Mục đích của đề tài khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực và đề ra công nghệ xử lý ô nhiễm cho nhà máy sản xuất xi măng Hòn Chông nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường của nhà máy. Góp phần phát triển bền vững đất nước
Trang 1MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU 7
1.1 Tính cần thiết của đề tài 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 7
1.3 Nội dung nghiên cứu chính 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu chính 7
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 8
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8
Chương 2: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY ĐANG THỰC HIỆN 9
2.1 Thông tin chung về nhà máy 9
2.2 Công nghệ và Quy trình sản xuất của nhà máy 9
2.3 Lưu trữ và sử dụng các loại hóa chất, nhiên liệu, nguyên liệu thô 13
2.4 Các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy 14
2.4.1 Chất thải rắn 14
2.4.2 Nước thải 16
2.4.3 Tiếng ồn, rung 17
2.4.4 Khí thải 17
2.5 Công tác bảo vệ môi trường của nhà máy; ưu, nhược điểm của các biện pháp bảo vệ môi trường 18
2.5.1 Hệ thống thiết bị giảm thiểu khí thải 18
2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải 19
2.5.3 Biện pháp quản lý chất thải rắn 19
2.5.3.1 Chất thải sinh hoạt 19
2.5.3.2 Chất thải rắn sản xuất 19
2.5.4 Tiếng ồn, rung 20
2.5.5 Tổ chức thực hiện các yêu cầu theo quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM 20
2.5.6 Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra các thông số môi trường định kỳ 21
Trang 2Chương 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC NHÀ MÁY
SẢN XUẤT XI MĂNG HÒN CHÔNG 23
3.1 Các thông số môi trường không khí cần khảo sát 23
3.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích và đo đạc 23
3.2.1 Các phương pháp đo đạc và lấy nẫu 23
3.2.1.1 Mẫu không khí xung quanh 23
3.2.1.2 Các thông số nguồn thải 24
3.3 Kết quả đo đạc & phân tích mẫu: (được khảo sát vào ngày 15/11/2006) 25
3.3.1 Chất lượng không khí xung quanh 25
3.3.2 Độ ồn các điểm trên đường biên của Nhà máy 27
3.3.3 Khí thải từ các nguồn sản xuất xi măng 28
3.3.4 Khí thải từ nhà máy điện 29
3.4 So sánh kết quả khảo sát tháng 11 năm 2006 với kết quả của tháng 4 năm 2006 30
Chương 4: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY XI MĂNG HÒN CHÔNG 37
4.1 Tổng quan các phương pháp xử lý NOx 37
4.1.1 Phương pháp hấp phụ 37
4.1.2 Phương pháp hấp thụ 38
4.1.2.1 Hấp thụ bằng nước 38
4.1.2.2 Hấp thụ bằng kiềm 39
4.1.2.3 Hấp thụ chọn lọc 40
4.1.2.4 Phương pháp hấp thụ đồng thời SO2 và NOx 40
4.1.3 Xử lý NOX bằng phương pháp xúc tác và nhiệt 41
4.1.3.1 Khử oxit nitơ có xúc tác và nhiệt độ cao 41
4.1.3.2 Khử NOx với xúc tác chọn lọc 42
4.1.3.3 Phân hủy NOx bằng chất khử dị thể 43
4.1.3.4 Phân hủy NOx bằng chất khử đồng thể và dị thể không có xúc tác 43
Chương 5: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NOX CHO NHÀ MÁY XI MĂNG HÒN CHÔNG 45
5.1 Công nghệ kiểm soát NOx tại nguồn nhà máy đang áp dụng 45
Trang 35.2 Lựa chọn công nghệ xử lý NOx cho ống khói lò nung 46
5.3 Lựa chọn công nghệ xử lý NOx cho ống khói máy phát điện 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52
HÌNH ẢNH MINH HỌA 56
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khối lượng các loại nhiên liệu sử dụng và tồn trữ 14
Bảng 2.2.Khối lượng các loại nguyên vật liệu, hóa chất chính sử dụng, tồn trữ 14
Bảng 2.3.Các loại chất thải rắn 15
Bảng 2.4.Tải lượng chất ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu 16
Bảng 3.1.Chất lượng không khí khu vực nhà máy 25
Bảng 3.2 Các yếu tố vi khí hậu khu vực nhà máy 26
Bảng 3.3 Mức áp suất ồn khu vực nhà máy 26
Bảng 3.4 Mức áp suất ồn trên đường biên nhà máy 27
Bảng 3.5 Kết quả đo chất lượng khí tại nguồn thải khu vực sản xuất xi măng 27
Bảng 3.6 Chất lượng khí thải ống khói máy phát điện 29
Bảng 3.7 So sánh chất lượng không khí khu vực nhà máy giữa tháng 04 và 33 tháng 11 năm 2006 30
Bảng 3.8 Các yếu tố vi khí hậu khu vực nhà máy tháng 04 năm 2006 31
Bảng 3.9 So sánh mức áp suất ồn khu vực nhà máy của tháng 04 năm 2006 và tháng 11 năm 2006 31
Bảng 3.10 So sánh mức áp suất ồn trên đường biên nhà máy giữa tháng 04 năm 2006 và tháng 11 năm 2006 32
Bảng 3.11 So sánh kết quả đo chất lượng khí tại nguồn thải khu vực sản xuất xi măng tháng 04 năm 2006 và tháng 11 năm 2006 33
Bảng 3.12 So sánh chất lượng khí thải ống khói máy phát điện giữa tháng 04 năm 2006 và tháng 11 năm 2006 35
Bảng P1 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (mg/m3) 52
Bảng P2 Giá trị giới hạn tối đa cho phép của bụi và các hợp chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (mg/m3) 53
Bảng P3 nồng độ cho phép của chất vô cơ trong khí thải công nghiệp ứng với lưu lượng khác nhau và trình độ công nghệ, thải ra trong vùng nông thôn và miền núi (Kv = 1,2) 55
