Với Kế hoạch ASCC đồ sộ được bắt đẫu thực hiện từ 2009-2015 gồm 40 phân với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và truyền thông, các nước thành viên ASEAN đã triển kha
Trang 1DAY MANH TRUYEN THONG QUOC TE
VE TRU COT VAN HOA - XA HOI NHAM
THUC DAY GIAO LUU, HOP TAC TRONG
CONG DONG ASEAN
PGS.TS Lé Thanh Binh
Tóm tắt
Trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN thì Cộng đông Văn hóa -
Xã hội đang ngày càng được quan tâm chú ý và cùng với trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đông Kinh tẾ tương tác, hỗ trợ nhau để khu vực phát triển thịnh vượng Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 (tổ chức ngày 1/3/2009, tại Hua Hin, Thái Lan) các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua KẾ hoạch tổng thể Cộng đông Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với sảu lĩnh vực trọng tâm cần triển khai thực hiện Với
Kế hoạch ASCC đồ sộ được bắt đẫu thực hiện từ 2009-2015 gồm 40 phân với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và truyền thông, các nước thành viên ASEAN đã triển khai được khá nhiều
công việc trong lộ trình Tuy nhiên, để các chủ truong, ké hoach, muc
tiêu đó được đông đảo công chúng trong cả khu vực ASEAN thấu hiểu, tham gia thì rõ ràng hoạt động truyền thông quốc tế (TTQT) với các phương tiện bảo chí chủ đạo phải tích cực tác nghiệp, quảng bá nhiều hơn, góp phần tổ chức thực hiện sâu rộng, phối hợp quản lý, trao đổi kinh nghiệm, PR mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn Bởi vậy, bài viết này
` Vụ trưởng, Học viện Ngoại g1lao
Trang 2Cac van dé Quoc té
tổng kết một số thành tựu về giao lưu, hợp tác văn hóa - xã hội trong nội
khối và với các đối tác Đông thời, bài viết cũng đưa ra một số khuyến
nghị cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác TTỌT về ASCC
Trong thế kỷ 21, thế giới “phẳng” hơn, mớ hơn, do vậy, “truyền
vol
thông có ảnh hướng lớn đến văn hóa chúng ta”! và “truyền thông quốc tế
(TTQT) ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và ý tưởng sáng tạo”,ˆ nên đa số các quốc gia, khu vực đều sử dụng TTQT dé thúc đây hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội một cách hiệu quả Thành tựu về giao lưu, hợp tác văn hóa - xã bội trong ASEAN
và với đối tác
Với Kế hoạch ASCC đồ sộ thực hiện từ 2009-2015 gồm 40 phần với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và truyền thông, các nước thành viên ASEAN đã triển khai được khá nhiều công việc trong lộ trình Mọi hoạt động TTỌQT, văn hóa - xã hội đều đã gắn kết chặt chẽ với sáu lĩnh vực trọng tâm của ASCC gồm ï) Phát triển con người; ii) Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; iii) Các quyền và bình đẳng xã hội; iv) Đảm bảo môi trường bền vững: v) Tạo dựng bản sắc cộng đồng: vi) Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên
Các kết quả đạt được bước đầu nhờ có sự tham gia, hỗ trợ của TTQT, sự phối hợp giữa các nước, chia sẻ thông tin với nhiều đối tượng công chúng trong khu vực, với các đối tác (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, EU ) Kết quả này làm tăng thêm đối tượng
' James Wilson and Stan Le Roy Wilson, Mass Media Mass Culture: An Introduction, McGraw-Hill, 1993, tr 36
? Lê Thanh Bình (Chủ biên), Giáo trình quan hệ công chúng chính phủ trong văn hóa
đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 93
