ĐBSCL (Đồng Bằng Sông Cửu Long) nằm kéo dài từ 8°30’ đến 11°00 vĩ Bắc; 104°35’ đến 107°00 kinh Đông. Nằm ở cực nam của đất nước
Trang 1PHẦN 1; TỔNG QUAN Chương 1: Tổng quan về Đồng Bằng sông Cửu Long
I MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1 Vị trí địa lý
− ĐBSCL (Đồng Bằng Sông Cửu Long) nằm kéo dài từ 8°30’ đến 11°00
vĩ Bắc; 104°35’ đến 107°00 kinh Đông Nằm ở cực nam của đất nước, là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực
− Diện tích đồng bằng là 39.700 km2, bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre, và thành phố Cần Thơ
2 Địa chất
Nếu so với đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL có tuổi thành tạo xưa hơn nhiều -
ít nhất cũng cách đây cả hằng triệu năm Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu
Trang 22.2 Bồi tích bờ biển
Hệ thống bồi tích bờ biển xảy ra nhờ cân bằng giữa 2 cực độc lập là dòng sông đi ra và triền biển đi vào mà hậu quả trực tiếp là vật liệu trầm tích lơ lửng (cát mịn, bùn sét) mưa xuống đáy nước những cồn cửa sông mọc ra, rồi dần dần lấp nghẽn cửa sông
− Chủ yếu là do phù sa mới của sông Cửu Long bồi đắp
− Các dạng địa hình: địa hình trũng khó thoát nước (Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười), địa hình cao (Đông Bắc Long An, Bắc Đống Tháp), địa hình trung bình (Tiền Giang)
− Nhìn chung, ĐBSCL bằng phẳng, sự chênh lệch độ cao không đáng kể (trừ vùng núi An Giang), tuy nhiên cũng ảnh hưởng rõ đến quá trình hình thành và qui luật phân bố các loại đất
Trang 3− Đất phèn được hình thành do 2 nguyên nhân: một là do tầng đất phèn tiềm tàng bị oxi hóa mà thành; hai là do tích tụ ở vùng trũng do nước mưa mang đến.
4.2 Vùng đất phù sa nước ngọt (P)
− Cả nước có 2.936.413 ha đất phù sa nước ngọt, chiếm 8.9% đất tự nhiên Ở ĐBSCL, diện tích đất phù sa nước ngọt là 960.734 ha Ở nhiều ở các tỉnh
An Giang (214.662ha), Đồng Tháp (150.853ha)
− Đất phù sa thoát nước: 420.236 ha; đất phù sa ít thoát nước: 535.638 ha
− Đất phù sa ĐBSCL là loại đất tốt Đất khá giàu chất hữu cơ và đạm.Rất thích hợp để trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp
Trang 4− Đặc trưng của đất mặn là lượng Cl- cao 0.05-0.25% vào mùa khô, pH
ít chua đến hơi kiềm, hàm lượng mùn từ trung bình đến hơi khá, ít thoát nước Đất mặn phân bố nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau
4.4 Vùng đất phèn mặn (SM)
Đất phèn mặn là loại đất bị nhiễm mặn muối Đất này thường phân bố ở địa hình trung bình và tương đối thấp Đặc biệt tập trung nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
Hai quá trình chuyển động và ngược chiều này giao thoa, phối hợp và khống chế lẫn nhau Mối tương tác này còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống thủy văn và các
Trang 5kiến trúc nhân tạo khiến chế độ thủy văn ĐBSCL mang một sắc thái đặc biệt và biến động không ngừng.
5.1 Yếu tố chủ đạo của quá trình sông
Lưu lượng trên dòng chính: chủ yếu là do 2 sông Tiền và sông Hậu Sự phân
bố của 2 sông này trong năm là không đều, tùy thuộc lượng nước ở Tân Châu, Châu Đốc do sự điều tiết của biển Hồ từ Campuchia bắt nguồn mang đến Nước sông thường lên cao từ tháng 7 đến tháng 11, cao nhất là vào tháng 9 và 10, mực nước có thể chênh lệch so với mùa cạn đến 4 m
5.2 Yếu tố chủ đạo của quá trình biển
− Triều biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ từ 2m - 3.5m Cực đại có thể lên đến 4m
− Ngược lại triều biển Tây thuộc loại triều hỗn hợp thiên về nhật triều có biên độ triều nhỏ (nhỏ hơn 1m)
− Dạng bán nhật triều và dao động mạnh của biển Đông có tác dụng lớn trong việc đẩy nước, tích nước trong lúc triều cao, trong khi ấy dạng nhật triều yếu của biển Tây có lợi cho việc tiêu nước Các sông chính rộng và sâu đều chảy ra biển Đông, đó là lý do khiến triều biển Đông tác dụng lên phần lớn diện tích ĐBSCL
− Do những tác động khác nhau về lưu lượng của sông, địa hình dòng sông, hình thái và mạng lưới kênh rạch nên khi truyền vào nội địa qua các sông chính thì hình dạng, biên độ và tốc độ truyền triều trên mỗi sông khác nhau và thay đổi trên từng đoạn sông Do đó, diện tích có khả năng tự chảy trên 9 tháng/năm chỉ giới hạn ở vùng ven và giữa sông Tiền, sông Hậu Các khu vực khác muốn đưa nước lên vườn, ruộng trong mùa kiệt phải sử dụng động lực vào các thời điểm khác nhau
Trang 6− Mực nước bình quân ở biển Đông cao hơn biển Tây nên sự chuyển nước từ Đông sang Tây là hợp quy luật.
− Biên độ giảm khi đi sâu vào vườn ruộng
− Tốc độ truyền triều trên các sông khá lớn, biến đổi theo mùa, lớn nhất
là trên sông Tiền (trung bình: 20km/g, có đoạn 40km/g) và giảm nhanh khi triều truyền vào vườn, ruộng
− Hậu quả là tuy cùng nguồn triều, các điểm khác nhau trên các dòng chính và nội đồng có thể khác pha do triều truyền theo nhiều đường khác nhau
5.3 Chế độ thủy văn mùa kiệt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
− Trong mùa cạn, toàn bộ sông rạch ở ĐBSCL chịu tác dụng của thủy văn và hầu như không có kênh chính nào chảy một chiều trong mùa cạn, những kênh nào lợi dụng được các quy luật truyền triều và ít bị nhiễu động bởi các kênh ngang đều có chế độ tải nước tốt trong mùa cạn
− Ngoài nguồn của sông Tiền vào mùa nắng, cần lưu ý khai thác nước của các nguồn từ sông rạch Campuchia đổ về
5.4 Chế độ thủy văn mùa lũ và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
− Ngập úng là hiện tượng khá thường xuyên đối với ĐBSCL, nhất là ở các vùng trũng và khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu.Vì thế cũng ảnh hưởng đến diện tích, năng suất trồng vườn và ruộng Nước sông vào mùa lũ không đục như sông Hồng do hàm lượng phù sa nhỏ (0,100 kg/m3 vào các tháng 3,4; 0,300 kg/m3- tháng 9,10) Tuy vậy tổng lượng của các con sông này hợp lại lên đến một con số khổng lồ, khoảng 100 triệu tấn/năm, nghĩa là gấp khoảng vài lần tổng lượng phù sa sông Hồng và tổng lượng trung bình nhiều năm lên đến 475-500 tỉ m3 Vì vậy, sau mấy trăm năm khai khẩn, vùng ĐBSCL đã trở thành vựa lúa lớn nhất của Việt Nam
và là nơi trồng hoa quả với năng suất cao nhờ hệ thông dẫn thuỷ nhập điền quy mô
Trang 7và phức tạp biến những vùng đất phèn trở thành đất phù sa phì nhiêu, ngăn chặn những luồng nước mặn từ biển.
− Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến nạn lũ lụt xảy ra tại ĐBSCL thường hơn những thập niên trước, với một nhịp độ ngày càng tăng, gần như ngập lụt xảy ra hằng năm
− Vùng ngập sâu nhất (>2m) là Tân Châu, Châu Đốc.Vùng ít ngập nhất (<0.3m) là Bạc Liêu, Mỹ Tho, Bến Tre và các vùng núi
5.6 Vấn đề xâm nhập mặn
− Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự nhiên trong các con sông mà cao độ của đáy sông thấp hơn mặt nước biển Hiện tượng này xảy ra do sự khác biệt về tỉ trọng của nước mặn (khoảng 1,03) và nước ngọt (khoảng 1,00) Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như lưu lượng và thời lượng của sông, độ dốc của lòng sông, biên độ thủy triều, vận tốc và chiều gió cũng như nhiệt độ của nước, trong đó lưu lượng và thời lượng là yếu tố quyết định
− Nước mặn sẽ xâm nhập một cách dễ dàng nếu không có đủ lưu lượng
và thời lượng của nước sông Lưu lượng thấp và kéo dài có thể do hạn hán, nhưng cũng có thể do các dự án thủy nông, cấp thuỷ và rẽ nước ra khỏi lưu vực ở thượng lưu
− Sự xâm nhập mặn trên các sông chính: là do nước biển theo dòng triều
Trang 8− Hậu quả là mất đi nguồn nước gia dụng và trồng trọt duy nhất hoa màu
và cây trái bị hủy hoại Thực vật sẽ chết nếu độ mặn của nước trồng trọt vượt quá 0,36 g/l Ngoài ra, nước có độ mặn cao cũng ảnh hưởng đến gia súc và cá nước ngọt
− Sông Cửu Long và các sông khác trong vùng ĐBSCL có tất cả các yếu
tố thuận lợi cho cho sự xâm nhập của nước mặn:đáy sông thấp hơn mặt nước biển,
độ dốc lòng sông rất bằng phẳng, biên độ thủy triều cao( khoảng 3m ở biển Đông)
và gió chướng thổi từ đất liền vào mùa khô Vì sông Cửu Long có một lưu lượng tự nhiên cao trong một thời gian dài ,nhất là trong mùa nươc nổi, cho nên sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long ngày trước chỉ giới hạn ở vùng cửa sông
và không tạo nên một vấn đề nghiêm trọng cho vùng ĐBSCL vào thời điểm đó
− Ngày nay sự xâm nhập mặn trong sông Cửu Long là một trong những yếu tố tối quan trọng có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển ĐBSCL Dữ kiện đo đạc gần đây, tuy không đầy đủ đã cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề Ví
dụ tại Mỹ Tho nơi mà trước đây có nước ngọt quanh năm, độ mặn trong sông Tiền
đã lên đến 5,3g/l vào đầu tháng 4 /1999 và còn có thể lên cao hơn Độ mặn này vượt quá tiêu chuẩn 2,0 g/l cho nước gia dụng ở các nước đang phát triển ,0,36 g/l cho nước trồng trọt và 3,0 g/l cho nước chăn nuôi Nước mặn đang xâm nhập sâu vào sông Cửu Long, nhất là trong mấy năm vừa qua.Trong năm 1995 ,nước mặn đã tiến sâu vào sông Cửu Long 50 km, nhưng đến năm 1999 nước mặn tiến sâu 70km, một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử
− Có nhiều phương pháp có thể dùng để đối phó với sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long Phương pháp trước tiên có thể nghĩ đến là gia tăng lưu lượng của sông Cửu Long trong lãnh thổ Viêt Nam, nhất là trong mùa khô Có thể thực hiện bằng cách giảm số lượng nước dẫn vào kinh dùng cho việc canh tác,nhất là những vùng có năng suất thấp Lưu lượng của sông Cửu Long cũng có
Trang 9thể được gia tăng bằng các hồ chứa nước nhân taọ trong vùng Một phương pháp rất thông dụng đã được thực hiện là trong vùng ĐBSCL là cống ngăn mặn.
− Một giải pháp thỏa đáng cho sự xâm nhập nước mặn trên sông Cửu Long có thể là một sự kết hợp của tất cả các phương pháp bao gồm sự gia tăng lưu lượng của sông, cống ngăn mặn ,đập và điều kiện tự nhiên…
− Tất cả phải nhằm một mục đích là làm sao cho việc khai thác và phát triển mang lại nhiều lợi ích nhất trong khi giảm thiểu các ảnh hưởng tai hại của các
dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Meekong lên dân cư và hệ thông sinh thái của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL
5.7 Tình hình chua phèn trên kênh mương
Quá trình oxi hóa, thủy phân và rửa trôi các thành phần độc hại trong đất chua đã làm cho nước kênh có độ pH rất thấp, với hàm lượng Al3+, Fe2+, Fe3+ rất cao Hai biện pháp để cải tạo nước chua trong kênh rạch là cô lập ém phèn tại chỗ,
và tạo thủy để đẩy nước chua đi nhanh ra sông lớn
5.8 Phù sa và sự chuyển tải phù sa vào nội đồng
− Lượng phù sa của sông Cửu Long cao nhất vào mùa lũ Thuộc loại phù sa hạt mịn
− Quá trình chuyển tải phù sa vào nội đồng bị chi phối hoàn toàn bởi động lực của các dòng chảy ở các khu vực bị lũ ảnh hưởng Phù sa vào nội đồng sâu nhất vào mùa lũ khi nước trong các kênh chảy một chiều, song lượng bùn cát này chưa được bồi đắp vào đồng ruộng vì nước chưa tràn lên đồng
− Khi lũ đã cao, nước lũ từ phía biên giới Campuchia về tạo ra các sông lũ ngăn cản không cho phù sa vào sâu
− Các vùng đất có nước phù sa chảy mạnh qua thường là đất tốt cho nông nghiệp vì được cải tạo và bồi tích Muốn tăng lượng phù sa và trong vườn, ruộng cần phải tăng tốc độ của dòng nước
Trang 105.9 Nước ngầm
Các kết quả nghiên cứu địa chất, thủy văn đồng vị, thủy địa hóa đã khẳng định các vỉa nước ngầm ở ĐBSCL không phải là các túi nước cô lập bị chôn vùi mà liên tục được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau Nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp
6 Khí hậu
ĐBSCL mang tính chất khí hậu gió mùa cận xích đạo Các yếu tố khí hậu như ẩm độ, không khí, bốc hơi, nắng, bức xạ, nhiệt độ tuy có thay đổi theo mùa nhưng tương đối ổn định
Nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất chênh lệch không quá 3-40C
Độ ẩm : độ ẩm trung bình trong khoảng 80-86%
Mưa
− Lượng mưa biến động theo từng trạm Lượng mưa trung bình tháng vào khoảng 130-150 mm trong các tháng mùa mưa và vài chục mm trong các tháng mùa khô
− Có hai đợt hạn đáng kể: đợt hạn tháng 5,6 DL(gọi là đầu vụ) hay tháng
7, 8 DL (gọi là hạn Bà Chằng)
Bốc hơi: Nơi có lượng bốc hơi trung bình năm thấp nhất là Cần Thơ: 693.5
mm, TPHCM : 1.300mm
Ánh sáng: Ở ĐBSCL số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.500 giờ.
Gió: có 3 hướng gió chính: Tây Tây Nam, Đông Bắc và Đông Nam.
Bão: quanh năm ít có bão xảy ra.
