Hình: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng tranh biếm họa Nội dung: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản.. Bức tranh miêu tả một ngườ
Trang 1Cách khai thác tranh ảnh bài
31 Cách mạng tư sản Pháp…
Violet.vn/Tạ Huy Nam
Trang 2Hình: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa) Nội dung: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản.
Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng
Trang 3Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt
có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ(Đ/c thứ nhất)
Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đ/c thứ 2) Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa
và cự kỳ quý phái Trong tú quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được Người nông dân phải nộp đủ mọi thư thuế như: thuế kế thừa, thuế rượu, thuế muốn…sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa 10 đến 20%, cho nhà nước là 50%, cho giáo hội 10% Ngoài ra, họ phải nộp thuế khi qua cầu của lãnh chúa, thuế khi dùng cối để xay bột…
Trang 4Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còn xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt Đây chính là biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nên
nông nghiêp của P trước cách mạng Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã
ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại
Chế độ đẳng cấp của P đè nặng lên đôi vai của người
nông dân, đã có 1 đến 2 triệu người lâm vào tình trạng chêt đói Sống như thế buộc người nông dân P phải
đứng lên lật đổ 2đẳng cấp trên vai của mình nếu không muốn chết Điều này lý giải vì sao nông dân Pháp tham gia các mạng đông đảo đến thế! Thành quả cách mạng
to lớn đến thế.
Trang 5Khai thác như sau:
-Vị trí của tranh: được khai thác ở Phần II mục 1 (cb) và mục 2 (ncao)
Ý nghĩa:Giúp học sinh hiểu về kinh tế, chính trị và mâu thuẫn xã hội ở
P trước cách mạng, qua đó HS rút ra nguyên nhân bùng nổ cách mạng
Sử dụng lúc: Sau khi GV trình bài lại tình hình kinh tế chính trị xã hội
Pháp…
Phương pháp: Yêu cầu hs xem tranh và trả lời những câu hỏi gợi mở
của mình đưa ra:
Bức tranh trên có mấy người? Qua trang phục của họ các em đoán họ
là những ai? Tại sao lại có sự khác nhau giữa các khuân mặt 3
người vậy? Tại sao người kia lại phải cõng hai người còn lại? Cán cuốc mòn kia ám chỉ điều gì? Vì sao dưới chân người nông dân lại
có thỏ và chuột?
GV: tổng hợp các câu hỏi và trình bài như phần nội dung ở siles
trước
Cuối cùng là tổng kết bằng sơ đồ sau:
Trang 6Tăng lữ
(Đẳng cấp I)
Qúy tộc
(Đẳng cấp II)
- Được hưởng nhiều quyền lợi, không phải đóng thuế
- Nắm giữ mọi vị trí chính trị trong xã hội
Đại TS
TS C.T
TS nhỏ
- Phải thực hiện mọi nghĩa vụ đối với phong kiến
- Không có quy n l i chính tr trong xã h i ền lợi chính trị trong xã hội ợi chính trị trong xã hội ị trong xã hội ội
Sơ đồ “Chế độ ba đẳng cấp” ở Pháp trước năm 1789
Bình dân
Nông dân
Đẳng cấp thứ ba
Tư sản
Trang 7Nộp cho lãnh chúa Nộp cho nhà thờ
Phần còn lại của nông dân Nộp cho nhà nước phong kiến
15%
THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789
Trang 8Hình: Tấn công pháo đài –nhà ngục Ba-xti
Cảnh phá ngục Bax-ti ngày 14 – 7 - 1789
Trang 9Nội dung
Pháo đài Ba-xti được xây dựng dùng để bảo vệ kinh thành Pari, có hào sâu xung quanh ngăn cách, có cầu treo và đại bác phòng bị Pháo đài cao 24m, tường bao quanh là 3m với 8 tháp canh cap 30m
Trên tường pháp đài đặt nhiều đại bác, lính canh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu Nhưng về sau nhà vua đã dùng pháo đài làm nơi giam giữ những người có tư tưởng cách mạng tiến bộ chống chế
độ pk Vì thế nhà ngục tượng trưng cho quyền lực của chế độ pk nước Pháp
Sáng sớm 14/7/1789 quần chúng nhân dân Pari cầm vũ khi kéo đên bao vây , tấn công ngục Ba-xti, đến gần trưa quần chúng nhân dân xông vào cửa chính của nhà ngục Cuộc tấn công bị chặn bởi cầu treo vào nhà ngục bị kéo lên Tiếp theo đó là những loạt súng bắn
ra như vãi đạn nhằm vào nhân dân Máu đã chảy càng làm cho
quần chúng hăng hái hơn, phẫn nộ chế độ hơn Sau 4 giờ đồng hồ đối mặt với đại bác của chế độ áp bức quần chúng nhân dân đã phá tan cửa lớn nhà ngục và xông vào ngục, quân đồn trú đầu
hàng, quần chúng nhân dân giết chết tên chỉ huy đại bác tại chỗ
Nỗi căm thù Ngục Ba-xti của quần chúng nhân dân thật lớn! Họ đã tìm
đủ mọi cách và các dụng cụ có trong tay như xà beng cuốc
thuống… san phẳng
Trang 10Nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Và lớn bé, đàn ông, đàn bà
Tất cả chiến mỗi người đôi khí giới.
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói
Người lính già quắc thước múa chuôi gươm.
Và anh hàng giày quần áo rách tươm
Anh hàng dệt đang nằm sau cánh cửa xưởng Cũng trỗi dậy uy nghi như võ tướng
Giật thanh đao, khẩu súng nhảy sa vào.
Những thằng con bé bỏng đứng dương oai
Phồng má thổi kèn sao gót bố.”
Trang 11Cách sử dụng
- Sau khi trình bài xong Hội nghi 3 đẳng cấp, gv cho Hs quan sát bức hình để học sinh liên
tưởng ngay đến trận tấn công mở màn của
CMTS Pháp.
- Gv gợi mở: Vì sao nhân dân lại tấn công pháo đài-nhà ngục Ba-xti? Sự kiện 300nghìn quần chúng nhân dân tấn công ngục chứng tỏ điều gì?kết quả ra sao?
- Sau khi nhận được các câu trả lời trên GV chốt lại và hỏi tiếp: Vì sao ngày 14/7 được lấy làm ngày quốc khánh của Pháp?
- Cuối cùng là ta chỉ việc nói ý nghĩa lại!
Trang 12Chúc
thành
công
các
bạn
nhé