1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long

51 5,2K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 535 KB

Nội dung

Đề xuất những phương pháp khắc phục để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long

Trang 1

Lời nói đầu

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là những vấn đề cấp bách hiện nay, trong đó ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cụ thể Để

có thể giải quyết, xây dựng được những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục đòi hỏi thời gian và nhân lực, công nghệ Dưới góc độ là sinh viên năm thứ ba ngành quản

lý môi trường, nhóm III lớp DH06QM đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu cũng như hiện trạng môi trường đất đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường của vùng đồng bằng Nhóm chú trọng tới hiện trạng môi trường của vùng và cố gắng phân tích, trình bày, trong quá trình thực hiện có sử dụng giáo trình và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và lĩnh vực khác Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của giảng viên môn học.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/10/2008

Nhóm III –Lớp DH06QM

Trang 2

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề:

 Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồnnước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học Ô nhiễm đất không nhữngảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qualương thực, rau quả ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật

Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người,những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triểnlành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng

ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy

Trong tự nhiên, môi trường đất có vai trò như một hệ sinh thái hoàn chỉnh Nhưnghiện tại, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chungđang bị đe dọa bởi các yếu tố ô nhiễm do tích lũy những chất độc qua các mùa vụ vànhững hoạt động khác của con người

II.Ý nghĩa của đề tài:

 Tổng quan về tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long

 Nắm vững kiến thức về ô nhiễm đất và các tác nhân gây ô nhiễm môi trườngđất tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong cả nước

 Đề xuất những phương pháp khắc phục để bảo vệ và nâng cao chất lượng môitrường đất tại đồng bằng sông Cửu Long

Trang 3

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

II.1 Đất:

II.1.1 Khái niệm:

Đất là một vật thể tự nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạtđộng tổng hợp của năm yếu tố hình thành đất bao gồm:

 Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố

Đá là nền móng của đất Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng củađất chiếm tới 95% trọng lượng khô Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát,

đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…

 Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệtquan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùnhữu cơ, tạo nên độ phì cho đất Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đếnhàng tỉ vi sinh vật các loại Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinhdưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử(N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng Bên cạnh

đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và độngvật không xương sống khác tồn tại

 Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thànhđất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá Còn địa hình đóng vai trò táiphân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất Cùng ởmột nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địahình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng

 Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động,mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định

 Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên Qua hoạt độngsống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên

Trang 4

nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ Tác động này có thể là tích cực, phù hợpvới quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi,tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc Hoặctiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mònđất…

II.1.2 Thành phần và cấu trúc, tính chất đất:

Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khuvực Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc, các tính chấtkhác của đất

Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, chất mùn và cácloại sinh vật từ vi sinh vật cho tới côn trùng, giun đất….Thành phần khoáng của đấtbao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ

 Khoáng vô cơ là các khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã, đang bị phân hủy thành cáckhoáng vật thứ sinh

 Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân hủy tạothành

 Chất hữu cơ là xác của động thực vật bị phân hủy do các vi sinh vật có trongđất

Ngoài ba thành phần chính trên, trong đất còn có nước, không khí, các sinh vật,hạt keo đất tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòngtuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng như Nitơ, Photpho…

Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàmlượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất Thành phần hóa học củađất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ vớinhau Sau đó, thành phần hóa học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất,các quá trình hóa, sinh, lý trong đất và tác động của con người

Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất Không khí nằmtrong các khoảng không gian rỗng giữa các hạt đất, nước nằm trong các khoản rỗngcũng như bề mặt hạt đất đã chiếm khoảng một nửa thể tích của đất Cả hai đều đóng

Trang 5

vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống kháctrong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.