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ Nhà máy xi măng Hòn Chông – Công ty xi măng Sao Mai .10
Hình 5.1 Sơ đồ khối công nghệ SNCR để giảm khí NOx từ nguồn thải 46
Hình 5.2 Sơ đồ công nghệ của quá trình khử NOx bằng Amoniac 47
Hình 1 Nhà máy xi măng Hòn Chông chụp từ ống khói lò nung cao 124m 56
Hình 2 Lấy mẫu không khí xung quanh tại bãi khai thác đá 56
Hình 3 Lấy mẫu bụi nguồn 57
Hình 4 Đo đạc khí nguồn thải bằng Testo 350 và Testo 360 57
Hình 5 Đo đạc khí nguồn thải bằng thiết bị Testo 360 58
Hình 6 Hệ thống xử lý bụi ống khói lò nung (Kiln Stack) gặp sự cố 58
Trang 6CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTV: Cộng tác viên
DO: Diesel Oil (Dầu Diesel)
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
ĐV/ĐS: Đá vôi/Đất sét
ĐVCLC: Đá vôi chất lượng cao
HFO: Heavy Fuel Oil (Dầu nặng)
ISO: International Organization for Stadardization (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế)Kt: Kích thước
NXB: Nhà xuất bản
OPC: Xi măng Ordinary Portland
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
PGNNA: Hệ thống phân tích nhanh Neutron Gamma
SNCR: Selective Non Catalyric Reduction (Khử chọn lọc không xúc tác)
SX: Sản xuất
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
YHLĐ & VSMT: Y học lao động và vệ sinh môi trường
Trang 7Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Đất nước ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa ngày càng nhanh, việc xâydựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đầu tư nâng cao năngsuất mở rộng cơ sở sản xuất Hoạt động mạnh nhất là các nhà máy sản xuất xi măng, từviệc đẩy mạnh sản xuất luôn kèm theo các vấn đề môi trường phát sinh Trong đó môitrường không khí chịu tác động nhiều nhất
Bên cạnh đó có nhiều nhà máy khi hoạt động đã không thực hiện các biện pháp ngănngừa ô nhiễm hoặc khi đầu tư xây dựng công trình xử lý lại không cho hoạt động vì kinhphí vận hành quá cao Do đó việc đề ra công nghệ xử lý phù hợp là vấn đề rất cần thiết.Ngoài ra việc khảo sát và đánh giá được hiện trạng môi trường không khí của nhà máygiúp phát hiện được các thông số môi trường vượt tiêu chuẩn để có biện pháp khắc phụchợp lý
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1 Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy sản xuất
xi măng Hòn Chông tại Kiên Lương – Kiên Giang
2 Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các chất gây ô nhiễm, đề xuấtcông nghệ xử lý khí NOx
3 Mục đích của đề tài khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực
và đề ra công nghệ xử lý ô nhiễm cho nhà máy sản xuất xi măng Hòn Chông nhằm nângcao công tác bảo vệ môi trường của nhà máy Góp phần phát triển bền vững đất nước
1.3 Nội dung nghiên cứu chính
1 Tìm hiểu nhà máy và công tác bảo vệ môi trường nhà máy đang thực hiện (chủyếu là môi trường không khí)
2 Khảo sát hiện trạng môi trường nhà máy: Lấy mẫu, phân tích mẫu, lấy kết quảtổng hợp để đánh giá mức độ ô nhiễm
3 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đề xuất côngnghệ xử lý NOx
1.4 Phương pháp nghiên cứu chính
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
Phương pháp thu thập thông tin
- Tìm hiểu, thu thập thông tin về Nhà máy.
Phương pháp khảo sát thực tế
Trang 8- Lấy mẫu không khí xung quanh bằng các thiết bị chuyên dụng.
- Đo đạc, lấy mẫu khí nguồn thải bằng máy chuyên dùng
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập tài liệu có liên quan đến công nghệ sản xuất của nhà máy
- Tra cứu các tài liệu hướng dẫn có liên quan đến việc lấy và phân tích mẫu
- Sử dụng các công trình nghiên cứu trước đó làm cơ sở
- Nghiên cứu lý thuyết các công nghệ xử lý phù hợp đã được ứng dụng Từ đó lựachọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện nhà máy
Phương pháp thực hành
- Lấy mẫu từ nhà máy và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm, xử lý các số liệu đã
đo đạc tại nhà máy để có được số liệu phù hợp so sánh với tiêu chuẩn qui định theo luậtmôi trường Việt Nam
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là môi trường không khí khu vực nhà máy sản xuất ximăng Hòn Chông tại Kiên Lương – Kiên Giang
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ô nhiễm không khí đang là vấn bức xúc trên toàn thế giới nói chung và nước ta nóiriêng Vì vậy vấn đề quản lý môi trường không khí các nhà máy cần phải chặt chẽ nhằmgiảm thiểu khí thải vào môi trường cần phải quan tâm hơn nữa, việc giám sát định kỳ môitrường không khí của các nhà máy góp phần rất lớn đến công tác quản lý môi trường củanhà máy và cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện các thông số khí thải vượt tiêuchuẩn cho phép để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời và hợp lý
