Luận văn về điều kiện tự nhiên hiện trạng môi trường và kinh tế xã hội khu vực dự án
Trang 1MỞ ĐẦU 3
1 Xuất xứ của Dự án 3
2 Căn cứ pháp lý và tài liệu kỹ thuật lập báo cáo ĐTM 2.1 Căn cứ pháp lý 3
3 Tổ chức thực hiện ĐTM 5
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 7
1.1 Tên Dự án 7
1.2 Chủ Dự án 8
1.3 Vị trí địa lý của Dự án 8
1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án 9
1.4.1 Phần hoạt động của Khu liên hợp và Đào tạo 9
1.4.2 Thực trạng cơ sở vật chất của Hội và các cơ sở trực thuộc Hội 12
4.1.3 Hiện trạng về nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo của Hội liên hiệp Khoa học Kinh tế Việt Nam 17
4.1.4 Nhu cầu phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực: 22
4.2 Phần đầu tư xây dựng 28
4.2.1 Các yêu cầu chung về quy hoạch tổng mặt bằng 28
4.2.2 Phương án quy hoạch tổng mặt bằng lựa chọn 29
4.2.3 Quy mô diện tích xây dựng phân khu đào tạo (Trường đại học) 32
4.2.4 Quy mô diện tích xây dựng phân khu khoa học: 38
4.2.5 Phương án kiến trúc công trình – các giải pháp kỹ thuật công trình: 41
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 49
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực Dự án 49
2.1.1 Địa hình 49
2.1.2 Địa chất, thuỷ văn 49
2.1.3 Đặc điểm khí hậu 49
2.2 Hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực Dự án 50
2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 50
2.2.2 Hiện trạng môi trường nước 52
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Đình Bảng , Từ sơn, Bắc Ninh 53
2.3.1 Đặc điểm về kinh tế 53
2.3.2 Đặc điểm văn hoá - xã hội 54
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 55
3.1 Các nguồn gây tác động chủ yếu của Dự án 55
3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 55
3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 61
3.2 Các tác động môi trường chủ yếu của Dự án 63
3.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn quy hoạch 64
Trang 23.2.3 Đánh giá tác động khi vận hành Khu Liên hợp Khoa học – Đào tạo 68
CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ 71
4.1 Giảm thiểu tácđộng xấu từ giải pháp quy hoạch kiến trúc cảnh quan 71
4.2 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng 72
4.2.1Đền bù giải phóng mặt bằng 72
4.2.2 Biện pháp giảm thiểu trong quá trình san nền 72
4.2.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 73
4.2.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, 74
4.2.5 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn trong xây dựng 74
4.2.6 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm do dầu mỡ thải 74
4.2.8 Biện pháp giảm thiểu các tác động khác 75
4.3 Giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn vận hành Khu liên hợp 75
4.3.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 75
4.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 80
4.3.3 Trồng cây xanh giảm thiểu ô nhiễm môi trường 81
4.3.4 Các biện pháp quản lý CTR 82
4.3.5 Biện pháp cải tạo môi trường xung quanh 82
4.3.6 Các biện pháp phòng chống rủi ro 82
CHƯƠNG V: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 83
CHƯƠNG VI: CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 84
6.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 84
6.2 Chương trình giám sát môi trường 84
6.2.1 Chương trình quản lý môi trường 84
6.2.2 Chương trình giám sát môi trường 87
CHƯƠNG VII: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 89 7.1 Giai đoạn xây dựng 89
7.2 Giai đoạn hoạt động ổn định 89
CHƯƠNG VIII: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 91
8.1 Nguồn cung cấp số liêụ, dữ liệu 91
8.2 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 91
8.3 Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng 92
8.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của phương pháp đánh giá 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
Trang 3Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kinh tế Với hoạt động hiện nay, các công trình nhà xưởng, trường học, sân thể thao, ký túc xá của Hội còn rất nhỏ bé
Hiện tại của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ của Hội có gần 10.000 sinh viên Theo quy hoạch chiến lược của Trường, số sinh viên trong giai đoạn 10- 15 năm tới sẽ đạt tới con số 30.000 cho tất cả các ngành học Đó là chưa
kể các Viện nghiên cứu khoa học, các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ
Do đó, việc đầu tư xây dựng Khu liên hợp này là cấp thiết, đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tế hiện tại và tương lai
và sinh viên của trường
2 Căn cứ pháp lý và tài liệu kỹ thuật lập báo cáo ĐTM
Trang 4Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 81/2006/QĐ-BTNMT ngày 9/8/2006 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
- Nghị định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Ý kiến chỉ đạo ngày 06/5/2004 của Bí thư Tỉnh uỷ và công văn số XDCB-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, văn bản đề nghị số 197/XD-DDT ngày 24/5/2004 của giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh và công văn số 160/CV-UB ngày 5/4/2004 của Chủ tịch UBND huyện Từ Sơn về việc chấp thuận chủ chương
805/CN-và giới thiệu địa điểm cho Khu liên hợp Khoa học- Đào tạo của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
- Chứng chỉ quy hoạch số 125/CCQH ngày 29/9/2006 của giám đốc Sở Xây dựng giao cho khu liên hợp Khoa học đào tạo khu đất rộng 20ha tại khu vực gần Đền Đô (Lý Bát Đế) thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Quyết định số 214/QĐ-SXD ngày 02/10/2006 của Giám đốc Sở Xây dựng
về việc phê duyệt qui hoạch tổng mặt bằng của Khu liên hợp Khoa học- Đào tạo tại khu vực gần Đền Đô (Lý Bát Đế) thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
2.2 Tiêu chuẩn Việt nam
- Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN & MT và các tiêu
chuẩn Việt Nam khác có liên quan
- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Ytế ( Bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan
- Các tiêu chuẩn, qui phạm thiết kế và xây dựng công trình, xây dựng trường học
2.3 Các tài liệu kỹ thuật
- Giải trình kinh tế kỹ thuật Dự án “Đầu tư xây dựng Khu liên hợp Khoa
học - Đào tạo” của BQL Dự án Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
- Hồ sơ thiết kế Dự án Khu liên hợp Khoa học – Đào tạo
Trang 5đất, nước và không khí nơi thực hiện Dự án do Trạm Quan trắc và phân tích môi trường Bắc Ninh thực hiện tháng 6 năm 2007
Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
1.Nghiên cứu kỹ giải trình kinh tế kỹ thuật Dự án “Đầu tư xây dựng Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo” của BQL Dự án Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
2.Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đình Bảng, huyện Từ sơn, Bắc Ninh
3.Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường khu vực Dự án, hiện trạng môi trường khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm đến môi trường
