Thành phần của mô hình này gắn với hệ thống thực.pha phân tích gồm các bước: - Xây dựng biểu đồ use case: dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến hành xác định các tác nhân,
Trang 1Mục lục
Phần I: lời nói đầu
Phần II: Tổng quan hệ thống thông tin
I Các khái niệm cơ bản trong hướng đối tượng
Phần III: Phân tích thiết kế hệ thống bán hàng ăn uống
I Hoạt động của hệ thống
II Pha phân tích
1 Xây dựng biểu đồ use case
2 Biểu đồ phân rã chức năng
3 Biểu đồ trạng thái
4 Biểu đồ lớp
5 Biểu đồ tuần tự
6 Biểu đồ cộng tác
III Pha thiết kế
1 Biểu đồ tuần tư
2 Biểu đồ lớp
Phần IV: Kết luận
Trang 2Phần I: Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ Việt Nam đã từng bước hội nhập vào dòng chảy của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới Công nghệ thông tin ở nước ta mới được ứng dụng nhiều trong mọi hoạt động, song tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh chiếm một vị trí quan trong trong các ngành khoa học công nghệ Một trong những lĩnh vực đang được ứng dụng tin học hóa rất phổ biến
ở nước ta là lĩnh vực quản lý Tin học hóa trong quản lý đã giúp cho các nhà quản
lý điều hành công việc một cách khoa học chính xác và hiệu quả
Ngày nay, hệ thống thông tin đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ và quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức nhằm mục đích điều khiển và giám sát hoạt động của hệ thống
Nhóm thực hiện:
Ngô Thế Trung
Lê Thị Nguyệt Trường
Trần Quang Tiến
Tô Ngọc Tuân
Phạm Viết Tú
Nguyễn Thu Trang
Trang 3 Hoàng Duy Trung
Trần Văn Toản
Trần Trung Tính
Phần II: Tổng quan hệ thống thông tin
Vòng đời phát triển của hệ thống thông tin không chỉ đơn giản là lập trình mà luôn được xem như một tiến trình hoàn chỉnh Có hai cách tiếp cận phân tích thiết
kế hệ thống là phương pháp hướng cấu trúc và phương pháp hướng đối tượng Phương pháp hướng cấu trúc được coi là phương pháp chuẩn để phát triển phần mềm ở những năm 70-80 Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp trong phát triển các hệ phần mềm lớn Thập niên 90 phương pháp hướng đối tượng được phát triển và nhanh chóng trở thành phổ biến trong công nghiệp phần mềm ngày nay
I Các khái niệm cơ bản trong hướng đối tượng
Đối tượng (Object): một đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực
thể khái niệm hoặc một thực thể phần mềm
Lớp (Class): là mô tả của một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính,
hành vi và các mối quan hệ Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp
và một lớp là một định nghĩa trừu tượng của đối tượng
Thành phần (Component): là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và
giữ một chức năng nhất định trong hệ thống
Trang 4 Kế thừa: trong phương pháp hướng đối tượng, một lớp có thể có sử dụng lại
thuộc tính và phương thức của một hoặc nhiều lớp khác Kiểu quan hệ này gọi là quan hệ kế thừa
Các pha đặc trưng cơ bản trong phát triển phần mềm hướng đối tượng bao gồm: pha phân tích hướng đối tượng, pha thiết kế hướng đối tượng
o Pha phân tích : Xây dựng một mô hình chính xác để mô tả chính xác hệ
thống cần xây dựng là gì Thành phần của mô hình này gắn với hệ thống thực.pha phân tích gồm các bước:
- Xây dựng biểu đồ use case: dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích
tiến hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case
để mô tả lại các chức năng của hệ thống Một thành phần quan trọng trong biểu đồ use case là các kịch bản mô tả hệ thống trong mỗi use case cụ thể
- Xây dựng biểu đồ lớp: Xác định tên lớp, các thuộc tính của lớp, một số
phương thức và mối quan hệ cơ bản trong sơ đồ lớp
- Xây dựng biểu đồ trạng thái: Mô tả các trạng thái chuyển tiếp trạng thái
trong hoạt động của một đối tượng thuộc lớp nào đó
o Pha thiết kế: Là giai đoạn tổ chức chương trình thành các tập hợp đối tượng
cộng tác, mỗi đối tượng trong đó là thực thể của một lớp Kết quả của pha thiết kế cho biết hệ thống sẽ được xây dựng như thế nào qua các bản thiết kế kiến trúc và thiết kế chi tiết Pha phân tích gồm các bước:
- Xây dựng các biểu đồ tương tác (gồm biểu đồ cộng tác và biểu đồ tuần tự):
mô tả chi tiết hoạt động của các use case dựa trên các scenario (kịch bản) đã
có và các lớp đã xác định trong pha phân tích
Trang 5- Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm bổ
sung các lớp còn thiếu, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính, dựa trên biểu đồ tương tác để xác định các phương thức và mối quan hệ giữa các lớp
- Xây dựng biểu đồ hoạt động: mô tả hoạt động của các phương thức phức
tạp trong mỗi lớp hoặc các hoạt động hệ thống có sự liêu quan của nhiều lớp Biểu đò hoạt động là cơ sở để cài đặt các phương thức trong các lớp
- Xây dựng biểu đồ thành phần: xác định các gói, các thành phần và tổ chức
phân mềm theo thành phần đó
Phần III: Phân tích thiết kế hệ thống
bán hàng ăn uống
I Hoạt động của hệ thống
Hệ thống bán hàng ăn uống gồm 4 chức năng chính: xem thực đơn, đặt món ăn, thanh toán và thống kê
- Thực đơn của nhà hàng có rất nhiều món ăn để khách hàng lựa chọn Mỗi món được mô tả gồm các thuộc tính: mã món ăn, tên món ăn, ảnh, đơn giá, thông tin món ăn
- Khi khách hàng vào nhà hàng thì nhân viên nhà hàng chuyển cho khách hàng thực đơn Khách hàng có nhu cầu thưởng thức các món ăn sẽ đọc các yêu cầu của mình cho nhân viên ghi vào hóa đơn (tên món ăn, đồ uống, quy cách, số lượng, … ) và nhân viên nhà hàng phải cập nhật được món ăn
Trang 6khách hàng yêu cầu còn hay hết Từ đó liên 1 của hóa đơn sẽ chuyển tới nhà bếp, liên 2 giữ lại để thanh toán
- Nhà bếp dựa vào phiếu yêu cầu của khách để từ đó định lượng ra các thực phẩm cần thiết để chế biến các món ăn cho khách hàng
- Khi ăn uống xong khách hàng sẽ nhận hóa đơn thanh toán, dựa vào hóa đơn
đó khách hàng sẽ thanh toán
II Pha phân tích
1 Xây dựng biểu đồ use case:
Biểu đồ Use case là một mô hình đồ hoạ về các chức năng của hệ thống từ khung nhìn của người sử dụng
Biểu đồ use case tổng quát: các bước xây dựng biểu đồ use case trong Rational Rose:
B1 Chọn biểu đồ chính (main) trong Use case view
B2 Tạo Actor và Use case:
- Chọn các Actor trong browser và kéo Actor vào lược đồ
- Chọn các Use case trong danh mục và kéo vào lược đồ
B3 Tạo đường kết nối
- Chọn biểu tượng Association hoặc Undirectional Association từ thanh công cụ
- Nhấn vào Actor khởi tạo và kéo đường kết nối vào Use case mong muốn
B4 Tạo quan hệ Include
- Chọn biểu tượng Undirectional Association từ thanh công cụ
Trang 7- Chọn Use case sử dụng và kéo mũi tên Undirectional Association tới Use case được sử dụng
- Nhấn kép vào mũi tên liên kết để kích hoạt Specification
- Nhấn vào mũi tên trong trường Stereotype để kích hoạt menu và chọn include
- Chọn OK để đóng Specification
B5 Tạo quan hệ Extend
- Chọn biểu tượng Undirectional Association từ thanh công cụ
- Chọn Use case chứa chức năng được mở rộng và kéo mũi tên Undirectional Association vào Use case cơ sở
- Nhấn kép vào mũi tên liên kết để kích hoạt Specification
- Nhấn vào mũi tên trong trường Stereotype để kích hoạt menu và chọn extend
- Chọn OK để đóng Specification
Trang 8Hình 1: Biểu đò use case của hệ thống
2 Biểu đồ phân rã chức năng đặt món ăn
Trang 9Hình 2: Biểu đồ phân rã chức năng đặt món ăn
a Kịch bản chức năng đặt món ăn:
Khi khách hàng đến nhà hàng yêu cầu nhân viên nhà hàng cho xem thực đơn gồm những món gì Tùy theo khách hàng có thể đến trực tiếp nhà hàng đặt hoặc đặt trước qua điện thoại
Sau khi khách hàng chọn được món, đọc để nhân viên ghi vào hóa đơn Nhân viên đưa cho nhân viên nhà bếp liên 1 của hóa đơn
Khi nhận được yêu cầu của khách nhân viên bếp dựa vào yêu cầu của khách để thực hiện chế biến món ăn mà khách hàng đặt
b Trường hợp ngoại lệ:
- Món ăn khách hàng đặt đã hết
- Không đủ nguyên liều để làm món ăn khách hàng đặt
- Làm không đúng yêu cầu của khách hàng, và khách hàng yêu cầu đổi món
3 Biểu đồ trạng thái:
Trang 10Biểu đồ trạng thái mô tả các trạng thái của một đối tượng và sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác của một đối tượng
a.Tạo biểu đồ trạng thái.
