Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng và mức độ quan tâm của người dân và doanh nghiệp...10 1.. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 - Khái niệm: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch vụ công trực
Trang 2Mục Lục
MỞ BÀI 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 6 I Khái niệm dịch vụ công trực tuyến/ điện tử 6
II Các mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến 6
1 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 6
2 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 7
3 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 7
4 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 7
III Phân loại dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ hành chính công điện tử 8
1 Phân loại dịch vụ công điện tử 8
2 Phân loại dịch vụ hành chính công điện tử 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI ĐẰ NẴNG 9
I Giới thiệu chung về tình trạng dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 9
II Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng và mức độ quan tâm của người dân và doanh nghiệp 10
1 Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng 10
2 Mức độ quan tâm của người dân và doanh nghiệp 16
III Các dịch vụ công trực tuyến khác tại Đà Nẵng 17
1 Cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế 17
2 Cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (cho cán bộ, công chức) 19
3 Cấp đổi giấy phép lái xe đến hạn đổi hoặc mất 20
4 Cấp giấy phép hoạt động bưu chính 21
IV Đánh giá về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 23
1 Điểm mạnh khi triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 23
2 Hạn chế khi triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 24
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI ĐÀ NẴNG 25
1 Cơ sở đề xuất cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 25
Trang 32 Giải pháp chi tiết cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 26
3 Những vấn đề và khó khăn gặp phải khi thực hiện các giải pháp trong việc
cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng 29
4 Ý kiến đề xuất của nhóm đề ra 31
KÊT BÀI 33
Trang 4MỞ BÀI
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến
trình cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử Điều đó không những tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần làm giảm áp lực giấy tờ
công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước Hơn nữa, việc cung cấp thông tin,
dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, sẽ
làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh
nghiệp tốt hơn Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng đã được các địa phương,
bộ, cơ quan, ngành bộ triển khai sâu rộng Giúp người sử dụng có thể tải về các mẫu
văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và được thông báo tình trạng xử
lý các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước qua mạng Và cho phép người sử
dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
Tuy nhiên trên thực tế số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 và mức
độ 2 được cung cấp ngày càng đầy đủ Số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và
4 hiện vẫn còn ít so với số lượng dịch vụ hành chính công cần cung cấp của các đơn vị
và tại các địa phương Để tìm hiểu về các dịch vụ công trực tuyến và thực trạng cung
cấp, bài thảo luận này nhóm chúng tôi sẽ cùng đi “ tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch
vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng” Từ đó, chúng tôi sẽ rút ra những ưu điểm và nhược
điểm cũng như đề xuất các giải pháp mới của riêng nhóm trong sự phát triển việc cung
cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN
I Khái niệm dịch vụ công trực tuyến/ điện tử
- Dịch vụ công là dịch vụ có tính chất công cộng phục vụ nhu cầu chung của cộng
đồng, là những đòi hỏi của công dân/doanh nghiệp từ phía nhà nước khi họ đã thực
hiện trách nhiệm với nhà nước và những dịch vụ này đáp ứng các quyền cơ bản của
công dân, cộng đồng
- Dịch vụ công trực tuyến/ điện tử: là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ
khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường
mạng Dịch vụ công trực tuyến được cung cấp gắn chủ yếu với cổng thông tin điện tử;
chú trọng tới tính thuận tiện và hiệu quả xử lý công việc với sự hỗ trợ của các công cụ
và hệ thống cung cấp thông tin
- Dịch vụ hành chính công những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp
luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh
nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại
giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý
II Các mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến
1 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1
- Khái niệm: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ
tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ (cũ); dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục
Trang 6- Khái niệm: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải
về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn
thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch
vụ
- Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất
cả các tiêu chí sau:
Đạt được các tiêu chí mức độ 1
Cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra
giấy hoặc điền vào các mẫu đơn Việc nộp lại hồ sơ sau khi hoàn thành được thực hiện
qua đường bưu điện hoặc người sử dụng trực tiếp mang đến cơ quan thụ lý hồ sơ
3 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Khái niệm: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền
và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ Các giao
dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường
mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
- Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất
cả các tiêu chí sau:
Đã đạt được các tiêu chí mức độ 2
Cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực
tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ Các
giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng
Trang 7Tuy nhiên, việc thanh toán chi phí và trả kết quả sẽ được thực hiện khi người sử dụng
dịch vụ đến trực tiếp cơ quan cung cấp dịch vụ
4 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
- Khái niệm: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng
thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thể được thực
hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng
- Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất
cả các tiêu chí sau:
Đã đạt được các tiêu chí mức độ 3
Việc thanh toán chi phí sẽ được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể thực
hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện
a Phân loại dịch vụ công điện tử
III Phân loại dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ hành chính công điện tử
1 Phân loại dịch vụ công điện tử
Các dịch vụ công điện tử được phân chia thành bốn nhóm chính:
- Hoạt động cung cấp các loại giấy phép, giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng
chỉ hành nghề
- Hoạt động cung cấp các loại xác nhận, chứng thực
- Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ của nhà nước
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân và xử lý các vi phạm hành chính
2 Phân loại dịch vụ hành chính công điện tử
Có rất nhiều loại, phổ biến là:
- Đấu thầu, mua sắm công sản
- Khai và nộp thuế thu nhập, hoàn thuế giá trị gia tang
- Khai sinh, báo tử, đăng ký hộ khẩu, kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi
- Nộp, nhận trợ cấp, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục,…
- Đăng ký, khai báo, cấp phép hải quan
Trang 8- Cấp chứng chỉ hành nghề (lái xe, chữa bệnh),
- Đăng kí kinh doanh…
- Cấp phép đầu tư, xây dựng…
- Đăng lý phương tiện vận tải
- Đăng ký và tuyển lao động
- Khai, nhận các loại công chứng
- Điều tra, thống kê, thăm dò ý kiến và đánh giá dư luận xã hội, học và thi trực
tuyến
- Cấp chứng chỉ giáo dục và đào tạo…
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN TẠI ĐẰ NẴNG
I Giới thiệu chung về tình trạng dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Theo kết quả đánh giá, về Xếp hạng tổng thể Website/Portal và cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của các địa phương thì website của TP Đà Nẵng là một