Đề tài đánh giá được hiện trạng môi trường không khí của nhà máy, là cơ sở để đánhgiá công tác bảo vệ môi trường của nhà máy
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp giảm thiểukhí thải của nhà máy tạo điều kiện cho phát triển bền vững
Trang 9Chương 2: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NHÀ MÁY ĐANG THỰC HIỆN
2.1 Thông tin chung về nhà máy
Nhà máy xi măng Hòn Chông, đặt tại xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh KiênGiang, nhà máy chuyên sản xuất clinker với công suất 4.000 tấn/ngày, đáp ứng 1,4 triệutấn xi măng (Ordinary Portland Cement – OPC) chất lượng cao/năm
2.2 Công nghệ và Quy trình sản xuất của nhà máy
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ Nhà máy xi măng Hòn Chông – Công ty xi măng Sao Mai
Trang 10Máy cào sét
Kho cát(8.000t)
Cân định lượng
Đá vôi chất lượng cao(Mỏ tại nhà máy)
Trộn chung theo tỷ
lệ thích hợp
Phân tích online bằng thiết bị PGNA
Kho tồn trữ ĐV/ĐS
Phiểu ĐV/ĐS
Cân định lượng
Máy nghiền bột sống (300t/h)
Bột liệu sống
Silô chứa bột liệu sống
Tháp trao đổi nhiệt,
Lò quay,Làm lạnh Clinker
Cân định lượng
Phiểu đá đỏ
Kho đá đỏ(10.000t)
Cân định lượng
Phiểu ĐVCLC
Kho Chứa(4.000t)
Nổ mìn(Kt 1-1,2m)
Đập nhỏ(Kt<100mm)
Than cám(Mua từ bên ngoài)
Kho than2x6.000t)
Máy nghiền than(25t/h)Than mịnPhiểu than mịn
Đất sét (Mỏ tại nhà máy)
Đá đỏ(Mua từ bên ngoài)Cát (Mỏ tại
nhà máy)
Trang 11Clinker SilôClinker
Silô xi măng OPC
Xuất tàu đi Cát Lái(2x8.500t)
Kho thạch cao
Phiểu thạch cao
Cân định lượng
Puzolana(Mua từ bên ngoài)
Máy đập Puzolanna
Kho Chứa Puzolanna
Kho Chứa Puzolanna
Máy nghiềnPuzolanna (2,5t/h)
Silô xi măng OPC và Puzolanna (2x12.000t)
Máy đóng bao
Xuất cho xe tải Xuất cho xà lan Xuất xi măng xá
Trạm Cát Lái
Thạch cao(Mua từ bên ngoài)
Trang 12Nhà máy xi măng Hòn Chông sử dụng đá vôi khai thác từ núi Cây Xoài, núi Bãi Voinằm kề nhà máy về hướng Đông Bắc và một phần núi Khoe Lá nằm cách nhà máy 1km
về hướng Tây Nam Đất sét được khai thác tại mỏ sét nằm cạnh nhà máy về hướng Nam.Laterite được cung cấp từ tỉnh Đồng Nai về cảng Bình Trị
Đá vôi sau khi khai thác được vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng đến trạm đậpcông suất 700 t/h để đập thành mảnh <10 cm sau đó được băng tải 1000 t/h chuyển qua hệthống phân tích nhanh Neutron Gamma (PGNAA) để phân tích – kiểm tra chất lượng rồiđưa vào kho chứa Đá vôi thường là đá vôi chất lượng cao được tồn trữ trong hai khoriêng biệt Đá vôi chất lựng cao dùng để hiệu chỉnh thành phần nguyên liệu
Đất sét khai thác tại mỏ Bình Trị được băng tải chuyển vào hệ thống phân tíchnhanh Neutron Gamma (PGNNA) để phân tích – kiểm tra chất lượng, trộn chung với đávôi theo tỷ lệ đã định nhằm làm giảm độ kết dính của đất sét sau đó theo băng tải đi vàokho chứa
Các kho chứa đá vôi và đất sét là loại kho kín có trang bị máy chất liệu 1000 t/h vàmột máy rút liệu 330 t/h cung cấp nguyên liệu cho máy nghiền
Phụ gia Laterite được cung cấp bằng xà lan hoặc tàu đến cảng bình trị Tại đâynguyên liệu được bốc lên hệ thống băng tải có vòm che mưa, chắn bụi và chuyển vào khochứa kín với công suất 15.000 tấn
Hỗn hợp đá vôi và đất sét được máy rút từ kho chứa lên băng tải đưa vào máy sấy vànghiền nguyên liệu Tại đây, thành phần các vật liệu sẽ được phối trộn chính xác và cấpvào máy nghiền công suất 300 t/h
Hỗn hợp nguyên liệu sau khi được nghiền mịn sẽ được chuyển bằng gàu tải đưa vàoSilo đồng nhất với sức chứa 8.000 tấn Tại đây nguyên liệu được trộn nhiều lần và trở nênđồng nhất về thành phần trước khi đi vào lò nung Hơi thoát ra từ máy nghiền được lọchoàn toàn bằng hệ thống lọc bụi tỉnh điện sau đó thoát ra ngoài qua ống khói chính cao
124 m của lò nung
Nguyên liệu từ Silo đồng nhất được cung cấp cho phễu cấp liệu của lò nung clinkervới công suất 80 tấn cho 20 phút hoạt động của lò nung Khí xả của lò nung sau khi lênđỉnh của hệ thống tiền nung sẽ được tận dụng để sấy nguyên liệu của máy nghiền liệu vàmáy nghiền than trước khi vào hệ thống lọc bụi tỉnh điện và thải ra ngoài môi trường
Lò nung có công suất 4.000 tấn cinker/ngày Clinker sau khi ra khỏi lò nung đượclàm nguội bởi hệ thống ghi Không khí dùng làm nguội clinker sẽ bị nóng lên và được tái
sử dụng trong hệ thống tiền nung để đạt được hiệu suất sử dụng nhiệt cao
Lò nung được đốt bằng than antraxite cung cấp từ miền bắc vào bằng tàu biển đếncảng bình trị Tại đây, than được bốc lên hệ thống băng tải kín tải vào kho có mái che sứcchứa 21.500 tấn Kho có thiết bị tự động chất than xuống và rút than đi để cung cấp cho
Trang 13máy nghiền than Máy nghiền than có công suất 25 t/h Khí nóng của lò nung được tậndụng để sấy nguyên liệu và than trong khi nghiền Sau khi nghiền, than được chứa vàocác bồn để cung cấp cho lò nung.
