1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY CẮT KPY6kV

17 725 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

FO Ngăn khí khoảng trống ở phía trên máy cắt để thoátkhí tạo ra khi ngắt các dòng điện ngắn mạch OKB Ngăn cáp đấu vào phía trên PЩ Tủ rơ le BЭ– 10 Ngăn máy cắt, TU; chống sét PBC trên xe

Trang 1

QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY CẮT KPY-6kV

MÃ SỐ QT – 10 - 26

(Sửa đổi lần thứ III)

(Ban hành kèm theo Quyết định 3950 /QĐ-PPC-KT

ngày 28 tháng 10 năm 2009

Hải Dương, tháng 10 năm 2009

Trang 2

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI

1 Tổng Giám đốc 

2 Các phó tổng giám đốc 

3 Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan 

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình

Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật

Họ và tên: Vũ Xuân Cường Chức vụ: P Tổng Giám đốc

Lần 1 01/2003 Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 2 12/2007 Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 3 10/2009 Bổ sung và chỉnh sửa

Trang 3

MỤC LỤC

2 Phạm vi sử dụng 4

3 Các tài liệu liên quan 4

4 Định nghĩa 4

5 Trách nhiệm 4

6 Nội dung quy trình 5 6.1 Những quy định chung 5 6.2 Đặc tính kỹ thuật của các tủ KPY-6kV 6 6.3 Cấu tạo, vận hành các tủ KPY-6kV 7

6.4 Các thông số kỹ thuật và vận hành các bộ phận kéo ra được

của tủ KPY-6kV 10 6.5 Các biện pháp an toàn trong KPY-6kV 15

7 Hồ sơ lưu 17

Trang 4

1 MỤC ĐÍCH

1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới, công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới

1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không

sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới

1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ hiểu trong quy trình

2 PHẠM VI ÁP DỤNG

2.1 Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban, các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi thực hiện các công việc tại khu vực các nhà 6kV từ khối 1 đến khối 4 và tại các máy cắt KPY-6kV các khối do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý

2.2 Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại khu vực các nhà 6kV từ khối 1 đến khối 4 và tại các máy cắt KPY-6kV các khối do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý

3 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Quy trình vận hành máy cắt KPY – 6kV

- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty

cổ phần nhiệt điện Phả Lại

4 ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)

5 TRÁCH NHIỆM

Trang 5

Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững, đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện

Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

6 NỘI DUNG QUY TRÌNH

6.1 Những quy định chung

6.1.1 Các thiết bị phân phối tự dùng 6kV cấu tạo từ các phần trọn bộ và được gọi là thiết bị phân phối trọn bộ 6kV, viết tắt KPY – 6kV

6.1.2 KPY – 6kV gồm các tủ kim loại riêng biệt kiểu KЭ – 10 đặt sát nhau và được hàn vào các thanh thép chữ U chôn sẵn trong các móng của nền nhà

6.1.3 KPY – 6kV của từng khối được đặt trong gian máy của nhà máy chính nằm giữa hai hàng cột A và B phía trước tua bin trên cốt cao 3,6m và được đặt trong buồng riêng

6.1.4 KPY – 6kV của từng khối gồm 2 phân đoạn ký hiệu bằng các chữ cái A và B, ở phía trước các khối ấy có ghi số thứ tự của khối và chữ cái B để chỉ điện thế lớn hơn 1000V

Ví dụ : Với khối 1 – 1BA – 1BB

Với khối 2 – 2BA – 2BB 6.1.5 Các tủ của mỗi phân đoạn KPY – 6kV được chia thành 2 dãy song song ở giữa có hành lang để trông coi và bảo dưỡng các tủ, không trông coi

và bảo dưỡng các tủ phía sau chúng

6.1.6 Các tủ được đánh số, các số đánh từ hàng cột A sang B, phía trái là

số lẻ, phía phải là số chẵn

6.1.7 Phân đoạn 1BB gồm 27 ngăn (Từ N29 – N56) không có ngăn 55 Một vài ngăn có cấu tạo từ 2 tủ có số giống nhau (Tủ 12; 29; 34 của KPY – 6kV khối I và tủ 16; 29; 34 của khối II )

Trang 6

6.1.8 Trong các tủ KPY – 6kV có đặt trên xe kéo máy ngắt kiểu BЭ–10, máy biến điện áp kiểu ЗH 01- 0,6- 10 hoặc bộ chống sét kiểu PBO- 6,3-T3 6.1.9 Các tủ KPY – 6kV đã được qui chuẩn hoá và chỉ khác nhau về hệ thống dẫn điện và kiểu cấu tạo

Có 4 kiểu tủ :

- ЩBЭ: Tủ máy cắt điện từ

- ЩTH: Tủ máy biến điện áp

- ЩKA: Tủ thiết bị hỗn hợp PBO – 6

- ЩUC: Tủ có bó cáp

6.1.10 Điện thế làm việc và dự phòng 6kV được dẫn vào các phân đoạn bằng các đoạn dẫn điện trọn bộ có bộ chống nhiễm (Viết tắt là KЭT ) Trong mỗi KЭT dạng hình trụ có đặt 3 pha làm từ các thanh dẫn bằng nhôm cố định trên các sứ đỡ bằng bu lông Các thanh cái được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn kim loại liền

6.1.11 Từ máy biến áp làm việc TD91-10,5kV/6kV dùng để cấp điện tự dùng cho khối N01 và các ống dẫn dòng có vỏ chống nhiễm dẫn vào các ngăn

số 12 của phân đoạn 1BA và ngăn 34 của phân đoạn 1BB

6.1.12 Từ máy biến thế dự phòng TD10-110kV/6kV cấp nguồn vào ngăn N3 “Dự phòng A” và ngăn N4 “Dự phòng B” trong phân đoạn 1BA Từ ngăn N2 ở phân đoạn 1BA, KЭT – 6kV đi vào ngăn 29 của các phân đoạn 1BB và 2BB và ngăn 27 của các phân đoạn 3BB và 4BB và là “Nguồn dự phòng” của các phân đoạn này Từ ngăn N5 của phân đoạn 1BA có 1 KЭT đi vào các ngăn số 9 của phân đoạn 1BA và các ngăn số 1 của 2BA, 3BA, 4BA

là nguồn dự phòng của các phân đoạn này

6.2 Đặc tính kỹ thuật của các tủ KPY – 6kV

Điện áp định mức 6,3kV

Điện áp cực đại 7,2kV

Trang 7

Dòng điện định mức mạch chính 1600A, 2000A, 2500A Dòng điện định mức để cắt máy cắt và dòng

chịu nhiệt (4 giây) 31,5kA

Số lượng cáp tối đa trong tủ máy cắt 4

Tiết diện lớn nhất của cáp cao thế 3,240mm2

Điều kiện trông coi bảo dưỡng 1 phía

6.3 Cấu tạo, vận hành các tủ KPY – 6 kV

6.3.1 Sơ đồ tủ KЭ – 10

6.3.2 Các ký hiệu quy ước

OCЩ Ngăn thanh cái 6kV đi qua tất cả các tủ đứng trongmột hàng cột của phân đoạn (Theo sơ đồ) OOCЩ Ngăn tháo các mối nối vào thanh cái 6kV

OЩ-TT-KP Ngăn các thanh cái thẳng, các biến dòng và các ngăncáp

OCЩ OOCЩ

O Щ-TT-KPTT-TT-KPKP

– 10 10

FO PЩ OKB

Trang 8

FO Ngăn khí khoảng trống ở phía trên máy cắt để thoátkhí tạo ra khi ngắt các dòng điện ngắn mạch OKB Ngăn cáp đấu vào phía trên

PЩ Tủ rơ le

BЭ– 10 Ngăn máy cắt, TU; chống sét PBC trên xe kéo

6.3.3 Thuyết minh sơ lược về tủ và các thành phần của nó

6.3.3.1 Khung tủ ở phía trong bịt các vách ngăn bằng kim loại dày 2mm chia làm 4 ngăn Các ngăn OCЩ và OOCЩ có khoảng không gian chung không bị ngăn cách Cũng tương tự như vậy với các ngăn FO và BЭ – 10; OKB với OЩ-TT-KP tủ rơle chọn một ngăn riêng, ở phía trên của các tủ

FO và OCЩ có các cửa gió có bản lề ngăn BЭ – 10 ngăn cách với các ngăn còn lại bằng các vách ngăn kim loại và các nắp che Các nắp che sẽ mở khi đẩy máy cắt vào vị trí làm việc, ở mặt trước tủ có các cửa có khoá Ở mặt sau

tủ có lá tấm kim loại có chấn song để thông gió Các tấm kim loại này cố định với tủ bằng bu lông Khi cần có thể xem xét các thanh cái từ phía sau cửa tủ Muốn vậy phải đứng trên ghế, mở các cửa gió ở phía trên ngăn sau và cẩn thận quan sát phía trong Cấm đi trên các cửa gió của tủ

6.3.3.2 Máy cắt trong tủ có thể ở 1 trong 2 vị trí: Làm việc và kiểm tra Khi bộ ngắt dòng ở vị trí kiểm tra, các tiếp điểm đấu cắm của mạch chính bị ngắt và nằm cách nhau 100 mm nhưng các tiếp điểm ổ cắm BЭ – 10 không được vượt ra khỏi các ống bọc cách điện

6.3.3.3 Các thanh cái trong ngăn OCЩ bằng đồng và được bọc cách điện bằng loại chất dẻo không cháy Các thanh cái gồm các đoạn hình chữ nhật 100 x10 mm nối chồng lên nhau bằng 4 bu lông Những chỗ nối của thanh cái mạ thiếc và có vỏ bọc cách điện Các thanh cái được cố định trên các thanh xà của các tấm cách điện Các thanh cái của các ngăn OOCЩ-OЩ- TT-KP có tiết diện 80x8mm

6.3.3.4 Cáp nối đi vào tủ qua lỗ ở đáy tủ sau đó được tách ra thành các lõi khác nhau và các lõi riêng biệt này nối với các thanh cái thẳng Cáp cũng

có thể đi vào tủ từ phía trên qua ngăn OKB

Trang 9

6.3.3.5 Các cáp chuyển mạch thứ cấp đi vào tủ qua đáy BЭ – 10 các mạch thứ cấp của phần kéo ra được và tủ có rơle liên kết bằng các ống mềm

và ngắt mạch bằng phích cắm

6.3.3.6 Việc tiếp địa các thanh cái thẳng trong các tủ được tiến hành bằng cách chống bộ tiếp địa lên các tiếp điểm bằng đồng ở mặt sau của thanh cái thẳng Các tiếp điểm tiếp địa di động có hệ thống đòn bẩy được đưa vào làm việc bằng tay hoặc bằng điện

Tiếp địa của thanh cái thẳng được đưa vào làm việc ở vị trí máy cắt sửa chữa hoặc kiểm tra

6.3.3.7 Các thanh cái của các phân đoạn 6kV được tiếp địa trong các tủ chứa các máy biến điện áp ШTH của phân đoạn Tức là phân đoạn 1BA tiếp địa ở ngăn 11-1BB ngăn 31- 2BA ngăn kéo TU được kéo ra vị trí sửa chữa 6.3.4 Vận hành các tủ KPY- 6kV

6.3.4.1 Khi kiểm tra các tủ phải chú ý đến độ chắc chắn của các mối nối bằng các bu lông xem đã bôi trơn trên các bề mặt tiếp xúc, cọ sát chưa

6.3.4.2 Phải kiểm tra xem đã có các hộp cách điện trên các mối nối bằng

bu lông trong các tủ chưa và các hộp này đã được cố định chắc chắn chưa 6.3.4.3 Trên các chi tiết cách điện không có các vết nứt

6.3.4.4 Các bề mặt cách điện và các tủ phải luôn sạch sẽ

6.3.4.5 Trước khi kéo máy cắt ra vị trí sửa chữa phải rút phích cắm chuyển mạch nhị thứ ШP

6.3.4.6 Từ sau lõi cáp, các phễu cáp của các pha khác nhau, giao nhau

có thể có khoảng cách giữa chúng với nhau là 10mm hoặc có thể lõi nọ chạm lõi kia với điều kiện tổng chiều dài lõi này đến điểm tiếp xúc đến chỗ nối vào các thanh cái không ngắn hơn 350mm (Đối với cấp điện áp 10kV )

6.3.4.7 Khi kiểm tra các tủ KPY- 6kV phải xem các phần bên ngoài và phần kéo ra được, kiểm tra trạng thái của tiếp địa và tiếp điểm ổ cắm Kiểm tra sự làm việc của bàn đạp và độ chắc chắn của các tấm để mở các nắp ngăn Kiểm tra sự làm việc liên động cơ cấu nắp ngăn nghĩa là không cho mở các nắp ngăn bằng tay

Trang 10

6.3.4.8 Trước khi đẩy máy cắt từ vị trí sửa chữa vào vị trí làm việc phải:

- Cắt tiếp địa và tháo tay cắm bộ tiếp địa

- Kiểm tra chắc chắn rằng cơ cấu nắp ngăn đã được liên động

6.3.4.9 Cấm đột ngột đẩy mạnh hoặc đẩy máy ngắt từ xa không nên tác động bằng lực quá lớn (quá 25kg) lên cần đẩy tay khi đẩy hoặc kéo xe kéo cùng với máy cắt Không được nâng máy cắt lên mà phải di chuyển máy cắt

từ từ vào vị trí kiểm tra hoặc làm việc Cơ cấu nắp ngăn khi đó phải từ từ mở

ra không được giật cục, cọ sát và tự động đóng lại do các lò xo của mình 6.3.4.10 Để đưa tiếp địa của các thanh cái thẳng vào làm việc phải lắp cần kéo vào bộ truyền động của tiếp địa và kéo cần về phía mình 1 góc 150o 6.3.4.11 Tiếp địa có liên động cơ khí cấm:

- Đưa tiếp địa vào làm việc khi BЭ – 10 đang ở vị trí làm việc

- Đẩy BЭ – 10 từ vị trí kiểm tra về vị trí làm việc khi đã đóng tiếp địa

6.4 Các thông số kỹ thuật và vận hành các bộ phận kéo ra được của

tủ KPY - 6kV

6.4.1 Khái niệm chung

6.4.1.1 Các bộ phận có thể kéo ra được của các tủ gồm có máy ngắt

BЭ-10, bộ dập hồ quang bằng điện từ và bộ truyền động bằng lò xo

6.4.1.2 Khi độ ẩm tương đối lớn hơn 50% và nhiệt độ 20oC có hiện tượng ngưng tụ nước thì trong tủ KPY phải đặt các bộ sấy và bộ ngưng hơi ẩm

6.4.1.3 BЭ – 10 được điều khiển bằng bộ truyền động lò xo tác động gián tiếp ở bên ngoài (Điều khiển bằng tay hoặc từ xa) Việc đóng BЭ – 10 được thực hiện bằng năng lượng tích sẵn từ phía trước trong các lò xo động của bộ truyền động Còn việc cắt BЭ – 10 được thực hiện bằng năng lượng tích sẵn ở trong lò xo cắt khi đóng

6.4.1.4 Có thể lên giây cót các lò xo đang làm việc bằng tay, bằng cách quay lên giây cót theo chiều kim đồng hồ Khi đã lên giây hết thì tay quay sẽ

Trang 11

quay không tải bởi vì chốt chặn trên đầu thuỳ ở cuối trục lên giây cót bằng tay tiếp xúc với khoảng trục góc không có răng

6.4.1.5 BЭ –10 dùng để chuyển mạch các mạch cao thế của điện xoay chiều 3 pha trong chế độ làm việc định mức và để tự động cắt các mạch này khi chập mạch hoặc quá tải trên các mạch đấu vào

6.4.2 Các đặc tính kỹ thuật của BЭ – 10

+ Điện áp định mức: 10kV

+ Điện áp cực đại: 11kV

+ Dòng điện định mức: 1250A; 1600A; 2000A

+ Dòng điện ngắn mạch định mức 32,5kA

+ Dòng điện bền nhiệt giới hạn (4 giây): 31,5kA

+ Thời gian để cắt máy cắt cùng bộ truyền động không quá 0,06 giây + Thời gian cắt máy cắt cùng bộ truyền động (đến khi hồ quang tắt) không quá 0,075giây

+ Thời gian cần để đóng máy ngắt cùng bộ truyền động không quá 0,75giây

+ Khoảng thời gian ngắt quãng không có điện nhỏ nhất khi đóng lại máy ngắt 0,5 giây

+ Điện nam châm đóng phải làm việc với điện thế bằng (80  100)% định mức (220V) nghĩa là từ (176  220)V

+ Điện nam châm ngắt phải làm việc với điện thế bằng (65  120)% điện thế định mức nghĩa là từ (143  262)V

+ Thời gian lên giây các lò xo làm việc của bộ dẫn động khi điện áp thấp nhất (176V) không quá 15 giây

+ Trọng lượng bộ ngắt đóng của bộ truyền động (522  606)kg

+ Công suất tiêu thụ của động cơ để lên dây cót lò xo làm việc ở phụ tải định mức không quá 900W

Trang 12

+ Dòng điện khởi động của động cơ điện 15A.

+ Dòng điện định mức của động cơ điện đo ở cuối thời kỳ lên dây cót lò

xo làm việc, mômen trên trục của bộ truyền động lớn nhất và điện áp định mức là 2,5A

6.4.3 Cấu tạo và sự làm việc của BЭ – 10

6.4.3.1 Máy cắt cấu tạo từ các bộ phận cơ bản sau:

+ Bộ lắp ghép

+ Bộ truyền động lò xo có 3 lò xo đóng

+ 3 cực

+ 3 buồng dập hồ quang

+ Vỏ cách ly

6.4.3.2 Các vòng dây dẫn điện với dòng định mức 1600A và lớn hơn có các tiếp điểm được hàn đắp bằng bạc

Các tiếp điểm cắm của BЭ – 10 có dạng ổ cắm và gồm 11 lá đồng góp điện (Với dòng điện đến 1600A) hoặc 15 lá đồng góp điện (Với dòng điện đến 2500A)

6.4.3.3 Nguyên tắc làm việc của BЭ – 10 dựa trên sự triệt tiêu hồ quang Khi ngắt, trong buồng dập hồ quang có chứa cụm bản bằng gốm Hồ quang bị hút vào trong các cụm bản gốm, dưới tác dụng của từ trường ngang sinh ra do dòng điện của hồ quang Hồ quang sinh ra khi ngắt các tiếp điểm dập hồ quang dưới tác dụng của các lực điện động của dòng điện vòng và các dòng đối lưu nhiệt bị kéo lên phía trên và đi vào buồng dập hồ quang, hồ quang dần dần chiếm lấy các vị trí khác nhau Một đầu hồ quang phóng ra từ các chỗ hàn đắp hỗn hợp, đầu thứ 2 của hồ quang chuyển động theo mép trên của tiếp điểm dập hồ quang Chuyển động như vậy hồ quang tạo thành một đường giữa các tiếp điểm này Đường cong của hồ quang dài dần ra, khi nó tiếp đến gần sừng phía trái và chuyển hẳn sang sừng này Khi ấy phần hồ quang nằm giữa tiếp điểm dập hồ quang cố định và sừng là phần bị cuộn dây thổi bằng từ trường phân nhánh, phần hồ quang này bị bộ răng lược bằng gốm lấy mất nhiệt nên bị tắt ngay và bắt đầu xuất hiện dòng điện chạy qua máy

Trang 13

cắt Đầu thứ 2 của hồ quang chuyển từ tiếp điểm dập hồ quang di động sang sừng bên phải và hồ quang nằm ở vị trí nằm ngang phía dưới

Cuộn dây thổi từ trường thứ 2 (bên phải) với một đầu nối với sừng và đầu kia nối với đầu ra phía dưới của máy cắt Lúc này trở thành mắc nối tiếp vào mạch của hồ quang giữa các má cực bên sừng của các bộ điện từ tạo thành một từ trường mạnh xuyên qua buồng dập hồ quang theo phương vuông góc với mặt phẳng chuyển động của hồ quang Từ trường này tác động tương

hỗ với dòng điện của hồ quang Chiều quấn của cuộn dây luôn đảm bảo để từ trường hút hồ quang vào buồng dập và chuyển động lên phía trên ở trong buồng hồ quang, hồ quang đi vào các rãnh của bản gốm nên có hình zích zắc Chiều dài của hồ quang tăng lên và đồng thời bị các bản gốm thu nhiệt Do đó điện trở hồ quang tăng lên và khi dòng điện tiếp tục chuyển động thì hồ quang

bị cắt Các khí nóng tạo thành khi hồ quang cháy theo các khe nhỏ giữa các bản chuyển động lên phía trên bị nguội đi nên không có ngọn lửa thoát ra khỏi buồng dập hồ quang

Khi cắt các dòng điện nhỏ (dưới 100A) cường độ của từ trường do các cuộn dây điện từ tạo ra rất nhỏ và không đảm bảo hút nhanh hồ quang vào buồng dập hồ quang Thiết bị thổi có ống tăng cường sức hút hồ quang vào các buồng dập và đẩy nhanh quá trình dập hồ quang

Cần phải nhớ rằng trong trạng thái cắt của buồng triệt tiêu hồ quang luôn

có toàn bộ điện thế làm việc

Vì cuộn dây bên trái có một đầu nối với vỏ của các tiếp điểm cố định (Đầu ra phía trên của máy cắt) còn đầu kia nối với sừng bên trái, cuộn dây bên phải nối với sừng bên phải còn đầu kia nối với đầu ra bên dưới của máy cắt

6.4.3.4 Liên động điện từ (ЭMБ) của máy cắt điện trên giá đỡ riêng trên

bệ của bộ phận kéo ra được

Khi có điện thế 220V trên cuộn dây của chìa khoá ЭMБ lõi sắt của chìa khoá chuyển động ra ngoài và khớp với lõi sắt của khối khoá, sau khi quay chìa khoá, chốt định vị của khối khoá được nâng lên và nhả bàn đạp của

bộ phận kéo ra được Khi không có điện thế trên cuộn dây của chìa khoá thì bàn đạp không thể ấn xuống phía dưới được và xe kéo của BЭ – 10 không thể chuyển động được

6.4.3.5 Để đếm số lượng các thao tác trong bộ dẫn động có đặt số bộ đếm số lượng các thao tác

Ngày đăng: 30/12/2015, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w