1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh bo kẹo cộng hoà dân chủ nhân dân lào

104 249 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn là tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biên giới như: Có nhiều điều kiện thiên nhiên rất phong phú, nhiều d

Trang 1

LUẬN VĂN:

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy

mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế rộng, tính chất phức tạp và trình độ phát triển ngày càng cao Ngày nay, trên thế giới du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hoà bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội

Trong thời gian qua, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và đang thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), bước đầu đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch CHDCND Lào mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu cơ chế và luật lệ quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú… là những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh của ngành và các sản phẩm du lịch thấp Trong những năm tới, xu hướng cạnh tranh ngành sản phẩm du lịch sẽ ngày càng gay gắt, đã và đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn đối với du lịch của CHDCND Lào nói chung, du lịch Bo Kẹo nói riêng

Hiện tại nguồn khách quốc tế do các công ty lữ hành quốc tế lớn chi phối bởi họ có năng lực cạnh tranh mạnh, có khả năng khai thác thị trường trên toàn cầu Những công ty này sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với các công ty lữ hành trong nước, do đó nếu không có những biện pháp kịp thời, ngành du lịch của CHDCND Lào nói chung và du lịch tỉnh Bo Kẹo nói riêng sẽ mất đi những cơ hội phát triển

Tỉnh Bo Kẹo có vị trí nằm trong khu vực "Tam giác vàng", là một tỉnh có địa hình cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại và du lịch,

Trang 3

trên cơ sở liên kết giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và Myanma Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn là tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biên giới như: Có nhiều điều kiện thiên nhiên rất phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, có truyền thống văn hoá các dân tộc, do vậy, nếu khai thác tốt các lợi thế đó, đáp ứng được nhu cầu du khách trong nước và phát triển du lịch quốc tế thì

du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ yếu

Như vậy, phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo không chỉ xuất phát từ thực tiễn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn mà còn là yêu cầu mang tính chiến lược lâu dài nhằm phát triển ngành du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn tiếp theo Với lý do

đó, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân

dân Lào” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở nước CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch kể cả đề tài quốc gia như: Chương trình du lịch Cánh Đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch Vắt Phu, tỉnh Chăm Pa Sắc (Chùa trên đồi), du lịch Năm Tốc Tạt, Khon Pha Phêng (Thac Khon) Công trình nghiên cứu tiêu biểu của tác giả Lào là Hụm Phăn Khưa Pa Sít (2008),

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn

thạc sĩ kinh tế, HVCTHCQG HCM Luận văn đã nêu tình hình phát triển du lịch trong thời gian qua và chiến lược phát triển trong tương lai

Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam khá đồ sộ, trong đó phải kể đến

một số công trình tiêu biểu sau: Luận án của Nguyễn Đức Lợi: Những điều kiện và giải

pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, luận án tiến sỹ,

Hà Nội 1996 Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đưa du lịch thành ngành kinh

tế mũi nhọn, tiềm năng và thực trạng ngành du lịch Việt Nam, tác giả luận án đã nêu định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bùi Thuý Hạnh với luận án Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên

Ba Vì phục vụ mục đích du lịch, luận án tiến sỹ, Hà Nội 1996 Nội dung luận án này tập

trung khai thác các điều kiện tự nhiên sẵn có ở khu vực Ba Vì (Hà Tây cũ) để phát triển du

Trang 4

lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch khám phá

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hạnh: Những đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ

đô Hà Nội phục vụ khai thác hoạt động kinh doanh du lịch, Hà Nội 1997 Luận án đã làm

rõ những vấn đề lý luận chung về tài nguyên du lịch, đánh giá thực trạng những đặc điểm tài nguyên du lịch của Thủ đô Hà Nội và khai thác tài nguyên du lịch phục vụ kinh doanh

du lịch, đế xuất các giải pháp để khai thác tài nguyên du lịch phục vụ kinh doanh du lịch một cách có hiệu quả

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lài (2008) Khai thác tiềm năng du lịch để

phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội lại tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử ở tỉnh Quảng Bình mà theo tác giả, đến nay chưa khai thác hết Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2008) với tiêu đề

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội lại nhìn nhận sự phát triển du lịch địa phương trong bối cảnh tăng cường giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ Theo đó, nhu cầu du lịch ngày càng tăng và chính quyền địa phương cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm

khai thác có hiệu quả xu thế này Luận văn thạc sĩ của Thái Viết Tường (2006): Du lịch

văn hoá ở tỉnh Quảng Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội lại tập trung khai thác mảng văn hoá – thế mạnh của tỉnh Quảng Bình với các di tích

