1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Các nhân tố của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

27 844 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 259,17 KB

Nội dung

Sự cân bằng cung - cầu do giá cảthị trường điều tiết sẽ tác động trở lại các nhân tố trên và dẫn tới kết quả của sự sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế... Xuất phát từ thực tế ở cá

Trang 1

Các nhân tố của sự tăng

trưởng và phát triển kinh tế

Trong đó: Y là sản lượng, còn Xi (i = 1, 2, , n) là các biến số đầu vào thể hiện các nhân

tố đều chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung - cầu Một số nhân tố thì ảnh hưởng tớimức cung, một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cầu Sự cân bằng cung - cầu do giá cảthị trường điều tiết sẽ tác động trở lại các nhân tố trên và dẫn tới kết quả của sự sản xuất,

đó là sản lượng của nền kinh tế

Trang 2

Trên sơ đồ 1.2, các biến số đóng vai trò của các nhân tố quyết định tổng mức cung (S),

mà sự biến đổi vật chất và giá trị của nó tạo thành tổng sản lượng của nền kinh tế Đó làcác yếu tố sản xuất Còn các yếu tố quyết định đến tổng mức cầu (D) thực chất đó là cácnhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản lượng thông qua sự cân bằng về cung - cầu (E)

Thực chất của việc tiếp cận đến nguồn gốc của sự tăng trưởng là xác định nhân tố nào làgiới hạn của sự tăng trưởng, giới hạn này do cung hay do cầu?

Các nhà kinh tế đặt nền móng cho các học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng và kinh tế họcnói chung như Adam Smith, Jean Baptiste Say, David Ricardo cho đến Alfred Marshall

và ngay cả Karl Marx cũng đều xây dựng các lý thuyết dựa trên quan điểm nghiêng vềcung chứ không phải là cầu Trong một giai đoạn nhất định (ngắn hạn) sự khan hiếm củatài nguyên (nguồn đầu vào) hay sự thiếu cung, luôn luôn là giới hạn của sự tăng trưởng,nhất là khi sức sản xuất còn thấp

Còn theo trường phái kinh tế học hiện đại, mà xuất phát là Keynes thì mức sản lượng

và việc làm là do cầu quyết định Điều này được lý giải sản lượng của nền kinh tế luôn

ở dưới mức tiềm năng, tức là nền kinh tế còn các nguồn lực tiềm năng, công nhân thấtnghiệp ở mức tự nhiên, vốn tích luỹ lớn, công suất máy móc chưa tận dụng hết Đó là

do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, năng suất luôn được nâng cao Do đó cungkhông phải là vấn đề giới hạn của sự gia tăng sản lượng, mà ở đây nó phụ thuộc vào cầu

Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn những nước quá nghèo, chưa đáp ứng được nhu cầu

cơ bản của nhân dân Song lại có những nước quá giàu đã đáp ứng được nhu cầu của đấtnước và đang mở rộng thị trường ra khỏi biên giới để nhằm đẩy mạnh tăng trưởng Vìvậy mỗi quan điểm trên đều có giá trị trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện riêng biệt củamỗi quốc gia

Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển, cung vẫn chưa đáp ứng đựơc cầu, sựgia tăng sản lượng phải bao gồm sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất theoquan hệ hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất đai và nguyên liệu, kĩ thuật vàcông nghệ

Y = F( K,L,R,T )

Trong đó:

K: là vốn

L: là lao động

R: là đất đai và tài nguyên

T: là tiến bộ của kĩ thuật và công nghệ

Trang 3

Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào sản lượngcác yếu tố đầu vào trong điều kiện trình độ kĩ thuật và công nghệ nhất định Mỗi yếu tố

có vai trò nhất định, do trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nơi, mỗi lúc quyết định:

Nguồn vốn:

Vốn sản xuất và vốn đầu tư

Vốn sản xuất: Là một bộ phận của tài sản quốc dân bao gồm :

- Tài nguyên thiên nhiên

- Tài sản được sản xuất ra

- Nguồn nhân lực

Tài sản được sản xuất ra bao gồm toàn bộ của cải vật chất được tích luỹ lại qua quá trìnhphát triển kinh tế của đất nước Những tài sản này được chia ra làm 9 loại:

• 1 Công xưởng nhà máy

• 2 Trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng

• 3 Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

đó 4 loại tái sản đầu được gọi là vốn cố định, loại thứ 5 là tài sản tồn kho

Vốn đầu tư và hình thức đầu tư

Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là hoạt động trong thời gian dài và bị hao mòndần, đồng thời do nhu cầu về tài sản ngày càng tăng thêm về tài sản cho nên cần phảitiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sảnmới Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư

Trang 4

Vốn đầu tư được chia làm 2 loại: đầu tư cho tái sản sản xuất và đầu tư cho tài sản phisản xuất Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất gọi là vốn sản xuất, đó là chi phí để thay thếtài sản cố định bị thải loại để tăng tài sản cố định mới và để tăng tài sản tồn kho.

Như vậy hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất vàtạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hóa vốn thành các tài sản phục vụcho quá trình sản xuất Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới 2 hình thức:

- Đầu tư trực tiếp :là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trìnhhoạt động và quản lí đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạtđộng của các loại vốn mà họ bỏ ra Hoạt động đầu tư này có thể dưới các hình thức hợpđồng: Hợp đồng, liên doanh công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quảcho bản thân người có vốn cũng như xã hội, nhưng ngời có vốn không tham gia trực tiếpquản lý hoạt động đầu tư, dưới hình thức: cổ phiếu, tín phiếu

Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng có 3 phương thức đầu tư mới được áp dụng ởViệt Nam:

+ B - T - O: Phương thức Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

+ B - O - T: Phương thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

+ B - T: phương thức Xây dựng - Chuyển giao

(B - Build, T - Transfer, O - Operate)

Cả 3 phương thức đầu tư trên là những hợp đồng kí giữa Chính phủ với các nhà đầu tưnhằm áp dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng

Các nguồn hình thành vốn đầu tư :

Tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vốn đầu tư

Toàn bộ thu nhập của một nước (GNP) trong quá trình sử dụng được chia làm 3 quĩ lớn:quĩ bù đắp, quĩ tích luỹ vốn và quĩ tiêu dùng Quĩ bù đắp và quĩ tích luỹ là nguồn để hìnhthành vốn đầu tư, trong đó quĩ đầu tư là bộ phận quan trọng nhất Toàn bộ quĩ tích luỹđược hình thành từ các khoản tiết kiệm Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng pháttriển thì tỷ lệ tích luỹ càng tăng Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước

có thu nhập thấp thì qui mô và tỉ lệ tích luỹ đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triểnkinh tế ngày càng đòi hỏi nguồn vốn lớn Điều đó đặt ra cần thiết phải có nguồn hỗ trợvốn từ nước ngoài :

Trang 5

Nguồn vốn đầu tư trong nước

* Tiết kiệm của Chính phủ (Sg) : Là tiết kiệm của ngân sách nhà nước (Sgh) và tiết kiệmcủa các công ty Nhà nước (Sge)

* Tiết kiệm của các công ty (Se): được xác định trên cơ sở doanh thu và các khoản chiphí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

* Tiết kiệm của dân cư (Sh): Phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu hộ gia đình

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

* Viện trợ phát triển kinh tế (ODA):

ODA được gọi là nguồn vốn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nướchay địa phương ) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho phát triển kinh tế

và phúc lợi xã hội của các nước này

Nội dung viện trợ ODA bao gồm

- Viện trợ không hoàn lại : Thường chiếm 25% tổng vốn ODA

- Hợp tác kĩ thuật

- Cho vay ưu đãi, bao gồm:

+ Cho vay không lãi

+ Cho vay với lãi suất ưu đãi từ : 0,5 - 5% /năm, trả vồn sau 3 - 10 năm, hoàn vốn trongthời gian 10 - 15 năm

* Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO):

Viện trợ NGO là các viện trợ không hoàn lại, trước đây viện trợ này chủ yếu là vật chất,đáp ứng những nhu cầu nhân đạo :

Cung cấp thuốc men cho cá trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiêntai Hiện nay, loại viện trợ này lại được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình pháttriển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và tiền mặt

* Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

Đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, lànguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế FDI không chỉ cung cấp vốn,

Trang 6

mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và tìm thịtrường tiêu thụ Mặt khác FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Do

