1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát ảnh hưởng của việc cải tiến dinh dưỡng và tiểu khí hậu chuồng nuôi đối với năng suất của đàn bò đang cho sữa tại Công ty cổ phần Bò sữa Đồng Nai

69 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Vì thế, việc tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần dinh dưỡng cũng như tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi để tối ưu hóa khả năng sản xuất của b

Trang 1

Trang

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

PHẦN II TỔNG QUAN 3

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI 3

2.1.1 Quá trình hình thành 3

2.1.2 Các hoạt động của Công ty 3

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 3

2.1.4 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò 4

2.1.4.1 Diện tích đất sử dụng 4

2.1.4.2 Cơ cấu đàn bò 5

2.1.4.3 Chuồng trại 6

2.1.5 Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng 6

2.1.5.1 Thức ăn 6

2.1.5.2 Cách thức cho ăn 6

2.1.5.3 Vệ sinh 8

2.1.5.4 Công tác thú y 8

2.1.5.5 Khai thác và tiêu thụ sữa 9

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

2.2.1 Sơ lược một số giống bò sữa 9

2.2.1.1 Bò Holstein Friesian (HF) 9

2.2.1.2 Bò Hà Lan F1 (1/2 máu HF) 10

2.2.1.3 Bò Hà Lan F2 (3/4 máu HF) 10

2.2.1.4 Bò Hà Lan F3 (7/8 máu HF) 11

2.2.1.5 Bò Hà Lan F4 (15/16 máu HF) 11

2.2.2 Thức ăn trong chăn nuôi bò sữa 11

v

Trang 2

2.2.2.3 Thức ăn bổ sung 12

2.2.3 Một số phương thức cho ăn 13

2.2.3.1 Cho ăn tách riêng từng loại thực liệu 13

2.2.3.2 Cho ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp tổng số (TMR) 13

2.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa 15

2.2.5 Xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa 17

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và thành phần của sữa 17

2.2.6.1 Giống 17

2.2.6.2 Dinh dưỡng 17

2.2.6.3 Tuổi, tầm vóc và tình trạng cơ thể lúc sanh 18

2.2.6.4 Giai đoạn trong chu kỳ sữa, sự mang thai 18

2.2.6.5 Độ dài của thời kỳ cạn sữa 18

2.2.6.6 Sự động dục 19

2.2.6.7 Kỹ thuật vắt sữa và yếu tố quản lý 19

2.2.6.8 Sự tách bê 19

2.2.6.9 Nhiệt độ môi trường 19

2.2.6.10 Bệnh tật 19

2.2.6.11 Thuốc 20

2.2.6.12 Việc xử lý sữa 20

2.2.7 Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh sản và năng suất sữa 20

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 21

3.2 Nội dung và phương pháp thực hiện 21

3.2.1 Dụng cụ khảo sát 21

3.2.2 Bò thí nghiệm 21

3.2.3 Bố trí thí nghiệm 21

3.2.4 Thức ăn thí nghiệm 22

3.2.4.1 Thức ăn thực tế tại công ty 23

vi

Trang 3

3.2.5.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi hiện hữu tại Công ty 24

3.2.5.2 Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi thí nghiệm 24

3.3 Các chỉ tiêu khảo sát 25

3.3.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 25

3.3.2 Chỉ tiêu về năng suất sữa 25

3.3.2.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày 25

3.3.2.2 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ 25

3.3.3 Một số chỉ tiêu về phẩm chất sữa 26

3.3.4 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa 26

3.3.5 Sự thay đổi trọng lượng của bò suốt thời gian thí nghiệm 26

3.3.6 Tình hình bệnh 27

3.3.6.1 Tỷ lệ bệnh 27

3.3.6.2 Tỷ lệ bệnh về tiêu hóa 27

3.3.7 Chi phí cho sản xuất 1 kg sữa 27

3.4 Xử lý số liệu 27

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 28

4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 29

4.3 Năng suất sữa 30

4.3.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày 30

4.3.2 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ 33

4.4 Một số chỉ tiêu về phẩm chất sữa 35

4.4.1 Tỷ lệ béo sữa 35

4.4.2 Tỷ lệ protein sữa 37

4.4.3 Tỷ lệ vật chất khô không béo trong sữa 38

4.4.4 Tỷ trọng sữa 40

4.5 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa 42

4.6 Sự thay đổi trọng lượng suốt thời gian thí nghiệm 44

vii

Trang 4

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49

5.1 Kết luận 49

5.2 Đề nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 53

viii

Trang 5

Trang

Bảng 2.1 Cơ cấu đàn bò công ty 5

Bảng 2.2 Định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 7

Bảng 2.3a Nhu cầu vật chất khô của bò sữa 16

Bảng 2.3b Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì 16

Bảng 2.3c Nhu cầu duy trì và phát triển thai ở hai tháng chửa cuối của bò cạn sữa 16

Bảng 2.3d Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất 1 kg sữa với tỷ lệ mỡ sữa khác nhau 16

Bảng 2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đến năng suất, chất lượng sữa và tình trạng sinh sản của bò Holstein Friesian 20

Bảng 3.1 Đặc điểm đàn bò ở các lô thí nghiệm 21

Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 22

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của các thực liệu thí nghiệm 22

Bảng 3.4 Khẩu phần thức ăn thực tế tại công ty 23

Bảng 3.5 Khẩu phần TMR thí nghiệm 23

Bảng 3.6 Tỷ lệ % sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của 3 nhóm giống bò 26

Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 28

Bảng 4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 29

Bảng 4.3 Sản lượng sữa bình quân/ngày trong thời gian thí nghiệm ở các lô 31

Bảng 4.4 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô thí nghiệm 33

Bảng 4.5 Tỷ lệ béo sữa ở các lô thí nghiệm 35

Bảng 4.6 Tỷ lệ protein sữa ở các lô thí nghiệm 37

Bảng 4.7 Tỷ lệ chất khô không béo trong sữa ở các lô thí nghiệm 39

Bảng 4.8 Tỷ trọng sữa ở các lô thí nghiệm 40

Bảng 4.9 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa ở các lô thí nghiệm 42

Bảng 4.10 Sự thay đổi trọng lượng đàn bò suốt thời gian thí nghiệm 44

Bảng 4.11a Chi phí thức ăn và chi phí điện sử dụng được so sánh giữa các lô sử dụng thức ăn TMR và các lô sử dụng thức ăn thực tế của trại 46

Bảng 4.11b Chi phí thức ăn và chi phí điện sử dụng được so sánh giữa các lô cải tiến tiểu khí hậu và các lô không CTTKH 47

Bảng 4.11c Chi phí thức ăn và cải tiến tiểu khí hậu ở các lô thí nghiệm 47

ix

Trang 6

Trang

Hình 3.1 Các thực liệu trộn thức ăn TMR 24

Hình 3.3 Nhiệt - Ẩm kế điện tử 25

Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 28

Biểu đồ 4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 29

Biểu đồ 4.3 Sản lượng sữa bình quân/ngày ở các lô thí nghiệm 31

Biểu đồ 4.4 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô thí nghiệm 33

Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ béo sữa ở các lô thí nghiệm 36

