1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác quản lý sinh viên học viện chính sách và phát triển

40 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

Đặc biệt chính từ ngôi trường này, em đãtích lũy cho mình được một khối lượng kiến thức chuyên ngành Quản lýcông mà mình theo học để làm hành trang sau khi ra trường, đó là niềm rất tự h

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Học viện Chính sách và Phát triển, Phòng chínhtrị và Công tác Sinh viên nơi em thực tập, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để

em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình

Em cũng xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính, cùng các thầy

cô trong Khoa Quản lý công và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.S LêHồng Hạnh, thầy trưởng đoàn thực tập số 8- Th.S Nguyễn Tuấn Minh đãtạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như tận tình giúp đỡ em trong thời gian thựctập vừa qua để em hoàn thành quá trình thực tâp, em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo

HVC&SPT: Học viện Chính sách và Phát triển

KTX: Kí túc xá

ODA: Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức

PCT&CTSV: Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên

SV: Sinh viên

FDI: Vốn đầu tư nước ngoài

Trang 3

- Tuần thư 4

Cùng PCT&CTSV đến cơ sở 1 Học viện ở Văn Miếu để triển khai kếhoạch công tác tuyển sinh đại học năm 2011 – 2012 và thực hiện các côngviệc được giao

- Tuần thư 5:

Đánh máy các văn bản về công tác quản lý Sinh viên: Các quyết định,

thông báo, các giấy tờ khác của PCT&CTSV

- Tuần thứ 6:

Cùng PCT&CTSV tiếp nhận các hồ sơ tuyển sinh đại học năm 2011 –

2012 và hoàn thành các công việc được giao

- Tuần thứ 7:

Vẫn tiếp tục cùng PCT&CTSV tiếp nhận các hồ sơ tuyển sinh đại họcnăm 2011 – 2012 và hoàn thành viết báo cáo, kết thúc quá trình thực tập

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Gần bốn năm là sinh viên Học viện Hành chính đã để lại cho em nhiều

kỉ niệm đẹp về hình ảnh gần gũi của thầy cô và sự chăm chỉ của bạn bè tronghọc tập, hơn nữa từ mái trường này em đã học được rất nhiều bài học quýgiá về phong cách sống và học tập Đặc biệt chính từ ngôi trường này, em đãtích lũy cho mình được một khối lượng kiến thức chuyên ngành Quản lýcông mà mình theo học để làm hành trang sau khi ra trường, đó là niềm rất

tự hào đối với một sinh việc

Nhưng trong khoảng thời gian bốn năm qua, những kiến thức mà em đãhọc hầu như chỉ gói gọn trong lý thuyết, với vị trí là sinh viên năm cuối đangtrong quá trình đi thực tập (ở Học viện Chính sách và Phát triển – một ngôitrường mới thành lập), thì đây là một cơ hội trải nghiệm thực tiễn rất thú vị

để bổ xung những kiến thức thực tế mà em còn thiếu hụt, đồng thời đểchứng minh cho câu nói học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền vớithực tiễn

Trong hệ thống các trường thuộc bậc đại học và cao đẳng của đất nước,việc nâng cao chất lượng công tác quản lý Sinh viên là vấn đề rất quan trọng

và cấp thiết, nó không những liên quan đến chất lượng đào tạo, hình ảnh củanhà trường mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, rèn luyên;tương lai của Sinh viên và luôn là vấn đề rất được dư luận quan tâm Nhậnthức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác quản lý

Sinh viên, trong quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất

lượng công tác quản lý Sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển”

làm đối tượng nghiên cứu của mình

Trang 5

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

I Tổng quan về Học viện Chính sách và Phát triển Lịch sử hình thành

và phát triển

Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo quyết định số 10/QĐ– TTg ngày 4/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lậpthuộc hệ thống giáo dục quốc gia, chất lượng và quy chuẩn đào tạo do Bộgiáo dục và đào tạo quản lý

Học viện Chính sách và Phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơquan thuộc Chính phủ

2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

2.1 Chức năng

Học viện Chính sách và Phát triển thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê bao gồm: Tham mưu tổng hợpchiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạchphát triển, cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụthể, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… nên có điềukiện kết hợp giảng dạy, nghiên cứu với thực tiễn thuộc lĩnh vực hoạch địnhchính sách phát triển, xây dựng chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốnđầu tư nước ngoài (FDI), vốn viện trọ phát triển chính thức (ODA) và tàichính công

2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Học viện là đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế,Quản lý nhà nước, Tài chính ngân hang…đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầuphát triển đất nước trong thời ký hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng Chương trình đào tạo của học viện được xây dựng theo mô hình tiêntiến, hiện đại trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo và

Trang 6

kham khảo chương trình gốc của các trường đại học uy tín ở Việt Nam vàtrên thế giới Trong thời gian trước mắt, Học viện tập trung đào tạo bậc cửnhân các ngành: Kinh tế, Quàn lý nhà nước, tài chính - Ngân hàng và Quảntrị kinh doanh.

Sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo của Học viện, có đủ nănglực làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địaphương, trong các viện nghiên cứu kinh tế, xã hội, trong các tổ chức quốc tế,giảng dạy tại các trường đại học và làm việc tại các doanh ngiệp ở Việt Nam

và nước ngoài

2.3 cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của học viện bao gồm: Ban giám đốc; Hội đồng khoa học vàđào tạo; các Phòng, Ban chức năng; nghiên cứu khoa học và tư vấn; 9 khoa;

2 bộ môn, 3 Trung tâm; Các tổ chức chính trị và đoàn thể

3 Cấu trúc ngành và chuyên ngành tuyển sinh Đại học chính quy của Học viện

Trang 7

3.1 Chuyên ngành Quy hoạch phát triển

a Giới thiệu chung

Chuyên ngành quy hoạch phát triển là chuyên ngành đầu tiên xuất hiện

ở nước ta và cũng là chuyên ngành trọng điểm của Học viện Chính sách vàPhát triển Việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở bậc Đại học trong cáclĩnh vực xây dựng đội ngũ những người làm chiến lược, quy hoạch có tầm

cỡ, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

b Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo của chuyên ngành Quy hoạch phát triển nhằmtrang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy hoạch phát triển tổngthể kinh tế, xã hội, môi trường ở các cấp vùng, lãnh thổ; về phân tích, hoạchđịnh chính sách phát triển chung và phát triển các lĩnh vực, đồng thời trang

bị các kiến thức về giải quyết các vấn đề phát triển thuộc các lĩnh vực, cáccấp khác nhau của thực tiễn phát triển Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpquốc tế hiện nay

c Vị trí công viêc tương lai

Cử nhân kinh tế, chuyên ngành Quy hoạch phát triển sẽ có đủ kiến thức

và kĩ năng để làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương

- Các cơ quan nghiên cứu quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, tổ chứclãnh thổ kinh tế - xã hội tử Trung ương đến địa phương

- Các doanh nghiệp: Với vị trí hoạch định chiến lược phát triển của doanhnghiệp

- Các tổ chức quốc tế nghiên cứu về kinh tế

- Các trường đại học có đào tạo chuyên nghành kinh tế

3.2 Chuyên ngành Kế hoạch phát triển

Trang 8

a Giới thiệu chung

Chuyên ngành Quy hoạch phát triển là một trong các chương trình trọngđiểm của Học viện Chính sách và Phát triển.Chuyên ngành được thành lậpnhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao chocác cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ trung ương đến địaphương, cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức tư vấn tài chính,đầu tư, các quỹ đầu tư và các doing nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

b Mục tiêu đào tạo

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành Kế hoạch phát triểnnắm vững những kiến thức cơ bản về nguyên lý kinh tế, tăng trưởng và pháttriển kinh tế, các mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nguyên lýtăng trưởng và hiệu xuất phát triển, những tương tác giữa hoạt động kinh tế

ở phạm v cả nước, ngành và doanh nghiệp với môi trường và tính bền vữngcủa phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cảu thựctiễn nền kinh tế Việt Nam

c Vị trí công việc tương lai

- Cử nhân chuyên ngành Kế hoạch Phát triển sẽ có đủ kiến thức và năng lựclàm việc cho các vị trí công việc sau đây:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ Trung ương tới địaphương;

- Các tổ chức quốc tế; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp; các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các quỹ đầu tư, các tổchức tư vấn đầu tư, phát triển;

- Học tiếp bậc học sau đại học để trở thành các nhà nghiên cứu kinh tế - xãhội, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế - xã hội

3.3 Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

Trang 9

a Giới thiệu chung

Thành lập năm 2010 theo quyết định của Giám đốc Học viện Chínhsách và Phát triển, khoa Kinh tế đối ngoại được giao nhiệm vụ triển khai cáchoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

b Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại tập trung đào tạo cử nhân có kỹ nănghoạt động trong các lĩnh vực quản lý vốn đầu tư trực tếp nước ngoài (FDI),ngồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thương mại quốc tế, đầu tư quốc

tế, đàm phán quốc tế, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh

tế Việt Nam

Bên cạnh mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và tổng quan về

hệ thống các nguyên lý kinh tế và kinh tế quốc tế theo hướng tiếp cận với trithức hiện đại của khu vực và thế giới, chuyên ngành cũng sẽ trang bị chosinh viên các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, xử lý các vấn đề; kỹnăng xây dựng, phân tích, thẩm định và quản lý các dự án có sử dụng vốnFDI và ODA; nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; kỹ năng giao tiếp,thuyết trình đàm phán, ra quyết định, tổ chức công việc và hội thảo,

c Vị trí công việc trong tương lai

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể:

- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phươn,các Bộ, ban, ngành, các cơ quan nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Trang 10

a Giới thiệu chung

Chuyên ngành quản trị doang nghiệp đào tạo cử nhân bậc đại học vớinhững kiến thức chung về kinh tế xã hội và ngoại ngữ, kiến thức chuyên sâu

về tạo lập và quản trị các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt có kỹ năng thực hiện toàndiện các chức năng quản trị hoạt động của doanh ngiệp vừa và nhỏ, quản trịdoanh nghiệp liên doanh nước ngoài và quản trị tổng công ty, tập đoàn vốnnhà nước

b Mục tiêu đào tạo

Sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp được trang bị nhữngkiến thức, kỹ năng thực hiện toàn diện các chức năng quản trị hoạt động củamột doanh nghiệp, bao gồm: Khởi sự, tạo lập doanh nghiệp trên cơ sởnghiên cứu các cơ hội, môi trường kinh doanh Xây dựng và tổ chức thựchiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức bộ máy quản trị doangnghiệp, tổ chức điều hành quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông quaviệc thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, phối hợp, điều chỉnh cáchoạt động của doang nghiệp

c Vị trí công việc tương lai

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể: làm việc tại các cơ quan quản lý nhànước từ trung ương đến Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lýnhà nước, nghiên cứu hoạch định các chính sách về phát triển và quản trịdoanh nghiệp

Làm việc tại các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế của Việt Nam và có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công

ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và công ty nước ngoài tạiViệt Nam, các dự án

Trang 11

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể thành lập được doanh nghiệp đểkinh doanh, quản trị viên trong các doanh nghiệp.

3.5 Chuyên ngành Tài chính công

a Giới thiệu chung

Chuyên ngành tài chính công là chuyên ngành Tài chính - Ngân hàngcủa Học viện Chính sách và Phát triển Đây là chuyên ngành đào tạo bậc Đạihọc, hệ chính quy theo chuẩn quốc gia mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã quyđịnh Chuyên ngành đào tạo những cử nhân đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn

về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng

b Mục tiêu đào tạo

Về kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính công sẽ được tang bị hệthống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàngtrên thế giới và Việt Nam Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tiếpcận thường xuyên với thực tiễn tại các cơ quan quản lý nhà nước về chínhsách tài chính như: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán

Về kỹ năng:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính công sẽ được rèn luyện các

kỹ năng:

- Phân tích, đánh giá và quản lý tài chính doanh nghiệp;

- Phân tích, lập và quản lý dự án đầu tư;

- Phân tích chứng khoán và quản lý doanh mục đầu tư;

- Nghiên cứu,phân tích và hoạch định chính sách tài chính tiền tệ;

- Các kỹ năng mềm

c Vị trí công việc trong tương lai

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính công có đủ kiến thức; nănglực và kỹ năng để phát triển tương lai tại các tổ chức như:

Trang 12

- Các định chế tài chính trong và ngoài nước: ngân hàng, công ty tài chính,công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểmtoán, tổ chức tư vấn tài chính và đầu tư.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, tài chính, đầu tư;

- Các tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội;

- Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ

3.6 Chuyên ngàng Chính sách công

a Giới thiệu chung

Chuyên ngành Chính sách công mở ra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càngcao về vệc đào tạo, xây dựng nền tảng tư duy mạnh vè năng lực hoạch định,phân tích chính sách, quản lý và lãnh đạo cho các nhà chuyên môn ở ViệtNam Các chương trình đào tạo nghiên cứu sẽ giúp sinh viên học cách xácđịnh bản chất và các khía cạnh then chốt của chính sách công, đồng thời sẽkhám phá những chính sách khả thi và đánh giá năng lực vè mặt tổ chức đểthực hiện các chính sách này

b Mục tiêu đào tạo

Sinh viên chuyên ngành Chính sách công được trang bị khối kiến thứctoàn diện về Chính sách công Đồng thời cũng trang bị cho sinh viên nhữnggóc nhìn khác nhau về Chính sách công, Chính sách phát triển cũng như cáctác dộng, các mối quan hệ của nó đối với hiến pháp, kinh tế, văn hóa, xãhội…

c Vị trí công việc tương lai

Tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách công có thể làm việc tại các cơquan Quản lý nhà nước; cơ quan Hoạch định chính sách từ Trung ương đếnđịa phương; các trường đại học; Viện nghiên cứu và các tổ chức; doanhnghiệp trong và ngoài nước; các tập đoàn; tổng công ty nhà nước và các tổchức quốc tế

Trang 13

4 Phòng chính trị và công tác sinh viên:

4.1 Giới thiệu chung

Ngày 13 tháng 08 năm 2009 Giám đốc Học viện Chính sách và Pháttriển đã ký Quyết định số 384/QĐ-HVCS&PT về việc quy định về chứcnăng, nhiệm vụ của Phòng Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

4.2 Chức năng, nhiệm vụ:

4.2.1 Chức năng

Phòng Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên là đơn vị chức năngtrực thuộc Học viện Chính sách và Phát triển, tham mưu cho Ban Giám đốcHọc viện về công tác chính trị, tư tưởng và quản lý học sinh, sinh viên

4.2.2 Nhiệm vụ

a Nhiệm vụ quản lý học sinh, sinh viên:

- Tiến hành mọi thủ tục cần thiết cho việc tiếp nhận sinh viên mới trúngtuyển sau các kỳ thi trúng tuyển hàng năm

- Nghiên cứu, nắm vững và phân loại hồ sơ của sinh viên mới vào cho từngKhoa Xác minh, bổ sung kịp thời các hồ sơ chưa rõ ràng

- Căn cứ vào nguyện vọng của sinh viên, điểm thi đạt được và chỉ tiêu đàotạo các chuyên ngành, lập phương án phân bố học sinh cho các chuyênngành

- Kết hợp với các bộ phận chức năng tiến hành các công việc đầu khoá Tổchức kiểm tra và lập hồ sơ sức khoẻ cho sinh viên

- Nắm vững tình hình tư tưởng và những khó khăn của sinh viên, kịp thời đềxuất với các Trưởng Khoa

- Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ thông tin về sinh viên do các bộ mônbáo cáo; xây dựng các biểu mẫu thống kê thống nhất quản lý sinh viên trongtoàn Học viện

- Quản lý hồ sơ, kết quả học tập, đạo đức, sức khoẻ của sinh viên

Trang 14

- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để xét duyệt các chế độ chính sáchliên quan đến sinh viên

- Chủ động giải quyết đơn thư khiếu nại của sinh viên và của nhân dân cóliên quan đến sinh viên đang học tại Học viện

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật sinh viên theo đúng quy chế và chính sáchcủa Nhà nước

- Phối hợp với các bộ phận chức năng và bộ môn, đánh giá nhận xét họcsinh, sinh viên hàng năm và cuối khoá học

- Thực hiện đầy đủ các chính sách cho sinh viên về học bổng, học phí

- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo hoạt độngphong trào của học sinh, sinh viên

- Hướng dẫn sinh viên năm cuối làm thủ tục đăng ký tốt nghiệp

- Tổ chức lễ tốt nghiệp ra trường chosinh viên; tổ chức quản lý bằng và phátbằng cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp

b Nhiệm vụ quản lý ký túc xá:

- Quản lý, sắp xếp chỗ ở nội trú cho sinh viên và học viên thuộc các hệ đàotạo, các bậc học

- Xây dựng nội quy, quy chế và tổ chức quản lý kí túc xá

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt đời sống vật chất,tinh thần (ăn, ở, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao) cho sinh viên nội trú

- Phối hợp chặt chẽ với phòng Bảo vệ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Hội sinh viên của Học viện tổ chức tốt các hoạt động quần chúngnhằm đảm bảo trật tự an toàn, xây dựng và duy trì phong cách, nếp sốnglành mạnh, trong sạch trong khu kí túc xá, tích cực tham gia bài trừ tệ nạn xãhội

Trang 15

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Học viện thường xuyênkiểm tra chặt chẽ nhằm duy trì nếp sống sinh hoạt, vệ sinh môi trường, trật

tự trị an và an ninh chính trị trong và ngoài Học viện

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, điện, nước trong khu kí túc xá Lập kếhoạch tu sửa, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tiết kiệmđiện nước và chống xuống cấp khu kí túc xá

c Nhiệm vụ công tác tư tưởng

- Nắm chắc tình hình tư tưởng của Sinh viên trong Học viện, phản ánh kịpthời cho các Chi uỷ , động thời chủ động đề xuất những chủ trương, biệnpháp thích hợp nhằm giải quyết tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và nhữngvướng mắc của sinh viên

- Đề xuất với các Chi uỷ tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, học chính trịngoại khoá và giáo dục truyền thống cho Sinh viên có biện pháp uốn nắnnhững quan điểm lệch lạc và đẩy lùi tệ nạn xã hội

- Tham gia xây dựng chương trình giáo dục chính trị hướng về Đảng trongcán bộ và Sinh viên

d Nhiệm vụ công tác tuyên truyền

- Chủ trì tổ chức báo ảnh, panô, áp phích, khẩu hiệu, băng cờ, đèn trang trí,

âm thanh ánh sáng phục vụ các hoạt động phong trào trong Học viện

- Chủ trì tổ chức khánh tiết về nội dung và hình thức, các ngày lễ lớn trongnăm và các cuộc đón tiếp các đoàn khách của các đơn vị bạn, các cơ quancủa Tỉnh, Nhà nước và Quốc tế đến giao lưu,thăm quan, hợp tác với Họcviện

- Đề xuất biện pháp xây dựng phòng truyền thống của Học viện

e Nhiệm vụ công tác văn hoá, quần chúng

- Phối hợp với Công đoàn, phòng Bảo vệ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Hội sinh viên của Học viện và các Khoa, các Phòng tổ chức tốt các

Trang 16

hoạt động quần chúng, chủ trì tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nângcao trình độ văn, thể, mỹ cho sinh viên trong Học viện, xây dựng nếp sốngvăn hoá lành mạnh.

- Xây dựng phong trào văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao quần chúng

h Nhiệm vụ công tác bảo tồn truyền thống, triển lãm.

Chịu trách nhiệm lưu giữ tặng phẩm, vật kỷ niệm, lưu niệm, tranh ảnh, tàiliệu, băng hình, huân huy chương của Học viện

4.3 Cơ cấu tổ chức:

Hiện nay Phòng Chính trị và Công tác sinh viên có 5 cán bộ gồm: 01 trưởngphòng, 01 phó trưởng phòng, và 03 cán bộ

4.4 Cơ cấu nhân sự:

Cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình nhân sự hiện tại của đơn vịnhư: số lượng cán bộ, trình độ, lý lịch khoa học (nếu có)

II Thực trạng về chất lượng công tác quản lý sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển

1 Những khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là hoạt động mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải hỏi ít nhấtmột lần, nó là hoạt động gì và như thế nào? Quản lý do được tiếp cận trênnhững góc độ và khía cạnh khác nhau lên người ta đưa ra những khái niệmkhác nhau, dưới đây là một số khái niệm quản lý cơ bản:

Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thựchiện, hoàn thành những công việc được giao để họ làm những điều bổ ích,

có lợi Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: cấu tạothể chất, những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạtđộng (tích cực, tiêu cực)

Trang 17

Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết,phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền Biểuhiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối,kiểm tra, kiểm soát Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đôngnào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận

để đạt được mục đích đề ra

Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động ngườiđược hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và khôngngừng phát triển

Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cáchgián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực

1.2 Khái niệm quản lý sinh viên

Quản lý sinh viên là quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến conngười một cách gián tiếp và trực tiếp theo một quy trình có chủ đích đã đượcđặt ra của ban lãnh đạo nhà trường để nhằm đạt được những giá trị tích cựctrong học tập và cách sống trên cơ sở Sinh viên phải tuân thủ đầy đủ các quyđịnh của nhà trường và pháp luật một cách chủ động tự giác

Quản lý Sinh viên thì được thực hiện trên nhiều mặt như: quản lý họctập; quản lý thủ tục liên quan đến Sinh viên; quản lý đạo đức và quản lýtham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của Sinh viên

1 Tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên

Công tác quản lý sinh viên luôn là một trong những công cụ quan trọngnhất trong các trường đại học Và ngay từ đầu thành lập Ban lãnh đạo Họcviện Chính sách và Phát triển đã luôn đặt công tác quản lý Sinh viên lênhàng đầu vì công tác quản lý sinh viên là quản lý con người hơn nữa các emchính là tương lai của đất nước lên cần được quan tâm một cách đặc biệt

Trang 18

Nếu làm tốt công tác này nó chính là một động lực to lớn để tạo ra mộtmôi trường học tập lành mạnh cho các em Sinh viên đồng thời nó cũng nângcao được giá trị nhận thức và vai trò của các em trong quá trình học tập Thực hiện tốt công tác này Chính là thể hiện tốt được tinh thần tráchnhiệm của ban lãnh đạo nhà trường đối với học tập của Sinh viên

Thực hiện tốt công tác này cũng chính là hạn chế được những khó khăntrong công tác quản lý Sinh viên và những chi phí không cần thiết

Thực hiện tốt công tác này cũng chính là nâng cao thành tích của các emsinh viên cũng như nâng cao thành tích thi đua của Học viện và đạt đượcnhững mục tiêu mà học viện đề ra

2 Công tác quản lý sinh viên được thực hiện trên các mặt sau:

Học viện Chính sách và Phát triển là trường mới được quyết định thànhlập và đã tuyển sinh được hai khóa: 2009 - 2010; 2010 – 2011 với 600 Sinhviên được chia cho 15 lớp học của các khoa và tổ bộ môn

3.1 Công tác tiếp đón tân sinh viên bắt đầu nhập học

Đây là công việc khởi đầu nhưng đầy quan trọng cho việc học tập củacác em sau này cũng như việc lắm bắt các thông tin cơ bản của các Sinh viêntrong quá trình quản lý

Theo yêu cầu của nhà trường, các phòng ban cùng các khóa sắp xếp thờigian để tiếp đón các tân Sinh viên đã trúng tuyển kỳ thi đại học vừa qua, đểnhanh chóng giải quyết hồ sơ để cho các em nhập học và đối với các thí sinhsau khi biết tin trúng tuyển các em phải chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủtrong đó bao gồm các các giấy tờ căn bản như: học bạ (bản gốc và bản sao)giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chuyển nghĩa vụ quân sự, chứng minh thưnhân dân, giấy tạm trú tạm vắng…để lộp cho nhà trường thuận tiện trongquá trình quản lý, ở khóa I là có 250 hồ sơ nhập học, ở khóa II là 350 hồ sơnhập học