đó thu hút và khai thác tốt nguồn vốn này sẽ giảm nợ nước ngoài đối với các nước đangphát triển

Tác động của vốn đến tăng trưởng kinh tế :

Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đối trong chi tiêu, do đó những thay đổi trong đầu

tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn việclàm Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên Sự thay đổi này làm cho tổng cầu dịchchuyển: Trên sơ đồ 1.3 mô tả đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0đến AD1 Do đó làmcho mức sản lượng cũng biến động từ P0đến P1

Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị, phươngtiện vận tải mới được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế

Sự thay đối này tác động đến tổng mức cung Trên sơ đồ 1.4 mô tả vốn sản xuất sẽ làmtăng tổng cung chuyển dịch từ AS0đến AS1làm cho mức sản lượng tăng từ Y0đến Y1

và mức giá giảm từ P0đến P1

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4

Tác động vốn đầu tư Tác động của vốn sản xuất

xuất đến tăng trưởng đến tăng trưởng

Lao động với phát triển kinh tế :

Nguồn lao động và các nhân tố ảnh hưởng

Nguồn nhân lực và nguồn lao động

Trang 7

Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định củapháp luật có khả năng tham gia lao động.

Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số trong

độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động đang làm việcthường xuyên trong nền kinh tế quốc dân

Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động:

* Dân số: Được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu củanguồn lao động

* Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Đây là số % của dân số trong độ tuổi lao động thamgia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực Nói lên tình trạng số người trong

độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang việc nội trợ hoặc đangtrong tình trạng khác

* Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp:

Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việclàm, nó sẽ ảnh hưởng đến số người đang làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt độngcủa nền kinh tế

ở các nước đang phát triển, số ngời làm việc trong khu vực nông thôn hoặc khu vựcthành thị không chính thức tuy có việc làm nhưng với năng suất thấp, thời gian làm việc

Trang 8

không đầy đủ mà phần lớn mà là chia việc để làm, do vậy để biểu thị loại thất nghiệpnày người ta gọi là thất nghiệp trá hình

* Thời gian lao động : thường được tính bằng số ngày làm việc trong một năm, số giờlàm việc trong tuần hoặc số giờ làm việc trong ngày Xu hướng chung là thời gian làmviệc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao

Các yếu tố ảnh hởng đến chất lượng lao động :

Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triểnkinh tế Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho laođộng có năng suất cao hơn Chất lượng được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sứckhoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động tốt hơn

Vai trò của lao động với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đặc điểm lao động ở các nước đang phát triển

* Số lượng lao động tăng nhanh

* Phần lớn lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp

* Hầu hết người lao động chưa được sử dụng

Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế

* Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế: Lao động, một mặt làmột bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quátrình sản xuất Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số những người được hưởnglợi ích của sự phát triển

* Lao động với sự tăng trưởng kinh tế:

Một mặt, lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu về số lượnglao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ Người lao động và sự kết hợp giữa lao độngvới các yếu tố đầu vào khác để làm tăng mức sản lượng đầu ra

Mặt khác, lao động lại thể hiện tập trung qua mức tiền lương của người lao động Khitiền lương của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản xuất tăng phản ánh khả năngsản xuất tăng lên Đồng thời khi mức tiền tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng củangười lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng lên

Trang 9

Tài nguyên và môi trường với sự tăng trưởng kinh tế

Phân loại tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có thể khai thác, chếbiến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất

* Theo công dụng bao gồm:

- Nguồn năng lượng

* Theo khả năng tái sinh, bao gồm:

- Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Nguồn tài nguyênrừng và các loại động thực vật

- Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: Nguồn năng lượng mặt trời,thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí

- Tài ngyuên không có khả năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui mô khôngđổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng hết dần như các loại khoáng sản, dầukhí

Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.

* Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩusản phẩm thô, đó là những sản phẩm có được từ nguồn tài nguyên chưa qua sơ chế hoặc

ở dạng sơ chế Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp,công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến

Trang 10

* Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tíchluỹ vốn và phát triển ổn định Việc tích luỹ vốn đối với hầu hết các nước đòi hỏi phảitrải qua một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hútvốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên với những nước đã được thiên nhiên ưu đãi nguồntài nguyên lớn, đa dạng có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác cácsản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hoá nền kinh tế tạo nguồn vốn tích ban đầu cho

sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Sự giàu có về tài nguyên, là cơ sở

để phát triển nhiều ngành kinh tế, ít bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vốn là một yếu

tố không ổn định trên thị trường thế giới Điều này cho phép những nước có nguồn tàinguyên phong phú có thể tăng trưởng trong những điều kiện ổn định.Trong khi nhữngnước ít may mắn hơn về tài nguyên phải căng thẳng để điều chỉnh sự lên xuống về giá

cả khi phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu

Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

* Cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động của con ời

ngư-Loài người đã trải qua hàng nghìn năm trong giai đoạn thứ nhất của nền văn minh, giaiđoạn của nền nông nghiệp thủ công với công cụ lao động chủ yếu công cụ thô sơ sửdụng nguồn năng lượng của cơ thể và xúc vật

Giai đoạn thứ hai của nền văn minh nhân loại là giai đoạn của nền sản xuất cơ khí hoá

Sự phát triển của giai đoạn này gắn liền với những thành tựu khoa học kĩ thuật giúp chocon người khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng to lớn trong thiên nhiên vào cáchoạt động sản xuất (tự động hoá các vận động cơ giới bằng các nguồn năng lượng) Đó

là đặc trưng chủ yếu của công cụ lao động trong giai đoạn văn minh cơ khí hoá

Ngày nay với máy tính điện tử, với các thiết bị điều khiển tự động, với các rô bốt thôngminh, loài người đang tiến tới giai đoạn thứ ba của nền văn minh nhân loại, đó là tựđộng hoá quá trình hoạt động kinh tế với sự giúp đỡ của tin học

* Cách mạng khoa học kĩ thuật đưa văn minh đến cho cuộc sống con người:

Cách mạng công nghệ không ngừng cải thiện lao động của con người từ lao động chântay với việc áp dụng ngày càng phổ cập kĩ thuật cơ giới hoá và tự động hoá, đến việclao động trí óc với việc thâm nhập ngày càng rộng rãi các máy tính và các phương tiệnthông tin viễn thông vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội

Cách mạng công nghệ có ảnh hưởng to lớn đến lối sống con người Các dụng cụ giađình dần dần được tự động hoá và điện tử hoá, các dịch vụ gia đình được cung ứng tiệnlợi, đã làm giảm nhẹ rất nhiều công việc nội trợ của phụ nữ, để họ giành nhiều thời giancho công việc khác như giáo dục con cái, học tập, giải trí, sinh hoạt xã hội

Trang 11

Với các phương tiện nghe nhìn và thông tin hiện đại đang hình thành một kết cấu hạtầng văn hoá mới, có thể giao tiếp truyền đạt đi khắp nơi trên thế giới

* Cách mạng khoa học kĩ thuật tác động đến quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới

cả chiều sâu lẫn chiều rộng Những vấn đề như : Năng lượng, môi trường, nguyên liệusản xuất, dân số lương thực thực phẩm, các căn bệnh dịch hiểm nghèo không còn làvấn đề của từng quốc gia mà ngày càng có tính toàn cầu Để khai thác vũ trụ, nam cực,đại dượng, chế ngự bầu khí quyển cần phải có sự nỗ lực chung của nhiều nước Cáchmạng khoa học kĩ thuật đã mở ra những khả năng to lớn, để khai thác những khả năng

to lớn này các nước cần phải hợp tác với nhau, thể hiện sự gia tăng về phân công laođộng, chuyển giao công nghệ quan hệ xuất - nhập khẩu nhằm phát huy thế mạnh củatừng nước trên thị trường quốc tế

* Cách mạng khoa học - kĩ thuật với sự phát triển kinh tế theo chiều sâu:

Trước đây tồn tại một thời gian quan điểm sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vàocác yếu tố tài nguyên, vốn sản xuất và lao động, đó là quan điểm phát triển kinh tế theochiều rộng

Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX khi bước vào giai đoạn 2 của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ lần thứ 2, đứng trước vấn đề môi trường và sự cạn kiệt tài nguyênthì những yếu tố khoa học công nghệ trở nên quan trọng Đặc điểm của yếu tố này làkhó xác định sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó thể hiện qua việc sử dụng có hiệu quảcác yếu tố khai thác: tăng lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất máymóc, thiết bị Đây là quan điểm phát triển kinh tế theo chiều sâu Quan điểm này đượcthể hiện qua hàm sản xuất của Cobb - Douglas:

Y= T.Lanfa.Kbeta.Rgama

Trong đó:

Y: Kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế (GDP)

anfa, beta, gama : Tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào

T: Khoa học - công nghệ; L: Lao động; K : Vốn; R: Tài nguyên

Hàm sản xuất này phân biệt 2 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất là nhữngyếu tố này tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: K, L, R Thứ hai là yếu

tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố trên, đó là T

Trang 12

Ngoài các yếu tố sản xuất, ngày nay người ta còn đưa ra một loạt các nhân tố kinh tếkhác tác động tới tổng mức cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, chất lượng lao động,khả năng tổ chức quản lý.

Các nhân tố phi kinh tế :

Khi đề cập đến khái niệm phát triển kinh tế, ngoài những tiêu chuẩn thông thường đểđánh giá sự tiến bộ xã hội, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể trong cộng đồng

xã hội Điều đó đôi khi trở thành mục tiêu của các quốc gia dân tộc, tạo ra một động lựcmạnh hơn cả những thế lực kinh tế thông thường, hoặc chi phối và làm biến dạng nhữngqui luật của các mối quan hệ kinh tế vốn có Đương nhiên các tác động đó cùng chiềuthì tạo ra sự thúc đẩy ,ngược lại thì sẽ cản trở, xung đột

Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp có ảnh hưởng tới

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi là các nhân tố phi kinh tế Nó có đặc điểm :

- Không thể lượng hoá được các ảnh hưởng của nó

- Phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách táchbiệt rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng

Cơ cấu dân tộc.

Đề cập các tộc người khác nhau cùng sống tạo nên một cộng đồng quốc gia Cơ cấunày có thể chia theo chủng tộc (sắc tộc , bộ tộc) theo khu vực sinh sống lâu đời tạo nênnhững khác biệt nhất định (miền núi, miền thảo nguyên, miền đồng bằng ) theo tỉ trọng

số lượng trong tổng số dân số (thiểu số, đa số )

Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn minh, vềmức sống vật chất và về địa lí, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng

Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho dân tộcnày nhưng bất lợi cho dân tộc khác Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra xung đột giữacác dân tộc Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng

nó đảm bảo được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục sự xung đột

và sự mất ổn định chung của cộng đồng Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trìnhtăng trưởng và phát triển kinh tế

Cơ cấu tôn giáo.

Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một tôn giáo Trongmột quốc gia có thể có nhiều tôn giáo Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lí tư t-ưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lí -xã hội

Trang 13

riêng của dân tộc Nhưng ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự biến đổicủa sự phát triển của xã hội Những thiên kiến của tôn giáo nói chung thường có ảnhhưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể có sự hoà hợp, nên có chínhsách đúng đắn của Chính phủ.

Đặc điểm văn hoá - xã hội.

Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát triển của đất nước.Nói đến văn hoá dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều mặt từ các tri thứcphổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân loại về khoa học nghệ thuật văn học, lốisống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những tập tục tốt đẹp đã xây dựng được,

mà mọi người thừa nhận từ lâu đời Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ vănminh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia

Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố

về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và công nghệ, của trình độ quản lí kinh tế - xãhội Vì thế trình độ văn hoá cao là mục tiêu của sự phát triển Để phát triển lâu dài và

ổn định, đầu tư cho phát triển văn hoá được coi là đầu tư cần thiết nhất và đi trước mộtbước so với đầu tư sản xuất

Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội :

Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng, nhằm điều chỉnh cácmối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra Thể chế đượcthông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc quản lí kinh tế -xã hội, cácluật pháp, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện

Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu

và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng vàphát triển nhanh chóng Ngược lại một thể chế không phù hợp, sẽ gây ra những cản trở,mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ kinh tế cơ bản làm cho nền kinh

tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra xung đột chính trị, xãhội Một thể chế phù hợp với phát triển hiện đại phải thể hiện ở các mặt:

+ Phải có tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo luôn thích nghi được với những biến độngphức tạp do tình hình thế giới và trong nước khó lường trước

+ Phải đảm bảo sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột

có thể xảy ra trong quá trình phát triển

Ngày đăng: 29/12/2015, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w