1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO MÔN HỌC LẬP TRÌNH NHÚNG ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TỔNG HỢP TIN TỨC ONLINE THÔNG QUA RSS TRÊN HĐH ANDROID

36 740 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Xây dựng ứng dụng đọc tin tức trên Android cho mobile hiện cũng rấtphát triển và có tiềm năng lớn để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin hằng ngày của mọi người, cũng chính vì điều đó mà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

- -BÁO CÁO MÔN HỌC LẬP TRÌNH NHÚNG

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TỔNG HỢP TIN TỨC ONLINE THÔNG QUA RSS TRÊN HĐH ANDROID

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Hoàn

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trần Văn Đại Nguyễn Văn Linh

Vũ Văn Tuấn

Lớp: Đ4-CNTT

Hà Nội – 06/2013

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Đặt vấn đề

Ngày nay, sự phát triển về nhu cầu sở hữu các thiết bị kỹ thuật số mà trong đóthiết bị di động có thị phần khá lớn Sự đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng dịch vụ mà đặcbiệt là tính năng của chiếc điện thoại, các phần mềm tiện ích đi kèm đã kéo theo sựphát triển của các Hệ điều hành để các nhà phát triển ứng dụng có thể thực hiện các ýtưởng của mình Các hệ điều hành phổ biến đó như: Android, Windows phone 7,Windows phone 8, IOS, BlackBerry OS… Cùng với tốc độ phát triển đó là những tiến

bộ vượt bậc về tốc độ xử lý Nhờ đó lập trình các ứng dụng cho loại thiết bị này tănglên nhanh chóng, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động như SMS,RSS, WAP và ứng dụng dịch vụ tiện ích

Đứng trước xu thế toàn cầu hoá, ngành dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụđiện thoại di động nói riêng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định Sơkhai là một ngành với những điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, dịch vụ viễn thôngcòn rất lạc hậu Cho đến nay, ngành Viễn thông Việt nam đã hoà nhập với mạng thôngtin toàn cầu, đóng góp vào GDP 0,2% năm 1991 và đến nay đã lên tới con số 10,5%.Đặc biệt số lượng thuê bao dịch vụ điện thoại di động đã thay đổi một cách nhanhchóng, từ 4.060 thuê bao năm 1993 lên tới 1.200.000 thuê bao tính đến hết tháng 3năm 2005 Trước xu thế hội nhập ngày càng mở rộng, ngành dịch vụ Viễn thông nóichung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng đang bước vào giai đoạn cạnh tranh rấtlớn Nổi lên trong giao đoạn hiện nay là công nghệ hệ điều hành di động và nổi bậtnhư một ngôi sao mới là hệ điều hành Android của Google

Hiện Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ dòng sản phẩm mobile sử dụng hệ điềuhành Android, điều này dẫn đến nhu cầu lớn về xây dựng các ứng dụng trên Androidcho Mobile Xây dựng ứng dụng đọc tin tức trên Android cho mobile hiện cũng rấtphát triển và có tiềm năng lớn để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin hằng ngày của

mọi người, cũng chính vì điều đó mà nhóm em lựa chọn đề tài: “Xây dựng ứng dụng

tổng hợp tin tức online qua RSS trên hệ điều hành Android” này cho đồ án của

mình Với đồ án này, nhóm em hi vọng có thể tìm hiểu, vận dụng kiến thức học tậpcủa mình để tạo ra một sản phẩm có thể đưa vào sử dụng trong thực tiễn và quan trọng

là tích lũy kinh nghiệm cho mình trong việc phát triển ứng dụng cho mobile trên hệđiều hành Android

Trong quá trình giảng dạy, nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Hoàncùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa, nhóm em đã hoàn thành đồ án này Từ

đó chúng em đã thấy được các trình ứng dụng được tạo ra như thế nào, đồng thời giúp

Trang 3

chúng em nắm vững được các phương pháp thuật toán, cách lập trình trên HĐHAndroid.

