1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư tại Ngân hàng

97 786 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề của em có những nội dung chính sau: - Chương I: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà

Trang 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH

NAM HÀ NỘI 7

1.1 Khái quát về BIDV Nam Hà Nội 7

1.1.1 Quá trình hoạt động và phát triển 7

1.1.1.1 Quá trình hình thành 7

1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức 8

1.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 8

1.1.2 Thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn tại BIDV Nam Hà Nội .11

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 11

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 12

1.1.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn 13

1.2 Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng 14

1.2.1 Căn cứ để thẩm định dự án 14

1.2.2 Quy trình thẩm định 15

1.2.3 Phương pháp thẩm định 17

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 17

1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 18

1.2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy 18

1.2.3.4 Phương pháp dự báo 19

1.2.3.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro 19

1.2.4 Nội dung thẩm định 19

1.2.4.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 19

1.2.4.2 Thẩm định nội dung dự án vay vốn 20

1.3 Thực trạng công tác thẩm định dự án ở BIDV Nam Hà Nội 31

Trang 2

1.4.2 Giới thiệu về chủ đầu tư: 33

1.4.3 Nhu cầu của khách hàng: 34

1.4.4 Thẩm định khách hàng vay vốn 35

1.4.4.1 Hồ sơ pháp lý: 35

1.4.4.2 Hồ sơ tài chính, sản xuất kinh doanh: 35

1.4.4.3 Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng: 35

1.4.4.4 Công nợ các loại 43

1.4.4.5 Kết luận về khách hàng: 47

1.4.5 Thẩm định dự án xây dựng tòa nhá LILAMA 10 48

1.4.5.1 Giới thiệu dự án: 48

A Hồ sơ pháp lý của dự án: 48

B Mô tả công trình và các hạng mục đầu tư: 48

C Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và cơ cấu nguồn vốn tham gia: 49

1.4.5.2 Nội dung thẩm định dự án: 49

A Mục đích 49

B Sự cần thiết đầu tư dự án: 49

C Phân tích thị trường 51

D Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 58

E Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 60

F Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.61 G Đánh giá về mặt hiệu quả tài chính và phương án trả nợ của dự án: 61

H Phân tích độ nhạy của dự án 63

I Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án 63

K Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 64

1.4.6 Ý kiến trình 64

Trang 3

1.5.2 Những mặt tồn tại 66

1.6 Đánh giá và nhận xét về chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Nam Hà Nội 68

1.6.1 Một số thành tựu đã đạt được 68

1.6.1.1 Về quy trình thẩm định 68

1.6.1.2 Về cán bộ thẩm định 68

1.6.1.3 Về phương pháp thẩm định 68

1.6.1.4 Về thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định 69

1.6.2 Những mặt tồn tại 70

1.6.2.1 Về quy trình thẩm định 70

1.6.2.2 Về phương pháp thẩm định 70

1.6.2.3 Về nội dung thẩm định dự án 71

1.6.2.3 Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án 73

1.6.2.4 Về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án 73

1.6.2.6 Về cán bộ thẩm định dự án 75

1.2.6.8 Về công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án 75

1.6.3 Nguyên nhân 75

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN -CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 79

2.1 Phương hướng phát triển BIDV- chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian tới 79

2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại BIDV - chi nhánh Nam Hà Nội 81

2.2.1 Về quy trình thẩm định 81

2.2.2 Về phương pháp thẩm định 82

Trang 4

2.2.6 Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 87

2.2.7 Về công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án đầu tư 87

2.3 Những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội 88

2.3.1 Khuyến nghị với Nhà nước 88

2.3.2 Những khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam 90

2.3.3 Khuyến nghị đối với BIDV Nam Hà Nội 91

2.3.3.1 BIDV Nam Hà Nội cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án.91 2.3.3.2 Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng nhu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư.92 2.3.3.3 Tổ chức điều hành công tác thẩm định khoa học, hiệu quả 92

2.3.3.4 Từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích dự án đầu tư của các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại 93

2.3.3.5 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 93

KẾT LUẬN 95

Trang 5

Bảng 1.3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại BIDV - Nam Hà Nội 11

Bảng 1.4: Bảng tổng kết cho vay dự án 2007-2009 26

Bảng 1.5: Tình hình sản suất kinh doang của doanh nghiệp 2006-2008 31

Bảng 1.6: Danh mục chỉ tiêu hoạt động của công ty năm 2008 33

Bảng 1.7: Tình hình tài chính doanh nghiệp 2006-2008 35

Bảng 1.8: Công nợ của công ty năm 2006-2008 38

Bảng 1.9: Quan hệ tín dụng của công ty với Ngân hàng 40

Bảng 1.10: Cơ cấu vốn tham gia dự án 44

Bảng 1.11: Chỉ tiêu cụ thể năm 2010 tại BIDV Nam Hà Nội 75

Sơ đồ 1.1: Vốn đầu tư nước ngoài của công ty 2005-2008 47

Sơ đồ 1.2: Hiệu suất sử dụng một số Văn phòng cho thuê hạng A 48

Sơ đồ 1.3: Hiệu suất sử dụng một số văn phòng Hạng B 48

Sơ đồ 1.4: Nguồn cung dự kiến qua các năm 49

Sơ đồ 1.5: Giá cho thuê một số văn phòng Hạng A 50

Sơ đồ 1.6: Giá cho thuê một số văn phòng Hạng B 51

Sơ đồ 1.7: Giá trung bình cho thuê văn phòng hạng A, B quý II-2008 và năm 2007 .51

Sơ đồ 1.8: Giá thuê Văn phòng tại một số thành phố Châu Á năm 2007 52

Trang 6

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

TRP: trung tâm phòng ngừa rủi ro

CIC: trung tâm thông tin tín dụng

WB: World Bank Group ( Ngân hàng Thế giới )

