1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn huyện gia bình – tỉnh bắc ninh

52 527 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCHTW khoáVII khẳng định: “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tập hợp đoàn kết thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn Thanh niên

mà Bác Hồ luôn căn dặn phải thực hiện Người cho rằng: “Muốn củng cố và pháttriển thì Đoàn phải liên hệ rộng và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên” Trướcnhững yêu cầu thực tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hiện nay việc tập hợpđoàn kết thanh niên càng là một vấn đề hết sức cần thiết Tại Huyện Gia Bình – tỉnhBắc Ninh thì vấn đề thu hút, tập hợp đoàn kết đoàn viên thanh niên đã trở thanh mộtmắt xích trọng yếu trong việc xây dựng tổ chức Đoàn ngày một vững mạnh cả về sốlượng và chất lượng

Sau hai năm học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam(khoá 2008 - 2010), qua quá trình thực tập tại Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, tôi

đã nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu "Công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên trên địa bàn

Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh " Để hoàn thành chuyên đề, ngoài nỗ lực cố gắng

của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng uỷChính quyền, các ban ngành đoàn thể Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, các đồngchí cán bộ Huyện Gia Bình và các đồng chí Đoàn viên Thanh niên ở các cơ sởĐoàn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Học viện Thanh Thiếu niênViệt Nam Đặc biệt là Cô giáo Trần Thị Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn và giúp

đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Trong thời gian nghiên cứu không thật dài, nhưng tôi đã cố gắng hết sức đểhoàn thành một cách tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp Rất mong các thầy giáo, cô giáo

và bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn nữa

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên Nguyễn Toàn Thắng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC 3

PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

I- LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ 5

II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 6

III- KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7

IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI …… … …7

PHẦN B: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN I MỘT SỐ KHÁI NIỆM 9

1 Khái niệm về Thanh niên 9

2 Khái niệm về tập hợp Thanh niên 9

3 Khái niệm về đoàn kết Thanh niên 9

4 Khái niệm về tập hợp đoàn kết Thanh niên 9

5 Khái niệm phương thức 9

6 Khái niệm phương thức tập hợp đoàn kết Thanh niên 10

7 Khái niệm đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 10

II NHŨNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN / 10

1 Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Thanh niên và công tác Thanh niên 10

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp đoàn kết Thanh niên 13

3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên .17

III ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN 20

1 Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn 20

2 Các hoạt động của tổ chức đoàn đã làm được trưng tập hợp đoàn kết Thanh niên thời gian qua 21

CHƯƠNG II:

Trang 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN CỦA HUYỆN GIA BÌNH

– TỈNH BẮC NINH 23

I TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRI, XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH 23

1 Về vị trí địa lý 23

2 Về tình hình dân cư , ,, 23

3 Về kinh tế 23

4 Về chính trị 24

5 Về văn hoá xã hội 25

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH 27

1 Thực trạng công tác Đoàn - Hội - Đội 27

2 Các phơng thức đoàn kết, tập hợp thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH 31

3 Nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác tập hợp, đoàn kết Thanh niên và bài học kinh nghiệm 42

4 Kinh nghiệm 45

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 47

I NHŨNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẬP HỢP, ĐOÀN KẾT THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH 47

1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đoàn kết, tập hợp Thanh niên trong giai đoạn hiện nay 47

2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, đoàn kết Thanh niên ở Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh 48

II NHŨNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 50

1 Đối với các cấp uỷ Đảng 50

2 Đối với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể 50

3 Đối với các cấp bộ Đoàn 51

KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 5

PHẦN A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 - LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục bồi dưỡng Thanh niên, pháthuy vai trò làm chủ tiềm năng to lớn của Thanh niên, trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCHTW khoáVII khẳng định:

“ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI

có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn phụ thuộc vào lựclượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác Thanhniên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thànhbại của cách mạng"

(ĐCS Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII nhà xuấtbản chính trị quốc gia Hà Nội 1993 trang 82)

Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh quốc tế biến động phức tạp,trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển kinh

tế trí thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết

định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH, HĐH) Nhà nước

và xã hội cần tăng cường đầu tư chăm lo để lực lượng thanh niên phát triển, trưởngthành nhanh chóng và cống hiến nhiều nhất cho đất nước

Đoàn TNCS HỒ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên trongnhững năm qua bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tổ chức Đoàn đã thuhút tập hợp đoàn kết thanh niên và phát huy sức mạnh to lớn vai trò xung kích củathanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Trước những yêu cầu đổi mới cách mạng hiện nay nhiệm vụ tập hợp đoàn kếtthanh niên cần phải có nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng ở từngvùng, từng miền nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh niên

Trong những năm qua tổ chức đoàn kết trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh

Bắc Ninh đã có những chuyển biến rõ rệt về nội dung và hình thức sinh hoạt phùhợp với nhu cầu nguyện vọng ĐVTN Các cấp uỷ Đảng chính quyền đã có sự quan

Trang 6

tâm đến công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - TỉnhBắc Ninh.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếuniên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp bởi vì: Thanh niên đi làm ăn nhiều, ít tham

ra vào các hoạt động của Đoàn, hình thức sinh hoạt chưa được thường xuyên, độingũ cán bộ đoàn hội ít được đào tạo về kỹ năng và năng lực hoạt động, nên hoạtđộng Đoàn chưa đạt được hiệu quả cao

Để góp phần làm cho phong trào Đoàn thêm sôi động và phong phú nên tôichọn chuyên đề: "Tìm hiểu các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên trên địabàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh ", để nghiên cứu Trên cơ sở đó đề xuất một

số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác tập hợp đoàn kết thanh niêntrên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

III: KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA

ĐỀ TÀI

Trang 7

1 Khách thể nghiên cứu:

- Đoàn thanh mến trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

- Đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Đảng chính quyền cơ sở

2 Đối tượng nghiên cứu:

- Đoàn viên thanh niên từ 16 - 30 tuổi

- Công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - TỉnhBắc Ninh

3.Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

- Về thời gian: Từ năm 2006 đến nay

IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó chủ yếu là:

- Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu

- Gặp gỡ đối thoại với đoàn viên cơ sở

- Đọc báo cáo tổng kết các cấp bộ đoàn

- Phân tích số liệu tổng hợp đối chiếu so sánh

- Phương pháp lập bảng thống kê

2 Kết cấu của đề tài

Chuyên đề gồm các phần:

Phần A: Những vấn đề chung

Phần B: Nội dung cơ bản của chuyên đề

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tập hợp đoàn kết thanh niên.

Chương II: Thực trạng công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh.

Chương III: Giải pháp, kiến nghị, đề xuất.

KẾT LUẬN

Trang 8

PHẦN B NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC

TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1 Khái niệm về Thanh niên.

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi (Luật Thanhniên) Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sựphát triển của xã hội, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

Thanh niên là lực lượng trẻ, là tấm gương phản ánh xã hội hiện lại và thểhiện xu hướng phát triển của tương lai

2 Khái niệm về tập hợp Thanh niên.

Là sự tự nguyện của Thanh niên có mục đích, tổ chức rõ ràng nhằm đáp ứngnhu cầu , nguyện vọng của Tuổi trẻ

3 Khái niệm về đoàn kết Thanh niên.

Là sự tự nguyện và thống nhất trong tư tưởng và hành động Nó thể hiện ýchí vươn lên trong học lập, lao động và trong công tác của Thanh niên

4 Khái niệm về tập hợp đoàn kết Thanh niên.

Là việc quy tụ, liên kết đông đảo các tầng lớp Thanh niên không phân biệtgiai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, vùng miền, Thanh niên trong nướchay sống định cư ở nước ngoài thành một khối thống nhất do Đoàn làm nòng cốt,nhằm giáo dục, động viên và phát huy cao độ lực lượng Thanh niên trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc

5 Khái niệm phương thức.

Là cách thức, biện pháp, phương pháp, con đường để tiếp cận và thu hút lôicuốn Thanh niên

Trang 9

6 Khái niệm phương thức tập hợp đoàn kết Thanh niên.

Phương thức tập hợp đoàn kết Thanh niên là cách thức để một lực lượng xã

hội cuốn hút Thanh niên, tập hợp họ lại và giáo dục họ đi theo mục lý tưởng mụctiêu của mình

Phương thức bao gồm cả nội dung và hình thức, các phương tiện, phươngpháp, biện pháp Nó cũng bao gồm cả loại hình, tình hình thực tiễn và xu thế quyluật Do đó phương thức đoàn kết, tập hợp Thanh niên là hết sức đa dạng, phongphú Vấn đề tổng hợp lại và vận dụng một cách sáng tạo vào tong điều kiện, hoàncảnh cụ thể cho phù hợp

7 Khái niệm đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức Chính trị - xã hội củaThanh niên Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sánglập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những Thanh niên tiên tiến, phấn đấu vìmục tiêu, lý tưởng của Đảng là Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh

II NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN.

1 Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Thanh niên và công tác Thanh niên.

a Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng được tổ chức lại.

Luận điểm “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" là một trong các luậnđiểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử

Điều đáng chú ý là sức mạnh của quần chúng với tư cách là người sáng tạo

ra lịch sử, không thể là sức mạnh tự phát, mù quáng mà là sức mạnh tự giác và có tổchức Chính vì thế V.I Lênin đã nêu rất sớm khẩu hiệu: "Hãy tổ chức lại" Người

cho rằng khẩu hiệu đó "phải được thực hiện lập tức" bởi vì: "Nếu chúng ta tỏ ra

mạnh dạn, có sáng kiến trong việc thành lập những tổ chức mới thì chúng ta phải từ

bỏ những tham vọng rỗng tuếch muốn đóng vai trò đội tiên phong"

Trang 10

Do vậy, quán triệt luận điểm này phải nắm được cốt lõi của vấn đề là quần

chúng "được tổ chức lại" Nếu không "tổ chức lại" thì sức mạnh của số đông chỉ làsức mạnh tự phát, thiếu định hướng Và nếu không được tổ chức lại, không đượcđịnh hướng thì số đông chưa chắc đã tạo nên sức mạnh

b Phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ Thanh niên.

Khi bàn về Đoàn Thanh niên, V.I Lênin đã nêu được luận điểm "là ngườiCộng sản, tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ Thanh niên"

Bởi vì "phải từ ý chí hàng triệu, hàng chục triệu người sống lẻ loi, rời rạc,phân tán mà xây dựng nên một ý chí thống nhất." Đồng thời Người kửăng định

"Không có sự đoàn kết đó, không có tự giác kỷ luật đó thì sự nghiệp của chúng ta sẽkhông có hy vọng gì cả"

Quán triệt các luận điểm trên, phải nắm được yêu cầu mà Lênin đã chỉ ra chomọi người trong hoạt động thực tiễn là "phải tuyển mộ những chiến sĩ trẻ tuổi một

cách mạnh dạn hơn, rộng rãi hơn và nhanh chóng hơn vào hàng ngũ tất cả mọi loại

tổ chức của chúng ta Nhằm mục đích ấy, phải xây dựng hàng trăm tổ chức mớikhông một phút chậm trễ" Đồng thời, bằng "tổ chức" Thanh niên lại để "đoàn kết"Thanh niên Ngược lại lấy mục tiêu "Đoàn kết toàn thể thế hệ Thanh niên" để chỉđạo toàn thể quá trình tập hợp, tổ chức rộng rãi Thanh niên bằng "tất cả mọi loại tổchức", bằng "hằng trăm tổ chức mới" của chúng ta

c Khai thác khả năng tự tổ chức của quần chúng Thanh niên.

Thanh niên bao giờ cũng là một đối tượng quần chúng đặc thù mang trongmình tính đa dạng của "thế hệ đang lớn lên" Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thànhmỗi người Thanh niên tất yếu phải tham gia vào các nhóm dân cư xã hội khác nhau.Tập hợp đầu tiên mà họ gia nhập là tập hợp gia đình, họ hàng Sau đó tập hợp mangtính xã hội đầu tiên mà họ gia nhập là hệ thống giáo dục quốc dân và lao động xãhội (tập hợp này mang tính tất yếu để đảm bảo cho mỗi thành viên có thể tồn tại,phát triển trong cộng đồng xã hội) Và cuối cùng tùy thuộc theo mức độ trưởngthành mà họ tham gia vào các tổ chức xã hội với những cấp độ khác nhau như Hộinghề nghiệp, giới tính, Đội, Đoàn và Đảng

Trang 11

Ba hệ thống tập hợp phổ biến nói trên có sắc thái tập trung khác nhau Tậphợp gia đình, họ hàng trên cơ sở huyết thống, tập hợp giáo dục - lao động trên cơ sởchức phận xã hội Song chúng tác động lẫn nhau (vận động lồng ghép giữa các hệtập hợp), phản ánh tính phong phú, đa dạng trong tổ chức và sinh hoạt của cộngđồng Thanh niên Đặc biệt trong xã hội hiện đại khi gia đình nhiều thế hệ (Tứ đạiđồng đường) phân hoá thành gia đình hạt nhân (gia đình 2 thế hệ), khi phân cônglao động diễn ra ngày càng gay gắt, quá trình chuyên môn hoá ngày càng cao, nhucầu phát triển của Thanh niên ngày càng phong phú, đa dạng thì quá trình "tự tổchức lại" càng diễn ra đa dạng và phong phú Ngay từ đầu thế kỷ XX trong điềukiện nước Nga còn kém phát triển, V.I Lênin đã nêu nhận xét "hàng ngàn tổ chứcđang mọc lên khắp nơi không cần đến chúng ta, không có một cương lĩnh và mụctiêu nhất định nào cả mà chỉ do ảnh hưởng của lình hình".

Trước sự phong phú, đa dạng về khả năng "tổ chức lại" của quần chúng,Lênin đã khuyên mọi cán bộ tổ chức thực tiễn rằng: "Hãy mở rộng phạm vi củanhững hoạt động đa dạng nhất của những nhóm, tổ hết sức khác nhau, đồng thờinhớ rằng ngoài những lời khuyên nhủ ấy, những yêu cầu bức thiết của bản thân tiếntrình các sự kiện cách mạng sẽ đảm bảo tính chất đúng đắn của con đường mà họđi"

d Đề phòng và khắc phục căn bệnh bảo thủ trong tổ chức tập hợp Thanh niên:

Về vấn đề này, trong tác phẩm "Nhiệm vụ mới và lực lượng mới" Lênin đãphản ánh rằng: "Nếu chúng ta dừng lại một cách bất lực trước những giới hạn, hìnhthức và khuôn khổ đạt tới của các Ban chấp hành, các nhóm, các hội nghị và các tổthì như vậy chúng ta sẽ chứng minh sự vụng về của chúng ta" Đồng thời, Lênincũng vạch ra phương hướng hành động đúng đắn cho những cán bộ hoạt động lònglĩnh vực tổ chức thực tiễn: "Điều cần thiết là phải đề ra cho mình nhiệm vụ thiết lập

và củng cố những quan hệ trực tiếp với thật nhiều tổ ấy, lấy khối chi thức và kinhnghiệm của mình mà giáo dục họ, cổ vũ họ bằng sáng kiến cách mạng của mình"

Và nếu "những cán bộ tổ chức" nào không làm được như thế thì tốt hơn hết lên rút

Trang 12

lui để dọn chỗ cho lực lượng trẻ mà nghị lực của lực lượng này thì thừa đủ để bùđắp cho cái thói thủ cựu thông thường đã đợc học thuộc lòng.

"Thói thủ cựu đã được học thuộc lòng" mà Lênin phê phán nói trên chính làcăn bệnh thiếu tin tưởng vào quần chúng, thiếu tin tưởng vào "lực lượng trẻ".Những cán bộ này thường than phiền rằng "người thì đầy rẫy mà chúng ta lại thiếuThanh niên"

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp đoàn kết Thanh niên

Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn của dân tộc và của thời đại, một trongnhững di sản tinh thần vô giá mà Người để lại cho chúng ta là những tư tưởng vềchiến lược giáo dục, đào tạo, tổ chức phát huy vai trò to lớn của Thanh niên vì sự :nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người

Về vấn đề đoàn kết, tập hợp Thanh niên, Người đã đa ra những quan điểmsau:

a Thanh niên phải được tổ chức lại, Đoàn Thanh niên Cộng sản là lực lượng hậu bị của Đảng.

Trên cơ sở phơng pháp luận Mác - xít và vốn hiểu biết thực tiễn phong phú,

Hồ Chí Minh phái hiện thấy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranhcách mạng và xây dựng xã hội mới Người hiểu tuổi trẻ liêu biểu cho sức sống, sức

phái triển của một dân tộc, là lực lượng xã hội đông đảo, trẻ, khoẻ, hăng hái, nhạy cảm với cái mới, giàu ước mơ, nghị lực, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao đẹp Do

vậy Thanh niên có vị thế đi đầu trong mọi lĩnh vực, trở thành động lực chủ yếu củacách mạng

Trong tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" xuất bản năm 1929, Hồ ChíMinh kêu gọi: "Đông Dương đáng thương hại? Ngời sẽ chết mất nếu đám Thanhniên già nua của Ngươi không sớm hồi sinh" Có nghĩa là muốn thức tỉnh dân tộcViệt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản thì trước hết phải "thức tỉnh" Thanhniên, giác ngộ cách mạng cho Thanh niên và từ "thức tỉnh" Thanh niên để "thứctỉnh dân tộc"

Hồ Chí Minh cho rằng tiềm năng của thế hệ trẻ vô cùng to lớn nhưng để thựchiện hoá các tiềm năng đó trước hết cần tập hợp họ lại trong một tổ choc cách

Trang 13

mạng Người chỉ rõ hại nhân để đoàn kết, tập hợp Thanh niên, đồng thời Người trựctiếp tổ chức giáo dục, vận động Thanh niên phải là Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Với sự chuẩn bị tích cực về cơ sở lý luận và tổ chức của Hồ Chí Minh và các

vị tiền bối cách mạng chỉ sau một năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,ngày 26/03/1931 Đoàn Thanh niên Cộng sản được thành lập Về chức năng, nhiệm

vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đoàn Thanh niên là cánh tay đắc lực và đội dự

bị tin cậy của Đảng, là người phụ trách, dìu dắt các cháu Nhi đồng"

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn Thanh niên cần ường xuyên quan lâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh cả về số lượng và chất l-ượng Người nêu rõ: "Tổ chức của Đoàn phải rộng hơn Đảng", phải được tổ chứcchặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở Phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có

th-đủ phẩm chất và năng lực vì: "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốthay kém" Đoàn muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo Thanh niên thì "về phần

mình Đoàn phải nghiên cứu và tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để

đoàn kết và tổ chức Thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc Muốn Đoàn củng

cố và phát triển thì tất cả Đoàn viên đều phải gương mẫu, phải giữ vững đạo đứccách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm, tránh tư tưởng kiêu ngạo, côngthần tự tư tự lợi, phải xung phong trong mọi công tác, phải cố gắng học tập chínhtrị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành ngời cán bộ lết, Đảngviên tốt"

b Mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp Thanh niên.

Hồ Chí Minh đề cao vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản trong việc tổchức, đoàn kết, tập hợp, giáo dục Thanh niên; đồng thời Người chủ trương tập hợplớp trẻ bằng nhiều tổ chức đa dạng nhằm lôi cuốn, thu hút đông đảo Thanh niênthuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội tham gia hoạt động chính trị -

xã hội, thông qua đó để Thanh niên được giác ngộ, được giáo dục, được cống hiến

và trưởng thành Mặt khác, thông qua các tổ choc này Đảng nắm được lực lượngThanh niên và phát huy vai trò Thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, chống lại

âm mu của các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại phong trào Thanh niên, đẩyThanh niên xa rời Đảng, xa rời cách mạng Năm 1956 Hồ Chí Minh chủ trương

Trang 14

thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với nhiệm vụ động viên tất cả mọitầng lớp Thanh niên hăng hái tham gia phong trào tòng quân giết giặc, đánh dukích, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Theo yêu cầu của cuộc kháng chiến,

Hồ Chí Minh chủ trương thành lập các đơn vị Thanh niên xung phong với nhiệm vụ

"xung phong mọi việc, bất kỳ việc khó dễ và phục vụ cho đến kháng chiến thànhcông".Người khẳng định: "Đó là một trường đào tạo Thanh niên bằng những côngviệc thiết thực" Trong việc tập hợp thanh niên, Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnhtầm quan trọng của việc xây dựng mối đoàn kết rộng rãi, vững chắc, đoàn kết trongnội bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản, giữa Đoàn với tổ chức Hội Liên hiệp Thanhniên, đoàn kết giữa các tầng lớp Thanh niên với nhau, giữa các miền, các địaphương không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, trình độ, giới tính, thành phần xuấtthân, sống ở trong nước hay ngoài nước Bởi đoàn kết là sức mạnh, là then chốt củamọi thành công "có tài mà không biết đoàn kết thì cũng không thành công"

Hồ Chí Minh phân định rõ ràng vai trò chính trị của Đoàn Thanh niên Cộngsản với mặt trận đoàn kết tập hợp rộng rãi Thanh niên của Hội Liên hiệp Thanhniên Việt Nam Người chỉ rõ Đoàn Thanh niên Cộng sản phải là hạt nhân chính trịcủa mặt trận đoàn kết, tập hợp Thanh niên Đoàn viên phải "đầu tàu, gương mẫucuốn hút, hướng dẫn đông đảo Thanh niên làm theo" Người yêu cầu Đoàn "phảithật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị em trong Hội Liên hiệp Thanh niên ViệtNam" và "mỗi Đoàn viên thực sự phụ trách gần gũi và giúp đỡ một bạn ngoài Đoàncùng tiến bộ thì Đoàn sẽ phát triển vững chắc và nhanh chóng hơn nữa '

c Tập hợp đoàn kết Thanh niên thông qua việc tổ chức các phong trào cách mạng.

Người nhắc nhở Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam: "Nhiệm vụ của các bạn là phải tìm mọi cách để gây dựng một phong tràoThanh niên to lớn và mạnh mẽ", "Thanh niên có nhiều sáng kiến hay, gây nhữngphong trào có ích và lúc đầu rất sôi nổi Như thế là rất tốt"

Phong trào hành động cách mạng bao giờ cũng mang tính định hướng và nảysinh từ thực tế cuộc sống Chính những nhu cầu này là động lực cuốn hút quầnchúng tham gia tạo lên sức mạnh cho phong trào và ngợc lại, phong trào lại là nới

Trang 15

đoàn kết, tập hợp, giáo dục, đào tạo, rèn luyện để quần chúng trưởng thành Hồ ChíMinh chủ trơng tập hợp, đoàn kết Thanh niên thông qua phong trào hành động cáchmạng là nhằm tạo cho tuổi trẻ cơ hội phát huy mọi tiềm năng đang ẩn chứa bêntrong thành hành động, làm nên những điều kỳ diệu, đồng thời phong trào cáchmạng tự bản thân nó có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với Thanh niên Người viết:giáo dục Thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộcđấu tranh của xã hội" Thông qua hành động cách mạng, Thanh niên không những

có điều kiện để cống hiến, để khẳng định mình, mà còn là môi trường rèn luyệnhình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người, bởi đạo đức cách mạng khôngphải từ trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà pháttriển, củng cố cũng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Những luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết, tập hợp Thanh niênđược thể hiện sinh động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.Theo tư tưởng của Người , Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời đến nay luônquan tâm đến nhiệm vụ lãnh đạo công tác Thanh niên, chăm lo dìu dắt, xây dựngĐoàn Thanh niên Cộng sản, tạo điều kiện cho các tổ choc Thanh niên hoạt động, cổ

vũ phong trào hành động cách mạng của Thanh niên Chính vi lẽ đó Đảng đã cuốnhút đợc tuyệt đại bộ phận Thanh niên hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng

do Đảng lãnh đạo Biết bao thế hệ Thanh niên Việt Nam đã dâng hiến cả sức lực, trítuệ, và cả tuổi xuân của mình, đi đầu trong mọi nhiệm vụ, góp phần to lớn vàothắng lợi của cách mạng Tháng Tám (1945), của cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, tập hợp Thanh niên có giá trì vô cùng tolớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam Tư tưởng của Người tiếp tục soi sáng cho sựnghiệp đổi mới đất nước, cho phong trào và công tác Thanh niên hiện tại và trongtương lai

3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn quantâm đến công tác tập hợp đoàn kết đông đảo tầng lớp Thanh niên xung quanh ngọn

Trang 16

cờ lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất Tổquốc và xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội Những dấu mốc trong lịch sử ViệtNam cho ta thấy rõ điều đó Tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam cũng mang tên

"Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội", Đoàn Thanh niên Cộng sản ĐôngDương cũng do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (26-03-1931) Tiếp sau đó

là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15-l0-1956) và Hội Sinh viên Việt Nam

Chính vì thế đã hình thành lớp lớp thế hệ Thanh niên cách mạng góp phần tolớn vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Các thế hệ Thanh niên thời đại

Hồ Chí Minh với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "đâu cần Thanhniên có, việc gì khó có Thanh niên" kế tiếp nhau kiên cường đấu tranh, anh dũngchiến đấu, lao động và cống hiến quên mình, góp phần xứng đáng để có một nướcViệt Nam như ngày hôm nay

Phát huy những tinh thần đó, ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo về

Tổ quốc, Đảng luôn coi trọng xây dựng lực lợng Thanh niên, ngang lầm với thời kỳđổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc Coi Thanh niên là lực lượng

đi đầu trong việc chống nghèo nàn, lạc hậu ở đất nước, chung sức chung lòng cùngtoàn Đảng, toàn dân xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội để nhân dân được tự do,

ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Chính vì vậy mà Đảng

đã coi con người mới, thế hệ mới gắn bó tha thiết với độc lập dân lộc và Chủ nghĩa

xã hội, có ý chí kiên cường trong việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội màtrước mắt là sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Một thế hệ trẻ biếtgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

Nghị quyết 04 về công tác Thanh niên trong thời kỳ đổi mới của Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá VIII đã đánh giá lổng quái về Thanh niên ngày naynhư sau: "Thanh niên hiện nay là lực lượng đông đảo kế thừa tinh hoa truyền thốngcủa dân tộc, mở rộng và giao lưu quốc tế Thanh niên ngày nay có mặt mạnh cơ bản

là học vấn cao hơn trớc, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, có khát vọng nhanhchóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu Thanh niên đồng tình ủng hộ vàhăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới và xây dựng tổ quốc"

Trang 17

Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đặt vấn đề thu hút Thanh niên bằng nhiềuhình thức, loại hình lổ chức sinh hoạt khác nhau, theo đối tượng nghề nghiệp, nhucầu sở thích để làm những việc có ích cho xã hội và cho tuổi trẻ, chú ý những đặcđiểm của Thanh niên nữ, Thanh niên dân tộc, Thanh niên tôn giáo, Thanh niên quânđội, Thanh niên học sinh, Thanh niên các vùng khác nhau của đất nước Do đó tổchức Đoàn phải là trường học của Thanh niên, giác ngộ Thanh niên đi theo conđường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (KhoáVII) khi bàn về công tác Thanh niên cũng nhấn mạnh: "Sự nghiệp đổi mới có thànhcông hay không, Đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng với cộng đồngthế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững chắc đi theo con đường xã hộichủ nghĩa hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng Thanh niên, vào việc bồidưỡng rèn luyện thế hệ Thanh niên Công tác Thanh niên là vấn đề sống còn củadân tộc, là một trong những nhân tố quyết định đem lại sự thành bại của cáchmạng"

Trong báo cáo chính trị của Đại hội Đoàn loàn quốc lần thứ VII đã phân tích

rõ cách mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương của công tác Đoàn tronggiai đoạn mới đó là: Nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn, đổi mới nội dung, hình thứchoại động lạo dựng mô hình mới của Đoàn phù hợp với cơ chế, đặc điểm và điềukiện mới nhằm thu hút tập hợp đoàn kết Thanh niên, phấn đấu vì Tổ quốc Việt Namvăn minh, giàu mạnh

Đảng còn đang ra quan điểm: "Xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức làm hạt nhân nòng cốtcủa phong trào Thanh niên, của mặt trận rộng rãi đoàn kết tập hợp Thanh niên vàlàm lực lượng kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, củadân lộc" Quan điểm này được thực hiện xuyên suốt lrong quá trình cách mạng ViệtNam dưới sự lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên trong những điều kiện mới, bên cạnhnhững thuận lợi, những thời cơ, cách mạng nước ta cũng đứng trước nguy cơ (tụt

hậu về kinh tế, chệch hướng XHCN, diễn biến hoà bình, tham nhũng ) Do vậy

quan điểm nêu trên mang tính nguyên tắc, có nghĩa là không thể đánh đồng vai trò

Trang 18

của tổ chức Đoàn với các tổ chức khác của Thanh niên (Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam) Mọi yêu cầu đòi tách Hội ra khỏi Đoàn nhưmột tổ choc độc lập tuyệt đối, bình đẳng với nhau về mọi phương diện là hết sức xa

lạ với quan điểm của Đảng, là mưu toan lôi kéo Thanh niên đi theo hướng tiêu cựcphản tiến bộ

Công tác Thanh niên nói chung và công tác đoàn kết lập hợp Thanh niên nóiriêng là nhiệm vụ của toàn xã hội Các chủ thể xã hội, gia đình và nhà trường, ĐoànThanh niên, các Hội của Thanh niên, Đảng chính quyền, các đoàn thể nhân dân,cộng đồng dân c đều phải tiến hành công tác Thanh niên theo vị trí, vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của mình Ở đây quan niệm về công tác Thanh niên được hiểu rộnghơn trước Nếu công tác Thanh vận chỉ dừng lại ở việc vận động, thuyết phục, đoànkết, tập hợp Thanh niên thì công tác Thanh niên chỉ là sự tác động tổng hợp, đồng

bộ cùng chiều của các chủ thể xã hội lới các đối lượng Thanh Thiếu niên khác nhau,xuyên suốt trong các khâu: Chăm sóc, đào lạo, bồi dỡng, phát huy và phát triển lựclượng Thanh niên nói chung và mỗi con người trẻ nói riêng Chính vì thế: "Côngtác Thanh niên chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồnlực con người ở nước ta", "là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân

tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam" (Nghị quyết trung ương 4khoá VII)

Bằng niềm tin khoa học và thực tiễn, dựa trên nền tảng truyền thống hàohùng của dân tộc và thực liễn sinh động của cách mạng, chúng ta có thể khẳng địnhrằng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng Cộng sản Việt

Nam khởi sướng và lãnh đạo nhằm thực hiện mục liêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ thành công là hiện thực không xa Lực lượng xung

kích trong giai đoạn đó không ai khác chính là thế hệ trẻ chúng ta hôm nay, chúng

ta phải cố gắng hết sức để không phụ lòng tin yêu của Đảng và Bác Hồ kính yêu

III ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN.

1 Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn.

a Vị trí.

Trang 19

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống Chínhtrị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hộichủ nghĩa Việt Nam Trong hệ thống này, Đảng là ngời lãnh đạo, Đoàn là một trongcác lổ chức thành viên.

b Vai trò.

Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự

bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị củaĐảng

Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đoàn phốihợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục,đào tạo và bảo vệ Thanh Thiếu nhi

Đối với các tổ chức xã hội Thanh niên và phong trào Thanh niên: Đoàn giữvai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của HộiLiên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thànhviên khác củaHội

Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là ngườiphụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng lổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo bồi dưỡngcán bộ làm công tác Thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạtđộng của Đội

2 Các hoạt động của tổ chức đoàn đã làm được trong tập hợp đoàn kết Thanh niên thời gian qua.

a Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và nguyện vọng của Thanh niên trên địa bàn

Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh.

Thanh niên Huyện Gia Bình ngày nay có những đặc điểm xu thế phát triểnkhác hơn trước, với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đại chúng, sự nhận thứccủa Thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, Thanh niên quan tâm và hiểunhiều hơn về kinh tế - văn hoá - xã hội Nhu cầu của Thanh niên ngày một cao hơn,sống thực tế hơn và quan tâm nhiều đến lợi ích vật chất Nhu cầu bức xúc củaThanh niên là có công ăn việc làm, có thu nhập, làm giàu chính đáng Nhu cầu được

Trang 20

học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật để đáp ứng và phát triển sản xuất, nhu cầu giao

lu văn hoá thể thao, phát huy tài năng, khẳng định mình, họ luôn đặt niềm tin vào

sự lãnh đạo của Đảng, tin vào đường lối phát triển của Đất nước Tuy nhiên một bộphận nhỏ Thanh niên còn có những mặt hạn chế, đặc biệt là ở vùng nông thôn, trình

độ học vấn của Thanh niên còn thấp, còn mang tư tưởng lạc hậu, thiếu ý chí, còntrông chờ, ỷ lại một bộ phận Thanh niên nhận thức kém, chạy theo lối sống khônglành mạnh, ăn chơi, đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ, sa vào các tệ nạn xãhội, sống không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Với tình hình trên,

tổ chức Đoàn cần năng động để định hướng giáo dục Thanh niên một cách có hiệuquả

b Một số phơng thức đoàn kết, tập hợp Thanh niên của tổ chức Đoàn trong những năm gần đây.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đoàn kết, tập hợp Thanh niên trongnhững năm gần đây, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Huyện Gia Bình -Tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều lỗ lực trong công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên nhằm

tổ chức, động viên, tuyên truyền, giáo dục Thanh niên tích cực, chủ động học tập,hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh thực hiện cácchương trình hành động thông qua các phong trào lớn: "Thanh niên thi đua học tập

đi đầu xây dựng xã hội học tập", "Thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sánglạo", Phong trào "Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng ", Phong trào

"Xung kích bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xãhội"- Công tác tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúngđược duy trì thường xuyên, liên tục, mô hình tập hợp Thanh niên thông qua việcxây dựng tổ chức Đoàn – Hội vững mạnh, thông qua các cuộc vận động, các cuộcthi, các hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, hoạt động tình nguyện vàcác mô hình câu lạc bộ: Câu lạc bộ múa xoè, câu lạc bộ gia đình trẻ ,đặc biệt là sự

ra đời của Câu lạc bộ Thanh niên (tháng 1 l/2007) đã thu được những kết quả đáng

kể, thu hút được đông đảo Thanh niên tham gia Tuy nhiên các nội dung sinh hoạtvẫn còn nghèo nàn về hình thức, chưa phong phú về nội dung dẫn đến sự nhàmchán trong Thanh niên Thực tế này đòi hỏi tổ chức Đoàn cần phải có sự thay đổi

Trang 21

mới cả về nội dung lẫn hình thức sinh hoạt nhằm nâng cao chất lợng của công táctập hợp đoàn kết Thanh niên.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH

I TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH

-1 Về vị trí địa lý:

Gia Bình là huyện thành lập mới của tỉnh Bắc Ninh được tách ra trên cơ sở

13 xã thuộc huyện Gia Lương Phía Bắc giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyệnLương Tài , phía Tây giáp huyện Thuận Thành và phía Đông giáp tỉnh HảiDương.Tốc độ phát triển kinh tế tăng bình quân 8%/năm, kinh tế - xã hội và đờisống nhân dân ở mức trung bình so với cả nước Cơ cấu kinh tế gồm nông nghiệp,công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông nghiệp chiếm vị tríchủ đạo

Diện tích: 107,53km2

 Dân số 100,3 nghìn người

 Đơn vị hành chính: 13 xã

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8%/năm

 Bình quân lương thực đầu người: 513 kg/người/năm

2 Về phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có

Nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, huyện Gia Bình là vùng trọng điểm lúa,được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, tiềm năng cho ngành nông nghiệp phát triểnphong phú và đa dạng Tổng diện tích đất tự nhiên là 107.53km2, trong đó diện tíchđất canh tác là 5.889 ha ( Chiếm gần 55%), diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 455 ha (chiếm 4,2%) Khí hậu gió mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, lắm nắng, nhiều mưa

Trang 22

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 oC Lượng mưa bình quân 1.500mm/năm,tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8.

Từ những tiềm năng sẵn có, trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạocủa các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, cùng với những nỗ lực phấn đấu tíchcực tham gia sản xuất của người dân, ngành nông nghiệp Gia Bình phát triển khátoàn diện và trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của huyện Giá trịsản xuất nông nghiệp năm 2001 đạt 204,246 tỷ đồng, chiếm trên 80% GDP Cơ cấungành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, sản lượng cây trồng,vật nuôi nhằm đảm bảo cho sự ổn định lương thực - thực phẩm, tăng sản phẩm cógiá trị kinh tế cao Trong đó:

Về trồng trọt, cây lúa vẫn là cây lương thực chủ đạo phát triển cùng các loạicây màu như đậu tương, dưa? Thành tựi nổibật nhất trong 6 năm qua (1996 ? 2001)

là giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác tăng gấp 1,5 lân; năng suất lúa tăng gần50%, tổng sản lượng lương thực tăng 42%, bình quân lương thực đầu người tăng44% Ngoài ra, một số cây lương thực và công nghiệp ngắn ngày cùng đạt đượcnăng suất cao như: ngô 25 tạ/ ha, đậu tương 14,9 tạ/ha, lạc 16 tạ/ha, hành tỏi 83tạ/ha?

Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ trọng chănnuội năm 2001 chiếm 30,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Chương trình Sindhoá đàn bò, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi trâu bò kết hợp sức kéo và lấy thịt; chănnuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp; môt hình trồng cây, nuôi cá,chăn nuôi (VAC) được mở rộng ở các xã Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Xuân Lai, BìnhDương đã góp phần tăng thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nôngthôn

Về thuỷ sản, đây là lĩnh vực đang ngày càng phát triển Diện tích nuôi thả cánăm 2001 đạt 44 ha Sản lượng cá thiệt toàn huyện đạt 1.600 tấn, tăng 800 tấn sovới năm 1996 Hiện chương trình nuôi cá chim trắng và tôm càng xanh đang là thếmạnh của huyện và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao Năm 2001 đã có 10hađồng trũng dành cho nuôi trồng những loại thuỷ sản này

Trang 23

3 Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010

Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phát huy những tiềm năng sẵn có, từngbước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, xâydựng cơ bản và dịch vụ, giảm tỷ trong nông nghiệp Huyện Gia Bình đã đề ra một

số định hướng phát triển kinh tế - xã hội cơ bản sau:

Về nông nghiệp, trên cơ sở bảo đảm an toàn, vững chắc về lương thực - thựcphẩm, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá và từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá Tăngdiện tích nuôi thả cá, khai thác thế mạnh đất bãi vên đê, đẩy nhanh phát triển chănnuôi đại gia súc Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp, coitrọng khâu thuỷ lợi và giống; nhất là giống lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, cơ cấu mùa vụ, sản xuất giống lúa nguyên chủng tại đại phương Làm tốt côngtác khuyến nông, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị dịch vụ sản xu ấtnông nghiệp Phấn đấu hình thành các vùng chuyên canh lúa, màu và nuôi trồ ngthuỷ sản ở các xã Nhân Thắng, Bình Dương, Xuân Lai, Quỳnh Phú hay thâm canhlứa có năng suất cao dành cho xuất khẩu ở Vạn Ninh, Cao Đức, Thái Bảo, Đại Lai

và Giang Sơn

Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, củng cố và pháttriển tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục khai thác tốt thế mạnh để phát triển sản xuất cácmặt hàng thế mạnh như đúc đồng, đúc nhôm, mây tre đan, thêu ren, chế biến lươngthực, thực phẩm, sản xuất gạch chỉ và khai thác cát ven sông phục vụ xây dựng

Ngoài ra, huyện Gia Bình còn có kế hoạch tăng cường xây dựng kết cấu hạtầng, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, phát triển văn hoá -

xã hội, xây dựng chiến lược con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá

4 Về chính trị.

Hoà cùng năm tháng, với bao diễn biến theo dòng lịch sử trên mảnh đất GiaBình thì lịch sử đấu tranh và truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân

Trang 24

huyện Gia Bình là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử hàng nhìn năm hìnhthành và phát triển của dân tộc nhưng với huyện Gia Bình đó là một chặng đườngmang đầy lầm vóc và ý nghĩa lớn lao.

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ( 3/2/1930) đường lối lãnh đạo của

Đảng đã soi đường chỉ lối, giúp nhân dân huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh vùng lên

lự giải phóng, làm cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi, chặt đứt xiềng xích của chế

độ thực dân phong kiến Nhân dân huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh trở thành nhữngchủ nhân thực sự trên mảnh đất của mình

Từ năm 1945 - 1954, huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh cùng nhân dân cả nướcthực hiện tốt công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền, góp phần vào thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Từ năm 1954 - 1 975 , là thời gian vừa liến hành hàn gắn vết thương chiếntranh, vừa khôi phục kinh tế, phát động nhân dân thực hiện cải cách ruộng đất, hănghái đi vào làm ăn tập thể, đẩy mạnh cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất và khoahọc kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội

Giai đoạn 1975 - nay, huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh cùng cả nước bướcsang thực hiện chiến lược cách mạng mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc

Trong những năm gần đây Đảng Uỷ, UBND huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninhrất quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, phối kết hợp vớicác ban ngành đoàn thể trong toàn bộ Huyện lập kế hoạch phòng thủ tác chiến, sẵnsàng chiến đấu trong bất kỳ tình huống nào xảy ra Ngoài ra, mỗi năm Đoàn Thanhniên phối kết hợp lết với Hội đồng nghĩa vụ Quân sự Huyện , tổ chức vận độngThanh niên lên đờng làm nghĩa vụ quân sự Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế xãhội cũng luôn được xã quan tâm Hệ thống điện, đường, trường, trạm trong toànHuyện kể cả ở nông thôn cũng luôn khang trang sạch đẹp, nhiều nhà cao tầng mọclên, nhiều phương tiện đi lại phục vụ tết nhu cầu giao thông của nhân dân Công tácxây dựng Đảng, chính quyền đoàn thể cũng đã được chú trọng và từng bước chuyểnhoá

Trang 25

Tình hình chính trị, an ninh trật tự đợc đảm bảo, những năm gán đây lựclượng dân quân tự vệ luôn được huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chính quêhvơng mình, góp phần vào việc giữ gìn trật tự an ninh chung của cả nước.

5 Về văn hoá xã hội.

Chỉ đạo các ngành chuyên môn bám sát các nhiệm vụ tập trung tuyên truyềntheo lừng chủ đề tư tưởng nhằm phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước vàđịa phương cụ thể Đài phát thanh huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh đã biên lập vàphát sóng được 262 Chương trình phát thanh, với 3.216 tin bài, duy trì thườngxuyên 10 chuyên mục

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng ở các xã, thị trấn được quan

tâm chỉ đạo và phát triển từ cơ sở Đặc biệt "Liên hoan tiếng hát Người Gia Bình

biết ơn Bác “ được duy trì và phát triển cả về quy mô, nội dung, chất lượng.

Công tác làng văn hoá, Gia đình văn hoá, Công sở văn hoá tiếp tục được chỉđạo Năm 2008 đã xét công nhận 45 làng văn hoá, tăng 4 làng so với năm 2007,trong đó có 2 thôn đạt danh hiệu làng văn hoá 3 năm liên tục, 22.001 gia đình đượccông nhận gia đình văn hoá đạt 8 1 ,6% tổng số hộ

Các hoại động TDTT được duy trì, đến nay toàn Huyện có 21 Câu lạc bộTDTT, thu hút được 22,5% nhân dân tham gia tập luyện, các giải thể thao phongtrào được tổ chức nhân các ngày kỷ niệm, lễ tết của địa phương và của dân tộc

Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động văn hoá, thông tin thể thao, lễ hội được chú ý

-Những năm gần đây được sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền địa phương,trong đó có Đoàn thanh niên đã tích cực vận động, tuyên truyền những đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước tới từng đối tượng nhân dân, do vậy mỗi ngườiđều xác định đợc chí hướng làm ăn sinh sống trên chính mảnh đất của mình Đặcbiệt là từ khi có trương trình thực hiện cuộc vận động " Toàn dân xây dựng đờisống văn hoá ở khu dân cư", trong những năm qua BCH Đoàn Huyện đã thườngxuyên làm tết công tác vận động đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng làng vănhoá, làm tết công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh tại một số thôn,

Trang 26

phối hợp với Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em vận động nhân dân tiêm chủng chotrẻ em theo định kỳ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tốt.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo có bước tiến mới và đạt được những thành tíchquan trọng, số trường lớp lăng nhanh, chất lượng giáo dục từng bước được nânglên Đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng cường, cơ sở vật chất được quantâm, đến nay cơ bản đã xoá được phưòng học tạm Công tác xã hội hoá giáo dụcđược đẩy mạnh hơn

Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường, đã chỉ đạo ngành y tế thực hiệntốt các chương trình mục liêu y tế quốc gia, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địabàn, đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở 205/217 cơ

sở, trong đó có 117 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đã xử lý 7 cơ sở theo quy định;Đồng thời kiểm tra 1 2 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có 2 cơ sở không

có giấy phép, xử lý một số sai phạm và hướng dẫn các cá nhân hành nghề y dược tưnhân thực hiện đúng các quy định của ngành

Tỷ lệ trẻ en dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 18,9% so với cùng kỳ năm 2007giảm 1,4%

Công lác khám chữa bệnh mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cả 2 tuyến

đã phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH

1 Thực trạng công tác Đoàn - Hội - Đội:

1.1 Tình hình thanh niên Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh:

Huyện Gia Bình có 37 Đoàn cơ sở và trực thuộc với 32.897 thanh niên trong

độ tuổi, số thanh niên tập hợp được trong tổ chức là 16.652 đạt 5 1,20%, trong đóđoàn viên là 4.764 đồng chí

* Thuận lợi:

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, sự tạo điều

kiện của các cấp chính quyền, thanh niên Huyện Gia Bình ngày càng tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng, sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởixướng và lãnh đạo Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phần lớn thanh niên đã

Ngày đăng: 30/12/2015, 12:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w