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ protein sữa ở các lô thí nghiệm 37

Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ vật chất khô không béo trong sữa ở các lô thí nghiệm 39

Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng sữa ở các lô thí nghiệm 41

Biểu đồ 4.9 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa ở các lô thí nghiệm 42

Biểu đồ 4.10 Sự thay đổi trọng lượng đàn bò suốt thời gian thí nghiệm 45

x

Trang 8

Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của việc cải tiến dinh dưỡng và tiểu khí hậu

chuồng nuôi đối với năng suất của đàn bò đang cho sữa tại Công ty cổ phần Bò sữa

Đồng Nai” được thực hiện từ 22/01/2007 đến 22/05/2007

Qua khảo sát 36 con bò sữa lai đang cho sữa có từ 7/8 máu HF trở lên được phân thành 4 lô, mỗi lô gồm 9 con bò, chúng tôi đã có kết quả như sau:

‹ Khi áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi đối với các lô thí nghiệm trên đàn bò sữa lai có tỷ lệ máu HF trên 87,5% cho thấy:

Ở các lô cải tiến tiểu khí hậu, nhiệt độ bình quân giảm khoảng 10

C trong khi ẩm

độ tăng lên không đáng kể so với các lô không cải tiến

- Trong thời gian thí nghiệm sản lượng sữa bình quân/ngày tăng 3,86% nhưng sản lượng sữa bình quân toàn kỳ tăng rất ít (1%)

- Các chỉ tiêu về phẩm chất sữa vẫn ở mức bình thường

- Tiêu tốn vck/kg sữa ở các lô cải tiến tiểu khí hậu là 1,17 kg khác biệt không

có ý nghĩa so với các lô không cải tiến tiểu khí hậu là 1,18 kg

- Chi phí cho sản xuất 1 kg sữa ở các lô cải tiến tiểu khí hậu là 1.928 đồng chênh lệnh không đáng kể so với lô không cải tiến tiểu khí hậu là 1.914 đồng

‹ Khi sử dụng khẩu phần tổng hợp TMR đối với các lô thí nghiệm trên đàn bò sữa lai có tỷ lệ máu HF trên 87,5% cho thấy:

- Làm tăng đáng kể sản lượng sữa bình quân/ngày trong thời gian thí nghiệm là 17,47%

- Làm tăng sản lượng sữa bình quân toàn kỳ là 14,69%

- Các chỉ tiêu về phẩm chất sữa vẫn ở mức bình thường

- Tiêu tốn vck/kg sữa là 1,02 kg giảm đi nhiều so với khẩu phần thực tế là 1,33 kg

- Sự thay đổi trọng lượng của đàn bò trong suốt quá trình thí nghiệm không có

sự chênh lệch đáng kể so với khẩu phần thực tế

- Làm giảm 29,5% chi phí cho sản xuất 1 kg sữa

xii

Trang 9

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng được nâng cao Nhu cầu dinh dưỡng của người dân được cải thiện rất nhiều, thực phẩm cho người đòi hỏi đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng Và sữa là nhu cầu không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mỗi gia

đình, đặc biệt là sữa tươi Vì vậy, sản xuất sữa tươi đủ số lượng và đảm bảo chất lượng là vấn đề đáng quan tâm không những của người chăn nuôi mà còn của toàn xã hội Tuy nhiên, ở nước ta, ngành công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn sữa bột nhập từ nước ngoài Do đó, phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, thay thế dần nguồn sữa bột ngoại nhập góp phần cho sự phát triển chung cua đất nước là một trong những chủ trương quan trọng

Với chủ trương ấy, những năm gần đây ngành chăn nuôi bò sữa đã có những bước phát triển đáng kể như: quy mô sản xuất được mở rộng, con giống được cải tiến, chuồng trại đúng quy cách… Tuy nhiên, vấn đề chế độ dinh dưỡng hợp lý cho quy trình chăn nuôi bò sữa hiện vẫn đang là bài toán đối với nhiều nhà chăn nuôi bò sữa để

có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất Mặt khác, Việt Nam vào những tháng nắng nóng, nhiệt độ ẩm độ cao (trung bình là 270C và ẩm độ 80%) là trở ngại lớn đối với bò sữa Trong khi đàn bò sữa được tiếp tục tăng máu HF và gần đây chúng ta nhập nội hàng nghìn bò sữa HF thuần, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của stress nhiệt đối với bò sữa Vì thế, việc tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần dinh dưỡng cũng như tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi để tối ưu hóa khả năng sản xuất của bò sữa trong nước là một vấn đề lớn hiện nay được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự phân công của bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S Châu Châu Hoàng và sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc Công ty Cổ

Trang 10

phần Bò sữa Đồng Nai chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA

VIỆC CẢI TIẾN KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG VÀ TIỂU KHÍ HẬU CHUỒNG NUÔI ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CỦA ĐÀN BÒ ĐANG CHO SỮA TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI”

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Xây dựng khẩu phần thức ăn và cải tiến tiểu khí hậu phù hợp với đàn bò sữa có

tỷ lệ máu HF cao trên 87,5% nhằm mang lại năng suất cao

1.2.2 Yêu cầu

Khảo sát năng suất và phẩm chất sữa của đàn bò sữa có tỉ lệ máu HF trên 87,5% qua việc cải tiến khẩu phần dinh dưỡng (TMR) và tiểu khí hậu chuồng nuôi trong thời gian thực tập

Trang 11

PHẦN II TỔNG QUAN

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI

2.1.1 Quá trình hình thành

- Công ty cổ phần Bò sữa Đồng Nai là một doanh nghiệp nhà nước, tọa lạc tại

Km 14 – Quốc lộ 51 về hướng Vũng Tàu thuộc địa bàn xã Tam Phước – huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai Được thành lập vào tháng 04 năm 1977 với tên gọi là Trại Bò sữa An Phước, tháng 09 năm 1985 đổi tên thành Xí nghiệp Bò sữa An Phước, đến tháng 01 năm 2006 chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Bò sữa Đồng Nai – trực thuộc tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai

2.1.2 Các hoạt động của Công ty

Hiện nay các hoạt động chính của Công ty bao gồm các mảng sau:

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu con giống bò sữa, bò thịt và các loại gia súc khác, các loại nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, các loại cỏ và cây trồng

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi bò sữa đến các vùng phụ cận

- Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh sữa tươi và các sản phẩm từ sữa

- Kinh doanh thuốc, vật tư thú y và dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi gia súc

- Sản xuất kinh doanh phân hữu cơ vi sinh

- Kinh doanh dịch vụ khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, siêu thị… liên doanh, liên kết, đầu tư phát triển các hoạt động sản suất kinh doanh và các dịch vụ ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty a

