Khái niệm Winetricks o Winetricks là một lệnh của phần mềm Wine được dùng để tải và cài đặt các thư viện Redistributable Runtime Libraries hoặc chương trình và sử dụng Wine thực thi một
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 3
I Giới thiệu Wine, Winetricks, HTKK và DLL Show 3
1 Đặt vấn đề 3
2 Khái niệm Wine 3
3 Nguyên tắc hoạt động của Wine 4
4 Khái niệm Winetricks 5
5 Giới thiệu phần mềm HTKK 5
6 Giới thiệu phần mềm DLL Show 6
II Phạm vi đề tài 6
1 Mục tiêu đề tài 6
2 Hướng triễn khai đề tài 6
3 Số lượng máy tính sử dụng 7
III Phạm vi kiểm tra khi hoàn tất 7
CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 8
I Kế hoạch triễn khai 8
II Cài đặt Wine lên Linux 8
1 Các cách cài đặt Wine lên Linux 8
2 Cài đặt Wine lên Ubuntu 11 9
III Xác định các thư viện cần thiết cho HTKK 11
Trang 21 Sử dụng mềm DLL Show xác định các thư viện 11
2 Dựa trên các đặc điểm của phần mềm 14
IV Bổ sung thư viện cho HTKK 15
V Cài đặt HTKK 19
VI Cài đặt các phần mềm phụ trợ cho HTKK 22
VII Gỡ bỏ phần mềm khi không còn sử dụng 27
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 29
I Khởi tạo dữ liệu mới 29
II Sử dụng dữ liệu của Linux chạy trên Windows 35
III Sử dụng dữ liệu của Windows chạy trên Linux 40
IV Sử dụng tờ kê khai thuế giá trị gia tăng mẫu 43
V Những hạn chế còn tồn động 45
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT 47
I Bài học từ đề tài 47
II Kinh nghiệm rút ra từ đề tài 47
III Hướng phát triễn đề tài nếu có thể 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC 49
Tài liệu tham khảo 49
Danh mục hình ảnh: 50
Trang 3CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
I Giới thiệu Wine, Winetricks, HTKK và DLL Show
1 Đặt vấn đề
o Như đã biết, hệ điều hành phổ biến và dễ sử dụng nhất hiện nay là Windows của Microsoft và đó cũng là lý do vì sao đa số các phần mềm đều được viết dành cho Windows và hiển nhiên các phần mềm đó không thể sử dụng trực tiếp trên các hệ điều hành Linux
o Thực tế cho thấy, đối với các doanh nghiệp và cơ quan hiện đang triển khai hệ thống dựa trên mã nguồn mở nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì khó khăn hiện nay là vẫn chưa thể hoàn tất việc chuyển đổi từ hệ điều hành nguồn đóng sang nguồn mở do có quá nhiều phần mềm quan trọng chỉ chạy được trên hệ điều hành Windows mà điển hình là các phần mềm
kế toán Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp ngoài việc phải sử dụng song song hệ điều hành nguồn đóng với hệ điều hành nguồn mở
o Qua đó cho thấy, cần phải có các giải pháp để chuyển các phần mềm của Windows sang chạy trên các hệ điều hành mã nguồn mở và một trong các phần mềm làm được điều đó là Wine
2 Khái niệm Wine
o Wine (viết tắt của từ Wine Is Not an Emulator) là một phần mềm mã nguồn mở có thể chạy trên các hệ điều hành như: Linux, Mac OS X, FreeBSD hay Solaris
o Ghi chú: Wine khi viết hoa được sử dụng thay thế cho phần mềm Wine, wine khi viết thường là câu lệnh của Wine trên Linux
Trang 43 Nguyên tắc hoạt động của Wine
o Phần mềm Wine khi được cài đặt trên hệ điều hành nguồn mở sẽ tạo ra một môi trường làm việc gần giống như Windows và cho phép một số các phần mềm trên Windows có thể cài đặt và sử dụng ngay trên môi trường này
o Tuy nhiên cần phải hiểu rằng Wine không phải để thay thế Windows và cũng không phải là chương trình máy ảo
o Để tạo sự thân thiện và dễ sử dụng cho người dùng đặc biệt là những người đã sử dụng Windows trong nhiều năm thì trong môi trường khởi tạo, Wine đã giữ lại các biểu tượng, cách trình bày cấu trúc thư mục cũng như các file DLL/OCX quan trọng của hệ điều hành Windows
Hình 1.1: Cấu trúc dữ liệu của Wine
o Tuy nhiên, đối với Linux thì Wine cũng chỉ là một phần mềm nên các dữ liệu do Wine khởi tạo trong quá trình cài đặt như ổ đĩa C, ổ đĩa Z hay các thư mục Windows và Program Files cũng chỉ được coi là dữ liệu của Wine, không phải là các thư mục hệ thống được lưu tại các vị trí cố định
Trang 5và đặc biệt như trên Windows Cụ thể là các dữ liệu của Wine sẽ được lưu theo đường dẫn sau:
/home/administrator/.wine
4 Khái niệm Winetricks
o Winetricks là một lệnh của phần mềm Wine được dùng để tải và cài đặt các thư viện (Redistributable Runtime Libraries) hoặc chương trình và sử dụng Wine thực thi một cách tự động hay nói đơn giản là giúp bổ sung các thư viện của môi trường Windows cho Linux mà Wine có hỗ trợ
o Winetricks là những đoạn script thực cùng với những thông số cấu hình thư viện đảm bảo chương trình/thư viện được cài đặt thông qua winetricks
là an toàn và ổn định
5 Giới thiệu phần mềm HTKK
o Hiện nay, HTKK là một phần mềm kế toán hỗ trợ cho việc kê khai thuế được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam Ngoài việc hỗ trợ kê khai các loại thuế cá nhân thì HTKK còn có thể sử dụng để kê khai nhiều loại thuế cho các doanh nghiệp như thuế nhà thầu, thuế thu nhập doanh nghiệp Bên cạnh đó, HTKK còn hỗ trợ sẵn các mẫu hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho việc mua bán
o HTKK là phần mềm có bản quyền thuộc về Tổng cục thuế Việt Nam, được phát hành miễn phí cho các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu khai báo thuế và hiện chỉ được hỗ trợ chạy trên môi trường Windows
o Từ phiên bản 2.52 Tổng Cục Thuế đã có hỗ trợ cho Linux tuy nhiên không có nhiều thông tin chính thức, file cài đặt cũng như các tài liệu hướng dẫn cho việc này
Trang 66 Giới thiệu phần mềm DLL Show
o DLL Show là một phần mềm của Gregory Braun có thể cài đặt trên hầu hết các hệ điều hành của Microsoft và được dùng để quan sát các tiến trình đang chạy trong hệ thống cũng như các file DLL và OCX của tiến trình đó
II Phạm vi đề tài
1 Mục tiêu đề tài
o Để góp phần đa dạng và phát triễn mã nguồn mở, đề tài “Sử dụng Wine
để chạy một số ứng dụng của Windows lên Linux” được đặt ra nhằm mục đích chuyển các ứng dụng của hệ điều hành Windows – không được hỗ trợ cho Linux – sang chạy trên Linux thông qua phần mềm Wine
2 Hướng triễn khai đề tài
o Triển khai phần mềm kế toán mà cụ thể là phần mềm hỗ trợ khai báo thuế HTKK phiên bản 3.1.0 vốn chỉ được hỗ trợ để sử dụng trên Windows sang chạy tốt trên môi trường Linux thông qua Wine 1.4
o Khi hoàn tất quá trình triễn khai các phần mềm của Windows lên Linux cần phải đạt các yêu cầu chung sau:
Dữ liệu được tạo trên Windows có thể tiếp tục sử dụng trên Linux và ngược lại
Có thể sử dụng các tính năng cơ bản cũng như nâng cao của chương trình một cách ổn định
Hạn chế và giảm thiểu tới mức thấp nhất có thể các lỗi phát sinh
Trang 73 Số lượng máy tính sử dụng
o Một máy tính cài hệ điều hành Windows XP được cài DLL Show để xác định các file DLL và OCX cần thiết khi chạy phần mềm HTKK trên Windows Ngoài ra, máy tính này còn dùng khảo sát các tính năng của HTKK trên Windows để xác định các tính năng đã hoạt động ổn định, các hạn chế còn tồn động cũng như các phần mềm phụ trợ cần thiết để HTKK
có thể hoạt động tốt trên môi trường Windows
o Một máy tính cài hệ điều hành Linux Ubuntu Client phiên bản 11.10 để triển khai HTKK lên Linux thông qua Wine và kiểm tra các tính năng của HTKK khi chạy trên Linux so với khi chạy trên Windows
III Phạm vi kiểm tra khi hoàn tất
o Mục tiêu cụ thể của đề tài “Sử dụng Wine để chạy môt số ứng dụng của Windows trên Linux” là cài đặt được phần mềm HTKK và giúp phần mềm HTKK và các phần mềm phụ trợ hoạt động tốt trên hệ điều hành Linux Ubuntu
o Để đảm bảo điều đó cần thực hiện các yêu cầu sau đây:
Chạy được phần mềm HTKK
Thực hiện kê khai thuế
Đưa dữ liệu kê khai thuế được tạo trên Windows sang chạy trên Linux và ngược lại trong trường hợp máy tính Linux có sự cố hoặc vì lý do đặc biệt nào đó
Sử dụng được tính năng của các tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu
Trang 8CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
I Kế hoạch triễn khai
o Cài đặt Wine lên Linux
o Cài đặt HTKK lên Windows và dùng DLL Show để xác định các file DLL/OCX còn thiếu để chạy HTKK
o Dựa trên đặc điểm của phần mềm để xác định thêm các thư viện cần thiết để HTKK hoạt đông tốt trên Linux
o Bổ sung các thư viện cho Linux và tiến hành cài đặt HTKK
o Thử nghiệm
II Cài đặt Wine lên Linux
1 Các cách cài đặt Wine lên Linux
o Như đã biết, đa phần các phần mềm của Linux đều có thể cài đặt bằng cả giao diện đồ họa và cửa sổ dòng lệnh
o Đối với Wine, là một phần mềm trên Linux thì cũng không ngoại lệ Người dùng có thể cài đặt Wine bằng một trong hai cách trên thông qua các công cụ sau:
Trình quản lý gói phần mềm: Synaptics Package Manager (giao diện)
Trình quản lý ứng dụng kèm theo hệ điều hành Ubuntu: Ubuntu Software Center (giao diện)
Các dòng lệnh cài đặt thông qua cửa sổ dòng lệnh Terminal
Trang 92 Cài đặt Wine lên Ubuntu 11
o Hiện nay, Wine được sử dụng trên rất nhiều hệ điều hành và có nhiều phiên bản khác nhau nên việc xác định một phiên bản Wine phù hợp với một hệ điều hành cụ thể là điều hết sức quan trọng và để tìm một phiên bản của Wine dùng cho Linux Ubuntu thì dùng lệnh:
sudo add-apt-repository ppa:ubuntu-wine/ppa
Hình 2.1: Lệnh xác định phiên bản Wine cho Ubuntu
o Mặc định khi cài đặt xong Ubuntu thì các ứng dụng trong kho chưa được cập nhật Nếu muốn cài được các phần mềm ở phiên bản mới nhất thì phải tìm các bản cập nhật cho các ứng dụng bằng lệnh:
sudo apt-get update
Hình 2.2: Lệnh tìm các cập nhật cho kho ứng dụng của Ubuntu
o Sau khi xác định phiên bản Wine dùng cho Ubuntu và tìm bản được các bản cập nhật mới nhất cho các ứng dụng thì bắt đầu cài đặt Wine bằng lệnh:
sudo apt-get install wine
Trang 10Hình 2.3: Lệnh cài đặt Wine lên Ubuntu
o Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu nhập mật khẩu của User đang dùng để xác nhận quyền hạn thực thi (sudo) và bắt đầu quá trình phân tích các gói tin
để tìm ra các gói tin cần được cập nhật trong quá trình cài đặt Tiếp theo,
hệ thống sẽ xác nhận có muốn cài đặt Wine hay không và khi đó nhấn
phím “Y” rồi nhấn “Enter” để bắt đầu quá trình cài đặt
o Khi giao diện của quá trình cài đặt Wine xuất hiện, nhấn phím “Enter” để
lướt qua cửa sổ thông báo và bắt đầu cài đặt các Font chữ phổ biến của
môi trường Windows lên Wine bằng cách chọn “Yes” để chấp nhận các
điều kiện về bản quyền
Hình 2.4: Cửa sổ thông báo các điều kiện về bản quyền khi cài đặt Font
o Sau khi quá trình cài đặt Wine tự động hoàn tất, kiểm tra phiên bản của Wine đã cài đặt bằng lệnh:
wine version
Trang 11Hình 2.5: Lệnh kiểm tra phiên bản của Wine.
o Theo kết quả do cửa sổ Terminal trả về thì đã cài đặt thành công phiên bản Wine 1.4 lên Linux Ubuntu
III Xác định các thư viện cần thiết cho HTKK
o Để giúp các phần mềm trên Windows có thể hoạt động tốt trên Linux thì việc
bổ sung các gói DLL có chứa các file DLL và OCX cần thiết cho chương trình là điều gần như bắt buộc Tuy nhiên, việc xác định được các thư viện DLL/OCX nào cần thiết cho quá trình hoạt động của ứng dụng mới là điều quan trọng
o Để xác định các DLL/OCX cần thiết để chương trình có thể hoạt động tốt ngoài việc dùng các phần mềm hỗ trợ thì cũng cần có một kiến thức nhất định
về công nghệ thông tin để có thể xác định thêm các gói DLL khác cần thiết của chương trình; bởi các phần mềm hỗ trợ chỉ có thể liệt kê các file DLL và OCX cần thiết để chương trình hoạt động chứ không cung cấp các thông tin
về các file DLL hay OCX để tất cả các tính năng của chương trình hoạt động tốt
1 Sử dụng mềm DLL Show xác định các thư viện
o Hiện nay, để xác định được các gói DLL cần thiết cho một ứng dụng hoạt động thì có rất nhiều phần mềm hỗ trợ như VMware Thin Apps hay DLL Show Trong đề tài này sử dụng DLL Show để xác định các DLL cần thiết cho HTKK hoạt động Bằng cách cài đặt phần mềm DLL Show lên máy Windows XP Sau đó mở phần mềm HTKK Tiếp theo, mở phần
Trang 12mềm DLL Show và chọn ứng dụng HTKK trong phần Process để xem các DLL cần thiết cho ứng dụng này ở khung bên dưới
Hình 2.6: Giao diện DLL Show và bảng phân tích thư viện của HTKK
o Sau khi phân tích được các DLL cần thiết cho HTKK hoạt động nên xuất bảng kê khai các DLL của HTKK đã phân tích được ra thành file ‘text’ để
tiện cho việc quan sát và phân tích bằng cách nhấn vào biểu tường “Save”
rồi chọn vị trí lưu lại
o Là một file text đơn giản nên file do DLL Show xuất ra có thể xem bằng các chương trình đọc file text đơn giản như Notepad hay Wordpad
o Dưới đây là file text chứa bảng phân tích các file DLL và OCX cần cho HTKK hoạt động đã được xuất ra thành file text và được mở bằng Notepad
Trang 13Hình 2.7: Bảng phân tích các file DLL và OCX cho HTKK
o Sau khi tìm được các file DLL và OCX cần thiết cho HTKK hoạt động trên Windows thì tiến hành cài đặt thử HTKK lên Linux thông qua Wine
để tìm ra các file DLL và OCX còn thiếu khi cài HTKK lên Ubuntu bằng cách so sánh giữa các file DLL và OCX trong bảng phân tích với các file DLL và OCX đã có khi cài đặt HTKK lên Ubuntu tại các vị trí sau:
/home/administrator/.wine/drive_c/Program\ Files/HTKK300/References /home/administrator/.wine/drive_c/windows/system32
o Sau khi hoàn tất việc so sánh có thể xác định được các file DLL và OCX còn thiếu khi cài HTKK lên Ubuntu như:
MFC42.DLL, MFC42U.DLL thuộc thư viện MFC42
MSXML3.DLL thuộc thư viện MSXML3
MSVBVM60.DLL thuộc thư viện VB6RUN
Trang 14o Như đã biết, trong quá trình cài đặt các phần mềm lên Windows sẽ có các file DLL/OCX tự động đăng ký để có thể sử dụng Tuy nhiên, môi trường Linux gần như hoàn toàn khác so với Windows nên việc cài các phần mềm của Windows lên Linux sẽ không thể tự động đăng ký được các file DLL/OCX cần thiết và dẫn đến báo lỗi yêu cầu phải thực hiện đăng ký trong quá trình cài đặt Cụ thể là khi cài đặt HTKK lên Linux sẽ có file
FPSPRU70.OCX yêu cầu được đăng ký
o Để đăng ký các file DLL/OCX trên môi trường Linux có thể thực hiện
theo một trong các cách sau:
Sao chép file DLL/OCX cần đăng ký từ môi trường Windows sang đúng vị trí yêu cầu trên Linux Tuy nhiên, cách này không thực sự hiệu quả do có những phần mềm có rất nhiều file DLL/OCX cần
được đăng ký
Bổ sung thư viện trợ giúp cho việc đăng ký các file DLL/OCX trên
môi trường Windows cho Linux mà cụ thể là thư viện MFC42
2 Dựa trên các đặc điểm của phần mềm
o Bên cạnh việc xác định các DLL cần thiết bằng DLL Show thì việc xác định thêm các thư viện cần bổ sung cho HTKK để có thể hoạt động tốt còn cần phải dựa vào các đặc điểm của phần mềm để xác định được các thư viện liên quan như:
Có truy xuất đến cơ sở dữ liệu nên cần bổ sung thêm thư viện
MDAC28 (Microsoft Data Access Component) để được cung cấp các
thư viện cần thiết cũng như các ‘driver’ để kết nối đến cơ sở dữ liệu
Trang 15 Được lập trình để sử dụng trên môi trường NET nên cần bổ sung 2
thư viện VCRUN2005 và VCRUN2008 để có thể chạy các thư viện
của NET
Dữ liệu được nhập xuất thông qua các Rich Textbox nên cần bổ sung
thư viện RICHED20 để có thể sử dụng được hết các thuộc tính của
Rich Textbox
Được lập trình và phát triên dựa trên Visual Basic nên cần bổ sung
thư viện WSH56 để sử dụng được tính năng Windows Script Host
Engines dùng cho việc hỗ trợ thi hành các ứng dụng được lập trình bằng Visual Basic
IV Bổ sung thư viện cho HTKK
o Sau khi xác định đầy đủ các thư viện cần thiết cho HTKK thì việc cần làm tiếp theo là bổ sung các thư viện đó cho Wine bằng lệnh Winetricks trong cửa
sổ Terminal để tải và cài đặt các thư viện cần thiết
o Để xác định chính xác tên, các thông tin sơ lược về các thư viện cần cài đặt cũng như các thư viện mà Wine hỗ trợ có thể dùng lệnh:
winetricks dlls list
Hình 2.8: Lệnh xem các thư viện được Wine hỗ trợ
o Sau khi xác định tên chính xác của các thư viện thì bắt đầu cài đặt các thư viện bổ sung cho Wine để có thể chạy HTKK
Trang 16o Cài đặt thư viện MFC42:
winetricks mfc42
Hình 2.9: Lệnh cài đặt thư viện MFC42 lên Wine
o Cài đặt thư viện VB6RUN:
winetricks vb6run
Hình 2.10: Lệnh cài đặt thư viện VB6RUN lên Wine
o Cài đặt thư viện VCRUN2005:
winetricks vcrun2005
Hình 2.11: Lệnh cài đặt thư viện VCRUN2005 lên Wine
o Cài đặt thư viện VCRUN2008:
winetricks vcrun2008
Hình 2.12: Lệnh cài đặt thư viện VCRUN2008 lên Wine
Trang 17o Cài đặt thư viện MDAC28:
winetricks mdac28
Hình 2.13: Lệnh cài đặt thư viện MDAC28 lên Wine
o Cài đặt thư viện WSH56:
winetricks wsh56
Hình 2.14: Lệnh cài đặt thư viện WSH56 lên Wine
o Cài đặt thư viện RICHED20:
winetricks riched20
Hình 2.15: Lệnh cài đặt thư viện RICHED20 lên Wine
o Cài đặt thư viện MSXML3:
winetricks msxml3
Hình 2.16: Lệnh cài đặt thư viện MSXML3 lên Wine
Trang 18o Đặc biệt đối với thư viện MSXML3 khi chạy lệnh Winetricks lần đầu tiên để cài đặt thư viện này thì người dùng sẽ tự động được chuyển đến 1 Website để
download file msxml3.msi về máy Mặc định khi tải về máy Ubuntu thì file
sẽ được lưu tại:
Hình 2.17: Lệnh copy gói MSXML3.MSI
o Sau khi sao chép gói msxml3.msi đến đúng vị trí ta cài đặt lại thư viện MSXML3 bằng lệnh:
winetricks msxml3
Hình 2.18: Lệnh cài đặt thư viện MSXML3 lên Wine
Trang 19V Cài đặt HTKK
o HTKK là một phần mềm được lập trình để sử dụng trên hệ điều hành Windows nên việc cài đặt trực tiếp HTKK lên Linux là điều không thể mà phải cài đặt thông qua phần mềm Wine
o Để cài đặt được HTKK yêu cầu phải có file cài đặt và file này có thể tải về từ Internet Trong đề tài này, file cài đặt đã được tải về và lưu lại trong thư mục
HTKK v3.1.0 có tên file cài đặt là setup.exe và lưu theo đường dẫn :
/home/administrator/Downloads/HTKK v3.1.0
o Đầu tiên khi cài đặt HTKK lên Linux cần khởi chạy file cài đặt HTKK từ vị trí lưu trữ thông qua phần mềm Wine bằng lệnh:
wine /home/administrator/Downloads/HTKK\ v3.1.0/setup.exe
Hình 2.19: Lệnh cài đặt HTKK lên Linux bằng Wine
o Khi quá trình cài đặt bắt đầu thì cửa sổ HTKK – InstallShield Wizard xuất
hiện để đưa ra một số thông tin về phần mềm HTKK và để tiếp tục quá trình
cài đặt thì nhấn “Tiep tuc >”
Hình 2.20: Cửa sổ HTKK – InstallShield Wizard
Trang 20o Tiếp theo, InstallShield Wizard sẽ cho chọn vị trí cài đặt HTKK Nếu muốn
thay đổi vị trí cài đặt thì nhấn “Chon” và chỉ vị trí cài đặt mới Nếu giữ mặc định và nhấn “Tiep tuc >” thì HTKK sẽ được cài đặt tại “C:\Program
Files\HTKK300”
Hình 2.21: Chọn vị trí cài đặt HTKK
o Một điều cần lưu ý là cách tổ chức thư mục trên Windows hoàn toàn khác với
Linux nên đường dẫn C:\Program Files\ là không tồn tại trong Linux mà
đường dẫn này là do Wine khởi tạo trong quá trình cài đặt để cài các phần mềm của Windows lên Linux
o Sau khi chọn vị trí cài đặt HTKK thì nhấn nút “Cai dat” để Wine bắt đầu tiến
trình cài đặt HTKK lên Linux
Hình 2.22: Bắt đầu cài đặt Wine
Trang 21o Khi quá trình cài đặt hoàn tất, hệ thống sẽ yêu cầu khởi động lại máy trước
khi sử dụng HTKK Chọn “No, I will restart my computer later” để không khởi động lại máy rồi nhấn “Finish” để hoàn tất quá trình cài đặt
Hình 2.23: Hoàn tất quá trình cài đặt HTKK
o Để sử dụng HTKK ngay sau khi cài đặt mà không phải khởi động lại máy tính thì trong cửa sổ Terminal gõ tiếp lệnh:
Wineboot –k
Trang 22VI Cài đặt các phần mềm phụ trợ cho HTKK
o Do HTKK là 1 phần mềm kế toán nên một số tính năng bắt buộc liên kết đến các ứng dụng văn phòng như Office là điều khó tránh khỏi Để hỗ trợ cho các hoạt động văn phòng thì hiện nay Ubuntu cũng cung cấp một bộ Open Office phục vụ cho các nhu cầu trên nhưng do đặc thù là phần mềm chạy trên Windows nên HTKK bắt buộc phải dùng Microsoft Office Do đó, nếu muốn
sử dụng hết các tính năng của HTKK trên Linux thì phải cài thêm Microsoft Office lên Linux
o Để cài đặt Microsoft Office lên Linux thì đầu tiên phải có các file cài đặt và trong đề tài này sẽ dùng file cài đặt có tên setup.exe nằm trên đĩa CD với đường dẫn: MS Office 2007\Office 2007 Enterprise\
o Để cài Microsoft Office lên Linux thông qua Wine thì dùng lệnh:
wine /media/MS\ Office\ 2007/Office\ 2007\ Enterprise/setup.exe
Hình 2.25: Lệnh cài đặt Microsoft Office bằng Wine
o Khi tiến trình cài đặt khỏi động sẽ xuất hiện hộp thoại Microsoft Office Enterprise 2007 và để tiếp tục quá trình cài đặt thì người dùng phải nhập đúng Key theo bản quyền đã mua hoặc nhập Key Trial đã đăng ký từ trang chủ của Microsoft vào Textbox
Trang 23Hình 2.26: Cửa sổ yêu cầu nhập Product Key cho sản phẩm
o Khi nhập Product Key chính xác sẽ xuất hiện 1 dấu “Check” sau Textbox
nhập Product Key Nếu Product Key đã nhập đúng thì nhấn “Continue” để
đến bảng thông báo các điều kiện về bản quyền của Microsoft
o Tại cửa sổ thông báo các điều kiện về bản quyền của Microsoft đọc rồi đánh
dấu “Check” vào “I accept the terms of this agreement” để chấp nhận các điều kiện của Microsoft đưa ra sau đó nhấn “Continue” để tiếp tục quá trình
cài đặt
Trang 24Hình 2.27: Cửa sổ thông báo các điều kiện về bản quyền
o Sau khi chấp nhận các điều kiện về bản quyền do Microsoft đưa ra thì trình cài đặt sẽ chuyển qua cửa sổ cho phép chọn kiểu cài đặt và tại đây sẽ đưa ra 2 kiểu cài đặt để người dùng có thể lựa chọn
Chọn “Install Now” để cài đặt tất cả các ứng dụng có trong bộ Microsoft Office
Chọn “Customize” để chỉ chọn các ứng dụng cần thiết
o Trong đề tài này do HTKK không cần dùng hết các ứng dụng trong bộ
Microsoft Office nên sẽ chọn “Customize” để chỉ cài đặt các ứng dụng cần
thiết cho HTKK hoạt động
Trang 25Hình 2.28: Cửa sổ chọn kiểu cài đặt
o Do HTKK là phần mềm dành cho phòng kế toán cũng như các hoạt động liên quan đến kế toán nên đôi khi cũng cần đến các ứng dụng có liên quan đến kế toán mà cụ thể ở đây là ứng dụng Microsoft Excel trong bộ cài đặt Microsoft Office
o Cũng từ việc phần mềm HTKK chỉ cần Microsoft Excel nên chỉ cần cài thêm Microsoft Excel trong bộ Microsoft Office bằng cách loại bỏ các ứng dụng không cần thiết khỏi danh sách cài đặt
o Để loại bỏ các ứng dụng không cần thiết khỏi danh sách cài đặt thì nhấn vào mũi tên hướng xuống phía trước tên các ứng dụng cầm loại bỏ và chọn “Not
Trang 26Available” Sau khi loại bỏ các ứng dụng không cần thiết thì nhấn “Install Now” để bắt đầu tiến trình cài đặt
Hình 2.29: Cửa sổ tùy chỉnh các ứng dụng cần cài đặt
o Tiếp theo quá trình cài đặt sẽ bắt đầu và khi quá trình cài đặt hoàn tất thì nhấn
“Close” để kết thúc quá trình cài đặt
o Khi cài đặt hoàn tất Microsoft Office lên Linux bằng Wine thì cần bổ sung thêm thư viện RICHED20 để Microsoft Excel có thể hoạt động tốt trong môi trường Linux nhưng do trong quá trình cài đặt HTKK đã bổ sung thư viện RICHED20 nên có thể sử dụng được Microsoft Excel ngay mà không cần bổ sung thêm thư viện nào nữa