Thừa hưởng một doanh nghiệp do cha mình để lại, William đã tạo dựng ra một nhà máy sản xuất của riêng mình và trở thành công dân giàu có nhất của Vương quốc Anh lúc bấy giờ.. Các nhãn hi
Trang 1PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UNILEVER:
I LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN:
1 Lịch sử ra đời:
William Lever (1851-1925)– một công dân Anh, người sáng lập ra Unilever, chính là người đầu tiên tạo dựng nên ngành công nghiệp sản xuất xà phòng vào cuối thế kỷ XIX Thừa hưởng một doanh nghiệp do cha mình để lại, William đã tạo dựng ra một nhà máy sản xuất của riêng mình và trở thành công dân giàu có nhất của Vương quốc Anh lúc bấy giờ Ông là người đầu tiên nghĩ tới việc kinh doanh không chỉ xà phòng mà còn cả nhãn hiệu Các chiến dịch PR của ông nhằm quảng bá cho các sản phẩm của mình đã đi vào lịch sử marketing thế giới Tuy nhiên, để có được vị trí như ngày hôm nay, tập đoàn này cũng đã trải qua nhiều khó khăn tưởng chừng như khó vượt qua nổi
Sau nhiều nỗ lực và đạt được những thành công nhất định, năm 1890, Lever
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình ra khỏi biên giới nước Anh Ngoài
nhà máy tại Mỹ, Lever còn “bành trướng” sang tận Úc, Canada, Đức và Thụy Sĩ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Lever tiếp tục “bành trướng” sang tận châu Phi Ông mất năm 1925 – con trai ông kế tục sự nghiệp và tiến hành “cuộc sáp nhập thế kỷ” với Liên minh bơ tại Hà Lan để tạo ra một Unilever đẳng cấp trên thế giới
Mặc dù margarin được phát minh tại Pháp song những nhà máy sản xuất loại
bơ thực vật đầu tiên trên thế giới lại được người Hà Lan xây dựng vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước Hai trong số những nhà máy lớn nhất ở Hà Lan chính là Jurgens và Van Van den Berg Các nhà sản xuất margarin tại Hà Lan đã thống nhất với nhau để không xảy ra cạnh tranh giữa các hãng Tuy nhiên, thỏa thuận mà họ
Trang 2đưa ra tỏ ra không mấy hiệu quả, dẫn đến việc hình thành một liên minh bơ -Margarine Union, vào năm 1927 giữa Jurgens và Van den Berg để kiểm soát toàn
bộ thị trường bơ tại Châu Âu Sau đó, Margarine Union bắt đầu đàm phán với Lever Brothers về khả năng sáp nhập giữa các bên nhằm tạo ảnh hưởng với thị trường châu Âu Tuy nhiên, ngay lúc này, đề nghị đó đã không được thực hiện
Cho đến tháng Giêng 1930, sự hợp nhất giữa Margarine Union và Lever Brothers mới được thực hiện Một liên minh mới Anh-Hà Lan có tên là Unilever
đã ra đời Để tránh hệ thống đánh thuế kép, liên minh này quyết định tách thành hai công ty: Unilever PLC có trụ sở tại Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Hà Lan Và dù hai công ty này có cơ cấu hoạt động gần như độc lập, song Unilever vẫn như một thực thể thống nhất Cổ đông của Unilever, dù ở Anh hay Hà Lan cũng đều nhận được một mức cổ tức như nhau
2 Quá trình phát triển:
- Unilever ra đời năm 1930 từ sự sáp nhập 2 công ty là Lever Brothers (công
ty sản xuất xà bông của Anh) và Margarine Unie (sản xuất bơ thực vật của Hà Lan)
- Năm 1972, tập đoàn mua lại chuỗi nhà hàng A&W ở Canada
- Năm 1984, hãng mua lại thương hiệu Brooke Bond của nhà sản xuất trà PG Tips
- Năm 1987, Unilever tăng cường sức mạnh trong thị trường chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough-Ponds (nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc da như Pond’s, Aqua-Net, Cutex Nail Polish, Vaseline, và kem đánh răng Pepsodent)
Trang 3- Năm 1989, Unilever tiếp tục mua lại mỹ phẩm Calvin Klein, Fabergé và Elizabeth Arden, nhưng rồi lại bán Elizabeth Arden cho FFI Fragrances vào năm 2000
- Năm 1996, Unilever mua Công ty Helene Curtis Industries để tăng cường sự hiện diện trong thị trường dầu gội đầu và sản phẩm khử mùi cơ thể ở Mỹ
- Năm 2000, Unilever thâu tóm Công ty Best Foods của Mỹ để bắt đầu nhảy vào lĩnh vực thực phẩm và đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong khu vực Bắc Mỹ Cũng năm đó, vào cùng một ngày trong tháng 4, Unilever mua một lúc hai công ty
là Ben & Jerry’s (với loại kem nổi tiếng cùng tên) và Slim Fast
Trong năm tài chính 2007, doanh thu của Unilever đạt hơn 53 tỉ USD, trở thành công ty khổng lồ sở hữu khoảng 400 nhãn hàng trong lĩnh vực thực phẩm và chăm sóc cá nhân tự mình điều hành phần lớn trong chuỗi cung ứng rộng khắp của mình
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.Các thương hiệu của Unilever tập trung vào các nhóm:
- Thực phẩm(Food)
- Chăm sóc gia đình(Home care)