II.2 Tài nguyên đất Việt Nam:

II.2.1 Tình hình sử dụng đất:

Lãnh thổ Việt Nam có diện tích tự nhiên phần đất liền khoảng 33 triệu ha, trong

đó khoảng 2/3 thuộc về miền núi và trung du, phần còn lại là đồng bằng châu thổ.Diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất

tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha Diện tích đất tự nhiên của Việt Namđứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng vì dân số đông (85 triệu người, thống kê năm2007) nên trung bình đất theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,1 ha/người, xếp thứ 159

và bằng 1/6 bình quân của thế giới - thuộc loại quốc gia nghèo tài nguyên đất Diệntích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đôthị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng Diện tích đất đã sử dụngtheo các mục đích khác nhau và chưa sử dụng được trình bày dưới đây

Nghìn ha Tổng diện tích Đất đã giao và cho thuê

Trang 6

Đất phi nông nghiệp 3309,1 1390,5

Đất chuyên dùng 1433,5 509,4

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12,9 12,7

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 97,2 81,8

Đất sông suối và mặt nước 1150,3 177,9

Đất phi nông nghiệp khác 3,4 2,8

Bảng 1 Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 01/01/2007)

Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và phong phú về khả năng sử dụng, bao gồm

31 loại và 13 nhóm Riêng ở khu vực miền núi với diện tích gần 25 triệu ha đã có 6nhóm và 13 loại đất Phụ thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên cụ thể của từngvùng, miền mà đất có tại đó có những đặc điểm riêng biệt

Trang 7

II.2.2 Phân loại và đặc điểm của từng loại đất:

Tùy vào từng vùng, từng khu vực mà có những loại đất khác nhau

 Nhóm đất mùn thô trên núi cao: Trên đỉnh các dãy núi cao, khí hậu lạnh có

tính chất của mùa đông ôn đới, các quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm,chất hữu cơ không phân phủy triệt để nên đã hình thành nhóm đất mùn trên núicao Đất này có tầng mỏng lẫn nhiều đá vụn nguyên sinh, trên bề mặt chỉ làmột lớp bùn thô thường có màu đen hoặc màu xám Nhóm đất này cần được sửdụng để phát triển rừng, tạo nguồn sinh thùy tốt cho những vùng đất thấp

 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Từ độ cao 2000m trở xuống đến 900m là

nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi Với điều kiện khí hậu lạnh giá, lại ở địa hìnhcao, dốc, nên nơi nào không còn rừng, đất thường bị xói mòn mạnh Loại đấtnày có phản ứng chua vừa đến chua ít, lượng mùn khá nhưng nghèo lân tổng số

và dễ tiêu

 Nhóm đất đỏ vàng – feralít: Từ độ cao 900m đến vùng thấp 25m là nhóm đất

đỏ vàng feralit Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha,được hình thành trên nhiều loại đá mẹ, phân bố rộng khắp các tỉnh trung du vàmiền núi cả nước Trong nhóm này có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước

ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnhmiền Trung Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao

su và chè

 Nhóm đất phù sa: Ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm đất phù sa được hình

thành do các con sông chuyển tải bồi đắp Nước ta có hai đồng bằng lớn làĐồng bằng sông Hồng khoảng 1,4 triệu ha và Đồng bằng sông Cửu Long,khoảng 4 triệu ha, được hình thành do hoạt động của sông Hồng ở miền Bắc vàsông Cửu Long ở miền Nam; các con sông này chuyển tải các sản phẩm rửatrôi từ thượng nguồn xuống bồi đắp dần Về bản chất thổ nhưỡng, đất phù samang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn và N, P, Kthuộc loại khá Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, thíchhợp với lúa, rau màu và nhiều loại cây trồng khác

Trang 8

 Nhóm đất mặn:   Dọc theo bờ biển có các nhóm đất mặn, khoảng 1 triệu ha;

nhóm đất cát biển, khoảng 500.000ha và nhóm đất phèn, khoảng 2 triệu ha Cácnhóm đất này thường chứa các yếu tố hạn chế đối với cây trồng như hàm lượngmuối cao, nghèo dinh dưỡng và chua, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết sâu

về bản chất đất để cải tạo thì mới sử dụng có hiệu quả Ngoài ra, còn có nhiềunhóm đất khác với diện tích không lớn và phân bố rải rác khắp mọi vùng củađất nước

