1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tiểu luận rừng nhiệt đới

63 855 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 775,1 KB

Nội dung

“Quần lạc sinh địa rừng nên hiểu là một khoảnh rừng bất kì trên một khoảnh đất đai nhất định, có sự thuần nhất về tổ thành, cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành, cả về mối

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU

Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ mà nếu

ta biết vận dụng chúng theo quy luật phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đi đôi với môi trường

Sinh thái học là khoa học về quan hệ của sinh vật hoặc một nhóm sinh vật với môi trường xung quanh, hay là khoa học về quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường của chúng Trong đó, rừng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta

Rừng nhiệt đới nói riêng cũng như rừng nói chung đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ trái đất Nó là một nguồn tài nguyên vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta Nếu chúng ta biết sử dụng và khai thác hợp lý thì nó mang lại cho chúng ta một nguồn tài nguyên

vô cùng quan trọng, nhưng nếu chúng ta sử dụng không hợp lý thì đem lại những mối đe dọa không lường trước

Bài tiểu luận này nói lên một cách khái quát về rừng nhiệt đới trên thế giới và ở Việt Nam, về những quần xã thực vật sinh sống ở rừng nhiêt đới Những lợi ích của rừng nói chung và của rừng nhiệt đới nói riêng, cũng như mối đe dọa hiện nay đối với rừng

Trong quá trình làm tiểu luận cũng như thuyết trình không tránh khỏi sai sót, mong cô hướng dẫn thêm cho chúng em Chúng em chân thành cảm ơn

Trang 2

MỤC LỤC

A KHÁI QUÁT HỆ SINH THÁI RỪNG

II.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường 8 1.Các nhân tố môi trường tác động tới hệ sinh thái 8

2.ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân bố hệ sinh

5.ảnh hưởng của người đối với thực vật và thảm thực vật 12

5.2.Con người làm phong phú hệ thực vật địa phương 13

1.Khái niệm diễn thế hệ sinh thái rừng 13

B.RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI

Trang 3

3.Tiến hóa của rừng mưa nhiệt đới 16

4.1.Khái niệm cấu trúc hệ sinh thái rừng 18

4.2.Đặc điểm cấu trúc hệ sinh thái rừng 18

4.2.5.Ngoại mạo của các loài cây trong rừng mưa nhiệt đới 21

II.Đa dạng sinh học của thực vật rừng mưa 27

V.Các nhân tố biến đổi rừng mưa nhiệt đới 31

2.Nguyên nhân suy thoái của rừng mưa 31

C.RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI Ở VIỆT NAM

I.Hệ sinh thái rừngkín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 32

3.1.2.Thảm thực vật trên đất phi đá vôi 38

Trang 4

3.2.1.Thảm thực vật trên đất đá vôi 38

3.2.1.1.Rừng núi đá vôi ở đai thấp dưới 700m 38 3.2.1.2.Rừng núi đá vôi ở đai cao 700-1000m 38 IV.Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên 45

2.1.1.Vành đai khí hậu á nhiệt đới núi thấp 46

2.1.2.Vành đai khí hậu ôn đới núi cao trung bình 46

3.1.3.Kiểu phụ miền thân thuộc với khu hệ thực vật

3.2.Hệ sinh thái rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình 49

D.QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI

1.Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng 55

1.3.Thành lặp và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên 56

1.6.Ngăn chặn tình trạng phá rừng để sản xuất nông nghiệp 57 1.7.Tổ chức lại lực lượng quản lí bảo vệ rừng 57

1.Nghị định về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm 58 2.Dùng chó nghiệp vụ để bảo vệ rừng 58

Trang 5

A.KHÁI QUÁT HỆ SINH THÁI RỪNG

I.Hệ sinh thái rừng

Xét về mặt cơ cấu,có thể phân chia hệ sinh thái ra các thành phần sau đây:

*Chất vô cơ (C, N, CO 2 , H 2 O…) tham gia vào chu trình tuần hoàn

vật chất

*Chất hữu cơ (protêin, gluxid, lipid, các chất mùn…) liên kết các

thành phần hữu sinh và vô sinh

*Chế độ khí hậu: nhiệt độ và các yếu tố khác

*Sinh vât là thành phần sống của hệ sinh thái Xét về quan hệ dinh dưỡng có hai phần sau: sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng

+ Sinh vật tự dưỡng (còn gọi là sinh vật sản xuất) chủ yếu là

cây xanh, chuyển hóa quang năng thành hóa năng ngờ quá trình quang hợp Ngoài ra còn có các cơ thể hiển vi như: vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn hóa tổng hợp cũng dược coi là sinh vật sản xuất + Sinh vật dị dưỡng, chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp xếp lại và phân hủy các chất hưu cơ phức tạp Chia làm hai nhóm:

ƒ Sinh vật tiêu thụ

ƒ Sinh vật phân hủy

Rừng là một quần lạc sinh địa

*Theo Sucasốp,quần lạc sinh địa là tổng hợp trên một bề mặt

nhất định các hiện tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển,thực vật,thảm đá mẹ,thế giới động vật,thế giới vi sinh vật,đất và điều kiện thủy văn),có đặc thù riêng về tác động tương hỗ của các bộ phận tổ thành,có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác định giữa chúng với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống nhất biện chứng có mâu thuẫn nội tại đang ở trong sự vận động phát triển không ngừng

*Bản chất mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của quần lạc

sinh địa là quá trình tích lũy, chuyển hóa vật chất và năng lượng Đó gọi là chu trình quần lạc sinh địa, nó quyết định mọi quy luật phát

sinh, sinh trưởng, phát triển và diễn thế hệ sinh thái

*Mỗi hệ sinh thái rừng có một quá trình quần lạc sinh địa học đặc trưng, trong đó quần lạc thực vật-nhất là tổ thành tầng cây cao-giữ vai trò quyết định trong việc tích lũy và chuyển hóa vật chất năng lượng

*Trong tổ thành loài cây cao, loài cây lập quần là loài cây có vai

trò chủ đạo trong việc sáng lập nên quần thể bển trong của quần thể Chỉ có quần thể hệ sinh thái rừng mới có khả năng tạo nên một nội cảnh riêng biệt khác với các nhân tố môi trường bên ngoài

Trang 6

*Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng là trong tổ thành thực vật, loài cây cao phải chiếm ưu thế, chúng có một mật độ nhất định mọc chung với nhau trên một diện tích nhất định, giữa các thực vật hệ sinh thái rừng với nhau và giữa thực vật hệ sinh thái rừng với hoàn cảnh có mối quan hệ qua lại với nhau

“Quần lạc sinh địa rừng nên hiểu là một khoảnh rừng bất kì

trên một khoảnh đất đai nhất định, có sự thuần nhất về tổ thành, cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành, cả về mối quan hệ lẫn nhau, là thuần nhất về thảm thực vật, vi sinh vật, lớp đá mẹ và về điều kiện thủy văn, khí quyển và đất, về sự tác động lẫn nhau giữa chúng, về kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần hợp thành và các hiện tượng tự nhiên khác.”