Trang 19

Trong quá trình nhập học các em được thông báo các thông tin cần thiết

có liên quan đến lớp học cũng lịch học

3.2 Công tác chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật và tuyên truyền

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chi ủy, Ban Giám đốc Học viện, sựphối hợp chặt chẽ của các Khoa, bộ môn, phòng, ban và các tổ chức đoànthể trong Học viện, Phòng CT&CTSV đã xác định công tác chính trị - tưtưởng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo ra sự chuyển biếntích cực trong nhận thức - tư tưởng và trong hành động cụ thể của từng sinhviên (SV) toàn Học viện

Lãnh đạo đơn vị đã xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp cụ thể, phâncông rõ ràng, phối hợp chặt chẽ để triển khai trong toàn Học viện nhằm thựchiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chính trị tư tưởng, giáo dục phápluật và tuyên truyền cho Sinh viên như:

- Học viện đã triển khai thực hiện tuần Sinh hoạt công dân năm học 2010 –

2011 cho các em sinh viên với nội dung phù hợp, có trao đổi, giải đáp thắcmắc và đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)

- Phát động các phong trào thi đua cho Sinh viên toàn học viện để lập thànhtích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với chủ đề “Vinh danh Nhàgiáo”: như phong trào văn nghệ, phong trào thể thao: như kéo co, đá bongchon nam Sinh viên, đánh cầu lông, cắm hoa nghệ thuật; các chủ để viết vềthầy cô để tôn vinh ngày nhà giáo Việt Nam

- Học viện còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quán triệt sinh viên thiđua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu lầnthứ XI của Đảng

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quán triệt Sinh viên tham gia cuộcbầu cử Quốc hội khoá XIII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ

2011 - 2016 đúng theo quy định của pháp luật Về vấn đề này thì nhà trường

Trang 20

đã tạo mọi điều kiện cho các em ở xa, khó khăn trong việc đi lại cụ thể là

175 em để được đi bỏ phiếu bầu cử thực hiện quyền công dân của mình bằngcách nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương sở tại đã tổ chức điểm

bỏ phiếu ngay tại trường để cho các em bỏ phiếu, đảm bảo sinh viên nàocũng được thực hiện quyền công dân của mình, kết quả là 100% Sinh viên -

cử tri đã đi bỏ phiếu

- Nhân dịp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch HồChí Minh (19/5/1890 - 19/5/2011): qua đó học viện đẩy mạnh thực hiệncuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chosinh viên toàn Học viện Công tác tư tưởng này được các bạn sinh viênhưởng ứng và tham gia nhiệt tình, kết quả đạt được là Phòng chính trị vàcông tác Sinh viên đã nhận được 120 bài viết của Sinh viên về “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Để môn học thêm thú vị cũng như gắn chặt lý luận với thực tiễn thì KhoaTriết học và Chính trị học, các phòng ban chức năng khác đã phối hợp vớinhau để:

+ Đưa sinh viên đi thực tế môn học tư tưởng Hồ Chí Minh tại Lăng chủ tịch

Hồ Chí Minh, khu di tích tại Phủ chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh

+ Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về danh nhân Hồ Chí Minh” - Hội thi là một

hoạt động thiết thực của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nhằmtưởng nhớ đến công lao trời Biển của Bác Hồ đối với dân tộc, đồng thời thựchiện mục tiêu đào tạo của Học viện Chính sách và Phát triển đó là gắn lýluận với thực tiễn, học đi đôi với hành Hội thi cũng là một hoạt động kỷniệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, năm thanhniên 2011 vì vậy chủ đề của Hội thi được đưa ra là: “Tuổi trẻ Học việnChính sách và Phát triển học tập và làm theo lời Bác”

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w