 Nhóm đất phèn: Đất phèn là một loại hình đặc biệt tập trung chủ yếu ở Đồng

bằng sông Cửu Long, những nơi khác có rất ít nên nhiều người dân ở khu vựcphía Bắc hầu như không biết

 Nhóm đất cát biển: Dọc bờ biển miền Trung có một dải đất đặc biệt về mặt thổ

nhưỡng: dải đất cát ven biển Đây là một loại đất nghèo, "cùng họ" với nhómđất bạc màu Đất cát biển có diện tích khoảng 538.430ha và được hình thành doquá trình phong hoá tại chỗ của trầm tích biển cũ hoặc trên đá mẹ giàu silíc (cátkết, liparít, granít, ) và bị cuốn trôi từ sản phẩm phong hoá của các vùng núilân cận, mà ở miền Trung là dãy Trường Sơn

Đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam thấy rằng, đất Việt Nam phong phú

và đa dạng Do ở trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên đất trồng được nhiều loại cây,một số nơi có thể trồng thêm nhiều vụ Cũng do khí hậu nhiệt đới ẩm mà đất dễ bị xóimòn, mùn trong đất dễ bị khoáng hóa, các chất dinh dưỡng dễ bị hòa tan và rửa trôinhanh nên đất thoái hóa nhanh, khiến cho đất xấu nhiều hơn đất tốt

Tài nguyên đất Việt Nam (đất rừng và đất nông nghiệp) là rất có hạn, vì vậynhững năm gần đây vấn đề khai thác sử dụng cải tạo và bảo vệ đất đã trở thành vấn đềquan tâm lớn, vấn đề chiến lược trong hoàn cảnh thế giới thiếu hụt về lương thực và

sự gia tăng dân số nhanh chóng như hiện nay Do quá trình đô thị hóa và sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường, những vùng đất màu mỡ và tốt nhất trở thành nơi có mật độdân số cao và tốc độ xây dựng nhà ở lớn, kéo theo đó là những vấn đề nan giải cho bàitoán phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội và môi trường

Trang 9

II.3.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long:

II.3.1 Lịch sử hình thành đồng bằng:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tạo ra bởi phù sa sông Cửu Long ítnhất là từ 6000 năm trước đây Con người định cư ở đồng bằng sông Cửu Long từ lâuđời, bắt đầu được biết đến từ thời Phù Nam cách đây khoảng hai ngàn năm qua di chỉ

Óc Eo ở Long Xuyên và Kiên Giang Từ những năm đầu khẩn hoang, khai thácĐBSCL, lưu dân đã biến đất rừng thiên nhiên giữa các sông rạch thành đất định cư vàcanh tác Với vùng đất phì nhiêu, màu mỡ ở đây, đân số lần lần tăng nhanh kéo theo

sự nới rộng đất ruộng canh tác Dân phát triển định cư lấn rừng tràm, vùng nước ngập(wetlands) Trong lịch sử phát triển thì đa số thành phố gần sông và từ đó đến nay pháttriển ra các vùng khác còn hoang sơ

Vào những năm cuối thế kỷ 19, miền Nam còn nhiều rừng rậm, dân cư vẫn cònthưa thớt Các thú vật như hổ, bò tót, nai còn nhiều và hiện diện từ Đồng Nai, GiaĐịnh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu Đến nay đã hình thành một vùng đồng bằng rộng lớn

và trù phú, tạo nên vựa lúa của cả nước

II.3.2 Vị trí địa lý:

ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển(có đường bở biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia vàphía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Namhiện nay ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênhrạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta

II.3.3 Điều kiện tự nhiên:

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diệntích tự nhiên là 4.060.400 ha (khoảng 12 % diện tích Việt Nam), có bờ biển từ Đôngsang Tây dài trên 740 km với hải phận trên biển 360.000 km2 Vùng Đồng bằng sôngCửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần quanhững kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thànhnhững giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình

Trang 10

thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồngcát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng ThápMười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặndày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước và mắm Những thựcvật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xóimòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi nhữngđầm lầy biển được hình thành Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên,trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thànhnhững cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầmtích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địatầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn

Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định vàbắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm Sự hạ thấp mực nước biểndẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một

bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạysong song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác địnhbằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm

Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầmlầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc được thay thế bởi những loàithực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm và những loài thực thực vật hoangdại khác Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biểnkhá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn

Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trìnhhình thành vùng châu thổ Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấpvào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh

vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theohướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ

Trang 11

Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên cóchiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tíchpyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và khônggian vùng Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùngrộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùngđầm lầy biển

Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của nhữngnhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh Ngượclại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểuthị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nướcsông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởinhững vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sôngMekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng

Hình 1 Đồng bằng sông Cửu Long

 Khí hậu:

Trang 12

ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm Một năm có hai

mùa mưa và mùa nắng phân biệt Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng, tương ứng vớichủ yếu thời kỳ gió mùa Tây Nam, mưa lớn xảy ra khi các luồng áp thấp nhiệt đớixuất hiện trên lục địa Châu Á, thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấmdứt vào cuối tháng 11 hằng năm Bảy tháng còn lại trong năm là mùa khô, thời kỳ nàygió mùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùngSiberi - Mông Cổ di chuyển xuống

Lượng mưa trong mùa khô rất ít, chỉ chiếm khoảng 5 - 10% so với tổng lượngmưa trong cả năm.Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 -2.200 mm/năm

 Nguồn nước:

Đồng bằng sông Cửu Long nhận nước ngọt từ dòng sông Mekong và nước mưa

Cả hai nguồn nước này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt, dồi dào vào mùa mưa

và hạn chế khi khô hạn Lượng nước bình quân của sông Mekong chảy qua đồng bằngsông Cửu Long hơn 460 tỉ m3, mang theo hơn 200 triệu tấn phù sa, tạo nên một đồngbằng Sông Cửu Long trù phú và phì nhiêu

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt lớn nhỏ thuận lợicho giao thông thủy và cung cấp nước ngọt quanh năm cho sinh hoạt và sản xuất nôngnghiệp của vùng Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sông Mekong lànguồn cung cấp nước mặt duy nhất Mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm daođộng từ 2400mm ở phía tây đồng bằng đến 1300mm tại vùng đồng bằng trung tâm vàkhoảng 1600mm ở vùng phía đông đồng bằng Cũng vào mùa mưa thường có lũ xảy

ra vào tháng 9, còn gọi là mùa nước nổi, một đặc điểm thú vị của đồng bằng

 Thủy triều ven biển ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận cuối cùng ở lưu vực sông Mekong tiếpgiáp với biển nên chế độ nước ở đây chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều Căn cứ vàođặc điểm hình thành và diễn biến của thủy triều, ta có thể chia vùng biển ĐBSCL ralàm 2 đoạn và lấy mũi Cà Mau làm điểm trung gian:

Trang 13

a Khu vực biển Đông

Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế

độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m,đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m Tuy vậy,triều biển Đông cũng chịu một phần ảnh hưởng triều biển Tây từ vịnh Thái Lan (bánnhật triều không đều) nhất là đoàn càng đi về phía Cà Mau Mỗi ngày có 2 lần triềulên và 2 lần triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau Trong mỗi chu kỳ1/2 tháng, thấy rõ sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường Nước lớn thườngxảy ra vào những ngày mồng 2 đấn mồng 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch Nướckém xảy ra vào thời gian giữa 2 kỳ nước cường (ngày mồng 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21

âm lịch)

Các đặc trưng này xảy ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêngđoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ củathủy triều Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1979) thì biên độ thủy triều ngoài khơi vùngnam biển Đông gia tăng dân khi tiến sát đến thềm lục địa ĐBSCL và giảm dần khisóng triều truyền sâu vào sông Cửu Long Tại vùng biển Tây Nam biển Đông, sóngbán nhật triều được tăng cường về biên độ khi tiến về phía đất liền do cấu trúc địahình, địa mạo của đáy biển ở đây tương đối phức tạp Điều này, ở vịnh Thái Lancũng có ảnh hưởng tương tự nhưng mức độ thấp hơn

b Khu vực phía Tây:

Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km Ở khu vực này chịu chi phối bởi thủytriều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà mau bị ảnhhưởng của thủy triều biển Đông Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông thiênnhiên như sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, và một sốkênh đào Biên độ trung bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2m., trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên

độ song tính chất thủy triều lại có một số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng Ví

dụ như khu vực Rạch Giá là dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều với số ngàytrong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống là chủ yếu (tức chịu ảnh hưởng chế

Trang 14

độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều), từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thìtriều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triềuchiếm ưu thế

Chế độ thủy văn của đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật:

 Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa mang theo phù sa, các sinh vật phù du, ấutrùng

 Nước mặn xâm nhập vào vùng ven biển ở mùa khô

 Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn Thời kỳ đầu mùa mưa từ tháng

5 đến tháng 7, khi phèn từ trong đất xâm nhập vào các kênh, làm hạn chếnguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt

Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn, chỉ chủ yếu phục vụcho mục đích sinh hoạt người dân

II.3.3 Hệ sinh thái:

Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được

3 hệ sinh thái tự nhiên Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường.Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:

a Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn Các rừng này đãtừng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biếnmất dần trên quy mô lớn Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

b Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm):

Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn Hiện nay chỉcòn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở ĐồngTháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa

Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật.Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất

Trang 15

không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phènnặng Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịuđược mặn

Hình 2 Rừng ngập mặn

Hiện nay, rừng tràm chỉ phân bố ít ỏi ở vùng đất than bùn U Minh, ở vùng đấtthan bùn Đồng Tháp Mười và cánh đồng Hà Tiên Những vùng đất ngập nước dướirừng tràm có khả năng giữ nước ngọt quanh năm cung cấp cho sinh hoạt cùa ngườidân và cho khu động vật hoang dã, han chế quá trình phèn hóa và làm giảm tốc độdòng chảy trong lũ , là nơi cư trú cho rất nhiều loài thủy sàn nước ngọt , cung cấp gỗ,củi, cá, mật ong và bảo tồn đa dạng sinh học Tầng than bùn ở vùng rừng Tràm UMinh có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái Trong điều kiện khô như bị thoátnước, than bùn sẽ bị oxi hóa rất nhanh làm cho đất bị phèn hóa và sinh ra các độc tốnhư sắt và nhôm

 c Hệ sinh thái cửa sông:

Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển Chúng chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt Cửa sông duy trìnhững quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, duđẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tíchven biển Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động

Trang 16

nhất trên thế giới Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và docác thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thểphá vỡ hệ sinh thái này.

Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửasông Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độsông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông

Hệ động vật:

Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim,

6 loài lưỡng cư và 260 loài cá Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớnnhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại Đồng bằng sông Cửu Long làmột vùng trú đông quan trọng đối với các loài chim di trú: diệc, cò trắng, vạc, sếu mỏ

đỏ phương đông; đặc biệt là tại khu bảo tồn quốc gia Tràm Chim và vùng rừng UMinh Những vùng ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long còn là nơi cư trú của cácloài bò sát và động vật lưỡng cư Các loài động vật, chim, bò sát, động vật lưỡng cư

và cá là nguồn đánh bắt quan trọng của người dân trong vùng

II.3.4 Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long:

Tổng diện tích đồng bằng sông Cửu Long không kể hải đảo là khoảng 3,96 triệu

ha Trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôitrồng thủy sản (chiếm 65%); trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng nămchiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa trên 90% Đất chuyên canh các loại câyhoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất trồng cây lâu nămchiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng

Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là:

 Đất phù sa:

Diện tích 1.184.857 ha, phân bố ở phần trung tâm của đồng bằng và dọc hai bờsông Tiền và sông Hậu, là lớp phủ trầm tích nước ngọt trẻ nhất ở đồng bằng sông CửuLong Loại đất này được sử dụng triệt để cho sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái,rau, đậu đỗ, v v )

Trang 17

 Đất phèn:

Diện tích 1.600.263 ha, là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và phức tạp nhất ởđồng bằng sông Cửu Long Đất phèn phân bố ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giácLong Xuyên và bán đảo Cà Mau Vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hìnhthành từ trầm tích sét nặng có độ thấm cao, khi bị oxy hóa dễ dàng xuất hiện khoángJarosite ở Tứ giác Long Xuyên đất phèn tương đối đồng đều về nguồn gốc hình thành

và độc tố, ít có những biến động lớn trong cùng một khu vực Đất phèn vùng bán đảo

Cà Mau hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầmtích sông mỏng bên trên, do đó lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặnvào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch

 Nhóm đất mặn : diện tích 744.547 ha, gồm đất mặn do ngập nước thủy triều

mặn hoặc đất mặn do nước ngầm mặn gây nên Đất mặn bị ngập thủy triều thườngmặn quanh năm và bão hòa muối Đất mặn không bị ngập thủy triều thường có độmặn cao nhất về mùa khô, mùa mưa nước mưa đã hòa tan muối và rửa mặn nên độmặn giảm nhiều, có thể cấy lúa một vụ mùa mưa

Bảng 2 Phân loại đất mặn

Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2002

Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có diện tích đất ngập nước 4.939.684

ha, bao gồm diện tích đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển ngập thủy triềudưới 6 mét

Trang 18

Hình 2 Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long

“Đất ngập nước” (wetlands) Theo nghĩa rộng: “Đất ngập nước là những vùng đầmlầy, dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nướctĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà

độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6 mét”

Theo đó ĐNN phải có một trong ba thuộc tính sau:

 Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh

 Nền đất hầu như không bị khô

 Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước bị ngập nước ở mức cạn ởmột số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm

Trong đó, đất ngập nước mặn ven biển có diện tích 1.636.069 ha, phân bố dọc venbiển Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh Thái Lan Theo đặc trưng về thủyvăn có đất ngập nước mặn ven biển-ngập thường xuyên và đất ngập nước mặn venbiển - ngập không thường xuyên

 Đất ngập nước mặn ven biển - ngập thường xuyên có diện tích 879.644 ha,phân bố ở vùng biển nông có độ ngập thủy triều dưới 6 mét

Trang 19

 Đất ngập nước mặn ven biển - ngập không thường xuyên có diện tích 756.425

ha, phân bố ở dải đất liền ven biển Các dạng đất ngập nước chính trong vùngnày là “dạng đất bị ngập nước mặn thường xuyên, không có thực vật”, “dạngđất bị ngập nước mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp” và “dạngđất bị ngập nước mặn không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản”

 Đất ngập nước mặn cửa sông có diện tích 1.052.102 ha, phân bố chủ yếu ởvùng cửa sông Cửu Long thuộc địa bàn các tỉnh Long An, Tiền Giang, BếnTre, Trà Vinh và Sóc Trăng Các dạng đất ngập nước chủ yếu là đất ngập nướcmặn không thường xuyên canh tác nông nghiệp và đất ngập nước mặn khôngthường xuyên nuôi trồng thủy sản

 Đất ngập nước mặn đầm phá có diện tích 2.521 ha theo kết quả khoanh địnhtrên bản đồ đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1:250.000,phân bố ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên) và đầm Thị Tường (Cà Mau) ở vùng venbiển vịnh Thái Lan

 Đất ngập nước ngọt thuộc sông có diện tích 1.963.240 ha, bao phủ vùng đồnglụt rộng lớn ở trung tâm của đồng bằng Dạng đất ngập nước ngọt thuộc sôngngập thường xuyên là các nhánh chính của sông Tiền, sông Hậu, các sông khác

và các dòng kênh, có diện tích 128.139 ha Dạng đất ngập nước ngọt thuộcsông ngập không thường xuyên là các cánh đồng canh tác lúa nước, các vườncây ăn trái và các diện tích canh tác nông nghiệp khác, có diện tích 1.771.381ha

 Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ở đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 56.389

ha, phân bố ở vùng hồ rừng Tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), hồ rừng Tràm UMinh Thượng (tỉnh Kiên Giang) và ở Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh ĐồngTháp)