*Hệ sinh thái rừng luôn luôn vận động theo những quy luật tất yếu của hệ sinh thái và hình thành nên những quần lạc có tính ổn định cao,luôn diễn ra các quá trình chức năng để đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ sinh thái:

Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ trong hệ sinh thái

ƒ Quá trình tổng hợp:bản chất hóa học là quá trình oxy hóa nướ giải phóng oxy và phản ứng khử điôxit cacbon thành hyđrat cacbon

và nước, diễn ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh để chuyển hóa quang năng của ánh sáng mặt trời thành hóa năng tồn tại trong các chất hữu cơ phức tạp

ƒ Quá trình phân hủy: bản chất là quá trình oxy hóa sinh học giải phóng năng lượng Đây chính là quá trình phân hủy các chất hữu cơ thông qua hiện tượng hô hấp Hô hấp bao gồm 3 loại: hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men

Hai quá trình này diễn ra đồng thời, quá trình tổng hợp chất hữu

cơ tạo ra tiền đề vật chất và năng lượng cho quá trình phân hủy, ngược lại quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp

Điều khiển sinh học của môi trường hóa học trong hệ sinh thái

ƒ Mỗi sinh vật không những thích nghi với môi trường vât lý trong sưj tác động tổng hợp theo khuôn khổ của hệ sinh thái mà còn thích nghi với môi trường địa hóa theo nhu cầu sinh học của mình

ƒ Môi trường điều khiển hoạt động sống của sinh vậtnhưng bằng những phương thức khác nhau sinh vật cũng ảnh hưởng và điều khiển môi trường vô sinh

Nội cân bằng của hệ sinh thái

* Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rất đa dạng và luôn có xu hướng ổn định

Trang 7

* Do có sự đa dạng về các thành phần trong hệ sinh thái rừng nên

có sự đa dạng về chuỗi thức ăn, mức độ dài ngắn của của chuỗi thức

ăn trong hệ sinh thái cũng khác nhau

* Chuỗi thức ăn càng ngắn tức là càng gần với sinh vật gốc thì càng có nhiều năng lượng được sử dụng

* Nhu cầu về thức ăn của các thành phần hệ sinh thái rừng luôn có

xu hướng dẫn tới sự cân bằng và do đó nó giữ được sự ổn định của hệ thái rừng

*Trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình nội cân bằng:

+ Hệ sinh thái rừng cũng tương tự như thành phần quần thể, các cá thể của chúng luôn có khả năng tự duy trì và điều hòa

+ Qua mối liên hệ ngược, cơ chế tự điều khiển tác động lên mức độ của hệ sinh thái bao gồm cơ chế dự trữ và thải bỏ chất dinh dưỡng, cơ chế tổng hợp và phân giải chất hữu cơ

+ Sự điều khiển trong một giới hạn nào đó đảm bảo tính thích

nghi của hệ sinh thái với môi trường xung quanh

Hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình sinh địa hóa học

*Các chu trình sinh hóa học trong một giới hạn nhất định là các chu trình khép kín và chúng góp phần đảm bảo tính ổn định cao của

+ Quy luật tái sinh:

ƒ Sự tái sinh của các loài cây gỗ lâu năm là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện ở sự xuất hiện một thế hệ cây con thay thế cho thế cho thế hệ cây già cỗi

ƒ Thế hệ cây mới này làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái, thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục

+ Diễn thế rừng (hay quá trình thay thế một hệ sinh thái rừng nay bằng một hệ sinh thái rừng khác):

Trang 8

ƒ Về bản chất, đây là quá trình chọn lọc tự nhiên, loài cây nào thích nghi cao thì tồn tại, thích nghi thấp sẽ bị đào thải khỏi tổ thành rừng

ƒ Quá trình này dẫn dắt rừng qua nhiều trạng thái ổn định tương đối lâu dài gọi là quần lạc cao đỉnh mà ở giai đoạn này tổ thành loài cây cao về cơ bản không thay đổi

ƒ Tính ổn định này thể hiện qua các mặt sau:

9 Thích nghi cao với điều kiện lập điạ

9 Chống chịu cao với yếu tố gây hại

9 Chất lượng rừng tốt

9 Sản lượng rừng cao

9 Tác dụng phòng hộ cao và lâu bền Như vậy trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra các quy luật vận động, các quá trình chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phân chính là những loài cây gỗ lớn, sự phong phú

về tổ thành, tầng tán, cấu trúc…, có quá trình tái sinh quá trình sinh trưởng phát triển phù hợp với quy luật của thiên Do đó có thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổn định cao

II.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường

1.Các nhân tố môi trường tác động tới hệ sinh thái

Đặc tính cơ bản của các nhân tố môi trường là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể sống

Các nhân tố môi trường được chia làm hai loại: các nhân tố môi trường bên ngoài quần thể và các nhân tố môi trường bên trong quần thể

Đặc điểm cơ bản của quần thể thực vật trong hệ sinh thái rừng

là có khả năng sáng tạo ra nội cảnh bên trong quần thể và cải tạo các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể

2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân bố hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng là một hiện tượng địa lý

Mỗi vùng địa lý khác nhau có một tổ hợp các nhân tố sinh thái khác nhau có một kiểu hệ sinh thái đặc trưng và tạo nên một cảnh quan địa lý riêng biệt

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thể hiện cấu trúc phức tạp về thành phần loài cây, khác tuổi, phần lớn là cây lá rộng thường xanh

Trong cùng điều kiện khí hậu, đất đai lại là nhân tố quyết định phân bố lớp thảm thực vật

Mặc dù cùng một chế độ khí hậu, nhưng trên đất đá vôi, đất lầy ngập mặn ven biển, đất đồi trọc với các loại đá mẹ khác nhau hình thành những quần thể thực vật khác nhau

Như vậy,sự phát sinh và tồn tại của hệ sinh thái rừng không tách rời các nhân tố môi trường địa lý

Trang 9

3.Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến hệ sinh thái rừng

Độ phì có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của hệ sinh thhái rừng

III.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường

1.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng tới các nhân tố sinh thái

1.1.Gió

Hệ sinh thái rừng là chướng ngại cơ giới trên đường vận chuyển của gió, làm thay đổi vận tốc gió, hướng gió và tính chất gió, thông qua đó làm thay đổi các nhân tố khác của điều kiện sinh thái

Hệ sinh thái rừng làm thay đổi tốc độ gió ở xung quanh,trong một phạm vi nhất định, ở mặt đón gió cũng như mặt khuất gió

Hệ sinh thái rừng có khả năng làm sạch và chống ô nhiễm không khí Thông qua hiện tượng quang hợp và hô hấp, hệ sinh thái rừng giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng hàm lượng O2 và CO2trong khí quyển

Hệ sinh thái rừng có khả năng ngăn cản, phân phối lại và tích lũy bụi phóng xạ Những hạt nhân phóng xạ bị ngăn cản bởi tán rừng, đuợc lá cây hấp thụ, một phần rửa trôi và bay vào khí quyển Lá cây

có thể hấp thụ 50% lượng ion phóng xạ

Hệ sinh thái rừng có khả năng phân bố lại, hấp thu và làm yếu tiếng ồn

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng còn tạo ra một điều kiện vi khí hậu

có tác dụng tốt đến sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con nguời

Trang 10

2.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến đất đai

2.1.Vật rơi rụng và thảm mục hệ sinh thái rừng

2.1.1 Vật rơi rụng

Thành phần, số lượng vật rơi rụng thay đổi theo loài cây, loại hệ sinh thái rừng, mùa và tuổi Số lượng và thành phần chất rơi rụng còn phụ thuộc đặc điểm, cấu trúc hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng hỗn loài, cây chịu bóng, rụng lá, nhiều tầng thường có vật rơi rụng nhiều hơn hệ sinh thái rừng thuần loài, cây ưa sáng thường xang, ít tầng Mật độ, độ khép tán, độ dấy của hệ sinh thái rừng càng cao thì lượng vật rơi rụng càng lớn

Điều kiện hoàn cảnh thuận lợi, cây sinh trưởng tốt thì lượng vật rơi rụng càng nhiều

2.1.2 Thảm mục hệ sinh thái rừng

Là phần rơi rụng đã mất trạng thái ban đầu và bị phân giải ở những mức độ khác nhau Thảm mục là sản phẩm đặc trưng và là một thành phần của hệ sinh thái rừng, nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống hệ sinh thái rừng

Thảm mục hệ sinh thái rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, là nguyên liệu cơ bản hình thành mùn, là các nhân tố môi trường cư trú thuận lợi và là nguồn dinh dưỡng chính cho vi sinh vật đất cũng như một số loài động vật khác

Ở hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, mặc dù lượng vật rơi rụng nhiều hơn so với hê sinh thái rừng ôn đới nhưng do điều kiện nhiệt và

ẩm cao nên quá trình phân giải thảm mục diễn ra nhanh chóng, lớp này thường mỏng và không che phủ hết mặt đất