Clinker sau khi làm nguội được băng tải vận chuyển vào bồn trữ Silo chứa 20.000tấn, sau đó được chuyển vào hệ thống băng tải vào máy nghiền xi măng
Thạch cao mua từ Thái Lan,vận chuyển bằng tàu đến cảng Bình Trị sau đó được hệthống băng tải chuyển vào kho có sức chứa 10.000 tấn Từ đây thạch cao được máy xúcđưa vào hệ thống băng tải khác đưa vào máy cấp phối
Clinker và thạch cao được cấp phối chính xác theo tỷ lệ đã định nhờ hệ thống địnhlượng và cung cấp cho hai máy nghiền xi măng Máy nghiền xi măng là loại máy nghiềnđứng với hệ thống phân hạt hiệu quả cao, có công suất 100 t/h mỗi máy Tại Hòn Chôngnhà máy chỉ sản xuất clinker và xi măng OPC rời có tiêu chuẩn như qui định Hiện chưa
có công đoạn đóng bao và phân phối xi măng cho khách hàng tại đây
Xi măng sau khi nghiền được chứa trong hai Silo có tổng sức chứa 18.000 tấn Sau
đó nó được tải bằng băng chuyền có công suất 1.000 tấn/h trên giờ ra cảng Bình Trị vàbơm xuống 2 tàu chuyên dụng có trọng tải 8.500 tấn/chiếc và được vận chuyển bằngđường biển về trạm xi măng Cát Lái và Thị Vải để hoàn tất công đoạn pha trộn, đóng gói
và giao cho khách hàng
Để cung cấp điện năng cho các hoạt động tại Nhà máy xi măng Hòn Chông, một nhàmáy phát điện có công suất 33MW gồm 6 tổ máy được xây dựng Các tổ máy phát luânphiên nhau hoạt động 3- 4 máy /lần, với công suất 5,5MW/máy
2.3 Lưu trữ và sử dụng các loại hóa chất, nhiên liệu, nguyên liệu thô
Nguyên, vật liệu dự trữ và sản phẩm được bảo quản trong các kho kín hoặc các bồnchứa riêng biệt, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho qui trình sản xuất và được vận chuyểnkhép kín bằng hệ thống băng tải
Các loại nguyên, vật liệu dễ cháy nổ, kíp mìn, thuốc nổ được Công ty đặc biệt quantâm trong các khâu quản lý, tồn trữ, phòng cháy và chữa cháy Các vật liệu này được tồntrữ trong các kho nằm riêng biệt trong khu vực mỏ của Nhà máy và được bảo vệ hết sứcnghiêm ngặt theo qui định
Nhiên liệu sử dụng tại nhà máy xi măng Hòn Chông chủ yếu là dầu HFO (HeavyFuel Oil – dầu nhiên liệu nặng) sử dụng chạy máy phát điện và một lượng nhỏ xăng dầucấp phát cho các hoạt động khác như xe, máy chuyên dụng Xăng , dầu được dự trữ trongcác bồn chứa bằng thép, bố trí cách ly với các kho chứa, các phân xưởng sản xuất và khuvực văn phòng Xung quanh các bồn chứa dầu có đê bao bằng bê tông và hệ thống thugom nước mưa riêng để tiện quản lý và xử lý khi có sự cố
Trang 14Các nhu cầu về nguyên – nhiên – nật liệu, hóa chất sử dụng và dự trữ trình bày trongbảng 2.1 và 2.2.
Bảng 2.1 Khối lượng các loại nhiên liệu sử dụng và tồn trữ
TT Loại nhiên liệu Mục đích sử
dụng Tính chất hóa lý
Sử dụng(tấn/năm)
Dự trữ(tấn)
3 Dầu DO, xăng Xe chuyên dụng Lỏng , dễ bắt cháy 500 50
Bảng 2.2 Khối lượng các loại nguyên vật liệu, hóa chất chính sử dụng, tồn trữ
Dự trữ(tấn)
1 Đá vôi Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 1.700.000 20.000
2 Đất sét Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 200.000 10.000
3 Laterite Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 30.000 10.000
4 Cát Sản xuất clinker Chất rắn, không cháy 40.000 4.000
5 Gypsum Nghiền xi măng Chất rắn, không cháy 100.000 10.000
2.4 Các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy
Căn cứ vào công nghệ và hoạt động của nhà máy, các loại chất thải có thể có gồm:
2.4.1 Khí thải
Do đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất xi măng nên hầu hết các khâu, côngđoạn vận hành của nhà máy đều phát sinh ra khí thải rất nhiều nên cần phải chú trọng hơnđối với môi trường không khí của nàh máy
Khí thải ở nhà máy xi măng Hòn Chông phát sinh do hoạt động của lò nung clinker,máy nghiền than, máy nghiền, sấy nguyên liệu và nhà máy phát điện
Thành phần các chất ô nhiễm chính trong khí thải gồm có: Bụi (chiếm tỷ lệ nhiềunhất trong thành phần khí thải công nghiệp sản xuất xi măng), SO2, NOx, CO Bằngphương pháp đánh giá nhanh tải lượng của WHO (1993), có thể tính được lượng các chất
ô nhiễm thải ra môi trường từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất tại nhàmáy xi măng Hòn Chông Trình bày trong bảng 2.4
Lò nung sử dụng than Antraxite 0,7% lưu huỳnh, tiêu thụ 150.000 tấn than/năm
để sản xuất ra 1.2 triệu tấn clinker/năm (công suất thực tế thống kê năm 2000)
Trang 15 Nhà máy phát điện hoạt động 24/24h, luân phiên 3 tổ máy/lần, công suất 5,5MW/tổ máy, tiêu thụ 25.000 tấn dầu HFO/năm Dầu HFO 1 chứa 1,5 – 2,5% lưu huỳnh.
Xe chuyên dụng tính cho loại >16 tấn, hoạt động ở mỏ và trong khu vực nhàmáy, sử dụng dầu DO 500 tấn/năm, với hàm lượng lưu huỳnh 0,5%
Nhà máy xi măng Hòn Chông sử dụng công nghệ mới và hiện đại, với chu trìnhkhép kín và tự động hóa từ khai thác đá, đất sét, nung, nghiền, phối trộn, vận chuyển…Các công đoạn vận chuyển nguyên liệu đá, sét từ nơi khai thác về nhà máy cũng như vậnchuyển sản phẩm từ nhà máy xuống tàu hoặc ngược lại đều bằng hệ thống băng tải có máiche Các công đoạn nung, nghiền, phối trộn đều có sử dụng các hệ thống xử lý, thu hồi đikèm với qui trình công nghệ như: lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi tay áo, phun nước, tận dụngnhiệt lượng quay cho quá trình sấy và nung nóng nguyên liệu… Các biện pháp này đãgiảm tối đa việc phát tán bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải ra môi trường
Bảng 2.4 Tải lượng chất ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu
Trang 16TT Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng,
kg/tấn nhiên liệu
Lượng nhiên liệu
sử dụng, tấn/năm
Tổng tải lượng, tấn/năm
TT Loại chất thải rắn Khối lượng
Trang 172 Giấy vụn, thùng gỗ, gỗ Pallet… 90 kg/ngày
3 Xốp, găng tay, dẻ lau dính dầu 10 kg/ngày
4 Bụi, xi măng đổ, cát, đá… 500 kg/ngày
6 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Không đáng kể
Chất thải sinh hoạt: bao gồm rác từ khu vực văn phòng, nhà ăn, nhà bếp, cư xá cán
bộ có khối lượng xấp xỉ 350 kg/ngày
Chất thải công nghiệp: xi măng vụn, đá vôi, cát, bụi…thải ra từ quá trình khai thác
