Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới 1 Phân bố

Một phần của tài liệu Tiểu luận rừng nhiệt đới (Trang 34 - 36)

1. Phân bố

Hệ sinh thái rừng này phân bố ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên, miền đông Nam Bộ v.v…

Phân bố theo độ cao so với mực nước biển : Ở miền Bắc : dưới 700 m

Ở miền Nam : dưới 1.000 m

2. Điều kiện sinh thái

2.1.Khí hậu:

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 20- 25oC Nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất 15- 20oC Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 2.500 m Chỉ số khô hạn (1-3) - (0-1) - (0)

Mùa hạn kéo dài từ 1 - 3 tháng với lượng mưa dưới 50 mm và một tháng có lượng mưa dưới 25 mm.

Độẩm trung bình thấp nhất trên 85% 2.2.Đất:

Đá mẹ: phiến thạch, sa thạch, sa diệp thạch, badan, phù sa cổ, kể cả đất đá vôi hung đỏ, đất nâu đen v.v…

Đất đỏ vàng Feralit, tầng đất dày

3. Cấu trúc rừng

Cấu trúc tầng thứ gồm 3 tầng cây gỗ (A1 , A2 , A3).

Điển hình là hai loài cây rụng lá : Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa ) và Sau sau (Liquidambar formosana). Ngoài ra còn có các loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae, Meliaceae, Leguminosae,

Datiscaceae, Moraceae, Anacardiaceae, Combretaceae, Lauraceae,

Burseraceae, Sapindaceae v.v… Chiều cao quần thể đạt đến 40 m. Nhiều loài cây có bạnh vè.

Tầng dưới tán và tầng cây bụi thưa.

Tầng thảm tươi rậm rạp có các loài quyết (Pteridophyta) và cây họ Dừa (Palmae)

Các kiểu phụ miền

Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ Malaixia- Inđônêxia và khu hệ Ấn Độ -Myanma .

Kiểu phụ này phát hiện ở Mường Xén, Con Cuông (Nghệ An), điển hình là cây Săng lẻ(Lagerstroemia tomentosa) mọc hỗn giao với Lim xanh (Erythrophoeum fordii), Lim xẹt(Peltophorum tonkinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri)

Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái này là số cá thể rụng lá phải có từ 25 - 75% so với tổng số cá thể trong quần thể. Ngoài hai loài cây rụng lá điển hình là Săng lẻ (Lagerstroemiatomentosa) ở tây bắc Nghệ An và Sau sau (Liquidamba formosana) ở Biển Động, Bắc Giang.

Ngoài ra còn có nhiềuloài cây rụng lá khác như các loài dẻ (Quercus acutissima, Quercus serrata, Quercus griffithii),Bồ đề (Styrax tonkinensis), Xoan ta (Melia azedarach), Lim xẹt (

Peltophorum tonkinensis ). Cóquần thể tổ thành loài cây rụng lá gần như thuần loài như Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa) ở Con Cuông (Nghệ An), Sau sau (Liquidamba formosana ) ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và Biển Động (Hà Bắc) Khu hệ thực vật Việt Nam có nhiều loài cây rụng lá thuộc các họ Dipterocarpaceae,Leguminosae, Combretaceae, Datiscaceae, Sterculiaceae, Anacardiaceae, Meliaceae,Sapindaceae, Bignoniaceae, Ulmaceae, Moraceae, Verbenaceae Điều dễ nhận biết là một số loài cây rụng lá tham gia vào quá trình diễn thế phục hồi rừng sau nương rãy như Bồ đề (Stryrax tonkinensis) ở Phú Thọ, Tuyên Quang và Sau sau (Liquidamba formosana) ở Hữu Lũng (LạngSơn) và Biển Động (Hà Bắc)

Trong hệ sinh thái rừng này, những loài cây rụng lá còn mọc hỗn giao với các loài cây thường xanh khác thuộc các họ Lauraceae, Burseraceae, Meliaceae, Moraceae, Sapindaceae

Hệ sinh thái rừng hỗn giao nhiệt đới miền núi

Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và khu hệ di cưẤn Độ - Myanma

Kiểu phụ miền này có các loài cây rụng lá thuộc các họ Meliaceae, Sapindaceae,Leguminosae, Anacardiaceae, Burseraceae, Verbenaceae Những loài này rụng lá dần dần và kéo dài trong suốt mùa khô hạn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận rừng nhiệt đới (Trang 34 - 36)