Mỹ Sơn, Hội An, Phong Nha – Kẻ Bàng và bề dày truyền thống văn hoá của mỗi địa

phương trên địa bàn tỉnh Luận văn thạc sĩ của Trần Mạnh Chí (2007) với chủ đề Giải

pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội, Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội tập trung nghiên cứu, định hướng và tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển ngành này theo hướng mở rộng các sản phẩm du lịch, tăng đầu

tư kết cấu hạ tầng du lịch từng bước mở rộng quy mô, lĩnh vực và đóng góp của du lịch vào sự phát triển chung của Thủ đô Luận văn tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận của tác giả Lê

Mai Khanh (2005) với đề tài Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội lại có góc nhìn khá tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu

Trang 5

kinh nghiệm quốc tế, khái quát những thành tựu, hạn chế của du lịch Việt Nam thời gian qua, đánh giá khái quát tiềm năng và triển vọng trong thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống

các giải pháp phù hợp Luận văn của Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với

hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đã khái quát tình hình hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch trong thời gian tới Tác giả Trần Ngọc Tư

(2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa

học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn này đã đề cập đến phát

triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở

tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Riêng về du lịch tỉnh Bo Kẹo, hiện đã có một số bài viết đề cập đến phát triển du lịch, nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của chúng trong giai đoạn hiện nay Hiện tại, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo chưa có công trình nghiên cứu nào dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đề cập đến dưới góc độ quản lý kinh tế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch;

thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch trong thời gian qua tại tỉnh Bo Kẹo, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung

giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của du lịch và phát triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội ở Lào nói chung và ở cấp tỉnh nói riêng

- Rút ra những bài học đối với tỉnh Bo Kẹo qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh của Việt Nam và một số tỉnh của Lào

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh

Bo Kẹo Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo, đặt mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển trên phạm vi vùng, quốc gia

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo

Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2002 - 2008 và phương

hướng, giải pháp đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Cụ thể, đề tài cũng sử dụng các phương pháp như: Phân tích- tổng hợp, thống kê,

so sánh

Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố

6 Đóng góp mới của luận văn

- Khẳng định phát triển du lịch là tất yếu khách quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo

- Chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của phát triển du lịch tỉnh

Bo Kẹo thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới

- Làm tài liệu tham khảo, là cơ sở góp phần xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, các chủ trương biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3

Trang 7

chương, 9 tiết

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các

cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào Định nghĩa này

đã khái quát một cách chung nhất hoạt động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia Mặc dù chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo

Theo Liên Hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official Travel oragnization: IUOTO) Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [6, tr.1]

Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi

họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [6, tr.1]

Trang 9

Quốc hội CHDCND Lào số 10/¦², ngày 9/11/2005, điều 2 nêu: Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, y tế, nghiên cứu giáo dục [31, tr.1]

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến Hội đồng

Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố: Du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử

và nông nghiệp Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch này là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống [6, tr.5]

Du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con

người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn

các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc Thứ hai: du lịch được hiểu là tập

hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch

Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, tác giả

cho rằng Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường

sinh sống định cư, nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm Có thể

định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường

định cư

- Khái niệm hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp

Trang 10

đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Hoạt động du lịch là một tồn tại khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loài người Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương Do vậy, hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của con người [4, tr.5]

Có thể nói, bản chất du lịch và hoạt động du lịch là du ngoạn của con người để được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương đất nước họ, bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá - nghệ thuật, món ăn - thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng - chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử

- văn hoá, danh lam thắng cảnh thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc

- Khái niệm kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông - mua, bán hàng hoá du lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội

“Kinh doanh du lịch và các đơn vị kinh tế có chức năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu thị trường nhằm đạt được lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa” [7, tr.277]

Nói chung kinh doanh du lịch có khả năng thu lợi nhuận cao và thu hồi vốn đầu

tư nhanh hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác Đó là một ưu thế của ngành kinh doanh

du lịch mà nếu được chính quyền của quốc gia đó quan tâm đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế Hiện nay ở nhiều quốc gia có sự phát triển về công nghiệp, thu nhập từ kinh doanh du lịch thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP Hoạt động kinh doanh du lịch còn tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Giao thông vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông, các nghề thủ công, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho nhân dân tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển tốt lên

