1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tóm tắt và bài tập kinh tế vi mô

160 2,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 665,32 KB

Nội dung

Hàm số cầu của hàng hoá X biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hoá đó với các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong một thời kỳ nhất định?. Nó có dạng tổng quát là: QD = f PX, R, PY… Tuy nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT VÀ BÀI TẬP

KINH TẾ VI MÔ

Biên soạn: TS VŨ VIỆT HẰNG – TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC

Tóm tắt 04

Câu hỏi 06

CHƯƠNG I: CẦU, CUNG HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG Tóm tắt 12

Câu hỏi 16

Bài tập mẫu 21

Bài tập 32

CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰC CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Tóm tắt 35

Câu hỏi 39

Bài tập mẫu 44

Bài tập Error! Bookmark not defined.52 CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ Tóm tắt 57

Câu hỏi 61

Bài tập mẫu 65

Bài tập 71

CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN

Trang 3

Tóm tắt 75

Câu hỏi 78

Bài tập mẫu 82

Bài tập 91

CHƯƠNG V: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN Tóm tắt 94

Câu hỏi 96

Bài tập mẫu 101

Bài tập 119

CHƯƠNG VI: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN TOÀN Tóm tắt 123

Câu hỏi 126

Bài tập mẫu 130

Bài tập 137

PHỤ LỤC Một số đề thi mẫu 139

Đáp án câu hỏi 152

Kết quả bài tập 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

Trang 4

CHƯƠNG MỞ ĐẦU:

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC

1 Tài nguyên dùng để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ thường khan

hiếm tương đối so với nhu cầu vô hạn của con người Vì sự khan hiếm của nguồn tài nguyên mà khả năng sản xuất của nền kinh tế

bị giới hạn Để khắc phục sự khan hiếm đó, con người phải tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên sao cho thật hiệu quả

Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy mức sản lượng tối đa

mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn tài nguyên trong một giai đoạn nhất định

Kinh tế học chính là môn khoa học nghiên cứu những cách thức sử dụng nguồn tài nguyên để giải quyết ba vấn đề: Sản xuất cái gì, bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

2 Trong nền kinh tế thị trường tự do, ba vấn đề này được giải quyết

bằng cơ chế thị trường

Trong nền kinh tế chỉ huy, ba vấn đề này được giải quyết bằng các

kế hoạch của Nhà nước

Trong nền kinh tế hỗn hợp, ba vấn đề này được giải quyết bằng cơ chế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước

Trang 5

3 Kinh tế học vi mô nghiên cứu ứng xử của từng chủ thể kinh tế (cá

nhân người tiêu dùng, xí nghiệp…) trong nền kinh tế thị trường Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu kinh tế như là một tổng thể (lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…)

Kinh tế học thực chứng mô tả, lý giải và dự đoán các hoạt động đã, đang và sẽ diễn ra trong nền kinh tế

Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn, những giải pháp mang tính chủ quan

4 Trong nền kinh tế, các hoạt động diễn ra theo hai dòng chu chuyển

hiện vật và tiền tệ giữa các tác nhân kinh tế thông qua các thị trường

Có thể phân loại thị trường theo bản chất của hàng hóa: thị trường sản phẩm, thị trường dịch vụ, thị trường các yếu tố sản xuất Ngoài ra còn

có các thị trường hàng hoá đặc biệt như: thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ…

Cũng có thể phân loại thị trường theo tính chất cạnh tranh: thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc quyền hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường thiểu số độc quyền

Trang 6

CÂU HỎI

1 Con người phải lựa chọn cách thức sử dụng tài nguyên vì:

a/ Mỗi loại tài nguyên chỉ có thể được sử dụng vào một mục đích nhất định

b/ Số lượng tài nguyên là vô hạn

c/ Số lượng tài nguyên là có hạn

d/ Tài nguyên rất đa dạng

2 Trong những câu sau đây, câu nào thuộc về Kinh tế học chuẩn tắc:

a/ Khi thu nhập tăng cầu về hàng hoá cấp thấp giảm

b/ Nhà nước nên quy định mức tiền lương tối thiểu cao hơn để tạo điều kiện cho người lao động cải thiện đời sống

c/ Thuế đánh vào một loại hàng hoá nào đó tăng làm cho cung về hàng hoá đó giảm

d/ Cả b và c đều đúng

3 Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy:

a/ Những mức sản lượng mà nền kinh không sản xuất được do sự khan hiếm của nguồn tài nguyên

