Đề tài:Dự án nhà máy sấy nông sản thực phẩm NFC
Trang 1Chương 4: GIỚI THIỆU DỰ ÁN
4.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN
4.1.1 Giới thiệu Công ty lập dự án
Công ty lập dự án là CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM NFC (Tên viết tắt: NFC CO., LTD.), là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, với số vốn điều lệ là 7.000.000.000 (bảy) tỉ đồng Việt Nam Địa chỉ công ty đặt tại đường 25B, khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, Tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Thực Phẩm NFC bao gồm các lĩnh vực kinh doanh và chế biến các loại thực phẩm nông thủy hải sản, kinh doanh các loại hóa chất và phụ gia dùng trong ngành chế biến thực phẩm
Với các chuyên viên có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật công nghệ chế biến các loại thực phẩm sấy khô được đào tạo tại Nhật Bản, cộng với các nghiên cứu và khảo sát thị trường chế biến thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đã cho thấy đang có chiều hướng gia tăng, do đó Công ty TNHH Thực Phẩm NFC xem đây như là một trong những cơ hội để công ty có thể đầu tư nhà máy sấy nông sản cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm ăn liền
4.1.2 Tên dự án
Tên gọi của dự án là Nhà máy sấy nông sản thực phẩm NFC.
4.1.3 Mục tiêu của dự án
Khi tiến hành nghiên cứu dự án, mục tiêu của Công ty TNHH NFC là nhằm vào thị trường chế biến thực phẩm ăn liền đầy tiềm năng và đang có xu hướng phát triển khá mạnh mẽ, trong đó các nguồn cung ứng các phó phẩm cho ngành chế biến thực phẩm ăn liền hiện nay là còn đang thiếu hụt, vì thế Công ty TNHH NFC kỳ vọng sẽ đạt được các lợi ích lớn lao khi triển khai dự án này
Trang 24.1.4 Công suất thiết kế của nhà máy
Căn cứ trên tổng sản lượng dự báo của tất cả các sản phẩm của dự án, nếu không kể đến sản lượng của năm đầu tiên 2003 vì chỉ hoạt động ba tháng cuối năm, sản lượng dự báo của nhà máy có sự biến đổi khá lớn từ 130.5 tấn (năm 2004) đến 380.5 tấn (năm 2012), do đó công suất thiết kế của nhà máy trước hết phải được thiết kế sao cho có thể vận hành thành ba ca độc lập, nghĩa là nhà máy có thể chạy một ca, hai ca hay ba ca mà không có sự ảnh hưởng qua lại, trong đó công suất thiết kế phải bảo đảm sản lượng của mỗi ca là như nhau
Kế đến, để có thể xác định công suất thiết kế của nhà máy cho 1 ca hoạt động,
ta sẽ đi vào phân tích các thông số sau đây:
- Tổng sản lượng dự báo (tất cả sản phẩm) năm 2004 của dự án là 130.5 tấn
Vậy: Công suất dự phòng (30%) cho năm 2004 = 130.5 x 1.3 = 169.7 tấn
- Tổng sản lượng dự báo (tất cả sản phẩm) năm 2012 của dự án là 380.5 tấn
Vậy: Công suất dự phòng (30%) cho năm 2012 = 380.5 x 1.3 = 494.7 tấn
Kết hợp các thông số vừa phân tích ở trên, công suất thiết kế của nhà máy cho
một ca hoạt động là 160 tấn sản phẩm/năm/1 ca Nếu hoạt động ba ca liên tục thì công suất của nhà máy là 480 tấn sản phẩm/năm/3 ca Công suất thiết kế
này vừa thỏa mãn mức sản lượng thấp nhất (năm 2004) cũng như cao nhất (2012) và vừa có tính đến cả sản lượng dự phòng 30%
4.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trong phần này, các mục được giới thiệu bao gồm: qui trình công nghệ, trang thiết bị, công nghệ và tuổi thọ của dự án, các giải pháp cung cấp nhiệt trong kỹ thuật sấy, đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật, sau cùng là phân bố nhà xưởng
4.2.1 Qui trình công nghệ
Qui trình công nghệ của quá trình chế biến các loại nông sản thực phẩm sấy khô sẽ bao gồm các quá trình sau đây:
Trang 3(1) Nhập liệu: nguyên liệu thô được các nhà cung cấp vận chuyển đến nhà
máy theo lịch trình và thời gian cam kết giữa hai bên
(2) Cân: quá trình cân đo đong đếm nhằm để xác định số lượng và khối
lượng
(3) Kiểm tra: để xác định chất lượng của nguyên liệu đầu vào.