Trang 3được thụ hưởng các thành quả chung Các chương trình truyền thông như chương trình truyền hình toàn cầu “ASEAN ngày nay” bước đầu được đánh giá tích cực Nhà tổ chức chương trình Metro TV đã cô gắng duy trì việc phát thời lượng 30 phút hàng tháng, bố trí ngày giờ lên sóng khác nhau ở mỗi nước thành viên và Đài truyền hình các quốc gia ASEAN tự lo chương trình Nội dung phát sóng khá phong phú gồm chương trình giới thiệu đất nước, con người, cuộc sống các quốc gia ASEAN Đó là chương trình vừa mang tính giải trí, vừa cung cấp thông tin chọn lọc Các chương trình phát thanh và truyền hình (PTTH) khác phát bằng tiếng Anh, các ấn phẩm báo chí, báo ảnh, tin tức trên Internet của các nước ASEAN đã phần nào chuyển tải được thông tin về các lĩnh vực trên
Do nhiều nước trong ASEAN sử dụng tiếng Anh trong báo chí, PTTH nên công chúng các nước có điều kiện để theo dõi được những tin tức, thông tin về tình hình ASEAN nói chung, tình hình từng nước nói riêng cũng như quá trình giao lưu hợp tác của khối với bên ngoài Có thé
kể tên một số phương tiện truyền thông đại chúng của các nước thành viên được công chúng biết đến như (ï) Bao Manila Bulletin, bao Inquirer, Đài Far East Broadcasting Co.Inc, Hãng GMA Radio Television Arts (Phi-lip-pin); (ii) Bao The Straits Times, Tap chi Asian Journal of Political Science, Dai truyén hinh, phat thanh SBC, FEBA Ltd (Xinh-ga- po); (1i) Báo Business Times, The Star, National Echo, cdc Dai RTM, Radio Malaysia (Ma-lai-xi-a); (iv) Bdéo Penlit Brunei, Salam, Dai Radio& Television Brunei (Bru-nay); (v) New Light of Myanmar, Myanmar Alin, Dai Burma Broadcasting Service (Mi-an-ma); (vi) Bao Kompas, Pelita, Jakarta Post, Hang thong tan quéc gia Antara (In-đô-nê- xi-a); (vii) Bao Vientiane Times, Noun Lao, Suksa May, Dai truyén hinh Lao National Television (Lao); (viii) Bao Cambodia Daily, Phnom Penh
Trang 4z A A x a
Cac van dé Quoc té
Post, (Cam-pu-chia); (ix) Bao Viét Nam News, Saigon Times Weekly, Vietnam Investment Review, Thanhnien News, cac Dai VTV, VOV (Viét Nam).’ Ngoai ra, phải kể thêm thành viên mới Đông Ti-mo hiện dang
dùng báo chí chủ yếu bằng tiếng In-đô-nê-xi-a, việc phát bằng tiếng Anh trên Đài phát thanh truyền hình quốc gia (Radio and Television Timor
Leste) còn mới mẻ v.v
Về chủ đề “Phát triển con người”: Với định hướng phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế từ năm 2008 đến nay, truyền thông nội khối ASEAN đã nhắn mạnh việc hợp tác đào tạo nguồn lực có chất lượng ở bậc đại học; kinh nghiệm đào tạo nghề nhằm giảm nguy cơ mất việc làm, xóa đói giảm nghèo; tăng cường năng lực thích
ứng với việc di chuyên, phân công lao động trong khối và vấn đề áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ, đề cao đời sống văn hóa tỉnh thần lành mạnh
Và chủ đề “Phúc lợi và bảo hiểm xã hội ”- Truyền thông nhiều
nước trong khối đã nhấn mạnh việc xây dựng các chương trình và triển khai rộng khắp các hoạt động nâng cao phúc lợi cho phụ nữ, trẻ em (lực lượng chiếm tới hơn 50% dân số ASEAN) Các nước thành viên đã đưa vào hoạt động truyền thông và hệ thống mang tư vấn, các chỉ dẫn về các bệnh truyền nhiễm, thuốc chống vi-rút, vắc-xin phòng các bệnh dễ lan truyền trong khu vực; khuyến cáo việc giám sát, sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ dịch bệnh; chú ý vấn đề bảo hiểm xã hội, nhất là cho các đối tượng thiệt thòi, dễ tổn thương
Về chủ đề “các quyên và bình đẳng xã hội”: Hoạt động Ủy ban
Thúc đây và Báo vệ Quyển phụ nữ và trẻ em ASEAN (AACW) được
? Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005, tr 40-46
Trang 5phương tiện thông tin đại chúng ASEAN chú trọng truyền thông trong mấy năm gần đây
Về chủ đề “đảm bảo môi trường bên vững”: Ngoài các hoạt động truyền thông quảng bá về thách thức do biến đổi khí hậu gây ra cho thế giới và khu vực, còn có những chương trình, bài báo cảnh báo việc một
