Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi)

Một phần của tài liệu Tiểu luận rừng nhiệt đới (Trang 50 - 63)

Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi) Nam Bộ 1.Phân bố

Hệ sinh thái này phân bố tập trung ở 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên ba vùng sau đây:

- Vùng Đồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

- Vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

- Vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang.

2.Điều kiện sinh thái

2.1.Độ cao so với mực nước biển:

Hệ sinh thái này phân bố ở độ cao so với mực nước biển dưới 2 m. Nơi đất trũng, độ cao phân bố so với mực nước biển 0,46 m ( Lê Phát Quới, 1999 ).

2.2.Khí hậu thuỷ văn:

Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông, cận xích đạo. Tổng tích nhiệt cả năm từ 9.000 - 10.000OC.

Nhiệt độ không khí trung bình năm : 27OC , ngay cả tháng giêng, nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất cũng đạt đến 22OC. Biên độ nhiệt độ trung bình tháng trong năm chỉ từ 3 - 5OC. Nhiệt độ

tối cao tuyệt đối 38OC ( tháng 4 năm 1991). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 15OC

Lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 2.400 mm. Số ngày mưa trong năm từ 110 - 165 ngày. Lượng mưa phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trong mùa này chiếm đến 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Đồng Tháp Mười thấp hơn (khoảng 1.500 mm), còn lượng mưa ở vùng Tứ Giác Long Xuyên và U Minh Cà Mau cao hơn (trên 2.000 mm) gây ngập úng phèn ở nhiều địa phương. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong đó ba tháng 1,2,3 là những tháng hạn. Lượng bốc hơi cả năm từ 1.000 - 1.200 mm, đặc biệt trong mùa khô lượng bốc hơi gần gấp ba lần lượng mưa. Tháng 3 và tháng 4 có độ ẩm không khí thấp nhất từ 75 - 77%. Mùa này tiềm ẩn nhiều khả năng cháy rừng.

Về thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn ở đây bị chi phối bởi chế độ mưa, chế độ nước nguồn và nước lũ của hệ thống sông Cửu Long và chế độ thuỷ triều mang nước mặn từ biển vào lục địa. Chế độ thuỷ văn này đã làm cho nhiều vùng trũng thấp ngập sâu đến 2 m như Đồng Tháp Mười, thời gian ngập kéo dài 4 - 5 tháng hình thành nên những vùng úng thuỷ, phần lớn là úng nước phèn. Đến cuối mùa khô, lưu lượng nước và dòng chảy trên hệ thống sông giảm xuống tạo điều kiện cho muối mặn xâm nhập vào sâu trong nội địa. Đến mùa mưa, nước mưa hoà tan phèn trong đất chẩy xuống vùng thấp qua các kênh rạch gây ra hiện tượng nhiễm phèn. Chế độ ngập nước của rừng tràm như sau:

-Ngập nước nông dưới 50 cm. Thời gian ngập nước hàng năm từ 5 - 6 tháng ( tháng 6 đến tháng 12 ). Vùng này có thể không chịu ảnh hưởng hệ thống sông Cửu Long hoặc nếu bị ảnh hưởng thì thời gian không quá ba tháng.

-Ngập nước trung bình từ 50 - 150 cm. Thời gian ngập nước hàng năm từ 8 - 9 tháng (từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau). Vùng này chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Cửu Long từ 3 - 4 tháng

-Ngập nước sâu trên 150 cm. Thời gian ngập nước hàng năm kéo dài hơn 9 tháng. Vùng này chịu ảnh hưởng mạnh của hệ thống sông Cửu Long.

Độ mặn của nước biến động từ 5 - 20 %. 2.3.Vềđất:

Đặc trưng cơ bản nhất của hệ sinh thái rừng tràm là hình thành trên đất phèn. Trong nhóm đất này có tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (phèn nặng), trầm tích đầm lầy đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình và phèn nhẹ). Do bị ngập nước nên môi trường đất bị thiếu oxy ( O2 ) cho cây. Ngoài ra, nước còn chứa các chất độc như nhôm ( Al ), sắt ( Fe ) và SO42- v.v… Tầng

sinh phèn khi tiếp xúc với không khí sẽ biến từ phèn tiềm tàng sang phèn hoạt động.