- Chăm sóc cá nhân(Personal care)
- Dinh dưỡng(Nutrition)
- Y tế,vệ sinh,làm đẹp (Health,Hygiene,Beauty)
- Thực phẩm chức năng (Foodsolutions)
Trang 4Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Ponds, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công
ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng( Personal Care) Cùng với Proctol &Gambel ( P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này
Uniliver sở hữu rất nhiều thương hiệu Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu nhiều thương hiệu như thế Hiện nay, có hơn 167.000 người làm việc cho Unilever Hơn 50% các doanh nghiệp của công ty là ở các thị trường mới nổi Công ty đã có kinh nghiệm hơn 50 năm làm việc tại Brazil, Trung Quốc, Ấn
Độ và Indonesia
Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu, trong đó 13 thương hiệu đạt được doanh thu hàng năm vượt quá € 1.000.000.000 Top 25 thương hiệu của Unilever chiếm hơn 70% doanh thu
III PHẠM VI HOẠT ĐỘNG :
Là một công ty đa quốc gia nên việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever
Hiện tại Unilever thế giới được chia làm 3 khu vực chính : bao gồm Americas, Western Europe and AAC(Asia, AMET, Central & Eastern Europe) Trong các báo cáo tài chính số liệu thống kê của unilever đều so sánh 3 khu vực trên Ví dụ doanh thu năm 2009 của Uinilever : tại Americans 37%, Western Europe 25%, AAC 38%
Trang 5Tính đến thời điểm hiện tại,sản phẩm của Unilever đã có mặt trên hơn 170 quốc gia trên khắp năm châu lục Tất cả những danh mục sản phẩm của unilever bao gồm thực phẩm, chăm sóc gia đình và cá nhân được tin tưởng bởi hàng trăm triệu người tiêu dùng khắp thế giới
IV CẤU TRÚC TỔ CHỨC, CƠ CẤU:
Để tránh hệ thống đánh thuế kép, Unilever tách thành hai công ty: Unilever PLC có trụ sở tại London, Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan
Cả hai công ty Unilever có cùng một giám đốc và hoạt động như một doanh nghiệp duy nhất Hiện tại Chủ tịch Unilever NV và PLC là ông Michael Treschow và Tổng Giám Đốc là ông Paul Polman Unilever cũng bố trí mỗi nhãn hàng một giám đốc quản lí trên toàn cầu
Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Unilever bao gồm:
- Douglas Anderson Baillie - Trưởng phòng Nhân sự
- Giáo sư Geneviève Berger - Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển
- Jean-Marc Huet - Giám đốc tài chính
- Dave Lewis - Chủ tịch khu vực châu Mỹ
- Harish Manwani - Chủ tịch khu vực Châu Á, Châu Phi, CEE
- Pier Luigi Sigismondi - Giám đốc Cung ứng viên
- Keith Weed - Trưởng phòng Tiếp thị và Truyền thông
- Jan Zijderveld - Chủ tịch Unilever khu vực Tây Âu
Ngoài ra còn có các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, dinh dưỡng, làm đẹp… giúp Unilever sáng tạo và phát triển tối ưu các sản phẩm của mình
Trang 6PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA UNILEVER TẠI VIỆT NAM:
Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever Vietnam đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trong suốt 15 năm qua, luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2 con số mỗi năm Tổng doanh thu năm 2009 của Unilever Vietnam gần bằng 1% GDP của Việt Nam Hiện Công ty có đội ngũ nhân viên gồm 1.500 người và gián tiếp tạo việc làm cho 7.000 lao động
Với sứ mệnh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân Việt Nam, Unilever Vietnam luôn luôn ưu tiên coi trọng người tiêu dùng Việt Nam thông qua việc cam kết cung cấp các sản phẩm có chất lượng quốc tế với lựa chọn sản phẩm đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu thu nhập khác nhau của người tiêu dùng Việt Nam Hầu hết các nhãn hàng của Unilever Vietnam đều đã trở thành những
nhãn hiệu dẫn đầu trên thị trường Việt Nam Các nhãn hàng như OMO, Sunsilk, Clear, Pond’s, P/S, Lipton, Knorr, VISO, VIM, Sunlight đã trở thành nhãn hiệu
quen thuộc, ưa dùng và là lựa chọn số 1 của nhiều gia đình Việt Nam Điều này được minh chứng qua kết quả khảo sát, điều tra thực tế là mỗi ngày trung bình có tới gần 5 triệu sản phẩm của Unilever Vietnam tới tay các hộ gia đình trong phạm
vi cả nước Từ năm 1995 tới năm 2009, Công ty đã đưa ra thị trường hơn 540 sản phẩm mới
1. Quy mô và cơ cấu tổ chức của Unilever Vietnam:
Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 7Từ năm 1995 đến nay Unilever đã đầu tư khoảng 120 tiệu USD trong 3 doanh nghiệp này, điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1: Giới thiệu về công ty Unilever.
Công ty
Tổng vốn đầu
tư ( Triệu USD)
Phần vốn góp của Unilever
Địa điểm
Lĩnh vực hoạt động
Liên doanh Lever
Việt Nam (1995)
56
66.66% Hà Nội
HCM
Chăm sóc cá nhân, gia đình
Liên doanh Elida
Chăm sóc răng miệng
Unilever Bestfood
Thực phẩm, kem
và các đồ uống
“Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Unilever Việt Nam.”
Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm
Trang 8Tại công ty Unilever Việt Nam, nắm giữ các cương vị cao nhất hiện nay là ông J.V Raman –Chủ tịch tập đoàn, ông Tim Scote - Tổng Giám đốc và bà Đặng
Thu Hà - Giám đốc Truyền thông của Unilever
Hàng năm Unilever Việt Nam tuyển dụng từ 20 đến 30 Quản trị viên tập sự cho các bộ phận khác nhau như Marketing,Kinh doanh (Bán hàng), Tài chính kế
toán, Chuỗi cung ứng, Sản xuất và Nhân sự.Chương trình thu hút hàng ngàn sinh
viên tham gia dự tuyển mỗi năm
• Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty Unilever Việt Nam:
Giám đốc điều hành
Phòng an
toàn cung ứng Phòng Phòng kế toán
vật tư
Phòng kế hoạch
Phòng marketing nhân sự Phòng
Xưởng quản lí sản xuất dầu gội đầu
Xưởng quản lí sản xuất thực phẩm
Xưởng quản lí sản xuất kem đánh răng
Trang 92 Tình hình hoạt động kinh doanh:
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của
Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã
được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam
và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam
Liên doanh Lever Việt Nam, Hà Nội bắt đầu làm ăn có lãi từ năm 1997, tức là chỉ sau 2 năm công ty này được thành lập Công ty Elida P/S cũng làm ăn có lãi kể từ khi nó được thành lập từ năm 1997 Best Food cũng đã rất thành công trong việc đưa
ra được nhãn hiệu kem nổi tiếng và được người tiêu dùng hoan nghênh năm 1997 là
Paddle Pop (Sau này nhãn hiệu này được chuyển nhượng cho Kinh Đô của Việt Nam) và công ty đã mở rộng sang kinh doanh mặt hàng trà Lipton, bột nêm Knorr, và nước mắm Knorr- Phú Quốc… Và công ty này hiện tại cũng đang hoạt động rất có
lãi
Bảng 1.2: Doanh số trong 7 năm của Unilever
Trang 10"Nguồn: Phòng Marketing Công ty Lever Việt Nam"
Tính trung bình mỗi năm doanh số và lợi nhuận của Unilever Việt Nam tăng
khoảng 30-35%/ năm kể từ khi các dự án của công ty đi vào hoạt động ổn định và có
lãi Nếu năm 95 doanh số của công ty là 20 triệu USD, năm 96 doanh số của công ty là
40 triệu USD thì đến năm 1998 doanh số của công ty đã là 85 triệu USD và tính đến hết năm 2002 thì doanh số của công ty là khoảng 240 triệu USD Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành đạt nhất ở Việt Nam hiện nay
Đối với Unilever Việt Nam, mạng lưới phân phối và bán hàng của Công ty được nhiều doanh nghiệp, đối tác đánh giá cao, bởi mạng lưới bán lẻ đến 100% tại
các thôn xã, thị trấn và thành phố thông qua gần 180 nhà phân phối trong cả nước
và sự hợp tác kinh doanh với tất cả các chuỗi kênh phân phối hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, thu nhập khác nhau của người tiêu dùng Việt Nam