B1 Chọn Logical view, New, Statechart Diagram và vào tên biểu đồ
B2 Tạo các trạng thái của đối tượng bằng cách chọn biểu tượng State trên thanh công cụ Sau đó đặt tên cho trạng thái
B4 Tạo các đường chuyển trạng thái bằng cách chọn biểu tượng State transition trên thanh công cụ, sau đó đặt tên cho nó
B5 Tạo các đường không làm chuyển trạng thái bằng cách chọn biểu tượng Transition to self trên thanh công cụ, sau đó đặt tên cho nó
B6 Tạo các trạng thái bắt đầu và kết thúc bằng cách chọn biểu tượng Start state và End state trên thanh công cụ
Trang 11Hình 3: Biểu đồ trạng thái
4 Biểu đồ lớp
Biểu đồ lớp biểu diễn các khái niệm lớp và mối quan hệ giữa chúng với nhau.Các lớp phân tích chỉ có tên lớp, tên thuộc tính, tên dịch vụ
a Tạo biểu đò lớp
B1 Chọn Logical view, New, Class diagram và vào tên biểu đồ
B2 Tạo các lớp bằng cách chọn biểu tượng class trên thanh công cụ B3 Tạo các quan hệ sử dụng bằng cách chọn biểu tượng Association trên thanh công cụ
Trang 12B4 Tạo các quan hệ kế thừa bằng cách chọn biểu tượng Generalization trên thanh công cụ
B5 Tạo các quan hệ thành phần bằng cách chọn biểu tượng Aggregation trên thanh công cụ
Trang 13Hình 4: Biểu đồ lớp pha thiết kế
5 Biểu đồ tuần tự
Biểu đồ trình tự mô tả sự tương tác và trao đổi thông tin giữa các đối tượng trong kịch bản theo trình tự thời gian
a Tạo biểu đồ tuần tự
B1 Chọn Logical view, New, Sequence Diagram và vào tên biểu đồ
B2 Tạo các Actor bằng cách chọn tên Actor từ Use case view
B3 Tạo các đối tượng bằng cách chọn biểu tượng Object trên thanh công
cụ Sau đó đặt tên cho đối tượng
B4 Tạo các thông điệp bằng cách chọn biểu tượng Object message trên thanh công cụ
B5 Tạo các thông điệp trả lời bằng cách chọn biểu tượng Return message trên thanh công cụ
B6 Tạo các thông điệp gọi tới chính đối tượng đó bằng cách chọn biểu tượng Message to self trên thanh công cụ
Trang 14Hình 5: Biều đò tuần tự pha phân tích
Trang 156 Biểu đồ cộng tác
Biểu đồ cộng tác biểu diễn tương tác giữa những người dùng và các đối tượng bên trong hệ thống và giữa những đối tượng với nhau
Hình 6: Biểu đồ cộng tác
Trang 16III Pha thiết kế
Dựa trên các kết quả pha phân tích, t xây dựng pha thiết kế
1 Biểu đồ tuần tự
Các lớp thiết kế thì các tên lớp, đối tượng được chuẩn hoá, Thông điệp được đổi thành hàm Có thể thêm các đối tượng giao diện, vào ra
cơ sở dữ liệu
Trang 17Hình 7: Biểu đò tuần tự pha thiết kế
2 Biểu đồ lớp
Các lớp thiết kế thì các tên được chuẩn hoá, thay đổi và thêm những nội dung khác liên quan đến ngôn ngữ cài đặt như: Tên biến, kiểu biến, tên hàm, kiểu hàm, danh sách các đối của hàm
Trang 18Hình 8: Biều đò lớp pha thiết kế
Phần IV: Kết luận
Được sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đình Hiến về bộ môn phân tích thiết kế hệ thống đã giúp chúng em hiểu được cơ bản của hệ thống thông tin Nhưng do thời gian hạn hẹp nên không thể tiếp thu hết kiến thức của bộ môn trong quá trình làm bài tập lớn Mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện nhưng không thể tránh