Trang 7

b/ Những mức sản lượng mà nền kinh tế sản xuất được do sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên

c/ Những mức sản lượng mà nền kinh sản xuất được do sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên

d/ a,b,c đều sai

4 Khác nhau căn bản giữa nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là:

a/ Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế

b/ Nhà nước tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục

c/ Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội

d/ Nhà nước giữ quyền quản lý ngân sách

5 Kinh tế học vi mô nghiên cứu:

a/ Ứng xử của chính phủ và các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

b/ Ứng xử của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

c/ Ứng xử của Nhà nước và các hộ gia đình trong nền kinh tế thị trường

d/ Ứng xử của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Trang 8

6 Kinh tế học vi mô giải thích sự hình thành của giá cả trên thị trường:

d/ Giá cả sinh hoạt thời gian gần đây tăng làm cho thu nhập thực tế của dân cư giảm sút

8 Quặng sắt được bán trên thị trường:

a/ Các yếu tố sản xuất

b/ Dịch vụ

c/ Sản phẩm

Trang 9

d/ Đặc biệt

9 Trong nền kinh tế giả định chỉ gồm hai tác nhân kinh tế là các hộ gia đình và các xí nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng thì chu chuyển kinh tế sẽ diễn ra:

a/ Theo hai dòng hiện vật và tiền tệ

b/ Chỉ có dòng hiện vật

c/ Chỉ có dòng tiền tệ

d/ a,b,c đều sai

10 Trong nền kinh tế, xí nghiệp sẽ:

a/ Chỉ là người mua trên thị trường các yếu tố sản xuất

b/ Chỉ tham gia vào thị trường sản phẩm với tư cách người bán c/ Tham gia trên cả hai thị trường

d/ a,b,c đều sai

11 Kinh tế học có thể định nghĩa một cách ngắn gọn là môn khoa học nghiên cứu cách thức:

a/ Tổ chức sản xuất của xí nghiệp

b/ Phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau sao cho hiệu quả

Trang 10

d/ Mua và bán trên thị trường

12 Trên thị trường các yếu tố sản xuất:

a/ Xí nghiệp là người bán

b/ Xí nghiệp là người mua

c/ Người tiêu dùng là người mua

d/ a,b,c đều sai

13 Câu nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô:

a/ Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 sẽ tăng lên mức hai con số

b/ Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành

c/ Chính sách tài chính, tiền tệ là những công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế

d/ Lãi suất ngân hàng thấp sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư vào sản xuất

14 Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng:

a/ Lạm phát cao ở mức nào là có thể chấp nhận được?

b/ Thuế xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xăng dầu như thế nào?

Trang 11

c/ Chi tiêu cho Quốc phòng nên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu trong ngân sách?

d/ Có nên trợ cấp hoàn toàn tiền khám, chữa bệnh cho người già không?

15 Vấn đề nào sau đây thuộc về Kinh tế học chuẩn tắc:

a/ Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế tới mức độ nào?

b/ Bắt đầu đánh thuế thu nhập ở mức thu nhập bao nhiêu là hợp lý? c/ a, b đều sai

d/ a, b đều đúng

Trang 12

CHƯƠNG I:

CẦU, CUNG HÀNG HÓA

VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

1 Hàm số cầu của hàng hoá X biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu

hàng hoá đó với các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong một thời kỳ nhất định Nó có dạng tổng quát là: QD = f (PX, R, PY…)

Tuy nhiên để đơn giản trong nghiên cứu, hàm số cầu thường chỉ biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hoá đó với giá cả của chính nó, các nhân tố khác được giả định là không đổi Do đó: QD = f (PX)

Hàm số cầu còn có thể được biểu thị dưới dạng một biểu cầu gồm hai cột: giá và lượng cầu tương ứng

Hàm số cầu thường là hàm nghịch biến và đường biểu diễn của nó gọi là đường cầu

2 Hàm số cung của hàng hoá X biểu thị mối quan hệ giữa lượng

cung hàng hoá đó với các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong một thời