vận chuyển đá, nghiền đá, nung…; dầu bôi trơn thải ra từ các máy móc và quá trình bảotrì thiết bị, ngoài ra còn có các loại giấy vụn, thùng gỗ, pallet, nhựa…được thải ra trongquá trình sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu
Bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải: có số lượng nhỏ, không độc hại, dùng làm
phân bón cho cây xanh trong khuôn viên nhà máy
Bùn đất thải thừ khu vực mỏ sét: là lớp đất mặt tại các hố moong khai thác đất sét 2.4.3 Nước thải
Là khu vực gần biển nên không có nước ngọt, phải dùng nguồn nước từ hồ chứaBình An cách nhà máy khoảng 10 km
Nhà máy sử dụng khoảng 600 – 700 m3/ngày, trong đó 400 – 500 m3 dùng làm mátmáy, sinh hoạt 60 – 80 m3/ngày, tưới cây 100 m3, nước uống là nước tinh khiết Sapuwa sửdụng khoảng 24.0000 – 26.000 lít/tháng
- Nước thải sinh hoạt khoảng 30 – 50 m3/ngày
- Nhà máy không có nước thải công nghiệp vì được hồi lưu trong quá trình sản xuất100%
2.4.4 Tiếng ồn, rung
Các nguồn gây ồn chính của nhà máy là hoạt động khai thác đá (dùng thuốc nổ),hoạt động của các động cơ, các hệ thống nén khí và nhà máy phát điện
Độ rung gây ra nhiều nhất là khâu nổ mìn phá đá
2.5 Công tác bảo vệ môi trường của nhà máy; ưu, nhược điểm của các biện pháp bảo vệ môi trường
2.5.1 Hệ thống thiết bị giảm thiểu khí thải
Do đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất xi măng là tạo ra nhiều bụi trong quátrình hoạt động nên khi thiết kế xây dựng, Nhà máy xi măng Hòn Chông đã áp dụng các
Trang 18kỹ thuật tiên tiến nhất để thu hồi và hạn chế bụi phát sinh trong toàn bộ dây chuyền sảnxuất.
Ở các công đoạn chính như: nghiền liệu, nung và làm nguội clinker, nhà máy đã ápdụng hai hệ thống lọc bụi tỉnh điện với định mức bụi thoát ra trong khí nhỏ hơn 50 mg/m3
Ở 30 vị trí khác có thể sản sinh ra bụi đều bố trí các hệ thống hút và lọc bụi tay áo cócông suất lọc phù hợp và hiệu suất cao Nồng độ bụi tối đa thoát ra trong khí thải 30 – 50mg/m3 (nhỏ hơn 2 lần so với TCVN 5939-1995) Do đó kết quả kiểm tra ở các lần giámsát nồng độ bụi trong khí thải từ các ống khói luôn đạt tiêu chuẩn cho phép
Đặc điểm các nguồn khí thải chính ứng với các hệ thống xử lý khí thải
- Đã lắp đặt thiết bị công nghệ phản ứng không xúc tác chọn lọc (SNCR) cho cả hai
dây chuyền xi măng để kiểm soát nồng độ phát thải NOx tại nguồn
- Lò nung clinker sử dụng than anthracite với hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,6%,
xử lý bụi bằng thiết bị tách lọc bụi tĩnh điện, khí thải thoát ra ống khói cao 124 m đảmbảo cho việc phát tán khí thải và khí quyển tốt, không ảnh hưởng tới khu vực lân cận
- Máy nghiền và sấy than công suất 25 tấn/h, sử dụng hệ thống lọc bụi tay áo Khíthải thoát ra ống thải máy nghiền than cao 44,5 m
- Hai máy nghiền xi măng công suất 100 tấn/h/máy, sử dụng thiết bị lọc bụi tay áo,khí thải thoát qua ống thải 44 m
- Hệ thống làm nguội clinker, hồi lưu nhiệt cho lò tiền nung, xử lý bụi bằng thiết bịlọc bụi tĩnh điện, khí thải thoát qua ống thải cao 36 m
- Nhà máy phát điện có 6 tổ máy công suất 5,5 MW/tổ máy, sử dụng dầu HFO cóhàm lượng lưu huỳnh 1,5 – 2,5% S Khu vực này có 6 ống khói, chia làm 2 cụm, mỗi cụm
3 ống khói, ống khói máy phát điện cao 30 m
- Hệ thống vận chuyển nguyên vật liệu đá, sét từ các mỏ khai thác vào Nhà máycũng như xi măng ra cảng xuống tàu đều là băng tải có mái che kín Nguyên vật liệu vàcác sản phẩm như: xi măng, clinker đều được tồn trử trong kho kín
Với việc đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý khí thải của nhà máy, các hệ thống vậnchuyển và kho bãi kín đã làm giãm đáng kể lượng bụi phát sinh ra môi trường trong quátrình hoạt động của nhà máy
Bên cạnh đó việc xây dựng các ống khói có chiều cao đảm bảo góp phần làm tăngkhả năng phát tán của khí thải hạn chế sự ảnh hưởng của khí thải ra các khu vực dân cưlân cận
2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải
Trang 19Nước của hệ thống làm mát máy được hồi lưu lại trong quá trình sản xuất không gâyảnh hưởng tới môi trường Đây là biện pháp được khuyến khích thực hiện trong công tácbảo vệ môi trường nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt khoảng 30 – 50 m3/ngày được thu hồi và xử lý bằng hệ thống xử
lý có công suất 80 m3/ngày Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN
5945-1995 Nước sau xử lý dùng để tưới cây trong khuôn viên nhà máy, bùn lắng trong quátrình xử lý được dùng làm phân bón cho cây xanh của nhà máy Bằng cách này đã hạn chếtối đa lượng nước thải ra môi trường
Vào mùa mưa khi nhu cầu tưới tiêu cây xanh không cần thiết thì lượng nước thải sau
xử lý sẽ thải ra ngoài qua cống xả
Nước mưa được thu hồi bằng hệ thống thoát riêng được lắng cát và các chất rắn ởcác hố lắng trước khi chảy ra ngoài theo hệ thống cống của nhà máy
2.5.3 Biện pháp quản lý chất thải rắn
Chất thải rắn của nhà máy được thu gom, quản lý chặt chẽ và có biện pháp quản lýthích hợp
2.5.3.1 Chất thải sinh hoạt
Trong khuôn viên nhà máy có bố trí 18 thùng rác loại 190 lít, rác thải sinh hoạt đượcthu gom hằng ngày Rác thải sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đi xử lý định kỳtheo hợp đồng với Công ty vệ sinh
Với cách quản lý này nhà máy giảm bớt đươc chi phí đầu tư hệ thống xử lý chất thảisinh hoạt, rác thải sinh hoạt của công ty sẽ được xử lý chung với rác thải của các hộ dâncư
2.5.3.2 Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn trong quá trình khai thác đá, nung, nghiền như: xi măng vụn, đávôi, cát, bụi thu hồi được sẽ được tái sử dụng lại để sản xuất xi măng hoặc chôn lấp cácchỗ trũng trong nhà máy
Bùn, đất thải tại các hố moong trong quá trình hai thác đất sét được chứa tạmthời tại bãi thải, được thiết kế đảm bảo điều kiện an toàn cho môi trường và được đổ lạicác hố moong đã khai thác, được thực hiện sau mỗi lần mở mặt bằng khai thác mới (4năm 1 lần)
Gạch lò chứa Chrom (20 tấn/năm) được thu hồi và nghiền làm nguyên liệusản xuất xi măng
Bao bì rách, giấy vụn, thùng gỗ, được phân loại và tái sử dụng hoặc bán phếliệu
Trang 20 Nhớt thải của động cơ xe, động cơ máy phát điện, nhớt của bộ phận làmnguội của nhà máy phát điện được tập trung và đốt trong hệ thống tiền nung.
