1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện

52 830 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện

Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội LỜI CẢM ƠN Em gửi lời cám ơn đặc biệt tới cô Trần Thị Phiến và anh Trần Huy Dương cùng với các anh chị trong Phòng Công nghệ phần mềm trong Quản Viện Công nghệ thông tin đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn các thày cô trong Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, các anh chị trong Thư viện Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án. Cuối cùng em xin được cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện đồ án này. Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2006 Sinh viên Đỗ Thị Anh Đào GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 1 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI GIỚI THIỆU 4 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN THƯ VIỆN 6 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH CHUẨN MARC 8 2 1 Định nghĩa về MARC 8 2 2 Phạm vi ứng dụng của khổ mẫu thư mục MARC 9 2 3 Loại bản ghi thư mục .10 2 4 Cấu trúc bản ghi thư mục .10 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN THƯ VIỆN HIỆN NAY 22 3 1 Trên Thế Giới .22 3 2 Tại Việt Nam 23 3 3 So sánh chuẩn MARC 21 với các chuẩn khác 26 CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA BÀI TOÁN 27 4.1. Giới thiệu bài toán 27 4.2. Phạm vi ứng dụng của bài toán 28 4.2.1.Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách thông thường 28 4.2.2.Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục tạp chí nhiều kỳ 40 4.2.3.Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục dữ liệu số 44 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG .49 THÔNG TIN THƯ VIỆN THEO CHUẨN BIÊN MỤC DỮ LIỆU MARC 2149 5.1. Các yêu cầu đối với công tác quản thư viện theo chuẩn MARC 21 .49 5.2. Phân tích yêu cầu và liệt kê các chức năng của chuẩn MARC 21 trong biên mục 51 5.3. đồ phân rã chức năng .53 5.4. đồ luồng dữ liệu 54 GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 2 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 5.5. Thiết kế CSDL quản theo chuẩn MARC 21 .60 5.5.1.Xác định các thực thể .60 5.5.2.Sơ đồ quan hệ thực thể 71 CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH DEMO BIÊN MỤC SÁCH VÀ ẤN PHẨM NHIỀU KỲ THEO CHUẨN MARC 21 .73 6.1. Các công cụ xây dựng chương trình 73 6.2. Các tính năng chính của chương trình: 73 6.2.1.Biên mục 74 6.2.2.Bạn đọc 79 6.2.3.Tra cứu 80 6.2.4.Mượn trả 82 KẾT LUẬN 86 PHỤ LỤC 1: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH .87 PHỤ LỤC 2: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .89 GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 3 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 TRONG QUẢN THƯ VIỆN. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin thông qua mạng đã trở nên ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực thư viện thì vấn đề trao đổi dữ liệu liên thư viện là rất quan trọng khi mà lượng dữ liệu nhập vào là rất lớn thì việc trao đổi dữ liệu từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản thư việnthư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Một vấn đề đặt ra cho các thư viện trong thời đại thông tin là các thư viện phải có khả năng tra cứu các dữ liệu có tại các thư viện khác (hay còn gọi là tra cứu liên thư viện). Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó. Không nằm ngoài luồng phát triển đó, với mục tiêu xây dựng một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác thư viện, đề tài nghiên cứu của em sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ khâu biên mục sách và tài liệu theo chuẩn MARC 21. Với việc biên mục bằng chuẩn MARC 21 thì khả năng lưu trữ, xử thông tin của máy tính, công tác quản thư viện sẽ trở lên dễ dàng và chính xác, giải phóng phần lớn sức lao động của nhân viên thư viện cũng như tiện lợi hơn cho độc giả. MARC 21 trở thành chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống thư viện trên cơ sở sử dụng tiếng Anh sử dụng. Sự lợi ích của MARC cho phép máy tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục, có nghĩa là cho phép người sử dụng truy cập mạnh mẽ hơn các bản ghi, in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau nhưng lợi ích chính là trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới. Đây là một lợi ích to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò mà MARC đem lại khi biên mục tập trung. Áp dụng MARC cho tất cả thư viện thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho một công việc mà hàng GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 4 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội ngàn thư viện trên toàn quốc vẫn cứ lập đi, lập lại khi biên mục một tài liệu, mà đáng lẽ ra chỉ một nơi làm ra bản ghi đó và tất cả các thư viện lấy về cập nhật vào CƠ SỞ DỮ LIỆU của thư viện mình. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tham khảo điều này trên mạng khi các thư viện quốc gia lớn trên thế giới sử dụng mục lục trực tuyến như COPAC, LC, OCLC và trên tất cả các bản ghi thư mục ở trường 003 (Nhận dạng số kiểm soát) đều có ký hiệu nơi tạo ra bản ghi là các thư viện quốc gia, hay các tổ chức thư viện lớn của thế giới. Cấu trúc của đồ án:  Chương 1: Khái niệm về mô hình quản thư viện.  Chương 2: Tìm hiểu về mô hình chuẩn MARC  Chương 3: Tình hình ứng dụng chuẩn MARC 21 vào quản thư viện hiện nay.  Chương 4: Giới thiệu bài toán.  Chương 5: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin thư viện theo chuẩn biên mục dữ liệu MARC 21.  Chương 6: Chương trìn Demo biên mục sách và ấn phẩm nhiều kỳ theo chuẩn MARC 21. GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 5 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN THƯ VIỆN Thư viện được UNESCO định nghĩa khá tổng quát ”Thư viện, không phụ thuộc vào tên của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài nguyên đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.” Từ định nghĩa trên và qua khảo sát thực tế, phần lớn các thư viện hoạt động theo mô hình: Hình 1: Mô hình hoạt động của phần lớn các thư việnQuản lý: Phục vụ công tác giám sát, thông tin và quản toàn bộ hoạt động chung của thư viện. GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 6 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội • Quản bạn đọc: Quản cộng đồng bạn đọc và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bạn đọc như cấp thẻ, in thẻ, gia hạn thẻ và cắt hiệu lực thẻ. . . • Bổ sung: thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện, quản từ khi đặt mua đến khi tài liệu được xếp trên giá. • Biên mục: thực hiện công tác biên mục bao gồm nhập mới, sửa chữa, xoá, duyệt, thao tác xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu, nhằm giúp người dùng nắm được thông tin về mọi mặt của tài liệu – nội dung, công dụng, hình thức để tiến hành chọn lựa phù hợp với yêu cầu tìm tin. Nói tóm lại, biên mục nhằm mục đích tổ chức hệ thống thông tin hiện đại cho phép tìm kiếm thông tin tài liệu đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và nâng cao hiệu quả khai thác thông tin. Ngoài ra, còn thực hiện việc thu thập thông tin, tư liệu qua Internet, TV, CDROM, . và biên tập các nguồn thông tin tư liệu này nhằm tạo ra nguồn thông tin số hoá đáp ứng yêu cầu khai thác của bạn đọc và thống nhất với nguồn thông tin, tư liệu của thư viện. • Quản mượn trả: thực hiện nghiệp vụ mượn, trả sách và quản bạn đọc. Đây cũng là các tác nghiệp cơ bản của nghiệp vụ quản thư viện truyền thống. • Nhóm tra cứu: Đây là nhóm bạn đọc hoặc khách tham quan, những người cần tra cứu thông tin tài liệu có trong thư viện để tìm những thông tin cần thiết. • Ấn phẩm định kỳ: quản các ấn phẩm lặp lại mang nhiều đặc thù riêng với các mức định kỳ xê dịch từ nhật báo hàng ngày đến các ấn phẩm hàng năm như niên giám hoặc thưa hơn nữa. GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 7 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH CHUẨN MARC 2 1 Định nghĩa về MARC Bản ghi MARC là viết tắt của Machine-Readable Cataloging record. Machine-readable: Là những định dạng được lưu trữ, tổ chức sao cho máy vi tính có thể đọc được. Cataloging record: Là những thông tin được lưu trong những phích sách truyền thồng. Trong những phích sách này thường lưu những thông tin như : Mô tả về quyển sách, Các mục từ chính, Tiêu đề của quyển sách, Các thông tic khác như Call Number. MARC 21 có nghĩa là biên mục máy tính đọc được. Năm 1996, Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ và Thư viện Quốc gia Canada đã phối hợp và biên soạn, phổ biến MARC 21. Từ đó đến nay, MARC đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin thư viện. Khổ mẫu MARC cho dữ liệu thư mục là một chuẩn được sử dụng rộng rãi cho việc trình bày và trao đổi dữ liệu thư mục. Một bản ghi Marc gồm 3 yếu tố: - Cấu trúc bản ghi. - Mã định danh nội dung. - Nội dung dữ liệu