3.Cấu trúc rừng

Trước đây, loài tràm được xác định tên khoa học là Melaleuca leucadendron. Từ năm 1993, tên khoa học loài tràm đã được xác định lại là Melaleuca cajuputi (Scott Poynton, 1993). Loài tràm ở Việt Nam có ít nhất 4 chủng (variete) là tràm cừ, tràm gió, tràm bụi và tràm bưng. Tràm cừ và tràm gió phân bố tự nhiên trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tràm bụi và tràm bưng phân bố tự nhiên ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Do hệ sinh thái rừng tràm hình thành trong điều kiện môi trường đặc biệt là úng phèn, chỉ có một số loài cây thích nghi tồn tại được nên cấu trúc rừng đơn giản hơn nhiều so với hệ sinh thái rừng hỗn loài thường xanh.

Cấu trúc hệ sinh thái rừng tràm đơn giản về thành phần loài cây và tầng thứ. Chiều cao đạt khoảng 20 - 25 m, đường kính đạt 40 cm.

Các ưu hợp rừng tự nhiên:

-Điển hình cho các ưu hợp rừng này là các ưu hợp vồ mốp, vồ trâm, vồ bùi, vồ dơi v.v…

Theo Thái Văn Trừng (1999), thì đây là kiểu rừng cây gỗ hỗn giao nhiều loài cây thuộc hệ sinh thái rừng úng phèn.

Cấu trúc tổ thành rừng là loài cây tràm gần như thuần loài mọc hỗn giao với mốp, trâm, bùi v.v... Rừng có cấu trúc một tầng cây gỗ cao 15 - 17 m. Tầng cây bụi, loài cây chiếm ưu thế là mua v.v... Tầng thảm tươi gồm có choai, dớn v.v…Dưới đây lấy thí dụ về vồ mốp.

Vồ mốp là một trong những ưu hợp kể trên hình thành trên đất than bùn. Vồ mốp có cấu trúc rừng một tầng. Tầng vượt tán là cây mốp (Alstonia spatulata). Tham gia vào tổ thành rừng còn có các loài cây trâm, bùi, sẻ, côm, nhum, cao nước, gừa, bí bái, xương cá v.v…Tầng cây bụi gồm có mua, mật cật (Licuala spinosa) v.v… Rừng có nhiều dây leo, trong đó có hai loại dương xỉ là choại (Stenochlaena palustris) mọc sát mặt đất và dớn (Blechnum serrulatum). Ngoài ra còn có một loài dây leo đơn tử diệp là mây nước (Flagellaria indica). Phùng Trung Ngân coi đây là kiểu rừng cực đỉnh nguyên thuỷ, trước đây có tràm mọc hỗn giao, nhưng khi bị lửa cháy thì các loài cây hỗn giao với tràm bị tiêu diệt, chỉ còn lại tràm chịu được lửa và úng phèn nặng nên phát triển thành rừng tràm thuần loài. Đây chính là rừng thứ sinh hình thành sau khi rừng cực đỉnh nguyên thuỷ bị lửa cháy. Chính vì lí do này mà Thái Văn Trừng (1999) gọi đây là hệ sinh thái rừng úng phèn thay cho tên gọi thường dùng là hệ sinh thái rừng tràm. Trong rừng thứ sinh này, cấu trúc tổ thành là loài tràm mọc gần như thuần loài, cao đến 20 - 25 m,

đường kính đạt 40 cm. Tầng cây bụi có mua và tầng thảm tươi vẫn còn choai, dớn của thế hệ rừng trước đây.

Rừng tràm cừ

Rừng tràm cừ là một kiểu phụ thổ nhưỡng của hệ sinh thái rừng úng phèn có diện tích rộng. Tràm cừ là loại tràm có kích thước lớn nhất trong các loại tràm, cây thân gỗ có chiều cao từ 15 - 20 m và đường kính 30 - 40 cm. Thân cây tràm cừ vặn vẹo, vỏ dầy mầu trắng xám, tán nhỏ tương đối dày, cành nhỏ và lá hơi rủ. Rừng này bị khai phá canh tác nông nghiệp nhưng kết quả không thành công.

Ngoài rừng tràm trên đất than bùn như trên, còn có rừng tràm trên đất sét. Đây là cấu trúc rừng tràm thuần loài một tầng. Tầng cây bụi có mua. Dây leo ít, chỉ còn dớn. Loài sậy xuất hiện xâm chiếm các chỗ trống. Tầng than bùn đã bị thiêu cháy, chỉ còn lại một lớp mỏng hoặc trơ đến đất sét, không giữ được ẩm. Nguy cơ cháy rừng về mùa khô rất lớn. . D.QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI I.Hiện trạng rừng : Tình trạng hiện nay của rừng và đất có rừng là rất nghiêm trọng. Chỉ có một vài quốc gia bắt đầu nhận thức được tiềm năng kinh tế từ gỗ xây dựng và phần lớn các sản phẩm của rừng đã khai thác, đem lại những tiện ích cho nhân dân. Khái niệm chính của kế hoạch hành động vì rừng mưa nhiệt đới là những nỗ lực xem xét đem lại nhận thức về quản lí rừng. Mặc dù mục đích này rất ưu việt nhưng việc áp dụng những ý tưởng mới này đã không hoàn toàn thuận lợi.