số nhà đầu tư nước ngoài thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường, chuyển
giao công nghệ cũ, lạc hậu, lách luật các nước thành viên, xâm hại môi
trường Truyền thông cũng đề cập đến các khuôn khổ hành động chung
của khu vực như Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó với
tình huống khẩn cấp (2009) và góp phần thúc đây việc lập Trung tâm
Điều phối ASEAN về cứu trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai
Về chủ dé “thu hẹp khoảng cách phát triển”: Khoảng cách phát triển giữa các thành viên ASEAN là một vấn đề thu hút được sự quan
tâm không chỉ của các chính khách, các nhà chuyên môn mà còn của các
nhà báo, nhà truyền thông khu vực này Truyền thông một mặt nhấn mạnh nội lực và sự phát huy lợi thế từng nước, mặt khác khuyến nghị những nước đã phát triển ôn định như Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a và các
Tổ chức chung của ASEAN cần chủ động tăng cường chức năng điều phối, chủ động đề xuất sáng kiến nhằm thu hẹp dần các khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực
Về chủ đề “tạo dựng bản sắc cộng đồng ASEAN”: Mẫy năm gần
đây, hoạt động truyền thông của các quốc gia ASEAN khá đa dạng,
phong phú nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng bản sắc ASEAN với các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa để quảng bá hình ảnh toàn khu vực
và mỗi thành viên Việc quảng bá bản sắc mỗi thành viên cũng như nhắn mạnh sự tương đồng văn hóa của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng, bởi
vì “tương đồng văn hóa và những giá trị chung được chia sẻ dễ tạo nên
sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng cảm giữa các quốc gia (ASEAN), từ đó
Trang 6z Ẩ A a z
Cac van dé Quoc té
tạo dựng được sự ủng hộ của quốc tế trong vẫn dé nào đó” (như vấn đề Biển Đông, chống dịch bệnh, bảo vệ kiều dân ASEAN, quảng bá du lịch ) Các hoạt động như tổ chức các Hội chợ du lịch ASEAN tổ chức tại các nước đối tác (Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ ), các Hội thảo nhằm quảng bá văn hóa, du lịch các nước Đông Nam Á, các chương trình quảng bá du lịch, văn hóa, lễ hội đặc sắc trên truyền hình mỗi nước (bằng tiếng Anh) có tác dụng rất lớn trong việc để thế giới hiểu
hơn về ASEAN, thân thiện, hợp tác nhiều hơn với ASEAN
Ngoài ra, Ban Thư ký ASEAN còn có nhiều sáng kiến phục vụ mục
đích này như:
Thứ nhất, tổ chức thì viết báo về cộng đồng kinh tế ASEAN cho công dân ASEAN dưới 30 tuổi (2009) Tháng 2/2012, báo chí các nước ASEAN trong đó.có Việt Nam đã đồng loạt đưa tin về giải thưởng văn
hoc ASEAN 2011 được trao cho nhà văn Nguyễn Chí Trung nhằm cô vũ cho nền văn học khu vực đang có những khởi sắc Gần đây Ban Thư ký ASEAN lại đề xuất cuộc thi vẽ từ tháng 5/2012 với chủ đề “ASEAN: Một cộng đồng, một số phận” dành cho các công dân trẻ nhân kỷ niệm
45 năm ngày thành lập ASEAN
Thứ hai, Liên hoan nghệ thuật âm nhạc trẻ ASEAN, hợp tác mạng lưới di sản ASEAN+3 trong năm 2011 đã mang lại kết quả tốt Chương trình hòa nhạc giao hưởng ASEAN - Nga đã được tổ chức vào tháng
10/2011 Cũng trong năm 2011, Dàn nhạc Dân tộc ASEAN+ 3 đã phát huy giao lưu, hợp tác văn hóa không chỉ trong ASEAN mà với cả ba đối tác châu Á Tháng 3/2012, các nước khu vực đã tẻ tựu tại Việt Nam trong
Liên hoan giọng hát truyền hình ASEAN
4 Hoàng Khắc Nam, Hop tac da phuong ASEAN+3: Van dé va trién vong, Nxb Dai hoc Quốc gia, TP Hé Chi Minh 2008, tr 173
Trang 7Thứ ba, Bộ trưởng Văn hóa các nước Đông Nam Á đã ký “Tuyên