4.Tổ chức điều tra, lấy mẫu đo đạc, chất lượng môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước trong khu vực Dự án sẽ tiến hành và các vùng lân cận
5.Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp số liệu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
Giới thiệu về Trạm Quan trắc và phân tích môi trường - Sở Tài nguyên
và môi trường Bắc Ninh
- Địa chỉ liên hệ : Số 11 Đường Hai Bà Trưng - Phường Suối Hoa - Thành
Trang 61 Nguyễn Đại Đồng Cử nhân Trạm trưởng - Trạm Quan trắc và
Phân tích môi trường
3 Nguyễn Thị Diễm
Hương
Trang 7CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên Dự án
- Tên Dự án: Dự án Đầu tư xây dựng Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo
- Mục tiêu, qui mô Dự án:
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mở rộng (cơ sở 2) Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội Đảm bảo đào tạo cho 5000 sinh viên (năm 2010),
8000 sinh viên (năm 2015) và 15.000 – 20.000 sinh viên (năm 2020)
Bao gồm các hạng mục công trình như: Nhà hiệu bộ, lớp học, giảng
đường, khu thể thao, trụ sở làm việc của TƯ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, khu
nhà ở của Chuyên gia nước ngoài
Dự án Khu liên hợp Khoa học- Đào tạo là một công trình văn hoá phức
hợp, bao gồm hai phân khu chính là khu Đại học với diện tích 10,3 ha và phân
khu Khoa học rộng 9,7 ha
- Tổng vốn đầu tư dự kiến: 461.000.000.000 VNĐ
(Bốn trăm sáu mươi một tỷ đồng Việt Nam)
Gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: (từ năm 2006- 2008): 152,0 tỷ đồng
Giai đoạn 2: (từ năm 2008- 2012): 309,0 tỷ đồng
- Nguồn vốn để thực hiện Dự án: Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của
Hội khoa học kinh tế Việt Nam do các đơn vị trực thuộc Hội khoa học kinh tế
Việt Nam đóng góp, gồm:
+ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đóng góp 300,0 tỷ
đồng
+ Trung Ương Hội, các viện khoa học, trung tâm nghiên cứu và các đơn
vị trực thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đóng góp 161 tỷ đồng
Số tiền đóng góp của các thành viên cũng được chia làm hai giai đoạn đầu
tư của Dự án
- Thời hạn hoạt động của Dự án: Dài hạn theo thời hạn Nhà nước cho phép kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Tiến độ thực hiện Dự án:
Giai đoạn 1: (Từ năm 2006 - 2008): Chuẩn bị lập Dự án, thiết kế kỹ
Trang 8thuật, giải phóng mặt bằng, xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu Liên hợp Khoa học – Đào tạo (Gồm: đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, cây xanh, hồ nước, tường rào )
Giai đoạn 2: (Từ năm 2008- 2012): Tiếp tục huy động vốn đầu tư để xây
dựng công trình còn lại của Khu liên hợp khoa học- đào tạo, gồm: các hạng mục công trình như giảng đường, ký túc xá, trung tâm nghiên cứu đào tạo, nhà làm việc dành cho chuyên gia, cán bộ giảng dạy, sân vận động, nhà luyện tập thi đấu thể thao,
1.2 Chủ Dự án
- Tên Dự án: Đầu tư xây dựng Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo
- Chủ đầu tư: Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
- Địa chỉ trụ sở: Số 1B, Cảm hội, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Điện thoại 04- 9717529; Fax: 04 - 9712932
- Người đại diện theo pháp luật của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Ông Vũ Văn Dung (bí danh Trần Phương)
Ngày sinh: 01/11/1927 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: Nguyên phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiện nay, là Giáo sư - Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CMND số: 011782408 do công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/3/1993 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 28 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Thành phố
Hà nội
Chỗ ở hiện nay: 28 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
1.3 Vị trí địa lý của Dự án
Khu đất xây dựng Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo có diện tích 20ha, nằm
ở phía nam Đền Đô, thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Khu đất dự kiến có hình bình hành, bề rộng khoảng 300m, bề dài gần 700m, cách đường Quốc lộ 1B chỗ gần nhất dưới 500m và cách quốc lộ 1A chỗ gần nhất dưới 1500m
Các bề mặt tiếp giáp khu đất triển khai Dự án như sau:
Phía Nam giáp bờ Bắc của Kênh Nam, bờ Nam Kênh Nam giáp Quốc lộ 1B
Phía Đông giáp khu đô thị Nam Từ Sơn 2
Trang 9Phía Tây Bắc giáp đường qui hoạch
Phía Tây Nam giáp ruộng canh tác xã Đình Bảng
(Sơ đồ vị trí xem phần phụ lục)
Hiện trạng khu đất: Theo trích lục bản đồ địa chính của xã Đình Bảng và
bản đồ đo đạc của Trung tâm phát triển quỹ đất Bắc Ninh cấp tháng 1 năm 2006, theo khảo sát hiện trường hiện trạng thì đây là khu vực trồng lúa, với năng suất thấp, cả năm dưới 5 tấn/ha Trong khu vực hoàn toàn không có nhà dân và công trình đặc biệt nào
1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1 Phần hoạt động của Khu liên hợp và Đào tạo
1.4.1.1 Hoạt động của Hội khoa học kinh tế Việt Nam:
Hội khoa học kinh tế Việt Nam được thành lập từ năm 1975, xuất phát từ một yêu cầu đấu tranh ngoại giao, với số thành viên ban đầu chỉ khoảng 100 người, chủ yếu thuộc 3 cơ quan: Viện Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch và Viện Khoa học Tài chính Đại hội thành lập Hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm 5 thành viên do đồng chí Trần Phương - Viện trưởng Viện kinh tế học làm chủ tịch, đồng chí Trần Văn Tập, phó Viện trưởng Viện kinh tế học làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hoạt động đối ngoại đầu tiên là tham dự đại hội Hội kinh tế thế giới tại Praha (Tiệp Khắc) và nộp đơn xin gia nhập Hiệp hội Kinh tế quốc tế IEA, đáp ứng nhu cầu đấu tranh ngoại giao Sau
đó, Hội đã làm thủ tục đầy đủ xin phép Chính phủ cho hoạt động và giấy phép số
75 đã đưa Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký ngày 01/7/1975 Sau khi trở thành hội viên của Hiệp hội kinh tế quốc tế IEA, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của Hiệp hội, phát biểu trên nhiều diễn đàn của Hiệp hội
Đại hội II của Hội (năm 1990) tiến hành khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đại biểu đã quyết định chuyển hướng hoạt động: phát triển tổ chức của Hội
để đẩy mạnh các hoạt động ở trong nước Nhiều tỉnh hội, nhiều hội khoa học kinh
tế ngành, nhiều chi hội thuộc các Viện nghiên cứu, các trường đại học được thành lập Nhiều hoạt động nghiên cứu, hội thảo khoa học, phổ biến kiến thức được tiến hành Tuy nhiên, hoạt động của Hội vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu kinh phí, chủ yếu từ nguồn bao cấp của Nhà nước Trong điều kiện xoá bỏ chế độ bao cấp, thách thức lớn nhất của các tổ chức Hội là: muốn phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động thì phải tìm phương hướng và phương thức hoạt động thích hợp để tự
Trang 10tài trợ Trong điều kiện đổi mới, Hội Khoa học Kinh tế đề ra nguyên tắc là: Chất xám phải được sử dụng trả tiền, mà muốn được người sử dụng trả tiền thì chất xám phải đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng Theo nguyên tắc này, nhiều tổ chức khoa học công nghệ và dịch vụ khoa học trực thuộc Trung ương Hội lần lượt ra đời:
- Thời báo kinh tế Việt Nam ra đời năm 1991, dần trở thành một trong những tờ báo kinh tế có uy tín của đất nước, xuất bản tiếng Việt và tiếng Anh Đến nay, thời báo Việt nam có 5 ấn phẩm khác nhau, kể cả nhật báo, tuần báo, nguyệt báo và báo điện tử (mạng INTERNET) Doanh thu của báo đã tăng nhanh đạt 50 tỷ đồng mỗi năm Sự phát triển của Báo đòi hỏi có những cơ sở hiện đại và tiện nghi hơn, tập hợp nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và hoạt dộng thực tiễn trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh và công nghệ hiện đại từ các địa phương và ở nước ngoài cùng tham gia
- Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội thành lập năm 1996, đến nay đã đạt quy mô trên 8.000 sinh viên Hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường
đã được các cơ quan tuyển dụng đánh giá cao Nhiều sinh viên tạo được việc làm cho chính mình và cho nhiều người khác Với các hoạt động đa dạng, doanh thu
của trường mỗi năm trên 30 tỷ đồng Trường đã xây dựng được cơ sở mới với diện tích gần 1ha tại Vĩnh Tuy, nhưng cũng chỉ đủ sức chứa giáo viên và 5.000
sinh viên Nhà trường vẫn phải thuê thêm địa điểm khác để làm giảng đường Trường vẫn không có điều kiện để đẩy mạnh giáo dục toàn diện như thiếu sân thể thao, thư viện lớn, ký túc xá cho sinh viên từ các nơi đến
- Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam hiện có trên 20 Trung tâm và Viện nghiên cứu hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thông tin, tư vấn đã cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm khoa học và dịch
vụ khoa học được đánh giá cao Trên 1.000 nhà khoa học đã được thu hút vào hoạt động của các tổ chức nêu trên
Một số tỉnh hội, chi hội thuộc các trường đại học và hội ngành cũng tìm được những đề tài nghiên cứu, những Dự án nghiên cứu hoặc những hoạt động đào tạo và phổ biến kiến thức, vừa đem lại thu nhập cho tổ chức của mình vừa phát huy được trí tuệ, chất xám của các nhà khoa học
Để tiến tới đại hội III (2001), Trung ương Hội đã có một quyết định quan trọng về đăng ký Hội viên Đợt đăng ký đầu tiên năm 2000 đã có trên 1.400
Trang 11người, trong đó 30% là Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ và Thạc
chức của những nhà kinh tế tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội Đã là một
tổ chức thì giữa Hội và các thành viên phải có quan hệ ràng buộc: Hội phải đem lại lợi ích cụ thể với Hội Tất cả đều vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước và của các nhà khoa học
- Các tổ chức của hội phải tự tạo kinh phí để hoạt động Muốn vậy, phải đem trí tuệ, chất xám của mình đáp ứng nhu cầu cụ thể của xã hội Chỉ khi trí tuệ, chất xám được người sử dụng chấp nhận trả tiền thì hoạt động của Hội mới coi là được xã hội thừa nhận Đường lối xã hội hoá giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Đảng và Nhà nước đang mở đường cho các hội khoa học, trong đó Hội Khoa học Kinh tế lập các tổ chức khoa học công nghệ và dịch vụ khoa học đáp
ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, góp phần tích cực vào việc phát triển xã hội, giảm nhẹ gánh nặng bao cấp của Nhà nước đối với Hội về một số mặt
Năm 2002, đến lượt Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học quốc tế của Liên hiệp các hội khoa học kinh tế các nước Đông Nam Á FAEA Các cuộc hội thảo được tiến hành tại Hà Nội với chủ đề: “Toàn cầu hoá kinh tế - cơ hội và thách thức đối với các nước ASEAN” Thủ tướng chính phủ đã đến dự khai mạc Hội thảo này Hội thảo được các nhà kinh tế trong
và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng các báo cáo thảo luận và công tác tổ chức
Hàng năm, Hội khoa học Kinh tế Việt Nam đều có Hội thảo và ra báo cáo Tổng quan Kinh tế Việt Nam trình các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Hội cũng
đã tổ chức nhiều Hội thảo khác, đóng góp vào các chính sách kinh tế, vào kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội và vào văn kiện Đại hội X của Đảng Đổng thời cũng đều kỳ tổ chức các Hội thảo khoa học để mời các nhà kinh tế quốc dân đến trao đổi học thuật
Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các đơn vị như Trường đại học của Hội và
các Trung tâm, Viện nghiên cứu còn hạn hẹp
Trang 121.4.2 Thực trạng cơ sở vật chất của Hội và các cơ sở trực thuộc Hội
1/ Trụ sở Văn phòng Trung ương hội Khoa học Kinh tế Việt Nam:
Văn phòng trung ương Hội đặt tại số 1B phố Cảm Hội - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Trung ương Hội bao gồm các phòng ban: phòng tài chính, phòng
Tổ chức cán bộ, phòng Quan hệ quốc tế, văn phòng hội, phòng kế hoạch Khoa học, Ban thư ký, các phòng Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký… các phòng ban này do địa điểm chật hẹp, nên phần lớn đã phải tổ chức chung với các hoạt động của trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội (nay thuộc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ)
Cơ sở làm việc của Trung ương Hội chật hẹp, phải thuê với diện tích chưa tới 100m2, không đảm bảo điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động của Hội Các phòng ban trực thuộc Văn phòng Hội không đủ chỗ bố trí, tiêu chuẩn diện tích làm việc cán bộ Hội không đáp ứng đúng nhu cầu
Với vai trò và chức năng của Hội ngày càng được mở rộng, các hội viên ngày càng đông đảo, vai trò của Hội ngày càng được khẳng định trong công cuộc phát triển đất nước Hội tập trung các tri thức có tài năng trong lĩnh vực khoa học kinh tế, góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, từng bước nâng cao tri thức, phẩm chất con người Việt Nam Ngoài ra, Hội cần có
cơ sở khang trang để tổ chức hội thường niên của các tổ chức Hội khu vực và quốc tế, nhằm giao lưu, giới thiệu, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nhà khoa học kinh tế nước bạn
2/ Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội:
Trường đại học của hội cũng nằm tại số 1B phố Cảm Hội - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, và địa điểm 2 tại ngõ 651B dốc Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Từ 2 năm nay, trường có thêm cơ sở mới tại Vĩnh Tuy, rộng 9.000m2, nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho 5.000 sinh viên Như vậy, Trường vẫn phải tiếp tục thuê các địa điểm như trước, các cơ sở của trường hoạt động rộng rãi trong thành phố Hà Nội
Cơ sở vật chất được trang bị hiện đại bao gồm: gần 1.000 máy vi tính nằm trong hệ thống mạng không dây và 20 lớp học đa phương tiện Bình quân 10 sinh viên 1 máy, lên lớp mỗi sinh viên 1 máy Các phòng học đều trang bị 1 máy chiếu hắt và 1 máy projector Có một phòng học cho sinh viên truy cập internet
Hiện nay số lượng sinh viên của trường đã đạt quy mô 8.000 người Đây là một con số chưa cao đối với một trường đại học, tuy nhiên với tốc độ phát triển
Trang 13của nhà trường từ khi thành lập đến nay (10 năm), trường đã khẳng định được uy tín và chất lượng, số lượng học sinh dự thi ngày càng tăng, nhưng do cơ sở phục
vụ cho công tác dạy và học còn thiếu, nên hàng năm trường chỉ tiếp nhận đào tạo khoảng 1.500 học sinh và cả hàng trăm học sinh hệ cao đẳng, trung học Nếu có điều kiện, để đáp ứng nhu cầu dạy và học thì nhà trường có thể tổ chức thi tuyển
và đào tạo khoảng 3.000 học sinh/năm Hội đồng quản trị nhà trường đã phê duyệt phương án phát triển của trường, dự kiến năm 2020 trường sẽ có 25.000 – 30.000 sinh viên Ngoài ra, trường đang có hệ đào tạo cao đẳng và đang đăng ký với nhà nước để đào tạo nghiên cứu sinh hệ tiến sỹ kinh tế (do trường có đủ các giáo sư với các chuyên ngành tương ứng)
3/ Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội:
Chức năng tổ chức:
1 Điều tra, thu thập, xử lý thông tin; nghiên cứu các vấn đề phát triển kinh
tế xã hội, tư vấn các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và các cộng đồng dân cư Việt Nam
2 Xây dựng các Dự án phát triển kinh tế xã hội, tìm kiếm và tiếp nhận các nguồn kinh phí tài trợ, tổ chức thực hiện và đánh giá các Dự án, chú trọng trước hết các Dự án tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển dịch vụ công cộng cho những người dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường
3 Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm, tham gia, hội thảo trong và ngoài nước; tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ; tổ chức tuyên truyền và phổ biến kiến thức; soạn thảo các tài liệu, sách báo nhằm nâng cao nghiệp vụ và tri thức quản lý, khoa học, công nghệ có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội
4/ Trung tâm giới, môi trường và phát triển bền vững:
Thành lập theo quyết định 05/QĐ ngày 19 tháng 01 năm 1998 của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Trụ sở chính phòng 202 nhà B5 khu tập thể Vĩnh Hồ
- Hà Nội
Bộ máy tổ chức bao gồm: Ban giám đốc, ban nghiên cứu và triển khai Dự
án, ban đào tạo, bộ phận Hành chính tổng hợp
Chức năng hoạt động:
1 Điều tra nghiên cứu các vấn đề giới, môi trường phát triển bền vững;
2 Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, tham quan, hội thảo, soạn thảo các tài liệu sách báo nhằm nâng cao nghiệp vụ và các tri thức quản lý, khoa học, công nghệ có liên quan đến vấn đề quan hệ giới, môi trường và phát triển bền vững;
Trang 143 Tổ chức huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực quan hệ giới, môi trường và phát triển bền vững
4 Tư vấn và triển khai các Dự án phát triển liên quan đến vấn đề giới, môi trường và phát triển bền vững
Trung tâm hoạt động theo đúng chức năng, giao dịch với các cơ quan nhà nước, các đơn vị và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, các đoàn thể xã hội trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, triển khai và tư vấn khoa học – công nghệ theo đúng pháp luật Nhà nước Tìm kiếm, huy động, tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ về tài chính, vật chất, kỹ thuật của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của các cộng đồng dân cư Việt Nam
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của trung tâm, cả về đội ngũ, các nguồn lực, hiện nay khi thực hiện các Dự án, trung tâm thường xuyên phải thuê
địa điểm, vì trị sở tại khu tập thể Vĩnh Hồ chật hẹp, không thuận tiện cho các hoạt động giao dịch Trung tâm thường xuyên phải thuê các địa điểm để tổ chức các
khoá học đào tạo, phổ biến kiến thức… Trước nhu cầu đó, kết hợp với việc đưa các đơn vị trực thuộc của hội về một địa điểm chung, có thể hoạt động hỗ trợ cho nhau sẽ là cơ hội tốt cho Trung tâm góp vốn triển khai xây dựng cơ sở mới
5/ Thời báo kinh tế Việt Nam
Trải qua 15 năm hoạt động, thời báo kinh tế Việt Nam phải luôn di chuyển địa điểm làm việc Đến nay, thời báo Kinh tế Việt Nam có trụ sở tại 96 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội Đây là một tổ chức mạnh, có đội ngũ cán bộ đông đảo bao gồm hơn 200 biên chế, có các chi nhánh ở một số tỉnh và thành phố Xuất bản các loại báo, tạp trí: Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Việt Nam, tin kinh tế hàng ngày, tạp chí tiêu dùng, the guide Ngoải ra còn có báo điện tử VET Đây là một hệ thống báo trí kinh tế hàng đầu của đất nước hoạt động có hiệu quả Với hoạt động tại cơ sở mới khá khang trang nhưng chưa có đủ điều kiện để phát triển thành một tập đoàn truyền thông hiện đại, gắn kết với hoạt động của Hội Khoa học Kinh tế VN
6/ Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tin học:
Được thành lập theo quyết định số 117/QĐ-HKT ngày 12/07/1996 của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Trụ sở chính tại số nhà 222 đường Birla (SOS) thị trấn Mai Dịch - huyện Từ Liêm – Hà Nội, cơ sở giao dịch khác tại 20 Nghĩa Tân -
Từ Liêm – Hà Nội Lĩnh vực khoa học công nghệ đăng ký hoạt động: Đào tạo, nghiên cứu thiết lập phần mềm và chuyển giao công nghệ tin học
Trang 157/ Trung tâm hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân và miền núi:
Được thành lập theo quyết định số 57/QĐ-CT ngày 14/10/2003 của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Trụ sở chính tại 177 Thanh Nhàn - Quận Hại Bà Trưng – Hà Nội
- Tổ chức các cuộc hội nghị khoa học, mở các lớp học tập, tham quan, nghiên cứu - hợp tác trong và ngoài nước và tiến hành các hình thức truyền thông kiến thức khoa học – kinh tế - kinh doanh - thị trường cho các đối tượng khác nhau
- Tổ chức thực hiện các Dự án hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển nông thôn
8/ Trung tâm tư vấn phát triển vì sức khoẻ cộng đồng:
Được thành lập theo quyết định số 59/QĐ-CT ngày 20/10/2003 của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Trụ sở chính tại 3B Quốc Tử Giám - Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội
và nghệ thuật sáng tạo, nghệ thuật thể thao, nghệ thuật dinh dưỡng
- Làm nhiệm vụ truyền thông đưa vào cuộc sống các kiến thức phục vụ
mục đích trên, thông qua các phương tiện truyền thông, quảng cáo, tạp chí khoẻ
và đẹp, các hội thảo hội thi với nội dung thực hiện chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, chủ trương trong giai đoạn đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Trang 16- Quan hệ và thoả thuận với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu tư vấn, truyền thông của trung tâm, kêu gọi đầu tư, hợp tác để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển con người theo chiến lược của Việt Nam
- Tham dự các hội nghị, triển lãm, hội thảo, hội thi trong nước và quốc tế để thu hút đầu tư tài chính, kiến thức, công nghệ, kỹ - mỹ nghệ phục vụ cho sự nghiệp nâng cao sức khỏe công dân Việt Nam, đặc biệt rèn luyện hiều biết để thành thói quen và tri thức áp dụng trong cuộc sống đời thường, loại trừ bệnh tật, nâng cao tuổi thọ cho con người
- Được quyền xuất bản báo chí, chuyên san, phụ san để tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu toàn diện các tri thức, thành tựu, thành công về kiến thức thể thao của cá nhân và tổ chức trong nước và quốc tế nhằm khích lệ công dân của Việt Nam và công dân khác sống yêu đời, có ích khi có sức khoẻ, có vẻ đepk thể hình
9/ Trung tâm nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư CONTETTI:
Trụ sở trung tâm tại số 34 phố Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, đầu tư và quản trị kinh doanh, dịch vụ lưu trữ và cung cấp thông tin Đây là một trung tâm tư vấn có
18 năm kinh nghiệm hoạt động, với cả 100 nhà tư vấn có kinh nghiệm, được tín nhiệm của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
10/ Trung tâm Thương mại Quốc tế TRADECO
Trung tâm có trụ sở chính tại số 8 dốc Ngọc Hà - Phường Ngọc Hà - Quận
Ba Đình – Hà Nội Trung tâm có hoạt động đa dạng, trong đó xuất khẩu lao động
là một hoạt động nổi trội
Xuất khẩu lao động là một mục tiêu chiến lược của trung tâm Hiện nay Trung tâm đã có nhiều hợp đồng cung ứng lao động cho các đối tác Nhật Bản, Đài
Loan, Pháp, Sip Sự tham gia của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, trường đại học
quản lý và Kinh doanh Hà Nội, Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Hà Nội tạo thêm nhiều khả năng thuận lợi để tiếp cận thị trường nhận lao động cho Trung tâm Chủ động đào tạo kỹ thuật và ngoại ngữ cho người lao động để cung cấp theo yêu cầu thị trường các nước Nhật Bản, Đài Loan, Sip, Trung Đông, Malaixia, Pháp, Hàn Quốc là một biện pháp cơ bản để mở rộng thị trường, Trung tâm có kế hoạch và tăng cường đầu tư cho việc tạo nguồn lao động chất lượng
cao
Trang 1711/ Công ty Quảng cáo DOLPHIN:
Công ty Quảng cáo DOLPHIN được thành lập trên cơ sở Dự án Heritage -
Dự án hợp tác giữa Thời báo Kinh tế Việt Nam và tổng công ty Hàng không Việt Nam Vì thế thời gian thành lập, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là khai thác, mở rộng thị trường và thu hút quảng cáo cho tạp chí Heritage Từ một
Dự án hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo, hưởng hoa hồng thuần tuý, Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác; kinh doanh xuất bản phẩm, tư vấn và thực hiện các chương trình quảng cáo trọn gói, in ấn tài liệu,
sản xuất băng quảng cáo…v.v
12/ Công ty thương mại vận tải thuỷ bộ THÀNH ĐỨC:
Trụ sở chính tại 52 Phúc Sơn – Bút Sơn - Hoằng Hoá – Thanh Hoá, Chi nhánh tại 57 đường Khương Mai - Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân –
Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh: đại lý vận tải thuỷ bộ, dịch vụ thương mại, kinh doanh nông lâm hải sản, khoáng sản, phân bón, vật liệu xây dựng, chất đốt, xuất nhập khẩu, xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng
Nhìn chung, tất cả các cơ sở hoạt động của Hội Khoa học Kinh tế và của các đơn vị thực thuộc có những khó khăn về cơ sở vật chất, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nhất là trong thời kỳ này, nhu cầu và sự phát triển lớn mạnh của tổ chức, các đơn vị trực thuộc, cơ sở vật chất cũ đã không đảm bảo đủ năng lực hoạt động Trước tình hình đó, Hội khoa học Kinh tế đã tìm hiểu đã tìm nhiều hướng dẫn để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của tổ chức Hội đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực và thực thi nhiều kế hoạch mang tính chiến lược và lâu dài Bước đầu là củng cố tập trung đầu mối tổ chức và phát triển có định hướng
4.1.3 Hiện trạng về nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo của Hội liên hiệp Khoa học Kinh tế Việt Nam
Tính đa dạng trong tổ chức: có tổ chức Hội tại các địa phương, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các chi hội ở nhiều cơ quan và loại hình
Trang 18+ Hội khoa học kinh tế Năng lượng
+ Hội kinh tế lượng
Hội có 50 chi hội hoạt động ở các viện nghiên cứu (viện Kinh tế Việt Nam, viện kinh tế và Chính trị thế giới, viện Chiến lược phát triển, viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học Viện hành chính quốc gia…), các trường đại học (Trường đại học kinh tế quốc dân, trường đại học bách khoa Hà Nội, trường đại học Quốc gia Hà Nội…)
Hội có các cơ sở trực thuộc và bảo trợ như:
1 Trường đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2 Viện nghiên cứu Kinh tế và kinh doanh Hà Nội
3 Viện nghiên cứu chữa trị các bệnh hiểm nghèo (RADINER)
4 Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội
5 Trung tâm giới, môi trường và phát triển bền vững
6 Thời báo kinh tế Việt Nam
7 Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tin học
8 Trung tâm hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân và miền núi
9 Trung tâm tư vấn phát triển vì sức khoẻ cộng đồng
10 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư CONCETTI
11 Công ty quảng cáo DOLPHIN
12 Trung tâm thương mại quốc tế TRADECO
13 Công ty thương mại vận tải thuỷ bộ THÀNH ĐỨC
14 Trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ và môi trường …
Như vậy, thực chất Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam là một tổng hội khoa học kinh tế đang phát triển, với hệ thống Trường đại học và các viện nghiên cứu ứng dụng
Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học kinh tế, Hội kinh tế Việt Nam tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, ra sức tập hợp đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động vì sự phồn vinh của đất nước
Hội khoa học kinh tế Việt Nam lựa chọn cho mình sứ mệnh là tổ chức quần chúng, tập hợp các nhà Kinh tế để làm tốt chức năng tư vấn, giám định phản biện
xã hội Đồng thời, để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài, Hội cũng phát huy năng lực của mình trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học
Trang 19trình độ cao trong một số ngành và hình thành các hoạt động liên thông, liên kết các tổ chức xã hội khác, với các tổ chức quốc tế…
Trong lĩnh vực đào tạo, mục tiêu đào tạo là: lấy việc đào tạo các nhà kinh tế thực hành có trình độ chuyên môn cao làm mục tiêu chủ yếu, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt cho các doanh nghiệp Đồng thời cũng tổ chức tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, các lớp đào tạo nghề…
Phương châm đào tạo là: lấy chất lượng làm trọng Đào tạo không chỉ nhằm trau rồi kiến thức, mà phải rất chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành; không chỉ kiến thức và kỹ năng, mà phải rất quan tâm bồi dưỡng tư duy phân tích và tinh thần sáng tạo; không chỉ tài năng, mà phải rất quan tâm nâng cao nhân cách, phát triển thể lực
Chương trình đào tạo: Hiện nay Trường có đạo và nâng cấp bằng cử nhân theo các ngành học:
- Quản trị kinh doanh
•Những sinh viên giỏi
•có khả năng hoàn thành được 2 bằng cử nhân trong 9 hoặc 10 học kỳ
•Những sinh viên giỏi có khả năng tài chính, sau khi học hết năm thứ 3, có thể được tuyển đi học hết năm thứ 4 và nhận bằng cử nhân ở nước ngoài (Hà Lan, Úc, Đài Loan )
•Cử nhân quản trị kinh doanh được trang bị 4 công cụ nghề nghiệp:
1 Có kiến thức đa ngành đa nghề về kinh tế, kinh doanh và quản lý, nhờ đó dễ lựa chọn và chuyển dịch nghề nghiệp, trong tương lai dễ phát triển tài năng quản
lý kinh doanh
2 Nắm vững 1 trong 5 chuyên sâu để làm việc được ngay:
- Thương mại – Du lịch
Trang 20- Tài chính - Kế toán
- Kinh tế đối ngoại
- Quản lý doanh nghiệp
- Hành chính doanh nghiệp
3 Sử dụng tương đối thành thạo Tiếng anh kinh doanh
4 Sử dụng thành thạo máy vi tính
• Cử nhân tiếng anh được trang bị 3 công cụ nghề nghiệp:
1 Sử dụng thành thạo tiếng anh kinh doanh
2 Có kiến thức và kỹ năng về kinh tế kinh doanh đủ để đảm nhiệm vai trò trợ
lý đối ngoại của giám đốc Doanh nghiệp
3 Sử dụng thành thạo máy vi tính
• Cử nhân tin học được trang bị 3 công cụ nghề nghiệp:
1 Nắm vững kỹ thuật lập trình và kỹ năng điều hành các mạng máy tính
2 Có kiến thức và kỹ năng về kinh tế kinh doanh đủ để ứng dụng tin học vào các hoạt động kinh doanh quản lý
3 Sử dụng tương đối thành thạo Tiếng anh kinh doanh
• Cơ cấu kiến thức của các ngành học (ĐVHT):
QLKD
Ngành tiếng anh
Ngành tin học
Kinh tế, Kinh doanh và quản lý
Trang 21Logic 3 Pháp luật đại cương 3
Học thuyết kinh tế Mác -
Xác suất thống kê, kinh tế
Trang 22Học kỳ I ĐVHT Học kỳ II ĐVHT
4.1.4 Nhu cầu phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực:
Trong những năm qua cả nước đã tích cực thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2001-2005, nhất là vấn đề Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao rõ rệt và hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế… Kết quả là kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh: Sau một số giảm sút do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và những khó khăn do nội tại nền kinh tế, từ năm 2000, nền kinh tế của Việt Nam đã
Trang 23và đang càng phục hồi, duy trì được khả năng tăng trưởng cao 7-8%/năm Kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, năm sau tăng cao hơn năm trước; GDP bình quân 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 7,5%/năm Đây là sự cố gắng rất lớn, cũng
là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực trong cùng thời kỳ
Tuy nhiên quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé: năm 2005, tổng GDP có thể đạt trên 50 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 638 USD Việt Nam vẫn là nước nghèo theo phân loại của quốc tế Hơn nữa, dù đã có nhiều thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, chỉ số phát triển của con người Việt Nam vẫn có thứ hạng thấp trong chỉ tiêu phát triển con người HDI (năm 2005 đứng thứ 108 trong 177 nước) Năng lực cạnh tranh quốc gia và nhiều chỉ tiêu khác cũng khá khiêm tốn trong điều kiện thế giới cũng đang trong quá trình toàn cầu hoá và phát triển kinh
tế tri thức
Nghị định của quốc hội Việt Nam đã nhấn mạnh “mở rộng kinh tế đối ngoại: tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, phát huy nhân tố con người ” Theo định hướng này, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ mới và hiện đại đã được triển khai mạnh, góp phần nhất định vào thành quả chung Có thể nêu ra những thành tựu quan trọng như sau:
Lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã có những chuyển biến tích cực trong các bậc học, các ngành học Hệ thống giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc
độ cao Đặc biệt, tốc độ tăng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã cao hơn đại học cao đẳng Quy mô đào tạo đại học và cao đẳng tăng binh quân 7,4%/năm, trung học chuyên nghiệp bình quân 10%/năm, dạy nghề bình quân tăng 10%/năm Cơ cấu đào tạo có những chuyển dịch phù với nhu cầu cơ cấu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội Đã thành lập thêm 15 trường dạy nghề ở các tỉnh Cơ sở vật chất của ngành đã được cải thiện, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo được tăng lên hàng năm (năm 2005 đạt mức 18% tổng chi phí ngân sách Nhà nước)
Bên cạnh những thành tựu rất quan trọng, chất lượng tăng trưởng còn thấp
và sự tăng trưởng, hiệu quả còn kém như: Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, kém bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm hơn dự kiến, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động… Sử dụng nguồn lực của nền kinh tế đạt hiệu quả chưa cao; lĩnh vực kinh tế đối ngoại
Trang 24còn nhiều khó khăn; chưa vượt qua được những thách thức gay gắt về cạnh tranh
và thị trường Đặc biệt, một số mặt xã hội còn nhiều bức xúc: Chất lượng về giáo dục thấp; hoạt động về khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được những vấn đề đặt ra Thu nhập và đời sống của nhân dân còn khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn, vùng bị thiên tai; nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội chưa giảm; tai nạn giao thông đã giảm bớt nhưng chưa vững chắc và còn nhiều bức xạ; trật tự trị an ở một
số vùng còn phức tạp; tình hình khiếu kiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm…
Trong những năm tới tình hình trong nước và quốc tế sẽ có những cơ hội, những điều kiện thuận lợi đan xen với thách thức và khó khăn rất gay gắt tác động đến khả năng phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn 2006-2010, khi Việt Nam đi vào cải cách toàn diện, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực
Phân tích bối cảnh nền kinh tế nước ta cho thấy việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế đạt hiệu quả chưa cao Hiện nay nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng tập trung vào lực lượng Thanh Niên từ 15-34 tuổi là lực lượng xã hội hùng hậu, chiếm 35,96% dân số và chiếm 55,5% lực lượng lao động xã hội Tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khoá VII khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cạch mạng”
Vấn đề bao trùm hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu hạn chế
so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hiện nay hơn 50% dân số sinh ra sau năm 1975 và sẽ là nguồn lực lao động chính của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việc giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất quan trọng Một trong những mục tiêu quan trọng trong mặt trận giáo dục là nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực làm chủ khoa học công nghệ; nhanh chóng hình thành một lớp thanh tra ưu tú cho thế hệ trẻ Việc đào tạo này bao gồm đa dạng loại hình từ cấp cao (đại học và trên đại học, cả kỹ thuật và quản lý),
kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật và những người tham gia lao động trong doanh nghiệp khác nhau
Trang 25Tài chính nhà nước đã tập trung mạnh vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể hiện ở việc tổng chi ngân sách càng tăng: năm 2005 đạt mức 18% tổng chi Ngân sách Nhà nước và sẽ tăng lên 20% trong những năm tới Đó là chưa kể tới sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của phụ huynh học sinh Chi phí các nguồn cho giáo dục theo đánh giá năm 2004 lên tới hơn 6% GDP, trong đó chỉ tiêu công là 4,4% GDP, cao hơn các nước có cùng trình độ phát triển và bằng bình quân của các nước thu nhập trung bình Đây là một con số lớn cho thấy tầm quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế
Chính sách về giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ trong tương lai của đất nước được cụ thể hoá như sau:
* Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục:
- Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục Như vậy, giáo dục chăm lo sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân Theo chủ trương này, nhiều trường ngoài công lập đã được thành lập ở các cấp học, đáp ứng một phần nhu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khiách, huy động và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân, tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Cần phải hiểu vai trò chủ đạo của Nhà nước như người lãnh đạo, tạo ra khuôn khổ của sự phát triển, định hướng, dẫn dắt qua trình xã hội hoá, chứ không nhất thiết là nhà đầu tư lớn nhất
* Đầu tư cho giáo dục:
- Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục Nguồn ngân sách này được dành cho các lĩnh vực ưu tiên, quan trọng nhất như phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng một số trường đẳng cấp cao,.vv…
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục Luật đầu tư và Nghị định hướng dẫn mới ban hành coi giáo dục, khoa học là các lính vực ưu tiên đầu tư cho mọi thành phần kinh tế, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển đất nước
* Nghiên cứu khoa học:
Trang 26- Nhà nước tạo điều kiện cho các trường tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hoá, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước
- Trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất có trách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội
- Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục Các chủ trương chính sách về khoa học, giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
* Từ nay đến năm 2020, giáo dục đào tạo nhằm các mục tiêu sau đây (về đào tạo bậc đại học, trung học và dậy nghề)
- Cho phép các trường dậy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề đào tạo
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng về nước tham gia giảng dạy và đoà tạo, mở trường học hoặc hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước; các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể vào Việt Nam mở các trung tâm đào tạo quốc tế, tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ tài chính theo quy định của Nhà nước
- Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học, từng bước phát triển vững chắc các trường, lớp tư thục ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, dậy nghề và đại học
Định hướng và chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước cho thấy vai trò quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước; từng bước xã hội hoá công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục, thu hút mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục
Thực hiện chủ trương này, Hội khoa học Kinh tế Việt Nam đã bàn bạc và đi tới chủ trương thống nhất cao về việc đầu tư xây dựng một khu liên hợp Khoa học
và Đào tạo hiện đại, nhằm thu hút các học giả cấp cao ở trong và ngoài nước có được các điều kiện tốt nhất để nghiên cứu, giảng dạy, tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đào tạo thế hệ trẻ cả về tri thức, đạo
Trang 27đức, phong cách và thể chất Đây là chủ trương đúng hướng và đã được Trung ương Hội thảo luận và đi tới nhất trí cao, tương xứng với Hội khoa học có hàng nghìn hội viên
Đáp ứng mong muốn này của hội viên và cũng là của các tầng lớp nhân dân về nhu cầu nâng cao dân trí, bối dưỡng nhân tài, đòi hỏi khu Liên hợp này cần phải
có quy mô tương đối rộng rãi Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của Hội còn hạn hẹp, ở Hà Nội, với tổng diện tích đang và sẽ sử dụng của Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, các Viện, Trung tâm nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh Tế Việt Nam trên đất được cấp hay đi thuê cũng chưa tới 2ha, lại nằm rải rác khắp thành phố
Khu liên hợp này cần được đầu tư đủ mức để có được một Khu liện hợp có tầm cỡ và tồn tại lâu dài, vừa hiện đại và mang bản sắc văn hoá dân tộc Các khu trụ sở và các cơ sở trực thuộc Hội đã được đầu tư khoảng 100 tỷ đồng trong Hà Nội, nhưng do địa điểm chật hẹp nên không phát huy hết tiềm năng của lực lượng con người và cơ sở vật chất hiện có Đầu tư vào Khu liên hợp mới với diện tích bước đầu 20ha sẽ đòi hỏi đầu tư hàng trăm tỷ đồng và có thể mở rộng trong tương lai Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn và hoàn toàn khả thi với các nguồn lực hiện có của Hội và các đơn vị (doanh thu hàng năm trên 100 tỷ đồng) Đầu tư xây dựng và phát triển khu liên hợp này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu truyền đạt và nâng cao tri thức cho người học đa dạng dưới mọi hình thức: học lý thuyết và thực hành; có thể đào tạo các khoá ngắn hạn chuyên môn nghiệp
vụ có cán bộ chuyên trách, đào tạo nghề cho địa bộ phận lao động phổ thông, đào tạo dài hạn, tại chức và đào tạo đại học… đáp ứng các nhu cầu học tập của học viên Đa dạng các hoạt động ngoại khoá như thể thao và vui chơi giải trí, xây dựng cuộc sống lành mạnh Việc Hội khoa học Kinh tế Việt Nam chủ trương xây dựng Khu liên hợp Khoa học và Đào tạo vừa phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục và khoa học công nghệ, vừa là biện pháp lâu dài để phát huy vai trò của Hội trong cộng đồng
Nguồn nhân lực bổ sung cho công cuộc phát triển kinh tế đòi hỏi rất đa dạng, cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ, một đội ngũ kỹ thuật lành nghề, một đội ngũ nhà quản lí tài ba Vì vậy, giáo dục đoà tạo ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng, đào tạo bổ sung và cân đối các nguồn lực trên, song giáo dục và đào tạo hiện nay mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu đó
Trang 28Việc đầu tư xây dựng Khu liên hợp khoa học và đào tạo là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của nước ta
4.2 Phần đầu tư xây dựng
4.2.1 Các yêu cầu chung về quy hoạch tổng mặt bằng
a/ Các yêu cầu chung về phân khu chức năng
Khu liên hiệp là một tổ hợp nhiều công trình phục vụ cho 2 chức năng chính: nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực Giữa hai chức năng có sự liên hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sử dụng, vì vậy khi quy mô tổng mặt bằng rất cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
- Tổ chức không gian kiến trúc và quy hoạch theo từng chức năng riêng rẽ, đồng thời giữa hai chức năng cần có một không gian kiến trúc để liên hệ kiểu như một trung tâm có sự liên hệ qua lại bằng hệ thống giao thông nội bộ, khi cần có thể phân chia độc lập
