Xuất khẩu công nghệ cao (US
$ hiện hành)
126 981 502 643 126 434 946962 128 239439593Xuất khẩu công nghệ cao (% Xuất khẩu công nghệ cao (%
xuất khẩu hàng chế)
50 45 45
Các ứng dụng bằng sáng chế, người không cư trú:
người dân:
Nghiên cứu và chi phí phát triển (% của GDP)
2.05 2,23 2,10
Các nhà nghiên cứu trong R & D (trên triệu người):
6307 6494 6438
Các bài báo khoa học và kỹ thuật:
4377 4543
Cán bộ kỹ thuật R & D (trên triệu người)
461 465 462
Ứng dụng thương hiệu, không phải cư dân trực tiếp:
6715 7125
Ứng dụng thương hiệu, thường trú trực tiếp
4331 4236
(Nguồn: http://data.worldbank.org)
4.2 Cơ sở hạ tầng của Singapore:
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng có ý nghĩa nền tảng đối với sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới.
Về mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng thúc đẩy và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thông qua các dịch vụ mà nó cung cấp, cơ sở hạ tầng trở thành đầu vào cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Một cơ sở hạ tầng có chất lượng làm giảm các chi phí cho người sản xuất và nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và cải thiện công nghệ dễ dàng, tăng khả năng tiếp cận hàng hóa của người tiêu dùng. Ngoài ra chất lượng của cơ sở hạ tầng cũng phản ánh sự phát triển của một vùng, một quốc gia, góp phần cải thiện đầu tư trong và ngoài nước - một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng quốc gia
Về mặt xã hội, cơ sở hạ tầng kết nối các vùng miền của một đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội.
Xác định được vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng, Singapore đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Singapore phần lớn được xây dựng ngay sau ngày độc lập (9/8/1965), hệ thống đường giao thông,trường học, bến cảng, sân bay, hệ thống thoát nước thải, hệ thống
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.
Hệ thống giao thông ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới.
Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của châu Âu lục địa.
Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010) và tàu điện ngầm (hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00, sân bay Changi của Singapore nằm ở phía tây thành phố cách trung tâm 20km. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.
Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.
Hệ thống cảng biển: Trong vài thập kỷ gần đây, các cảng biển ở Singapore đã và đang thống trị trong danh sách những cảng biển container nhộn nhịp nhất thế giới. Công nghệ sử dụng ở những cảng biển của Singapore ứng dụng hình thức cấp phép điện tử để tàu có thể ra vào cảng nhanh chóng hơn. Singapore có hai nhà khai thác cảng, trong đó lớn nhất là PSA Singapore Terminals, ứng dụng những hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để giấy tờ được nộp nhanh hơn giúp tránh “ùn tắc” tại cảng. Ngoài ra, họ cũng dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Chính vì thế PSA Singapore Terminals được bình chọn là cảng container tốt nhất châu Á, không những thế còn dẫn đầu thế giới về khả năng xếp dỡ hàng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.
Hệ thống viễn thông bưu điện: Singapore là một trong số các quốc gia có mức kết nối nhiều nhất trên thế giới. Hơn 71% dân số Singapore sử dụng dịch vụ điện thoại di động và số người sử dụng dịch vụ Internet quay số chiếm khoảng 48% dân số.
Bưu chính Viễn thông: Đường dây điện thoại cố định của Singapore vượt quá con số 1.9 triệu với tỷ lệ truy cập vào khoảng 48.5%. Có 3 công ty điện thoại là SingTel, MobileOne, và StarHub. Mỗi công ty cung cấp các dịch vụ viễn thông đa dạng với các mức giá rất cạnh tranh.
Bưu điện: Bưu điện Singapore (SingPost) có hơn 60 chi nhánh chính và hơn 80 đại lý trên toàn quốc. Các đại lý Bưu điện Singapore hoạt động như một trung tâm đa năng bao gồm các dịch vụ thư tín, viễn thông và báo chí.
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các cồn trình phục vụ cho các địa điểm dân cư như nhà văn hoá, bệnh viện, trường học, nhà ở và các hoạt động dịch vụ công cộng khác
Hệ thống trường học: Singapore là đất nước có nền giáo dục chất lượng cao với hệ thống các trường quốc lập được xếp hạng cao trên thế giới. Các trường này cung cấp cho học sinh một môi trường học tập thực sự lý tưởng với hệ thống giáo trình phong phú, máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ cho giảng dạy và học tập. Hệ thống thư viện, phòng học tại đây rất hiện đại và tiện nghi với hệ thống phòng đọc, phòng học, phòng chơi nhạc, phòng computer lab với mạng internet phục vụ miễn phí giúp cho sinh viên dễ dàng tra cứu tài liệu và thực hành việc học ngôn ngữ.
Hệ thống bệnh viện: Năm 2012, có tổng cộng 10.756 giường bệnh ở 25 bệnh viện và trung tâm chuyên khoa ở Singapore. Tám bệnh viện công gồm có 6 bệnh viện đa khoa, một bệnh viện phụ nữ và trẻ em và một bệnh viện tâm thần. Singapore có một hệ thống y tế trải rộng và hiệu quả. Y tế Singapore được xếp hạng 6 trong số các hệ thống y tế của các nước trên thế giới (theo khảo sát năm 2000). Năm 2014, Hãng tin Bloomberg đánh giá nền y tế Singapore đứng thứ 1 thế giới về tính hiệu quả.
Hệ thống nhà ở: Singapore được coi là nước phát triển chương trình nhà ở tốt nhất trên thế giới: cơ quan quyền lực tạo ra nhà ở và phân phối sản phẩm đến đúng đối tượng. Hệ thống nhà ở của Singapore được chia ra làm 2 loại: nhà ở bình dân (Public housing) và nhà ở tư nhân (Private housing). Ngoài ra Singapore đã và đang đẩy mạnh mục tiêu toà nhà “xanh”.
Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người.
Hệ thống công viên: chính phủ Singapore đã rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trường, do đó đã tạo nên một Singapore rợp bóng cây xanh, phục vụ hiệu quả phát triển du lịch. Singapore hiện có 300 công viên với 9.000 ha với kinh phí bảo dưỡng cây xanh hàng năm vào khoảng 100 triệu SGD.
Hệ thống thoát nước: có kênh dọc đường xe chạy trước khi vào trung tâm thành phố, khi trời mưa lớn những dòng kênh sẽ biến thành những dòng sông nhỏ chảy vào những ống ngầm tới 15 hồ chứa trên toàn đảo quốc. Singapore có hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước có chiều dài tổng cộng 1.000 ki lô mét. Hệ thống kênh đào này cùng với mạng lưới cống rãnh dài tổng cộng 7.000 ki lô mét đã giúp Singapore xử lý được tình trạng ngập lụt do triều cường và trời
Nguồn: Wilipedia
Bảng 4-3 Tổng hợp các chỉ tiêu của cơ sở hạ tầng
Năm Tiêu chí
2010 2011 2012 2013
Vận tải hàng không, giờ khởi hành tàu sân bay trên toàn thế giới đăng ký