IMF: International Monetary Fund ( Quỹ tiền tệ Quốc tế )TCKT: Tổ chức kinh tế

TCTD: Tổ chức tín dụng

TSĐB: Tài sản đảm bảo

TDN: Tổng dư nợ

CL: Chênh lệch

KHKD: Kế hoạch kinh doanh

DAĐT: dự án đầu tư

M.excel: Microsoft excel

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 7

Ngân hàng thương mại – một trong những nhà tài trợ chủ yếu cho các

dự án đầu tư thì nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu chính là hoạt động cho vay Cho vay để kiếm được lợi nhuận cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại tiến hàng hoạt động huy động vốn Nếu không có triển vọng mở rộng cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng không dám đẩy mạnh huy động vốn

để tránh rủi ro ứ đọng vốn Do vậy, hoạt động thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các NHTM đạt hiệu quả không cao, Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém, chủ quan trong công tác thẩm định Hậu quả là nhiều dự án được lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, không trả được nợ cho ngân hàng, hoặc có khi bỏ qua các cơ hội tốt Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đổ vỡ tín dụng gây thất thoát của Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung

và sự phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng.

Trước thực tế đó, đòi hỏi các NHTM không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án đầu tư Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phất triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển nền kinh tế.

Trang 8

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội, em đã chọn

đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội”

làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề của em có những nội dung chính sau:

- Chương I: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội

- Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội

Do trình độ và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự góp ý từ phía các thầy cô giáo để

em có thể hoàn thiện kiến thức cũng như chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Ái Liên cùng toàn bộ tập thể cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Trang 9

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH

NAM HÀ NỘI 1.1 Khái quát về BIDV Nam Hà Nội

1.1.1 Quá trình hoạt động và phát triển

đô Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cho các côngtrình xây dựng trong khu vực, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nước chocác đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì (từ T12/1986):Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện xóa bỏ cơ chế hành chính tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng 12/1986, chi nhánh được đổi tên thành chinhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì trực thuộc Ngân hàng Đầu

tư và xây dựng Hà Nội Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiếp tục cấp phát vốn và chovay đầu tư cho các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Nam Hà Nội và HuyệnThanh Trì

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Thanh Trì (từ T12/1991):Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo KHNN các công trình thủy lợi, xâydựng cải tạo môi trường, các công trình nông lâm nghiệp, cho vạy vốn lưu độngphục vụ các đơn vị thi công xây lắp Thời kỳ 1995-2005: hệ thống BIDV chuyển từNgân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ Ngân hàng Tháng 7/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đạihóa ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban CBCNVtăng lên 52 người, máy móc trang thiết bị đã tạo đà cho chi nhánh phát triển mạnhcác hoạt động ngân hàng

Trang 10

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội: Ngày 1/11/2005,chi nhánh cấp 2 Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Trì đã được nângcấp lên thành Chi nhánh cấp 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội Hệthống cơ sở vật chất được nâng cấp, công nghệ mới được áp dụng cùng sự mở rộng

về nhân lực (hiện nay đã có 106 nhân viên) nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Giám đốc

CácPhó Giám đốc

Phòng

tổ chức hành chính

Phòng

kế tổng hợp

Phòng

kế TC

toán-Tổ

điện

toán

Tổ tiền tệ

- kho quỹ

Phòng giao dich I

Phòng giao dịch II

Phòng giao dịch III

Điểm giao dịch IV

Điểm giao dịch V

Trang 11

- Phòng QTTD : chịu trách nhiệm về tính đúng đắn và đầy đủ của hồ sơ trướckhi thực thi các nghiệp vụ tín dụng.

- Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ,kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc,kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp; thực hiệnxuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện cácdịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng

- Phòng dịch vụ khách hàng: có chức năng xử lý các giao dịch đối với kháchhàng, mua bán ngoại tệ ngay với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi Tách làm 2phòng phục vụ các đối tuợng khách hàng chuyên biệt, thứ nhất là Dịch vụ kháchhàng Doanh nghiệp và thứ 2 là phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân

- Phòng kế hoạch tổng hợp: Phòng kế hoạch nguồn vốn chịu trách nhiệm tổchức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh;xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing,chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… ;Lập, theodõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hànhđộng để thực hiện kế hoạch kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội; Tổ chức quản lýhoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của BIDV Nam Hà Nội,nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn

- Phòng QLRR: Có nhiệm vụ thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung,dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòngTín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dàihạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tíndụng

- Phòng Kế toán & TTQT: có nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện vàkiểm tra công tác hoạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng vàcác đơn vị trực thuộc; Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại BIDVNam Hà Nội; Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của BIDV Nam HàNội; Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản củaBIDV Nam Hà Nội; Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của cácphòng, các đơn vị trực thuộc và toàn BIDV Nam Hà Nội; Thực hiện nộp thuế, tríchlập và quản lý sử dụng các quỹ; Thực hiện kế hoạch chi tiêu nội bộ;Tham mưu choGiám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán Và - Phòng Kế toán & thanh toánquốc tế: có nhiệm vụ thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các

Trang 12

giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng; Mở các L /C có ký quỹ 100%vốn của khách hàng, thực hiện đối ngoại với khách hàng nước ngoài và là đầu mốicung cấp các thông tín đối ngoại.

