Qủa chín của cây từ xưa dân gian đã dùng để ăn và làm nước giải khát[1], Phần trên mặt đất được sử dụng nhiều trong y học với mục đích làm thuốc an thần chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
Chủ đề: Tổng quan về cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.)
HÀ NỘI, 02-2011
Trang 2MỤC LỤC
I Đặc điểm thực vật, phân bố 4
1 Phân loài và phân bố 4
2 Mô tả cây 4
3 Bộ phận dùng 5
4 Trồng trọt và thu hái 6
II Thành phần hóa học, kiểm nghiệm
1 Thành phần hóa học 6
2 Kiểm nghiệm 7 III Tác dụng dược lý và công dụng
1 Tác dụng 9
2 Công dụng 9
3 Ứng dụng 9
Trang 3A- Đặt vấn đề
Cây Lạc tiên là một loài thực vật được con người trồng và sử dụng rất lâu đời
Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam
Mỹ Loài lạc tiên này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Ávà Hawaii Qủa chín của cây từ xưa dân gian đã dùng để ăn và làm nước giải khát[1], Phần trên mặt đất được sử dụng nhiều trong y học với mục đích làm thuốc an thần chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, ….Ngày nay, việc trồng trọt và sử dụng cây lạc tiên trong đời sống và y học ngày càng phát triển
Hình 1: Cây lạc tiên ( Passiflora foetida L.)
Trang 4B- Tổng quan tài liệu
I Đặc điểm thực vật
1 Phân loài và phân bố
Phân loài:
- Cây lạc tiên còn được gọi là cây: Chùm bao, nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm, dây bầu đường (Đà Nẵng), tây phiên liên, mò pì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), Stinking passion-flower, granadilla, tagua passion-flower (Anh); passiflore, passion (Pháp)
- - Cây lạc tiên thuộc Bộ: Hoa tím, Họ Lạc tiên Passifloraceae Có nhiều
loài lạc tiên như Passiflora foetida L (= P hispida DC) ; Passiflora
incarnate L.; Passiflora edulis Sims.
tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên,
2 Mô tả cây
Dây leo bằng tua cuốn Thân tròn, rỗng, mềm, trên có rất nhiều lông mềm
Lá mềm hình tim, dài 6-10cm, rộng 5-8cm, mọc so le, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thùy, đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuống lá dài 7-8cm Đầu tua cuốn thành lò xo Hoa đơn độc, 5 cánh hoa màu trắng hay hơi tím nhạt,
đường kính 5,5cm, lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ trông như lá mà không có phiến chỉ có gân lá không thôi, có tràng phụ hình sợi, màu tím Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn Trụ cao có đầu tím đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới Quả tròn hình trứng, dài 2-3cm, bao bọc bởi lá bắc còn lại, khi chín màu vàng, ăn được Toàn cây có lông
Mùa hoa: Tháng 5 - 7; mùa quả : Tháng 8 - 10
Trang 5Hình 2: Thân lạc tiên
3 Bộ phận dùng.
- Qủa chín của cây.
- Phần trên mặt đất
Hình 3: Qủa của cây và phần trên mặt đất
Trang 64 Trồng trọt và thu hái
canh, phụ thuộc điều kiện khí hậu thổ nhưỡng
- Thu hái: Thu hoạch vào mùa xuân, hạ Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô
- Đặc điểm dược liệu: Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5 cm, mang tua cuốn và lá, có thể có hoa và quả Thân và lá có nhiều lông Cuống lá dài 3 - 4 cm Phiến lá màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng khoảng 7 - 10 cm, chia thành 3 thuỳ rộng, đầu nhọn Mép lá có răng cưa nông, gốc lá hình tim Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tua cuốn mọc từ nách lá
II Thành phần hóa học, kiểm nghiệm
1 Thành phần hóa học.
- Trong P Incarnata có 0,09% alcaloid toàn phần ( tính theo harman) gồm
harman, harmin,harmol và harmalol, harmalin
Harmane Harmine
Harmaline
Trang 7Ở lá và hoa có 1,5 – 2,1 %, ở cây có 0,2 – 0,85% flavonoid, trong đó có
saponarin, saponaretin và vitexin
Saponaretin
- Flavonoid là thành phần rất được các nhà khoa học quan tâm trong chi
Passsiflora Trong chi này, flavonoid thường tồn tại dưới dạng glycoside Theo
Petry (2001) thì hàm lượng flavonoid trong dịch triết lá P edulis là 4,04% , lá và hoa P incarnate là 1,5- 2,1%, ở cây 0,2- 0,85%[4] Hàm lượng flavonoid toàn phần trong P foetida là 0,074% [8].
Flavonoid chủ yếu thuộc nhóm Flavon:
Apigenin trong P incarnate[29], P foetida[8].
Luteolin trong P incarnate [29].
