1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam

39 764 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 8,36 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC

LỜI MỞ ĐẦU se S912 TH xrrrrrrrie 3 PHAN 1 DONG GOP CUA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIÊN KINH TẾ VIỆT NAM - 2-52 s+EE£SEE+EEEEEEEEESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrerke I 1 Il PHAT TRIEN KINH TE CUA VIET NAM 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Tài nguyên thiên nhiên 1.1 Khái nệm 1.2 Phân loại 1.3 Phan bo

Sự tác động qua lại giữa TNTN-Tăng tưởng kinh tế

2.1 TNTN giúp tăng trưởng kinh tế

2.2 Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ NANANRRAA Các nguồn tài nguyên ở VN và thực trạng đóng góp 1.1 Tài nguyên đất

1.2 Tài nguyên nước 1.3 Tài nguyên biển 1.4 Tài nguyên rừng 1.5 Tài nguyên sinh vật 1.6 Tài nguyên du lịch : 1.7 _ Tài nguyên khoáng sản

2 Phần đóng góp hiện nay của ngành tài nguyên môi trường trong tông thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế là chưa phản ánh đúng nguôn lực của tài nguyên và môi trường của đất

nưỚc 13

3 Cơ hội đóng góp cho thu ngân sách trong tương lai 14 4 Đóng góp gián tiếp của ngành tài nguyên và môi trường 14

II ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỀ GIÚP PHÁT TRIÊN

KINH TE 15 1 Kinh tế hoa dé tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu

ngân sách và GDP .l§

2 Phát triển “bình đăng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 16 3 Nhiệm vụ căn cốt trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường 18 4 Hoàn thiện hơn các bộ luật điều chỉnh có liên quan J9 PHAN 2 DONG GOP CUA LAO DONG TRONG TANG TRUONG VA PHAT TRIEN KINH TẾ Ở VIỆT NAM „„ 20 I CƠSÖLÝ LUẬN .20 I _ Các khái niệm .20 2 20 20 20 20 21 1.1 Lao động 1.2 Nguồn lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động 2.1 Ảnh hưởng đến số lượng lao động .-

2.2 Nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động

Trang 2

-1-3 Vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế :-5+: 23 3.1 Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế đất nước

3.2 Vai trò của lao động với quá trình phát triển kinh tế đất nước

II TAC DONG CUA LAO DONG DEN VIEC TANG TRUONG VA PHAT TRIEN KINH

TE O VIET NAM 24

1 Khái quát tình hình lao động ở Việt Nam

1.1 Số lượng lao động “

1.2 Chất lượng lao động 2-©-2++2E+2EE+2EE2EE227112711271E27117112711711 111.1

2 Đánh giá sự tác động của lao động đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế ở VN 2.1 Xét đến sự thay đôi về số lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế

2.2 Sự đóng góp của chất lượng nguồn nhân lực với quá trính tăng trưởng và phát triền 30

2.3 Tác động của lao động đến việc nâng cao mức sống ‹ Con ngườ

2.4 Một đóng góp rất quan trọng của lao động đói với nền kinh tế là yếu tố thu hút vốn

đầu tư nước ngoài 35

I | MOT SO GIAI PHAP DE SU’ DUNG NGUON LAO DONG CO HIEU QUA

008 cam

Trang 3

LOI MO DAU

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đề phát triển kinh tế, nó không chỉ cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội mà còn phục vụ cho nhu cầu sống trực tiếp của con người Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào

nguồn tài nguyên Những nguồn tài nguyên quý giá như: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước Rất nhiều nước phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài

nguyên đề xuất khẩu đôi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại, Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền

vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương Có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rap Xê út, lran, Iraq, Kuwait Tuy nhiên, các nước

sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có

hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế

giới về quy mô

Điều đó chứng tỏ tài nguyên không phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của môi quốc gia mà nó còn phụ thuộc vào nguồn lao động của quốc gia đó Mỗi quốc gia có một nguồn lao động khác nhau về cả số lượng lẫn chất lượng Nhiều quốc gia đã sử nguồn lực lao động của mình rất có hiệu quả góp phần làm tăng trưởng

kinh tế tiêu biểu như : Nhật bản, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Ngoài

những quốc gia nói trên là những nước có được sự ưu đãi về tài nguyên và có được nguồn lao động đôi dào trong đó có Việt Nam

Trang 4

PHAN I ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG

TANG TRUONG VA PHAT TRIEN KINH TE VIET NAM I COSOLY LUAN

1 Tai nguyén thién nhién

1.1 Khái niệm

* Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người

* Tài nguyên thiên nhiên: Toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời

sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người Tất cả những đạng

vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang tính chất xã hội, được "xã hội hoá" Như thế, nguồn TNTN luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội TNTN có

thé thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp (như không khí đề thở, các loài thực vật mọc tự nhiên ) hay gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến (như các loại khoáng sản, cây lấy gỗ, đất đai ) để sản xuất ra những vật phâm nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội loài người

* Tài nguyên và tài sản quốc gia :

Điều 17, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992, sửa đổi 2001) ghi rõ: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng

biển, thềm lục địa và vùng trời đều thuộc sở hữu toàn dân”

Trang 5

" Quy mô nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện qua trữ lượng thăm đò và trữ lượng khai thác nhưng phần đóng góp của tài nguyên thiên nhiên vào GDP được thể hiện qua khả năng khai thác hằng năm

* Qua trinh sinh trưởng — phát sinh tài nguyên thiên nhiên gắn liền với môi trường tự

nhiên, tạo nên sự cân bằng trong thiên nhiên Nếu khai thác không phù hợp sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây các biến đối bắt lợi cho môi trường Ở các đất nước có thu nhập thấp, vốn thiên nhiên chiếm ti trong rat lớn trong cơ cấu giá

trị tài sản quốc gia Ngược lại, ở các nước phát triển, vốn vô hình (nhân lực, tri thức, công

nghệ ) chiếm tỉ trọng chủ yếu Theo tính toán, vốn thiên nhiên chiếm khoảng 27% tổng giá trị tài sản quốc gia của Việt Nam — cùng nhóm các nước thu nhập thấp theo phân loại của Ngân hàng Thế giới

1.2 Phân loại

Các dạng TNTN chủ yếu bao gồm: tập hợp các nguồn năng lượng (năng lượng Mặt

Trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng của các con sông, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, nguồn thế giới sinh vật (động vật, thực vật), vv TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuât của xã hội

Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có

những TNTN sẽ bị cạn kiệt Trong số TNTN cạn kiệt, nhưng trong khi sử dụng nó có thể

phục hồi (vd: sinh vật khi chưa bị tuyệt chủng) và những tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu khí, vv TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng Nhưng có thé tổng quát phân loại

TNTN thành thành 3 loại:

- _ Không tái sinh (không phục hồi)

- Tai sinh qua tác động của con người (có thể phục hồi)

Trang 6

TAI NGUYEN THIEN NHIEN Không phục hồi Nẵng Gió, Nhiên Khoảng sản

lượng | | thuỷ liệu sẵn kim | | phí kim: cát,

Mặt Trời | tiêu, dònd dưới loại: sắt, đất sét,

trục tiếp | | chãy đất dong, | | photphat

nhôm

Có thể phục hồi

Không khí | | Tải nguyên | | Tải nguyên | binh vật (tai nguyéd trong lanh nước đất sth hoc)

TNTN rất phong phú, da đạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi

1.3 Phan bo

TNTN phân bố không đồng đều trên toàn thế giới và không đồng đều trong cùng một quốc gia Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn TNTN phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu ; trong khi

đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh lại thường có ít TNTN, khí hậu

khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu

Ví dụ Thiên nhiên ưu đãi:

Trang 7

2 Sự tác động qua lại giữa TNTN-Tăng tướng kinh tế 2.1TNTN giúp tăng trướng kinh tế

s* Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguyên vật liệu cho sự phát triển của các ngành

oe

Tài nguyên thiên nhiên tạo sự chủ động, ồn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển các ngành Nguồn TNTN thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong nước Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia ít bị lệ thuộc

hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ồn định, độc lập khi thi

trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ồn

Tài nguyên thiên nhiên đóng góp vào quá trình tích lũy vốn (xuất khẩu)

Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu đùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô đề bán hoặc để đa đạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu

cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

s* Tài nguyên thiên nhiên sẽ sẽ quy định hướng phát triển của kinh tế - xã hội 2.2 Tăng trướng kinh tế và báo vệ tài nguyên thiên nhiên

oe

om

oe "

so

“ “Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có được phát triển,

nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện rất khơng hồn hảo của tiến bộ xã hội” Hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là

để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thai đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng đụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật

Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kẻ vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Song, nếu khai thác nguồn tài

Trang 8

-7-nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mat cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn

của sự tăng trưởng là việc chuyền đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên de doa

và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người

II THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CÚA TÀI NGUYÊN TRONG TĂNG TRƯỚNG

VÀ PHAT TRIEN KINH TE CUA VIET NAM

1 Các nguồn tài nguyên ớ VN và thực trạng đóng góp

Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biến, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch

1.1 Tài nguyên đất

Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục

đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang

sử dụng Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự

nhiên Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung

của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây

4+ Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11

triệu ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất

trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao

su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít )

Đất phù sa màu mỡ đã đưa Việt Nam thành một trong 2 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đất feralit lớn và phân bé tập chung là điều kiện cho cây công nghiệp phát triển đưa

Trang 9

-8-Việt Nam giữa vị trí thứ nhất thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khâu, là một trong những nước xuất khẩu lớn của thế giới

1.2 Tài nguyên nước

+ Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới

4+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dai trên 10

km, mật độ trung bình tir 1,5 — 2 km s6ng/1 km’ dién tich, ctr di doc bo bién

khoảng 20 km lại gặp một cửa sông Tống lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 kmỶ, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 kmỶ Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sơng tồn quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%

4+ Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước

+ Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn

nước có nhiệt độ trên 30°C

Tài nguyên nước đổi dào là cơ hội phát triển giao thông, thủy điện (thuỷ điện Sông Đà thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), chăn nuôi hay đánh bắt thủy hái sản

Trang 10

ha nước mặn Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi

trồng thuỷ sản

Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao,

650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 lồi tơm, 350 lồi san hơ Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng

ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao Trong đó có 3 khu sinh quyền thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha đầm phá

1.4 Tài nguyên rừng

Nước ta có tới 3/4 điện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu

Có khoảng 8000 loài

thực vật bậc cao, 800 loài

rêu, 600 loài nắm, 275 loài

thú, 820 loài chim, 180 loài bò sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển sống trên lãnh thổ Việt Nam Việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là Sao la và

Mang lớn ở Việt Nam là sự kiện lớn chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên

sinh vật Việt Nam

Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm

chậm lũ, điều hoà đòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô

Trang 11

-10-1.5 Tài nguyên sinh vật

s*» Hệ thực vật:

Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nắm, 600 loài rong biển Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300

loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật

liệu trong xây dựng Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28% Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu

s* Hệ động vật:

% Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài

chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá

biển, 12.000 lồi cơn trùng, 1.600 lồi động vật giáp xác, 350 loài động vật da

gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 lồi sa nhơ được biết tên

%4 Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng

3# Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò

tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vugn den, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng,

sếu cổ trụi, cd quam cánh xanh, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng

Tài nguyên sinh vật phong phú tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhất là du lịch sinh

thái, và Việt Nam cũng đang tân dụng điều đó với các festival hoa đà Lạt, du lịch dã

ngoại , nghỉ dưỡng 1.6 Tài nguyên du lịch

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biên, có đông băng và có cả cao nguyên Núi non đã tạo nên những vùng cao

Trang 12

-ll-có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm

Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh) ; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh

Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) ; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nỗi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hai Phong), Sam Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế),

Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500

di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Đặc biệt quần thé di tích cố đô Huế, phố

cô Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn

Trang 13

-12-1.7 Tai nguyén khoang san

4+ Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản Khoáng sản chiếm đến 40% tỉ trọng trong tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên

Các loại khoáng sản có quy mô lớn như : Than, boxit, thiếc, sắt, apatic, đồng, crôm, vàng, đá quý, cát thủy tinh, và đặc biệt là đầu mỏ

Tài nguyên khoáng sản giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công

nghiệp, quy định sự phát triển của các ngành, dựa trên thế mạnh khoáng sản mà một số

ngành công nghiệp của Việt Nam đã phát triển khá mạnh như dầu khí, hóa chất luyện

kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

"Các loại khoáng sản được khai thác chủ yếu vẫn là dầu mỏ, khí đốt và than,

chiếm tỉ trọng 90% sản lượng ngành khai thác mỏ và khai thác đá Những nguồn tài nguyên chưa khai thác là tài sản dự trữ, mang lại lợi thế về đài hạn cho đất nước và các thế hệ tương lai

" Khoáng sản là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng trong công nghiệp, gián tiếp cho

phát tiền dịch vụ, đóng góp khá lớn vào nền kinh tế cũng như là động lực phát triển kinh tế

" Đóng góp của khoáng sản có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua, do giá cả thị

trường của các tài nguyên này tăng và sản lượng khai thác nâng lên, có đầu tư

sâu vào hoạt động thăm dò để phát hiện thêm nhiều mỏ mới

2 Phần đóng góp hiện nay của ngành tài nguyên môi trường trong tông thu

ngân sách và tăng trưởng kinh tế là chưa phản ánh đúng nguồn lực của tài

nguyên và môi trường của đât nước

e Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản thuế, phí về đất đai, tài nguyên và

bước đầu áp dụng một vài hình thức thuế/phí môi trường nhưng thu nhập từ những nguồn này còn rất khiêm tốn

Trang 14

13-e Thuế tài nguyên mặc dù được áp dụng từ những năm 1990 và có được sửa đổi bố sung năm 1998 nhưng doanh thu thấp, không khuyến khích hành vi bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên

e Quản lý và thu thuế đất đai và các hoạt động bat động sản là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm tại Việt Nam.Nếu lấy năm 2004 làm móc và nếu tính tổng thu

ngân sách nhà nước năm 2004 là 190.928 nghìn tỷ đồng và GDP theo giá so sánh là 715.307 nghìn tỷ đồng (Tổng cục thống kê 2005) thì thu từ thuế đất và bắt động sản chiếm khoảng 8% tổng thu ngân sách và khoảng 2.45% tổng GDP, thuộc loại thấp trên thế giới

3 Cơ hội đóng góp cho thu ngân sách trong tương lai

Từ những phân tích thực trạng và xu hướng “xanh hóa hệ thống thuế? và những lợi ích mà nó mang lại tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, những định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam cũng như sự đóng góp hiện tại của ngành tài nguyên và môi

trường cho GDP và nguồn thu ngân sách, có thể thấy rằng nếu biết quản lý và khai thác nhiều hơn nữa tiềm năng của ngành thì trong một tương lai gần, ngành tài nguyên và môi trường chắc chắn sẽ có những đóng góp đáng kể trong ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước

Như vậy, nếu tính sơ bộ theo khung chuẩn của cơ cấu thu ngân sách tại các quốc gia trên thế giới thì tiềm năng tăng nguồn thu từ ngành tài nguyên môi trường là rất lớn, khoảng 110.000 tý VND/1 năm so với 18.000 tỷ đồng (năm 2004), điều đó có nghĩa có thể tăng khoảng hơn 400% nguồn thu so với năm 2004 nữa Trong đó nguồn thu có thể

tăng mạnh là là các loại thuế phí liên quan đến ô nhiễm môi trường và thuế tài nguyên

4 Đóng góp gián tiếp của ngành tài nguyên và môi trường

Các đóng góp của tài nguyên và môi trường trong việc giảm thiểu các thiệt hai do

các hoạt động phát triển kinh tế và sinh hoạt của con người gây ra

Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB), thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra năm 2004 ở Việt Nam ước tính khoảng 11,44% tổng thu nhập quốc nội (GDP) Như vậy, nếu GDP năm 2004 là 715 nghìn tỷ đồng thì

Trang 15

-14-thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra trong năm này ước

tính lên đến khoảng 80 nghìn tỷ đồng Với mức tăng trưởng 7,7% nếu trừ đi thiệt hại đo ô

nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra thì tăng trưởng GDP trong năm 2004 là

âm 3,74% Như vậy, nếu thời gian tới chúng ta tổ chức tốt công tác quan lý tài nguyên và giải quyết tốt các vấn đề môi trường để đạt được mức của Thái Lan năm 2004 thì gián tiếp đóng góp cho tăng GDP là 7,33% Những con số này nói lên ý nghĩa hết sức thiết thực của chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian tới

Ill ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỀ GIÚP PHÁT

TRIEN KINH TE

Mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định: từ nay

đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại Tuy nhiên, với nhịp độ phát triển kinh tế cao, dân số tăng nhanh sẽ kéo

theo một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chất thái từ sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng Điều đó cho thấy, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống con người thì phải đây mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; mặt khác, phải đây mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường Sự kết hợp biện chứng giữa các mục tiêu này là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển đất nước bền vững và của

sự nghiệp đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1 Kinh tế hoá để tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguôn thu ngân sách và GDP

Trong Bài học kinh nghiệm về phát triển nhanh và bền vững, Nghị quyết Đại hội X

của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn Như

vậy, Đảng ta đã đề cập đến toàn diện các yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững, trong đó có yêu tố kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trương thực hiện một số định hướng lớn sau day dé

kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường:

Trang 16

-15-2

Tiến hành phân tích chỉ phí - lợi ích của các chính sách quản lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường 20 nam đổi mới phục vụ việc hoạch định chính sách giai đoạn mới; Xây dựng và ban hành các quy định về định giá, lượng giá đầy đủ, minh bạch và

thiết lập hệ thống hạch toán tài nguyên và môi trường thống nhất trên cả nước; Cải cách cơ chế thu, đóng góp, nộp ngân sách từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường trước thông qua việc luật hóa các nghĩa vụ và trách nhiệm này trong hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường cũng như sửa đổi

các văn bản luật về thuế đất đai, thuế tài nguyên;

“Xanh hóa hệ thống thuế, phí” thông qua việc mở rộng loại hình thuế, phí và đối tượng nộp thuế, phí liên quan đến môi trường trên các nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền”;

Thiết lập cơ chế đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm mơi trường và suy thối tài

nguyên phù hợp để tiến tới buộc các đối tượng gây thiệt hại về tính mạng, sức

khỏa, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và của nhà nước phải thực hiện việc đền bù thỏa đáng;

Thiết lập kỹ cương trong chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường;

Phát triển sản xuất các sản phẩm môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường đủ

mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài

Thực hiện tốt các chủ trương đây mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường như đã nêu ở trên, chúng ta tin tưởng rằng đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường cho thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những bước

đột phá lớn, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Phát triển “bình đẳng và cân đối” giữa tăng trướng kinh tế và bảo vệ môi trường

Dam bảo thực hiện sự phát triển “bình dang va can đối” về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ

môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là cái giá phải trá bằng

tính mệnh của người đân bị đe doạ do ô nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế Để thực hiện được vấn đề đó, cần phải:

Trang 17

-16-4+ Mộc là, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới cần thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự chuyên biến

nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư duy:

một nền kinh tế hài hòa với môi trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận,

tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn dé trọng tâm cần làm trước còn việc báo vệ tài

nguyên môi trường thì sẽ thực hiện sau và có thừa tiền để sửa sai nếu xảy ra Ơ nhiễm mơi trường

4+ Hai là, việc đưa các vấn đề tài nguyên môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về tài nguyên môi trường: cần sớm đưa bảo vệ tài nguyên môi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh tế điều tiết hoạt động phát triển Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững

4+ Ba là, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu cầu sinh thái Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên, hệ thống tái tạo trong tăng trưởng kinh tê Cần nắm vững quy luật của sự phát triển đều có giới hạn trong mỗi hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền vững Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và

bảo vệ môi trường bằng cách sử đụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công nghệ ““xanh và sạch” trong hoạt động kinh tế

4+ Bốn là, áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: đánh thuế các sản phẩm có thể và gây ô nhiễm môi trường, thu lệ phí với các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi trường ban hành; ưu đãi, đầu tư cho các hoạt động kinh tế thân thiện, cải

thiện với môi trường tự nhiên

Trang 18

-17-3 Nhiệm vụ căn cốt trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

Với tài nguyên tái tạo thì yêu cầu mức tiêu thụ nhỏ hơn khả năng tái tạo hay nói

cách khác cầu phải nhỏ hơn cung

Với tài nguyên không tái tạo thì việc sử dụng phải gắn liền với nghiên cứu tài nguyên thay thế và không được phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên

* % Trên lĩnh vực đất dai

Chúng ta cần nghiên cứu, xây đựng cơ cấu, định mức sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao; rà sốt hồn thiện, đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động điều tra, kiểm kê, lập hồ sơ địa chính, chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng khung giá đất, định giá đất, lập quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư; hoàn thiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các dự án có sử

dụng đất; phát triển quỹ đất để phục vụ mục tiêu công ích, điều tiết thị trường đất

đai, bất động sản và hỗ trợ tái định cư; phát triển dịch vụ công, đây mạnh cải cách

hành chính theo hướng minh bạch và hiệu quả s* Nước

e Cần phải xác lập cơ chế cung - cầu, chia sẻ lợi ích phù hợp với kinh tế thị trường: nghiên cứu, rà soát, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động điều tra, đánh giá, kiếm kê, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;

e _ Nghiên cứu tạo nguồn thu từ nước đề tăng đóng góp ngân sách và tái đầu tư bảo vệ và phát triển tài nguyên nước;

e Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong quan ly tài nguyên nước; nghiên

cứu đề xuất tăng thuế suất tài nguyên nước, sử dụng các loại thuế, phí khác liên

quan đến tài nguyên nước đề điều tiết vĩ mô hoạt động khai thác, sử dụng nguồn

nước mặt, nước ngầm theo hướng tiết kiệm và hiệu quả

** Khoáng sản

e _ Nghiên cứu sớm xác lập tài khoản quốc gia về tài nguyên khoáng sản;

Trang 19

-18-4

Xây dựng chiến lược khai thác, sử dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước, lợi ích quốc gia trên cơ sở phân tích, dự báo cung - cầu trên thế giới;

Nghiên cứu, rà soát, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khảo sát, thăm đò, cấp phép khai thác khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;

Thực hiện thí điểm đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ, tiến tới áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước;

Nghiên cứu hình thành các cơ chế tạo nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để tăng

đóng góp ngân sách và tái đầu tư cho khảo sát, thăm đò khoáng sản; định giá

khoáng sản theo cơ chế thị trường;

Sử dụng các công cụ thuế tài nguyên, phí khai thác tài nguyên đề điều tiết vĩ mô

việc khai thác và sử dụng khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm, giảm xuất khẩu thô, thúc

đây chế biến sâu khoáng sản;

Xây dựng đề án thương mại hóa thông tin, đữ liệu về địa chất, khống sản Hồn thiện hơn các bộ luật điều chỉnh có liên quan

Tiến hành sửa đổi Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai; nghiên cứu, xây dựng Bộ Luật Đất đai, Bộ Luật Môi trường, Luật Đo đạc và Bản đồ, Luật Khí tượng thủy văn; và nhất là xây đựng Luật Tài nguyên và Môi trường biển theo hướng xác lập cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên và môi trường biển đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 20

-19-PHAN 2 DONG GOP CUA LAO BONG TRONG TANG TRUONG

VA PHAT TRIEN KINH TE O VIET NAM

I COSOLY LUAN

1 Cac khai niém 1.1 Lao động

Lao động là một hoạt động có mục đích của con người Lao động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên Trong quá trình lao động con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động đề tác động vào giới tự

nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên,biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có ích cho đời sống của mình Vì thế lao động là điều kiện không thê thiếu được của đời sống con

người, là một sự tat yếu vĩnh viễn là môi giới trong sự trao đối vật chất giữa tự nhiên và

con người Lao động chính là việc sử dụng sức lao động 1.2 Nguồn lao động

Là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui đỉnh thực tế có tham gia lao động, và

những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm Nguồn lao động được

biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm người lao động thì

có người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải nguồn lao động Đó là những người lao động không có việc làm, nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm;

những người đang đi làm; những người đang đi học; những người đang làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tính khác (nghỉ hưu trước tuổi quy định)

2 Các nhân tố ánh hướng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động 2.1 Ảnh hướng đến số lượng lao động

* Dân số

Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và cơ cầu dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cầu của nguồn lao động Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân sé là: phong tục, tập quán của từng nước; trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chinh sách của từng nước đối vấn đề khuyến

khích hoặc hạn chế sinh đẻ

Trang 21

-20-Nhìn chung, các nước phát triển có mức sống cao thì tỉ lệ tăng dân số thấp; ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỉ lệ tăng đân số cao Hiện nay, ba phần tư dan sé thé

giới sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trong khi phát triển kinh tế

tăng chậm, làm cho mức sống của nhân dân không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn

trong việc giải quyết việc làm Do đó kế hoạch đân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển

*# Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động

Ti 1é tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong nguồn nhân lực Nhân tố cơ bản tác động đến tỉ lệ tham gia lao động là bộ phận đân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang

đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tinh trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi)

* Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp

s* Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hướng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế

s* Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về kinh

tế mà tác động cả về khía cạnh xã hội

* Thời gian lao động

Thời gian lao động thường được tính bằng: số ngày làm việc/năm; số giờ làm việc/năm;

số ngày làm việc/tuần; số giờ làm việc/tuần hoặc số giờ làm việc/ngày Xu hướng chung ở các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao

2.2 Nhân tố ánh hướng đến chất lượng nguồn lao động * Giáo dục

s* Số lượng lao động chỉ mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào

phát triển kinh tế Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn Chất lượng lao động có thể được nâng

Trang 22

-21-cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khỏe của người lao động, nhờ bó trí điều kiện lao động tốt hơn

‹ s Giáo dục được coi là một dạng quan trong nhất của sự phát triển tiềm năng của con

người theo nhiều nghĩa khác nhau Yêu cầu chung đối với giáo đuc là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ Bằng trực giác mọi người có thể nhận thay méi

quan hệ giữa giao dục và mức thu nhập Nhưng để đạt được trình độ nhất định cần

phải chi phi khá nhiều, kể cả chỉ phí của gia đình và quốc gia Đó chính là khoản chỉ phí đầu tư cho con người, ở các nước đang phát triển, giáo dục được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn cho mọi người

* v Kết quả của giáo đục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đây nhanh quá trình đổi mới công nghệ Công nghệ thay đổi càng nhanh càng thúc day tăng trưởng kinh tế vai tro của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức

* Sức khỏe

Giống như giáo dục, sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tai

và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khà năng tập trung trong khi đang làm việc

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao

động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khỏe mạnh về thê chất,

lành mạnh về tinh thần Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ

năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường Những khoản chỉ cho sức khỏe còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dai tudi thọ lao động

Trang 23

-22-3 Vai tré cia lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.1 Vai trò của lao động với tăng trướng kinh tế đất nước

Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn , sức khỏe người lao động và sự kết hợp giữa lao

động và các yếu tố đầu vào khác Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung qua mức tiền công của người lao động Khi tiền công của người lao động tăng có nghĩa chỉ phí sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng lên Đồng thời khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thê sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chỉ tiêu của người tiêu

dùng tăng Ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là

thấp, do đó ở những nước này lao động chưa phải là động lực mạnh cho sự phát triển Để

nâng cao vai trò của người lao động trong phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách

nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ

3.2 Vai trò của lao động với quá trình phát triển kinh tế đất nước

s* Lao động là yếu tố đầu vào và chủ động của quá trình sản xuất: để phát triển kinh

tế, một đất nước cần có những nguồn lực chủ yếu như: lao động, vốn sản xuất, tài

nguyên thiên nhiên, công nghệ, tuy nhiên lao động luôn là nhân tố trung tâm, đóng vai trò chủ đạo đối với các nhân tố trên Cụ thể lao động chính là người trực tiếp áp

dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, lao động có trình độ càng cao khả năng sáng tạo ra những tiến bộ khoa học kĩ thuật càng hiện đại và đột phá, sự vận dụng của những tiến bộ về khoa học kĩ thuật được thực hiên rất nhanh chóng và linh hoạt Ngoài ra đối với tài nguyên thiên nhiên, lao động chính là nhân tố trực tiếp tác động và khai thác nó Hiển nhiên đó là nhiệm vụ rất quan trọng, là

yếu tố quyết định sự hiệu quả của quá trình khai thác và sản xuất nguồn lực tài nguyên, góp phần thúc đây và phát triển kinh tế Lao động là một bộ phận của dân

số, cũng là người được hưởng lợi ích trực tiếp của sự phát triển Phát triển kinh tế

mục đích chính cũng là đề tăng trưởng kinh tế, năng cao đời sống vật chất tinh thần

cho người dân Vì vậy, nói một cách chính xác hơn, lao động và phát triển kinh tế

có mối liên quan mật thiết với nhau, lao động là nhân tố tác động vao việc phát

Trang 24

-23-triển kinh tế Ngược lại , quá trình phát -23-triển kinh tế suy cho cùng cũng là để phục vụ cho lợi ích người lao động nói riêng và con người nói chung

‹ s Lao động là nhân tố tham gia tạo ra cung- cầu và tạo vốn cho quá trình CNH Điều

nay thé hiện lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, hơn nữa bán thân nó

trực tiếp tạo ra sản phẩm Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân cư, nó cũng

tiêu dùng chính những sản phẩm do xã hội tạo ra Vì vậy, lao động tham gia tạo cầu của nền kinh tế Từ đó, nó góp phần tạo vốn cho quá trình CNH, thúc đây nền kinh tế tăng trưởng và phát triển

‹% v Tuy nhiên để đánh giá chính xác và hiểu rõ được vai trò của lao động đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, phần thực trạng tác động của lao động đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam sẽ đánh giá sâu sắc và chỉ tiết hơn về vân đê này

Il TAC BONG CUA LAO DONG DEN VIEC TANG TRUONG VA PHAT TRIEN KINH TE O VIET NAM

1 Khái quát tình hình lao động ở Việt Nam 1.1 Số lượng lao động

Việt Nam là một nước đông dân cư, cùng với đó nguồn lao động cũng hết sức dôi

dào Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số năm 2008 của việt nam là 86.210.800

người, mật độ đân cư 260 người/km” Trong khi đó lượng lao động là 44.915.800 triệu lao động chiếm tỉ lệ 52,1% Đây là một tỉ lệ tương đối cao và là yếu tổ trực tiếp và quan trọng góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, bởi vậy nguồn lao động chủ yếu tập trung vào trong lĩnh vực này Cụ thể theo số liệu thống kê năm 2002, việt nam có tỉ lệ lao động

của khu vực dịch vụ chiếm 24%, công nghiệp và xây dựng là 15%, trong khi đó nông nghiệp chiếm đến 61%

1.2 Chất lượng lao động

Tuy số lượng lao động ở nước ta hết sức đồi đào nhưng trình độ lao động có phần hạn chế nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp Trong năm 1996, tý lệ lao động có trình độ

Trang 25

-24-chuyên môn kĩ thuật là 12% và đến năm 2004 tỉ lệ nay là 22%, tuy nhiên lực lượng này

lại tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, phi nông nghiệp Có thể nói đây là nguồn lực quan trong cho việc vận hành bộ máy kinh tế và cũng là nhân tố quyết định nên sự thành công

của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đất nước

2 Đánh giá sự tác động của lao động đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế ở VN

Với sự thay đổi về lao động qua các năm ở phần trên, ta tiến hành tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay

2.1 Xét đến sự thay đổi về số lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế

Bảng 1: Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo từng lĩnh vực kinh tế Don vị (32) Lĩnh vực Năm 2000 Năm 2007 Sơ bộ 2008 Nông lâm-Thủy sản 65.09 53.0 52,62 CN khai thác mó 0.68 0.9 0.96 CN chế biến 9.44 13.5 14.04 Xây dựng-sx điện, nước, khí đôt 2.09 5.57 5.83 Khách sạn, nhà hàng 1.82 1.84 1.85 Tín dụng, ngân hàng 0.2 0.48 0.49 Các dịch vụ khác 19.78 23.81 24.21 Nguồn: tổng cục thống kê

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy ro su chuyén dịch cơ cấu rõ rệt giữa các lĩnh vực kinh tế Cụ thể là sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Đó là một trong những dấu hiệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu lao động là sự thay đổi về giá trị sản xuất trong

các ngành:

Trang 26

-25-s* Đối với ngành nông nghiệp

Trang 27

Nam 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tong so 336100,3 | 620067,7 | 808958,3 | 991249,4 | 1203749,1 | 1469272,3 CNkhai thac | 53035,2 | 84040,1 103815,2 | 110949,0 | 123716,0 | 141635,8 mo CN ché bién | 264459,1 | 504364,0 | 657114,7 | 824718,3 | 1017733,1 | 1254536,2 SX dién, khi | 18606,0 | 31663,6 48028,4 55582,1 | 62300,0 73100,3 đốt, nước

Nguôn:tổng cục thông kê

Sự chuyền địch nguồn nhân lực từ nông nghiệp sang công nghiệp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất nhanh qua các năm, điển hình

năm 2000, tổng giá trị là 336100,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 giá trị đã lên đến 1469272,3 ty đồng Lý giải cho sự gia tăng đó, nguyên nhân chính vẫn là sự đóng góp của

nguồn nhân lực, một yếu tố quan trọng và trực tiếp vận hành bộ máy sản xuất

Xét về số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2000 là 13,11%, nhưng đến

năm 2008 con số này đã là 20,83% Đó thực sự là một bước chuyền dịch đáng ghi nhận

s* Lĩnh vực dịch vụ mà cụ thể ở đây là ngành du lịch

Báng 4: Doanh thu du lịch lữ hành theo giá thực tế phân theo từng thành phần kinh

Trang 28

Đơn vị(t đông) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 24304 | 2633,2 |33021 |4/612 | 5304,7 | 7712,0 KT nhà nước 1386,8 | 1323,1 | 1598,1 |20973 | 2284,5 |2972,2 KT ngoài nhà nước 557,0 758,7 954.5 159868 [19373 |3323,3 Khu vực có vôn đâu tư nước | 486,6 551,4 749,5 1065,1 | 1082,9 | 1416,5 ngoai Nguôn: tổng cục thống kê

Bảng số liệu đã cho ta thay tốc độ phát triển nhanh chóng trong doanh thu đạt được của ngành du lịch Năm 2007 so với năm 2002, tốc độ này là 217,3%, trong đó đáng quan tâm nhất chính là kinh tế ngoài nhà nước, tốc độ phát triển này đã lên đến gần 497%

Phân tích cho sự thay đối trên ta thấy được nguyên nhân chính vẫn là do tác động

của nguồn lao động Bởi vì đặc điểm chung của ngành dịch vụ là dựa hoàn toàn vào

nguồn nhân lực Lao động dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ trực tiếp thay đổi

ngành dịch vụ ( khai thác thêm)

So sánh những bảng số liệu về giá trị trong từng lĩnh vực kinh tế, ta thấy được tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ là cao nhất, đó cũng là kết quả của quá trình đóng góp

của nguồn lao động khi mà cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ có sự thay đôi lớn qua các năm (bảngl: năm 1997 là 19,98%, năm 2007 là 24,29%, và năm 2008 là 24,7%)

*Mặt hạn chế :

s* Dựa vào các số liệu đã phân tích ở phan trên, ta thấy được sự chuyền dịch rất lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tuy vậy lượng lao động ở khu vực nông nghiệp rất lớn, chiếm trên 52% cơ cấu lao động vẫn biết rằng nước ta là một nước nông nghiệp, tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta còn rất

Trang 29

‹% v

‹ v

lạc hậu,chủ yếu sử dụng sức người, chính vì vậy việc sử dụng với số lượng rất lớn

nguồn lao động sẽ gây không ít lãng phí, mặt khác sự tập trung lớn lao động nông

thôn sẽ càng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, một yếu tố lớn ảnh hưởng tới việc phát triển

kinh tế ở Việt Nam

Thất nghiệp cũng là một vấn đề nhức nhối ảnh hưỡng rất lớn đến quá trình tăng

trưởng và phát triển kinh tế Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội,

số người thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay là khoảng trên I triệu người và dưới tác động của cuộc khủng hoảng, trong sáu tháng đầu năm 2009, có khoảng 300 ngàn người sẽ thất nghiệp và có khoảng hơn 100 ngàn người sẽ bị giảm biên chế trong sáu tháng cuối năm 2009 Số lao động bị cắt giảm tập trung vào doanh nghiệp gia công, hàng xuất khẩu, dệt may, da giày và điện tử Bên cạnh những người thất nghiệp trong khu vực kinh tế chính thức, số người lao động bị mắt việc trong khu vực phi chính thức như các làng nghề cũng được dự báo tăng nhanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, sản xuất gặp khó khăn trong khi thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp Hiện đã có 9 làng nghề tại 38 tỉnh thành đã phá sản và 124 làng nghề đang cầm cự sản xuất Với diễn biến này, sẽ có

khoảng 5 triệu lao động bị mắt việc trong năm 2009 Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 được dụđoán sẽ tăng từ mức 5,1% lên mức 5,4%

Trong số những người thất nghiệp, số lượng công nhân phải trở về thôn quê vì mắt

hoặc không tìm được việc làm ở thành thị lên tới 22% tổng số lao động công nhân, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của các gia đình, đặc biệt là gia đình nghèo Điều

này còn có thể dẫn đến hiện tượng “tái mù nghề” của công nhân, và sẽ gây nên

những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuyến chọn và sử dụng nhân lực sau

này Khi tình hình kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp không những phải lo tuyển chọn nhân lực đáp ứng những yêu cầu tối thiểu cho công việc mà còn phải dành

thời gian và công sức dé dao tao va dao tạo lại nguồn nhân lực

Trang 30

-29-Bởi vậy ta thấy được vai trò quan trọng của lao động, đặc biệt là số lượng lao động trong nền kinh tế nước ta, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một yếu tố quan trọng trong nguồn lao động mà ta cần đế cập đến đó là chất lượng nguồn lao động Để minh chứng cho nhận

định trên, ta tìm hiểu bảng 1: cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo từng lĩnh vực kinh tế Xét về số lượng lao động, hiển nhiên qua các năm gần đây số lượng lao động giảm nhiều trong ngành nông nghiệp Năm 2000 là số lao động trong nông nghiệp chiếm 65,09% đến năm 2008 con số này giảm xuống còn 52,62%, nguyên nhân là có sự chuyền dịch lao động từ khu vực nông thôn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp sang khu vực thành thị, nơi có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên không vì thế mà giá trị sản xuất trong nông nghiệp giảm sút mà thậm chí còn gia tăng trong các năm gần đây, năm 2000 giá trị nông nghiệp là 112111,7 tỷ đồng, năm 2008 là 156681,9 tỷ đồng Sở dĩ nền nông nghiệp nước ta đạt được những kết quả như vậy chính là sự đầu tư của khoa học kĩ thuật vào trong nông nghiệp, cùng với đó là sự tiến

bộ về chất lượng nguồn nhân lực để có thể phát huy hiệu quả sự tiến bộ về khoa học kĩ

thuật vào trong sản xuất Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lực còn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp cũng như dịch vụ

2.2 Sự đóng góp của chất lượng nguồn nhân lực với quá trính tăng trướng và

phát triền kinh tế

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì vậy sự phát triển về khoa học kĩ thuật, sự đầu tư máy móc vào trong sản xuất là rất lớn, từ đó cần phải có một nguồn nhân lực có trình độ cao dé có thể áp dụng những tiến bộ đó trong nền kinh tế những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực gia tăng đáng kế

Trang 31

-30-Bảng 5: Lực lượng lao động chia theo trình độ kĩ thuật Đơn vị: người

Loại lao động Năm 2002 Năm 2003

Không có chuyên môn kĩ thuật 33.090.589 33.575.528

Có trình độ từ sơ cấp, học nghề trở lên | 7.564.874 §.625.038

Từ cơng nhân kĩ thuật có bằng trở lên 4.800.517 4.887.362

Nguồn: lao động-việc làm ở việt nam 1996-2003 Bảng6: Số sinh viên tuyến vào các trường theo cấp Đơn vị: người Giai đoạn CĐ ĐH CL BC DL 2000-2001 59892 155389 187330 6535 21416 2001-2002 68643 170941 207902 7959 23723 2002-2003 70378 186557 225528 7065 24342

Quy mô đào tạo nguồn nhân lực tăng mạnh, trong đó quy mô tuyên sinh nghề hiện nay là 364400 học sinh tăng 66,1% so với thời kỳ 1998-1999 Đồng thời với đó chính là chất lượng nhân lực ở nước ta tăng lên đáng kể (bảng 6:năm 2003 lượng lao động có trình độ từ sơ cấp, học nghề trở lên tăng 14%) Lực lượng này chính là những nhân tố trực tiếp góp phần phát triển nền sản xuất của đất nước Đã có sự tác động rất lớn từ sự thay

Trang 32

-31-đối này, cu thể là sự gia tăng của tổng sản phẩm trong nước qua các năm (thể hiện ở bảng 7) Bang 7: Téng san pham ciia việt nam giai đoạn ( 2003-2007) Nam 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng sản phẩm ( triệu USD) 39797,8 45358,7 53114,6 60827 70994,1

Nguôn: tổng cục thông kê

Nhận biết được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, nhà nước đã

rất quan tâm đến hệ thống giáo dục Năm 2008 Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chỉ cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chỉ ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007 Song song đó đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào

tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ

trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài nước

Đó là một số giải pháp thiết thực nhằm giải quyết sự yếu kém về chất lượng

trong nguồn nhân lực ở nước ta, qua đó nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cho tương lai Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực ở

nước ta vẫn còn hạn chế Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng

dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước Trong đó, công nhân trong các doanh

nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà

nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60% Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi.Trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công

nhân còn thấp Số công nhân có trình độ cao đăng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150

nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam

Trang 33

Xác định được vai trò to lớn của chất lương nguồn nhân lực với nền kinh tế,

cần phải có nhiều chính sách hợp lý và kịp thời để góp phần giải quyết vấn đề hạn chế chất lượng lao động, góp phần phát triển kinh tế nước nhà

*Mặt hạn chế:

Tuy chất lượng nguồn nhân lực trong các năm qua được cái thiện rất lớn, nhưng nhìn

chung mặt bằng chất lượng nước ta vẫn còn rất kém

= Cu thể số lượng lao động phục vụ trong công nghiệp dịch vụ chủ yếu là đội ngũ

công nhân, số đào tạo là rất ít và số đã qua đào tạo thì chất lượng còn rất thấp

chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa: năm 2002 tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo, trình độ kĩ thuật thấp chiếm 80%, trong đó tỉ lệ qua đào tạo nghề rất

thấp chiếm 10% tổng số lao động, đến năm 2004 tỉ lệ lao động có trình độ

chuyên môn kĩ thuật là 22%, lực lượng này chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị,

khu vực phi nông nghiệp Đây chính là cản trở quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta

" Ngoài ra nguồn lao động nông thôn ở nước ta rất nhiều, cùng với một nền nông nghiệp lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực ở đây là rất thấp lao động chủ yếu là lao động thủ công, việc áp dụng khoa học kỹ thuật ở khu vực này thì rất

nhiều hạn chế

" Mất cân đối trong cơ cấu trình độ lao động, Tý lệ lao động qua đào tạo qua các cấp trình độ: đại học/ trung cấp/công nhân kĩ thuật ở các nước phát triển là

1/4/10, trong khi đó ở việt nam 1/1,2/2,7 Đây chính là vấn đề “thừa thầy thiếu

thợ”, bất hợp lý trong việc sử dụng nguồn lao động, hạn chế rất lớn việc sử

dụng nguồn nhân lực, gây lãng phí lớn, ảnh hưởng đến sự chuyển địch về cơ cấu kinh tế

Lao động giá rẻ nhưng chất lượng thấp từng là lợi thế một thời của Việt Nam,

nay đang trở thành rào cán đối với sự phát triển Tình hình khan hiếm nhân lực lãnh đạo,

nhân lực ở những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao như ngành vật liệu

mới, công nghệ sinh học, hay nhân lực ở những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế

Trang 34

-33-như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đã và ngày càng trở nên gay gắt hơn Nói một cách khác, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay khó có thể đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và điều hành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai

Bỏ qua những yếu điểm của nguồn lao động, có thể nói sự tác động của nguồn

nhân lực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng to lớn, mục đích của sự

phát triển kinh tế đất nước suy cho cùng cũng chính là việc nâng cao đời sống nhân dân,

chẳng hạn chúng làm gia tăng tổng sản lượng quốc gia( GDP), qua đó gia tăng chỉ số thu

nhập bình quân đầu người ( CPI ) Bên cạnh đó nhiều công ăn việc làm được tạo ra, giải

quyết vấn đề việc làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo Dưới đây là sự tác động của lao động đến đời sống người dân

2.3 Tác động cúa lao động đến việc nâng cao mức sống con người:

Lao động phát triển, thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư vào nền kinh tế Với sự gia tăng về số

lượng và chất lượng nguồn lao động, tỉ lệ đầu tư vào nước ta tăng rất nhanh

Bảng 8 Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2004 -2007 Năm 2004 2005 2006 2007 PCI (USD) 553 631 723 834

Qua đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người lao động

Bên cạnh đó, nhờ có sự đóng góp của lao động vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đã trực tiếp làm gia tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện mức sống của người dân

Sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người với một tốc độ nhanh chóng như vậy càng khẳng định sự đóng góp rất lớn của lao động đối với việc nâng cao đời sông người dân

Trang 35

-34-2.4MOt dong gop rất quan trọng của lao động đối với nền kinh tế là yếu tố thu

hút vơn đầu tư nước ngồi

Những thuận lợi của lao động việt nam để thu hút các nhà đầu tư chính là:

" Lượng lao động đôi dào Dân số năm việt nam 2008 là trên 80 triệu người, cùng với đó số lượng lao động việt nam là gần 45 triệu lao động

= Chat lượng lao động được cải thiện đáng kể, có khả năng nắm bắt được công nghệ

hiện đại và tiến bộ trên thế giới

"Chi phí nhân công rẻ, đây thực sự là một thế mạnh rất lớn của lao động trong việc thu hút các nhà đầu tư

Những thuận lợi trên đã thu hút được một lượng lớn FDI vào Việt Nam

BIEU DO VON ĐẦU TU FDI( Triệu USD) SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2002-2008 700000 ó dưá 600000 SƠ dự án 500000 1800 ° 1600 = 400000 1400 % 300000 1200 „` =i ‘00 800 100000 600 msOdy an ` 400 " 200 > o | Ses sss wee ws Ñ ° * cơ ở © ó Sd @ Fr vr F FF ¥ é gg § £ § # wy AvisTile rrr FT KY