Unilever Việt nam đã bắt rễ sâu vào nền kinh tế, là đối tác chặt chẽ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, dù họ là các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, các bên thứ ba hay các nhà phân phối, bằng cách duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với mạng lưới gồm 10 doanh nghiệp hợp tác sản xuất gia công, hơn 100 doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu và bao bì, chuyển giao công nghệ, tiến tới hình thức hợp tác sản xuất gia công chế biến và gần đây nhất là hình thức hợp tác trong tương lai để sản xuất các nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu, như được thể hiện trong Thoả thuận Hợp tác Chiến lược dài hạn ký kết giữa Unilever Việt nam
và Tổng công ty Hoá chất Việt nam (Vinachem) năm 2009
Trang 11• Sản phẩm tiêu biểu của Unilever Vietnam
Bảng 1.3: Hệ thống các sản phẩm của công ty:
1 Comfort: Nước xả
làm mềm vải
2 Bột giặt:
+ Omo
+ Omo Matic
+ Viso
3 Tẩy rửa:
+ Sunlight
+ Vim
1 Dầu gội
+ Clear + Lux + Organics + Sunsilk + Pond
2 Dầu xả:
+ Sunsilk
3 Kem dưỡng da
+ Pond + Hazeline + Vaseline
4 Bàn chải và kem đánh răng
+ Close up + P/S + Bàn chải C-up + Bàn chải PS
5 Xà phòng tắm và sữa tắm
+ Lux + Dove + Lifebouy
1 Trà:
+ Suntea + Lipton + Cây đa
2 Thực phẩm
+ Cháo thịt heo ăn liền Knorr
+ Viên súp thịt bò Knorr + Nước mắm Knorr - Phú Quốc
"Nguồn : Phòng marketing công ty Lever Việt Nam"
Trang 123 Chính sách kinh doanh:
Chỉ trong 1 thời gian ngắn từ khi công ty đi vào hoạt động, các sản phẩm của công ty đã được biết đến rộng khắp trên phạm vi cả nước
Để đạt được thành quả đó, công ty đã đề ra những chiến lược với những phân tích rõ ràng Unilever Việt Nam xác định rõ ràng mục tiêu và sứ mạng của công ty “Công ty Unilever Việt Nam sẽ được biết đến như là công ty đa quốc gia hoạt động thành công nhất tại Việt Nam và giá trị của công ty được đo lường bởi: Quy mô kinh doanh của công ty, sức mạnh của các chi nhánh, các dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, lợi nhuận cao hơn bất cứ đơn vị nào khác và sự phân phối các sản phẩm của công ty sẽ làm cải thiện điều kiện sinh sống của người Việt Nam.” Unilever Việt Nam có những khả năng vượt trội do nắm giữ công nghệ nguồn trên thế giới về sản xuất sản phẩm này với giá nhân công và chi phí rất rẻ tại Việt Nam làm các sản phẩm của công ty đạt chất lượng tốt, chi phí thấp phục vụ đại đa số người dân tại Việt Nam Công ty nhận định môi trường Việt Nam, chính trị và pháp luật không phải là trở ngại quá lớn, tuy nhiên, cái công ty phải đối mặt
là vấn đề về lao động và chế độ đối với người lao động Thêm vào đó, người Việt Nam dễ dàng chấp nhận cái mới, quan điểm cách tân, sẵn sàng chào đón cái mới phù hợp với tư duy và cách sống của họ Vì vậy, việc quảng bá sản phẩm tại Việt Nam không mấy khó khăn Về kinh tế, thu nhập của người Việt Nam ở mức trung bình và khá là 1 trở ngại đối với công ty Unilever, do đó, công ty thực hiện chiến lược “ năng nhặt, chặt bị” vừa làm thích nghi hoá sản phẩm của mình với địa phương, vừa đưa ra các sản phẩm giá rẻ phù hợp với thị trường và phải có lợi nhuận Tuy nhiên, khi nghiên cứu thị trường Việt Nam công ty gặp phải đối thủ cạnh tranh là P&G với các sản phẩm hàng đầu thế giới tương tự như Unilever Nhưng do thâm nhập thị trường sớm hơn với sự hiểu biết sâu sắc hơn nên Unilever