Trang 12

- Phòng kế toán: 04 người

b Nhân sự chế biến đội chăn nuôi: 40 người

- Đội phó phụ trách Kỹ thuật và Thống kê: 02 người

- Thú y viên (trực thuộc phòng kỹ thuật): 04 người

- Tổ nuôi bò Lai Sind và tổng hợp: 04 người

- Tổ cắt cỏ và chăm sóc đồng cỏ: 08 người

2.1.4 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò

2.1.4.1 Diện tích đất sử dụng

- Diện tích: đất do Công ty quản lý gồm 367 ha thuộc loại đất xám bạc màu nghèo dinh dưỡng Trong đó, diện tích đất trồng cỏ 50 ha bao gồm các loại cỏ chủ yếu như cỏ voi, cỏ sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ và cỏ Stylosanthes, 70 ha dùng làm đồng cỏ chăn thả và hàng cây phân lô, một phần diện tích đất khác sử dụng cho xây dựng cơ bản như văn phòng Công ty, nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi, còn lại 120 ha giao khoán cho cán bộ công nhân viên làm trang trại theo Nghị định 01/CP của Chính phủ nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho Công ty

- Khí hậu: huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng chính như nắng nhiều (trung bình khoảng 2600 – 2700 giờ/năm), lượng mưa khá (trung bình 1800 – 2000 mm/năm) nhưng phân hóa rõ rệt theo mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4

- Nguồn nước sử dụng: là nguồn nước ngầm và các giếng khoan có độ sâu từ 35 đến 75 m

Trang 13

F1 F2 F3 F4 F5 F6 5/8 HL Sind

2.1.4.2 Cơ cấu đàn bò

Là một doanh nghiêp chăn nuôi và kinh doanh con giống bò sữa, sữa tươi và một số sản phẩm chế biến từ sữa, công ty luôn bám sát tình hình thị trường và có kế hoạch chu chuyển đàn bò hợp lý trong từng giai đoạn Cơ cấu đàn bò tại Công ty tính đến thời điểm ngày 25/04/07 được trình bày qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Cơ cấu đàn bò công ty (con)

Trang 14

2.1.4.3 Chuồng trại

Hệ thống chuồng trại của Công ty được chia thành 2 khu vực:

- Trại cũ được xây dựng vào năm 1980 theo kiểu chuồng của CuBa, bao gồm 7 dãy chuồng xây một mái, kết cấu nền bê tông, khung gỗ, cao ráo, thoáng mát, có rảnh thoát nước ở giữa 2 dãy, chuồng có bố trí hệ thống quạt mát và phun sương

- Trại mới được xây dựng năm 2003 với kiểu chuồng khá hiện đại, phù hợp với chăn nuôi bò sữa Nền chuồng cao ráo, thoáng mát, hai mái lệch có khoảng hở để thông khí, kết cấu nền bê tông, cột sắt, trụ bê tông, mái tole, có sân chơi riêng

Trại mới bao gồm 2 chuồng, mỗi chuồng chia làm hai dãy và mỗi dãy được chia làm nhiều ô riêng biệt để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm bò khác nhau

+ Chuồng 1: dành nuôi bò vắt sữa, bò cạn sữa

+ Chuồng 2: dành nuôi bê, tơ lỡ, nuôi bò thịt và bò cạn sữa

2.1.5 Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng

2.1.5.1 Thức ăn

- Thức ăn thô: thức ăn chủ yếu là cỏ được cho ăn tự do Giống cỏ chủ yếu là cỏ

sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ, cỏ Stylosanthes để cải thiện chất lượng thức ăn thô xanh cho đàn

bò nhất là vào mùa khô Mùa nắng thiếu cỏ xanh nên phải cho ăn bổ sung thêm rơm khô cho ăn dưới dạng ủ urea trong thời gian một tháng Bên cạnh đó còn có cỏ ủ chua được dự trữ thường xuyên để bổ sung vào khẩu phần

- Thức ăn tinh: chủ yếu là cám hỗn hợp và hèm bia

- Thức ăn bổ sung: chiếm một lượng nhỏ nhưng lại hết sức quan trọng và không thể thiếu trong khẩu phần như: mật, muối, urea Riêng đá liếm cho bò sử dụng thường xuyên

2.1.5.2 Cách thức cho ăn

- Tất cả các loại thức ăn thô như: cỏ băm nhỏ, cỏ ủ chua, rơm được đưa vào máng ăn cho bò ăn tự do Mỗi ngày cho ăn 5 lần vào các thời điểm: 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 2 giờ chiều, 4 giờ chiều và 8 giờ tối Cám hỗn hợp và hèm bia cho ăn vào mỗi buổi sáng, riêng đàn vắt sữa được cho ăn cám hỗn hợp và hèm bia vào thời điểm vắt

Trang 15

Đàn loại Cám Mật Muối Urea Cỏ Rơm Hèm

sữa vào lúc 3 giờ sáng và 3 giờ chiều mỗi ngày Mùa nắng sử dụng thêm rỉ mật, muối, urea pha loãng

- Định mức thức ăn: số lượng thức ăn được tính riêng cho từng đàn loại, nhóm

giống Đàn bò vắt sữa có năng suất sữa trên 6 kg/ngày được cho ăn thức ăn tinh theo định mức, từ kg sữa thứ 7 trở đi 0,3 kg cám hỗn hợp cho 1 kg sữa và 8 - 10 kg hèm bia/con/ ngày

Định mức thức ăn cụ thể cho từng đàn loại được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 (kg/con/ngày)

Ghi chú:

V Bê đực thịt được cho uống sữa trong 4 tháng

V Mật, muối, urea, rơm bổ sung trong 4 tháng mùa khô

Trang 16

2.1.5.3 Vệ sinh

Đàn bò được tắm 2 lần mỗi ngày, kết hợp với dọn phân rửa chuồng Phân được gom và đưa về nhà chứa phân ủ ít nhất 1 tháng trước khi đưa ra bón cho đồng cỏ Nước thải được cho xuống hệ thống rãnh nước và hầm lắng để xử lý vi sinh

2.1.5.4 Công tác thú y

- Công tác thú y được công ty đặc biệt quan tâm, thực hiện theo đúng quy trình

kỹ thuật Chuồng trại được sát trùng định kỳ hàng tháng, quy trình tiêm phòng được thực hiện nghiêm ngặt Trong đó, công tác tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng được thực hiện 2 lần/năm vào thời điểm giao mùa tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 đến tháng 11, việc sổ giun định kỳ được thực hiện 01 lần/năm, cùng với kiểm

tra Brucellosis 1 lần/năm

Tuy nhiên, các bệnh như đau mắt, đau móng, sưng khớp, tiêu chảy và một sốbệnh sản khoa thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra trên đàn bò của Công ty

Một số loại thuốc được công ty thường sử dụng cho đàn bò sữa:

V Vitamin C: dùng điều trị suy nhược cơ thể, tăng sức đề kháng

V Sulfatmagie, Bicarbonate natri: dùng điều trị các bệnh chướng hơi, không tiêu

V Calcamin: cung cấp calci và vitamin B12 Dùng điều trị thiếu calci, thiếu máu

và các chứng bại liệt sau khi sinh

V Glucose 5%, B - Complex, Strychnin B1, ADE: dùng trợ sức, trợ lực khi bò

bị suy nhược, biếng ăn, bỏ ăn

V Analgin: dùng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm

V Dexasone: thành phần chủ yếu gồm Dexamethasone, dùng điều trị chống viêm

V Một số thuốc kháng sinh điều trị viêm vú, viêm tử cung, các bệnh đường ruột và bệnh hô hấp như: Penicillin, Streptomycin, Gentamycin, Tylosin, 1 số loại type thuốc điều trị viêm vú, thuốc nhúng vú khi vắt sữa…

V Một số thuốc kích thích thải sữa và phòng ngừa viêm tử cung, sót nhau sau

đẻ như thảo dược Exapar, Oxytocin…

V Thuốc điều trị chậm sinh, thiểu năng buồng trứng: Progesterol, Gonestrol…

Trang 17

2.1.5.5 Khai thác và tiêu thụ sữa

- Sữa được vắt 2 lần trong ngày (sáng từ 3 - 5 giờ, chiều từ 3 - 5 giờ) Sau khi chuẩn bị dụng cụ vắt sữa, bò được tắm rửa, vệ sinh chuồng, sát trùng bầu vú bằng dung dịch sát trùng Iodaman

- Phương pháp vắt: sữa được vắt bằng máy Điều này, hạn chế được sự vấy nhiễm vi sinh vật trong sữa, giảm công lao động và giảm thời gian vắt sữa

Sữa vắt xong được cho vào can nhựa sạch, vận chuyển ra điểm thu mua sữa của công ty trong thời gian không quá 2 giờ kể từ khi vắt để kiểm tra chất lượng và bảo quản lạnh ở 40C Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng được thực hiện theo đúng quy định của công ty sữa Lothamilk

Sắc lông: có hai loại hình chính là màu lông lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn

có sáu vùng trắng ở giữa trán, chóp đuôi và 4 chân, một số ít có màu lông đỏ trắng Tính tình ôn hòa, dễ quản lý, khả năng gặm cỏ tốt, thích nghi rộng rãi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 750 – 1.100 kg,

bò cái 500 – 800 kg, bê sơ sinh có trọng lượng 35 – 45 kg

Bò cái HF có ngoại hình, thể chất đặc trưng của giống bò sữa cao sản: thân hình tam giác, phần sau sâu hơn phần trước, thân bò hẹp dần về phía trước giống như cái nêm, trước nhỏ, sau to Đầu dài, trán phẳng, u yếm không phát triển, bốn chân thẳng dài, cự ly chân rộng, bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, da mỏng đàn hồi tốt Sản lượng sữa bình quân 5.000 – 6.000 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày Tỷ lệ mỡ sữa 3,2 – 3,6% Nếu được nuôi dưỡng tốt, sản lượng sữa có thể đạt 6.000 – 8.000 kg/chu kỳ, con cao nhất có thể đạt trên 18.000 kg/chu kỳ Bò HF nuôi tốt 16 tháng có thể phối giống lần đầu, tuổi động dục là 12 - 16 tháng

Trang 18

Từ năm 1970 – 1978, Việt Nam đã nhập từ Cuba 1.130 con bò Holstein Friesian nuôi tại trung tâm giống bò sữa Sao Đỏ, Mộc Châu và nông trường giống bò sữa Đức Trọng, Lâm Đồng Sản lượng sữa bò Holstein Friesian nuôi ở Sao Đỏ, Mộc Châu đạt trung bình 4.000 – 5.000 kg/chu kỳ vắt sữa 300 ngày, tỷ lệ béo 3,6%

Ưu thế của bò Holstein Friesian không chỉ ở khả năng cho sữa cao mà còn có khả năng cải tạo giống khác theo hướng sữa và cải tạo tầm vóc cho các bò địa phương nhỏ hơn Để có giống bò sữa nuôi rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất nước, trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu lai tạo giống bò sữa Việt Nam bằng con đường lai giữa bò Holstein Friesian với bò Vàng Việt Nam đã có máu

bò Zebu (Bò Lai Sind)

2.2.1.2 Bò Hà Lan F1 (1/2 máu HF)

Bò HL F1 là con lai giữa bò đực cha là bò HF và bò mẹ là bò lai Sind, phần lớn

là màu đen nâu và nếu có lang thì là những điểm rất nhỏ, thường phân bố ở trán, khấu đuôi, bốn chân và bụng Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 500 – 600 kg và bò cái có trọng lượng 350 – 450 kg, trọng lượng bê sơ sinh 25 – 30 kg Sản lượng sữa bình quân 2.500 – 3.500 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày, tỷ lệ béo sữa khoảng 3,6 – 4,2% Với điều

kiện thời tiết khí hậu như ở nước ta thì bò có 1/2 máu HF chịu đựng tương đối tốt, với mức độ chịu nóng 30 – 350C, ít bệnh tật, không đòi hỏi thức ăn tinh, chỉ ăn những thức ăn bình thường như cỏ xanh và rơm khô Ưu điểm của bò có 1/2 máu F1 là đẻ nhiều, khoảng cách giữa các lứa đẻ khoảng 12 – 14 tháng, tuổi phối giống lần đầu khoảng 16 – 18 tháng

2.2.1.3 Bò Hà Lan F2 (3/4 máu HF)

Bò HL F2 là bò lai giữa bò đực HF và bò mẹ có 1/2 máu HF Bò HL F2 có màu lông lang trắng đen tương tự như bò HF thuần Trọng lượng bò đực trưởng thành khoảng 600 – 700 kg, trọng lượng bò cái khoảng 380 – 450, trọng lượng bê sơ sinh khoảng 30 – 35 kg Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì năng suất sữa đạt 3.000 – 3.500 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa khoảng 3,2 – 3,8% Tuổi đẻ lứa đầu thường vào lúc 27 tháng tuổi Bò HL F2 tỏ ra chịu đựng nóng kém hơn bò HL F1, nhưng sản lượng sữa cao hơn bò HL F1

Do có ưu điểm là sản lượng cao nên hiện nay bò có 3/4 máu HF được nuôi khá nhiều hơn so với bò có 1/2 máu HF

Trang 19

2.2.1.4 Bò Hà Lan F3 (7/8 máu HF)

Bò HL F3 là bò lai giữa bò đực HF và bò mẹ có 3/4 máu HF Bò HL F3 có màu lông trắng vá đen, tỷ lệ 60% đen – 40% trắng, tai nhọn, trán có đám trắng, đỉnh đầu có chùm lông, không có yếm Trọng lượng bò cái trưởng thành khoảng 400 – 500 kg, sản lượng sữa 3.500- 4.000 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày

2.2.1.5 Bò Hà Lan F4 (15/16 máu HF)

Bò HL F4 là bò lai giữa bò đực HF và bò mẹ có 7/8 máu HF Cũng tương tự như

bò HL F3, bò HL F4 có màu lông đen và trắng nhưng màu trắng nhiều hơn bò HL F3, tỷ

lệ 60% trắng – 40% đen, có nhiều con trắng cả bốn chân, đuôi, bụng và ức, đầu đen nếu

có lang trắng thì chỉ một đám nhỏ, chùm lông ở đỉnh dài hơn bò HL F3, yếm gần như mất hoàn toàn, trọng lượng bò cái trưởng thành khoảng 450 – 550 kg, sản lượng sữa khoảng 4.000 – 4.500 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày

2.2.2 Thức ăn trong chăn nuôi bò sữa

Bò sữa thuộc loại động vật nhai lại có dạ dày chia làm bốn ngăn (4 túi), có khảnăng tiêu hóa và sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau Vì vậy, thức ăn cho bò sữa rất

đa dạng và phong phú Có nhiều cách phân loại khác nhau và nhiều thuật ngữ khác nhau để gọi tên các nhóm thức ăn Đối với trâu bò, phương pháp phân loại thường dùng là dựa vào mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng của thức ăn với trọng lượng của

nó Trên cơ sở ấy, ta xếp thức ăn cho bò sữa ra thành 3 nhóm chính: thức ăn thô, thức

ăn tinh và thức ăn bổ sung

2.2.2.1 Thức ăn thô

Thức ăn thô là thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng thấp Đây là thức ăn chủ yếu của thú nhai lại có hàm lượng chất xơ thô lớn lơn 18% Thức ăn thô lại được phân thành nhóm nhỏ là thức ăn thô xanh, thức ăn ủ tươi, thức ăn

củ quả, rơm rạ, phụ phế phẩm công nghiệp…

Thành phần chủ yếu của thức ăn thô là chất xơ Chất xơ được tiêu hóa chủ yếu nhờ

sự lên men của hệ vi sinh vật dạ cỏ, kết quả sự tiêu hóa ở dạ cỏ tạo thành các acid béo bay hơi (chủ yếu là acid acetic, acid propionic, acid butyric) Các acid béo này cung cấp hơn 60% nhu cầu năng lượng cho con vật Ngoài ra, nó còn được sử dụng để

Trang 20

tổng hợp nên mỡ của cơ thể hoặc đưa đến tuyến vú tổng hợp nên mỡ sữa, đường sữa

13%) sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa Sự tiêu hóa chất xơ trong dạ cỏ phụ thuộc rất nhiều vào sự cân bằng chất đạm và chất đường trong thức ăn đưa vào

2.2.2.2 Thức ăn tinh

Thức ăn tinh là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng dưỡng chất rất cao và hàm lượng chất xơ thấp hơn 18% Căn cứ vào hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu chứa trong thức ăn, người ta chia thức ăn tinh thành 2 nhóm nhỏ: là thức ăn tinh cung cấp năng lượng và thức ăn tinh bổ sung đạm

- Thức ăn tinh cung cấp năng lượng: gồm những loại thức ăn giàu chất bột đường có hàm lượng protein thô dưới 20% như các loại hạt ngũ cốc và các sản phẩm của chúng

- Thức ăn tinh bổ sung đạm: gồm những thức ăn có hàm lượng protein thô từlớn hơn hoặc bằng 20% (tính trên vật chất khô) như các loại hạt đậu, các loại khô dầu, bột thịt, bột cá, bột huyết…

Đặc điểm chung của thức ăn tinh như sau:

V Chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất bột đường, chất béo Các chất khoáng và vitamin cũng rất phong phú

V Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên 1 kg thức ăn rất cao Ví du: hạt ngũ cốc chứa trên 70% chất bột đường, hạt đậu chứa trên 30% chất đạm…

V Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao

2.2.2.3 Thức ăn bổ sung

Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một

số chất dinh dưỡng còn thiếu hụt như chất đạm, chất khoáng và vitamin hay những chất

có tác dụng kích thích sinh trưởng, kích thích tiết sữa, kích thích tăng trọng

Trang 21

Ngày nay, thức ăn bổ sung thường được sử dụng dưới dạng các loại premix khoáng, premix sinh tố hoặc dưới dạng bánh liếm…

2.2.3 Một số phương thức cho ăn

2.2.3.1 Cho ăn tách riêng từng loại thực liệu

Hiện nay, hầu hết các nhà chăn nuôi ở nước ta đều áp dụng phương pháp này Đây là phương pháp khá đơn giản và thuận tiện khi cho ăn, trong đó toàn bộ thức ăn tinh được cho ăn theo số lần vắt sữa, còn thức ăn thô được cho ăn tự do Điều này dẫn đến cung cấp chất dinh dưỡng không đồng nhất và cách sử dụng năng lượng như thế là không hiệu quả trong chăn nuôi

Theo Đinh Văn Cải và ctv (1995), khi cho bò sữa ăn nhiều thức ăn tinh (chất bột đường) thì vi sinh vật phân giải bột đường nhận được nguồn thức ăn dồi dào nên phát triển rất mạnh, nó giành mất nitơ của vi sinh vật phân giải chất xơ Mặt khác, các sản phẩm phân giải từ tinh bột làm cho pH dạ cỏ thấp (pH=5) gây chứng acid hóa dạ

cỏ, bất lợi cho vi sinh vật phân giải chất xơ, vì vậy chất xơ không được tiêu hoá tốt Ngoài ra nó còn làm tăng lượng acid lactic ngấm vào máu gây độc là một nguyên nhân gây

ra bệnh đau móng, què chân ở bò sữa

Vũ Duy Giảng (2004), cũng khuyến cáo không nên nuôi bò sữa bằng khẩu phần nhiều thức ăn tinh vì khẩu phần nhiều thức ăn tinh làm sản sinh nhiều acid béo bay hơi trong

dạ cỏ, pH dịch dạ cỏ giảm Với khẩu phần giàu thức ăn tinh thì bò nhai lại cũng

ít hơn làm nước bọt tiết ít, acid sản sinh không được trung hòa, pH dạ cỏ giảm mạnh, khi pH thấp (pH < 6) vi khuẩn phân giải xơ hoạt động kém làm giảm tỷ lệ phân giải xơ

trong khẩu phần

Theo Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch (2003), nếu cho ăn một lượng lớn thức ăn trong mỗi lần ăn thì sẽ rất nguy hiểm, vì thức ăn tinh sẽ lên men nhanh chóng làm giảm pH dạ cỏ, do đó làm cho sự cân bằng vi sinh vật thay đổi Vậy tốt nhất

là cung cấp thức ăn tinh cho bò làm nhiều lần trong ngày Việc cung cấp này đảm bảo