- Tổ điện toán: Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểmsoát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tạiBIDV Nam Hà Nội, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của BIDV Nam HàNội; Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc BIDV Nam Hà Nội vận hành

hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của BIDV Nam Hà Nội Tổđiện toán trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp

- Phòng Giao dịch, Điểm giao dịch : Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đốivới khách hàng là cá nhân và các TCKT khác; Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay chokhách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiệntại và tài khoản mới; Thực hiện giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại

tệ, thực hiện cho vay phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc;thực hiện thu theo quy định; xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn,chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ; các giao dịch thu đổi và muabán ngoại tệ giao ngay đối với các khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốcgiao; các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng,… chokhách hàng; Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm soátcác giao dịch đối với khách hàng; tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng

- Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhậnxét cán bộ nhân viên, các chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên;

tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan; Xây dựng

và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của BIDV Nam Hà Nội, bố trí cán bộ nhânviên tham dự các khoá đào tạo theo quy định; Tham mưu cho Giám đốc và hướngdẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự phùhợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của mỗi người và yêu cầu của BIDV Nam

Hà Nội; lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của hoạt độngBIDV Nam Hà Nội; thay mặt Giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền

1.1.2 Thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn tại BIDV Nam Hà Nội 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

* Tính đến 31/12/2009, nguồn vốn huy động đạt 2.570 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch (KH: 2.500 tỷ đồng), tăng 25% so với năm 2008, cụm động lực phía bắc tăng 5,1%, khối chi nhánh tăng 14,8% Trong đó:

Trang 13

- Nguồn vốn huy động (không kể tiền gửi các TCTD, kho bạc và tiền vay các

tổ chức khác) là 2.488 tỷ đồng, tăng 30,6% so với năm 2008

- Nguồn vốn huy động bình quân là: 2.376 tỷ đồng, tăng 46% so với năm

2008, đạt 102% kế hoạch (KH 2.320 tỷ đồng).

* Về cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2009:

- Tiền gửi của ĐCTC là 433 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch (KH: 420 tỷ đồng), tăng 12% so với năm 2008

- Tiền gửi của Doanh nghiệp là 755 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch (KH: 700

tỷ đồng), tăng 28% so với năm 2008.

- Tiền gửi của tư nhân, cá thể là 1.382 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (KH: 1.380 tỷ đồng), tăng 29% so với năm 2008.

- Tiền gửi của KBNN: 82 tỷ đồng, giảm 57 tỷ đồng so với năm 2008.

- Nguồn vốn huy động VND là 2.313 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch (KH: 2.350 tỷ đồng), tăng 32% so với năm 2008

Nguồn vốn huy động trung dài hạn đạt 682 tỷ đồng

* Phân tích tình hình huy động vốn:

- Trong năm 2009, chi nhánh tiếp tục tiến cận được với những khách hàng làcác tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và đã huy động được mộtlượng tiền gửi lớn

- Tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tậptrung vào một số tổ chức lớn như Bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanhnghiệp có nguồn tiền dồi dào như Cty Tasco, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển,Tcty Lâm nghiệp…

- Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao, chiếm 54% tổng nguồn huy động – tăng 29% so với năm 2008

- Chi nhánh đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huyđộng trực tiếp tại các phòng giao dịch của chi nhánh đến việc tổ chức huy động vốnlưu động tại địa bàn dân cư, huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính,

- Cơ cấu huy động: huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (90% trên tổng nguồn), huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn, tăng 22% so với

năm 2008

- Việc giới thiệu tới các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn tiền gửi lớn về sảnphẩm lãi suất phân tầng theo số dư tiền gửi chưa đem lại hiệu quả do nguồn tiền củacác doanh nghiệp trên địa bàn không lớn

Trang 14

- Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 4 phòng giaodịch Chi nhánh đang nghiên cứu địa bàn, dự kiến trong thời gian tới mở thêm cácđịa điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới để tiếp cận

và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

T

T Chỉ tiêu

TH 2008

TH năm 2009 TH

31/12/2 009

KH 2009

II Tín dụng

6.2 Dư nợ CK cho vay KH cá nhân,

IV Chênh lệch thu chi

16 CL thu chi (gồm thu nợ HTNB,

Trang 15

T Chỉ tiêu

TH 2008

TH năm 2009 TH

31/12/2 009

KH 2009

-Bảng 1.2: Chỉ tiêu sử dụng vốn của chi nhánh năm 2009 (*): Do Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường

liên ngân hàng từ ngày 26/11/2009 nên dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh quy đổi VND

tăng 14 tỷ đồng Theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tại công văn số

6791 /CV-QLTD4 ngày 30/11/2009 về việc giới hạn tín dụng năm 2009 do biếnđộng tỷ giá được tính ngoài giới hạn đã giao cho chi nhánh Do vậy dư nợ đến

31/12/2009 sau khi trừ tỷ giá còn 1.396 tỷ đồng.

1.1.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn

Với những biến động không thuận của thị trường tài chính tiền tệ, hoạt độngkinh doanh ngân hàng năm 2009 gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên với sự đoàn kết vàthống nhất cao của tập thể người lao động, phát huy những kết quả đã đạt đượctrong năm 2009, dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với nỗlực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Nam Hà Nội đã hoànthành xuất sắc các chỉ tiêu KHKD năm 2009 Trong năm qua, hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh đã tạo được kết quả cao, tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng nhữngnăm tiếp theo, thể hiện:

- Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn và tíndụng, dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các kháchhàng tiền gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín – vận dụng tốt mối quan hệcông chúng PR Biến những khó khăn của thị trường thành cơ hội để thu hút cáckhách hàng mới, đặc biệt các khách hàng tốt hoạt động tại chi nhánh

- Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được giao Nguồnvốn tăng trưởng an toàn, vũng chắc; Tín dụng được tăng cường kiểm soát, đảm bảotăng trưởng an toàn, hiệu quả Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quảcao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng góp chung vào hiệu quảkinh doanh của chi nhánh

Trang 16

- Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng ở mức an toàn, chi nhánh đã bằng nhiềubiện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợpvới doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục pháttriển sản xuất kinh doanh Trong năm 2009, do những biến động bất lợi của thịtrường nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh duy trì ở mức thấp (1,71%), thu nợ hạch toán ngoại bảng được 2,549 tỷ đồng (kế hoạch giao là 2.521 tỷ đồng).