- Ngoài ra, cây lạc tiên còn có dẫn chất coumarin, saponin, các acid amin, các dẫn chất đường
2 Kiểm nghiệm
Định tính alkaloid
Tiến hành
+ Chuẩn bị dịch chiết: lấy 2g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, them 15ml dung dịch H2SO4 1N, đun sôi, để nguội Lọc vào bình gạn, kiềm hóa dịch lọc bằng ammoniac đặc, sau đó lắc với clorofom 3 lầm, mỗi lầm 5ml Gạn lấy lớp dung môi hữu cơ, bốc hơi cách thủy tới khô Hòa tan cắn alkaloid base bằng 4ml dung dịch H2SO4 1N
Trang 8+ Tiến hành phẩn ứng
Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1ml dịch chiết:
- Ống 1: Thêm 3 giọt thuốc thử Mayer thấy xuất hiện tủa trắng ( phản ứng dương tính)
- Ống 2: Thêm 3 giọt thuốc thử Bouchardat thấy xuất hiện tủa màu nâu (phản ứng dương tính)
- Ống 3: Thêm 3 giọt thuốc thủ Dragendroff thấy xuất hiện tủa màu vàng cam ( phản ứng dương tính)
- Ống 4: Thêm 3 giọt dung dịch acid picric 1% thấy xuất hiện tủa màu vàng ( phản ứng dương tính)
+ Kết quả: Các phản ứng đều dương tính
Định tính flavonoid:
Tiến hành
+ Chuẩn bị dịch chiết: Lấy 2,0 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, them 20ml ethanol 800 , ngâm 24 giò Lọc qua giấy lọc, dung dịch lọc làm phản ứng định tính
+ Tiến hành phản ứng:
*Phản ứng với kiềm:
- Phản ứng với NH3: Nhỏ vài giọt dịch chiết lên giấy lọc, sấy khô, quan sát thấy có vết màu vàng Hơ giấy lọc trên lọ ammoniac đặc thấy mày vàng của vết đậm hơn ( phản ứng dương tính)
- Phản ứng với dung dịch kiềm loãng: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chết, them vài giọt NaOH 10% Màu vàng của dịch chiết tăng lên rõ rệt ( phản ứng dương tính)
- Phản ứng Cyanidin: Cho 2ml dịch lọc vào ống nghiệm, them một ít bột Mg kim loại rồi cho 4-5 giọt HCl đặc Lắc đều, đun cách thủy vài phút thấy xuất hiện màu hồng nhạt ( phản ứng dương tính)
*Phản ứng với dung dịch FeCl3 : Cho vaò ống nghiệm 2ml dịch chiết, thêm vào ống vài giọt FeCl3 5% Quan sát thấy xuất hiện tủa xanh đen ( phản ứng dương tính)
*Phản ứng Diazo hóa: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, kiềm hóa bằng NaOH 10%, thêm vài giọt thuốc thử diazoni, lắc đều, đun cách thủy vài phút thấy xuất hiện đỏ cam (phản ứng dương tính)
+ Kết quả: các phanrt ứng đều dương tính
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng xác định 5 vết hiện màu với thuốc thử
Dragendroff xác định được sự có mặt của alcaloid trong dược liệu
Trang 9III Tác dụng và công dụng.
Lutomsky cho rằng các alcaloid có nhân harman có tác dụng an thần gây ngủ Hoàng Tích Huyền và cộng sự thử tác dụng của dung dịc alcaloid toàn phần chiết từ cây lạc tiên được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam cho thấy chúng có tác dụng ngăn cản hoạt động do cafein và kéo dài thời gian gây ngủ
do hexobarbital trên chuột
- Công năng: An thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ thống
nữ hành kinh sớm, đau bụng do nhiệt táo, ho do phế nhiệt, phù thũng, bạch trọc
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 20 - 40 g, dạng thuốc sắc Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc với lượng tương ứng Nên uống trước khi đi ngủ
3. Ứng dụng
-Chữa suy nhược, mất ngủ, hồi hộp: Lạc tiên 150g, lá vông 130g, tâm sen 2.2g, lá dâu 10g, đường 90g tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml Ngày dùng 2- 4 thìa to, uống trước khi đi ngủ
Trang 10
Hình 4: Thuốc an thần từ cây lạc tiên.
- Viêm da, ghẻ ngứa: Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm
và rửa
-Làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ: Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2
Trang 11
Hình 5: Nước giải khát từ lạc tiên.
C: Kết luận.
Trên đây là phần trình bày khái quát về cây lạc tiên Đây là một cây thuốc quý mà chúng ta cần trồng , bảo vệ và nhân giống để phục vụ cho việc sản xuất ứng dụng nó trong y dược học cổ truyền cũng như nghiên cứu trong y học hiện đại
Tài liệu tham khảo:
2004