Trang 13

Hàm số cung còn có thể được biểu thị dưới dạng một biểu cung gồm hai cột: giá và lượng cung tương ứng

Hàm số cung là hàm đồng biến và đường biểu diễn của nó gọi là đường cung

Trên đồ thị, giá và lượng cân bằng được xác định tại giao điểm của hai đường cung và cầu Giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi khi đường cung, đường cầu dịch chuyển do ảnh hưởng của các nhân tố khác

3 Hệ số co giãn của cầu theo giá của một hàng hoá (ED) là tỉ lệ giữa

phần trăm biến đổi của lượng cầu hàng hoá đó với phần trăm biến đổi giá của chính nó Hệ số này luôn là một số âm

Khi | ED | = 1: Cầu co giãn đơn vị

| ED | > 1: Cầu co giãn nhiều

| ED | < 1: Cầu co giãn ít

Co giãn theo giá của cầu có liên hệ đến tổng doanh thu của người bán hay tổng chi tiêu của người mua

| ED | > 1: Muốn tăng tổng doanh thu thì áp dụng chính sách giảm giá

| ED | < 1: Muốn tăng tổng doanh thu thì áp dụng chính sách tăng giá

| ED | = 1: Giá và tổng doanh thu độc lập với nhau

Trang 14

4 Hệ số co giãn thu nhập của cầu (ER) là tỉ lệ giữa phần trăm biến đổi

của lượng cầu một hàng hoá với phần trăm biến đổi của thu nhập bình quân của dân cư

Khi ER < 0: X là hàng hoá cấp thấp

ER > 0: X là hàng hoá bình thường

ER > 1: X là hàng hoá xa xỉ

ER < 1: X là hàng hoá thiết yếu

5 Hệ số co giãn chéo (EXY) là tỉ lệ giữa phần trăm biến đổi của lượng

cầu hàng hoá X với phần trăm biến đổi của hàng hoá Y

Khi (EXY) > 0: X và Y là hai hàng hoá thay thế

(EXY) < 0: X và Y là hai hàng hoá bổ sung

6 Hệ số co giãn của cung theo giá của một hàng hoá (ES) là tỉ lệ giữa

phần trăm biến đổi của lượng cung hàng hoá đó với phần trăm biến đổi giá của chính nó Hệ số này luôn là một số dương

Khi (ES) = 1: Cung co giãn đơn vị

(ES) > 1: Cung co giãn nhiều

(ES) < 1: Cung co giãn ít

7 Trong nền kinh tế hỗn hợp Nhà nước can thiệp đến sự hình thành

giá cả thị trường với các hình thức như: áp dụng chính sách thuế,

Trang 15

ấn định giá tối đa, giá tối thiểu, quy định giá đối với sản phẩm độc quyền

Trang 16

CÂU HỎI

1 Hàm số cầu của một hàng hoá là tương quan giữa:

a Lượng cầu hàng hoá đó với tổng hữu dụng

b Lượng cầu hàng hoá đó với giá cả của nó

c Lượng cầu hàng hoá đó với tổng chi tiêu của người tiêu

dùng

d Lượng cầu hàng hoá đó với tổng doanh thu của người bán

2 Khi giá của một hàng hoá tăng lên 10%, lượng cầu của hàng hoá

đó giảm 15% thì tính chất co giãn theo giá của nó là:

a Co giãn nhiều

b Co giãn ít

c Co giãn đơn vị

d Co giãn hoàn toàn

3 Từ kết luận về tính chất co giãn theo giá ở câu 2: khi giá tăng 10%

suy ra rằng tổng doanh thu sẽ:

a Tăng

b Giảm

c Không đổi

d Không xác định được

4 Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng (các nhân tố khác không

đổi) cầu của hàng hoá bình thường sẽ :

a Tăng

Trang 17

c Không tăng không giảm

d a,b,c đều sai

6 Khi giá của hàng hoá thay thế của hàng hoá X giảm cầu về X sẽ:

8 Vào tháng 1/95 giá một quyển tập là 1.800 đồng, đến tháng 5/95

giá là 3.200 đồng, các nhân tố khác không đổi, do đó:

a Cầu về tập tăng lên nên đường cầu dịch chuyển lên trên

b Cầu về tập giảm xuống nên đường cầu dịch chuyển xuống

dưới

Trang 18

d Lượng cầu của tập giảm

9 Nhân tố nào sau đây phải thay đổi thì mới vẽ được đường cung của

một hàng hoá?

a Trình độ công nghệ được áp dụng vào sản xuất hàng hoá đó

b Giá cả của hàng hoá đó

c Giá cả của các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất hàng hoá

đó

d Điều kiện tự nhiên của sản xuất

10 Khi đường cung dịch chuyển về bên phải do có nhiều xí nghiệp

mới tham gia vào thị trường thì:

a Giá cân bằng tăng

b Lượng cân bằng giảm

c Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng

d Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm

11 Khi Nhà nước tăng thuế một hàng hoá, nếu cầu của nó kém co giãn

so với cung thì:

a Giá sẽ tăng bằng với mức thuế tăng

b Giá sẽ giảm bằng với mức thuế tăng

c Giá sẽ tăng với ít hơn 50% mức thuế tăng

d Giá sẽ tăng với hơn 50% mức thuế tăng

12 Giá tối đa do Nhà nước ấn định đối với hàng thiết yếu là:

a Giá cao hơn giá cân bằng cung cầu

b Giá cao nhất của hàng hoá đó vào một thời điểm trong năm

c Giá có lợi nhuận cao nhất cho người bán

Trang 19

13 Khi giá hiện hành thấp hơn giá cân bằng thì:

a Lượng cung bằng lượng cầu

b Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu

c Lượng cầu nhỏ hơn lượng cung

d Thị trường dư thừa hàng hoá

14 Nhà nước áp dụng giá tối thiểu đối với hàng hoá khi:

a Có quá nhiều xí nghiệp rời bỏ ngành

b Có sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường

c Có sự dư thừa khá lớn hàng hoá

d Nhu cầu về hàng hoá đó tăng quá nhanh

15 Đường cung về bánh Trung Thu dịch chuyển sang phải Nguyên

nhân của sự dịch chuyển này là:

1 Giá bánh Trung Thu tăng lên 20%

2 Chính phủ tăng thuế suất doanh thu đối với các xưởng bánh

3 Giá bột, đường, trứng, đậu … giảm

4 Công nghệ nhào bột và nướng bánh mới được cải tiến

5 Thu nhập của dân cư tăng

Trang 20

b Cầu co giãn nhiều hơn cung

c Cầu co giãn bằng đơn vị

d Cung hoàn toàn không co giãn

17 Câu nào sau đây là không đúng:

a Dạng dốc xuống về bên phải của đường cầu chỉ quan hệ

nghịch biến giữa giá cả và lượng cầu

b Khi giá của mặt hàng thay thế hoặc mặt hàng bổ sung cho X

thay đổi, đường cầu về X sẽ dịch chuyển

c Hệ số co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn thường lớn

hơn so với trong dài hạn

d Phản ứng của người tiêu dùng thường dễ dàng và nhanh

chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến động của giá cả thị trường

Trang 21

1 Tính mức giá cân bằng (PE) và số lượng cung cầu cân bằng (QE)

Xác định PE, QE trên đồ thị Tính hệ số co giãn theo giá của cung

và cầu tại điểm cân bằnng

2 Giả sử Nhà nước quy định giá tối thiểu là P = 5 thì Nhà nước phải

chi bao nhiêu tiền để mua hết số lương thực thừa ở mức giá tối thiểu này ? Trong trường hợp Nhà nước quy định giá tối đa là P =

3 thì số lượng thiếu hụt trên thị trường là bao nhiêu ?

3 Giả định nhu cầu lương thực cho xuất khẩu tăng làm cho cầu tăng

lên thành: QD1 = 95 -10P Hãy xác định mức giá và số lượng cung cầu tại điểm cân bằng mới E1 (cung không đổi)

4 Từ điểm cân bằng E, giả định rằng giá phân bón trên thị trường

tăng nên cung trở thành QS1 = 20 – 70 (cầu không đổi) Hãy xác định mức giá và số lượng cung cầu tại điểm cân bằng mới E2

5 Từ điểm cân bằng E, nếu cung và cầu cùng lúc thay đổi như ở câu

2 và 3 thì giá và số lượng cân bằng mới (E3) là bao nhiêu? Xác

Trang 22

6 Từ điểm cân bằng E, nếu Nhà nước tăng thuế là 3 đvt trên mỗi đơn

vị sản phẩm bán ra thì giá cả và số lượng cân bằng mới E4 là bao nhiêu? Xác định E4 trên đồ thị 2 Ai là người chịu thuế ? Tổng số thuế thu được trong trường hợp này là bao nhiêu?

Giải

1 Khi cung, cầu cân bằng, giá cân bằng dẽ được hình thành Vậy :

QD = QS => 80 – 10P = 20P – 40 => 30P = 120 => P = 4 Thay P = 4 vào hàm số cung hoặc cầu sẽ tính được Q = 40

Trên đồ thị giá cân bằng và số lượng cân bằng được xác định từ điểm mà hai đường cung và cầu cắt nhau (E), với đường cung và cầu là đường biểu diễn của hàm số ngược :

Trang 23

Số tiền chính phủ phải chi để mua hết số lượng thừa là: 5.30 = 150

Khi chính phủ ấn định giá tối đa P = 3 => QD = 50 và QS = 20 nên

Trang 24

5 QS1 = QD1 => 20P – 70 = 95 – 10P

=> PE3 = 5,3 ; QE3 = 42

6 Khi thuế tăng 3 đvt đường cung (S) dịch chuyển lên trên (S2) một

đoạn thẳng đứng bằng 3 đơn vị, hàm cung mới sẽ có dạng:

QS2 = 20 (P-3) – 40 = 20P – 100

Ta có QS2 = QD tức 20P – 100 = 80 – 10P

=> Giá cân bằng mới là 6, số lượng cân bằng mới là 20

Mặc dù người bán là người nộp thuế nhưng giá tăng lên 2 đvt tức người mua chịu 2 đvt (vì trước kia giá là 4 đvt) và người bán chịu 1 đvt

vì trong 6 đvt thu được phải nộp 3 đvt thuế, chỉ thực thu 3 đvt, ít hơn 1 đvt so với trước khi có thuế Như vậy thuế được chia cho hai bên cùng chịu nhưng người tiêu dùng chịu phần nhiều hơn vì cầu kém co giãn hơn cung (tại điểm cân bằng E4; ES = 2 ; |ED| = 1)

Tổng số thuế thu được: 3 * 20 = 60

Bài 2

Táo hồng Thái Lan là loại trái cây mà gần đây các nhà vườn Việt Nam quyết định sản xuất Loại cây này chỉ thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũa vùng miền Tây Nam Bộ Do đó chỉ các nhà vườn ở vùng này

Trang 25

sản xuất và sản phẩm của nó được bán ra trên thị trường cả nước trong 2 tháng 7 và 8 Hàm số cầu thị trường là QD = 100 – P

QD: Cầu về táo (đvt: tấn)

P: Giá về 1 Kg táo (đvt: 100 đồng)

1 a Vẽ đường cầu về táo trên đồ thị

b Tính hệ số co giãn theo giá của cầu tại:

A (P = 80, Q = 20);

B (P = 50, Q = 50);

C (P = 20, Q = 80)

2 Từ những quan sát trước đây, người ta phỏng đoán rằng những nhà

vườn sẽ bán ra thị trường 80 tấn táo trong 2 tháng và táo là không thể tồn kho

a Vẽ đường cung thị trường trên đồ thị 1

b Giá cả cân bằng là bao nhiêu? Xác định điểm cân bằng E

trên đồ thị 1

c Tổng doanh thu của tất cả các nhà vườn là bao nhiêu ?

d Nếu mùa tiếp theo thời tiết không thuận lợi, số lượng thu

hoạch bị giảm đi 10 tấn thì giá cả và số lượng cung cầu cân bằng mới là bao nhiêu ? xác định điểm cân bằng F trên đồ thị 1

e Tổng doanh thu của tất cả các nhà vườn trong mùa thu

hoạch kém này là bao nhiêu?

Trang 26

3 Loại táo này có thể chế biến thành mứt Nhu cầu về mứt táo giữa

hai mùa thu hoạch được cho bởi hàm số: QDM = 90 - PM

QDM: cầu về mứt táo (đvt : tấn)

PM: giá 1 Kg mứt (đvt : 100 đồng)

Biết rằng để sản xuất 1 kg mứt cần 1 kg trái tươi và chênh lệch giữa giá mứt và giá táo tươi là 10 thì các xưởng chế biến hoạt động được

a Vậy nếu giá 1 kg là 70 thì các xưởng chế biến sẽ mua táo

tươi với giá và số lượng là bao nhiêu?

b Viết biểu thức hàm số cầu về mứt táo theo giá táo tươi

c Viết biểu thức hàm số cầu về táo khi nó được tiêu thụ dưới

dạng bán trái tươi cho người tiêu dùng và bán cho các xưởng mứt

d Để giá cân bằng không đổi trong khi cầu về táo đã tăng lên,

thì lượng cung phải là bao nhiêu ?

e Mô tả thị trường táo với tình trạng mới trên đồ thị 2

Trang 28

Đồ thị 2

Bài 3

Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X có dạng: QD = 120 – 10P

1 Tính hệ số co giãn theo giá của cầu tại P = 8 ; P = 6 ; P = 4 Kết

luận gì về tính chất của cấu từ những kết quả đó

2 Tính hệ số co giãn theo giá của cầu giữa hai mức giá 8 và 6

3 Tính tổng chi tiêu mà những người tiêu dùng dành cho sản phẩm X

với P = 8 và P = 6 Nhận xét gì về sự thay đổi của tổng chi tiêu đối với sự thay đổi này của giá ?

4 Giả sử rằng những người tiêu dùng dành một phần thu nhập của họ

để chi tiêu cho sản phẩm X và phần thu nhập này biến đổi như sau: I1 = 200; I2 = 320 ; I3 = 360

a Tìm số lượng sản phẩm X mà họ sẽ mua ứng với mỗi mức

thu nhập nếu P = 8

b Tính hệ số co giãn theo thu nhập khi thu nhập biến đổi như

Trang 29

5 Bộ phận nghiên cứu thị trường của hãng X phán đoán rằn số bán

sản phẩm này tuỳ thuộc chặt chẽ vào số bán của 2 sản phẩm là Y

và Z do hãng khác sản xuất Vì thế họ đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định hậu quả của một mức tăng 1% của giá cả mỗi sản phẩm đối với sự tiêu dùng chính sản phẩm đó và đối với sự tiêu dùng của 2 sản phẩm khác này Kết quả cho trong bảng sau:

% biến đổi của cầu Giá tăng

1 Với P = 8 thì ED = - 2 => cầu co giãn nhiều; P = 6, ED = - 1 =>

cầu co giãn đơn vị; P = 4, ED = -0,5 => cầu co giãn ít

2 P1 = 8, P2 = 6

Trang 30

ΔQ/ (Q1 + Q2) ΔQ (P1 + P2) 20 8 + 6

ED = - = - * - = - * - = 1,4

ΔP/ (P1 + P2) ΔP (Q1 + Q2) 2 40 + 60

3 P = 8, tổng chi tiêu là 320; P = 6 tổng chi tiêu là 360 Khi giá giảm

thì tổng chi tiêu tăng vì cầu trong đoạn này co giãn nhiều

5 a EDX = -2; EDY = -0,6; EDZ = -3

b EXY = +0,5 và EYX = +0,8 X và Y là 2 sản phẩm thay thế

cho nhau vì hệ số co giãn chéo của chúng là số dương

Trang 31

c EYZ = -1,5 và EZY = -1,6 Y và Z là 2 sản phẩm bổ sung

cho nhau vì hệ số co giãn giao đối của chúng là số âm

Thí dụ: Máy vi tính và đĩa mềm máy tính

Trang 32

BÀI TẬP

Bài 1

Hàm số cung và cầu thị trường của sản phẩm X có dạng:

QS = 20P và QD = 120 – 20P

1 Hãy xác định mức giá và số lượng cung cầu tại điểm cân bằng E

2 Giả định thu nhập của dân cư tăng và do đó cầu tăng lên thành:

QD1 = 140 – 20P Hãy xác định mức giá và số lượng cung cầu tại điểm cân bằng mới E1 (cung không đổi)

3 Từ điểm cân bằng E, giả định rằng có sự đổi mới kỹ thuật sản xuất

nên cung trở thành QS1 = 40 + 20P (cầu không đổi) Hãy xác định mức giá và số lượng cung cầu tại điểm cân bằng mới E2

4 Từ điểm cân bằng E, nếu cung và cầu cùng lúc thay đổi như ở câu

2 và 3 thì giá và số lượng cân bằng mới (E3) là bao nhiêu? Xác định E2 trên đồ thị 1

5 Từ điểm cân bằng E, nếu Nhà nước tăng thuế 2 đvt trên mỗi đơn vị

sản phẩm bán ra thì giá cả và số lượng cân bằng mới (E4) là bao nhiêu? Xác định E4 trên đồ thị 2 Ai là người chịu thuế ? Tổng số thuế thu được trong trường hợp này là bao nhiêu?

Trang 33

Bài 2

Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là:

QD = 200 – P

1 Vẽ đường cầu thị trường và tính co giãn theo giá tại A (P = 30, Q =

80); kết luận gì về tính chất co giãn theo giá của cầu sản phẩm X tại điểm này

2 Nếu cung của sản phẩm X là 100 không thay đổi khi giá biến đổi

thì giá cân bằng là bao nhiêu? Vẽ đường cung thị trường và xác định điểm cân bằng E trên đồ thị

3 Khi giá của X tăng từ 20 lên 30 thì cầu của sản phẩm Y tăng 20%

Tính hệ số co giãn chéo EYX; X và Y là hai sản phẩm có liên hệ với nhau như thế nào?

4 Nếu thu nhập bình quân của dân cư tăng 10% thì cầu về sản phẩm

X giảm 5% Tính hệ số co giãn theo thu nhập, X là sản phẩm thuộc loại nào?

Bài 3

Đường cung và đường cầu của một loại nông sản đều có dạng tuyến tính Tại điểm cân bằng E của thị trường ta có : PE = 14 ; QE = 12;

ED = -1; ES = 7/3

1 Xác định hàm số cầu và hàm số cung thị trường

2 Chính phủ giảm thuế cho mặt hàng này nên cung tăng 10% ở mọi

Trang 34

cầu lại giảm đi 15% Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới sau hai sự kiện này

3 Sau đó các nhà sản xuất lại đề nghị sự can thiệp của Nhà nước vì

giá bán trên thị trường không đủ bù đắp chi phí sản xuất Chính phủ quy định mức giá tối thiểu cho nông sản này là PMin = 16 và cam kết sẽ mua hết số sản phẩm thừa ở mức giá này Hãy tính số tiền chính phủ phải bỏ ra và biểu diễn kết qủa trên đồ thị

4 Câu hỏi tương tự nếu giá tối thiểu quy định là PMin = 12

Trang 35

CHƯƠNG II:

LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN

CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

1 Hữu dụng là lợi ích mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng sản

phẩm Tổng hữu dụng là toàn bộ lợi ích mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng một số lượng nhất định về một loại sản phẩm trong một đơn vị thời gian Hữu dụng biên là mức thay đổi trong tổng hữu dụng khi tăng hay giảm một đơn vị sản phẩm tiêu dùng Hữu dụng biên có xu hướng giảm dần

2 Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hoá hữu dụng (cân bằng

tiêu dùng) trong giới hạn về thu nhập của họ và giá cả của các hàng hóa

Điều kiện cân bằng tiêu dùng ở người tiêu dùng là:

MUX MUY MUZ

- = - = = - (1)

PX PY PZ

và x.PX + y.PY + …… + z.PZ (2) (1) Có nghĩa là hữu dụng biên đạt được khi chi tiêu một đơn vị tiền cho mỗi loại sản phẩm là bằng nhau

Trang 36

(2) Có nghĩa là số lượng sản phẩm tiêu dùng phải nằm trong giới hạn của thu nhập

3 Nguyên tắc tối đa hoá hữu dụng và tính chất hữu dụng biên giảm

dần được sử dụng để giải thích sự hình thành đường cầu cá nhân đối với một sản phẩm và từ đó suy ra đường cầu thị trường Đường cầu thị trường của một sản phẩm là tổng cộng theo hoành độ của các đường cầu cá nhân về sản phẩm đó

Ngoài cách phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng còn có thể sử dụng phương pháp hình học

4 Đường đẳng ích biểu thị những phối hợp về hai sản phẩm X và Y

mà người tiêu dùng đạt được cùng một mức lợi ích Những đường đẳng ích càng xa gốc toạ độ biểu thị mức lợi ích đạt được càng cao

và ngược lại độ dốc của đường đẳng ích là tỉ lệ thay thế biên giữa hai sản phẩm

Ba đặc điểm cơ bản của các đường đẳng ích là:

- Độ dốc âm

- Lồi về phía gốc trục tọa độ

- Không cắt nhau

5 Đường ngân sách biểu thị những phối hợp về hai sản phẩm X và Y

mà người tiêu dùng có thể mua được trong giới hạn về thu nhập của họ và giá cả của X và Y Phương trình đường ngân sách có dạng:

R = x*PX + y*Py

Trang 37

Độ dốc của đường ngân sách là tỉ lệ giá cả giữa X và Y

6 Người tiêu dùng đạt đựơc cân bằng tại tiếp điểm của đường ngân

sách và đường đẳng ích Tịa điểm này độ dốc của hai đường bằng nhau nghĩa là tỉ lệ thay thế biên bằng tỉ số giá cả

Khi thu nhập của người tiêu dùng hoặc giá cả X, Y thay đổi, phối hợp cân bằng sẽ thay đổi

7 Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp tất cả những điểm cân

bằng ứng với các mức thu nhập khác nhau (các nhân tố khác không đổi)

Đường Engel cho thấy những số lượng khác nhau về một sản phẩm

mà người tiêu dùng sẽ mua ứng với các mức thu nhập khác nhau của họ (các nhân tố khác không đổi)

8 Đường tiêu dùng theo giá cả là tập hợp tất cả những điểm cân bằng

khi giá cả của một trong hai sản phẩm X,Y thay đổi (các nhân tố khác không đổi)

Đường cầu sản phẩm cho thấy những số lượng khác nhau mà người tiêu dùng sẽ mua khi giá cả của nó thay đổi (các nhân tố khác không đổi)

9 Khi giá cả sản phẩm thay đổi, số lượng hàng mà người tiêu dùng

mua nó sẽ thay đổi do ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập

Trang 38

10 Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa tổng hữu dụng của một số

lượng sản phẩm nào đó với tổng số tiền mà người tiêu dùng chi tiêu cho nó

Trang 39

3 Nếu hữu dụng biên đạt được khi chi tiêu một đơn vị tiền cho sản

phẩm X nhỏ hơn hữu dụng biên đạt được khi chi tiêu một đơn vị tiền cho sản phẩm Y, thông thương người tiêu dùng sẽ:

a Tăng mua X và giảm mua Y

b Giảm mua X và tăng mua Y

c Tăng mua cả X và Y

d Giảm mua cả X và Y

4 Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng về hai

sản phẩm X và Y mà người tiêu dùng :

Trang 40

a Đạt được mức lợi ích tăng dần

b Đạt được cùng một mức lợi ích

c Đạt được mức lợi ích giảm dần

d Đạt được mức lợi ích tối đa

5 Dạng dốc xuống của đường đẳng ích cho thấy:

a Tính thay thế của hai sản phẩm

b Tính bổ sung của hai sản phẩm

c Tính thay thế và tính bổ sung của hai sản phẩm

d Tính thay thế hoặc tính bổ sung của hai sản phẩm

7 Tại điểm cân bằng tiêu dùng:

a Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng

ích

b Tỉ lệ thay thế biên bằng tỉ lệ giá cả

c Người tiêu dùng đạt được lợi ích tối đa trong giới hạn về

ngân sách

d a,b,c đều đúng

8 Khi thu nhập giảm, các nhân tố khác không đổi, người tiêu dùng

Ngày đăng: 03/01/2016, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w