Kinh doanh du lịch theo điều 63 Luật Du lịch CHDCND Lào gồm các hoạt động sau:

Trang 11

- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch tác động mạnh mẽ đến cán cân thu chi của vùng du lịch, của một đất nước Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước

- Kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu sắc,

có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách quốc tế Góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội [2, tr.10]

Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ

Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên,

mà do Chính phủ một số nước đã quan tâm phát triển du lịch theo hướng phát ngành kinh tế mũi nhọn Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế giới

1.1.2 Đặc điểm của du lịch

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay Đồng thời các hình thức du lịch với mục đích khác đó

là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hoá, du lịch thăm viếng di tích, du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát… ngày càng

đa dạng, nội dung của hoạt động phát triển du lịch ngày càng phong phú [21, tr.46]

- Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá tinh thần

Trang 12

Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng, địa phương đó Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh

em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây

Khác với các ngành kinh doanh có hàng hoá là những vật phẩm cụ thể, người tiêu dùng muốn mua chỉ cần trực tiếp đến lựa chọn tại các cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ, sau khi ưng ý có thể giao nhận bên mua và bên bán còn việc giao nhận của ngành du lịch là hết sức đặc biệt Hàng hoá của ngành du lịch (lữ hành) là các chương trình du lịch, người mua

là khách phải di chuyển theo chương trình đã mua và thông qua chuyến hành trình du lịch trên thực tế thì mới hoàn thành việc “giao nhận” Hoàn thành trách nhiệm của người bán

và người mua Đặc biệt tính đặc thù của hàng hoá đó là chất lượng công việc của người hướng dẫn, nó phụ thuộc vào trình độ, năng lực, hành nghề của hướng dẫn viên

Du lịch đem lại văn hoá, tinh thần cho khách hàng (du khách) Thông qua việc giới thiệu nét văn hoá đặc trưng khác biệt của đất nước, địa phương cho khách tham quan làm cho họ hiểu phần nào về giá trị văn hoá tinh thần, bản sắc riêng của dân tộc Từ đó, đem lại món ăn tinh thần cho du khách, mà sản phẩm du lịch là món ăn cho du khách thưởng thức

Trước đây, một số người cho rằng văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế Bởi vì,

họ quan niệm rằng, văn hoá là lĩnh vực không sinh lợi Sự phát triển, tăng trưởng của hàng loạt các nước trên thế giới đã khiến mọi người phải nhận thức lại vai trò của văn hoá Năm

1988, Tổ chức Giáo dục văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập

kỷ thế giới phát triển văn hoá nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau”

Trang 13

“Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế, mà tách rời môi trường văn hoá thì sẽ xẩy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá và khả năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”[15]

Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển

“Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng của văn hoá, văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế Phát triển trên cơ sở hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động có hiệu quả và vững chắc nhất”[15]

Ngày 09 tháng 12 năm 1986, Liên hệp quốc (LHQ) thông qua nghị quyết tuyên bố thập kỷ 1988 – 1997 là: "Thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hoá” Kêu gọi các quốc gia, các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới thừa nhận vị trí quan trọng của văn hoá trong phát triển Điều đó càng chứng minh rằng, văn hoá là món ăn tinh thần, là tất yếu không thể thiếu để phát triển du lịch Có như vậy, văn hoá thực sự là món ăn tinh thần trong mỗi du khách

- Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán

Điều kiện tự nhiên, khí hậu do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, lãnh thổ du lịch, một thiên nhiên thân thiện ít bị tàn phá của con người, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển du lịch Một vùng du lịch được thiên nhiên ban tặng có một khí hậu mát mẻ, bốn mùa trong xanh, một bầu không khí trong lành, hoang sơ, sông nước hiền hoà, không bị ô nhiễm sẽ mang lại sự yêu mến của khách du lịch, khách đến một lần và lại muốn có một ngày được quay lại với môi trường thân thiện Du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán riêng của vùng miền mà họ đến: phong tục tập quán của các bộ tộc như văn hoá cồng chiêng, múa sạp, ném còn… Ngày nay, phần lớn khách phương Tây cũng như các nước châu Âu rất thích du lịch thiên nhiên, họ muốn khám phá và tìm hiểu cái hoang sơ, sơ khai do thiên nhiên ban tặng

Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày Mọi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có sự ảnh hưởng lẫn nhau Phong tục tập quán có hai loại: Mỹ tục là những