2.2.Tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong hệ sinh thái rừng

Cường độ chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng của hệ sinh thái rừng tự nhiên phụ thuộc vaò cấu trúc hệ sinh thái rừng và điều kiện lập địa

Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng, nhiều tầng, mật độ cao có cường độ tuần hoàn dinh dưỡng khoáng lớn hơn hệ sinh thái rừng lá kim thuần loài, một tầng, mật độ thấp

Hệ sinh thái rừng thuần loài, đều tuổi, trong giai đoạn hệ sinh thái rừng sào, cây rừng sinh trưởng mạnh, tỉa cành và tỉa thưa diễn ra với cường độ cao nên cường độ tuần hoàn dinh dưỡng khoáng lớn nhất

Qui mô và cường độ chu trình tuần hoàn dinh dưỡng không ngừng thay đổi

Trang 11

2.3.Quá trình hình thành đất

Vùng nhiệt đới với đặc điểm khí hậu: mưa nhiều, nhiệt đọ cao lại có thảm thực vật xum xuê tươi tốt nên ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đén quá trình hình thành đất ở đay mang tính độc đáo

Do ảnh hưởng của khí hậu, quá trình phong hóa đá mẹ ở nhiệt đới diễn ra chủ yếu ở con đường thủy phân với các sản phẩm chính được hình thành là: Silic và các Silicat, các Sesquioxit sắt và nhôm cùng các bazơ khác nhau

Trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ ở mặt đất đều cao đến mức

đủ để ngăn cản chất hữu cơ không tích lũy được trong điều kiện bình thường

IV.Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

1.Cây kí sinh: là nhóm phổ biến gồm 2 nhóm nhỏ

1.1.Nhóm nửa kí sinh

Ngoài những cây sống bám ( phụ sinh hay bì sinh), một số loài vừa có diệp lục như cây sống bám, lại vừa có rễ mọc thủng cây chủ

để hút một phần thức ăn từ cây chủ, nghĩa là chúng chỉ phụ thuộc

một phần vào cây chủ, ví dụ như cây tầm gửi (Loranthus) sống trên cây Sếu (Celtis australis), cây Dâu tằm ( Morus alba) Đó chính là

những loài bán kí sinh

1.2.Nhóm kí sinh hoàn toàn

Trong vùng nhiệt đới có nhiều loại Nấm, thậm chí còn có một số cây thuộc ngành Hạt kín sống hoàn toàn phụ thuộc vào cây chủ gọi là cây kí sinh

Chúng lấy chất dinh dưỡng đã được cây xanh chế biến nên không cần chất diệp lục, chúng có thể sống trên các bộ phận khác nhau trên của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả v.v…Tuy nhiên, một số loài chỉ sống ở một chỗ nhất định: ví dụ phần lớn các loại thuộc hai họ Balanophoraceae và Rafflesiaceae phân bố chủ yếu ở nhiệt đới chỉ sống trên rễ cây

Thực vật kí sinh gây hại lớn cho cây cối, đặt biệt đối với cây trồng thì Nấm là kẻ thù hết sức tai hại

2.Cây cộng sinh

Có tới 2000 cây cộng sinh với Nấm

Nhiều loại Nấm còn có thể phân giải axit humic lấy đạm trong đó cung cấp cho cây Nấm rễ còn có khả năng hút các hợp chất có phốt pho cho cây Cây thông con không có Nấm thì rất khó lấy phốt pho trong đất

Nấm rễ giúp cho cây hút nước và dinh dưỡng khoáng tốt hơn, do

đó nâng cao tỷ lệ sống cây con, làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây trưởng thành

Trang 12

3.Ảnh hưởng của sinh vật đất đến thực vật

Ngoài vi sinh vật sống cộng sinh, ở trong đất còn có rất nhiêu loài:

vi khuẩn, Nấm, Tảo, động vật nguyên sinh có tác dụng gián tiếp rất lớn đối với thực vật

Phần lớn chúng có tác dụng chủ yêu trong quá trình phân giải chất hữu cơ, một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây Ngoài ra cũng có những vi sinh vật trong đất gây bệnh cho rễ cây, gây hiện tượng phản nitrat hóa

4.Ảnh hưởng của động vật đối với thực vật

Phân và xác chết của động vật rừng có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất

4.1.Tác dụng thụ phấn cho thực vật

Qua một quá trìng thích nghi lâu đời, các cây thụ phấn nhờ động vật đã có những cấu tạo đặc biệt để thu hút sâu bọ và chim như: màu sắc, đĩa mật, mùi thơm, hoặc tập hợp nhiều hoa trên một mặt phẳng, hoa có ống tràng phức tạp, có cựa mật v.v… dể bắt buột sâu bọ đưa hạt phấn đến đầu nhụy

4.2.Tác dụng phát tán

Chim, Dơi và một số động vật có vú ăn quả khác đóng vai trò rât quan trọng trong việc phân tán hạt Các hạt có vỏ cứng hoặc quả có hạch được chuyển qua bộ máy tiêu hóa của Chim, Dơi mà ra ngoài với phân và nảy mầm ở chỗ khác

4.3.Động vật gây hại cho thực vật

Bên cạnh những vật có ích cũng có nhiều loại động vật gây hại lớn cho cây rừng cũng như cây nông nghiệp, công nghiệp, vì thực vật chính là nguồn sống của chúng

Sâu bọ phá hoại cây cối rất lớn, có loài ăn rễ, thân, lá có loại ăn hạt Một số loại như vòi voi, Bọ xít hút chất dinh dưỡng của cây, hạt hoặc làm hỏng hạt giống Hầu hết hạt Dẻ rơi xuống đất rừng đều bị Sâu bọ ăn hại

Nhiều loại động vật có xương sống cũng phá hoại cây cối hoa màu rất dữ dội

5 Ảnh hưởng của người đối với thực vật và thảm thực vật

5.1.Phá hoại

Từ khi loài người được hình thành trên quả đất đã tác dụng đến thiên nhiên, đặc biệt là giới thực vật

Trang 13

ở thời kỳ nguyên thủy con người đã biết săn bắn, ái cây, hoa quả Đến khi con người biêts trồng trọt, chăn nuôi thì sự tàn phá thực vật nghiêm trọng hơn, hất là khi xuất hiện lối du canh Với phương thức đốt rừng, đốt rẩy làm nương, con ngươi đã phá hại kho tài sản thiên nhiên về động thực vật giàu có và gây ảnh hưởng tai hai, ngày càng khó khăn vì lũ lụt, hạn hán, xói mòn…

5.2.Con người làm phong phú hệ thực vật địa phương

Do có sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học, do sự giác ngộ của con người, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa con người với sức sáng tạo của mình có thể làm thay đổi cơ bản tính chất của một môi trường nhất định nào đấy và thảm thực vật trên đó trở thành một thảm thực vật có giá trị khinh tế cao hơn nhiều

V.Diễn thế hệ sinh thái rừng

1.Khái niệm diễn thế hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng luôn biến đổi chính là do mâu thuẫn nội tại của các thành phần cấc thành và do mối ảnh hưởng qua lại giữa bản thân

hệ sinh thái rừng đó đối với các nhân tố ngoại cảnh bên ngoài

Diễn thế hệ sinh thái rừng là sự thay thế thế hệ hệ sinh thái rừng này bằng thế hệ hệ sinh thái rừng khácmà trong đó tổ thành loài cây cao, nhât là loại cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơ bản Nói rộng

ra diễn thế hệ sinh thai rừng là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác

Quá trình diễn thế của hệ sinh thái rừng có thể xảy ra theo haichiều hướng: tiến hóa và thoái bộ

Diển thế tiến hóa là quá trìng thay thế hệ sinh thảiừng củ bằng hệ sinh thái rừng mới có cấu trúc phức tạp hơn, có tính ổn định cao hơn,

do đó có khả năng tận dụng điều kiện hoàn cảnh cao hơn và tạo ra một năng suất sinh khối lơn hơn