 Đất ngập nước thuộc đầm có diện tích 229.363 ha, dạng đất ngập nước chủ yếu

là đất ngập nước thuộc đầm ngập không thường xuyên, sử dụng để canh tácnông nghiệp, phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên

 Vai trò của đất ngập nước:

Trang 20

ĐNN là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loạinhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí và nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm Ngoài ra, đấtngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nướcthải, điều hòa vi khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nước ngầm, là nơi trúchân của nhiều loài chim di cư quý hiếm

Hình 3 Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long

II.3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long:

ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương(Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, BếnTre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.Dân số: đến năm 2004 dân số toàn vùng đạt trên 17,076 triệu người, mật độ dânsố: tỷ lệ nữ giới chiếm 51,2%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 18,17% Theothống kê về lao động việc làm, dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường

Trang 21

xuyên năm 2004 trong khu vực I chiếm 60,13%, KV II chiếm 13,11% và KV IIIchiếm 26,76%

(Theo Thống kê Lao động Việc làm 2004- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Đơn vị Diện tích

(km 2 )

Dân số nghìn người

Mật độ dân số (người/km 2 ) Thủ phủ

Khoảng cách với TP HCM (Km)

TP Cần Thơ 1,389 1,127.1 811 TP Cần Thơ 169

Long An 4,993 1,407.1 282 Thị xã Tân An 47

Đồng Tháp 3,238 1,643.7 508 TX Cao Lãnh 143

An Giang 3,406 2,174.7 638 TP Long Xuyên 189

Tiền Giang 2,367 1,684.3 712 TP Mỹ Tho 70

Vĩnh Long 1,475 1,047.2 710 TX Vĩnh Long 135

Bến Tre 2,322 1,345.6 580 TX Bến Tre 85

Kiên Giang 6,269 1,632.8 260 TX Rạch Giá 248

Hậu Giang 1608 776.3 483 TX Vị Thanh 230

Trang 22

(Nguồn: Kinh tế Việt Nam đổi mới, Niên giám thống 2001- Tổng cục Thống kê  ) 

Theo số liệu thống kê, đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có 51 khu và cụm CN với tổng diện tích gần 13.000ha. 12/51 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 153 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 400 triệu USD và 1.335 tỷ đồng, trong đó

có 44 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 109 đầu tư trong nước Tuy phần lớn

là những tỉnh nông nghiệp, nhưng những năm qua, trong tiến trình công nghiệp hiện đại hóa, vai trò của các khu công nghiệp đối với chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày càng rõ nét

hóa-Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng khu vực I và tăng ởkhu vực II và III) Đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Một số kết quả đạtđược trong năm 2004 như sau:

 Tổng giá trị GDP toàn vùng 1994 đạt 81,518 ngàn tỷ đồng; Thu nhập bình quânđầu người đạt 424 USD/năm

 Cơ cấu GDP chuyển biến tích cực: khu vực 1 chiếm 48,1%, khu vực II chiếm21,5% và khu vực III là 30,3%

 Tăng trưởng kinh tế năm 2004 đạt 11,4%, Bình quân giai đoạn 2001-2004 đạttrên 10%

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn vùng đạt 75,554 ngàn tỷ đồng

 Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 2.479,2 triệu USD

 Sản lượng lúa đạt trên 18,5 triệu tấn, sản lượng sây ăn trái đạt gần 3 triệu tấn

 Sản lượng thủy sản đạt 1,6 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi đạt gần 450 ngàntấn, tôm 230 ngàn tấn

Trang 23

CHƯƠNG III: Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG III.1 Những khái niệm có liên quan:

Nếu theo nguồn gốc phát sinh thì có:

 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp

 Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp

Nếu theo tác nhân gây ô nhiễm:

 Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,chất thải sinh hoạt và công nghiệp

 Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…

 Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ

Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ônhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làmsạch của đất

III.1.2 Khả năng tự làm sạch của đất:

Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số

cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ cácchất độc hại cho đất Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:

Trang 24

 Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khảnăng tự làm sạch cao.