của bản ghi. Cấu trúc bản ghi là một triển khai ứng dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 2079-Khổ mẫu trao đổi thông tin (Format for Information Exchange) và tiêu chuẩn tương đương của Hoa Kỳ ANSI/NISO Z39.2-Trao đổi thông tin thư mục(Bibliographic Information Interchange). Định danh nội dung là các mã và quy ước được thiết lập để xác định và đặc trưng hóa các phần tử dữ liệu bên trong bản ghi, hỗ trợ việc thao tác với dữ liệu đó, được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu trong tất cả các khổ mẫu MARC. GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 8 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội Nội dung của các yếu tố dữ liệu tạo thành bản ghi MARC thông thường được quy định bên ngoài các khổ mẫu này. Ví dụ về các chuẩn đó là: Mô tả thư mục chuẩn Quốc tế (ISBD-International Standard Bibliographic Description), quy tắc biên mục Anh-Mỹ AARC (Anglo American-Cataloguing Rule). Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ(LCSH-Library of Congress Subject Headings) hoặc các quy tắc biên mục; các từ điển chuẩn và hệ thống phân loại được sử dụng bởi cơ quan tạo ra bản ghi. Nội dung của một số yếu tố dữ liệu mã hóa được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu MARC. 2 2 Phạm vi ứng dụng của khổ mẫu thư mục MARC MARC 21 được sử dụng để làm một công cụ chứa thông tin thư mục về các tài liệu văn bản in và bản thảo, tệp tin, bản đồ, bản nhạc, xuất bản phẩm nhiều kỳ, tài liệu nghe nhìn và các tài liệu hỗn hợp. Khổ mẫu thư mục chứa các yếu tố dữ liệu cho các loại hình tài liệu sau: - Sách - sử dụng cho các tài liệu văn bản được in, bản thảo và các tài liệu vi hình có bản chất chuyên khảo. - Xuất bản nhiều kỳ - sử dụng cho tài liệu văn bản được in, bản thảo và các tài liệu vi hình mà nó được sử dụng rộng rãi ở dạng từng phần với phương thức xuất bản lặp lại (như ấn phẩm định kỳ, báo, niên giám…). - Tệp tin - sử dụng cho phần mềm máy tính, dữ liệu số, các tài liệu đa phương tiện định hướng cho sử dụng bằng máy tính, hệ thống hay dịch vụ trực tuyến. Các loại thông tin điện tử khác đã mã hóa theo khía cạnh quan trọng nhất của chúng. - Bản đồ - sử dụng cho tài liệu bản đồ được in, bản thảo và vi hình bao gồm tập bản đồ, bản đồ riêng lẻ và bản đồ hình cầu. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ. - Âm nhạc – sử dụng bản nhạc in, bản thảo và vi hình cũng như nhạc ghi âm và những tài liệu ghi âm không phải nhạc khác. Tài liệu có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ. GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 9 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội - Tài liệu nhìn-sử dụng cho những loại tài liệu chiếu hình, không chiếu hình, đồ họa hai chiều, vật phẩm nhân tạo hay các đối tượng gặp trong tự nhiên ba chiều, các bộ tài liệu. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ. - Tài liệu hỗn hợp - sử dụng chủ yếu cho những sưu tập lưu trữ và bản thảo của hỗn hợp các dạng tài liệu. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ. 2 3 Loại bản ghi thư mục Các loại bản ghi thư mục MARC được phân biệt khác nhau bởi mã đặc thù trong vị trí đầu biểu. Có những kiểu bản ghi sau: - Tài liệu ngôn ngữ. - Bản thảo tài liệu ngôn ngữ. - Tệp tin. - Tài liệu bản đồ. - Bản thảo tại liệu bản đồ. - Bản nhạc có chú giải. - Bản thảo bản nhạc. - Ghi âm âm nhạc. - Tài liệu chiếu hình. - Đồ họa không chiếu hai chiều. - Vật phẩm nhân tạo ba chiều và đối tượng tự nhiên. - Bộ tài liệu. - Tài liệu hỗn hợp. 2 4 Cấu trúc bản ghi thư mục Cấu trúc một bản ghi thư mục theo MARC bao gồm 3 thành phần chủ yếu: - Đầu biểu. GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 10 [...]... nhất trên mạng toàn cầu Internet đều sử dụng MARC 21 MARC 21 đã trở thành chuẩn quốc tế cho biên mục máy đọc được, hay chuẩn trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu 3 2 Tại Việt Nam Chuẩn MARC đang từng bước được áp dụng tại một số thư viện Việt Nam Một số phần mềm của Việt Nam như Libol và Ilib đã áp dụng chuẩn MARC 21 trong quản thư viện Các thư viện đã áp dụng chuẩn này: Trường Đại học Nông Nghiệp... bản MARC riêng cho quốc gia mình như AUSMARC, Japan MARC, Chine MARC UNIMARC ra đời mặt dù được sử dụng rộng rãi và đặc biệt ở Châu Ấu nhưng vẫn không trở thành một chuẩn quốc tế Hiện nay, hầu hết hệ thống thư viện của các quốc gia phát triển trên thế giới đã áp dụng chuẩn này để tự động hoá thư viện, liên thông thư viện, chia sẻ nguồn lực thông tin Một