Trang 11− Kiểu thảm thực vật ngập nước định kỳ: phân bố ở vùng trung bình
thấp hoặc trũng.Kiểu sinh cảnh này chiếm diện tích trong vùng ngập lũ
7.1.2 Thảm thực vật trên vùng đất canh tác
Trên vùng đất canh tác thảm thực vật tự nhiên bị thay thế hoàn toàn bằng thảm thực vật nhân tạo Gồm: đất địa hình cao ngập ít, đất ruộng, đất ven biển nhiễm mặn
7.2 Động Vật
7.2.1 Chăn nuôi
− Trên cạn: các loại gia súc gia cầm
− Dưới nước: phần lớn là thủy hải sản
Trang 127.2.2 Tự nhiên
Hệ động vật hoang dã ở đây bao gồm 23 loài thú, 386 loài và loài phụ chim.,
35 loài bò sát, 6 loài ếch nhái và 260 loài cá chủ yếu thấy ở rừng U Minh và các rừng đước ở Nam Căn
− Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn
− Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3
− Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3
− Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm
− Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn
− Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải
II KINH TẾ-XÃ HỘI
1 Dân số-lao động
− Là vùng có dân số đông nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22% dân số cả nước
Trang 13− Dân cư ở ĐBSCL phân bố không đều và không ổn định Dự báo dân
số đô thị năm 2010 khoảng 7,4 triệu người, chiếm 35% dân số vùng
− Về lực lượng lao động: ĐBSCL có hơn 6 triệu lao động xã hội có khoảng 4.5 triệu làm nông nghiệp
− Tỷ lệ chết còn cao có thể do ảnh hưởng mức sống bị giảm sút và thiếu thuốc men chữa bệnh
− Nhân dân ĐBSCL giàu truyền thống cách mạng, thông minh sáng tạo,
có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá có thể thích ứng nhanh nhạy với điều kiện
và đòi hỏi mới của thời đại khoa học công nghệ tiên tiến
2 Văn hoá xã hội
2.1 Văn hoá
ĐBSCL là vùng đất thuộc nền văn hóa Óc eo của cư dân bản địa thuộc vương Phù Nam Người Việt miền Bắc đến khai phá vào khoảng thế kỷ 16 Khoảng thế kỷ 17, nhóm người Hoa thuộc gia tộc Mạc Cửu đến khai phá vùng đất Hà Tiên
Cư dân ĐBSCL hầu hết là người Việt, ngoài ra còn có các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, Mạ, Stieng, Chơro, Mnông…trong đó người Việt đóng vai trò chủ thể quyết định sự phát triển
2.1.1 Văn hóa nông ngiệp:
− Thiên về quảng canh nhằm sử dụng diện tích đất khai hoang còn quá rộng, nhằm trừ hao do chim chóc…
− Hệ thống thuỷ lợi không có đê, chủ yếu dựa vào chế độ thuỷ triều đề đưa nước ngọt và phù sa lên diện tích đất canh tác Mỗi lần có lũ là một lần cải tạo chất lượng nước, vệ sinh ruộng đồng
− Ngoài trồng lúa còn trồng nhiều loại hoa màu, cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc Bên cạnh nông nghiệp, cư dân ĐBSCL còn chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
Trang 142.1.2 Tập quán ăn uống:
Văn hoá ẩm thực của người Tây Nam Bộ không đi vào sự cầu kì mà thiên về
sự dư dật, phong phú, thề hiện sự dung hợp hài hòa giữa các dân tộc
2.1.3 Tập quán trang phục:
Trang phục đặc trưng là áo bà ba, bên cạnh là trang phục của các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer nhất là các vùng có các dân tộc này sống tập trung như Châu Đốc, Sóc Trăng Trang phục cũng thể hiện lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên với các chất liệu bằng vải sợi, thoáng mỏng như truyền thống của người Việt nhưng cũng mang những sắc thái riêng
2.1.4 Ăn ở - đi lại:
Về nhà ở, điều kiện tự nhiên bắt buộc xây dựng nhà trên đồi, gò, gồng và nhà dọc trên kênh rạch, mặt nhà hướng ra lộ hay kênh rạch Có 4 loại nhà chủ yếu
là nhà đất, nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất trong đó nhà sàn là phổ biến nhất Vật liệu xây nhà trước kia lấy từ các loại vật liệu tự nhiên: tràm, đước, lá dừa nước …sau này thêm các loại cây khác, gạch, đá…
2.2 Xã hội
2.2.1 Y tế:
− Hệ thống y tế phát triển tương đối rộng khắp Toàn vùng có 11 bện viện đa khoa, 103 trung tâm y tế tuyến huyện và 100% xã có trạm y tế Chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện rộng khắp và thu được nhiều kết quả khả quan Tình hình sức khoẻ cộng đồng có nhiều vấn đề, cần giải quyết vấn đề bệnh dịch liên quan đến nguồn nước do thiếu nước sạch Bệnh AIDS lan truyền mạnh ở khu vức biên giới do người dân thiếu hiểu biết và tệ nạn xã hội
− Trong những năm gần đây dịch cúm gà lan rộng, ĐBSCL cũng là vùng
có tốc độ lây truyền cao và phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề Điều đó đòi hỏi công tác y tế, tiêm phòng, vệ sinh dịch tễ cần được nâng cao và mở rộng để bảo vệ
Trang 15sức khoẻ cộng đồng.