Diển thái thoái bộ là quá trình đơn giản hóa cấu trúc, hạ thấp khả năng tận dụng tiềm lực của điều kiện hoàn canh và làm giảm năng suất sinh khối

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới có quá trình diển thế phức tạp nhật so vơi các thảm thực vật khác Tính phức tạp đó, trước hết la do khu hệ thực vật hệ sinh thái rừng mưa phong phú, do điều kiện lập địa thuận lợi cho viêc sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây

2.Nguyên nhân diễn thế

Nguyên nhân thuần nội tại: chủ yếu do quan hệ cạnh tranh giữa

các loài

Trang 14

Nguyên nhân nội tại sinh thái: do hoàn cảnh thực vật trong quần

lạc sinh địa bị biến đổi bởi kết quả hoạt động sống của các loài thực vật, chủ yếu là loài lập quần

Nguyên nhân bên ngoài:

+ Diễn thế do khí hậu biến đổi: diển thế này biến đổi rất chậm, thường được tính băng niên đại địa chất

+ Diễn thế do đất đai biến đổi: những biến đổi về đất đai trong trương hợp này không phải là do quá trình sinh địa quần học tạo nên

mà là do nguyên nhân bên ngoài Thí dụ: quá trình xói mòn, bồi tụ hoặc hóa lầy, núi lửa, động đất v.v…

+ Diễn thế do động vật: diển thế này xuất hiện khi khu hệ động vật của hệ sinh thái rừng biến đổi, làm tiêu diệt một số loài thực vật này và xuât hiện thêm một số loài thực vật khác, gây ra biến đổi cấu trúc của hệ sinh thái

+ Diễn thế do con người: diễn thế này xuất hiện do sự tác động của con người đến hệ sinh thái rừng con người vớư tư cách là chủ thể của thế giới tự nhiên, hoạt động của con người vừa mang tính chất xây dựng vừa pha hoại

3.Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thế dẫn tới việc hình thành một hệ sinh thái rừng tương đối ổn định trên đất chưa từng có thực vật sinh trưởng bao giờ Ngày nay có thể tìm thấyndiễn thế nguyên sinh trên các đảo mới hình thành, trên tro núi lửa, trên các bãi cát ven biển trong các đầm hồ nước ngọt và các khúc sông có nước chảy chậm

Như vậy căn cứ vào các nhân tố môi trương có thể phân biệt diễn thế nguyên sinh thành ba loại: trên cạn, dưới nước và trên bờ biển

4.Diễn thế thứ sinh

Diễn thế thứ sinh xảy ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh, bắt đầu

từ giai đoạn hệ sinh thái rừng bị tiêu hủy hết hoặc bị phá hoại do chặt phá, đốt lửa, chăn nuôi v.v…

Tập quán làm nương đốt rẫy, khai thác tài nguyên hệ sinh thái rừng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các quá trình diễn rhế thứ sinh của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

Xu hướng chung của diễn thế thứ sinh: nếu rừng bị tác động dưới nhiều hình thức bảo vệ, không bị chặt phá, đốt lửa, chăn thả súc vật

… sẽ đi đến chổ khôi phục lại quần thể guyên sinh ban đầu, tuy có thể là phải chờ đợi sau một thời gian khá dài

Trang 15

B.RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI

I.Khái quát rừng mưa nhiệt đới

1.Địa lý

Rừng mưa nhiệt đới tạo thành một vành đai bao quanh trái đất và phần nào bị đường xích đạo cắt thành 2 phần không đều nhau, ở bắc bán cầu nhiều hơn nam bán cầu Ranh giới ở phía bắt và phía nam không hoàn toàn ăn khớp với bất kì một ranh giới nào đã được phân định theo vĩ độ

Diện tích rừng mưa rộng lớn đã gặp ở châu Mỹ trong vùng lòng chảo sông Amazôn dưới 1300m hoặc 1800m Diện tích đó mở rộng

về phía tây đến tận các sườn đông dãy Angdơ và về phía đông đến Guyana Phía nam của rừng này là miền Grantraco và về phía bắt rừng đó chạy dọc theo sườn đông của trung Mỹ đến tận miền nam Mexico cho đến quần đảo Angtin

Ở cực Tây Bắt (Equato, Colombia) có một dãy rừng mưa trên sườn tây của núi Ăngđơ và bờ sông Brazin có một đai hẹp khác kéo dài từ 60 vĩ độ nam xuống gần chí tuyến một chút

Tại châu Phi, diện tích rừng mưa lớn nhất ở Trung Phi Diện tích

đó mở rộng về phía tây dến Gabông, Camơrun Đi xa hơn nữa về phía tây có một giải hẹp song song với bờ biển Ghinê Về phía đông rừng này chưa tới Hồ Lớn và về phía nam tới Rôđêdia

Tại châu Á, rừng mưa lớn nhất tại Srilanca và miền tây Ấn Độ đến Thái Lan, Việt Nam và Philippin, xuyên qua quần đảo Mã Lai đến Niu Ghinê Rừng mưa liên khu ở Xumatra Boocnêô – Mã Lai,

Ấn Độ còn Thái Lan, Miến Điện, rừng mưa chỉ có từng vùng Chúng thường nằm ở độ cao dưới 700 – 1000m

Tại châu Úc có một giải hẹp phía đông bắc Rừng mưa còn mở rộng đến các đảo Xôlômôn, tân Hêbriđô, Figi, Xamoa…

2.Điều kiện sống

Điều kiện khí hậu các vùng này gần tương tự nhau Độ dài ngày ở

vĩ độ thấp hầu như giống nhau

Độ ẩm không khí rất lớn đạt tới 90%

Nhiệt độ quanh năm dao động từ 250C – 300C

Trang 16

Biên độ nóng và lạnh giữa mùa đông từ 1 – 60C Nhiệt độ tháng lạnh nhất cũng trên 180C Nhiệt độ cao nhất ít khi 350C – 360C Nhiệt

độ trung bìng ngày từ 240C – 300C

Cường độ ánh sáng không cao lắm, vừa đủ bởi vì trong khí quyển

có nhiều hơi nước và sương mù

Lượng mưa

Đất đai chủ yếu là limôn hoặc sét pha cát, nghèo kiềm nên bao

giờ cũng chua Hàm lượng mùn có chiều hướng thấp Thành phần sét tương đối giàu alumin và nghèo silic

3.Tiến hóa của rừng mưa nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đới đã và đang tiến hóa gần 200 triệu năm nay, bắt đầu từ thới đại Khủng Long Lúc đó, hạn hán ghê gớm đã kết thúc

và hành tinh trở nên ấm áp, ẩm ướt hơn Rừng mọc lên và bao phủ hầu hết mặt đất Lục địa khi đó còn là một khối nguyên vẹn gọi là Pangêa

Trang 17

Lúc Pangea phân chia cũng là lúc chim tiến hóa (cách đây 150 triệu năm) và khủng long bị chết hết (65 triệu năm trước đây), dọn dường cho các loài thú phá triển, lớn về kích thước, đa dạng về chủng loại Vì sự phát triển quan trọng đó xảy ra sau khi lục địa Pangea tách

ra nên sự tiến hóa trên mỗi lục địa xảy ra theo cách khác nhau

Sự rút xuống của biển cuối cùng đã nối Nam và Bắc Mỹ lại với nhau, ít nhất là cách đây 5 triệu năm về trước, cho phép sự trao đổi động vật giữa hai lục địa đó

Thời kỳ băng hà

Suốt thời kỳ đó, khí hậu đã ảnh hưởng làm cho quả đất nóng hơn hoặc lạnh hơn, ẩm hơn hoặc khô hơn Những thay đổi đột ngột đã trở thành như ngày nay bằng một loạt các thời kỳ băng giá cách đây khoảng 25 đến 10 triệu năm trước

Rừng mưa hiện nay

Rừng mưa hiện nay nổi bật là nhiều loài

Sự giàu loài tương tự tìm thấy trong các loài cây cỏ nhỏ hơn và các động vật ăn thực vật, đặc biệt là côn trùng, tuy nhiên các thú ăn thịt thì ít hơn

Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất, châu Phi là nơi nghèo loài hơn Nam Mỹ và Đông Nam Á: Trong mỗi đại lục, một vài kiểu rừng đồng đều hơn, kiểu nổi tiếng là rừng ngập mặn, ở đấy có hơn 20 loài cây gỗ

Sở dĩ có sự giàu loài ở rừng nhiệt đới là do đầu vào là năng lượng mặt trời nhiều hơn sẽ tạo cho đầu ra điều kiện sinh trưởng tốt hơn cùng với sự nghèo chất dinh dưỡng

Một nhân tố khác bắt nguồn từ năng lượng mặt trời cao là độ cao của cây rừng, nó đã tạo ra một cấu trúc 3 tầng Trong khung cảnh đó

số cây nhỏ đa dạng hơn gồm cây dây leo, cây bì sinh có thể sống và sinh trưởng

Khí hậu cũng la nhân tố phổ biến và có tính quyết định

Nhân tố cuối cùng trog sự đa dạng của rừng mưa cũng như trong bất kỳ loại rừng nào khác là mức độ tác động đến tán rừng

Đồng tiến hóa

Mối quan hệ chặc chẽ và có ích lợi đôi bên giữa hai loài thường được mô tả như cộng sinh hay hổ sinh

Điểm nổi bật của rừng mưa là có mạng lưới dày đặc mối quan hệ

đã được tạo ra, đôi khi bao gồm hàng chục loài hay hơn nữa

Trang 18

4 Cấu trúc hệ sinh thái rừng

4.1.Khái niệm cấu trúc hệ sinh thái rừng

Cấu trúc hệ sinh thái rừng là qui luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên các quần thể thực vật trong hệ sinh thái rừng theo không gian và thời gian

*Cấu trúc sinh thái: bao gồm các nhân tố: tổ thành thực vật,dạng sống,tầng phiến

* Cấu trúc hình thái được phân biệt thành cấu trúc trên mặt phẳng đứng (hiện tượng thành tầng) và cấu trúc trên mặt phẳng ngang (mật

độ và mạng hình phân bố cây trong quần thể)

Vì vậy mô hình cấu trúc hình thía của quần thể thường được biểu diễn bằng mô hình cấu trúc không gian ba chiều

4.2.Đặc điểm cấu trúc hệ sinh thái rừng

* Hoàn cảnh khí hậu đất đai nhiệt đới đã tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho sự tiến hóa của các loài thực vật và tạo điều kiện cho chúng được bảo tồn

*Tuy nhiên, do điều kiện lập địa và tính giàu có của khu hệ thực vật trong từng địa phương khác nhau nên tính phong phú về tổ thành loài cây của hệ sinh thái rừng mưa cũng có sự biến động lớn

Hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp

* Có tổ thành loài cây phức tạp nhất, trong đó không có một loài cây nào giữ vai trò ưu thế, phần lớn các loài cây chỉ có rất ít cá thể đại diện trong quần thể

* Hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp là đặc trưng điển hình phổ biến của hệ sinh thái rừng mưa

Ở những hoàn cảnh kém thuận lợi hơn,điều kiện đất đai đặc biệt thì tổ thành hệ sinh thái rừng mưa đơn giản hơn nhiều và có xu hướng chỉ có một vài loài cây dành được ưu thế rõ rệt,đó gọi là hệ sinh thái rừng đơn ưu.Mối quan hệ chủ yếu là quan hệ cùng loài

Hệ sinh thái rừng hỗn loài có những ưu điểm sau:

* Tận dụng triệt để không gian dinh dưỡng trên mặt đất và dưới mặt đất

* Hệ sinh thái rừng hỗn loài có khả năng cải tạo đất do tầng thảm mục phong phú và tác dụng của hệ rễ

Trang 19

* Tính ổn định của quần thể cao,có khả năng chống đỡ với các nhân tố bất lợi

* Khu hệ động vật và vi sinh vật phong phú

4.2.2.Tầng phiến

Tần phiến là một cấu trúc sinh thái của quần thể thực vật

Phân loại tầng phiến của rừng mưa:

*Thực vật tự dưỡng (có diệp lục)

+Thực vật độc lập về mặt cơ giới (tự đứng vững được một mình)

ƒ Loài cây gỗ lớn và cây bụi

ƒ Loài cây thân cỏ

+Thực vật phải phụ thuộc về mặt cơ giới

4.2.3.Tầng và hiện tượng phân tầng

Tầng bao gồm nhiều thực vật có hình thức sinh trưởng và đặc

tinh sinh thái giống nhau,trong mỗi tầng có một kiểu quan hệ tương

hỗ riêng biệt giữa các cá thể với yếu tố môi trường của quần lạc mà các cá thể đó tồn tại

Rừng mưa nhiệt đới có 5 tầng cây trong đó gồm 3 tầng cây gỗ,1 tầng cây bị và một tầng cỏ quyết ở sát mặt đất

*Các cây gỗ tầng A: có chiều cao trung bình 35m,tán cây thường rộng nhiều hơn sâu,có khuynh hướng xòe rộng,tán lá thường không liên tục

* Các cây gỗ tầng B: cao độ 20m,tán cây liên tục hơn và có khuynh hướng phát triển về chiều sâu hơn vế chiều rộng

*Các cây gỗ tầng C: cao từ 20m xuống tới 8m,tầng C có ít khoảng trống và thường dày đặc,có tán lá hình nón,dài nhon,bề sâu lớn hơn

bề rộng nhiều

* Duới 3 tầng cây gỗ là tầng cây bụi (tầng D),có độ cao trung bình 4m,có tán dạng hình cầu hay nón ngược,có thể một thân hay nhiều thân

Trang 20

*Tầng thấp nhất ở dưới mặt đất (hay con gọi tầng cỏ quyết),tầng thảm tươi chiều cao chưa đến 1m.Ở mặt đát bên dưới rừng thường không có tầng rêu,trừ nơi đát bị đảo lộn mới thấy có rêu

Hình: Sự phân tầng thực vật

4.2.4 Dạng sống

Dạng sống là một đơn vị phân loại sinh thái,nó bao gồm nhiều loài thực vật có thể khác nhau rất xa trong hệ thống phân loại tự nhiên nhưng cùng giống nhau về biện pháp và con đường thích nghivới cùng một hoàn cảnh sinh thái

Trong hệ sinh thái rừng mưa,dạng sống trội hơn cả là dạng sống của các loài cây gỗ lớn.Những loài cây gỗ hệ sinh thái rừng mưa thường cao to,nhiều loài có khả năng đâm chồi dễ dàng

Tập tính ra hoa của cây rừng nhiệt đới rất khác nhau.Hiện tượng

ra hoa bên thân là tập tính điển hình đặc trưng chỉ có ở hệ sinh thái rừng mưa

Trong hệ sinh thái rừng mưa, thực vật có chồi cao bên trên mặt đất chiếm ưu thế.Nguyên nhân là do điều kiện hoàn cảnh ở những vùng mà hệ sinh thái rừng mưa phân bố nói chung là thuận lợi,không những cây gỗ lớn mà cả cây bụi,cây thắt nghẹt,dây leo thân gỗ

*Cây leo là dạng sống phân biệt khá rõ trong hệ sinh thái rừng mưa.Cây leo đòi hỏi ánh sáng mạnh vì vậy chúng có xu hướng phát triển vươn lên tán rừng,thường hay xuất hiện ở các lỗ trống trong hệ sinh thái rừng mưa.Tác hại chủ yếu của cây leo là ở chỗ nó cạnh

Trang 21

tranh ánh sáng,chất dinh dưỡng khoáng,bóp nghẹt các cây gỗ nhỏ và cây gỗ nhỏ và cây non,ảnh hưởng đến sinh trưởng và phẩm chất gỗ sau này

