa Singapore, chiếm 15,2% tổng NODX và đạt mức tăng trưởng 16,4% so vớinửa đầu năm 2013 Tiếp đó là thị trường Mỹ với mức tăng trưởng 3,8%;Malaysia tăng 8,2%; và Indonesia tăng 2,3%

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu NODX sang một số thị trường hàng đầu kháccủa Singapore lại giảm trong 6 tháng đầu năm 2014, như sang Hong Kong giảm22,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sang Liên minh châu Âu giảm 10,6% và TháiLan giảm 6,4%./

2.3 Th ương mại giữa Singapore và Việt Nam: ng m i gi a Singapore và Vi t Nam: ại giữa Singapore và Việt Nam: ữa Singapore và Việt Nam: ệt Nam:

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Singapore, tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu giữa Singapore và Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 8,158 tỷSGD (tương đương 6,526 tỷ USD), tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái

 Trong 5 tháng đầu năm 2014, Singapore nhập khẩu từ Việt Nam 1,53 tỷ SGD(tương đương 1,223 tỷ USD), tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái

Trang 20

với cùng kỳ năm ngoái; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ tùng, đạt 181triệu SGD, tăng 15%; càphê và chè, đạt gần 96 triệu SGD, tăng 156%; các sảnphẩm thủy tinh và kính xây dựng, đạt gần 93 triệu SGD, giảm 8,8%; và xăngdầu và các sản phẩm từ dầu mỏ, đạt 90,5 triệu SGD, tăng 89%.

 Một số mặt hàng khác có mức tăng trưởng mạnh như đất có chứa lưu huỳnh,

đá vôi, thạch cao, ximăng và cát tăng 462%, đạt gần 61,3 triệu SGD; giày dépcác loại tăng 94,8%, đạt 48,8 triệu SGD; mỡ, dầu động thực vật tăng 140%, đạt17,2 triệu SGD; hoa quả tăng 52% đạt 9,5 triệu SGD

 Cũng trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Singapore gần6,63 tỷ SGD (tương đương 5,3 tỷ USD), tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2013.Giá trị nhập khẩu hàng nội địa có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 3 tỷ SGD, tăng31,5% và hàng tái xuất đạt gần 3,56 tỷ SGD, tăng 14,9%

 Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore sang Việt Nam đều

có mức tăng trưởng Xăng dầu và sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 35%, đạt 1,7

tỷ SGD; điện thoại và linh kiện tăng 2,9%, đạt 1,67 tỷ SGD Đây là hai mặthàng đứng đầu về giá trị trong số những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của ViệtNam từ Singapore

 Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao như dược phẩm tăng 631%, đạt 56,3triệu SGD; các sản phẩm hóa chất tăng 346%, đạt 74,5 triệu SGD; sách báo vàcác sản phẩm công nghiệp in tăng 78,6%, đạt xấp xỉ 370 triệu SGD; và thuốc látăng 72%, đạt 168 triệu SGD

2.4 Bài h c kinh nghi m cho Vi t Nam t nghiên c u chính ọc kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu chính ện tự nhiên ở Singapore: ện tự nhiên ở Singapore: ừ nghiên cứu chính ứu chính

sách th ư, văn hoá:ơng mại của Singapore: ng m i c a Singapore ại của Singapore: ủa Singapore: :

Thương mại thực sự là quan trọng không chi riêng gì Singapore mà ở bất

kể nước nào dù là nước phát triển hay đang phát triển Mỗi nước đều thấy đượctầm quan trọng của thương mại trong nền kinh tế của nước mình vậy để pháttriển thương mại như thế nào là phù hợp, là sáng suốt cho mỗi nước thì câu trảlời không phải là đơn giản

Trang 21

Kinh tế Việt Nam đang từng bước mở cửa hội Nhập và phát triển, và đócũng là con đường tất yếu giúp nâng cao sự phát triển kinh tế trong nước và hộinhập kinh tế quốc tế Nhìn chung thì kim ngạch thương mại tăng qua các năm,năm 2012 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 228,37 tỷUSD, tăng 12,1% so với năm 2011 Tuy nhiên, Việt Nam đang phải phấn đấuhết mình cho việc phát triển quan hệ quốc tế với các hoạt động thương mại, đầutư Chính phủ VN phải cắt giảm những thuế nhập khẩu, không đựơc phép bảo

hộ cho hàng xuất khẩu khi thực hiện những cam kết của WTO Chính vì vậy màngành thương mại Việt Nam gặp không ít khó khăn thách thức Việc tham khảonhững chính sách cũng như những hoạt động thương mại của Singapore đối vớiViệt Nam là một điều rất quan trọng Cụ thể,Việt Nam nên :