2.3 Giáo dục
− Mạng lưới giáo dục ở ĐBSCL khá đầy đủ Tính đến 30/4/2000 có 3.458 triệu người đến trường Trong đó, trường tiểu học và phổ thông cơ sở là 4.034 và phổ thông trung học là 324 triệu Mỗi xã thường có trường trung học Bên cạnh đó, mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học khá nhiều gồm: đại học Cần Thơ, 5 trường kinh tế, 86 trường cao đẳng dạy nghề
− Tuy nhiên, những vùng sâu, vùng xa đầu tư cho giáo dục chưa nhiều,
số lượng trẻ em đến trường còn thầp so với cả nước Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học thấp, chỉ cao hơn Tây Nguyên (ĐBSCL 97,01%, Tây Nguyên 7.,01%, đồng bằng sông Hồng 93,28%)
− Nhìn chung, hệ thống giáo dục chưa phát triển đồng bộ giữa các cấp học và các vùng dân cư
3 Kinh tế
3.1 Nông nghiệp
− ĐBSCL là một vùng lương thực, thực phẩm quan trọng nhất cả nước hội
tụ nhiều trọng điểm sản phẩm hàng hóa
− ĐBSCL có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong cả nước Diện tích đất phù sa ngọt thuận lợi và tương đối thuận lợi cho nông nghiệp-chủ yếu là lúa nước Đặc biệt, trồng lúa đang là thế mạnh của ĐBSCL, diện tích trồng lúa là 4 triệu ha, xuất khấu 2-3 triệu tấn gạo mỗi năm Lượng gạo xuất khẩu trong 10 năm tăng lên đến 22 triệu tấn ĐBSCL chiếm một nửa sản lượng lương thực của cả nước trong khi dân số chiếm 22% (hình 1.1)
− ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, nông nghiệp ĐBSCL đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong vùng, đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế chung của đất nước
Trang 16− Khu vực ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước, đây cũng là vườn cây ăn trái rộng lớn của Việt Nam, chính vì vậy đây cũng là nơi dùng rất nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV), phân bón hóa học(PBHH) Các hóa chất này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, đất mà còn gây hại cho con người, đặc biệt những người tiếp xúc trực tiếp với chúng
− Việc sử dụng TBVTV và PBHH quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều hậu quả về môi trường như đất, không khí, đặc biệt là tác động mạnh đến nguồn nước ngầm, nước mặt khu vực, nếu sử dụng không đúng chúng cũng có phản tác dụng lên cây trồng như vàng lá, khô cây, giảm sức nảy mầm, ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây…
− Các ảnh hưởng thông thường như các bệnh ngoài da, ung thư, thần kinh,
vô sinh, nội tạng…hoặc tử vong, ngoài ra con có những biểu hiện mãng tính khi mới tiếp xúc như muốn ói, hoa mắt, xanh xao, mẩn ngứa…
3.2 Công nghiệp
− Tuy không là thế mạnh của vùng nhưng công nghiệp ở ĐBSCL cũng
đã và đang phát triển rất mạnh mẽ: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An
− Công nghiệp chủ yếu tập trung vào chế biến gạo, thủy sản Ngành khai thác vật liệu xây dựng đang phát triển mạnh Tuy nhiên, trang thiết bị và công nghệ còn lạc hậu, nhất là ngoài quốc doanh
3.3 Thủy sản
Với lợi thế về nguồn nước mặt phong phú từ hệ thống sông ngòi kênh rạch, chằng chịt ĐBSCL có nhiều loại cá nước ngọt có chất lượng Giá trị xuất khấu thủy hải sản đạt 50-60% so với cả nước
3.4 Giao thông-vận tải
− Đặc điểm của khu vực này là sông nước, kênh rạch chằng chịt nên giao thông chủ yếu từ trước là đường thủy Gần đây công nghiệp dịch vụ phát triển,
Trang 17nhu cầu giao thông đường bộ tăng nhanh nên đã có hoàng loạt các công trình cầu đường mới được xây dựng để thuận tiện hóa mọi việc giao lưu thương mại, văn hóa ,du lịch giữa các vùng
− Sự tham gia của tư nhân ngày càng gia tăng thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải Vận chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung vào hai hướng chính là TpHCM-Cà Mau và TpHCM-Kiên Lương Hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy chủ yếu là gạo, vật liệu xây dựng, phân bón, gỗ
3.5 Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu
− Trong những năm gần đây, dịch vụ thương mại của ĐBSCL phát triển rất nhanh, hàng hóa đổi mới về số lượng, đa dạng về chủng loại
− Xuất khẩu phát triển nhanh trong thời kì gần đây, tập trung vào xuất khẩu gạo, thủy sản là chính Nhập khẩu không nhiều, chủ yếu là phân bón và các vật tư nông nghiệp khác
3.5 Du lịch
− Trong những năm gần đây, khu vực ĐBSCL trở thành một địa điểm
du lịch sinh thái nổi tiếng với hệ thống kênh rạch, nổi tiếng với đời sống sông nước, với những ngôi chùa mang kiến trúc người Khơme, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp
có thể ngắm hoàng hôn,…Lượng khách trong nước và ngoài nước tới vùng ngày càng tăng và kéo theo đó cũng nhiều vấn đề môi trường
− Hầu hết những địa điểm du lịch đều bị thay đổi về cảnh quan, sinh thái quanh vùng, chúng được biến đổi phục vụ cho các mục đích như xây dựng đường
bê tông quanh khu núi Cấm, núi Sam, núi Đá Dựng hay vùng thạch Động,…và nhiều khu du lịch quanh vùng
− Quanh khu du lich còn phát sinh nhiều người dân sinh sống dựa vào việc chủ yếu là cung cấp một số dịch vụ cho khách du lịch như nước uống, đồ ăn,
Trang 18sách báo…điều này làm mất vẻ tôn nghiêm của các khu vực đền chùa, mất vẻ mỹ quan, đồng thời xả nhiều rác thải xung quanh khu du lịch…
− Điều tệ hại là rác thải tại những khu du lịch này rất nhiều và bị vứt bừa bãi Phần là do ý thức kém của khách du lịch, phần do quản lý khu du lịch và thu gom chất thải kém Dẫn tới các khu du lịch trở thành bãi rác khổng lồ gây mùi hôi thối khó chịu
4 Tiềm năng kinh tế
− ĐBSCL, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước
− ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển
− ĐBSCL nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia ) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng
− ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế
− ĐBSCL nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn
Trang 19− ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta.
Chương 2: Các điểm khảo sát, học tập
I CỐNG ĐẬP BẢO ĐỊNH - TIỀN GIANG
Trang 20− Chiều rộng thông nước: 30.0m (hình 2.2)
− Chiều dài thân cống: 16.0m
− Cao độ dạ cầu: +3.90m
− Tiêu năng 2 chiều:
- Chiều dài bể tiêu năng thượng lưu: 15.0m
- Chiều dài bể tiêu năng hạ lưu: 21.70m
− Hố phòng xói thượng lưu có cao độ: -6.0m
− Hố phòng xói hạ lưu có cao độ: -6.0m
Trang 21giải quyết tình trạng tắt nghẽn giao thông trong nội ô thành phố Mỹ Tho từ trước đến nay
− Nhiệm vụ chính của công trình là giải quyết vấn đề xâm nhập mặn vào tháng giêng âm lịch hằng năm, không cho nước mặn xâm nhập vào theo hướng biển Đông Tiêu chuẩn thoát lũ ứng với lũ năm 1961, triều 1994 Đồng thời giữ ngọt, tạo ra nguồn nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất cho 10300
ha đất lúa 3 vụ và vườn cây ăn trái, cấp nước sinh hoạt cho dân Chuyển nước ngọt
từ rạch Bảo Định sang rạch Gò Cát và giải quyết tiêu nước ở nội đồng vào mùa mưa
− Đồng thời, kết hợp phát triển giao thông thuỷ, bộ và cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án
3 Vấn đề đặt ra
− Vần đề xây dựng đập ảnh hưởng đến sinh hoạt - sản xuất của cư dân trong vùng, ảnh hưởng đến môi trường, nhất là ảnh hưởng năng suất lúa phía trong vùng đê do pH thay đổi Khi tạo đập ngăn sông, phần ngọt rất dễ thiếu nước vào mùa khô
− Sự thay đổi chế độ nước cũng như các tính chất lý hoá của sông do hoạt động của đập có thể làm thay đổi cơ cấu cây trồng của nhân dân trong vùng
− Sự thay đổi từ chế độ nước chảy thành nước đứng làm thay đổi hệ sinh thái trong vùng, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh cũng như làm gia tăng lượng bùn lắng
II TRÀM CHIM – TAM NÔNG
1 Lược sử phát triển của Vườn Quốc gia Tràm Chim
− Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là
Trang 22trồng tràm và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
− Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở Tràm Chim Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm
Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii)
− Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha Vào tháng 9 năm 1998, diện tích của Vườn quốc gia Tràm Chim được điều chỉnh lại là 7.588 ha
− Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn quốc gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
2 Điều kiện tự nhiên
2.1 Vị trí địa lý
− Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm ở vị trí :
o 10037’ đến 10046’ độ vĩ Bắc
o 105028’ đến 105036’ độ kinh Đông
− Nằm cách sông Mêkông 25km về phía Tây, gần biên giới Campuchia
− Thuộc địa phận 4 xã : Tân Công Sinh, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Đức huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
− Tổng diện tích tự nhiên là 7.586 ha
2.2 Địa hình
− Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm ở vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười Địa hình trũng, khó tiêu nước, cao trung bình từ 1.4m-1.5m, cao nhất là 1.7m, thấp nhất là 1.2m
− Ở phía Bắc và phía Đông có địa hình cao hơn và là vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ và phù sa hiện đại, địa hình cao nên lớp phủ mỏng, đất đai
Trang 23phần lớn là bậc thềm phù sa cổ, thành phần cơ giới nhẹ hình thành nên các loại đất xám
2.3 Các loại đất chính
2.3.1 Nhóm đất xám trên phù sa cổ
− Đất xám điển hình trên phù sa cổ tập trung chủ yếu ở phía Bắc của vùng và các khu vực địa hình hơi cao như các giồng Giăng, giồng Phú Đức,giồng Phú Hiệp…hình thành nên các vùng đất xám điển hình có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, nghèo dinh dưỡng Ở các chân giồng với địa hình bằng hơi thấp, đất xám bị ảnh hưởng nhiễm phèn …
− Đất xám điển hình phù sa cổ là loại đất nghèo dinh dưỡng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long Đất xám ở đây ít chua,độ pH từ 4,5 – 5 Hàm lượng hữu cơ thấp từ 0,8 – 2%, trung bình từ 1,5% ở tầng mặt và 0,5% ở các tầng sâu
− Đạm tổng số thấp,tầng mặt 0,08% - 0,15%, các tầng dưới 0,08% Lân tổng số rất nghèo, biến động từ 0,005%-0,02%
− Các cation trao đổi thấp, Ca2+ biến động từ 2-5me/100g đất Thành phần cơ giới có nặng hơn so với đất xám ở vùng Đông Nam Bộ
−
2.3.2 Nhóm đất phèn
Quá trình hình thành đất phèn: do quá trình trầm tích phù sa, cốt đất ngập mặn phèn tiềm tàng dưới rừng đước, sú, vẹt, rừng già mỗi ngày một cao dần Ảnh hưởng ngập nước trên mỗi ngày giảm đi Cuối cùng,đất ngập mặn tiềm tàng cũng dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của triều Quá trình khử oxi trong đất ngày càng yếu đi, quá trình oxi hóa trong đất ngày càng mạnh và đất ngập mặn tiềm tàng chuyển thành đất phèn hoạt động Đất phèn hoạt động có phản ứng chua mạnh (pH
3 – 4), độ mạnh của đất thấp 1/100
Trang 242.4 Chế độ khí hậu
Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm trong khu vùng có chế độ nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa và khô rõ rệt: mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 12), các tháng còn lại là mùa khô
− Nhiệt độ: nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến
động,nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 270C.Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận
là 380C vào khoảng tháng 12 và tháng 1,còn nhiệt độ thấp nhất là khoảng 14 - 150C vào khoảng tháng 4 và tháng 5
− Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 – 83%,vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt đến 85%,ngược lại tỏng mùa khô độ
ẩm bình quân có thể xuống tới 74% có khi đạt dưới 30%
− Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây–Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước
và gây mưa Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc
độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra
− Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.400 mm/năm Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, hơn 85% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa Số ngày mưa trung bình đo được tại Vườn quốc gia Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm
Như vậy: lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và biến đổi của các hệ sinh thái đất ngập nước.Trong mùa mưa,mưa lớn thường kéo dài hàng tuần vào tháng 7 và tháng 8 đã gây nên hiện tượng lam truyền nước chua cho toàn khu vực làm cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài phù du động thực vật và cá có thể chết rất nhiều và có thể làm ngừng sự sinh trưởng của các loài thực vật.Mùa mưa thường ngừng đột ngột,nước rút đi nhanh,mặt đất nhanh chóng bị trơ ra nắng,các
Trang 25quá trinh sinh hóa diễn ra nhanh ở trong các tầng đất,đất nứt nẻ và các loại độc tố trong đất theo các mao quản lên tầng trên cũng gây hai cho đời sống của sinh vật ở các vùng này
2.5 Chế độ thủy văn
− Vườn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kinh thủy lợi như kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp
− Vào mùa khô, khi nguồn nước mưa chấm dứt, nước từ sông MeKong lan truyền vào sâu trong đồng rất khó khăn Nước từ trên biển Đông theo sông MeKong và Vàm Cỏ ngược lên phía Tây ảnh hưởng đến chất lượng nước ở khu vực này Biên độ dao động của mực nước triều trong các kênh rạch vào khoảng 20 – 30 cm Mực nước triều có thể đạt đến độ cao tuyệt đối là 50cm, nhưng luôn luôn thấp hơn mặt đất trong đồng Năng lượng triều và năng lượng chênh lệch mực nước triều ở các vị trí khác nhau rất nhỏ Lưu lượng dòng chảy ít đạt 10m3/s Lưu lượng nước triều ở nơi tiếp giáp giữa 2 luồng nước triều là rất nhỏ
− Vào mùa lũ (đầu tháng 5 và tháng 6), nước mưa cùng với nước lũ sông MeKong và Campuchia bắt đầu tác động vào khu vực này Mực nước tăng dần lên vào khoảng tháng 8, nước bắt đầu chảy qua những chỗ đê thấp, chảy vào những vùng đất trống tạo nên thành hồ lớn mênh mông, những dạng cây trên cồn đất cao còn lại như những đảo nhỏ giữa biển khơi rộng lớn Thời gian và mức độ ngập nước ở đây phụ thuộc vào nước lũ ở sông MeKong
− Tương ứng với 2 mùa mưa và khô chế độ thủy văn cũng được phân thành 2 màu rõ rệt :
o Từ tháng 2 đến tháng 5: mực nước bình quân cao nhất trên kênh rạch luôn luôn thấp hơn so với cao trình mặt đất thấp nhất trong đồng
o Từ tháng 9 đến tháng 12: mực nước thấp nhất hàng tháng trên kênh rạch luôn luôn cao hơn mặt đất nơi cao nhất trong đồng
Trang 26− Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau, mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh.
− Ở Tràm Chim, nước phèn chua là yếu tố quan trọng nhất chi phối chất lượng nước ở khu vực này Vào đầu mùa mưa, nước mang acide từ các khe nứt và các mao quản ở các tầng sinh phèn trong đất chảy ra toàn khu vực Trong điều kiện địa hình trống, khó thoát nước tạo nên sự tồn đọng nước chua ở các khu vực khác nhau Nước chua với hàm lượng cation Fe, Al cao gây thiệt hại đối với đời sống sinh vật, làm nghèo môi trường thủy sinh từ tháng 8 trở đi, nước mưa và nước ngọt
từ sông MeKong đổ về chảy vào khu vực làm loãng nồng độ acide và đẩy lượng nước chua trong đồng, kênh rạch ra biển, làm cho lượng độc tố trong đất và nước giảm đi
Hệ thực vật gồm 130 loài khác nhau, trong đó Tràm (Melaleuca
leuxadendron) là loài chiếm ưu thế của vùng đầm lầy ngập nước
3.2.1 Cây tràm
Trang 27− Xuất hiện nhiều ở vùng ẩm ướt và có thời tiết nóng ở miền nhiệt đới (cụ thể là Tam Nông – Đồng Tháp) Rừng Tràm mọc thường bị ngập nước với độ
pH trên dưới 4 (cụ thể là pH 2 – 3) (hình 2.3)
− Rừng Tràm ở đây có 2 loại: loại do trồng (chiếm đa số) và loại mọc tự nhiên
− Cây tràm có nhiều công dụng:
o Lá tràm có chứa nhiều tinh dầu Lá có thể pha chè giúp để uống giúp tiêu hóa, chữa cảm cúm, trừ đờm Nước sắc lá dùng chữa vết thương có mủ,vết loét.Trong tinh dầu có chứa tới 70% là chất Xineol có tính sát trùng mạnh,với mùi thơm dịu, được dùng làm dược liệu, sử dụng trong và ngoài nước
o Hoa tràm có nhiều mật, mùa hoa lại kéo dài (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật
o Gỗ tràm cũng có rất nhiều công dụng, đặc biệt khi ngâm trong nước dùng trong xay dựng nhà Muốn xây dựng các công trình nhà kiên cố ở Nam Bộ người ta cần có gỗ tràm để làm cừ đóng móng Ngoài ra nó còn làm vật dụng và nông cụ, làm củi, giấy mà chúng ta vẫn thường sử dụng Vỏ cây tràm mềm, màu xám đỏ, gồm nhiều lớp mỏng, dễ tách ra, mục đích để thoát nước nhanh trong mùa ngập nước; ngoài ra vỏ cây tràm trộn với dầu trong, bột chaoi dùng đèn chai và trét ghe Nó còn có tác dụng cách nhiệt
− Chu kỳ ra hoa kết trái của cây tràm phụ thuộc vào thời gian ngập nước
− Rừng tràm có tác dụng hạn chế quá trình phèn hóa trong đất phèn Hàng năm, rừng tràm mang trả lại cho đất phèn một khối lượng chất hữu cơ qua cành lá rụng và rễ của cây tràm Lý do là trong thời gian mùa mưa, chất hữu cơ dưới rừng tràm chuyển sang loại đất than bùn phèn tiềm tàng dưới rừng tràm.Tầng than bùn dưới rừng tràm góp phần hạn chế quá trình phèn hóa mạnh hơn Tuy nhiên, rừng tràm sinh trưởng trên đất than bùn phèn tiềm tàng lại kém hơn, cây trồng bị rỗng ruột
Trang 283.2.2 Cỏ năn
− Cỏ năn có tên khoa học là Melaluca, sống chủ yếu ở vùng đất phèn ngập nước Vào mùa nước nổi, các loài thủy sinh thực vật chết đồng loạt, nổi lên thành một lớp dề ngăn ánh sáng chiếu xuống dưới nước Hiện tượng này làm cho các loài thủy sinh khác không tiếp nhận ánh sáng để quang hợp, từ đó chết đi và làm cho lớp dề ngày càng dâng lên (hình 2.4)
− Cỏ năn có 2 loại : cỏ năn ống cao từ 1,5 đến 1,6m; cỏ năn kim là thức
ăn cho sếu cổ trụi; ở vùng Tam Nông – Đồng Tháp có riêng một vùng rộng lớn cỏ năn
mọc tự nhiên làm thức ăn cho sếu cổ trụi mà người dân vùng này gọi thường gọi là cánh đồng năn
− Cỏ năn màu xám hoặc đen gần giống củ cỏ gấu thành phần chính là tinh bột, ăn có vị hơi đắng chat Củ nằm dưới một lớp đất mỏng, khá xốp nên sếu đầu đỏ có thể dùng mỏ để lấy củ dễ dàng
3.2.3 Lúa trời
Lúa trời còn gọi là lúa ma, là giống lúa tự mọc vào mùa nước nổi Nước lên tới đâu, lúa mọc tới đó, sống trồi trên mặt nước Người dân dùng làm thức ăn cho trâu bò Hạt lúa có đuôi và vỏ trấu sau khi trổ hoa bắt đầu ngậm sữa trở nên cứng, không thấm nước Khi lúa chín rụng xuống trôi nổi trên mặt nước nhưng không nảy mầm hay thối rữa Sau khi nước rút hạt trong tình trạng đợi ngày nảy mầm vào mùa nước nổi năm sau Lột vỏ trấu, hạt có lớp vỏ màu đỏ nhạt thường thấy lẫn trong gạo ăn hằng ngày Vườn Quốc gia Tràm Chim có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ loài lúa này để phục vụ công tác bảo tồn gen và lai tạo giống
3.2.4 Sen nguyên thủy
Trang 29Sen nguyên thủy ở vùng Đồng Tháp Mười là một loài đặc hữu Loại sen trồng lấy hạt là giống sen đã bị lai tạo không thuần chủng như sen Đồng Tháp.Việc giữ gìn và bảo vệ giống sen nguyên thủy Đồng Tháp mục đích là để bảo tồn gen của một loài hoa quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam
4 Rừng và hệ động vật
− Hệ thống rễ rừng tràm tự nhiên đã hoàn toàn phù hợp với điều kiện sình lầy đọng nước và mọc thành quần tụ rộng lớn ở Đồng Tháp Mười Những quần tụ rừng loại này đã tạo nơi ở thích hợp cho rất nhiều loài chim nước và các loại động vật khác như Ardea purpurean, Egretta alba, E.intermedia, E.garzetta…
− Hệ thống rễ tràm dày đặc là nơi cư ngụ và đẻ trứng của nhiều loài động vật đáy, các loài sò, vọp, cua và nhiều loài động vật khác như rùa, ba ba, ếch nhái Đây cũng là môi trường thích hợp của các loại tảo Trên mặt nước, các cành cây là nơi sinh sống của các loài động vật không xương sống như ong, kiến, nhện
− Chế độ thủy văn thích hợp với nhiều loài chim nước di cư Nhiều loài vịt trời như Northern Pintails (Anus acuta), Northern shovellers (Anus clypeata)…kiếm ăn trên thảm thực vật nổi thủy sinh và những động vật đang sống nơi đất sình lầy
Trang 30− Hội đoàn sen sung mọc trên những vùng đầm lầy nơi đây cũng là địa điểm kiếm ăn của nhiều loài chim như: Purple (Swamsphen Porphyrio…)
− Nước lũ hàng năm đã cung cấp chất khoáng hòa tan và chất mùn lơ lửng làm tăng dinh dưỡng khoáng của môi trường thủy sinh Các mảnh vụn thực vật không bị cuốn theo dòng nước sẽ lắng đọng lại trên mặt đất, bị phân hủy bởi các loài vi sinh vật và các động vật đáy tạo thức ăn cho nhiều loài sinh vật nước
− Trong mùa nước lũ, nhiều loài cá nước ngọt từ sông MeKong đi vào sống ở trong đồng làm tăng năng suất sinh học của các vùng nước này