(4) Sơ chế: quá trình sơ chế gồm những phần việc như cắt bỏ rể, nhặt bỏ lá úa
…
(5) Rửa: làm sạch sản phẩm bằng nước.
(6) Tạo qui cách: quá trình này nhằm tạo các kích cở đúng theo qui cách nhà
tiêu thụ yêu cầu
(7) Sát trùng: sát trùng nhằm để hạn chế và loại hẳn các vi trùng gây hại.
(8) Sấy: là quá trình dùng nhiệt năng để làm bay hơi lượng nước chứa đựng
trong sản phẩm làm cho sản phẩm có thể được bảo vệ lâu dài hơn
(9) Ra hàng: sau khoảng thời gian sấy đạt yêu cầu (tùy thuộc vào từng loại
sản phẩm), sản phẩm sẽ được đưa ra khỏi máy sấy để chuyển vào kho tồn trữ
(10) Tồn trữ hàng sau chế biến: các sản phẩm sau khi ra khỏi máy sấy sẽ được
tồn trữ tại kho bán thành phẩm để chờ lựa
(11) Lựa: lựa là một trong các khâu quản lý chất lượng nhằm để loại bỏ các dị
vật như tóc, kim loại lẫn vào sản phẩm trong quá trình chế biến
(12) Đóng thùng: bảo quản các sản phẩm trong các bao bì.
(13) Tồn trữ: sau khi đóng thùng, thành phẩm sẽ được tồn trữ trong kho thành
phẩm để chờ xuất
(14) Xuất: hàng hóa sẽ được chuyển giao đến nhà tiêu thụ theo số lượng của
từng đơn đặt hàng
Qui trình công nghệ được tóm lược ở Hình 4.1 như sau:
Trang 4Hình 4.1: Qui trình công nghệ
4.2.2 Trang thiết bị
Căn cứ vào nhu cầu dự báo, công suất thiết kế của nhà máy được hoạch định Các trang thiết bị mà dự án quyết định đầu tư được xác định dựa trên cơ sở đáp
Sơ chế Rửa
Tạo qui
Tồn trữ Lựa
Đóng thùng
Trang 5ứng được công suất thiết kế của nhà máy Các trang thiết bị này bao gồm: Máy
móc thiết bị dùng cho sản xuất, Thiết bị phòng thí nghiệm, và Thiết bị văn phòng
Chi tiết và giá nêu ở Bảng 4.1; 4.2 và 4.3 của các loại trang thiết bị được thu thập từ các nhà sản xuất và phân phối tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh tháng 1 năm 2003
4.2.2.1 Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất
Các máy móc và trang thiết bị dùng trong sản xuất được liệt kê trong Bảng 4.1 sau đây được trang bị làm tài sản cố định cho công ty, bao gồm:
Bảng 4.1: Máy móc, dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất
Stt Loại thiết bị S.lượng (VN đồng) Đơn giá Thành tiền (VN đồng) Nguồn c.cấp
1 Nồi hơi ( 2,4T) 1 480,000,000 480,000,000 Nhập ngoại
2 Dây chuyền sấy 20 40,000,000 800,000,000 Nội địa
3 Máy trộn 1 60,000,000 60,000,000 Nội địa
4 Máy cắt 2 108,500,000 217,000,000 Nhập ngoại
5 Máy chần 1 93,000,000 93,000,000 Nội địa
6 Máy xay 1 20,000,000 20,000,000 Nội địa
8 Máy lạnh phòng lựa 1 31,000,000 31,000,000 Nhập ngoại
9 Máy sục sủi bọt 1 23,250,000 23,250,000 Nội địa
10 Bình biến thế, hệ thống điện 1 124,000,000 124,000,000 Nội địa
11 Máy lạnh kho nguyên liệu 1 69,750,000 69,750,000 Nhập ngoại
12 Bàn chế biến 8 1,530,000 12,240,000 Nội địa
13 Bồn rửa 8 2,295,000 18,360,000 Nội địa
14 Pallet (nhựa) 30 397,800 11,934,000 Nội địa
17 Máy hút bụi 2 1,530,000 3,060,000 Nhập ngoại
18 Xe nâng 3 1,530,000 4,590,000 Nhập ngoại
19 Bàn lựa (mica nhôm) 10 765,000 7,650,000 Nội địa
20 Cân 500kg 1 1,530,000 1,530,000 Nội địa
23 Đèn bẫy côn trùng 3 3,060,000 9,180,000 Nội địa
24 Quạt đứng 5 1,530,000 7,650,000 Nội địa
Trang 625 Ống nước 200 61,200 12,240,000 Nội địa
Tổng cộng: 2,112,217,000