ổn định vi sinh vật dạ cỏ và khả năng lợi dụng thức ăn đến mức tối đa

2.2.3.2 Cho ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp tổng số (Total Mixed Ration: TMR)

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa trên thế giới

Ở nước ta, phương pháp này cũng đã bắt đầu được một số nhà chăn nuôi bò sữa ở Củ

Chi, Lâm Đồng áp dụng

Trang 22

Định nghĩa:

- Khẩu phần phối trộn hổn hợp tổng số (TMR) là khẩu phần trong đó tất cả các thực liệu được trộn chung với nhau và phối hợp với một số dưỡng chất chuyên biệt để phòng ngừa sự tách rời và cho ăn tự do Mỗi miếng ăn có sự đồng đều và cân bằng về dinh dưỡng, cho phép tiêu thụ các chất dinh dưỡng có tỷ lệ cân bằng

Các ưu điểm của cách cho ăn TMR:

Theo tài liệu của NRC (1989) và Lior Yaron (2004) thì khẩu phần TMR đạt được một số ưu điểm sau:

- Bảo đảm tiêu thụ các loại thức ăn thô có phẩm chất khác nhau với tỷ lệ thức

ăn tinh cố định

- Cung cấp nguồn dưỡng chất nhiều hơn và ổn định hơn cho hệ sinh vật dạ cỏ, duy trì độ pH và môi trường trong dạ cỏ luôn ổn định

- Giảm các nguy cơ gây xáo trộn tiêu hóa

- Bò cái đạt được và duy trì lượng vật chất khô ăn vào cao hơn và cải thiện sựchuyển hóa thức ăn

- Cho phép sử dụng nhiều hơn các phụ phẩm và thực liệu không ngon miệng như NPN (Non Protein Nitrogen)

- Gia tăng số lượng các bữa ăn nhỏ hàng ngày

- Thích hợp tốt với cơ khí hóa, giảm công lao động trong chăn nuôi bò sữa

- Kiểm soát, quản lý khẩu phần ăn thích hợp hơn

- Khi thức ăn thô bị giới hạn, khẩu phần TMR cho phép sử dụng khẩu phần thức

ăn có tỷ lệ thức ăn thô thấp hơn và có thể sử dụng một khối lượng chất xơ không

từ thức ăn thô

Theo Lior Yaron (2004), khi sử dụng khẩu phần thức ăn TMR không cần phải

có khu vắt sữa chuyên cho thức ăn tinh, giảm lượng bụi, người chăn nuôi có thể chủ động điều khiển chương trình ăn của bò, giảm diện tích máng ăn

Theo tính toán của Lê Đăng Đảnh (2004), nếu người chăn nuôi không cho đủ thức ăn thô có giá trị đạm cần thiết thì bù vào đó phải cho ăn từ 0,4 – 0,5 kg thức ăn tinh cho mỗi kg sữa sản xuất, từ đây làm cho bò dễ xáo trộn tiêu hóa, gây ra hiện tượng toan huyết (acidosis) dẫn đến bò bị đau móng, khó thụ thai, lượng sữa không đạt

Trang 23

được đỉnh cao của chu kỳ sữa… và đây là nguyên nhân làm cho mỗi bò sữa sẽ mất khoảng 250 – 500 kg sữa trong 1 chu kỳ Do đó, người chăn nuôi cần cho ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), nhất là trong giai đoạn đầu của chu kỳ sữa

2.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa

Mục đích cuối cùng của quá trình tiêu hóa phức tạp là cung cấp cho bò sữa các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bù đắp cho các hao tổn hàng ngày do các hoạt động sống gây ra như hô hấp, tuần hoàn, các hoạt động cơ bắp, đổi mới tế bào… Điều này có nghĩa là một lượng vật chất khô và năng lượng được hấp thu trong quá trình tiêu hóa được dành để cung cấp cho nhu cầu duy trì Nhu cầu này có liên quan với khối lượng cơ thể của bò sữa Chỉ khi lượng thức ăn trong ngày đã thỏa mãn các nhu cầu cho duy trì thì phần các chất dinh dưỡng hấp thu còn lại mới chuyển sang phục vụ các nhu cầu sản xuất như tiết sữa, tăng trọng, phát triển bào thai

Nếu một con bò sữa có sản lượng sữa trung bình 4.000 kg/chu kỳ thì trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra khoảng 480 kg vật chất khô (tính với hàm lượng vật chất khô của sữa bằng 12%), tức là lớn lơn nhiều so với khối lượng vật chất khô trong cơthể nó Điều đó nói lên rằng, bò sữa có nhu cầu dưỡng chất rất lớn cho sản xuất nên cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, các chất khoáng và vitamin cần thiết cho nhu cầu duy trì và sản xuất

Nhu cầu năng lượng của bò sữa được xác định từ nhu cầu duy trì, nhu cầu cho

sự sinh trưởng, nhu cầu cho sự tiết sữa, nhu cầu cho sự phát triển của bào thai Đối với

bò, sự thiếu hụt năng lượng trong khẩu phần là một trong những nguyên nhân chính gây hạn chế năng suất sữa Nhu cầu protein của bò sữa phụ thuộc vào năng suất sữa là chính Ngoài ra, còn phụ thuộc vào giai đoạn tiết sữa, sự mang thai và sự phát triển của

cơ thể

Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa theo tiêu chuẩn NRC (1989) được trình bày qua bảng 2.3a, bảng 2.3b, bảng 2.3c và bảng 2.3d

Trang 24

Bảng 2.3a Nhu cầu vật chất khô của bò sữa (% khối lượng cơ thể)

Bảng 2.3b Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì (theo khối lượng cơ thể)

Khối lượng cơ thể (kg) Chất dinh dưỡng

Bảng 2.3c Nhu cầu duy trì và phát triển thai ở hai tháng chửa cuối của bò cạn sữa

Khối lượng cơ thể (kg) Chất dinh dưỡng

Bảng 2.3d Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất 1 kg sữa với tỷ lệ mỡ sữa khác nhau

Trang 25

2.2.5 Xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa

Trong thực tế, muốn nuôi dưỡng bò sữa thành công và hiệu quả thì phải xây dựng khẩu phần ăn một cách khoa học Khẩu phần này phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản

là cân đối các chất dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu và đảm bảo được tính ngon miệng cho bò, đồng thời phải tận dụng được thức ăn dễ kiếm và rẻ tiền Như vậy, để xây dựng khẩu phần cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây:

- Phải biết đầy đủ, chính xác giá trị dinh dưỡng và thành phần hóa học của các loại thức ăn dự kiến đưa vào khẩu phần

- Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng cần tính toán, căn cứ vào trọng lượng cơ thể, thể trạng, năng suất sữa, tỷ lệ béo sữa, giai đoạn mang thai và chu

kỳ sữa

- Biết khả năng thu nhận và giới hạn sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần

- Biết giá nguyên liệu thức ăn dự kiến đưa vào khẩu phần để dễ dàng lựa chọn loại khẩu phần rẻ tiền nhất

Thông thường có hai cách xây dựng khẩu phần nuôi bò sữa:

V Cách thứ nhất: tính toán khẩu phần ăn cho một con thuộc các nhóm bò sữa, vào các thời điểm khác nhau của chu kỳ sữa

V Cách thứ hai: xây dựng một khẩu phần ăn cơ sở, sau đó bổ sung thức ăn tinh tùy theo năng suất sữa và tháng phát triển thai ở giai đoạn cuối

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và thành phần của sữa

2.2.6.1 Giống

Có sự khác biệt rất rõ giữa những giống khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng sữa nhưng sự khác biệt giữa những cá thể trong cùng giống lại lớn hơn và rõ nhất là tỷ lệ mỡ sữa

2.2.6.2 Dinh dưỡng

Khẩu phần kích thích tiết nhiều sữa (ít thô, nhiều tinh) làm giảm tỷ lệ mỡ sữa và tăng

tỷ lệ chất khô không béo và ngược lại

Mức dinh dưỡng tốt thường có khuynh hướng làm tăng sản lượng sữa và hàm lượng lactose sữa nhưng làm giảm tỷ lệ béo, protein, khoáng và ngược lại

Trang 26

2.2.6.3 Tuổi, tầm vóc và tình trạng cơ thể lúc sanh

Ở từng cá thể, sản lượng sữa thường tăng dần theo tuổi cho đến khi bò trưởng thành rồi sau đó giảm dần Nếu bò đẻ lứa đầu lúc 3 tuổi thì trong chu kỳ đầu sẽ cho nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu lúc 2 tuổi Tuy nhiên, nếu bò đẻ càng nhiều lứa thì sản lượng sữa cả đời sẽ nhiều hơn

Bò có tầm vóc lớn sản xuất nhiều sữa hơn bò nhỏ con Bò trưởng thành sản xuất nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu, do tầm vóc phát triển lớn hơn và bầu vú cũng phát triển đầy

đủ hơn qua mỗi lần mang thai

Tình trạng cơ thể lúc sanh có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất sữa trong chu kỳ ngay sau đó Do phần lớn bò đều giảm 50 – 100 kg thể trọng trong những tuần lễ đầu của chu kỳ cho sữa nên nếu bò có tình trạng cơ thể tốt lúc sanh sẽ có nhiều năng lượng

dự trữ trong cơ thể để dùng cho việc sản xuất sữa trong giai đoạn quan trọng lúc đầu

chu kỳ này, giúp cho lượng sữa lúc đỉnh cao nhiều hơn và duy trì lâu hơn Bò có tình trạng

cơ thể lúc sanh tốt có khuynh hướng sản xuất sữa có tỷ lệ béo sữa cao hơn

Khi tuổi bò tăng lên cũng như số lứa đẻ tăng lên thì chất béo trong sữa giảm dần, hàm lượng vật chất khô không béo cũng giảm dần (chủ yếu là giảm lactose) Tuy nhiên, sau lứa thứ 5 thì sự thay đổi rất ít

2.2.6.4 Giai đoạn trong chu kỳ sữa, sự mang thai

Sự sản xuất sữa bắt đầu ở mức cao, tăng dần rồi đạt đến đỉnh cao sau 6 – 10 tuần rồi giảm dần, tốc độ giảm này quyết định độ dài thực tế của chu kỳ Ở bò không mang thai, sau khi đến đỉnh cao, lượng sữa giảm rất từ từ (mỗi tháng giảm 5% so với tháng trước) Ở bò mang thai sản lượng sữa giảm nhanh sau tháng thứ 5 của thai kỳ Đến tháng thứ 8 của thai kỳ lượng sữa giảm rõ rệt và cạn sữa

2.2.6.5 Độ dài của thời kỳ cạn sữa

Giữa 2 chu kỳ cho sữa bò cần được cạn sữa trong 1 thời gian để bù đắp cơ thể

và tái tạo các tế bào tuyến vú Độ dài của thời kỳ cạn sữa ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa ở chu kỳ sau Thời kỳ cạn sữa ngắn sẽ cho sản lượng sữa thấp hơn trong chu

kỳ kế tiếp Thời kỳ cạn sữa quá dài sẽ kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ và làm giảm sản lượng sữa cả đời Bò có thời gian cạn sữa thích hợp sẽ cải thiện tình trạng cơ

thể lúc sanh dẫn đến việc tăng sản lượng và tỷ lệ mỡ sữa trong 3 tháng đầu của chu kỳ

Trang 27

2.2.6.6 Sự động dục

Sự động dục có thể làm giảm sản lượng sữa tạm thời và bò cao sản có thể chậm động dục lại sau khi sanh

2.2.6.7 Kỹ thuật vắt sữa và yếu tố quản lý

Việc vắt sữa không đúng kỹ thuật có thể làm giảm lượng sữa Vắt sữa không kiệt thường chừa phần sữa có tỷ lệ béo cao trong bầu vú Do đó, tỷ lệ béo của lần vắt

đó bị giảm

Khoảng cách giữa hai lần vắt xa nhau thì sản lượng tăng nhưng tỷ lệ béo thấp

Hiện nay, hầu như các nơi đều áp dụng biện pháp vắt sữa 2 lần/ngày Nếu vắt sữa

3 lần/ngày thì sản lượng sữa tăng từ 10 – 20% Khoảng cách giữa 2 lần vắt tối thiểu 6 – 8 giờ Vệ sinh chuồng trại kém có thể làm giảm sản lượng sữa, chuồng trại

tốt nhất là sơn xanh Tiếng ồn, đông người cũng làm sản lượng sữa, việc cho bò nghe nhạc nhẹ trong lúc vắt sữa cũng làm tăng sản lượng sữa

2.2.6.8 Sự tách bê

Điều này đặc biệt quan trọng đối với bò sữa thuộc nhóm Zebu vốn thường được vắt sữa dưới sự hiện diện của bê Khi bê con bị chết hay bị tách khỏi bò mẹ sẽ làm chu

kỳ sữa bị rút ngắn và sản lượng sữa giảm

2.2.6.9 Nhiệt độ môi trường

- Bò đang cho sữa sinh nhiệt gấp đôi so với bò không cho sữa nên dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, bò càng cao sản càng chịu ảnh hưởng nhiều, đặc biệt tác hại trong giai đoạn đỉnh cao Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với sản lượng và thành phần của sữa tùy thuộc vào giống bò: giống Zebu và một số giống

ôn đới Brown Swiss và Jersey thường chịu nóng tốt hơn những giống bò ôn đới khác

2.2.6.10 Bệnh tật

Bất kỳ tình trạng bệnh tật nào cũng đều giảm sản lượng sữa Viêm vú, sốt sữa, xáo trộn tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm đều làm giảm sản lượng sữa trong thời gian bệnh và có thể ảnh hưởng đến lượng sữa cả đời Nếu bò có tình trạng sức khỏe kém trong giai đoạn đầu của chu kỳ thì đỉnh cao và lượng sữa toàn kỳ cũng giảm Sữa

bò bị bệnh thường có hàm lượng Natri và Clor cao Sữa bò từ vú bị viêm thường có

Trang 28

hàm lượng Natri, Clor, globulin và albumin cao nhưng hàm lượng lactose, Kali và casein thấp Ảnh hưởng chung của sữa viêm là hàm lượng vật chất khô không béo giảm

