1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM NĂM 2010

26 2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn Thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của Thế giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM NĂM 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM NĂM 2010

Người thực hiện: PHẠM THANH NGA

Lớp: MTC – K52

Khoá: 52

Ngành: MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn: TS NGÔ THẾ ÂN

Bộ môn: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Địa điểm thực hiện: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT & PHÂN TÍCH

Trang 3

Tỉnh Hà Nam là cửa ngõ phía nam của thủ đô, nằm trên trục giao thông quantrọng xuyên Bắc-Nam Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Namchạy qua với chiều dài gần 50km cùng các tuyến đường giao thông quan trọng khácnhư quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38 Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng, giáp với vùng núi của tỉnh HòaBình và vùng Tây Bắc Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãynúi đá vôi, núi đất và đồi rừng Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại câylâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả Vùng đồng bằng phía đông của tỉnhđược tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng.Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm.Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắnngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả Ngoài ra đây cũng là vùng thuậnlợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầmdưới nước.

Trang 4

Trong những năm trở lại đây hòa nhịp cùng với quá trình phát triển chungcủa đất nước, sự phát triển kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh Cùng với sự tăng dân

số ở tỉnh này là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội đồng thờicũng gây ra những áp lực rất lớn đến môi trường, điều này có thể lại là rào cản cho

sự phát triển kinh tế - xã hội đi ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”

Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại tỉnh, ô nhiễm nước đang là mộtvấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân Hiệnnay tỉnh đang đứng trước một thực trạng là gia tăng dân số, đô thị hóa và côngnghiệp hóa dấn đến sự ra tăng nhu cầu sử dụng nước Trong khi đó diện tích đấtnông nghiệp, diện tích đất hồ ao đầm lại bị thu hẹp

Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiệntrạng môi trường nước mặt của tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảmthiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh trong thời giantới Vì thế tôi làm đề tài nghiên cứu:

“ Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam năm 2010”

1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích

 Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam

 Xác định các thách thức tới môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam

 Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện

môi trường nước mặt của tỉnh trong thời gian tới.

1.2.2 Yêu cầu

Trang 5

- Tìm hiểu được đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam

- Đánh giá chất lượng nước mặt tại tỉnh Hà Nam năm 2010

- Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt của tỉnh trong thời gian gầnđây

- Xác định các tác động đến môi trường nước mặt của tỉnh

- Xác định các tồn tại trong quản lý môi trường nước mặt của tỉnh

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cảithiện môi trường nước mạt của tỉnh trong thời gian tới

Phần II

Trang 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ – LÝ LUẬN

2.1.1 Cơ sở lý luận

Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là

sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân Nguồn nước bị ônhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiềubệnh tật cho con người Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi môi trườngnước bị suy giảm về số lượng và chất lượng

Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2phương diện: Phương diện vật lý, hoá học thể hiện chất lượng môi trường vàphương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các tácđộng của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khoẻ con người,kinh tế và phúc lợi xã hội Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai rò như mộtbản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người,thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình raquyết định bảo vệ phát triển bền vững Một trong những mục tiêu quan trọng củaviệc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nâng caonhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích vàthúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham rabảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ môitrường

Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối thập

kỷ 70 Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm

Trang 7

đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng tàinguyên thiên nhiên Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắtđầu thực hiện từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiệncông tác này Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt độngnhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tàinguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữlượng nước Quốc gia Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước,

cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho cáchoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gâyảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước

Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ta cần tìm hiểu một sốkhái niệm về ÔNMT, ÔNMT nước, nguyên nhân và các dạng ô nhiễm môi trườngnước mặt chủ yếu:

ÔNMT là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại

TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xungquanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quy định dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước

ÔNMT nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước gây ảnh hưởngđến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật Khi sự thay đổithành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi phép thì sự ô nhiễmnước đã một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Trang 8

Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sựhuỷ hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên Môi trườngnước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước,ảnh hưởng lớn tới co người và các sinh vật khác.

Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông suối,kênh rạch Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN

và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao Nguồn gây ra

ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giaothông thuỷ và sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiêu đặc trưng sau:

Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáynguồn

 Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…)

 Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ,xuất hiện các chất độc hại,…)

 Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá đểoxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào

 Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng Có xuất hiện các vi trùng gâybệnh

Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là:

Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước.Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD

Trang 9

Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên

có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ

mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa cácnguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn,các nguyên tố vết

Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito,Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vậtbậc thấp (rong, tảo,…) Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làmgiảm oxy trong nước Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm

Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các thuỷvực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn Ô nhiễm kimloại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sốngcủa con người và sinh vật Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ănvào cơ thể động vật và con người

Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh hoạt,đặc biệt là nước thải bệnh viện Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh

sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật

Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bónhoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bónhóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan truyền và tích luỹtrong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thểngười và động vật theo chuỗi thức ăn

2.1.2 Cơ sở pháp lý

Trang 10

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống

và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khácnước cũng có thể gây ra những tai hoạ cho con người và môi trường Do vậy việcquản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thácnguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này Các biện pháp mang tínhchất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phânphối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước

Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở 2 bộ là

bộ TN & MT và bộ NN & PTNT Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tàingyên nước đang có hiệu lực:

 Các văn bản mang tính Quốc gia:

Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông quangày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/07/2006 Luật tài ngyên nước

do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998

Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam-các tiêu chuẩn chất lượng nước sông, hồ(ban hành 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005)

Nghị định 80/ NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc qui định chitiết hướng dẫn thi hành một số điều cả Luật Bảo vệ môi trường

Nghị dịnh 81/ NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 11

Thông tư 08/2006 TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môitrường hường dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và cam kết bảo vệ môi trường

Luật tài nguyên nước do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông quangày 20/5/1998

Nghị định của chính phủ số 175/1999/NĐ-CP quy định việc thi hành Luật tàinguyên nước

Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Dự kiến kế hoạch pháttriển tài nguyên nước đến năm 2020 (Bộ NN & PTNT, 06/1998)

Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 quy định

cụ thể về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thảivào nguồn Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24/06/2005 hướng dẫn thihành Nghị định này

Phương hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước đến năm 2020

Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

 Các văn bản pháp lý quản lý tài nguyên nước trong lưu vực và địaphương:

Cam kết bảo vệ môi trường của 6 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nam)thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy

Trang 12

Quyết định số 1594/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch

và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2010 vàcác giải pháp thực hiện giai đoạn 2015 – 2020

Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND V/v ban hành Quy định về bảo vệ môitrường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa có được chính sách và chiến lược PTBV

và quản lý tổng hợp tài nguyên nước Việc phân công quyền hạn, trách nhiệm vàphối hợp các đầu mối quản lý và sử dụng tài nguyên nước còn nhiều tồn tại Nhưtrong nghị định 91/2003/NĐ – CP lại giao cho Bộ NN & PTNT quản lý vật thểchứa nước gây ra khó khăn cho việc quản lý thống nhất tài nguyên nước

2.2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC MẶT THẾ GIỚI

Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối Trong đónước đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở các cực

và 0,6% ở các bể chứa khác Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ có hơn10% ở Bắc cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng Lượng nước ngọtchúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ, nước ngầm chỉ khoảng 2 triệu dặmkhối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có 36.000 km3 còn lại là nướcngầm Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng hiện nay gặp rấtnhiều khó khăn và tốn kém Do vậy nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước Nhữngnghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025,

Trang 13

2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trongkhi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễmhữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông có nồng độ

DO thấp (<55% bão hoà); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ(BOD khoảng 3mg/l, COD khoảng 18mg/l)

Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% số con sông trên Thế giới có nồng độnitrat rất cao (9 ÷ 25mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO(10mg/1) Khoảng 10% các con sông có nồng độ phospho từ 0,2 ÷ 2mg/1 tức caohơn 20 ÷ 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm hiện nay trên Thế giới có

30 ÷ 40% số hồ chứa bị phú dưỡng hoá Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha

và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và Mehico cũng bị phú dưỡng hoá Tuy nhiên các

hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phúdưỡng

Ô nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ khai thác,các ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp.Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không hoà tan trong nước tăngdần từ đầu thế kỷ đến 1960, sau đó lại giảm dần nhờ các biện pháp xử lý nước thải.Nồng độ Hg, Cd, Cr,Pb trong các năm 1990 tương ứng là 11mg/1, 2mg/1, 80mg/1,200mg/1 Nồng độ các nguyên tố này vào những năm 1960 tươn ứng là 8mg/1,10mg/1, 600mg/1, 500mg/1 Đến năm 1980 nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong nướcsông Rhine là 5 mg/l, 20 mg/l, 70 mg/l, 400 mg/l

Trang 14

Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: có khoảng 25% số trạm quan trắc toàncầu phát hiện các hoá chất hữu cơ chứa Cl- như DDT, Aldrin, Dieldrin và PBC vớinồng độ < 10 mg/l Tại một số dòng sông nồng độ các hoá chất này khá cao (100 ÷

1000 mg/l) như sông Irent ở Anh, hồ Biwa và Yoda ở Nhật Ô nhiễm do Clo hữu

cơ nặng nhất trên 100 mg/l là ở một số sông thuộc Columbia (DDT & Dieldrin)Indonexia (PCB), Malaixia (Dieldrin) và Tazania (Dieldrin)

Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi sinhvật, nó là nguyên nhân gây ra cái chết 25000 người/ngày ở các nước đang pháttriển Sông Yamune trước khi chảy qua New Delhhi có 7500 feacalcoliform/100ml, sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới24.000.000/100ml

Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng Có đếnhơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nướcsạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh Đây là các vấn đề quantrọng nhất trong tất cả vì ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ con người là rất lớn:chúng là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp mắc bệnh ỉa chảy hàng năm

và từ đó dẫn đến cái chết của hơn 2 triệu trẻ em, 2 triệu đứa trẻ này có thể sống sótnếu như chúng được sử dụng nước sạch và sống trong điều kiện hợp vệ sinh Bất cứthời gian nào khoảng 2 triệu người bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệungười bị mắc bệnh giun móc Bệnh ta, bệnh thương hàn cũng liên tiếp tàn phá hạnhphúc con người

Như vậy nguồn nước mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng vàảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người

Ngày đăng: 24/04/2013, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w