(Nguồn: Thu thập tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 1 năm 2003)
4.2.2.2 Thiết bị phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm là nơi kiểm soát và quản lý chất lượng của nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của nhà máy Ngoài ra phòng thí nghiệm còn là nơi nghiên cứu, đánh giá và phát triển các sản phẩm mới Các thiết bị chính của phòng thí nghiệm bao gồm:
Bảng 4.2: Thiết bị phòng thí nghiệm
Stt Loại thiết bị S.lượng (VN đồng) Đơn giá Thành tiền (VN đồng) Nguồn c.cấp
1 Tủ lạnh 1 7,500,000 7,500,000 Nhập ngoại
2 Tủ ấm 1 5,000,000 5,000,000 Nhập ngoại
3 Tủ sấy 1 5,000,000 5,000,000 Nhập ngoại
4 Tủ thao tác 1 12,400,000 12,400,000 Nhập ngoại
6 Dụng cụ kiểm định 3,000,000 3,000,000 Nội địa
7 Dụng cụ khác 7,000,000 7,000,000 Nội địa
Tổng cộng: 43,400,000
(Nguồn: Thu thập từ thị trường Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 1 năm 2003)
4.2.2.3 Thiết bị văn phòng
Thiết bị văn phòng bao gồm các trang thiết bị như: bàn, ghế, máy tính, tủ kệ, máy fax, máy điện thoại, ô tô, được liệt kê trong Bảng 4.3 bao gồm:
Bảng 4.3: Thiết bị văn phòng
Stt Loại thiết bị S.lượng (VN đồng) Đơn giá Thành tiền (VN đồng) Nguồn c cấp
1 Máy lạnh 3 6,200,000 18,600,000 Nhập ngoại
2 Bàn ghế, kệ 10 1,000,000 10,000,000 Nội địa
3 Computer 2 8,000,000 16,000,000 Nhập ngoại
Trang 74 Máy Fax 1 8,000,000 8,000,000 Nhập ngoại
5 Máy Photocopy 1 45,000,000 45,000,000 Nhập ngoại
6 Tổng đài và điện thoại 4 2,500,000 10,000,000 Nhập ngoại
7 Xe ô tô 12 chỗ ngồi 2 350,000,000 700,000,000 Nội địa
Tổng cộng: 807,600,000
(Nguồn: Thu thập từ thị trường Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 1 năm 2003)
4.2.3 Công nghệ và tuổi thọ của dự án
Các trang thiết bị dùng cho quá trình sản xuất được mua mới hoàn toàn với các điều kiện cam kết của các nhà cung cấp có tuổi thọ trung bình là 10 năm Hơn nữa, theo ý kiến trao đổi với các chuyên gia trong ngành chế biến thực phẩm sấy khô, trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm tới, xu hướng của thị trường sẽ
chuyển sang các sản phẩm Sấy Thăng Hoa thay vì Sấy Bằng Không Khí Nóng như hiện nay Công nghệ Sấy Thăng Hoa là công nghệ mới trên thế giới với ưu
điểm chất lượng sản phẩm rất cao Tuy nhiên khuyết điểm hiện nay của công nghệ sấy này là giá thành sản phẩm rất cao do trang thiết bị và công nghệ còn quá đắc Trong tương lai, công nghệ ngày càng được cải thiện, giá trang thiết bị ngày càng cạnh tranh hơn, giá thành sẽ giảm xuống và làm xu thế nhu cầu tăng lên
Với các nhận định và phân tích dựa trên tuổi thọ của trang thiết bị và cả xu
hướng của thị trường, tuổi thọ của dự án được xác định là 10 năm
4.2.4 Các giải pháp cung cấp nhiệt trong kỹ thuật sấy
Có hai giải pháp kỹ thuật cung cấp nhiệt trong quá trình sấy đó là: cung cấp nhiệt bằng gas đốt trực tiếp và cung cấp nhiệt bằng lò hơi
4.2.4.1 Cung cấp nhiệt bằng gas
Cung cấp nhiệt bằng gas là giải pháp sử dụng gas đốt nóng không khí trực tiếp và thổi không khí nóng vào buồng sấy qua hệ thống quạt Với giải pháp cung cấp nhiệt bằng gas, sẽ có những ưu và khuyết điểm sau:
• Ưu điểm:
Trang 8- Chi phí đầu tư ban đầu nhỏ.