Giẻ lau dính dầu mỡ được tập trung lại, phân loại trước khi chuyên chở điđịnh kỳ theo hợp đồng với Công ty vệ sinh
2.5.4 Tiếng ồn, rung
Các nguồn gây ồn chính của nhà máy như: hệ thống nghiền, hoạt động của các động
cơ, các hệ thống nén khí, cơ cấu giũ bụi bằng khí nén của các thiết bị lọc bụi tay áo, nhàmáy phát điện
Để giảm ồn các thiết bị, máy móc luôn được bảo dưỡng thường xuyên, các thiết bị
có tiếng ồn cao được lắp đặt ở các vị trí có che chắn thích hợp Xung quanh nhà máy cũngđược trồng cây xanh để thanh lọc không khí và chắn ồn đáng kể
Bên cạnh đó do khuôn viên nhà máy có diện tích khá rộng (560 ha) nên tiếng ồn ảnhhưởng không đáng kể đến khuc vực xung quanh
Độ rung gây ra do các hoạt động của các dây chuyền sản xuất nhưng nhiều nhất làkhâu nổ mìn phá đá Tuy nhiên nàh máy đã cho xây dựng các công trình xa mỏ đá vớikhoảng cách đủ an toàn Nền móng của các thiết bị và máy móc được xây dựng theo tiêuchuẩn quốc tế nên độ rung không đáng kể
2.5.5 Tổ chức thực hiện các yêu cầu theo quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM
Nhìn chung, Nhà máy xi máy xi măng Hòn Chông đã thực hiện nghiêm chỉnh cácnội dung của báo cáo ĐTM và những yêu cầu kèm theo Quyết định phê duyệt Đến nay,sản phẩm, công suất, công nghệ, thiết bị, định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, nhiên liệu củanhà máy không thay đổi so với dự án đã được phê duyệt
- Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành liên tục 24/24h theo đúng quitrình Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho việc tưới cây cảnh và cỏ trong khuôn viênnhà máy nhằm tiết kiệm nước cấp và hạn chế tối đa lượng nước thải vào môi trường, đây
là một trong những yếu tố phát triển bền vững
- Bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải được xử lý hiệu quả bằng các hệ thốngđược thiết kế kèm theo công nghệ
- Hệ thống đường nội bộ, sân bãi được bê tông hóa và nhựa hóa luôn được vệ sinhsạch sẽ Các khu vực đất trống được trồng cây xanh và cỏ với diện tích trên 50% diện tíchkhuôn viên nhà máy Giúp cải tao không khí trong khu vực nhà máy và giảm thiểu ảnhhưởng tới khu vực xung quanh
- Quản lý và xử lý chất thải rắn: các chất thải rắn như rác sih hoạt, rác trong quátrình sản xuất đều được thu gom, tận dụng và xử lý theo đúng qui định
Trang 21- Quản lý và sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất: Hệ thống kho chứa bố tríhợp lý, được xây dựng cách ly, thông thoáng và đảm bảo an toàn Nhiên liệu được chứatrong bồn chứa bằng thép, bố trí cách ly với các kho chứa và các phân xưởng sản xuất.Xung quanh có đê bao bằng bê tông và hệ thống thu gom nước mưa riêng phòng khi có sựcố.
- Công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) cũng được chú trọng Các biện phápPCCC đã được cơ quan Công an PCCC tỉnh Kiên Giang hướng dẫn, trực tiếp hướng dẫn
và kiểm tra định kỳ hàng quí Công nhân thường xuyên được huấn luyện về công tácPCCC và được thực tập công tác ứng cứu khi xảy ra các sự cố
- Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường:
+ Lắp đặt và vận hành tốt hệ thống phao phòng chống và xử lý sự cố tràn dầu chocảng Bình Trị của nhà máy
+ Tổ chức các khóa đào tạo tay nghề, an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp, vệ sinhmôi trường… cho công nhân và cán bộ quản lý Công nhân ở nhà máy đã thực hiệnnghiêm túc các nội qui, qui định trong sản xuất, tự giác mang đầy đủ trang bị bảo hộ laođộng
+ Tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 doTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức
+ Nhà máy cũng rất coi trọng việc đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân viên, giữgìn nhà xưởng, văn phòng, nhà ăn… luôn sạch sẽ, ngăn nắp Nhà máy chỉ sử dụng nướcuống tinh khiết Sapuwa 24.000 – 26.000 l/tháng
+ Nhà xưởng của nhà máy được được xây dựng cao thoáng, đảm bảo vi khí hậu vàđiều kiện làm việc cho công nhân Công ty luôn thực hiện tốt vệ sinh, an toàn lao động vàquan tâm đến sức khỏe của toàn thể nhân viên Việc khám sức khỏe cho công nhân và cán
bộ được tổ chức định kỳ Các kết quả kiểm tra đều được lưu giữ để theo dõi tình trạng sứckhỏe của người lao động Công ty cũng phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức đođạc, kiểm tra môi trường lao động định kỳ
2.5.6 Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra các thông số môi trường định kỳ
Nhà máy xi măng Hòn Chông đã phối hợp với Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệMôi trường thực hiện chương trình giám sát định kỳ môi trường của nhà máy (mỗi năm 3lần) Nhằm xác định được hàm lượng hay nồng độ của các chất ô nhiễm không khí trongkhí quyển theo không gian và thời gian, hiện trạng môi trường không khí ở khu vực giámsát
Nhằm phát hiện ra tình trạng ô nhiễm không khí từ đó kịp thời đưa ra các biện phápgiải quyết giảm thiểu ô nhiễm
Trang 22Tóm lại, với công tác bảo vệ môi trường mà nhà máy đang thực hiện hoàn toàn đảmbảo được tính an toàn cho môi trường của khu vực bên trong và xung quanh nhà máy.