số trường Đại học lớn trên Thế giới đã áp dụng chuẩn. .. trao đổi dữ liệu liên thư viện với nhau Một số thư viện trên Thế giới đã áp dụng chuẩn MARC 21 để biên mục tài liệu như: Thư viện Quốc hội Mỹ(http://catalog.gov/) Hình 2: Màn hình thực đơn quản thư viện GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 22 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội Hình 3: Màn hình xuất dữ liệu của Thư viện Quốc hội Mỹ MARC 21 đang được dùng rộng... 43TH 21 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN THƯ VIỆN HIỆN NAY 3 1 Trên Thế Giới MARC được phát triển từ những năm 1960 khi ngành máy tính ra đời và áp dụng vào trong công tác tự động hóa thư viện, cho phép các thư viện trên toàn thế giới trao đổi dữ liệu biên mục với nhau Đồng thời một số Quốc gia trên thế giới phát triển một. .. tế là Một số vấn đề về úng dụng chuẩn MARC 21 trong quản thư viện GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 27 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội Phần DEMO chương trình sẽ tập trung vào chức năng quản công tác biên mục sách và tạp chí với những trường MARC cơ bản nhất theo cơ chế động 4.2 Phạm vi ứng dụng của bài toán Với những thông tin thu thậo được trong. .. từ Thư viện Quốc gia Anh và những thư viện khác Vì thế mà UKMARC được phát minh và được dựa vào việc sao chép biểu ghi đối với những thư viện phụ thuộc vào Thư viện Quốc gia Anh Những biến thể khác của MARC được hình thành với do tương tự như AUSMARC ở Australia, MAB ở Đức, CanMARC ở Canada… Khi công nghệ xuất bản trở nên mở rộng trên phạm vi quốc tế, nhiều thư viện ủng hộ việc quốc tế hóa chuẩn MARC. .. Thuỷ Lợi Hà Nội 3 3 So sánh chuẩn MARC 21 với các chuẩn khác USMARC là một dạng thức trao đổi bản ghi được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ phát triển từ MARC 1 sang MARC 2 và trở thành USMARC từ năm 1968 Trong khi ở Hoa Kỳ Thư viện Quốc hội tiếp tục chiếm lĩnh việc phân phối bản ghi mục lục thì những nơi khác nhiều cơ sở cũng tự mình hình thành những nhà cung cấp MARCmột tiêu chuẩn hình thức phức tạp, nó... thông tin về in ấn) 3XX Mô tả vật 4XX Thông tin tùng thư 5XX Phụ chú GVHD: Trần Thị Phiến SVTH: Đỗ Thị Anh Đào - Lớp 43TH 12 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 6XX Các trường về truy cập chủ đề Tiêu đề bổ sung, không phải chủ đề hoặc tùng thư; trường 7XX liên kết 8XX Tiêu đề tùng thư bổ sung, sưu tập… 9XX Dành cho ứng dụng cục bộ Bảng 2: Một số nhóm trường đặc thù Kiểu nhóm... được trong quá trình khảo sát, trong khuôn khổ báo cáo tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu về các trường MARC để xác định một số trường chính phục vụ cho việc biên mục sách, tạp chí và dữ liệu số: 4.2.1 Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách thông thư ng • 001 -Số kiểm soát - Định nghĩa và phạm vi trường: Trường này chứa số kiểm soát do tổ chức tạo lập, sử dụng hoặc phổ biến bản ghi gán... chứa thuật ngữ chủ đề được sử dụng làm tiêu đề bổ sung chủ đề Các tiêu đề bổ sung chủ đề có thể chứa các thuật ngữ chủ đề chung, bao gồm cả các tên sự kiện và đối tượng - Cấu trúc trường: Chỉ thị và mã trường con: Chỉ thị: Chỉ thị 1: Cấp độ của chủ đề # Không có thông tin Chỉ thị 2: Hệ thống đề mục chủ đề/ Từ điển từ chuẩn 4 Nguồn của thuật ngữ chủ đề không xác định 7 Nguồn được ghi trong trường con $2

Ngày đăng: 27/04/2013, 22:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN - Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện
1 KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN (Trang 6)
Bảng 2: Một số nhóm trường đặc thù. - Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện
Bảng 2 Một số nhóm trường đặc thù (Trang 13)
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY - Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện
3 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY (Trang 22)
Hình 4: Thư viện Khoa học Tổng hợp Bình Định: http://www.thuvienbinhdinh.com - Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện
Hình 4 Thư viện Khoa học Tổng hợp Bình Định: http://www.thuvienbinhdinh.com (Trang 24)
Hình 5: Màn hình tìm kiếm của Thư viện Tổng hợp Bình Định - Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện
Hình 5 Màn hình tìm kiếm của Thư viện Tổng hợp Bình Định (Trang 25)
Hình 6: Màn hình xuất dữ liệu của Libol - Một số vấn đề về ứng dụng chuẩn Marc 21 trong quản lý thư viện
Hình 6 Màn hình xuất dữ liệu của Libol (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w