Có 1220 loại sản phẩm không phải gỗ được con người sử dụng mà không bao gồm mục đích dược phẩm của chúng . Giá trị thương mại của sản phẩm này đã tăng cao. Năm 1984, giá trị xuất khẩu chồi non ở Indonesia đạt tổng số vào khoảng 90 triệu USD, xem xét hơn 10 loại, tổng giá trị xuất khẩu có thể gần 1 tỷ USD.

Ở Ấn Độ, trong năm 1982, lợi nhuận từ sản phẩm rừng lên đến 136 triệu USD. Trong đó 40% lợi nhuận từ những sản phẩm không phải từ gỗ.

Vấn đề lo ngại là rừng được xem là nguồn cung cấp tài nguyên chưa khai thác. Mặc dù, dịch vụ cung cấp sản phẩn rừng đã được hiểu biết nhưng sự quan sát mức độ can thiệp của con người vào tài nguyên rừng chưa đáp ứng được yêu càu. Sự quan tâm về về việc trồng rừng , thật ngạc nhiên khi có ít thông tin về làm thế nào nhiều loại cây đã trồng còn sống sót . Đây là nguy cơ quan trọng đối với sự hoạch định kế hoạch .

Việt Nam là một nườac nhiệt đới nằm ờ vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331.700 km2. Trong đó diện tích rừng

và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc. Theo số liệu thống kê liên quan đến diện tích rừng cho đần cuối năm 1993 là:

Rừng tự nhiên: 8.630.000 ha Rừng trồng: 758.000 ha Đất không có rừng : 11.420.000 ha

Căn cứ vào mục tiêu sử dụng diện tích đất có rừng được phân thành 3 loại là:

Rừng đặc dụng: 924.000 ha Rừng phòng hộ: 2.798.000 ha Rừng sản xuất: 5.926.400 ha

Hệ sinh thái rừng rất đa dạng với nhiều loài động thực vật với khoảng 5000 loài cây có ích; hệđộng vật có 12000 loài gồm 307 loài giun tròn kí sinh, 186 loài giun đất, 145 loài ve bét, 7000 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 828 loài chim, 275 loài thú, 544 loài cá và 113 loài bọ nhảy( Cục Mội trường 2000).

Do hậu quả chiến tranh kéo dài, du canh du cư, khai thác diện tích rừng không hợp lí nên diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Năm 1943, có khoảnng 40,7% diện tích cả nước được rừng che phủ (13,5 triệu ha); vào năm 1980 còn 27,1% ; năm 1985 là 26,2 % ( Bộ Lâm nghiệp 1991). Ước tính có khoảng trên dưới 100.000 ha rừng bị mất đi mỗi năm.

Rừng bị tàn phá, bị khai thác quá mức đã trở nên cạn kiệt, các hệ sinh thái rừng bị phá huỷ. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ tiệt chủng nếu không có biện pháp ngăn khi được bảo vệ. Nếu không có sự can thiệp của con người thì hệ sinh thái rừng ngày chặn và bảo vệ hợp lí.

II.Vấn đề bảo tồn tại chỗ

Hệ sinh thái rừng có tính ổn định càng phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp và bền vững . Phá đi hệ sinh thái rừng tự nhiên và thay vào đó hệ sinh thái rừng nhân tạo đã làm cho chúng mất đi tính phức tạp và tính bền vững.

Do nhận thức về rừng chưa cao cùng với sức ép về sự tăng dân số, sức ép về xã hội , con người đã lợi dụng các sản phẩm từ rừng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Con người đã tác động đến thành phần của hệ sinh thái rừng, tác độnglàm mất hay thay đổi các quy luật vận động đang diễn ra một cách ổn định và đã làm thay đổi nhiều mối quan hệ khác nhau trong rừng.

Bảo vệ hệ sinh thái rừng là một đòi hỏi cấp bách, nhất là đối với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Biện pháp bảo tồn duy nhất và hữu hiệu nhất là bảo tồn tại chỗ. Biện pháp này cho phép điều tra, nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái, điều kiện mội trường ,

các quy luật hình thành hệ sinh thái cũng như phát hiện các biến dị di truyền của các loài trong đó.