- Tăng cường thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua các việc thực hiện cáccam kết giảm thuế trong các hiệp định thương mại đã ký kết Hơn nữa cần nângcao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo hộ như tiêu chuẩn kỹ thuật, thông quaviệc mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà cácquốc gia phát triển đang sử dụng

- Tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động xuất- nhập khẩu vàbán buôn bán lẻ trong nước Hiện nay môi trường pháp lý ở Việt Nam cònnhiều bất cập, nhiều cơ chế chính sách ban hành còn chồng chéo, độ trễ lớn và

sự thay đổi pháp lý cho phù hợp với thực tế còn chưa cao gây ra khó khăn chocác nhà thương mại và các doanh nghiệp khác Chính vì thế cần phải có nhữngbiện pháp, kế hoạch thích hợp để xây dựng một môi trường pháp lý ổn định,phù hợp, khả thi cao và dần gỡ bỏ các rào cản, tạo sự thông thoáng tối ưu chothị trường để thúc đẩy thương mại về mọi mặt

- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trong nước, tận dụng nguồn lực sẵncó: nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn vốn đầu tư đổ từnước ngoài vào rất lớn Sản xuất ra những mặt hàng trong nước không thuakém gì những mặt hàng nhập ngoại.v.v

- Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động thươngmại, dần hiện đại hóa các hoạt động thương mại như singapore về : cấp giấyphép điện tử, thương mại điện tử, hiện đại hóa, đơn giản hóa các thủ tục thươngmại…

- Có chiến lược phát triển xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh như: giày da,hàng may mặc; các sản phẩm nông sản như: gạo, cà phê, cao su , hạt điều,

Trang 22

hàng có lợi thế Để rồi từ đó xây dựng nên các chiến lược dài hạn tập trung đẩymạnh xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh Thực hiện tốt điều này sẽ giúphàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, thúc đẩy pháttriển sản xuất, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong xã hội Mặt khác, vềdài hạn không chỉ nên xây dựng các chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, xuấtkhẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, mà cần nghiên cứu, định hướng pháttriển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, dần nâng cao sựđóng góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị của thế giới

- Tạo chữ tín trong thương mại: tránh tình trạng như các lô hàng thuỷ hải sản(tôm, cá , ) có chất bảo quản hay rau quả xuất khẩu có chất bảo quản thực vậtkhông đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm Điểu này không những làm giảmthị phần xuát khẩu của Việt Nam mà còn gây ấn tượng không đẹp trong thươngmại quốc tế đối với các mặt hàng khác không liên quan

- Mở rộng hoạt động ngoại giao với các nước trên thế giới Trong thời đại hộinhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay việc quan hệ ngoạigiao với các nước trên thế giới là cực kỳ quan trọng, là tiền đề cho các mối quan

hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội Về thương mại, mở rộng quan hệngoại giao giúp mở rộng thị trường, mở rộng các quan hệ thương mại, tăng cơhội, tăng thị phần của doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế, thúc đẩysản xuất, mở rộng tiêu dùng trong nước => kích thích tổng cầu, đem lại tăngtrưởng kinh tế cho đất nước

Từ khi giành được dộc lập, Singapore đã tăng cường đẩy mạnh ngoại giao vớirất nhiều cường quốc trên thế giới, và đó là nền tảng mang lại sự thành côngcho họ Tuy nhiên, với mỗi quốc gia có đặc thù cũng như quan hệ riêng biệt nêncần cân nhắc, xây dựng chiến lược ngoại giao riêng, đặc thù đối với từng nướcdựa trên cơ quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng phát triển

Chương 3: Đầu tư nước ngoài và các chính sách đầu

tư quốc tế của Singapore

3.1 T ng quan v các chính sách đ u t c a Singapore: ổng quan về các chính sách thương mại của Singapore: ều kiện tự nhiên ở Singapore: ầu tư của Singapore: ư, văn hoá: ủa Singapore:

Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở qua đó đất nước này đã

Ngày đăng: 21/01/2016, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w