2.2.7 Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh sản và năng suất sữa

Bảng 2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đến năng suất, chất lượng sữa và

tình trạng sinh sản của bò Holstein Friesian

Trọng lượng (kg)

Vật chất khô ăn được (kg/con/ngày)

Năng suất sữa (kg/con/ngày)

Năng suất sữa 4% béo (kg/con/ngày)

Thời gian phối giống lại sau khi sinh (ngày)

Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày)

Hệ số phối đậu

Nguồn: Noe B Velasco và ctv, 2002

642 18,1 26,5 25,4

30

364 2,5

585 15,9 22,8 22,0

31

417 2,6

588 12,4 19,0 17,2

32

434 2,8

Số liệu bảng 2.4 cho thấy, bò bị stress nhiệt thì lượng chất khô của thức ăn ăn vào giảm từ 10 – 15% tùy mức độ Sản lượng sữa giảm từ 10 – 25% Mức giảm sữa có

thể khác nhau tùy cá thể nhưng ước chừng 1 lít sữa nếu nhiệt độ ở trực tràng tăng lên

10C so với bình thường, đỉnh sữa thấp và giảm nhanh trong chu kỳ sữa Chất lượng sữa cũng giảm, giảm hàm lượng mỡ và protein, bò bị giảm trọng lượng

Trang 29

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 22/01/2007 đến ngày 22/05/2007 tại trại chăn nuôi Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

3.2 Nội dung và phương pháp thực hiện

3.2.1 Dụng cụ khảo sát

Cân đồng hồ 30 kg, xô đựng sữa, sổ điều tra lý lịch, thước dây đo thể trọng bò sữa lai Holstein Friesian của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, máy

đo nhiệt ẩm độ Thermo – Hygrometer do Anh sản xuất, máy phân tích sữa EKOMILK

120 của Thổ Nhỉ Kỳ, và 1 số dụng cụ phân tích tại phòng thí nghiệm

Sản lượng sữa trung bình (kg/con/ngày) 11,39 11,53 11,29 11,23

3.2.3 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẩu nhiên hai yếu tố với 4 nghiệm thức (4 lô, mỗi lô gồm 9 con), trong đó:

Trang 30

- Yếu tố 1: tiểu khí hậu chuồng nuôi gồm có hai mức độ:

V Có cải tiến (lô I, lô III)

V Không cải tiến (lô II, lô IV)

- Yếu tố 2: khẩu phần, gồm có hai mức độ:

V Sử dụng khẩu phần TMR (Total Mixed Ration) (lô I, lô II)

V Sử dụng khẩu phần thực tế của Công ty (lô III, lô IV) Sơ

đồ bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.2

Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Tiểu khí hậu chuồng

3.2.4 Thức ăn thí nghiệm

Việc xác định các thành phần dinh dưỡng của các thực liệu đưa vào thí nghiệm dựa vào kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Dinh Dưỡng trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh được trình bày qua bảng 3.3

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của các thực liệu thí nghiệm (tính bằng %) STT

Trang 31

Bò thí nghiệm được cho ăn theo từng lô và cho ăn tự do, gồm 2 loại: khẩu phần thực

tế của công ty và khẩu phần TMR

3.2.4.1 Thức ăn thực tế tại công ty

Khẩu phần thức ăn thực tế tại Công ty được trình bày qua bảng 3.4

Bảng 3.4 Khẩu phần thức ăn thực tế tại công ty (tính bình quân/con/ngày)

(kg)

VCK (kg)

Protein thô (g)

NL trao đổi (Mcal)

3.2.4.2 Thức ăn TMR (Total Mixed Ration)

Phương pháp tính khẩu phần thức ăn TMR cho bò sữa thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn NRC (1989) về nhu cầu vật chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi đã được trình bày ở mục 2.4 và dựa trên sản lượng sữa bình quân ngày Các công thức tính toán được thiết lập trên phần mềm Microsoft Excel 2003

Khẩu phần ăn theo TMR được trình bày qua bảng 3.5

Bảng 3.5 Khẩu phần TMR thí nghiệm (tính bình quân/con/ngày)

(kg)

VCK (kg)

Protein thô (g)

NL trao đổi (Mcal)

Trang 32

Hình 3.1 Các thực liệu trộn thức ăn TMR 3.2.5 Tiểu khí hậu chuồng nuôi

3.2.5.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi hiện hữu tại Công ty

Hệ thống chuồng nuôi của trại được đầu tư hệ thống quạt và phun sương, tuy nhiên chỉ phun sương và bật quạt 2 lần/ngày trong lúc vắt sữa Mỗi lần phun sương trong 5 phút và bật quạt trong 30 phút

3.2.5.2 Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi thí nghiệm

Hình 3.2 Hệ thống quạt gió và phun sương

Trang 33

Tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải tiến bằng cách phun sương trực tiếp lên bò

và bật quạt trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Cách thức cải tiến: phun sương 5 phút, bật quạt 30 phút, sau đó nghỉ 30 phút rồi lập lại quy trình như trên

3.3 Các chỉ tiêu khảo sát

3.3.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi được đo bằng nhiệt - ẩm kế điện tử, đọc kết quả

sau vài phút đứng giữa lô chuồng cần đo

Cách đo: cách 2 giờ đồng hồ đo một lần từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và đo trong

30 ngày

Hình 3.3 Nhiệt - Ẩm kế điện tử 3.3.2 Chỉ tiêu về năng suất sữa

3.3.2.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày

Là sản lượng sữa tổng cộng của hai lần vắt sáng và chiều trong cùng một ngày Sữa được cân 3 lần/tháng vào các ngày 5, 15, 25

3.3.2.2 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ

Là sản lượng sữa tổng cộng trong cả chu kỳ cho sữa của bò thí nghiệm, được tính dựa theo tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu

kỳ, trình bày ở bảng 3.6

Trang 34

Nguồn: Viện Chăn Nuôi

Ví dụ: đối với bò lai F1 HF, nếu trong ngày theo dõi bò cho sản lượng 15 lít sữa/ngày và đang ở tháng vắt sữa thứ 3 thì năng suất sữa ước tính của chu kỳ là:

NS sữa (lít/chu kỳ 300 ngày) = (15 lít x 30 ngày)/13,5% = 3333 lít

- Tỷ lệ chất khô không béo trong sữa (%)

3.3.4 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa

- GĐTN: giai đoạn thí nghiệm

3.3.5 Sự thay đổi trọng lượng của bò suốt thời gian thí nghiệm

Trọng lượng bò được xác định bằng thước dây đo thể trọng bò sữa lai Holstein Friesian của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam Sự

thay đổi trọng lượng được tính bằng công thức:

Ngày đăng: 15/01/2016, 16:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w