+ Khu học tập và giảng đường của sinh viên đặt gần với khu nghiên cứu khoa học của các chuyên gia để thuận lợi cho việc giảng dạy, các chuyên gia vừa nghiên cứu khoa học vừa tham gia giảng dạy khi có giờ Khu học tập, giảng dạy nên chọn vị trí đẹp, thoáng, mát, cao
+ Khu rèn luyện, giáo dục thể chất, thể thao có thể đặt gần khu giảng đường, gần các tuyến đường giao thông, thuận lợi cho việc vui chơi của thanh thiếu niên địa phương, cũng là một hình thức giúp địa phương giáo dục rèn luyện thể chất cho thanh niên địa phương, đồng thời giúp nhà trường có một khoản thu cần thiết cho việc duy tu bảo dưỡng công trình Giữa khu học tập và giảng đường với khu giáo dục thể chất nên có dải cây xanh cách ly, đem lại hiệu quả cao trong
sử dụng
+ Khu ký túc xá học sinh theo tính toán có thể có nhiều nhà, nam nữ riêng biệt Tuy nhiên cần gắn kết với các công trình dịch vụ như câu lạc bộ, nhà ăn sinh viên để thuận tiện trong sử dụng
+ Các công trình dịch vụ như câu lạc bộ, nhà ăn sinh viên có thể thiết kế thấp tầng, đặt gần các tuyến đường giao thông, có thể phục vụ địa phương trong thời gian sinh viên nghỉ hè hoặc có thể phục vụ đám cưới, các ngày hội họp của nhân dân địa phương
b/ Yêu cầu về cơ cấu sử dụng đất
Trên diện tích đất dự kiến được cấp là 20ha, cần nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lý
Trang 294.2.2 Phương án quy hoạch tổng mặt bằng lựa chọn
a/ Sơ đồ phân khu chức năng
Mặt bằng quy hoạch khu liên hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo được phân làm 2 khu chức năng chính đã được Sở xây dựng phê duyệt tổng mặt bằng tại quyết định 214/QĐ-SXD ngày 2/1/2006 như sau:
- Khu A là khu trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khu A được phân thành 3 phân khu:
+ Khu A1: Khu lớp học, giảng đường + Hiệu bộ
+ Khu A2: Khu ký túc xá sinh viên, nhà ăn, dịch vụ, câu lạc bộ sinh viên + Khu A3: Khu thể thao sinh viên, giáo viên gồm nhà tập thể thi đấu thể thao, sân bóng và các sân tập thể thao khác, bể bơi
- Khu B là khu nghiên cứu khoa học, bao gồm các khu:
+ Khu B1: Gồm các công trình như: Trụ sở của trung ương hội và các đơn
vị trực thuộc, trung tâm nghiên cứu khoa học, thư viện khoa học và các nhà làm việc của các đơn vị thành viên
+ Khu B2: Khu nhà làm việc cho các chuyên gia, các cán bộ giảng dạy có hàm giáo sư, phó giáo sư đến làm việc tại khu liên hợp
Sơ đồ phân khu chức năng:
Trang 30Đường quy hoạch
Lối vào chính
Đường quy hoạch A1
sinh viên + giáo viên
B1
BQL + CLB khu B, để xe
mặt nước
mặt nước
B1 B1
B2
khu vào Lối
làm việc
Trang 31b/ Các chỉ tiêu quy hoạch tổng mặt bằng
Trang 325 Nhà dịch vụ bơi, thường trực, trạm điện 320
- Khu nghiên cứu khoa học (khu B):
2 Nhà hiệp hội khoa học (10 nhà x 270m2/nhà) 2.700
3 Nhà làm việc TW hội và các đơn vị trực
- Tổng hợp diện tích xây dựng toàn khu:
Tổng hợp diện tích xây dựng toàn khu là 32.470m2
Mật độ xây dựng: 16,24%
4.2.3 Quy mô diện tích xây dựng phân khu đào tạo (Trường đại học)
Khu nhà đại học dự kiến có các hạng mục công trình sau:
- Các nhà lớp học + giảng đường
- Nhà hiệu bộ
- Nhà thư viện (có thể kết hợp nhà Hiệu bộ)
- Nhà ký túc xá sinh viên
- Nhà ăn sinh viên
- Nhà dịch vụ + câu lạc bộ sinh viên
- Các công trình thể thao gồm:
+ Nhà thi đấu thể thao + Bể bơi
+ Sân bóng đá + Sân tập các môn thể thao (cầu lông, bóng rổ)
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
+ Trạm điện, trạm bơm + Hệ thống đường giao thông + Cây xanh
a/ Các nhà lớp học + giảng đường:
Trang 33Tổng diện tích các lớp học + giảng đường được tính toán trên tổng số 12.000 học sinh Học sinh học 2 ca, do vậy mỗi ca học có 6.000 học sinh học tập
b/ Nhà thư viện học sinh:
Thư viện trường học được thiết kế theo số lượng người đọc
- Trường đại học kỹ thuật, kinh tế tính 100 đơn vị sách cho mỗi người
- Số chỗ trong phòng đọc thư viện lấy tỷ lệ độc giả (10% học sinh): 1.500 chỗ
c/ Nhà làm việc Ban Giám hiệu:
Trang 3510 Khoa thương mại 11 120
Trang 36Nhân viên 4 16
Diện tích sử dụng chính Nhà làm việc Ban Giám hiệu: 1.550 m2
Diện tích phụ khác (lấy bằng 30 diện tích chính): 450 m2
Tổng diện tích sử dụng: 2.000 m2
Diện tích sàn (hệ số sử dụng k = 0,60): 3.500 m2
d/ Các công trình giáo dục thể chất
* Nhà luyện tập thể dục các môn: bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn
Khán đài, chỗ ngồi cổ động viên các buổi giao lưu thi đấu 360 m2
Diện tích sàn (hệ số sử dụng k = 0,65): 3.300 ÷ 3.500 m2
Không gian thi đấu chính: 1 tầng
Không gian học tập và công trình phụ trợ: 2 tầng
* Khu nhà thể thao ngoài trời
Tiêu chuẩn diện tích ở 1 sinh viên là 3m2/1 sinh viên
Dự kiến trong giai đoạn đầu bố trí 1 phòng 8 chỗ ở (về lâu dài bố trí 6 chỗ) Diện tích sử dụng cho 1 phòng (phòng, WC, ban công): 32 m2
⇒ Diện tích sử dụng cho 1 sinh viên là 4 m2
Nếu tính cho xấp sỉ 25% sinh viên (2.500 sinh viên) có chỗ ở cần thiết là: 2.500 sinh viên x 4 m2 = 10.000 m2
Tổng diện tích sử dụng: 10.000 m2 Tính theo phòng là 300 phòng ở Dự kiến nhà 5 đến 7 tầng thì đáp ứng được yêu cầu
Trang 37f/ Nhà ăn sinh viên
Dự kiến 1.000 chỗ ăn (2.500 sinh viên nội trú, dự kiến có 80% số sinh viên nội trú ăn ở nhà ăn, ăn 2 ca)
Tổng diện tích sử dụng câu lạc bộ + Nhà ăn: 954 m2
Quy ra diện tích sàn (hệ số sử dụng k = 0,6): 1.500 m2
Trang 38Dự kiến nhà dịch vụ + câu lạc bộ xây 2 tầng với diện tích xây dựng 450 đến
4.2.4 Quy mô diện tích xây dựng phân khu khoa học:
Khu nghiên cứu khoa học gồm các hạng mục công trình sau:
- Nhà làm việc Trung ương hội và các đơn vị thành viên
- Nhà trung tâm nghiên cứu và thư viện khoa học
- Nhà làm việc của 12 đơn vị thành viên độc lập
- Khu nhà cho 100 chuyên gia
- Nhà dịch vụ + câu lạc bộ
- Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, cây xanh )
Khu trụ sở làm việc: Gồm trụ sở làm việc cho hội Khoa học Kinh tế và một
số đơn vị trực thuộc, 12 trụ sở làm việc tương ứng của 12 đơn vị thành viên hoạt động độc lập, mỗi đơn vị có 30 cán bộ đến làm việc, cụ thể là:
a/ Nhà làm việc Trung ương Hội khoa học:
+ Phòng làm việc Chủ tịch hội (cả tiếp khách, WC riêng) 45 m2
Trang 39+ Diện tích làm việc của nhân viên 240 m2
Tổng diện tích sử dụng chính Nhà làm việc Trung ương Hội: 752 m2Diện tích sử dụng khác (30% diện tích sử dụng chính): 200 m2
Quy ra diện tích sàn (hệ số sử dụng K = 0,65) 1460 m 2 b/ Nhà làm việc tính cho 12 đơn vị:
Tính diện tích nhà làm việc cho 1 đơn vị:
c/ Thư viện nghiên cứu khoa học:
+ Phòng đọc, nghiên cứu (tính 10% cán bộ, giáo viên) 240 m2
Trang 40e/ Khu nhà làm việc cho các chuyên gia trong và ngoài nước:
Được thiết kế theo kiểu nhà 2 ÷ 7 tầng, với diện tích mỗi nhà là khoảng 100-150 m2 xây dựng (không kể phần không xây dành cho vườn hoa, lối đi…)
Tổng cộng xây dựng khoảng 50 ÷ 100 nhà cho chuyên gia trong và ngoài nước làm việc sinh hoạt Diện tích đất sử dụng ở tính 3,5 ÷ 4ha (kể cả công trình
kỹ thuật)
Tổng diện tích sàn xây dựng khu nghiên cứu khoa học