* Cây thắt nghẹt: đó là những cây gỗ bắt đầu đời sống như là cây phụ sinh,hạt của chúng nảy mầm trong tán lá các cây gỗ đang ssống hoặc ở các chạc cành,là nơi ẩm và các tàn dư của thực vật tích lại tạo thành nhân tố môi trường cho hạt nảy mầm.Các cây thắt nghẹt ban đầu sinh trưởng chậm chạp và đam rễ từ trên xuống đất.Khi rễ tiếp xúc với đất thì sinh trưởng nhanh,rễ phân nhánh tiếp hợp tạo thành mạng lưới bao quanh cây chủ và có thể bao kín toàn thân

4.2.5.Ngoại mạo của các loài cây trong rừng mưa nhiệt đới

Mặc dù tất cả các cây gỗ lớn rừng mưa đều có nhiều đặc tính về hình thái chung với nhau,nhưng mỗi tầng trong rừng lại có nét đặc trưng về ngoại mạo

* Tập tính các cây gỗ lớn

+ Trong mọi tầng,thân các cây gỗ lớn mọc trong rừng mưa thường có hình cột thẳng tắp và thường thon,mảnh hơn nhiều so với chính những loài cây đó mọc ở những quần lạc khác(hình cây Sấu) + Quan sát sự phân cành hay tán lá của cây gỗ ta thấycó sự biến đổi lớn giữa các tầng :

ƒ Ở các tầng trên phần lớn những cành chính đều hợp với thân một góc nhọn

ƒ Ở tầng 3,các cành chính có khuynh hướng tỏa rộng ra theo hướng vuông góc với thân cây(hình)

ƒ Tán lá các cây gỗ tầng A trong quá trình sốngkhi sinh trưởng đến tầm cao của tầng nào đều mang hình dạng đặc trưng cho tán lá tầng đó

+ Khi nói đến tập tính các cây gỗ lớn trong rừng mưa nhiệt đới

ta không thể không nói đến hiện tượng bạnh gốc hay bạnh vè,một hiện tượng rất đặc trưng cho kiểu rừng này

Hiện tượng cây có bạnh gốc

* Hiện tượng này khá phổ biến,là nét đặc trưng của rừng nhiệt đới

* Đây là hiện tượng kỳ lạ về mặt hình thái,phát sinh do sự lệch trọng tâm,mất thăng bằng của cành và thân

* Một số loài cây có bạnh gốc lớn thuộc các họ khác nhau như

:Sấu (Dracontomelum dupereanum),Sui (Antiais toxicaria), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis – Lauraceae)…

Trang 22

Hình:Cây có bạnh gốc

Tập tính các cây bụi

* Đại bộ phận các cây ở rừng mưa nhiệt đới đều có thân chính phân biệt rõ ràng và có hình dạng giống những cây gỗ lớn thu nhỏ lại.Các cây này thuộc kiểu sống mà thường được gọi là “cây gỗ lùn” hay “cây tí hon”

* Đặc điểm của tầng cây bụi ở rừng mưa nhiệt đới khác hẳn tầng

cây bụi ở rừng ôn đới.Ta gặp một số loài như cây họ Dừa (palmae) ,Móc (Caryota)…

Hiện tượng hoa quả mọc trên thân

* Đây là hiện tượng đáng chú ý đối với rừng mưa nhiệt đới

* Ở đa số các loài cây gỗ ôn đới,hoa thường chỉ sinh ra trên các cành cây năm trước và thường là những nhánh nhỏchứ không thấy có trên những cành lớn hay trên thân cây Ở những cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới hoa mọc trực tiếp trên cành già hoặc trên thân

Hình:Quả mọc trên thân,cành

Trang 23

* Hoa ở trên thân có thể hình thành theo hai cách:

+ Cách phổ biến là các chồi nách trên cành nhỏ sẽ sản sinh ra hoa và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi các cành đó đã trở thành một cành lớn hoặc thậm chí thành thân lớn.Như vậy,cây gỗ có thể mang hoa ở bất kì chỗ nào từ tán lá xuống tới gốc

+ Cách thứ hai do chồi hoa sinh sản ở nách lá nên trên các nhánh nhỏ sẽ tồn tại ở trạng thái ngủ một thời gian dài.Chúng chỉ phát triển sau khi cành mang chồi đó đã đạt tới một đường kính to lớn,lúc đó chồi hoa phải thúc vỏ cây để mọc ra ngoài

* Có các hiện tượng hoa mọc trên thân như sau :Hoa ở thân giản đơn,có hoa ở cành,ở thân chính,ở gôc,có hoa dạng chiếc roi.Trường hợp hoa ở cành là nguyên thủy nhất còn các trường hợp sau ở các mức độ tiến hóa cao hơn

* Hiện tượng trên thường gặp ở các họ sau :Họ Dâu tằm

* Tại rừng mưa,tại vùng đất bằng có thể bắt gặp lớp thực vật thân

cỏ thực sự, phần lớn ưa sáng sinh trưởng xum xuê trên những diện tíh nhỏ đã chặt cây,bên cạnh lối đi,bên bờ suối và chỗ nơi quang trống ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu xuống.Bên trong rừng chủ yếu gặp những cây thân cỏ mọc rải rác

* Nghiên cứu các tầng cây cỏ quyết này về mặt sinh thái ta thấy các thực vật thực vật thân cỏ rừng mưa có hai nhóm sinh thái,coa thể coi như hai tầng phiến cách biệt.Đó là loài chịu bóng và loài ưa bóng + Nhóm thứ nhất thường là những cây thảo họ Gai(Urticacae) ,họ Ô rô (Acanthaceae)…dưới điều kiện ánh sáng khá mạnh sẽ phát triển đến mức độ cao nhất

+ Nhóm thứ hai hầu như không chịu được ánh sáng mạnh như

các loái Vạn niên thanh (Aglaonema siamense),Thiên niên kiện (Homalonema),Lá khôi (Ardisia)…

+ Những loài ưa bóng thường biểu hiện khuynh hướng sinh trưởng quây quần với nhau và mọc lên thành từng đám.Còn những loài chịu bóng thường đứng riêng lẻ cách biệt nhau

* Ngoài thực vật một và hai lá mầm,tầng phiến thực vật thân cỏ ở mặt đất bao gồm nhiều loài quyết và các loài quyển bá

Trang 24

(Selaginella).Đa số loài quyết ở đây đều thuộc nhóm ưa bóng và số

lượng tăng lên rất nhiều ở nơi ẩm ướt nhiều bóng rợp

* Lá cây của những thực vật thân củ rừng mưa rất đa dạng và đối lập rõ rệt với tính chất đồng đều, thuần nhất trong các cây gỗ lớn và cây bụi

* Về mặt kết cấu, lá của phần lớn thực vật thân cỏ đều mềm, ít kiểu lá lớn, nhẵn bóng, cứng

* một đặc điểm của lá thân cỏ rừng mưa thường hay gặp là có điểm đốm nhiều màu sắc trên mặt lá có những chấm hoặc vạch màu trắng hay màu lục nhạt như: loài thuộc họ Thu hải đường ( Begoniaceae) và các thuộc họ Thài lài ( comelinoceoe) Tính chất này cũng là một thích ứng để nâng cao tốc độ thoát hơi nước

* Hoa của các loài thực vật thân cỏ thường mọc ngang tầm hay

ngang trên mặt đất như hoa của các loài Sa nhân ( Amonum ) hoặc

mọc trên các cuốn không lá như loài họ rái ( araceae ) …

Các dây leo:

* Rừng mưa nhiệt đới luôn luôn có rất nhiều loại dây leo thân gỗ

có kích thước đồ sộ, có hìng dạng lạ lùng và kì quái làm cho rừng mưa có một hình thái khác thường

* tuy ở giai đoạn non hầu hết dây leo là cây chịu bóng nhưng bản chất ưa sáng rõ rệt, nên khi có thêm ánh sáng thì số lượng dây leo bao giờ cũng tăng lên rất nhiều

Hình:Cây dây leo

* Căn cứ vào phương tiện bám trụ có thể chia thực vật này thành cây có thân bò, cây có thân cuốn, cây leo bám băng rễ và cây leo có tua cuốn

* Dây leo được chia làm hai nhóm:

+ Nhóm thứ nhất gồm có những dây leo to lớn, luôn có thân gỗ

va khi thành thục thường leo đến tầng B

Trang 25

+ Nhóm thứ hai gồm những thằng khùng dây leo nhỏ, chủ yếu là thân cỏ, ít khi leo lên khỏi bóng râm của lớp cây quyết

* Mỗi nhóm đại diện cho một tầng phiến

* Một số họ tiêu biểu như: họ Trúc đào (Melodinus), họ nho (vitis), họ Đậu (derris)…

Thực vật thắt nghẹt:

* Thực vật thắt nghẹt cũng là một trong những hiện tượng đặt trưng của rưng nhiệt đới

* Với danh từ “ thực vật thắt nghẹt” hay “Ficus bóp cổ” … người

ta muốn nói nói đến một dạng cây khi mới bắt đầu dời sống la cây phụ sinh, nhưng sau đó có rể mọc xuống đất và trở thành một cây độc lập

* Quá trình của hiện tượng đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên, hạt giống các loài thắt nghẹt được gió hay động vật

mang đến mắt vào cỏ cây gỗ khô cao, thường là chỗ chạc giữa thân

và cành chính

+ Hạt giống nãy mầm ở trên đó Mầm non mọc lên thành một cây bụi đứng thẳng đâm ra nhiêu rễ khí sinh có tính hương đất dương + Một số rễ nằm áp liền với thân “cây chủ” một số khác rủ thẳng xuống không khí tựa như những sợi dây cáp thẳng đứng

+ Cuối cùng rễ xuống tới đất rồi phân nhánh, ăn sâu vào trong đất Trong khi phát triển từ trên xuống, rễ phân thêm nhiều nhánh và các nhánh đó hợp nhau cho đến khi nào toàn thân cây chủ đã bị bao bọc trong một mạng lướt với những mặt lưới cực khõe có chất gỗ, trong lúc đó tán cây thắt nghẹt phát triển to lớn và dày rậm

+ Sau một thơi gian cây chủ thường bị mục nát và chết

+ Ở vị trí của cây gỗ đó chỉ còn lại cây thắt nghẹt với hình thức là một cây rỗng ruột nhưng hoàn toàn độc lập

*Một số loài tiêu biễu như các loài thuộc họ sy ( Ficus), họ Dâu tằm (moraceae)…

Trang 26

Hình:Cây thắt nghẹt

Thực vật phụ sinh

*Là nhóm thực vật bám trên thân và cành các cây gỗ lớn, cây bụi

và dây leo trong rừng mưa, một số thậm chí còn mọc trên đá hoặc cả

lá tươi

*Thực vật phụ sinh thường là những cây nhỏ bé nhưng lại có nhu cầu ánh sáng tương đối cao, nên phải nhờ vào cây chủ để nâng đỡ về mặt cơ giới

* Thực vật phụ sinh là một tầng phiến luôn luôn có mặt trong rừng nhiệt đới số lượng cũng biến đổi rất lớn

* Một đặt điểm quan trọng của thực vật phụ sinh là chúng sống ở hoàng cảnh rất thiếu thốn về đất nên chúng phải dựa vào khối lượng nhỏ các vật vụn nát trong những kẽ nứt nẻ và lỗ hỏng trên thân gỗ

* Đối với nhu cầu ánh sáng và khả năng chịu hạn, thực vật phụ sinh có những phản ứng khác nhau nên được chia làm ba nhóm:

+ Thực vật phụ sinh âm tính ( ưa bóng ) thường ở tầng C và tầng cây bụi

+ Thực vật phụ sinh dương tính ( ưa sáng ) thường ở tầng A và B + Thực vật phụ sinh cực kì chịu hạn ở những cành trên tầng cây

gỗ lớn bị phơi ra sáng

Thực vật kí sinh ngoài nấm và vi khuẩn trong rừng mưa còn có hai tầng phiến thực vật kí sinh:

+ Thực vật lí sinh ở rễ sinh trưởng trên mặt đất

+ Thực vật bán kí sinh sống dưới hình thức phụ sinh trên các cây

gỗ

Trang 27

Thực vật hoại sinh trong rừng mưa nhiệt đới, đại đa số thực vật hoại sinh là những thực vật bậc thấp: vi khuẩn, nấm nhầy và nấm

Ở tầng phiến thực vật hoại sinh, tuy số lượng và cá thể không Nhiều lắm nhưng có một vai trò quan trọng vì nó có vai trò phân hủy các chất hữu cơ trong rừng, làm nhanh quá trình mùn hóa của đất Tuy nhiên nhiều loại nấm hoại sinh là mối đe dọa cho các cây gỗ, đó là những nấm mọc trên những cây gỗ sống, nấm pha hoại dần dần các cây gỗ này làm phẩm chất gỗ càng kém đi

II.Đa dạng sinh học của thực vật rừng mưa

1.Đa dạng về thành phần

Đây là nơi trú ngụ của các cây lá rộng nên rất giàu loài

Trong rừng mưa nhiệt đới ,tính đa dạng là nguyên sinh do sự phong phú lớn về các loài động vật ,nhất là côn trùng Đối với tất cả các nhóm cơ thể ,đa dạng loài căng thẳng lên khi càng hương về vùng nhiệt đới

Nhìn chung có sự tương quan trong phân bố tính giàu loài trong các nhóm cơ thể khác nhau.Tuy nhiên,mỗi nhóm cơ thể đạt tới

sự giàu loài nhất ở những phần khác nhau do điều kiện lịch sử và sự

ổn định của nơi đó với nhu cầu của chính nhóm đó

Trong các quần xã mặt đất ,sự gìu loài có xu hướng giảm khi

độ cao tăng dần cùng với bức xạ mặt trời giảm và lượng mưa giảm

Vùng nhiệt đới là nơi tập trung nhiều loài,lý do như sau:

- Tuổi địa chất của vùng nhiệt đới lớn hơn ,khí hậu ổn định hơn vùng ôn đới

-Do các quần xã ở nhiệt đới cổ hơn ở ôn đới,có nhiều thời gian cho chúng tiến hóa,nên trình dộ chuyên hóa và thích nghi tốt hơn

-Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài có thể sống sót hơn là ở vùng ôn đới

Ở vùng nhiệt đới có thể có sức ép lớn hơn do Sâu bọ,kí sinh trùng ,bệnh tật cản trở vì không có mùa đông lạnh để làm giảm quần thẻ của những loài này

-Trong các loài cây ở vùng nhiệt đới tỷ lệ lai chéo (ngược với

tự lai giống ) thể hiện cao hơn trong vùng ôn đới Tỷ lệ lai chéo có thể dẫn tới mức độ biến đổi di truyền,thích nghi địc phương và hình thành loài cao hơn

-Vùng nhiệt dới nhận nhiều năng lượng mặt trời trong suốt năm hơn ở vùng ôn đới

2.Đa dạng về cấu trúc

Do rừng mưa nhiều có nhiều loài như vậy nên rất đặc biệt

Về cấu trúc cây gỗ rừng nhiệt đới thường 4-5 tầng trong khi

đó rừng ôn đới chỉ 1-2 tầng

Trang 28

Hình dạng tán cây cũng khác nhau trong các tầng khác nhau.Tán tầng I thường thưa,hình bán cầu.Tán tầng II dày và tròn hơn,thường có dạng thấp

Các cây gỗ ở đây thường xanh,dai cứng ,mép nguyên hay gần như nguyên ,màu lục thẫm.Nếu là lá kép thì có xu hướng thiên về kích thước, còn lá đơn thiên về hình thể ,bóng và ít có lông

Vỏ thân ít phát triẻn,nhẵn bóng ,ít nứt nẻ ,ít lỗ bì nổi rõ

Hiện tượng nở hoa quanh năm,hoa mọc trên thân cũng là những đặc điểm của cây gỗ rừng mưa ,giúp cho cây mang được những quả to như Mít