bố Thống nhất ASEAN trong đa dạng văn hóa: Hướng tới củng cố Cộng đồng ASEAN” tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nga (tháng 10/2011 tại In-đô-nê-xi-a) Truyền thông báo chí và công chúng đã nhận thức rằng
đó là văn kiện chung nhằm hướng tới các mục tiêu lớn của khu vực như:
¡) Xây dựng và củng cố cộng đồng ASEAN đích thực vào năm 2015; 1)
Bảo vệ, phát huy và sử dụng sự đa dạng văn hóa ASEAN; ii) Thúc đây
hoạt động văn hóa va sức sáng tạo văn hóa; ¡v) Hướng tới một Cộng đồng ASEAN quan tâm và chia sẻ; v) Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường kết nối hệ thống trong văn hóa; vi) Tích cực phối hợp, hợp tác giữa các tô chức của ASEAN nhằm phát huy hiệu quả của trụ cột văn hóa trong việc thúc đây sự phát triển của trụ cột chính trị an ninh và trụ cột kinh tê
Đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông quốc tế về cột trụ văn hóa - xã hội của Cộng đồng ASEAN Xuất phát từ thực tiễn hiện nay trong quá trình xây dựng ASCC và
từ góc nhìn khoa học về TTQT và văn hóa đối ngoại, xin được đề xuất các khuyến nghị sau:
- Cần lồng ghép, đưa chiến lược, các chiến dịch truyền thông quốc
tế vào Kế hoạch tổng thể của trụ cột ASCC để chia sẻ thông tin rộng khắp, tiếp cận đa quốc gia về các vấn đề mà công chúng các nước thành viên cần biết, hiểu rõ và tham gia tích cực
- Xây dựng chiến lược dài hạn đối với lĩnh vực TTQT về cột trụ
văn hóa - xã hội trong Cộng-đồng ASEAN là một nhu cầu, đòi hỏi phải
có sự chỉ đạo vĩ mô của các cơ quan hữu quan của ASEAN và các giải
pháp kèm theo;
- Tăng cường lý luận và nhận thức về TTQT, nội dung chỉ tiết cột trụ ASCC cho các cơ quan chức năng ASEAN và công chúng ASEAN;
Trang 8Ẩ A x x
Cac van dé Quoc té
- Mỗi nước trong ASEAN cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính
sách về TTQT; kiện toàn chính sách, chiến lược TTQT cho phù hợp với thực tiến phát triển của nước mình và với cam kết trong khu vực và các đối tác quốc tế, tận dụng được lợi thế của công nghệ và kỹ thuật thông tin hiện đại, báo chí tiên tiến để truyền thông mạnh mẽ về cột trụ ASCC
- Gắn hoạt động TTQT với các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa - xã hội 5 năm của mỗi nước ASEAN; lồng ghép TTQT trong
quá trình triển khai chiến lược phát triển văn hóa - xã hội, chiến lược phát
triển du lịch, chiến lược phòng ngừa tác hại biến đổi khí hậu, phát triển
nguồn lực con người, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em của các nước
ASEAN
- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực TTQT hoặc các ngành liên quan Nâng cao kiến thức về TTQT cho các công chức, chuyên gia, nhân viên, nhà quản lý, nhà báo làm công tác
TTQT trong tất cả các quốc gia của ASEAN :
- Khi tiến hành TTQT vẻ cộng đồng văn hóa - xã hội, hay các chủ
đề văn nghệ, du lịch, thể thao thậm chí cả những định hướng, lộ trình
xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, vững mạnh, phát triển bền vững
vào năm 2015, cần ưu tiên sử dụng các phương tiện truyền thông nghe nhìn (là các phương tiện phổ biến, nhiều thế mạnh như phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện, Internet, băng đĩa ) để quảng bá, xây dựng đồng thuận, phát huy sự sáng tạo, hợp lực sức mạnh mọi tổ chức, công dần ASEAN Bởi vì phương tiện truyền thông nghe nhìn “làm phát triển những kỹ năng mới của thời đại thông tin, cũng như làm các nền
văn hóa xích lại gần nhau, tạo nên những thay đổi trong lỗi sống và có
tác động sâu sắc”
? Đỗ Nam Liên (Chủ biên), Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr 28