− Những vùng sình lầy đọng nước cũng làm tăng sự sinh sôi nảy nở của các loài động vật không xương sống một cách khủng khiếp đặc biệt là các loài muỗi và đĩa.Sự bùng nổ các loài công trùng đã làm bùng nổ hoạt động của các loài chim sâu bọ
− Sự thay đổi yếu tố khí hậu, thông qua lượng mưa đã ảnh hưởng rất lớn đến đặc trưng sinh thái của khu vực Những năm lượng mưa lớn, kéo dài đã hình thành nên nhiều vũng nước đọng cuối mùa khô Những vũng nước này giữ nước ngọt cho nhiều loài chim và động vật hoang dại trong mùa khô.Vào những năm lượng mưa và nước lũ thấp làm cho nền đất bị khô dễ dàng, ảnh hưởng xấu đến thành phần và sự sinh trưởng của các loài thân thảo Điều đó cũng ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của các loài thân gỗ như tràm Thời gian ngập nước kéo dài, hoặc ngắn đều ảnh hưởng đến chu kỳ ra hoa kết quả của cây và năng suất gỗ của loài tràm
4.1 Động vật đáy
Có 21 loài động vật đáy thuộc 5 lớp của 3 ngành Trong đó ngành Mollusca chiếm ưu thế về thành phần loài gồm lớp Gastropoda 3 loài ( 14,3%), lớp Bivalvia 6 loài ( 28,6%), Annelida 3 loài (14,3%), Insecta 5 loài (23,8%)
Trang 31− Có 50 loài cá khác nhau ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.Trong đó
oHọ Cyprinidea chiếm số loài nhiều nhất 14 loài (38,88%)
oHọ Bagridea chiếm 5 loài ( 13,9%)
oCác họ Mastacembelidac và Cobitidac mỗi họ có 3 loài chiếm 5,6% Còn các họ khác mỗi họ chỉ có 1 loài (2,8%)
− Trong số các loài kể trên, Notopterus là loài có số lượng cá thể nhiều nhất Có khi đạt đến 98,59% về số lượng và 85% về trọng lượng
− Trong tổng số các loài được thống kê có 8 loài cá có giá trị thương mại cao
4.4 Động vật hoang dại và chim
− Hệ động vật không xương sống rất giàu có,các nhóm chính thuộc Arthropoda, Insecta, Coleoptera, Orthoptera, Diptera
− Hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim có 6 loài ếch nhái, 13 loài bò sát, 5 loài chuột
− Trong Vườn Quốc gia Tràm Chim có khoảng 198 loài chim với 16 loài quý hiếm
Trang 324.4.1 Sếu đầu đỏ (sếu cổ trụi)
− Chim trưởng thành đầu và trên cổ trụi long, trừ một đám màu xám ở
má Ở chim non đầu và cổ có phủ lông nhỏ màu vàng xỉn Mùa sinh sản của sếu từ tháng 7 đến tháng 10 (mùa mưa) Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 2 trứng và thường chỉ nuôi được 1 con Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thủy sinh Nơi sống và sinh thái trong các vùng đất ngập nước chua phèn có nhiều cỏ năn,chúng ăn cỏ năn kim và cỏ năn ống Đào củ bằng mỏ Nơi làm tổ thường có xen những cây thân gỗ như tràm hoặc cây thân gỗ ngập nước khác để có bóng mát cho trứng trong thời gian ấp (hình 2.5)
1000 con
4.4.2 Gà đẫy
Trang 33− Gà đẫy sống ở vùng đất ngập nước.Sinh sản từ tháng 11 đến tháng 4.Đẻ 2 lứa, số lượng trứng là 4 Thức ăn chính là cá đôi khi cả rắn.Trong mùa sinh sản chúng kiếm ăn và làm tổ ở rừng tràm,sau đó di chuyển đến các vùng đất ngập nước khác như Tam Nông – Đồng Tháp Làm tổ trên cây tràm lớn hoặc cây móp.Tổ rất to và thường ở cách mặt đất khoảng 8 đến 10m
− Gà đẫy có nguồn gen quý hiếm, có giá trị khoa học và thẩm mỹ Hiện nay có khoảng 100 đôi sinh sản trong rừng U Minh và gần đây đã gặp ở rừng Nam Cát Tiên với số lượng không nhiều Nguyên nhân chính là do rừng tràm bị cháy lien tục, bị hủy hoại do nhiều nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương Ngoài ra còn bị săn bắt quá mức ở nhiều nơi
5 Thực trạng hiện nay
− Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm gọn trong vùng lãnh thổ huyện Tam Nông ngay và ngay sát trung tâm huyện Nó được bao bọc bởi 1 vùng đệm rộng lớn đông dân cư (khoảng 40000 người), do vậy môi trường tự nhiên cũng như đời sống sinh vật ở đây cũng chịu không ít tác động
− Những nguy cơ đe dọa Vườn Quốc gia Tràm Chim
o Nông dân sử dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm cho khu vực sinh sống của sếu
o Nạn săn bắt chim thú, đánh bắt cá, trộm cây, phá rừng của một bộ phận người dân
Trang 34o Cây Mai dương cũng là hiểm họa hung hãn, ác liệt nhất của tự nhiên Khi một cây Mai dương vươn lên thì cả một thảm thực vật bị nó che phủ.Hiện nay
độ che phủ của nó đã làm hư hại thảm thực vật đồng thời hủy diệt cỏ năn
III MIẾU BÀ – NÚI SAM – CHÂU ĐỐC – AN GIANG
1 MIẾU BÀ
1.1 Giới thiệu chung
Miếu bà Chúa Xứ thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang Miếu
bà Chúa Xứ núi Sam được xây dựng theo lối kiến trúc hoành tráng, bề thế Bên trong thờ tượng bà Chúa Xứ ngồi uy nghi giữa gian chánh điện Pho tượng nữ thần tuyệt đẹp được tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ VI Đôi mắt tròn tuyệt sáng Chiếc
áo và mão bà được kết bằng nhiều loại kim tuyến quý giá
1.2 Nguồn gốc tượng bà
− Nguồn gốc tượng bà Chúa Xứ đến nay vẫn còn là điều bí ẩn Theo diễn giải của các vị bô lão, tượng Bà ngày xưa ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài Chứng minh cho điều này là bệ đá bà ngồi vẫn còn tồn tại và ngày nay được bảo vệ như một chứng tích Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có
lỗ vuông cạnh 3,4 tấc, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn
− Tương truyền rằng trước khi Thoại Ngọc Hầu đến trấn nhậm vùng này, quân Xiêm đã sang quậy phá ở vùng núi Sam, chúng phát hiện ra pho tượng cổ Vì long tham chúng đã nạy pho tượng ra khỏi bệ đá và khiêng đi Do tượng quá nặng nên khi đi đến triền núi làm rớt nên tượng bị gãy tay.Chúng tiếp tục khiêng đi nhưng không thể nhấc nổi
− Thời gian sau bà đạp đồng về kêu dân làng đem xuống núi thờ phụng Sẵn
có lòng tín ngưỡng, hàng trăm người dân đã cố gắng khiêng tượng Bà nhưng không lay chuyển được Trong lúc bối rối bà lại đạp đổng phải có 9 cô gái đồng trinh lên khiêng bà mới chịu đi Quả thật 9 cô gái khiêng được bà dễ dàng nhưng khiêng gần
Trang 35đến chân núi thì tượng tự nhiên nặng trịch không sao nhấc nổi Dân làng nghĩ Bà muốn ở đây nên lập miếu thờ, khi ấy nhằm ngày 25 tháng 4 âm lịch nên hằng năm dân làng lấy ngày đó làm lể viếng Bà.