Với mục tiêu xây dựng ứng dụng đọc tin tức RSS trên hệ điều hành Android,nhóm em có thể lấy tin rss từ các trang web rồi tổng hợp lại đưa vào ứng dụng Tuy đã

có nhiều cố gắng, nhưng báo cáo của chúng em còn có rất nhiều thiếu sót Rất mongnhận được sự đóng góp của thầy (cô) giáo và các bạn

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trần Văn ĐạiNguyễn Văn Linh

Vũ Văn Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 8

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ĐỀ TÀI 9

1.1 Tổng quan 9

1.2 Phạm vi nghiên cứu, ứng dụng 11

1.3 Chức năng công việc đã làm 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13

2.1 Sơ lược về các hệ điều hành 13

2.2 Giới thiệu chung về hệ điều hành android 14

2.3 RSS 16

2.3.1 Khái niệm 16

2.3.2 Cách sử dụng 16

2.3.3 Lịch sử 17

2.4 Giới thiệu ứng dụng 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ 20

3.1 Đặc tả bài toán 20

3.2 Phân tích ứng dụng 20

3.3 Thiết kế ứng dụng 20

3.3.1 Login 20

3.3.2 Danh mục Category 20

3.3.3 Danh mục Feed 21

3.3.4 Hiển thị danh sách mẫu tin cho từng feed lên listview 21

3.3.5 Hiển thị chi tiết mẫu tin lên Webview 21

3.3.6 Các biểu đồ hệ thống 21

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 29

4.1 Mục tiêu đã hoàn thành 29

4.2 Một số giao diện chính 29

Trang 5

4.2.1 Giao diện login 29

4.2.2 Giao diện hiển thị danh sách các danh mục Category 29

4.2.3 Giao diện hiển thị danh sách các danh mục Feed 31

4.2.4 Giao diện hiển thị danh sách các mẫu tin cho từng feed 32

4.2.5 Giao diện hiển thị chi tiết mẫu tin 33

4.3 Đánh giá và nhận xét 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Biểu đồ UserCase của ứng dụng 22

Hình 3.2 Biểu đồ UserCase đăng nhập 22

Hình 3.3 Biểu đồ UserCase Category 22

Hình 3.4 Biểu đồ UserCase quản lý các Feed RSS 23

Hình 3.5 Biểu đồ lớp giữa các thành phần giao diện 23

Hình 3.6 Biểu đồ tuần tự đăng nhập ứng dụng 23

Hình 3.7 Biểu đồ tuần tự danh mục Category 24

Hình 3.8 Biểu đồ tuần tự danh mục Feed 25

Hình 3.9 Biểu đồ tuần tự hiển thị danh sách mẫu tin cho từng feed 26

Hình 3.10 Biểu đồ tuần tự hiển thị chi tiết mẫu tin 26

Hình 3.11 Biểu đồ hoạt động login 26

Hình 3.12 Biểu đồ hoạt động của danh mục Category 27

Hình 3.13 Biểu đồ hoạt động của danh mục feed 27

Hình 3.14 Biểu đồ hoạt động hiển thị danh sách mẫu tin cho từng feed 28

Hình 4.1 Giao diện Login 29

Hình 4.2 Giao diện danh sách các Category 30

Hình 4.3 Giao diện thêm Category 30

Hình 4.4 Giao diện xóa mục Category 31

Hình 4.5 Giao diện hiển thị danh sách các danh mục Feed RSS 31

Hình 4.6 Giao diện thêm Feed RSS 32

Hình 4.7 Giao diện xóa một Feed RSS 32

Hình 4.8 Giao diện hiển thị danh sách các tin trong RSS 33

Hình 4.9 Giao diện một tin chi tiết 33

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Chức năng công việc trong ứng dụng 12

Trang 8

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

đơn giản hoặc RDF Site Summary (RSS 0.9 and 1.0) - Tóm lượcwebsite theo định dạng RDF

Trang 9

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan

Các website thường đánh dấu thành phần RSS (nguồn RSS) của nó với các kýhiệu RDF, RSS hoặc XML Trong đó, biểu tượng có chữ XML là dấu hiệu phổ thôngnhất Một trong những điều kỳ diệu nhất về web là khả năng đem tới cho người dùngnhững thông tin cập nhật mới nhất vào bất cứ thời điểm nào, không chỉ các tiêu đề tintức mới nhất mà cả với nội dung mới cập nhật của toàn bộ trang web

Gần đây, sử dụng RSS trên web trở thành một hiện tượng thực sự Trong nhữngngày đầu phát triển của web, các trang web cũng được liên kết với nhau song dữ liệugiữa chúng thì thực sự hiếm khi được chia sẻ Hiển nhiên, quan niệm đã thay đổi theothời gian Các trang web sử dụng RSS tăng lên nhanh chóng với những lý do rõ ràng