- Chi phí bảo trì thấp
• Khuyết điểm:
- Khó kiểm soát nhiệt lượng cung cấp trong quá trình sấy
- Chi phí nhiệt lượng cao
4.2.4.2 Cung cấp nhiệt bằng lò hơi
Cung cấp nhiệt bằng lò hơi là giải pháp sử dụng hơi nước đi qua hệ thống ống để nung nóng buồng không khí Không khí được nung nóng đó sẽ được đưa qua buồng sấy để cấp nhiệt cho quá trình sấy Với giải pháp cung cấp nhiệt bằng lò hơi, sẽ có ưu và khuyết điểm sau:
• Ưu điểm:
- Dễ kiểm soát nhiệt lượng cung cấp trong quá trình sấy
- Chi phí nhiệt lượng thấp
• Khuyết điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
- Chi phí bảo trì cao
4.2.5 Đánh giá và lựa chọn giải pháp kỹ thuật
Để quyết định sự chọn lựa đầu tư giữa hai giải pháp cung nhiệt bằng gas hoặc bằng lò hơi, quá trình đánh giá sẽ được dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Kiểm soát nhiệt lượng trong quá trình sấy: dễ kiểm soát, tốt
- Chi phí nhiên liệu: thấp, tốt.
- Chi phí đầu tư ban đầu: thấp, tốt.
- Chi phí bảo trì: thấp, tốt.
4.2.5.1 Kiểm soát nhiệt lượng trong quá trình sấy
Tiêu chí kiểm soát nhiệt lượng là một trong các tiêu chí quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Vì đây là một tiêu chí mang tính định tính cho nên qua ý kiến tham khảo chuyên gia kỹ thuật, dựa trên thang điểm 10,
Trang 9nếu phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng lò hơi đạt 10 điểm thì phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng gas sẽ đạt 6 điểm
4.2.5.2 Chi phí nhiên liệu
Qua tham khảo ý kiến chuyên gia trong ngành, chi phí nhiên liệu đốt dầu FO cho lò hơi trung bình khoảng 1.800.000đ/tấn sản phẩm Đối với nhiên liệu là gas, chi phí này khoảng 2.100.000đ/tấn sản phẩm Với phương pháp cho điểm định tính, theo ý kiến chuyên gia, phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng nồi hơi sẽ đạt 10 điểm và phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng đốt gas trực tiếp đạt 8 điểm
4.2.5.3 Chi phí đầu tư ban đầu
Qua tham khảo và thu thập thông tin, chi phí đầu tư ban đầu của lò hơi là 480.000.000đ, của hệ thống sấy nhiệt đốt gas là 350.000.000đ Với phương pháp cho điểm định tính, theo ý kiến chuyên gia, phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng gas đạt 10 điểm thì phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng lò hơi đạt 8 điểm
4.2.5.4 Chi phí bảo trì
Qua tham khảo và thu thập thông tin, chi phí bảo trì của lò hơi trung bình khoảng 4.200.000đ/năm Chi phí bảo trì của hệ thống sấy nhiệt đốt gas trung bình khoảng 2.500.000đ/năm Với phương pháp cho điểm định tính, theo ý kiến chuyên gia, phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng gas đạt 10 điểm và phương pháp sấy cung cấp nhiệt bằng lò hơi đạt 7 điểm Các tiêu chí đánh giá được tóm lược như sau:
Bảng 4.4: Điểm số của các tiêu chí đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật
Giải pháp Sử dụng gas đốt Sử dụng lò hơi
Trang 10Dựa vào những phân tích sơ bộ, chúng ta thấy rằng trong hai phương án nêu trên không có phương án nào bị trội Để có thể đi đến quyết định chọn lựa phương
án, chúng ta sẽ tiếp tục đi vào phân tích chi phí của hai phương án: Chi phí nhiên
liệu, Chi phí bảo trì và Chi phí đầu tư ban đầu bằng phương pháp so sánh Giá trị hiện tại của tổng ba chi phí này.