trong những website được đánh giá cao nhất Trong đó có cả Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng cũng đều đứng trong top 10
Về mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của các
địa phương, các tỉnh có website được xếp hạng đầu gồm có: Long An, Hậu Giang,
Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Đồng Nai
Về đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, TP Hồ Chí
Minh, Bến Tre là những địa phương đứng ở top đầu
Thành phố Đà Nẵng áp dụng dịch vụ công trực tuyến cho tất cả các quận, các
sở, ban ngành Việc tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành
phố Đà Nẵng:
Trang 9- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu giải quyết các
thủ tục hành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cấp duy nhất
- Cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ
sơ, cấp phép Người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình
trạng giải quyết hồ sơ
- Hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan
hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một
cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”
Để tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng, cũng như các
vấn đề gặp phải khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến chúng ta sẽ thảo luận ở những
phần tiếp của bài thảo luận
II Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng và mức độ quan tâm của người
dân và doanh nghiệp
1 Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng
Tại thành phố Đà Nẵng, các dịch vụ hành chính công trực tuyến được các sở,
ban, ngành, UBND các quận, huyện cung cấp qua môi trường mạng internet được xây
dựng và phát triển gắn liền với các Cổng thông tin điện tử thành phố, Cổng thông tin
dịch vụ công, trang thông tin một cửa điện tử Đây là các địa chỉ để người dân, tổ chức,
doanh nghiệp truy cập và tương tác với chính quyền thành phố, sử dụng các
DVHCCTT, tìm hiểu danh mục các DVHCCTT theo từng mức; trình tự thực hiện,
cách thức thực hiện, thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết và biểu mẫu, tờ
đơn kèm theo; nộp hồ sơ cũng như tra cứu hồ sơ Bên cạnh đó, thành phố còn xây dựng
và đưa vào vận hành Tổng đài dịch vụ hành chính công vào đầu năm 2012
Trang 10 Hệ thống một cửa điện tử
Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Đà Nẵng là cổng thông tin thực hiện
dịch vụ "một cửa" cho công dân, doanh nghiệp và cán bộ
Công dân, doanh nghiệp sau khi đăng nhập bằng tài khoản đã được đăng ký và
xác thực bởi cơ quan nhà nước có thể thực hiện các dịch vụ hành chính công một cách
đơn giản và thuận tiện Công dân, doanh nghiệp quản lý được hồ sơ cá nhân (thông tin
cá nhân, giấy tờ số) và toàn bộ các giao dịch với cơ quan nhà nước thông qua việc nộp,
theo dõi tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý hồ sơ thực hiện dịch vụ hành chính công
trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến TP Đà
Nẵng Ngoài ra, công dân và doanh nghiệp còn dễ dàng khai thác các dịch vụ công
Cán bộ sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến để tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, tiếp nhận
hồ sơ trực tiếp, luân chuyển và xử lý hồ sơ, trả kết quả hồ sơ và thực hiện thống kê, báo
cáo tùy theo vai trò được phân công
Tại UBND các quận, huyện đều thực hiệp áp dụng mô hình “một cửa điện tử”
với nhiều thiết bị phục vụ xếp hàng tự động, tra cứu thông tin cải cách hành chính, tra
cứu tình trạng hồ sơ qua tin nhắn SMS, phần mềm xử lý hồ sơ Nhằm nâng cao chất
lượng cải cách hành chính, thành phố đã phê duyệt phương án và đưa vào sử dụng
website khảo sát mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại địa chỉ
Trang 11cchc.danang.gov.vn giúp cho công tác đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính hằng
năm khách quan hơn, sát thực hơn
Hiện nay có 5 dịch vụ hành chính công trực tuyến chưa được thống kê: dịch vụ
Hỏi đáp (quan điểm Bộ Thông tin và Truyền thông xem đây là chức năng hỗ trợ khai