Cây bụi rất phong phú ,chủ yếu là các loài thuộc Hai lá mầm Một lá mầm

Thảm cỏ:nghèo về thành phần loài cũng nnhư số cá thể

Dây leo rất phát triển ,có nhiều loài thuộc họ khác nhau

Đại đa số dây leo là cây ưa sáng nên có xu hướng vươn lên tầng cao,dựa vào các cây khác để vươn lên

Thực vật bì sinh cũng rất phong phú và là một đặc trưng của rừng mưa

Hiện tượng bóp cổ (thắt nghẹt)cũng rất phổ biến trong rừng mưa

Sự nghèo hoa cũng là một đặc điểm của rừng mưa bởi vì cây rừng nhiệt đới là tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ gió

Hiện tượng hoa mọc trên thân cũng rất độc đáođối với rừng mưa

Đặc tính sinh học: Cây rừng mưa có áp suất tế bào bé hơn cây rừng ôn đới và ngay trong một vùng cây ở trong rừng nguyên sinh áp suát đó cũng thấp hơn so với ở nơi trống (do độ ẩm của không khí và đất ở trong rừng nguyên sinh cao hơn so với ở nơi trống

III.Phân loại rừng mưa

1.Rừng mưa dất thấp

Rừng mưa trên đất thấp thoáng nước tốt, có tán rừng dày đặc ngăn cản ánh nắng chiếu xuống mặt đất và đồng thời giữ độ ẩm cho đất

Rừng trên đất khô ráo Trong rừng có lượng mưa cao và phân bố quanh năm thì rừng đất thấp là thường xanh

2.Rừng trên đất đặc biệt

Ở môt vài diện tích nhỏ do sự có mặt của đất đặc biệt hoặc đá ngầm mà tạo ra những loại rừng đặc thù cho các kiểu đất đó

Trang 29

Những kiểu rừng đất thấp khác phát triển trên đá rất kiềm:rừng bãi biển ,rừng trên đất phèn ,rừng cây leo và rừng Tre nứa.Tất cả chúng đều có những tính chất riêng

3.Rừng mưa ngập nước ngọt

Toàn bộ các mặt sông ở rừng nhiệt dới có thể nâng lên hay hạ xuống ,do đó một diện tích lớn ngập nước của rừng đất thấp phải chịu sức ép của nước cho hệ thống rễ

4.Rừng trên than bùn

Cây mọc trên than bùn thường tập trung từng nhóm,vùng trung tâm là những cây rất yeeus ớt với thân mảnh ,trong khi đó vùng xung quanh ưu thế bởi những cây gỗ lớn có thể đạt tới 50m

Rừng ngập mặn –rừng Sú vẹt(Mangrove ) Thảm thực vật Sú vẹt phát triển ở vùng nhiệt đới trên các bờ biển phẳng ,ít chịu tác động của sóng nước,của gió và chịu ảnh hưởng của thủy triều.Đây là một kiểu phụ thổ nhưỡng của thảm thực vật vùng nhiệt đới

Rừng mưa vùng xích đạo Rừng mưa có những đặc điểm đặc trưng cho toàn quả đất như

có rễ bạnh,dây leo gỗ,cây bì sinh phong phú,hoa mọc trên thân nhưng

về mặt thành phần ,chúng hoàn toàn khác nhau từ lục địa này so với lục địa khác

Rừng mưa ngoài vùng xích đạo Rừng mưa phổ biến là loại rừng nhiệt đới mưa mùa,mỗi năm

có 3 hay trên 3 tháng khô và thảm thực vật xuất hiện các loài cây rụng lá

Một trong những nhân tố chính phân biệt kiểu rừng mưa mùa với rừng mưa thực là vắng các dây leo nối các cây gỗ với nhau

IV.Giá trị của rừng mưa

-Rừng là nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm

Trang 30

Một trong những giá trị mang tính bản chất hệ của sinh thái rừng nhiệt đới là cung cấp thức ăn cho thế giới

-Rừng là nguồn cung cấp gỗ xây dựng

Gỗ là một trong những loại hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới chiếm tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu

-Rừng là nguồn cung cấp Song mây Sau gỗ ,song mây là nguồn tài nguyên quan trọng thứ 2 để xuất khẩu

-Nguồn cung cấp chất đốt Chất đốt không phải là nhân tố quan trọng đối với phá rừng mà hầu hết chất đốt lấy từ SaVan rừng bụi ,đất nông nghiệp

-Rừng là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh Cây thuốc được sử dụng rất rộng rãi ,người ta đã thống kê trên 21.000 cây đã được thông báo là làm thuốc trên phạm vi toàn thế giới

-Rừng là nguồn cung cấp cây cảnh phong phú

+ Nguồn cung cấp hoa + Nguồn cung cấp Phong Lan

2.Giá trị gián tiếp

Đó là giá trị mà đa dạng sinh vật cung cấp cho con người mà không thể thu được ,lưu giữ được ,tuy nhiên chúng luôn luôn gắn liền với sự tồn tại của đa dạng sinh vật

-Sản phẩm của hệ sinh thía Bằng khả năng quang hợp ,cây xanh và tảo đã lấynăng lượng mặt trời để tạo các sản phẩm cho loài người

-Giá trị về môi trường +Bảo vệ nguồn nước +Bảo vệ đất đai +Điều hòa không khí +Làm sạch môi trường -Mối quan hệ giữa các loài +Giá trị tiêu khiển giải trí +Giá trị khoa học và đào tạo Những khu bảo tồn hiện nay các quốc gia đang bảo vệ là một tài sản không những quý về nguồn tài nguyên phục vụ cuộc sống trước mắt ,về nguồn gen để tạo giống cho các thế hệ mai sau ,là nơi

để bảo vệ môi trường cực kỳ có hiệu quả

+Giá trị lựa chọn cho tương lai

Trang 31

V.Các nhân tố biến đổi rừng mưa nhiệt đới

1.Những suy giảm của rừng mưa

2 Nguyên nhân suy thoái rừng mưa

Hoạt động của con người trong các rừng đất tháp là không có lợi,làm cho rừng bị mất đi vĩnh viễn và chuyển thành những công dụng khác

Từ khoảng 1600 năm về trước đây,do sự xâm nhập của các loài cây trồng và các biện pháp khai thác mới mà diện tích rừng nhiệt đới thay đổi mãnh liệt

2.1.Rừng nhiệt đới là nguồn tài nguyên để nuôi sống con người -Vấn đề du canh ,du cư:

Đây là nguyên nhân cơ bản gây mất rừng trong vùng nhiệt đới gồm:70% rừng châu phi,50% rừng châu Á, 35% rừng châu Mỹ.Việc

du canh,du cư làm tăng diện tích trồng trọt rất nhanh liên quan đến sự tăng dân số

-Di dân : Liên quan đến vấn đề trên,trong thời đại ngày nay ,việc di dân theo yêu cầu mới cũng là những nhân tố xã hội và chính trị gây mất rừng

2.2.Rừng nhiệt đới là nguồn cung cấp ngoại tệ mạnh cũng như việc xuất khẩu

-Khai thác quá mức:

Sự khia thác quá mức ,nhất là ở vùng nhiệt đới ,đã xảy ra đối với những cây có giá trị như Dái ngựa ,Tếch ,Bông gòn

-Chặt trắng trên diện tích lớn để kinh doanh;

2.3.Hiện đại hóa đất nước Nhu cầu xã hội ngày càng được nâng cao ,việc hiện đại hóa nèn kinh tế là hết sức cần thiết.Đi đôi với việc hiện đại hóa ,một số vấn đề nảy ra như làm mất diện tích rừng do xây dựng nhà máy,hầm mỏ,xây dựng các con đường và đó chính là những nguyên nhân trực tiếp gây mất diện tích rừng nhiệt đới

Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy ,hầm mỏ và đường giao thông thì những sản phẩm thừa do các nhà máy ,các hầm mỏ thải ra lại là những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến rừng nhiệt đới

Quá trình hiện đại hóa đất nước không chỉ làm mất đất rừng

mà còn kéo theo những hậu quả khôn lường

Ngày đăng: 03/01/2016, 19:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w