 Đất nhiều mùn, nhiều acid humic

 Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thìkhả năng tự làm sạch tốt hơn

 Sự thoát nước và giữ ẩm

 Cấu trúc đất tốt

 Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chấtđộc chất ô nhiễm nhanh chóng

 Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn

Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác (môi trườngnước và không khí) do môi trường đất có các hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỷ lệdiện tích hấp phụ lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trườngkhác không có Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì

sự nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng Khi đó, khả năng lây truyền ô nhiễm từ môitrường đất sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khírất nhanh

III.1.3 Đất tốt và đất xấu

Cùng điều kiện ngoại cảnh như nhau, có đất cây phát triển tốt và có năng suất cao; cóvùng đất cây mọc cằn cỗi, năng suất thấp Chất lượng đất là một chỉ số môi trường,qua đó chúng ta có thể biết được tình trạng chung về các tính chất cũng như quá trìnhtrong đất Một số chỉ tiêu về đất:

 Tính chất hóa học: độ chua, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hàm lượng muối

 Tính chất vật lý: độ rỗng giữa các hạt đất, hạt kết bền trong đất, khả năng giữẩm

 Tính chất sinh học: lượng và loại chất hữu cơ, số lượng và loại hình, chức năngcủa các vi sinh vật; hoạt tính sinh học trong đất và hoạt động của enzym

Trang 25

 Cây trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ.

 Nước: chất lượng nước mặt và nước ngầm

Bảng 4 Đặc tính một số loại đất xấu

(Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2002)

Khảo sát các hộ nông dân nhiều năm canh tác trên một diện tích đất nhất định, họ

đã mô tả về chất lượng đất tốt nếu đất có tầng đất mặt sâu và màu sẫm, đất tơi xốp, dễlàm đất, đất ẩm và phơi nhanh khô, chứa nhiều mùn (chất hữu cơ), ít bị xói mòn và cóthể có nhiều động vật như giun Trong đất, giun chiếm tỉ lệ trọng lượng lớn và sốlượng nhiều nhất Trong quá trình sống giun đào đất và lấy xác bã lá mục, cây mụclàm thức ăn để bài tiết ra lượng mùn tới 50-380 tấn/ha/năm Quá trình này biến cácchất hữu cơ phức tạp thành mùn, trong chất thải của giun có chứa N, K, P làm giàucho đất

III.2 Ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long:

III.2.1 Hiện trạng môi trường chung:

Hiện nay môi trường đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải những thực trạng đáng

lo ngại, đó là:

Chế độ ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp,

An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long kéo dài từ tháng 7 đến

tháng 12 hàng năm Ngập lũ ở ĐBSCL hàng năm đã tác động nhiều mặt đến điều kiện

Ngày đăng: 24/04/2013, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Hiện trạng đất ở ViệtNam năm 2007 - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 1. Hiện trạng đất ở ViệtNam năm 2007 (Trang 6)
Bảng 1. Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007 - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 1. Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007 (Trang 6)
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 11)
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 11)
Hình 2. Rừng ngập mặn - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 2. Rừng ngập mặn (Trang 14)
Hình 2. Rừng ngập mặn - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 2. Rừng ngập mặn (Trang 14)
Hình 2. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 2. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 17)
Bảng 2. Phân loại đất mặn - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2. Phân loại đất mặn (Trang 17)
Hình 2. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 2. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long (Trang 17)
Bảng 2. Phân loại đất mặn - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2. Phân loại đất mặn (Trang 17)
Hình 3. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 3. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long (Trang 19)
Hình 3.  Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 3. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long (Trang 19)
 Cây trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ. - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
y trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ (Trang 24)
Bảng 4. Đặc tính một số loại đất xấu - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4. Đặc tính một số loại đất xấu (Trang 24)
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam (Trang 28)
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao  hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam (Trang 28)
Bảng 5: Dân số ở ĐBSCL từ năm 1995-2006 - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 5 Dân số ở ĐBSCL từ năm 1995-2006 (Trang 32)
Bảng 5 : Dân số ở ĐBSCL từ năm 1995-2006 - tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 5 Dân số ở ĐBSCL từ năm 1995-2006 (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w