thác thông tin), 4 dịch vụ của các đơn vị ngành dọc (Khai báo lưu trú trực tuyến, Khai
thuế qua mạng, Hải quan điện tử, Đăng ký kinh doanh) - thống kê theo ngành dọc Ghi
nhận trên thực tế cho thấy các dịch vụ này thực sự là những DVHCCTT được khai thác
có hiệu quả, đem lại nhiều tiện ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp Cụ thể:
- Dịch vụ Hỏi đáp: Năm 2013, chuyên mục Hỏi đáp của Cổng thông tin điện tử
thành phố đi vào hoạt động với sự tham gia của các sở ban, ngành và các địa phương
Việc tiếp nhận và trả lời thao tác hoàn toàn trên môi trường mạng internet Đến nay đã
có 34 đơn vị tham gia hệ thống, trong đó có 01 đơn vị ngành dọc (Cục Thuế), và có 29
đơn vị phát sinh câu hỏi Tính đến thời điểm 31.12.2013 đã tiếp nhận 532 câu hỏi, trả
lời được 490 câu hỏi, tỷ lệ trả lời đạt 92,1%
- Dịch vụ khai báo lưu trú trực tuyến (mức 4):
Công an thành phố đã đưa hệ thống khai báo lưu trú trực tuyến đi vào hoạt động
từ đầu năm 2011, đến nay đã triển khai đến các quận Hải Châu (13 phường), Thanh
Trang 12Khê (10 phường), Liên Chiểu (5 phường), Sơn Trà (7 phường), Ngũ Hành Sơn (3
phường), Cẩm Lệ (1 phường), Hòa Vang (1 xã) và đã có 400 cơ sở lưu trú thực hiện
khai báo trực tuyến Năm 2013 có 476.776 khách được khai báo qua hệ thống lưu trú
trực tuyến
- Dịch vụ khai báo hải quan điện tử (mức 4):
Hải quan thành phố Đà Nẵng là một trong 10 đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm hệ
thống khai báo hải quan điện tử Ngày 25.12.2009, Hải quan thành phố chính thức triển
khai thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình kinh doanh và áp dụng tại 3 chi cục hải
quan với 3 doanh nghiệp được lựa chọn và sau đó triển khai rộng rãi cho hầu hết các
loại hình xuất nhập khẩu, cho hầu hết các doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục hải
quan trên địa bàn Đến nay đã có 573 doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan
điện tử
- Dịch vụ đăng ký kê khai thuế qua mạng (mức 4): Năm 2009, cùng với Hà Nội,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được chọn là 1 trong 4 địa
Trang 13phương trong cả nước triển khai thí điểm kê khai thuế qua mạng Tính đến ngày
31.12.2013 đã có 6.830 doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đăng ký kê khai thuế qua
mạng
- Dịch vụ đăng ký kinh doanh
Dịch vụ này sẽ cho phép:
+Đăng ký mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+Đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
+Tạm ngừng kinh doanh (trên 30 ngày) Trường hợp tạm ngừng từ 30 ngày trở xuống
liên hệ với đội thuế phường để được giải quyết
+ Ngừng hẳn kinh doanh
Trang 14+ Theo dõi hồ sơ đăng ký Thông qua chức năng này có thể xem kết quả phản hồi, theo
dõi tiến độ giải quyết và hiệu chỉnh hồ sơ đã đăng ký
Tổng đài dịch vụ hành chính công
- Là một hợp phần quan trọng của nền tảng Chính quyền điện tử thành phố Đà
Nẵng, có chức năng là đơn vị đầu mối hỗ trợ, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND
quận/huyện; UBND xã/phường tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin cho các tổ chức,
công dân trong khuôn khổ chương trình xây dựng chính quyền điện tử thành phố Đà
Nẵng
- Mục tiêu hướng đến của Tổng đài dịch vụ công Đà Nẵng là cung cấp, hỗ trợ mọi
thông tin và dịch vụ của chính quyền; cũng như mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ;
các thông tin về kinh tế – an sinh – xã hội cho người dân, doanh nghiệp và du khách
- Thực chất, Tổng đài dịch vụ công giữ vai trò như là Tổng đài chăm sóc, hỗ trợ
của chính quyền thành phố Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp, giải đáp miễn phí nội
dung các quy định, chính sách pháp luật của Trung ương và địa phương Qua ba năm
hoạt động, đến nay trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận và giải đáp hơn 400 yêu
cầu
- Là một kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác điều hành của chính quyền
thành phố như: nhắn tin công vụ (có tiêu đề là “DVC-Danang”), nhắn tin điều hành
Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (“PCLB-Danang”), gửi các văn bản điện
tử… đồng thời hỗ trợ cho người dân và du khách với chức năng là Tổng đài thiên tai,