Dựa vào sản lượng dự báo và thời gian hoạt động của dự án, các chi phí được liệt kê qua từng năm hoạt động của dự án được trình bày ở Bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5: So sánh chi phí tiêu tốn giữa hai giải pháp kỹ thuật
Đv tính: triệu đồng
VN
Năm Chi phí đầu tư Chi phí nhiên liệu Chi phí bảo trì
2003 480 350 269.10 313.95 4.2 2.5
2004 - - 442.08 515.76 4.2 2.5
2005 - - 484.02 564.69 4.2 2.5
2006 - - 803.88 937.86 4.2 2.5
2007 - - 870.48 1015.56 4.2 2.5
2008 - - 942.48 1099.56 4.2 2.5
2009 - - 1020.6 1190.7 4.2 2.5
2010 - - 1105.2 1289.4 4.2 2.5
2011 - - 1193.94 1392.93 4.2 2.5
2012 - - 1289.52 1504.44 4.2 2.5
Trang 11NPV CP 480 350 4638 5411 25.8 15.4
(Nguồn: Khảo sát điều tra – Năm 2003)
Chi tiết của phần tính toán có thể tham khảo thêm ở Phụ Lục 5
Với mức chiết khấu bình quân tính toán là 10%/năm, Giá trị hiện tại ròng của
tổng chi phí cho 2 phương pháp trong suốt thời gian dự án là:
∑ Chi PhíLò Hơi = 480 + 4638 + 25.8 = 5143,8 triệu đồng
∑ Chi PhíGas = 350 + 5411 + 15.4 = 5776,4 triệu đồng
So sánh về tổng chi phí của quá trình đầu tư, chi phí cho giải pháp sử dụng phương pháp cấp nhiệt bằng lò hơi sẽ có chi phí thấp hơn, do đó giải pháp đầu tư cho lò hơi là thích hợp
4.2.6 Phân bố nhà xưởng
Với mô hình nghiên cứu tương đương từ một công ty thực phẩm nước ngoài và trao đổi thu thập thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia, phân bố nhà xưởng và diện tích sử dụng của từng phân xưởng được thiết kế như trình bày ở Bảng 4.6
Bảng 4.6: Nhu cầu diện tích nhà xưởng
Trang 1212 Phòng thay đồ Nam/Nữ, nhà vệ sinh 150 m2
4.3 PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC
Trong phần này, các mục được giới thiệu bao gồm: sơ đồ tổ chức, nhu cầu lao động và tiền lương
4.3.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức được đề nghị áp dụng theo cơ cấu Trực Tuyến Chức Năng Mỗi bộ phận sẽ là một nhân tố độc lập chịu sự chi phối và quyết định của Giám Đốc Điều Hành Ta có thể tóm lược sơ đồ tổ chức như sau:
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức 4.3.2 Nhu cầu lao động và tiền lương
GIÁM
Bộ phận
Sản Xuất
Bộ phận Tài Chính
Bộ phận Sale Marketing
Bộ phận Hành Chánh Quản
Phòn
Ban
Phòn Ban
Phòn Ban
Phòn Ban
Trang 13Đứng đầu nhà máy là Giám Đốc Điều Hành do Hội Đồng Thành Viên Công Ty TNHH Thực Phẩm NFC bầu ra theo điều lệ và hoạt động của công ty Trong giai đoạn đầu sản xuất, nhà máy sẽ cần hai cán bộ quản lý sản xuất, một chuyên gia về tài chính kế toán đảm nhiệm vai trò quản lý nguồn vốn và thu chi của công
ty, ba nhà kinh doanh có kinh nghiệm đảm nhiệm vai trò Sale và Marketing
Ngoài đội ngũ quản lý, dự án sẽ cần một lực lượng lao động phổ thông và ưu tiên tuyển dụng tại địa phương với điều kiện hội đủ các yêu cầu của công ty Chi tiết về nhu cầu nhân lực và tiền lương của từng bộ phận sẽ được phân tích ở mục 4.2.2.1 và 4.2.2.2 dưới đây
4.3.2.1 Nhu cầu nhân lực qua từng thời kỳ
Nhu cầu nhân lực được mô tả chi tiết qua các số liệu ở Bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7: Nhu cầu nhân lực
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 BAN GIÁM ĐỐC, VĂN PHÒNG
2 QUẢN LÝ SẢN XUẤT
3 CÔNG NHÂN CÁC BỘ PHẬN