Chương 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC NHÀ
MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG HÒN CHÔNG
Trang 233.1 Các thông số môi trường không khí cần khảo sát
Không khí xung quanh bao gồm các thông số: Bụi tổng, SO2, NOx, CO, độ ồn, độ
ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió Không khí xung quanh được đo trên tục đi qua tâm điểm nhàmáy (ống khói lò nung) dọc theo hướng gió với khoảng cách 400 m đầu gió; 100m, 200m,400m, 800m cuối gió
Nguồn khí thải bao gồm các thông số: Bụi tổng, SO2, NOx, CO, NO2, CO2, O2, nhiệt
độ của 11 ống khói của nhà máy xi măng và máy phát điện Trong đó có 5 ống khói củakhu vực sản xuất xi măng và 6 ống khói còn lại thuộc hai cụm ống khói của Nhà máy phátđiện
Kiểm tra độ ồn trên một số điểm trên đường biển giáp ranh với nhà máy
3.2 Các phương pháp lấy mẫu
Đối với mẫu không khí xung quanh, chiều cao lấy mẩu kể từ mặt đất 1,2 – 1,5 m, làchiều cao tương ứng tầm hít thở của con người, tránh ảnh hưởng bụi thô do lôi cuốn Đốivới khí nguồn thải, đo đạc và thu trực tiếp tại nguồn Việc thu mẫu, đo đạc và phân tíchtheo các TCVN và ISO tương ứng:
3.2.1 Các phương pháp đo đạc và lấy mẫu
3.2.1.1 Mẫu không khí xung quanh
- Độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ gió
+ Theo Thường qui Kỹ thuật YHLĐ & VSMT 1993 của Bộ Y Tế.
+ Thiết bị đo đạc: WalkLAB (Digital Hygro-Temp meter); Testo 490/491 (Đức)
- Dioxit lưu huỳnh (SO 2 )
+ Lấy mẫu và xác định nồng độ khối lượng SO2 bằng phương pháp TCM trên máyquang phổ so màu theo TCVN 5971-1995 (ISO 6767-1990)
Trang 24+ Thiết bị sử dụng: Desaga 312 (Đức) Spectrophotometer “Spectronic genesys-5”(Mỹ)
- Khí dioxit nitơ (NO 2 )
+ Lấy mẫu và xác định nồng độ NO2 theo TCVN 6137-1996 (ISO 6768 1985)+ Thiết bị sử dụng: Desaga 312 (Đức), Spectrophotometer “Spectronic genesys-5”(Mỹ)
- Cacbon monoxit (CO)
+ Lấy mẫu phân tích theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế 52 TCN 352-1989
+Thiết bị sử dụng: Spectrophotometer “Spectronic genesys-5” (Mỹ), Desaga 212
và 312 (Đức), đo bổ trợ bằng Multilog 2000 (Mỹ)
3.2.1.2 Các thông số nguồn thải
- Bụi tổng cộng
+ Lấy mẫu và xác định theo TCVN 5977-1995 (ISO 9096-1992)
+ Thiết bị sử dụng: Thiết bị giám sát nguồn SIBATA, do Nhật sản xuất
- Khí thải: SO 2 , NO x , CO, CO 2 , O 2 , nhiệt độ
+ Đo bằng thiết bị chuyên dụng kiểm tra nguồn thải theoTCVN 6192-2002 (ISO10396-1993); TCVN 6501-1999
+ Thiết bị chuyên dụng: TESTO-350 và TESTO-360 của Đức
Nguyên tắc đo của thiết bị Testo 360
Để xác định nồng độ khí độc hại, dùng bộ cảm biến ba điện cực Nguyên lý hoạtđộng của bộ pin đo này được giải thích trong ví dụ về bộ cảm biến CO
Phân tử CO đi qua màng thấm khí đến cực cảm ứng của bộ cảm biến 3 điện cực Tạicực cảm ứng, một phản ứng hóa học xảy ra tạo thành những ion H+ (hạt mang điệndương); những ion H+ này chuyển động tự do từ cực cảm ứng tới cực đối lập Tại cực đốilập, phản ứng thứ 2 xảy ra với các oxi trong không khí Phản ứng này gây ra dòng điệnchạy trong mạch ngoài Dòng điện này được xem như số đo nồng độ CO Trong quá trìnhnày, cực dẫn điện được dùng để điều chỉnh tín hiệu cảm ứng Cách xác định tương tự chocác khí độc khác: NO, NO2, SO2
Trang 25Hệ thống này được điều khiển bởi notebook PC, trong đó những kết quả đo lườngcho ra những dữ liệu chi tiết Các kết quả này sẽ được chương trình cài đặt trong máy tính
xử lý và đưa ra kết quả dưới dạng bảng biểu, đường cong hay đồ thị
3.3 Kết quả đo đạc & phân tích mẫu: (được khảo sát từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 11 năm 2006)
3.3.1 Chất lượng không khí xung quanh
Hướng gió chính trong thời điểm đo đạc là hướng Nam Tây Nam, hướng gió nàykhông thay đổi trong suốt thời gian đo đạc Các điểm thu mẫu nằm trên đường cắt quaống khói chính của lò quay dọc theo hướng gió chính gồm 01 điểm đầu hướng gió và 04điểm dưới hướng gió ở khoảng cách so với trung tâm Nhà máy:
K1A- UW 400m: Đầu gió, đường hông vào trạm đóng bao, cách ống khói lò nung
400m
K2A- DW 100m: Cuối gió, cách ống khói lò nung 100 m.
K3A- DW 200m: Cuối gió, cách ống khói lò nung 200 m.