bão lụt cung cấp những thông tin mới nhất về bão, lụt cho người dân
Số liệu theo năm 2012-2013
Về số lượng các đơn vị cung cấp DVHCCTT theo các mức, ghi nhận số liệu
thống kê trong hai năm (2012, 2013) thì năm 2013 số đơn vị cung cấp DVHCCTT mức
3, 4 tăng so với năm 2012, còn số đơn vị không cung cấp DVHCCTT không thay đổi
(7 đơn vị) Cụ thể, số liệu thống kê năm 2012 về cung cấp DVHCCTT đối với 33 đơn
vị thuộc thành phố Đà Nẵng (không kể các đơn vị ngành dọc): Có 7/33 đơn vị không
Trang 15có DVHCCTT, chiếm tỷ lệ 21%, 6/33 đơn vị cung cấp DVHCCTT mức 1, 2 (cung cấp
thông tin thủ tục và biểu mẫu), chiếm tỷ lệ 18%, 20/33 đơn vị cung cấp DVHCCTT
mức 3 và 4, chiếm tỷ lệ 61% Năm 2013, còn lại 2 đơn vị cung cấp DVHCCTT mức 1,
2 (Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư); 24 đơn vị có cung cấp
DVHCCTT mức 3 và 4, chiếm tỷ lệ 73%
- Về tình trạng, mức độ giao dịch của DVHCCTT: Năm 2012, có 12/20 đơn vị có phát
sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ 60% và 8/20 đơn vị không phát sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ
40% Năm 2013, có 15/24 đơn vị có phát sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ 62,5% và 9/24
đơn vị không phát sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ 37,5%
- Về số lượng giao dịch của các DVHCCTT: Theo số liệu của Cổng Thông tin điện tử
thành phố năm 2012, 2013, tại 33 đơn vị thuộc thành phố đã tiếp nhận tổng
Cộng 7.485 hồ sơ và giải quyết 5.951 hồ sơ Cụ thể như sau: Năm 2012, đã tiếp nhận
4.255 hồ sơ và giải quyết 2.751 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đạt 64,7% Năm 2013 có
15/24 đơn vị cung cấp DVHCCTT mức 3, 4 phát sinh giao dịch với tổng số hồ sơ tiếp
nhận 3.230, giải quyết 3.200 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đạt 98%
- Về công tác tuyên truyền: các đơn vị chủ yếu tuyên truyền trên trang thông tin điện tử
của đơn vị, việc giới thiệu, hướng dẫn thực hiện DVHCCTT được mô tả như các bước
thực hiện một thủ tục hành chính Bên cạnh đó, một số đơn vị đã thực hiện thêm nhiều
giải pháp tuyên truyền khác nhằm vận hành có hiệu quả các DVHCCTT
2 Mức độ quan tâm của người dân và doanh nghiệp
Về hình thức giao dịch của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà
nước tại Đà Nẵng hiện nay:
- Đối với người dân:
Trang 16+ Có 29% trả lời thường xuyên giao dịch, 52% trả lời thỉnh thoảng và 18% trả lời
không thường xuyên
+ Kênh giao tiếp chủ yếu là trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức nhà nước tại cơ quan
(chiếm tỷ lệ cao nhất với 58%);
+ Giao tiếp qua mạng internet (chiếm tỷ lệ 23%); gửi thư qua đường bưu điện (chiếm
tỷ lệ 14%), 7% giao tiếp qua điện thoại và thông qua người trung gian
Có 91% người dân có thể sử dụng Internet để tìm kiếm, đọc và truy cập thông
tin hằng ngày và 9% số người không sử dụng được
- Đối với doanh nghiệp:
+ Kênh giao tiếp chủ yếu là qua mạng internet (chiếm tỷ lệ cao nhất 48%);
+ Trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức nhà nước (chiếm tỷ lệ28%);
+ Gửi thư qua đường bưu điện (chiếm tỷ lệ 14%); giao tiếp qua điện thoại (chiếm tỷ lệ
14%)
Đối với doanh nghiệp thì nhóm DVHCCTT được sử dụng nhiều nhất là Thuế
(chiếm tỷ lệ 55%); Hải quan điện tử (chiếm tỷ lệ 30%) DVHCCTT mức 4 doanh
nghiệp đã sử dụng nhiều nhất là “Nộp hồ sơ kê khai qua mạng” (chiếm tỷ lệ 55%), tiếp
đến là “Báo cáo việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động” (chiếm tỷ
lệ 28%); “Khai báo lưu trú trực tuyến” (chiếm tỷ lệ 10%); “Khai báo thủ tục hải quan
điện tử” (chiếm tỷ lệ 7%); các DVHCCTT mức 3 như “Thẩm định điều kiện tạm dừng
đóng BHXH bắt buộc để UBND xem xét quyết định”, “Cấp chứng chỉ hành nghề giám
sát thi công xây dựng công trình”, “Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư” không được
sử dụng
III Các dịch vụ công trực tuyến khác tại Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, ngoài các dịch vụ công phục vụ đại đa số người dân thì còn có
những dịch vụ công khác phục vụ cho một số công việc đặc thù, đối tượng cụ thể:
1 Cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế