1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo tu nam 1997 den nam 2006

23 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 694,18 KB

Nội dung

Về chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ..... 3.1.2 Về quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo .... Từ n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1997 - 2000) 7

1.1 Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước 1997 7

1.2 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong những năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997- 2000) 15

1.2.1 Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo 15

1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc 19

1.2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả 23

Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001-2006) 44

2.1 Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 44

2.1.1 Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng 44

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục - đào tạo (2001 - 2006) 46

2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả (2001-2006) 52

2.2.1 Quá trình chỉ đạo thực hiện 52

2.2.2 Những kết quả đạt được 58

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (1997 - 2006) 69

3.1 Nhận xét chung về giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc (1997 - 2006) 69

3.1.1 Về chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo 69

Trang 4

3.1.2 Về quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự

nghiệp giáo dục và đào tạo 70

3.1.3 Những thành tựu đạt được 73

3.1.4 Những hạn chế chính và nguyên nhân 77

3.2 Những kinh nghiệm chủ yếu 79

3.2.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo 79

3.2.2 Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên 82

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý giáo dục 85

3.2.4 Tăng cường các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục 87

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 98

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng đất nước, cha ông ta đã xác định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Tiếp nối truyền thống đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp GD-ĐT, quan tâm đến chiến lược phát triển con người Như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người

Qua hơn 20 năm đổi mới (1986- 2006), ngành GD-ĐT đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu quan trọng Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập THCS ở một số tỉnh, thành phố; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến bước đầu Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được toàn xã hội quan tâm Bên cạnh những thành tựu đó, nền giáo dục nước ta còn đứng trước nhiều khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lượng và quản lý nhà nước về giáo dục Cho nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của đất nước và mong mỏi lớn của nhân dân, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Đại hội X của Đảng xác định, trong những nguy cơ mà đất nước phải đương đầu thì nguy cơ "tụt hậu", trong đó có tụt hậu về giáo dục và đào tạo được đặt lên trước hết Nguy cơ này ngày càng lộ rõ trong quá trình chúng ta mở cửa hội nhập với thế giới

Trước những đòi hỏi cấp bách của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Đại hội VIII (1996) của Đảng đã xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" Đến Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), tháng 12-1996 đã xác định: "Thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc GD-ĐT cùng với khoa học và công nghệ là nhân

tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển" nhằm "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước; giáo dục là "chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai" Với vai trò ấy, GD-

ĐT là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược con người của Đảng, là hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, vấn đề phát triển GD-ĐT nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ngày càng được đặt ra cấp bách Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, chúng ta phải tập trung xây dựng một nền giáo dục tiên tiến trong khi nền kinh tế phát triển chưa cao, GD-ĐT phải đi trước, vượt trước các ngành kinh tế Đây là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có định hướng chiến lược cho sự phát triển GD-ĐT ở nước ta

Trang 6

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng" "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta Do đó, các ngành, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới".

Như vậy, sự nghiệp phát triển của giáo dục ở từng địa phương có liên quan trực tiếp đến nền giáo dục chung của đất nước và có vai trò quyết định đến sự hưng thịnh của một quốc gia

Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, với góc độ nghiên cứu Lịch sử Đảng, làm rõ việc triển khai thực hiện những chủ trương của Đảng ở một Đảng bộ địa phương (cụ thể là của tỉnh Vĩnh Phúc) đối với sự nghiệp phát triển giáo dục là một việc làm có

ý nghĩa thiết thực

Là một tỉnh có truyền thống hiếu học, đời sống kinh tế những năm gần đây

có nhiều khởi sắc, nhu cầu học tập của người dân không ngừng được tăng lên Có được những điều đó là do có sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục phát triển Song chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu, trang thiết bị phục vụ cho học tập giảng dạy còn nhiều bất cập, hiện tượng tiêu cực trong giáo dục vẫn còn… Đó là vấn đề lớn đặt ra cho Đảng bộ Vĩnh Phúc phải có hướng lãnh đạo, giải quyết đối với vấn đề giáo dục của tỉnh

Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, để góp phần tổng kết thực tiễn quá trình phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH dưới sự

lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, tôi đã chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh

đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 làm luận văn thạc sỹ

khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Do tầm quan trọng của GD-ĐT nên thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết về GD-ĐT Có thể nêu ra một số công trình chính như sau:

Trang 7

Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo 1996 - 2001, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới Chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (Chủ biên): Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1990) Tiếng Anh: Education in Vietnam, Nxb Giáo dục 1990; Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 2002; Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội; Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

* Một số luận văn, luận án:

- Bùi Mạnh Hằng: “Một số quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục và đào tạo trong công cuộc đổi mới 1986-1996” (qua thực tiễn ở tỉnh Đắc Lắc);

- Nguyễn Hải Anh: “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1996-2005”

- Hà Văn Định: “Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp GD-ĐT (1986-2000)”

Nhìn chung các công trình đều phản ánh một cách nghiêm túc thực trạng và đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp đối với sự nghiệp GD-ĐT ở nước ta hiện nay Tuy nhiên để đi sâu vào giáo dục từng địa phương thì còn rất ít công trình đề cập Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề giáo dục chỉ được biết qua các báo cáo tổng kết năm học, hoặc các bài viết ở các tập san của tỉnh… Hạn chế của các công trình này là sự kiện, nhân chứng chưa nhiều, phân tích chưa sâu, chưa thấy được bước phát triển, trưởng thành cũng như những mặt còn yếu kém, để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục Tuy nhiên, luận văn cũng có thể kế thừa những nhận định, đánh giá,

những nguồn tư liệu của các công trình, luận văn trên

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc để phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phương từ năm 1997-2006; bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ

* Nhiệm vụ:

- Luận văn trình bày một cách hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo;

Trang 8

- Phân tích quá trình vận dụng của Đảng bộ Vĩnh Phúc khi đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện ở địa phương từ năm 1997 đến năm 2006

- Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế của giáo dục - đào tạo ở Vĩnh Phúc

- Trên cơ sở đó, luận văn tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, làm cơ sở góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006

* Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ

Vĩnh Phúc đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phương

- Thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 1997 (từ khi tách tỉnh

Vĩnh Phúc) đến năm 2006 (tổng kết 20 năm đổi mới của Đảng)

- Không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu

- Cơ sở lý luận: là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, vai trò của nhân tố con người, tầm quan trọng của GD-ĐT trong tiến trình cách mạng

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng (phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic) Ngoài hai phương pháp chính, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh… để nghiên cứu về sự phát triển của giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

- Nguồn tư liệu: Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau:

+ Các tác phẩm của Hồ Chí Minh

+ Các văn kiện của Đảng về vấn đề GD-ĐT

+ Văn kiện Đảng bộ Vĩnh Phúc từ khi tách tỉnh (1997) đến năm 2006

+ Các báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

+ Các báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc

+ Tham khảo các tác phẩm của các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực GD-ĐT đã công bố và tham luận của những học giả trong và ngoài nước

6 Đóng góp của luận văn

Trang 9

- Luận văn đã trình bày một cách hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về

giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến 2006

- Làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục ở địa phương

- Đánh giá khách quan thành tựu và hạn chế của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2006

- Tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh phúc về phát triển giáo dục - đào tạo

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Chương 1: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo

những năm cuối thế kỷ XX (1997-2000)

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển giáo dục- đào tạo những

năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2006)

Chương 3: Nhận xét và những kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1997 - 2006)

Trang 10

Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO

SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1997 - 2000)

1.1 Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước 1997

Sau gần 10 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1/1/1997 - 1/1/2006), thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, lần thứ XIII, lần thứ XIV và các nghị quyết chuyên đề, quân dân toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt lên mọi khó khăn, trở ngại giành được những thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng Tốc độ phát triển kinh tế liên tục ở mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra: giai đoạn 1997-2000 tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 17,8%, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15,3% và năn 2006 tăng gần 17%

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từ một tỉnh thuần nông đã chuyển sang hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Đến nay ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 57,01%; dịch vụ chiếm 25,68%; nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 17,31%

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh Năm 1997 khi mới tái lập đạt 117

tỷ đồng, năm 2006 đã đạt 4.467 tỷ đồng, xếp thứ 8 cả nước, trong đó thu nội địa đạt 3.475 tỷ đồng, đứng thứ 2 miền Bắc, sau Thủ đô Hà Nội Từ năm 2004 tỉnh đã tự cân đối được thu chi và có đóng góp ngân sách Trung ương

Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện, nâng cao đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 1997 đạt gần 140 USD đến năm 2006 đạt gần 750 USD/người

Thu hút đầu tư trên địa bàn đạt nhiều kết quả Cùng với lực lượng lao động dồi dào nếu khai thác tốt sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện CNH, HĐH

Kết quả của quá trình phấn đấu sau 10 năm đổi mới, ngành học phổ thông đã đạt được những thành tích to lớn Số học sinh đến lớp ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục được nâng lên Số học sinh xếp loại văn hóa khá giỏi, số học sinh thi học sinh giỏi đạt giải tỉnh, quốc gia tăng

1.2 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong những năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997- 2000)

1.2.1 Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta trong 10 năm đổi mới (1986- 1996) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, ngành giáo dục - đào tạo còn những yếu kém, đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời

Trang 11

kỳ mới Để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã đề ra mục tiêu của giáo dục - đào tạo những năm 1996 - 2000 và phương hướng chiến lược đến năm 2020 Chủ trương của Đảng mở rộng quy mô đào tạo, chú trọng việc nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, gắn việc học với hành, đào tạo nhân tài gắn liền với việc giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và giáo dục thể chất Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố, phát triển ngành giáo dục ở những vùng dân tộc thiểu số và những vùng đang gặp nhiều khó khăn Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,chính sách của Nhà nước về giáo dục - đào tạo, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các loại hình đào tạo Mặt khác, Đại hội VIII đã coi trọng việc tổng kết cải cách giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đẩy mạnh giáo dục pháp luật, tăng cường giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ, muốn CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững…

Nghị quyết đã nêu ra 6 tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong thời

kỳ CNH, HĐH

Một là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo

Hai là, thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu

Ba là, gáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân

Bốn là, phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh

Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo

Sáu là, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống GD-ĐT và mạng lưới trường lớp, điểu chỉnh

kế hoạch phát triển GD-ĐT cho phù hợp với đặc điểm tình hình của một tỉnh nông

Ngày đăng: 29/12/2015, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w