Chia sẻ thông tin diện rộng: Việc cung cấp thông tin rộng rãi cho nhiều chủ thểtruyền thông (syndication of information) là điều khá phổ biến trên truyền hình và cácloại hình thông tấn báo chí khác Đối với mạng lưới truyền hình và báo chí, việc tậndụng các thông tin kiểu này thường có giá thành rẻ hơn và cũng dễ dàng hơn so vớiviệc tự tạo ra các nội dung Thêm vào đó, công chúng dễ dàng nhận biết và theo dõicác thông tin được quảng bá rộng rãi

Các website sử dụng các thông tin được cung cấp rộng rãi cho các chủ thể khácnhau cũng với lý do tương tự Các chủ thể có uy tín và danh tiếng thường là ngườikhởi tạo, tổ chức và phân phối các dữ liệu dùng chung (Bạn có thể nhận thấy một cáchrất hợp lý rằng một nhà quản lý mạng sẽ tận dụng các tin tức từ một tổ chức truyềnthông chuyên nghiệp, thay vì tự mình viết ra các thông tin đó) Một vài dữ liệu đượctruyền tải trên web có thể được chia sẻ miễn phí giữa các website, tuy nhiên, cũng cónhiều trường hợp, các thông tin này được một nhà phân phối bán lại cho các chủ thể cónhu cầu Nếu bạn tích hợp các thông tin này trên site của bạn, nhiều khả năng lượngtruy cập vào trang web của bạn sẽ tăng lên đáng kể

Nhiều website sử dụng RSS như một công cụ để cập nhật các thông tin mới liênquan tới trang web hoặc các sản phẩm mới Lấy ví dụ, một website đăng tải các thôngtin về một sản phẩm cụ thể nào đó, chẳng hạn Linux, có thể tự động thu thập các dữ

Trang 10

liệu RSS từ nhiều website về Linux khác nhằm cung cấp cho khách hàng một khothông tin chứa đầy đủ các thông tin cập nhật về hệ điều hành này Trong trường hợpnày, sử dụng RSS sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với việc webmaster truy cập từngwebsite Linux và cập nhật thông tin một cách thủ công.

Tập hợp thông tin: Khi đề cập tới RSS, sự tập hợp thông tin có liên quan mậtthiết tới khái niệm chia sẽ thông tin diện rộng Nếu một website thu thập nhiều nguồnRSS và sau đó phân phối lại chúng, điều đó đồng nghĩa với sự tập hợp thông tin

Các site khác nhau sử dụng các phương pháp tập hợp thông tin khác nhau Mộtvài site có thể lựa chọn các nguồn RSS cho mục tiêu duy nhất là cung cấp chúng chongười sử dụng Các site khác lại tập hợp thông tin để truyền tải dữ liệu RSS tới cácwebsite khác nhằm giúp các site này tìm kiếm từ RSS các dữ liệu mà họ muốn hiển thịtrên trang web

Một website tập hợp thông tin cũng có thể tích hợp một số tính năng cá nhân đểgiúp bạn tìm kiếm các thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn Chẳng hạn,site đó có thể dấu các nguồn RSS mà bạn đã từng truy cập Cũng có thể các nguồnRSS sẽ được phân loại nhằm tăng cường tính cấu trúc và hệ thống của toàn bộ website.Thuật ngữ “người tập hợp thông tin” (aggregator) được dùng để chỉ phần mềmcho phép đọc các tệp RSS, thường được gọi các chương trình là phần mềm đọc tin(newsreader), phần mềm đọc nguồn RSS (RSS feed reader) hoặc phần mềm đọc thôngtin tổng hợp (news aggregator) Để sử dụng một phần mềm này, ta phải định nghĩa cácnguồn RSS mà bạn muốn theo dõi Phần mềm đọc tin sẽ tự động kiểm tra các nguồnRSS đó và tìm kiếm những thay đổi Tất cả các thay đổi sẽ xuất hiện trong cửa sổ hiểnthị của phần mềm, cho phép bạn chọn những nguồn mà người dùng muốn đọc

Một trong những lý do quan trọng nhất cho việc ứng dụng RSS là khả năng của

nó trong việc tiếp cận tới người dùng mà không cần phải phát động một chiến dịchquảng cáo rầm rộ và tốn kém Đối với những cá nhân chỉ đơn thuần sử dụng Internet

và không cần tới tính năng quảng cáo của RSS, công nghệ này lại giúp họ tìm kiếmcác thông tin quan trọng qua các nguồn RSS, thậm chí từ các website mà họ ít khi hoặckhông bao giờ truy nhập