Trang 9- Đưa nội dung lĩnh vực TTQT và kiến thức liên quan vào giảng dạy một cách phù hợp tại một số cơ sở đào tạo chuyên ngành của các nước ASEAN Hiện trong ASEAN chỉ có Việt Nam đào tạo ngành TTQT, châu
Á có Trung Quốc, Nhật Bản (là hai đối tác của ASEAN) Nếu các nước ASEAN chú ý đào tạo cả các ngành văn hóa - xã hội và TTQT thì giao lưu, hợp tac dao tạo về nội dung văn hóa - xã hội và phương thức TTQT
chắc sẽ thêm đa dang và có thêm các đối ứng, đối tác
- Tăng cường việc đào tạo tiếng Anh cho các cấp học ở các nước trong khối ASEAN, chú ý cải tiến chương trình giảng dạy, giáo trình, hợp tác quốc tế đối với các ngành văn hóa - xã hội (hướng theo chuẩn tiếng Anh và các chuẩn khác của quốc tế) để nâng cao chất lượng các nguồn lực và tăng hợp tác, giao lưu trong khu vực và với thế giới
- Các nước ASEAN cần đảm bảo các điều kiện về tài chính, vật
chất cho việc xây dựng cột trụ Cộng đồng Văn hóa - Xã hội;
- Toàn khối ASEAN đây mạnh việc xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp, tư nhân tài trợ, đóng góp cho các hoạt động TTQT, xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội vững chắc, lành mạnh, làm nền tảng cho
sức mạnh tỉnh thần của nhân dân các nước ASEAN
- Triển khai kế hoạch cụ thể, các hoạt động TTQT quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa mỗi nước ASEAN với những thông điệp mang tính văn hóa - nghệ thuat cao TTQT cần góp phần tích cực hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia, hình ảnh quốc gia,
công dân ASEAN phù hợp với văn hóa mỗi thành viên ASEAN và toàn
khu vực, nhằm làm cho bản sắc Cộng đồng ASEAN ngày càng hiện diện hấp dẫn trên trường quốc tế
- Thúc đây các hoạt động TTQT về thành tựu xây dựng ASCC tai các địa bàn, trọng tâm là các nước lớn, các đối tác, các nước láng giềng
Trang 10x A x a
Cac van dé Quoc té
của ASEAN nhằm tranh thủ sự tin cậy, hợp tác không những trên lĩnh vực văn hóa - xã hội mà cả trên các lĩnh vực khác
- Mỗi nước ASEAN nên tăng cường xuất bản, phô biến ra thế giới các tác phẩm nghệ thuật có giá trỊ, chất lượng, các ấn phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu có tên tuổi; giới thiệu phong tục tập quán, lễ hội, trang phục các dân tộc sở tại; danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống, các tác phẩm trên các lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, hội
họa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc để góp phần làm phong phú văn hóa
chung nhiều màu sắc của ASEAN
- Sử dụng các phương tiện TTIỌQT và công nghệ thông tin mới, truyền thông hiện đại, truyền thông đa phương tiện, xây dựng các Website riêng của các Hiệp hội nghè nghiệp văn hóa - xã hội để giới thiệu về đất nước, văn hóa và con người các nước thành viên ASEAN bằng nhiều ngôn ngữ, nhưng chú trọng tiếng Anh; xây dựng các chương trình truyền hình vệ tỉnh bằng một số tiếng nước ngoài (ưu tiên tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc ) để giúp bạn bè quốc tế có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về khu vực ASEAN năng động, giàu tiềm năng
- Đây mạnh sự phối hợp hoạt động chuyên nghiệp TTQT với các hoạt động liên quan như ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tẾ, ngoại giao chính trị, ngoại giao công chúng của các nước ASEAN dé phục vụ cho quyền lợi chung của ASEAN và mỗi thành viên
- Các tổ chức ASEAN và cơ quan chức năng của mỗi nước thành viên nên có giải pháp sử dụng hoạt động TTQT cho các chương trình, kế hoạch phát triển Cộng đồng Văn hóa - Xã hội phù hợp với mỗi loại hình
phương tiện báo chí thông dụng và hoạt động liên quan khác như truyền
hình, Internet, ngoại giao kỹ thuật số, báo ảnh, hoạt động PR ;