Trang 14

tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [23]

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán

và văn hoá dân tộc, di tích lịch sử văn hoá, các món ăn, các loại hình nghệ thuật, lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ đến ngày nay Những nguồn lực ấy được phân loại theo chiều thời gian lịch sử, những văn hoá cổ được khôi phục lại lưu truyền và phát huy những văn hoá cổ đại, trung đại, cận đại Chẳng hạn, nền văn minh

Ai Cập cổ đại với kim tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội, phong tục rước dâu, hay phong tục trước khi đi lấy vợ chú rể phải về nhà cô dâu ngủ trước vài tháng như dân tộc Thái của Việt Nam

Trong phát triển du lịch, trình độ văn hoá của người dân là nhân tố quan trọng góp phần vào phát triển du lịch, con người thân thiện, hiền hoà, truyền bá những điều tốt đẹp của đất nước, con người là điểm đến cho những người thân quen có thể tạo được làn sóng

du lịch mới Phần lớn những khách thăm quan và đều là người có trình độ văn hoá, nhất là người đi du lịch nước ngoài Người có trình độ văn hoá cao, đòi hỏi đi du lịch càng lớn, chất lượng du lịch là một phần quan trọng, họ muốn khám phá những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến

Du lịch gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn, tham quan bao gồm: sông, núi, hang động, thác, rừng, chim thú quý hiếm, hoa thơm, cỏ lạ Tóm lại,

có thể chia ra ba nhóm chủ lực là: tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu

và tài nguyên du lịch sinh vật cụ thể do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đường sông, đường bộ, đường hàng không là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch Quốc gia nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có nhiều tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan

Các điều kiện về tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch Một

Trang 15

quốc gia, một vùng có nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội phát triển cao, song nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển du lịch được Tiềm năng về du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên những cái mà thiên nhiên ban tặng cho một số vùng và một số nước nhất định hay do con người tạo ra Vì vậy, chúng ta chia tài nguyên du lịch làm hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn [6, tr.86]

Về địa hình: ở một số nơi thường có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi

đó Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo Thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch

Về khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích Nhiều

cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch [6, tr.87]

Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng Đối với một nước nhiệt đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi (xuân, hạ, thu, đông) Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch, thoáng mát, loại trừ ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét

- Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố

Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, trong đó

có các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, anh ninh, chính trị ổn định…; yếu tố chủ yếu, trực tiếp bao gồm: phong cách phục vụ của các tour lữ hành, văn hoá các điểm đến, các danh lam thắng cảnh, sự thân thiện của địa phương nơi khách đến, những sản phẩm lưu niệm, những sản phẩm của các làng nghề, văn hoá cổ, những ngôi làng cổ, cái quan trọng hơn cả là sự thân thiện, mến khách, sự lôi cuốn thu hút du khách quay trở lại…Cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, tất cả những thứ đó

làm cho sản phẩm du lịch trở nên phong phú, đa dạng

1.1.3 Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lào

Trang 16

- Về mặt kinh tế

Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng, tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ kinh tế khác Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho kinh tế -

xã hội Theo tính toán của WTTC, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới Hàng năm ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu [26]

Thực tế cho thấy hoạt động du lịch nó tác động rất mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng du lịch và của một đất nước Nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịchh quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng Chẳng hạn ở Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về du lịch quốc tế: Năm

1990, ngành du lịch nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ USD, đến năm 2002 là 80,7 Tỷ USD Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu được 28,4 tỷ USD, năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD Ở Pháp năm 1996 thu được 28,2 tỷ USD, đến năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD [2, tr.11]

Hiện nay du lịch được coi là một thị trường vừa rộng, vừa lớn với nhu cầu du lịch rất đa dạng và khả năng thanh toán của khách hàng khá cao, vừa mang tính đặc thù Thị trường

du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ, thị trường lại hoàn toàn có khả năng “xuất khẩu tại chỗ”, nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá mang tính chất đặc trưng của dân tộc phân bố rải rác khắp mọi miền của đất nước như các món ăn dân tộc, đồ lưu niệm (hàng thủ công mỹ nghệ ) Hàng hoá này thường có giá trị sử dụng không đáng kể đối với thị trường nội địa nhưng lại có giá trị cao, thuận lợi lớn do thoả mãn được sở thích hay thị hiếu nào đó của du khách nước ngoài Mặt khác, có rất nhiều loại hàng hoá phục vụ du khách không thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì có thể bán với giá cả cao, thu lợi