Sức mạnh của trang web chính là khả năng sử dụng các liên kết để tăng cườngtính hiệu quả, hữu ích và tính hệ thống của web trong một tổng thể toàn cầu Khi mộtwebmaster tìm thấy một website được đánh giá là hấp dẫn, họ sẽ tạo một đường linktới website đó ngay trên trang web của họ Với RSS, các siêu liên kết (hyperlink) giờđây trở nên các liên kết thông tin, cho người dùng biết được các thông tin hữu dụng vàcập nhật về những điều mà họ sẽ được nhìn thấy khi kích chuột Trên tất cả, với tưcách là một người dùng, bạn sẽ không phải làm gì nhiều, chỉ cần tìm đúng nguồn RSS

Trang 11

mà bạn cảm thấy hấp dẫn và nháy chuột Đó thực sự là một điều dễ dàng mà ai trongchúng ta đều có thể làm được.

Với những ưu điểm và sức mạnh trên của RSS chúng ta có thể tổng hợp tin tức từbất kỳ trang báo nào cung cấp nguồn RSS, có thể tích hợp tổng hợp hệ thống tin tức vềmột ứng dụng trên một nền tảng ngôn ngữ hỗ trợ được dễ dàng Cùng với việc pháttriển hệ thống thông tin như hiện nay thì một ứng dụng tổng hợp báo, tin tức về mộtnguồn duy nhất không những giúp người dùng truy cập các tin tức một cách thuậntiện, tiết kiệm thời gian mà còn giúp quảng bá các bài viết của các trang báo trên cáctrang khác nhau

Với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các thế hệ điện thoại thông minh nhưhiện nay hệ điều hành trên nền tảng di động cũng phát triển nhanh chóng, trong đó có

hệ điều hành mã nguồn mở Android Với sự tiện dụng của các điện thoại thông minhnhư thế này người dùng có thể truy cập thông tin ở bất cứ nơi đâu bất cứ nơi nào cómạng internet hoặc các gói cước thuê bao di động internet Vì vậy một ý tưởng tổnghợp tin tức trên hệ điều hành dành cho di động là hết sức khả thi và có tính ứng dụngcao trong thực tiễn

Đề tài được xây dựng với mục tiêu chính là giúp cho người dùng truy cập cáctrang báo một cách thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn thay vì phải gõ trực tiếp địa chỉtừng trang web để lướt và đọc tin người dùng có thẻ truy cập ứng dụng và đọc các tintức khác nhau trên các trang báo khác nhau được tổng hợp và cung cấp trên ứng dụng

Bài báo cáo đề tài nêu ra chi tiết các bước thực hiện xây dựng ứng dụng“Đọc tin

tức online qua RSS trên hệ điều hành Android” sử dụng chương trình eclipse và các

cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề trong việc tổng hợp tin cũng những kết quả đãđạt được dựa trên một số những ví dụ thử nghiệm trong khi lập trình

1.2 Phạm vi nghiên cứu, ứng dụng

- Phạm vi nghiên cứu: tự nghiên cứu và tìm hiểu

- Phạm vi ứng dụng: cá nhân

1.3 Chức năng công việc đã làm

Trang 12

Bảng 1.1 Chức năng công việc trong ứng dụng

Bố cục đồ án gồm có bốn chương:

Chương 1: Tóm tắt đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phân tích và thiết kế

Chương 4: Kết quả

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Sơ lược về các hệ điều hành

Hệ điều hành là chương trình chạy trên hệ thống máy tính, quản lý các tài nguyêntrên máy tính và là môi trường cho các chương trình ứng dụng chạy trên nó

Ngày nay, khái niệm hệ điều hành không chỉ là trên máy vi tính mà còn được mởrộng cho nhiều thiết bị điện tử khác chẳng hạn như điện thoại thông minh (smartphone), các thiết bị cầm tay PDA v.v

Như vậy hệ điều hành di động là hệ điều hành chạy trên hệ thống máy có tính diđộng cao Với đặc thù đó, hệ điều hành di động phải có những khả năng đặc biệt mànhững hệ điều hành thông thường không có được Chẳn hạn như nó phải chạy trên hệthống máy có cấu hình máy hạn chế về tốc độ bộ vi xử lý, bộ nhớ sử dụng, phải chạyđược ổn định liên tục trong một thời gian dài mà chỉ sử dụng một lượng điện năngnhỏ, trong suốt thời gian chạy đó có thể duy trì các kết nối mạng không dây để đảmbảo việc liên lạc

Một số hệ điều hành tiêu biểu:

- Trên máy tính cá nhân: MS DOS, MS WINDOW, MACOS, LINUX, UNIX,

- Trên điện thoại thông minh: Android, Sybian, Window Mobile, iPhone OS,BlackBerry, S60, Bada OS, Palm OS

Ngoài ra còn có các hệ điều hành chạy trên mainframe, server, thẻ chíp,

Các chức năng chính của hệ điều hành

 Quản lý chia sẻ tài nguyên.Tài nguyên ở đây là bao gồm:

- Tài nguyên phần cứng (CPU, Bộ nhớ, các thiết bị IO)

- Tài nguyên phần mềm (Các file, chương trình dùng chung)

 Tạo lập môi trường ảo ít phụ thuộc vào phần cứng để các phần mềm ứng dụnghoạt động, phục vụ người dùng

Phân loại hệ điều hành

 Theo loại thiết bị mà hệ điều hành hoạt động

Trang 14

- Hệ điều hành dành cho máy MainFrame.

- Hệ điều hành dành cho máy Server

- Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU

- Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC)

- Hệ điều hành dành cho máy PDA

- Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt

- Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard)

 Theo số user và số chương trình cùng hoạt động

- Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

- Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng

- Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng

 Theo góc độ người dùng

- Một người dùng

- Nhiều người dùng(Mạng ngang hàng, mạng có máy chủ)

 Theo hình thức xử lý

- Hệ thống xử lý theo lô

- Hệ thống xử lý theo lô đa chương

- Hệ thống chia sẻ thời gian

- Hệ thống song song

- Hệ thống phân tán

- Hệ thống xử lý thời gian thực

2.2 Giới thiệu chung về hệ điều hành android

Android là một hệ điều hành di động dựa trên nền tảng linux phiên bản 2.6 dànhcho các dòng điện thoại SmartPhone Đầu tiên được ra đời bởi công ty liên hợpAndroid, sau đó được Google mua lại và phát triển từ năm 2005 và trở thành một hệđiều hành di động mã nguồn mở, miễn phí, mạnh mẽ và được ưa chuộng cao trên thếgiới

Hệ điều hành android một hệ điều hành rất mạnh, có bảo mật cao, hỗ trợ đượcnhiều công nghệ tiên tiến như 3G, GPS, EDGE, Wifi tương thích với nhiều phầncứng, hỗ trợ nhiều loại bộ nhập dữ liệu như keyboard, touch và trackball Android là

hệ điều hành di động nên có khả năng kết nối cao với các mạng không dây Hỗ trợcông nghệ OpenGL nên có khả năng chơi các phương tiện media, hoạt hình cũng nhưtrình diễn các khả năng đồ họa khác cực tốt, là tiền đề để phát triển các ứng dụng cógiao diện phức tạp chẳng hạn như là các trò chơi

Android liên tục được phát triển, mỗi bản cập nhật từ google là mỗi lần androidđược tối ưu hóa để hoạt động tốt hơn, nhanh và ổn định hơn, hỗ trợ thêm công nghệ

Trang 15

mới Chẳng hạn như theo một đánh giá thì android phiên bản 2.2 hoạt động nhanh hơnbản 2.1 tới 450% Hiện nay, phiên bản mới nhất 4.2.2 phát hành ngày 03/2013 và đangtiếp tục được cập nhật.

Năm 2008, hệ điều hành android đã chính thức mở toàn bộ mã nguồn, điều đócho phép các hãng điện thoại có thể đem mã nguồn về tùy chỉnh, thiết kế lại sao chophù hợp với mỗi mẫu mã điện thoại của họ và điều quan trọng nữa là hệ điều hành mởnày hoàn toàn miễn phí, không phải trả tiền nên giúp họ tiết kiệm khá lớn chi phí pháttriển hệ điều hành Những điều đó là cực kỳ tốt không chỉ đối với các hãng sản xuấtđiện thoại nhỏ mà ngay cả với những hãng lớn như Samsung, HTC

Với Google, vì android hoàn toàn miễn phí, Google không thu tiền từ nhữnghãng sản xuất điện thoại, tuy không trực tiếp hưởng lợi từ android nhưng bù lại, nhữngdịch vụ của hãng như Google Search, Google Maps, nhờ có android mà có thể dễdàng xâm nhập nhanh vào thị trường di động vì mỗi chiếc điện thoại được sản xuất rađều được tích hợp hàng loạt dịch vụ của Google Từ đó hãng có thể kiếm bội, chủ yếu

là từ các nguồn quảng cáo trên các dịch vụ đó

Với các nhà phát triển ứng dụng (developers), việc hệ điều hành android được sửdụng phổbiến đồng nghĩa với việc họ có thể thoải mái phát triển ứng dụng trên nềnandroid với sự tin tưởng là ứng dụng đó sẻ có thể chạy được ngay trên nhiều dòng điệnthoại của các hãng khác nhau Họ ít phải quan tâm là đang phát triển cho điện thoạinào, phiên bản bao nhiêu vì nền tảng android là chung cho nhiều dòng máy, máy ảoJava đã chịu trách nhiệm thực thi những ứng dụng phù hợp với mỗi dòng điện thoại

mà nó đang chạy Tất cả các chương trình ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ Java kếthợp với XML nên có khả năng khả chuyển cao

Một số hãng sản xuất điện thoại có sử dụng hệ điều hành android tiêu biểu:

- HTC với các dòng Desire HD, Evo 4G, DROID ERIS, Desire Z, Hero, Desire,Tattoo, Wildfire, Droid Incredible, Legend, Magic, Google Nexus One, Dream, Aria,Paradise

- LG với các dòng GT540 Optimus, Optimus Chic E720, Optimus One P500,GW620, Optimus Z, Optimus Q, KH5200 Andro-1, GW880, C710Aloha

- MOTOROLA với các dòng MILESTONE 2, BACKFLIP, Droid XTreme,MT710 ZHILING, MILESTONE, XT720 MOTOROI, A1680, XT800 ZHISHANG,DEFY, CHARM, XT806

- SAMSUNG với các dòng máy I9000 Galaxy S, Galaxy Tab, Epic 4G, i5510,I5500 Galaxy 5, I7500 Galaxy, I5800 Galaxy 3, M110S Galaxy S, I6500U Galaxy,Galaxy Q, I5700 Galaxy Spica, I8520 Galaxy Beam, I909 Galaxy S

- SONY XPERIA X10, XPERIA X10 mini, XPERIA X8

Trang 16

- ACER với các dòng máy beTouch T500, Liquid E, Stream, Liquid, beTouchE110, beTouch E130, beTouch E400, beTouch E120, Liquid Metal

- Ngoài ra còn nhiều hãng điện thoại vừa và nhỏ khác nữa cũng sử dụng hệ điềuhành android trong sản phẩm của mình

2.3 RSS

2.3.1 Khái niệm

RSS là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web(Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog Chữ viết tắt (theotiếng Anh) dùng để chỉ các chuẩn sau:

Rich Site Summary (RSS 0.91)

RDF Site Summary (RSS 0.9 and 1.0)

Really Simple Syndication (RSS 2.0.0)

Công nghệ của RSS cho phép người dùng Internet có thể đặt mua thông tin từcác websites có cung cấp khả năng RSS (RSS feeds); chúng thường là các site có nộidung thay đổi và được thêm vào thường xuyên Để có thể dùng công nghệ này, cácngười quản trị site đó tạo ra hay quản lí một phần mềm chuyên dụng (như là một hệthống quản lí nội dung - content management system-CMS) mà, với định dạng XML

mà máy có thể đọc được, có thể biểu diễn các bài tin mới thành một danh sách, vớimột hoặc hai dòng cho mỗi bài tin và một liên kết đến bài tin đầy đủ đó Khác với việcmua nhiều ấn bản của các tờ báo hay tạp chí in giấy, hầu hết việc mua RSS là miễnphí

Định dạng RSS cung cấp nội dung web và tóm lược nội dụng web cùng với cácliên kết đến phiên bản đầy đủ của nội dung tin đó, và các siêu-dữ-liệu (meta-data)khác Thông tin này được cung cấp dưới dạng một tập tin XML được gọi là một RSSfeed, webfeed, RSS stream, hay RSS channel Cùng với việc hỗ trợ cung cấp chia sẻthông tin, RSS cho phép những độc giả thường xuyên của một website có thể theo dõicác cập nhật của site đó dùng một aggregator

2.3.2 Cách sử dụng

RSS được dùng phổ biến bởi cộng đồng weblog để chia sẻ những tiêu đề tin tứcmới nhất hay toàn bộ nội dung của nó, và ngay cả các tập tin đa phương tiện đính kèm.(Xem podcasting, vodcasting, broadcasting, screencasting, Vloging, và MP3 blogs.)Vào giữa năm 2000, việc sử dụng RSS trở nên phổ dụng đối với hãng tin tức lớn, baogồm Reuters, CNN, và BBC Những nhà cung cấp tin này cho phép các website kháctổng hợp những tiêu đề tin tức "được chia sẻ" hay cung cấp các tóm tắt ngắn gọn củacác bản tin chính dưới nhiều hình thức thỏa hiệp khác nhau RSS ngày nay được dùng

Trang 17

cho nhiều mục đích, bao gồm tiếp thị, báo cáo lỗi (bug-reports), hay các hoạt độngkhác bao gồm cập nhật hay xuất bản định kì.

Một chương trình gọi là một feed reader hay aggregator có thể kiểm tra xem mộtwebsite có hỗ trợ RSS cho người dùng không và, nếu có, hiển thị những bài viết cậpnhật nhất mà nó tìm thấy từ website đó Ngày nay có thể tìm thấy RSS feeds trên rấtnhiều Web sites lớn, cũng như nhiều những site nhỏ

Các công cụ đọc tin phía trình khách và công cụ aggregators thường được xâydựng thành một chương trình độc lập hoặc là một phần mở rộng của các chương trình

có sẵn như trình duyệt web Những chương trình như vậy có mặt trên nhiều hệ điềuhành khác nhau Xem danh sách các aggregators chuyên về tin tức

Các phần mềm thu thập tin tức như trên không đòi hỏi phải cài đặt và có thể sửdụng trên các máy tính có kết nối Internet Một số aggregators kết hợp khả năng chia

sẻ tin tức, ví dụ: lấy mọi thông tin bóng đá từ nhiều nguồn tin và cung cấp thành mộtnguồn tin mới Đây cũng chính là các động cơ tìm kiếm nội dung được đăng tải thôngqua RSS feeds như Feedster hay Blogdigger

Trên các trang web, RSS feeds thường được liên kết bằng một hình chữ nhật màu

2.3.3 Lịch sử

Trước RSS, có nhiều định dạng khác cũng từng được dùng cho vấn đề chia sẻthông tin, nhưng không có định dạng nào được dùng rộng rãi cho đến ngày nay, vì hầuhết chủ yếu dùng cho từng dịch vụ đơn Ví dụ, năm 1997 Microsoft tạo ra ChannelDefinition Format cho chức năng Active Channel của Internet Explorer 4.0 DaveWiner cũng đã thiết kế định dạng XML cho việc chia sẻ thông tin riêng cho ScriptingNews weblog, ra đời năm 1997[1]

RDF (Resource Description Framework) Site Summary, phiên bản đầu tiên củaRSS, được tạo ra bởi Dan Libby của Netscape vào tháng Ba 1999 dùng cho cổng điệntử My Netscape Phiên bản này trở thành RSS 0.9 Vào tháng Bảy 1999, đáp trả lại các

đề nghị và góp ý, Libby đưa ra bản phác thảo ban đầu đặt tên là RSS 0.91[2] (RSS viếttắt của Rich Site Summary), nhằm đơn giản hóa định dạng và tích hợp một số phầntrong định dạng scriptingNews của Winer Từ đó, Libby đề xuất ra định dạng tươngtự-RSS 1.0 thông qua cái gọi là Futures Document[3]

Chẳng bao lâu sau, Netscape không còn tập trung vào RSS/XML, bỏ rơi địnhdạng đó Một nhóm làm việc và danh sách địa chỉ mail, RSS-DEV, được thành lập bởinhiều người dùng và cộng đồng XML để tiếp tục phát triển nó Cùng thời điểm, Winerđưa ra phiên bản sửa đổi của RSS 0.91 cho website Userland, vì nó đang được dùngtrong sản phẩm của họ Ông ta cho rằng đặc tả kĩ thuật của RSS 0.91 là tài sản riêng

Trang 18

của công ty ông, UserLand Software.[4] Vì chẳng có bên nào có tuyên bố chính thức

về tên của định dạng, cho nên bây giờ có nhiều tên gọi

Nhóm RSS-DEV tiếp tục đưa ra RSS 1.0[5] vào tháng Mười Hai 2000 dựa trênbản phác thảo góp ý sửa đổi cho bản đặc tả kĩ thuật đưa ra bởi Tristan Louis[6] Giốngvới RSS 0.9 (không phải 0.91) bản này dựa vào đặc tả kĩ thuật của RDF, nhưng có tínhkhả mở hơn, với nhiều mục bắt nguồn từ các từ vựng metadata chuẩn như DublinCore

Mười chín ngày sau, Winer cho ra phiên bản RSS 0.92[7], a một vài chỉnh sửa cótính tương thích với các thay đổi của RSS 0.91 dựa trên cùng bản góp ý Vào tháng Tư

2001, ông đưa ra bản phác thảo của RSS 0.93[8] mà hầu hết là giống với bản 0.92.Bản thảo RSS 0.94 ra đời vào tháng Tám, phục hồi lại những thay đổi trong bản 0.93,

và thêm vào thuộc tính (attribute) type cho thành phần (element) description

Vào tháng Chín 2002, Winer cho ra bản cuối cùng của RSS 0.92, bây giờ gọi làRSS 2.0 và nhấn mạnh "Really Simple Syndication" là nghĩa của ba kí tự viết tắt RSS.Đặc tả kĩ thuật của RSS 2.0 loại bỏ thuộc tính type từng được thêm vào trong RSS0.94 và cho phép người dùng có thể thêm thành phần mở rộng nhờ dùng XMLnamespaces Nhiều phiên bản của RSS 2.0 đã được ra đời, nhưng chỉ số của phiên bảnthì vẫn không thay đổi

Vào tháng Mười Một, 2002, Thời báo New York đã bắt đầu cung cấp cho ngườiđọc khả năng mục các tin có hỗ trợ RSS feeds liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau.Vào tháng Giêng, 2003, David Winer đã gọi việc dùng RSS của Thời báo New YorkTime là một "điểm nhấn" (tipping point) trong việc đưa định dạng RSS trở thành mộtchuẩn

Vào tháng Bảy, 2003, Winer và Userland Software được cấp quyền sở hữu củađặc tả kĩ thuật RSS 2.0, Trung tâm Berkman về Xã hội và Internet của Harvard [9].Winer đã bị phê bình vì đã đơn phương tạo ra định dạng mới và tự đưa ra số củaphiên bản Để đáp lại, đồng tác giả của RSS 1.0 Aaron Swartz đã đưa ra RSS 3.0[10],một định dạng văn bản không dựa trên XML Định dạng đó chỉ là một sự bắt chước vàchỉ được dùng rất ít

Vào tháng Giêng 2005, Sean B Palmer và Christopher Schmidt đã cho ra bản sơthảo đầu tiên của RSS 1.1.[11] Nó là bản sửa lỗi cho 1.0, loại bỏ những đặc tính ítdùng, đơn giản hóa cú pháp và nâng cao đặc tả kĩ thuật dựa vào các đặc tả RDF Vàotháng Bảy 2005, RSS 1.1 chỉ hơn một bài tập mang tính học thuật một ít

2.4 Giới thiệu ứng dụng

Ngày nay các trang báo cung cấp RSS ngày càng tăng và phổ biến để các ứngdụng có thể lấy tin và các thông tin từ website của họ

Ngày đăng: 30/12/2015, 18:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12]. Wei-Meng Lee, “Beginning Android TM Application Development” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Beginning AndroidTM Application Development
[13]. Reto Meier, “Professional Android TM Application Development” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Professional AndroidTM Application Development
[14]. W. FRANK ABLSON, CHARLIE COLLINS and ROBI SEN, “Unlocking Android” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unlocking Android
[1]. Winer, Dave, 12 December, 1997. Scripting.com: Scripting News in XML [2]. Libby, Dan, 10 July, 1999. RSS 0.91 Spec, revision 3 Khác
[5]. RSS-DEV Working Group, December 9, 2000. RDF Site Summary (RSS) 1.0 Khác
[6]. Louis, Tristan, 13 October 2000. Suggestion for RSS 0.92 specification [7]. Winer, Dave, 25 December, 2000. RSS 0.92 Specification Khác
[8]. Winer, Dave, 20 April, 2001. RSS 0.93 Specification Khác
[9]. Berkman Center, 15 July, 2003. RSS 2.0 Specification moves to Berkman [10]. Swartz, Aaron, 6 September, 2002. The Road to RSS 3.0 and RSS 3.0 Khác
[11]. Palmer, Sean B. and Christopher Schmidt, 23 January, 2005. RSS 1.1: RDF Site Summary Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w