- Chi nhánh tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ

493, năm 2009 chi nhánh đã trích DPRR là 5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao Lợi nhuận trước thuế là 41,9 tỷ đồng

- Năng suất lao động chung tăng cao so với năm 2009, trong đó huy động

vốn bình quân đầu người tăng 25%, thu dịch vụ bình quân đầu người tăng 40% 1.2 Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng

1.2.1 Căn cứ để thẩm định dự án

- Căn cứ Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; cácquyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN;

- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PTViệt Nam về nghiệp vụ cho vay

1.2.2 Quy trình thẩm định

Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư - BIDV Nam Hà Nội

Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Trang 17

Bảng 1.3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại BIDV - Nam Hà Nội

Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư (DAĐT) được tiến hành qua các bướcchính như sau:

1 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa có

đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh,

Đưa yêu cầu, giao hồ

Kiểm tra

sơ bộ hồ sơ Chưa đủ cơ sở để thẩm định

Nhận hồ sơ để thẩm định

Thẩm định

Bổ sung, giải trình Chưa rõ

Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra,

kiểm soát Chưa đạt yêu cầu

Lưu hồ sơ, tài liệu Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm

định

Đạt

Trang 18

bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi vàgiao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

2 Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin có liên quan và các nội dungyêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này,CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn Nếucần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm

3 CBTĐ lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư trình Trưởng phòng thẩm địnhxem xét

4 Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông quahoặc yêu cầu CBTĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung

CBTĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trường phòng thẩm địnhthông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định choTrưởng phòng tín dụng

1.2.3 Phương pháp thẩm định

Chi nhánh đã áp dụng nhiều phương pháp thẩm định kết hợp với kinh nghiệm củatừng cá nhân đội ngũ cán bộ thẩm định Hiện nay Ngân hàng Đầu tư phát triển - chinhánh Nam Hà Nội đã áp dụng những phương pháp thẩm định cụ thể sau:

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Phương pháp này được tiến hành theo 1 trình tự từ tổng quát đến chi tiết:

- Thẩm định tổng quát: cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra khái quát các nộidung cơ bản của hồ sơ về dự án mục tiêu Sau khi xem xét khái quát, cán bộ thẩmđịnh sẽ đưa ra quyết định có tiếp tục tiến hành thẩm định dự án hay không, tránhđược việc lãng phí thời gian

- Thẩm định chi tiết: là quá trình cán bộ thẩm định tiến hành xem xét dự án mộtcách tỷ mỷ, khoa học và khách quan tất cả các nội dung dự án từ khía cạnh pháp lý,thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý tài chính….Mỗi nội dung xem xét đều đều đưa

ra ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi thêm hoặc không chấp nhận được Nếumột số nội dung cơ bản bị bác bỏ thì có thể bác bỏ toàn bộ dự án mà không cần đivào thẩm định các nội dung tiếp theo, từ đó đưa ra quyết định có tham gia dự án haykhông Phương pháp thẩm định này được thể hiện rõ rét trong quá trình thẩm địnhcủa cán bộ ngân hàng Cán bộ thẩm định phải tuân thủ đúng trình tự các bước nhưtrong quy trình thẩm định Khi gặp vướng mắc trong cách giải quyết đến vấn đề cóliên quan phải hoàn thành từng bước mới được phép chuyển sang bộ phận khác xử

Trang 19

lý, bởi mỗi phòng ban được đặt ra đều có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể và cókhả năng đảm nhiệm chức trách của mình.

1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là phương pháp thẩm định cơ bản nhất thường xuyên được áp dụng choquá trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Nội dung của phương phápnày là so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu hiệu quả của dự án so với những dự án đã thựchiện việc cấp vay vốn của chi nhánh trong thời gian trước, so sánh với các chuẩnmực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp theothông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, dựa vào đó để lựa chọn phương

án tối ưu Nó có điểm tối ưu là nhanh gọn, có độ chính xác cao nên nhìn chungphương pháp này luôn được áp dụng đầu tiên khi thực hiện dự án

1.2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này thường được dùng để xác định tính vững chắc về hiệu quả vềtài chính của dự án Phân tích độ nhạy xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với

sự biến động của các yếu tố có liên quan Qua đó cho biết dự án nhạy cảm với cácyếu tố nào, đề từ đó có biện pháp quản lý trong thực hiện Đối với các định chế tàichính như ngân hàng, phương pháp này cho phép lựa chọn được những dự án có độ

an toàn cao, cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc củacác chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự an Đối với phương pháp này, phải xác địnhđược gây ảnh hưởng đến những chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Sau đó dựkiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấuđối với dự án như vượt chi phí đầu tư, giá thành yếu tố đầu vào tăng, giá thành sảnphẩm giảm, chính sách thuế thay đổi theo hướng bất lợi… đánh giá tác động củacác yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án Mức độ sai lệch so với dự kiến củacác yếu tố đó trong tình huống xấu sảy ra thường được chon từ 10% đến 20% dựatrên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dựbáo trong những năm tương lai

1.2.3.4 Phương pháp dự báo

Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài Do đó việc vận dụng phươngpháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng

Trang 20

Nội dung của phương pháp này là sử dụng số liệu điều tra thống kê và vận dụng cácphương pháp dự báo thích hợp để điều tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá

cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác ảnh hưởng trựctiếp đến tính khả thi của dự án Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là:phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiếnchuyên gia

1.2.3.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Do đặc điểm của đầu tư và dự án đầu tư là tập hợp các yếu tố được dự kiếntrong tương lai, có thời gian thực hiện dự án và khai thác dự án thường rất dài nênkhi thực hiện dự án không tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn Vì vậy, để đảmbảo việc cho vay của mình đạt hiệu quả, chi nhanh đã sử dụng phương pháp triệttiêu rủi ro để có thể đưa ra các biện pháp phòng chống thích hợp để hạn chế rủi ro ởmức thấp nhất Biện pháp thường được sử dụng nhiều là quy định bắt buộc phải tổchức đấu thầu, mua bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng…

1.2.4 Nội dung thẩm định

1.2.4.1 Thẩm định khách hàng vay vốn

Sau khi cán bộ phòng QHKH ( quan hệ khách hàng ) tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của BIDV Nam Hà Nội từ khách hàng Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo các nội dung sau:

- Đánh giá chung về KH

+ Đánh giá lịch sử quá trình hình thành của khách hàng

+ Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý

+ Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp

+ Quản trị điều hành của ban lãnh đạo

+ Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

+ Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

+ Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng

- Thẩm định tình hình tài chính của KH

- Chấm điểm tín dụng của KH ( thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng

- Phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của KH để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp

Trang 21

+ Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh.

+ Phân tích tính khả thi

+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào

+ Đánh giá nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án kinh doanh + Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Chính sách bán hàng : Chính sách khếch trương đối với việc tăng doanh thu bán hàng

+ Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh

- Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV

- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa : Rủi ro từ khách quan,rủi ro từ chủ quan của KH, rủi ro từ BIDV, các biệp pháp phòng ngừa rủi ro của

KH, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của NH( ngân hàng )

- Lập báo cáo đề xuất tín dụng

Việc phê duyệt cấp báo cáo đề xuất tín dụng do chính cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện, cán bộ QHKH sau khi đánh giá tổng quan về khách hàng, về tình hình tàichính, phương án sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ theo đúng trình tự bước đầu lựa chọn được những khách hàng tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và đủ khả năng trả nợ, như vậy phần nào hạn chế được rủi ro trong dự án cho vay Và thể hiện được trách nhiệm của cán bộ QHKH với nhiệm vụ và sự cẩn trọng của mình và phối hợp với cấp trên

1.2.4.2 Thẩm định nội dung dự án vay vốn

Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộcvào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vàochiến lược/quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tưcủa Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu

tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tư Tuynhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổicông nghệ… ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tìnhhình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tíndụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại đểđánh giá

Ngoài ra, có thể xem xét/đánh giá sơ bộ một số nội dung:

- Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm

Trang 22

tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãngphí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thịtrường ntn?

- Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: có phù hợp với khả năng mởrộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh/thâm nhập vào thị trườngtrong thời gian nhất định hay không?

- Quy mô: dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa?

- Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnhhưởng/trở ngại đến tiến độ đầu tư dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hưởng đến lợithế cạnh tranh của sản phẩm Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơhội đầu tư: SX VLXD (xi măng, gạch ốp lát,…), cơ sở hạ tầng giao thông, chuyểngiao quyền thu phí, đầu tư bất động sản…

Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá/phân tích cụ thể tại các phần sau.Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giákhái quát về dự án Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được nhữngthuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tư dự án

có hợp lý không Nếu hợp lý, tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong cácphần ở dưới đây:

1.2.4.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư

Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cầnthiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác: Lựachọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết

bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp

Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộcvào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vàochiến lược/quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tưcủa Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu

tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tư Tuynhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổicông nghệ… ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tìnhhình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tíndụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại đểđánh giá

Ngoài ra, có thể xem xét/đánh giá sơ bộ một số nội dung:

Trang 23

- Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêmtốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãngphí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thịtrường ntn?

- Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: có phù hợp với khả năng mởrộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh/thâm nhập vào thị trườngtrong thời gian nhất định hay không?

- Quy mô: dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa?

- Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnhhưởng/trở ngại đến tiến độ đầu tư dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hưởng đến lợithế cạnh tranh của sản phẩm Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơhội đầu tư: SX VLXD (xi măng, gạch ốp lát,…), cơ sở hạ tầng giao thông, chuyểngiao quyền thu phí, đầu tư bất động sản…

Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá/phân tích cụ thể tại các phần sau.Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giákhái quát về dự án Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được nhữngthuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tư dự án

có hợp lý không Nếu hợp lý, tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong cácphần ở dưới đây

1.2.4.2.2 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu

* Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

Dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địabàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêuthụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ quan

hệ khách hàng/quản lý rủi ro tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau: Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án;Định dạng sản phẩm của dự án;

Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Tình hình sảnxuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án

Trang 24

Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trườngnội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý với mức độ gia tăngtrong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùngcông dụng.

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sảnphẩm dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sảnphẩm, dịch vụ đầu tư của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự ánđầu tư trên phương diện như:

Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay;

Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm;

Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy độngcông suất thiết kế)

* Đánh giá về cung sản phẩm

Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại củasản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêuphần trăm? Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưađáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn

Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đốitượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án

Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trongthời gian tới;

Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia vớicác nước trong khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC; Hiệp định thương mạiViệt - Mỹ,…) đến thị trường sản phẩm của dự án

Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm,dịch vụ

* Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xemxét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự ánthay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhàsản xuất khác Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không ?

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ quan hệkhách hàng/quản lý rủi ro cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Trang 25

đối với:

Thị trường nội địa

Hình thức, mẫu mã, kết cấu, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sảnphẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không?

Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hiện nayhay không?

Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có cạnh tranhhơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không?

Thị trường nước ngoài

Những cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước đối với các sản phẩm xuấtkhẩu: doanh nghiệp được phép xuất khẩu, sản phẩm, mẫu mã, khối lượng, giá trị,tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường…

Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không(tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,…)

Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với cácsản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu;

Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không

Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuấtkhẩu dự kiến này hay chưa, kết quả như thế nào?

Các đại lý, bạn hàng tiêu thụ sản phẩm đã có hoặc đang thiết lập ở thị trường

dự kiến xuất khẩu (nếu có)?

* Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

Xem xét, đánh giá trên các mặt:

Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệthống phân phối không?

Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa? mạnglưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Cần lưu ý trongtrường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quantrọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ Cán bộ quan

hệ khách hàng/quản lý rủi ro cũng phải ước tính chi phí thiết kế mạng lưới phânphối khi tiến hành tính toán hiệu quả tài chính của dự án;

Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khitính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả tài chính của dự án

Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị/kênh phân phối thì cần có nhận

Trang 26

định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không ? Nếu đã có đơn đặt hàng thì cầnxem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.

Phương tiện, khoảng cách vận chuyển các sản phẩm từ nơi cung ứng đến nơitiêu thụ, giá cả/chi phí vận chuyển

* Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnhtranh của sản phẩm dự án, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải đưa rađược các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt độngtheo các chỉ tiêu chính sau:

Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩmnếu dự án có nhiều loại sản phẩm;

Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm;

Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giábán, cơ cấu sản phẩm của dự án

Khả năng bao tiêu sản phẩm của đơn vị cung cấp hoặc các thành viên sáng lậpCông ty hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm của một hoặc một số bạn hàng (nếu có)

Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ởcác phần sau

1.2.4.2.3 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

* Địa điểm xây dựng

Đánh giá tổng quan về địa điểm đầu tư dự án có thuận lợi/khó khăn gì về cácmặt: hệ thống giao thông, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của

dự án, điện, nước, thông tin liên lạc, nguồn cung cấp vật liệu, vật tư xây dựng côngtrình; thị trường tiêu thụ hay không? Trình độ dân trí, mật độ dân cư có ảnh hưởngnhư thế nào đến kế hoạch và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng dự án;đại điểm xây dựng có nằm trong quy hoạch hay không?

Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào? Đánh giá so sánh

về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác;

Điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn tại địa điểm xây dựng côngtrình có ổn định không? Có những ảnh hưởng gì đến việc triển khai xây dựng côngtrình

Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnhhưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụhoặc chi phí cho việc đền bù, GPMB, di dân và tái định cư

Trang 27

* Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

Công suất thiết kế dự kiến của dự án bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tàichính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ, dự báo của thị trường trongtương lai,… hay không?

Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường;

Quy cách, phẩm chất, mẫu mã, cơ cấu sản phẩm như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không?

* Công nghệ, dây chuyền thiết bị

Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới;Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựachọn công nghệ này;

Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không có đảm bảo cho Chủđầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không?

Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mụcmáy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bịnày có đáp ứng được hay không;

Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, có gì đáng ngờ không?Thời gian giao hàng, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ có phù hợp vớitiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không?

Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sảnxuất các thiết bị của dự án hay không?

Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệmnghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần tham khảocác nhà chuyên môn trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấnchuyên ngành để việc thẩm định được chính xác, cụ thể

* Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên,Giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu,…) và đặcbiệt tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấpnguyên vật liệu đầu vào cho dự án:

Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm;

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào do Chủ đầu tư tự cung cấp hay phảicung cấp bởi các nhà cung ứng trong và ngoài nước Chi phí đầu tư vùng/nguồn

Trang 28

nguyên liệu đầu vào do Chủ đầu tư tự đầu tư hay sử dụng các nguồn hỗ trợ khác(Ngân sách, các nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài,…) để đưa vào tổng mức đầu tư của

Tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:

Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?

Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồnnguyên nhiên liệu đầu vào là gì?

* Quy mô, giải pháp xây dựng

Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không?

Trong Tổng mức đầu tư của dự án có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được

dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tưhay không?

Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợpvới thực tế hay không?

Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước,…

Các giải pháp thi công các công trình/hạng mục công trình phức tạp, mangtính chất đặc thù (nếu có)

* Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, PCCC

Diện tích đất phải đền bù các loại và chi phí đền bù (nếu có);

Vấn đề di dân, tái định canh, định cư và các chi phí liên quan… (nếu có)

Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ,phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầuphải có hay chưa

Trong phần này, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần phải đối chiếuvới các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình cấp csothẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hoặc cấp Giấyxác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay không ?

Trang 29

1.2.4.2.4 Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của Chủ đầu tư dự án Trongtrường hợp Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành dự án thìphương án của Chủ đầu tư là gì ?

Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận,điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án

Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết công nghệ (nếu đã có thông tin)

bị-Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường tiêu thụ dự kiến bị thuhẹp hoặc có khả năng bị mất

Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi

về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhânlực cho dự án

1.2.4.2.5 Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.

* Tổng mức đầu tư dự án

Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việckhông cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự ánhoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại Xác định tổng mức đầu tư sát thựcvới thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của

dự án

Trong phần này, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải xem xét,đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thànhhay chưa (bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặtbằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phíkhác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiếtkhác) và chi phí dự phòng); đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xemxét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xâydựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệnếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kếtquả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa Tuynhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở

giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ,

về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực

Trang 30

hiện đầu tư, v.v ) Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro sau khi so sánh nếu

thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìmhiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý màvẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác địnhmức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án

Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu

tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải dựa vào sốliệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá vàtính toán

Ngoài ra, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cũng cần tính toán, xácđịnh xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử,nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giảipháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này

* Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần phải xem xét, đánh giá về tiến

độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý haykhông Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảmbảo tiến độ thi công Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham giatrong từng giai đoạn có hợp lý hay không?

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến

độ giải ngân, tính toán lại lãi vay trong thời gian thi công (theo mặt bằng lãi suất,tiến độ đầu tư tại thời điểm thẩm định dự án nếu cần) và phục vụ cho việc tính toánhiệu quả tài chính của dự án

* Nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lýrủi ro rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năngtham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu

tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu Chi phí của từng loạinguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn Cân đối giữa nhu cầuvốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khảthi của các nguồn vốn thực hiện dự án

Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia vốn tự có vào dự án phải dựa vàokết quả phân tích năng lực tài chính của Chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốnđiều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập

Trang 31

Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: đáng giá mức độ chắc chắn trong camkết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trọ (lãisuất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay, thời gian ân hạn,…) (nếu có).

1.2.4.2.6 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ chophần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu

tư Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rấtnhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu Từ kết quả phân tích ở trên

sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thểnhư sau:

Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưavào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chiphí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phảitrả

Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự

án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động côngsuất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm

Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tínhcủa dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sảnxuất trực tiếp

Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tàichính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàngnăm

Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác địnhphần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở choviệc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay

Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện.Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tínhliên tục khi chỉnh sửa số liệu Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lậpkèm theo Báo cáo thẩm định gồm:

Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ)

Trang 32

Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.

Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính,gồm có:

Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50 -70%tổng lợi nhuận sau thuế).

Khấu hao cơ bản.

Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có).

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhómchỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:

* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:

NPV

IRR

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

Nguồn trả nợ hàng năm

Thời gian hoàn trả vốn vay

DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)

Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khácnhư: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới côngnghệ, đào tạo nhân lực, v.v sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể

1.3 Thực trạng công tác thẩm định dự án ở BIDV Nam Hà Nội

Trang 33

Phát triển Việt Nam nhằm chia sẻ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinhdoanh với khách hàng.

- Cho vay dự án tăng trưởng hoàn thành mức kế hoạch giao Ngay từ đầu năm 2009.Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng thẩm định: yêu cầukhách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sửdụng vốn vay

- Một số dự án lớn Chi nhánh cho vay trong năm 2009

đầu tư

Vốn vaychi nhánh

1 Cho vay dự án đầu tư thiết bị dây

chuyền sản xuất bao bì TT

hạ tầng

3 Cho vay mua ô tô chở khách

Công ty vận tải hành khách công cộng

2 Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần LILAMA 10

3 Loại hình dự án : Đầu tư mới

4 Sản phẩm của dự án : Tòa nhà văn phòng làm việc và văn phòng cho thuê

6 Tổng vốn đầu tư : 190.118.000.000 đồng (kể cả lãi vay trong thời gian

xây dựng)

7 Hình thức đầu tư : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

1.4.2 Giới thiệu về chủ đầu tư:

1 Tên đơn vị chủ đầu tư: Công ty Cổ phần LILAMA10

2 Đại diện doanh nghiệp: Ông Trần Đình Đại- Chức vụ: Tổng Giám đốc.

- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần (51% vốn Nhà nước)

- Số hiệu tài khoản tại Chi nhánh Nam Hà Nội:

Trang 34

+ Tiền gửi : 213.10.000001819

- Địa chỉ: Số 989 Đường Giải Phóng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai,Thành phố Hà Nội

- Tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần hạch toán kinh tế độc lập

- Tổ chức bộ máy quản lý:

* Hội đồng quản trị:

* Ban giám đốc:

+ Ba xí nghiệp: XN 10-1, XN 10-2, XN 10-4

+ 01 Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép

+ 2 chi nhánh tại Sơn La và Gia Lai

+ Các văn phòng đại diện

Trang 35

+ Sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Gia công chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy;

+ Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại;

+ Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng;

+ Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại;

+ Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất (Không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất)

- Vốn điều lệ: 90.000.000.000 đồng

1.4.3 Nhu cầu của khách hàng:

1 Số tiền đề nghị vay : 129.169 triệu đồng

2 Thời gian vay : 13 năm

3 Thời hạn rút vốn : 33 tháng kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên

4 Mục đích vay vốn : Xây dựng tòa nhà 15 tầng làm trụ sở văn phòng Công ty

Cổ phần LILAMA 10 và làm văn phòng cho thuê

5 Đảm bảo tiền vay:

- Thế chấp tài sản hình thành từ dự án bằng nguồn vốn vay ngân hàng và vốn

tự có;

- Số dư tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh và tại các TCTD khác;

- Các khoản phải thu theo Hợp đồng kinh tế đã ký kết

Trang 36

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015215 ngày 29/12/2006

+ Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty CP LILAMA 10

+ Biên bản đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần LILAMA 10 ngày16/12/2006

+ Biên bản họp Hội đồng quản trị lần thứ nhất ngày 16/12/2006

+ Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu ngày 03/01/2007

+ QĐ bổ nhiệm Tổng Giám đốc số 01/CT-HĐQT ngày 11/01/2007

+ QĐ bổ nhiệm Kế toán trưởng số 05/CT-H ĐQT ngày 11/01/2007

+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 5400101273

1.4.4.2 Hồ sơ tài chính, sản xuất kinh doanh:

- Báo cáo tài chính các năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007, Quý I,II

năm 2008 của Công ty

1.4.4.3 Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:

+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty Cổ phần LILAMA 10 được thành lập trên cơ sở quyết định số 1672/QĐ-BXD ngày 11/12/2006 của Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty Lắp máy vàXây dựng số 10 thành Công ty Cổ phần LILAMA 10 Ngày 01/01/2007 Công ty Cổphần LILAMA 10 đã chính thức đi vào hoạt động

- Về tình hình sản xuất kinh doanh:

120.520

4 Lợi nhuận từ hoạt động 22,508 37,228 15.432 14,720 65.40%

Trang 37

Bảng 1.5: Tình hình sản suất kinh doang của doanh nghiệp 2006-2008

Công ty Cổ phần LILAMA 10 tiền thân là Công ty Lắp máy và Xây dựng số 10

là một trong những đơn vị lá cờ đầu của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam với thếmạnh nổi trội trong ngành công nghiệp xây dựng, lĩnh vực xây dựng các công trìnhthủy điện, nhiệt điện, xi măng, đường dây tải điện, trạm biến thế và đặc biệt là lắpráp thiết bị máy móc cho các công trình xây dựng… Trong nhiều năm qua, Công ty

đã tham gia thi công rất nhiều các công trình lớn như thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điệnYALY, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, nhiệt điện Uông Bí, thủy điện TuyênQuang, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn, thuỷđiện Nậm Công 3, thuỷ điện Sơn La…Trong đó có 2 công trình trọng điểm CấpQuốc gia là: Xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và xây dựng Thuỷ điện Sơn La.Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã tạo dựng và khẳng định được thếmạnh với thương hiệu LILAMA10 trên thị trường Năm 2007, với uy tín của mình,Công ty đã ký kết được một số hợp đồng thi công các công trình có giá trị lớn nhưthuỷ điện Nậm Công 3, thuộc huyện Sông Mã - Tỉnh Sơn La, đầu tư theo hình thứcBOO (đầu tư-khai thác-sở hữu) , tổng mức đầu tư là 170tỷ, dự kiến khi dự án phátđiện, doanh thu hàng năm là 20tỷ Đặc biệt công ty được Tổng Công ty giao nhiệm

Trang 38

vụ thi công công trình Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, một trong những công trìnhtrọng điểm cấp Quốc gia với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng Đây được xemnhư một vinh dự to lớn của Tổng Công ty Lắp máy cũng như của tập thể cán bộcông nhân viên Công ty CP LILAMA 10.

Năm 2007, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã tặng “Cờ thi đua xuất sắc” cho tập thể

CBCNV Công ty và đặc biệt hơn, ngày 27/02/2008 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng danh hiệu”Đơn vị Anh hùng lao động” cho

Công ty CP LILAMA10 thuộc Tổng công ty lắp máy VN - Bộ Xây dựng và nhiềuchứng chỉ về chất lượng sản phẩm được các chủ đầu tư công nhận

Năm 2007 là năm đánh dấu một sự kiện lớn đối ban lãnh đạo và tập thể CBCNVcông ty Cổ phần LILAMA10 đó là ngày 25/12/2007 Công ty đã chính thức niêm yết9.000.000.000 cổ phiếu lên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với

mã giao dịch L10 Đây là một bước đi quan trọng trong việc quảng bá thương hiệucủa công ty cũng như tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của Công ty trên thịtrường chứng khoán Đây cũng là công ty đầu tiên trong Tổng công ty lắp máy ViệtNam niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán

Cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, năng động, đội ngũ công nhân kỹ thuậtlành nghề có kinh nghiệm, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhữngnăm qua ngày càng tăng trưởng và mở rộng Năm 2007 khép lại với những thànhcông nhất định, các con số phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty đều tăng đã thể hiện những cố gắng không ngừng của tập thể hơn 2000CBCNV Nhìn chung, doanh thu của Công ty không ngừng tăng qua các năm, năm

2007 tốc độ tăng doanh thu đạt 20.39% so với năm 2006, năm 2007 doanh thuthuần của công ty đạt 205,846 triệu đông, tăng 34.866 triệu đồng so với năm 2006.Giá trị SXKD đạt 276.1 tỷ đồng đạt 110% so với kế hoạch, tăng 21% so với năm

2006, thu nhập bình quân đạt 2,150 triệu đồng/người/tháng Đây là năm thứ 25 liêntiếp công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh.Trong tình hình kinh

tế nước ta có nhiều biến động thì thành tích trên là đáng kể

Những tháng đầu năm 2008 là giai đoạn hết sức khó khăn đối với các doanhnghiệp trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, tuy nhiên tính đến30/06/2008 bằng sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, ban Giám đốc và sự lỗ lực củađội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần LILAMA 10 đã đạt được nhữngthành tích đáng kể, đánh giá về khả năng hoàn thành các chỉ tiêu, có thể dựa vàobảng số liệu sau:

Trang 39

(Tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu/năm Kế hoạch năm

2008

Thực hiện đến 30/06/2008

Hoàn thành (%)

1 Giá trị sản lượng 398,5

3 Lợi nhuận trước

Bảng 1.6: Danh mục chỉ tiêu hoạt động của công ty năm 2008

Hiệu quả hoạt động thể hiện cả ở số lượng và chất lượng, lợi nhuận năm

2007 đạt 14.864 triệu đồng tăng 3.552 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng314.47%, 6 tháng đầu năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 7,8 tỷ, tươngứng 39% kế hoạch năm 2008

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được đánh giá qua chỉ tiêu vòng quay vốn làkhá tốt Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động tiếp tụcduy trì ổn định và phát huy theo hướng tích cực phản ánh hiệu quả đồng vốn đượcnâng lên rõ rệt qua từng năm

Năm 2007 cũng là năm công ty căng sức trên khắp các công trình xây dựngcủa cả nước Đảm nhận thi công 12 công trình chính trong đó có 2 công trình trọngđiểm quốc gia là thuỷ điện Sơn La và nhà máy lọc dầu Dung Quất với một khốilượng công việc rất lớn Khối lượng đã thi công tại 12 công trình chính như sau:

- Chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép: 5.218 tấn

Trang 40

ca 1.373 tỷ đồng cho việc cải tạo sửa chữa văn phòng điều hành, xây dựng nhàgiới thiệu sản phẩm

Có thể nói, vượt trên mọi khó khăn, việc tìm kiếm công việc diễn ra vô cùnggay gắt trong bối cảnh cạnh tranh, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn laođộng (hơn 2000 người), các công trình thi công dàn trải khắp cả nước thì những kếtquả mà đơn vị đã đạt được trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗlực to lớn của Ban lãnh đạo và tập thể người lao động trong việc duy trì sự pháttriển ổn định và bền vững

Ngày đăng: 12/01/2016, 21:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình: Lập dự án đầu tư _ PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2008 Khác
2. Giáo trình Kinh tế đầu tư_PGS.TS Từ Quang Phương. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2007 Khác
3. Giáo trình Thẩm định tài chính dự án đầu tư Khác
4. Báo cáo đề xuất tín dụng cho vay dự án xây dựng toàn nhà LILAMA 10 Khác
5. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007, 2008, 2009 của Chi nhánh Nam Hà Nội Khác
6. Tài liệu Hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2010 Chi nhánh Nam Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w