1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm hiểu danh nhân văn hoá nguyễn trãi

40 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".Năm 14

Trang 1

Tìm hiểu danh nhân văn hoá

Nguyễn Trãi

Trang 2

Nguyễn Trãi (1380- 1442) ngôi sao Khuê của văn

hóa Việt Nam

Trang 3

I/ Tiểu sử và cuộc đời

 Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, con trai Nguyễn Phi Khanh, một nhà văn xuất sắc thời Trần- Hồ, cháu ngoại Trần Nguyên Đán tể tướng cuối triều Trần Ông quê Chi Ngại, Phượng Sơn, Hải Dương,

nhưng sinh ra và lớn lên ở Thăng Long Năm

Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất Sau đó

không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất Ông về

ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê.Năm 1400,

để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.

Trang 4

Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20

tuổi Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được

Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại Cha

con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi

Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.

Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên

giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.Nhân lúc vắng vẻ,

Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: Con là người có học, có

tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha Như thế

mới là đại hiếu Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?

Trang 5

Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt Thượng thư nhà Minh

là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ

dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.Sau một thời gian bị

giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình

Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người".Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên

mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm) Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai Hai

nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.

Trang 6

Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm) Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo

Thiên ở Đông Quan Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ

phải lo".Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ

nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm

trước hết là chăn nuôi nhân dân:- Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.

Trang 7

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho

theo họ Lê của vua.

Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên

Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn

Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng

bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra Tuy nhiên cũng

từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.

Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ

từ việc muốn thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các tướng có xuất thân họ

hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn và Phạm

Văn Xảo Hơn nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người từng tham gia khởi nghĩa Lam

Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long

(được Lê Sát ủng hộ).

Trang 8

Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ

nỗi bi phẫn, trong đó có câu:

Hư danh thực hoạ thù kham tiếu, Chúng báng cô trung tuyệt khả liên

Dịch:

Danh hư thực họa nên cười quá, Bao kẻ dèm pha xót người trung

Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước

Ông buồn, xin về Côn Sơn Đó là vào những năm 1438 - 1440

Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho

nhiều công việc quan trọng Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra

vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm

1442 Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan

Trang 9

II/Vụ án Lệ Chi Viên

 Đền Kiếp Bạc_ Hải

Dương

Án Lệ Chi Viên , tức vụ án vườn vải , là vụ

án mà Nguyễn Trãi bị

vu oan và bị tru di tam tộc

Trang 10

Ngày 1/ 9/ 1442, vua Lê Thái Tông, đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua

Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi

viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình,

tỉnh Bắc Ninh Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị

bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua.Ngày 19/

9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc

Trang 11

*Truyền Thuyết

 Có truyền thuyết một thời cho rằng lúc (theo

truyền thuyết thì cha của Nguyễn Trãi là

Nguyễn Phi Khanh cho học trò phát cỏ ở ngò để làm chỗ dạy học cho học trò chứ không phải là

Nguyễn Trãi) Nguyễn Trãi còn dạy học có dự

định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn

nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới

hiểu ra ý nghĩa giấc mơ, ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông chứng

Trang 12

Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà

nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "đại" ("đời") qua

ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến thành rắn bò đi khi bà

Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống sông Nhiều người tin

rằng truyền thuyết này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn

Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết

của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng

tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần Họ cho rằng đây là thuật tuyên

truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân Ngày nay truyền thuyết này bị bác

bỏ và không được xác chứng

Trang 13

nguyên nhân đích thực của vụ thảm án này Chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh, vợ thứ vua

Lê Thái Tông

Trang 14

Ngôi thái tử

 Ngoài suy đoán căn cứ vào sử sách, mới đây

các nhà nghiên cứu tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà

Hậu Lê (công bố trong tác phẩm "Nhìn lại lịch sử" của Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ) và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh

Liệt để lại Bài thơ được viết bằng chữ Hán

nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua

Lê Thái Tông.

Trang 15

Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi

nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai

Con lớn nhất là Lê Nghi Dân , con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (

Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư

Thành ( Lê Thánh Tông sau này) Vì các

hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái

tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông

Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.

Trang 16

Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử

dù còn rất nhỏ Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi

Dân mà lập Bang Cơ Bà mẹ của Khắc Xương vốn

không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị

rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung

và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại

lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.

Trang 17

Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ

Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi

đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.

Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước

Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan

uổng của mình và phải thụ án.

Trang 18

Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đình

Nguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói: "Ta hối không nghe lời Thắng, Phúc" Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những

người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai

người này.Chính bởi ngôi vua của Lê Nhân Tông có phần

"không chính" nên sau này, năm 1459 , con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh Trong bài chiếu lên ngôi,

Nghi Dân nói rõ: "Diên Ninh (niên hiệu của vua Nhân

Tông) vốn không phải là con của tiên đế (Thái Tông) "

Trang 19

Dù sao đi nữa, chuyện Bang Cơ có phải con vua Thái Tông thực hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông

đã định, bởi thế những người phản lại như

Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là "nghịch", là trái lẽ.

Trang 20

Được minh oan

 Theo một số nghiên cứu gần đây, thủ phạm gây ra cái chết của vua Thái Tông chính là hoàng hậu Nguyễn Thị Anh và

bà đã đổ tội cho Nguyễn Trãi

Tuy nhiên, ngay đương thời đã có nhiều người biết việc oan khuất của Nguyễn Trãi Hơn 10 năm sau, mẹ con vua Nhân Tông bị người con cả Thái Tông là Nghi Dân giết chết để giành lại ngôi vua Nhưng rồi Nghi Dân nhanh chóng bị lật

đổ Người con thứ của Thái Tông là Khắc Xương từ chối ngôi báu nên người con út là Tư Thành được vợ chồng

Nguyễn Trãi cứu thoát trước kia, nay được Nguyễn Xí rước lên ngôi, tức là Lê Thánh Tông

Trang 21

Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi Con cháu ông được tìm lại và bổ dụng

Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh

Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ

gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày mất của

Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ.Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai

tâm thượng quang Khuê tảo" (tấm lòng Ức Trai sáng

như sao Khuê) Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi.

Trang 22

 Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa

thế giới.

Trang 23

 Các tác

phẩm văn

thơ

Trang 24

Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng

Vụ án Lệ Chi Viên Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến,

(thiên cổ hùng văn )được viết sau khi nghĩa quân

Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống

phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc.

Trang 25

Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những

thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân

Minh Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam

Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều

thành.

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa

nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu

lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.

Trang 26

Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác

phẩm khác như, Ức Trai thi tập,, Dư

địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi,

Ngọc Đường di cảo.

Tác phẩm Gia huấn ca được người đời

truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác

đáng.

Trang 27

Nội dung THƠ VĂN

 Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú Đây chỉ nói vắn tắt một vài khía cạnh Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương Bắt đầu là những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương Rau muống, mồng tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía đều thành vần

điệu Đào, liễu, tùng, trúc cao sang đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên

Không chút gì phân biệt sang hèn Tất cả đều được lòng ông trìu mến Ông nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết

xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen”.

Trang 28

Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh

nước thì gánh luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt

đeo về") Bầu trời không mây, trong suốt một màu xanh, ông

thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu") Thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi") Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là láng

giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con ", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam" Có lúc, ông như hòa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm Ta nghe như

tiếng đàn cầm bên tai, Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn" (Côn Sơn ca)

Ngày đăng: 29/12/2015, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w