Nguon: tong cuc thống kê

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, nền kinh tế chúng ta đã là nền kinh tế thị trường, chính phủ đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài , FDI chính

là nguồn vốn quan trọng cho sự tái đầu tư nền kinh tế, cũng như dé làm gia tăng tích tụ tài sản, mở rộng quy mô sản xuất.với sự gia tăng nguồn FDI trong các năm qua chính là

Trang 36

-35-nguyên nhân quan trọng của sự phát triển kinh tế rat cao của chúng ta trong các năm gần đây, và với những đóng góp của nguồn lao động như thế, chắc chắn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bỏ qua thị trường Việt Nam

Với những đóng góp rất lớn với nền kinh tế nước nhà, ta thấy được tầm quan trọng

của yếu tổ lao động, qua đó có gắng khắc phục những mặt hạn chế, từng bước hoàn thiên

cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn lao động, có như vậy nền kinh tế việt nam mới từng

bước đi lên

II MQT SO GIẢI PHAP DE SU DUNG NGUON LAO DONG CO HIEU

QUA

Để sử dụng nguồn lực lao động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đây mạnh sự nghiệp

CNH-HĐH đất nước, tạo nền táng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một

nước công nghiệp theo hướng hiện đại Chúng ta phải quán triệt bốn quan điểm lớn sau:

Phải thực sự coi nguồn lực con người là nguồn vốn quan trọng và cơ bán nhất dé tiến

hành CNH,HĐH ở nước ta Phải lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn và thước đo để đưa ra các chính sách về sử dụng nguồn lao động Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao chất

lượng việc làm và tạo việc làm đầy đủ cho người lao động Quá trình sử dụng lao động

phải gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động Muốn vậy phải thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sau:

+ Thứ nhất, nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục và đào tạo Để nâng cao

trình độ dân trí, theo kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, đầu tư cho nâng cao trình độ dan tri, cho giáo dục, đào tạo là nền tảng của tăng trưởng kinh tế cao và ồn định Đây là công việc lâu dài được Đảng ta xác định trong Nghị quyết HNTW 2 khoá VII, Nghị quyết Đại hội VIII, IX và X Đề thực hiện được điều này còn đòi

hỏi sự đầu tư, sử dụng sức mạnh kinh tế của NN và toàn xã hội

+ Thứ hai, khuyến khích phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để

tạo thêm việc làm Phát triển kinh tế, thực hiện chuyên dịch cơ cấu kinh tế, có nghĩa là tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập Do vậy, cả chất lượng và số lượng nguồn lao động sẽ tăng lên, tuy nhiên, xu hướng tất yếu của quá trình phát

Trang 37

-36-triển kinh tế là đối mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý kinh tế Quá trình đó tạo ra nguy cơ giảm tỷ lệ lao động và dẫn đến thất nghiệp Xử lý vấn đề trên đòi hỏi một quá trình lâu dài, nhiều mặt, trong đó vai trò điều tiết của nhà nước có một

vai trò đặc biệt quan trọng

+ Thứ ba, tạo lập và quản lý thị trường lao động Cùng với những loại thị trường

khác, thị trường lao động ở nước ta đã hình thành và cũng đã xuất hiện rất nhiều hạn chế, tiêu cực Nó không chỉ tác động đến kinh tế, mà còn mang nội dung chính

trị — x hội sâu sắc Nếu buông lỏng thị trường này có thể đưa đến những hậu quả

nghiêm trọng về nhiều mặt Hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách, nâng

cao hiệu quả hoạt động của các tơ chức Cơng đồn, đang là những vấn đề cấp bách lâu dài của việc sử đụng nguồn lđ ở nước ta

4+ Thứ tư, nâng cao thé chất và thu nhập của người lao động Trước mắt cần có sự ưu

tiên cho nhóm gia định nghèo, các đối tượng chính sách, các ngành nghề hoặc các

vùng mà mà người lao động có thu nhập thấp, điều chỉnh thu nhập bất hợp lý giữa các ngành nghề, giữa các vùng Cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức nhà nước Tiền tệ hoá đầy đủ vào tiền lương, điều chỉnh tiền lương bảo đảm

mức sống tương ứng với mức độ tăng thu nhập trong xã hội

4+ Thứ năm, hạ thấp tý suất sinh để giảm sức ép tăng lao động quá nhanh Tiếp tục thực hiện nhất quán kiên quyết và có hiệu quả chương trình đân số kế hoạch hoá gia đình Trước mắt chương trình này cần phải được tập trung vào khu vực nông

thôn, miền núi, ven biển và những gia đình nghèo nhưng đông con ở thành thị

+ Thứ sáu, mở rộng xuất khâu lao động Xuất khẩu lao động không những giải quyết

được vấn đề việc làm cho người lao động: tăng thu nhập cho người lao động mà nó

còn đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước Sai lầm trong việc thực hiện những chính sách và biện pháp trong việc phát triển và sứ dụng nguồn lao động, sẽ có những hậu quả xấu hơn nhiều so với sai lầm trong việc sử dụng các nguồn lực khác trong phát triển kinh tế đất nước Vấn đề này, ở nước ta, Đảng và nhà nước đã

khang định mục tiêu và động lực phát triển kinh tế — x4 hi 1a vi con người và do

con người

Trang 38

-37-TAI LIEU THAM KHAO

1 Gido trình Kinh tế phát triển (Nguyễn Trọng Hoài - NXB Lao Động)

2 Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng phát triển thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của LHQ, năm 1992

Trang 39

-38-LOI KET

Ngày nay, sản xuất tăng lên đáng kẻ do sự phát triển của dân số và đo sự tiễn bộ

nhanh về trình độ cũng như chất lượng của người lao động đã tạo ra những thành tựu của

cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động Con người đã khai thác

tài nguyên với một cường độ rất lớn đã làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt đến mức báo động.Các chu trình vật chất trong tự nhiên bị phá hủy, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị

mat ồn định,cấu trúc sinh quyền bị thay đổi Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi

trường.Đề làm được điều đó chúng ta cần phải đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ cao hơn nữa nhằm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tạo cho con người không gian sống với phạm vi và chất lượng đầy đủ; cung cấp cho con người nguồn tài nguyên cần dùng: lưu trữ, xử lý những nguồn phế thải của con người sao cho thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ

con người đang sống và đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên thiên nhiên với môi trường cần thiết để họ có thể có cuộc sống tốt hơn ngày hôm nay

Trong phạm vi đề tài này, nhóm chúng em đã trình bày đóng góp của lao động và

tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, nhóm đã có những

đánh giá về thực trạng cũng như đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại Do thời gian tìm hiểu thực hiện đề tài này còn có hạn, bản thân nhóm chưa có kinh

nghiệm và kiến thức còn hạn chế vì thế những vấn đề được chúng em đề cập ở trên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 16/08/2014, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w