1.3 Kiến trúc của Miếu
− Miếu Bà được thành lập khỏang năm 1825 Lúc đầu Miếu được làm bằng tre, lá, sau đó dần dần được trùng tu Khỏang năm 1870, Miếu được xây bằng
đá miểng, lợp ngói Ngôi Miếu hiện nay được xây dựng mới năm 1972, do kiến trúc sư Hùynh Văn Mãng thiết kế Quy hoạch của khu này khá đẹp nhưng xây dựng chưa hoàn thành như bảng vẽ Đến năm 1995 Ban quản trị mới tiến hành tu sửa nhà trưng bày với mái cong lợp ngói xanh, trông hài hòa cân đối
− Với lối kiến trúc cổ kính đông phương, miếu Bà nằm trên vùng đất trũng, quay lưng lên đường Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc dạng chữ quốc, hình khối tháp, kiểu hoa sen nở, nền lát gạch bong, tửng cẩn đá ốp lát, cột bêtông cốt thép Song song với kiến trúc bêtông ấy là nghệ thuật chạm khắc ở miếu Bà cũng tinh vi, sắc sảo Miếu Bà là một kiến trúc nghệ thuật kết hợp truyền thống dân tộc và hiện đại.Toàn khu di tích là tổng thể hài hòa, cân đối và đồ sộ, uy nghiêm, hùng tráng
1.4 Các ngày lễ lớn
− Lễ hội chùa Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ, được
tổ chức hằng năm bắt đầu từ đêm 20 đến 27 tháng tư âm lịch Từ đêm 23, mọi người đã tập trungvề chùa để xem lễ tắm Bà Tượng Bà được đưa xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước thơm để tắm, ngày 25 còn có lễ xây chầu, hát bội Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm năm nay Mặc dù đến cuối tháng 4 âm lịch, mới vào chính hội, nhưng từ sau Tết người dân đã bắt đầu về Núi Sam vía Bà Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đang ngày càng chứng tỏ là một lễ hội văn hóa dân gian lớn ở Nam bộ Mỗi năm thu hút hàng chục vạn khách thập phương về hành lễ Họ đến đây mang theo những ý nguyện, mong cầu Bà Chúa ban phước lộc hoặc gỡ rối nạn kiếp, tai ương tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi
Trang 36Sam suốt nhiều tháng Khách về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến những chứng tích lịch sử dân tộc khác nữa mà cha ông ta
đã dày công vun dựng trên vùng đất An Giang hùng vĩ
− Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì Lễ đầu tiên là “Lễ Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/3 âm lịch Mở đầu là 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản tự chùa niệm hương, dâng rượu và trà Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng tạc ở tư thế ngồi bằng đá xanh, đường nét tạc tinh tế, sắc sảo Bà được tắm bằng một loại nước thơm ướp từ nhiều loại hoa Sau đó bộ đồ đẹp nhất của khách đến cúng viếng được khoác lên bức tượng cùng với áo mũ, cân đai Chiếc màn vải kéo qua, khách hành hương đến thắp hương, dâng lễ xin lộc Phần Lễ tắm Bà kết thúc…
− Tiếp theo là “Lễ Cúng Túc Yết”, được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26/4 âm lịch Đây là lễ cúng chánh thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, nhị vị phu nhân và các tướng lĩnh của ông về miếu Bà Đoàn thỉnh sắc có đội lân đi trước, tiếp theo là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do 4 người khiêng Hai hàng học trò đứng lễ tay cầm
cờ phướn suốt đoạn đường lên lăng Thoại Ngọc Hầu Lễ vật dâng cúng gồm một con heo trắng làm sẵn (chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết, một ít lông heo gọi là
“mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây – trầu cau và một đĩa gạo – muối Đúng giờ hành lễ, ban quản trị đốt hưong đèn nghi ngút, dâng tuần trà rượu và đọc văn tế, sau đó đốt đi cùng với một ít vàng mã, con heo cũng được lật trở lại
− Các ngày lễ tiếp theo gồm có: Xây chầu, Lễ Cúng Chánh Tế, Lễ Hồi Sắc… sẽ nối tiếp diễn ra nhằm nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong những buổi đầu mở đất - cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, trường thọ…
Trang 37Cuối dịp lễ sẽ là Lễ Thỉnh Sắc Thần (tức Lễ Rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị
về lại lăng) - kết thúc nghi lễ dịp lễ hội vía Bà
1.5 Giá trị du lịch của Miếu Bà
Năm 2001, Bộ Văn hóa thông tin và tổng cục du lịch đã chính thức công
nhận lễ vía bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong 15 lễ hội tiêu biểu cùa cả nước
2 NÚI SAM
2.1 Vị trí núi Sam
− Tức Vĩnh Tế Sơn cao 284m, dài 2km nằm trên đồng bằng hữu ngạn sông Hậu Phía bắc cách ranh giới Campuchia 3km, Tây tiếp giáp với cánh đồng Thới Sơn, Nhơn Hưng là hai xã anh hùng trong thời chống Pháp và Mỹ, phái đông giáp cánh đồng bạt ngànChâu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn Núi Sam nằm trong vùng địa hình đồi núi sót Đứng từ trên đỉnh núi có thể quan sát rõ cảnh quan của vùng: khỏang 70-80% địa hình ở quanh đó là đồng bằng trồng lúa nước Các con kênh, đường giao thông chia cùng thành cát tuyến, thỉnh thỏang xuất hiện các đốm, vệt (ao, hồ, khu đô thị, …)
− Núi Sam có một vị trí chiến quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là một con đê thiên nhiên ngăn mùa nước lũ
2.2 Chân dung núi Sam
− Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang "thành phố Long Xuyên" khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đen bám trên cánh đồng xanh mênh mông Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều con Sam sinh sống nên được gọi là "Học Lãnh Sơn" nghĩa là núi con Sam
Trang 38− Núi có diện tích khoảng 280 ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú Vào thời nhà Nguyễn, Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
− Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia "Vĩnh Tế Sơn") thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thủy Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ
IV NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIM
1 Giới thiệu nhà máy
Công ty Holcim Việt Nam trước đây là Ximăng Sao Mai – một liên doanh giữa tập đòan Holcim của Thụy Sỹ, tập đòan ximăng hàng đầu thế giới và công ty ximăng Hà Tiên 1, thuộc tổng công ty ximăng Việt Nam, được cấp giấy phép vào tháng 2 năm 1994.Vốn đầu tư của công ty lên đến 441 triệu USD với thời gian họat động là 50 năm Nhà máy chính của công ty được xây dựng tại Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang Những tấn ximăng đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông vào năm 1997 Ximăng sau khi đuợc sản xuất tại Hòn Chông sẽ được bơm xuống tàu và chở về 2 trạm Cát Lái và Thị Vải để phân phối thị trường
Trang 392 Quá trình khai thác và sản xuất
o Tiếp đó bột liệu được di chuyển lên đỉnh tháp nung và rơi trở xuống Trong quá trình rơi, bột liệu gặp dòng khí nóng đi ngược chiều và được gia nhiệt Tại đây, CaCO3 chuyển thành CaO Khi đến đầu lò quay, nhiệt độ của bột liệu đã đạt đến 1000oC Bột liệu đi vào lò quay với công suất 4500 tấn/ngày Tại đây bột liệu đựơc gia nhiệt tiếp tục đến 1450oC, ở nhiệt độ này, các khoáng nóng chảy và tạo thành clinker Clinker ra khỏi lò quay và đươc làm nguội đến nhiệt độ thường
o Clinker sau khi nguội được trữ trong 2cyclo có tổng công suất là 60.000 tấn Trước khi đươc đưa vào hai máy nghiền đứng công suất 130 tấn/giờ mỗi ngày Thạch cao được thêm vào trong quá trình này để sản xuất ra măng Ximăng đươc đóng gói và ra thị trường
Trang 403 Đánh giá tác động hoạt động của nhà máy lên môi trường trong quá trình
khảo sát
Khi tiến hành khảo sát khu vực nhà máy thì thấy cảnh quan nơi đây hoang tàn, xơ xát Hàng cây bên đường gần nhà máy phủ đầy một màu trắng, không khí đầy bụi bặm Tại khu vực núi đá vôi – nơi nhà máy khai thác thì thấy núi
− Sau khi qua đời, Mạc Cửu được nhà Nguyễn truy tặng:
− “Khai trấn thương trụ quốc
− Đại tướng quân Vũ nghi công”
− Sự nghiệp của Mạc Cửu còn nối tiếp đến đời con ông là Mạc Thiên Tích, người đã thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các nổi tiếng với “Hà Tiên thập vịnh” Đáng tiếc là hầu hết những danh thắng được tao đàn xưng tụng đều đã đổi thay, duy chỉ có “Bình San diệp thúy”, nơi an nghỉ của dòng họ Mạc là còn giữ được cái hồn của “Hà Tiên thập vịnh”
2 Giới thiệu chung về Lăng Mạc Cửu
− Khu di tích núi Bình San rộng gần 3 ha, gồm 4 khu trong đó khu 1(nơi đoàn tiến hành khảo sát) gồm 3 địa điểm: đền thờ dòng họ Mạc, lăng tẩm họ Mạc
và chùa Phù Dung