Hệ thống rừng đặc dụng ở việt Nam không những là điểm bảo tồn đa dạng sinh học mà còn đạt diện cho hệ sinh thái rừng trong phạm vi toàn quốc. Cho đến nay gồm 141 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.886.168 ha trong đó có 25 công viên quốc gia với diện tích 877.956 ha, 58 khu dự trữ thiên nhiên với diện tích 1.600.220 ha, 18 khu bảo vệ loài/sinh cảnh với diện tích 167.714 ha và 40 khu bảo vệ cảnh quan với diệnt ích 250.278 ha. Những khu rừng đặc trưng được phân bố từ Bắc vào Nam, đại diện cho các đơi khí hậu khác nhau. Căn cứ vào sự phân bố địa lí, cấu trúc các quần thể động, thực vật, sự khác nhau về tổng số loài và giới hạn phân bố của chúng mang tính chỉ thị, chúng ta có thể chia thành 8 đơn vị địa lí sinh học chính:

Đơn vị địa lí sinh học Tây Bắc Đơn vị địa lí sinh học Đông Bắc

Đơn vị địa lí sinh học đồng bằng sông Hồng

Đơn vị địa lí sinh học Bắc Trung Bộ ( Bắc Trường Sơn) Đơn vị địa lí sinh học Nam Trung Bộ

Đơn vị địa lí sinh học Tây Nguyên Đơn vị địa lí sinh học Đông Nam Bộ

Đơn vị địa lí sinh học Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long)

1.Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng:

1.1.Khôi phục tài nguyên rừng:

Rất nhiều tổn thất ở Việt Nam có khả năng phụ hồi . Phụ hồi rừng tự nhiên rẻ hơn phục hồi rừng trồng. Những khu rừng đang tái sinh cần được bảo vệ để tránh cháy và động vật phá hoại cho đến khi lớp thự bì đã hình thành tốt. Trong rất nhiều khu vực đồi núi trọc bị coi là mất hết hi vọng và áp dụng các biện pháp bảo vệ cơ bản lại có khả năng tiến hành tái sinh tự nhiên.

Một số cách xử lí đất dẫn tới tái sinh rừng tự nhiên như trồng keo Acacia,Mangium, cây ngắn ngày có tán che phủ, diệt cỏ và cải tạo thông qua việc hấp thụ nitơ. Khi cây trưởng thành chết đi hay bị chặt hạ những cây tiên phong thay thế và có thể thành rừng thứ sinh.

Đối cới rừng bị khai thác cạn kiệt, để khôi phục cần kết hợp tái sinht ự nhiên và nhân tạo hoặc trồng lại rừng. Khi kết hợp tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo người ta chia rừng thành từng dải , chặt từna dải hẹp và trồng cây có giá trị kinh tế cao, dải cây xen kẽ dải rừng chừa lại đề thúc đẩy tái sinh tự nhiên.. Nhưng cần phải xử lí những dải đất rừng tự nhiên để tự nó có sự tái sinh tự nhiên tốt hơn và tránh cạnht rnh không gian dinh dưỡng.

Trong trường hợp rừng quá nghèo, tái sinh tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì càn phải chia rừng thành băng và trồng lại, để băng giữ môi trường rừng , che phủ các yếu tố bất lợi cho cây mới trồng. Hiện nay việc trồng rừng cần được thâm canh như đồng ruộng và cách mạng xanh phải có cả trong lâm nghiệp.

1.2.Ngăn chặn tình trạng phá rừng:

Tất cả hoạt động khai thác gỗ ở rừng tự nhiên phải hoàn toàn chấm dứt. Các hoạt động sản xuất gỗ chỉ hạn chế trong phạm vi rừng trồng.

Việc trồng lại rừng cần sửa đổi sao cho hạn chế được độ canh và các loài lạ nhập và loại dễ bị lửa đe dọa.

Các rừng trồng độc canh, những loài nhập nội như bạch đàm có thể có một vải thuận lợi như tỷ lệ cây con trồng thành cây cao, dễ dàng trồng và chăm sóc và có tốc độ sinh trưởng nhanh

Cần tiến hành tăng năng suất vật nuôi, thay đổi cách sử dụng đất miền núi, áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp, việc làm an toàn lương thực cho nhân dân miền núi

1.3.Thành lập và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn được xây dựng để:

Bảo vệ hệ sinh thái điển hìh và độc đáo

Bảo vệ các loài có giá tri kinh tế cao, sắp bị tiệt chủng

Một phần của tài liệu Tiểu luận rừng nhiệt đới (Trang 50 - 63)