K4A- DW 400m: Cuối gió, cách ống khói lò nung 400 m, gần chân núi Cây Xoài.
K5A- DW 800m: Cuối gió, cách ống khói lò nung 800 m, chân núi Bãi Voi.
Bảng 3.1 Chất lượng không khí khu vực nhà máy
TT Ký hiệu mẫu Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/m
–UW: điểm đầu gió; DW: điểm cuối gió
–TCVN 7365 – 2003: Tiêu chuẩn chất lượng không khí vùng làm việc – Giới hạnnồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng, trung bình theo ca
Trang 26–TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xungquanh.
Nhận xét:
Kết quả giám sát (bảng 3.1) cho thấy chất lượng không khí trong khu vực nhà máy
khá tốt Hàm lượng các chất ô nhiễm là không đáng kể Tất cả các thông số đều đạt các
tiêu chuẩn môi trường tương ứng
Bảng 3.2 Các yếu tố vi khí hậu khu vực nhà máy
TT Ký hiệu mẫu
đo
Các yếu tố vi khí hậu Nhiệt độ
Bảng 3.3 Mức áp suất ồn khu vực nhà máy
TT Ký hiệu mẫu đo Độ ồn tích phân trung bình (dBA)
Trang 27- TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn Việt Nam - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.Mức ồn tối đa cho phép
Nhận xét:
Các yếu tố vi khí hậu trong khu vực Nhà máy khá ổn định Mức tiếng ồn đo được tạicác điểm giám sát đều nằm trong mức cho phép Nhà máy được thiết kế, xây dựng và vậnhành theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế
3.3.2 Độ ồn các điểm trên đường biên của Nhà máy
Độ ồn trên đường biên của Nhà máy là chỉ tiêu rất quan trọng, cho phép đánh giáđược Nhà máy có gây ồn cho khu vực xung quanh hay không, nhất là ở các khu dân cư.Tuy nhiên, vùng đệm của Nhà Máy là dải đất rất rộng, đã trồng khá nhiều cây xanh, hơnnữa xung quanh Nhà máy chỉ có một số hộ dân sinh sống chủ yếu dọc hai bên trục đường
Ba Hòn _ Bình An Do vậy, các yếu tố môi trường nói chung sẽ không gây ảnh hưởngđáng kể tới dân cư xung quanh
Bảng 3.4 Mức áp suất ồn trên đường biên nhà máy
K6 - Biên điểm P: Vị trí trên đường biên tại điểm P, góc Mỏ Sét hướng Tây Nam
K7 - Biên điểm R: Vị trí trên đường biên tại điểm R, cạnh đường giao thông;
K8 - Biên điểm T: Vị trí trên đường biên tại điểm T, cạnh đường giao thông.
Nhận xét:
Do Nhà máy có diện tích lớn và có khoảng cách bảo vệ thích hợp nên tiếng ồn đođược tại các vị trí trên đường biên hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn tiếng ồn TCVN5949-1998
3.3.3 Khí thải từ các nguồn sản xuất xi măng
Các điểm đo đạc gồm: ống khói lò nung, máy nghiền xi măng số 1 , máy nghiền ximăng số 2, ống thải hệ thống làm nguội và ống thải từ máy nghiền than Kết quả được
trình bày trong bảng 3.5:
Bảng 3.5 Kết quả đo chất lượng khí tại nguồn thải khu vực sản xuất xi măng
Trang 28Mẫu đo Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/Nm
-K1E - Ống khói lò nung (Kiln Stack);
K2E - Ống thải máy nghiền xi măng 1 (Ciment mill No.1);
K3E - Ống thải máy nghiền xi măng 2 (Ciment mill No 2);
K4E - Ống thải hệ thống làm nguội (Cooler stack);
K5E - Ống thải máy nghiền than (Coal mill);
TCVN 5939-1995 (B) – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ, qui định giới hạn cho nguồn thải hoạt động sau năm 1995
TCVN 6993-2001 –Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùngnông thôn và miền núi (KV=1,2), trình độ công nghệ cấp B (KCN=0,75), lưu lượng thải >20.000m3/h (Q3)
Nhận xét:
Các kết quả giám sát cho thấy:
Phát thải bụi của ống khói lò nung (Kiln stack) là 38,5 mg/Nm3, ống khói bộ phậnlàm nguội clinker (Cooler EP) là 25 mg/Nm3, ống thải máy nghiền xi măng số 1 (Cimentmill No 1) là 70,7 mg/Nm3, phát thải bụi của ống thải máy nghiền xi măng số 2 (Cimentmill No 2) là 95,5 mg/Nm3 và ống thải máy nghiền than (Coal mill) 27,6 mg/Nm3 nằmtrong giới hạn cho phép
Phát thải SO2 và CO của các ống khói đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng chỉ
có ống khói lò nung (Kiln stack) có nồng độ CO là 227 mg/Nm3 chỉ hơi cao hơn giới hạncủa TCVN 6993-2001 (qui định giới hạn hàm lượng CO của nguồn thải là 225 mg/Nm3)
là 1,01 lần, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với TCVN 5939-1995 (B)
Trang 29 Phát thải NOx của ống khói lò nung là 1.600 mg/Nm3 cao hơn TCVN 5939-1995(1.000 mg/Nm3) là 1,6 lần và phát thải của máy nghiền than (Coal mill) là 1080 mg/Nm3
cao hơn so với TCVN 5939-1995 (1.000 mg/Nm3) là 1,08 lần
3.3.4 Khí thải từ nhà máy điện.
Trong thời gian đo đạc, có 2 máy phát điện đang bảo trì, không hoạt động Do vậy,không đo 2 máy này
Bảng 3.6 Chất lượng khí thải ống khói máy phát điện
Ống khói T (oC) Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/Nm
-TCVN 5939-1995 (B) – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ, qui định giới hạn cho nguồn thải hoạt động sau năm 1995
TCVN 6993-2001 – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp Tiêu chuẩn thải theo thảilượng của các chất vô cơ trong vùng nông thôn và miền núi (KV=1,2), trình độ công nghệcấp B (KCN=0,75), lưu lượng > 20.000m3/h (Q3)
KẾT LUẬN:
Công tác bảo vệ môi trường Nhà máy xi măng Hòn Chông đang thực hiện là tươngđối tốt Các thông số khí thải đều không ảnh hưởng đến đời sống dân cư xung quanh