Trang 17

- Về mặt xã hội

Du lịch phát triển sẽ góp phần tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm thất nghiệp đáng kể, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng cao mức sống của người dân Đối với nhiều người, du lịch nhìn nhận như một ngành kinh doanh sinh lợi cao Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trao đổi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngôn ngữ giao tiếp văn hoá, lịch sử

Du lịch làm cho con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới,

mở mang kiến thức Hoạt động du lịch là một yếu tố đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội tạo việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nhất hiện nay

Du lịch phát triển, tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, thông qua đó góp phần quan trọng nâng cao dân trí Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức, nhưng thường có hiệu quả cao

Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp và rộng rãi với du khách trong nước và ngoài nước,

Trang 18

và tốt đẹp hơn

Tuy nhiên, hạn chế đầu tiên về mặt xã hội khi phát triển du lịch có thể làm phát sinh

và gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, ma tuý Thậm chí, ở một số nước còn tổ chức nhà chứa phục vụ khách Nguy hiểm hơn, giờ đây còn xuất hiện ngày càng gia tăng nhiều tội phạm về giết người, con cái hư hỏng, đua đòi học theo những thói hư thật xấu, ăn chơi xa đoạ, tha hoá nhân phẩm, nhất là phụ nữ, không đúng với phong tục tập quán của con người Á Châu, dịch vụ karaoke xuất hiện không tuân thủ theo các quy định của Nhà nước… Đây là một số vấn đề biểu hiện xấu của xã hội ngày nay

Ngoài ra, một số kẻ xấu lợi dụng đi du lịch để tuyên truyền phản động chống đối Nhà nước, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy, buôn bán hàng quốc cấm là những mặt trái tác động tiêu cực đối với nền văn hoá xã hội đất nước

1.2 NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 1.2.1 Lựa chọn tầm nhìn phát triển du lịch

Bất cứ một ngành nào, để phát triển, thì điều quan trọng đầu tiên là tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành nghề đó Ngành du lịch cũng không ngoại trừ Chính phủ phải có định hướng, coi du lịch là một ngành nghề kinh tế mũi

Trang 19

nhọn Nhà nước phải có những chính sách đầu tư thoả đáng, có tầm nhìn xa trông rộng,

có định hướng phát triển lâu dài, bền vững, tập trung khai thác vào những loại hình du lịch có thế mạnh sẵn có Nhà nước phải có chính sách mở cửa, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các tập thể cá nhân có tiềm năng đầu tư phát triển du lịch

Vai trò của Chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển du lịch là chức năng quản lý nhà nước về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch Việc quản lý đó thông qua các công cụ quản lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch Quản lý nhà nước về du lịch phát triển theo định hướng chung

là thực hiện chức năng của quản lý nhà nước về du lịch: sự khác biệt của quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng các công

cụ khác nhau (công cụ pháp luật là chính) Nằm trong cơ cấu của bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động theo nguyên tắc của bộ máy nhà nước Các nguyên tắc đó xuất phát từ việc nhà nước nắm quyền lực chính trị, thông qua quyền lực chính trị nhà nước nắm vào bảo toàn quyền lực kinh tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân địch chức năng quản lý nhà nước về kinh

tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Nằm trong hệ thống quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được trao những thẩm quyển nhất định, chủ yếu là những thẩm quyền chuyên môn, hoạt động theo các nguyên tắc nêu trên Nằm trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước giao cho với những nhiệm vụ mà hệ thống kinh doanh du lịch đặt ra Chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chính là chức năng quản lý nhà nước về du lịch Song, chức năng của từng bộ phận, chẳng hạn chức năng của Tổng cục Du lịch, chức năng của Uỷ ban Hợp tác và đầu tư là một bộ phận của chức năng quản lý nhà nước về du lịch

Trên cơ sở tầm nhìn cho phát triển du lịch theo từng giai đoạn khác nhau, các cơ

Trang 20

quan quản lý nhà nước hiện thực hóa tầm nhìn bằng các biện pháp quản lý cụ thể Với tầm nhìn về phát triển du lịch, Nhà nước sẽ xác định chức năng quản lý của mình đối với phát triển du lịch theo thời gian, dựa trên những chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước như:

- Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch và xây dựng một cơ chế có hiệu lực để đưa chính sách và thể chế quản lý vào hoạt động kinh doanh du lịch

- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, các quy chế, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quy phạm trong hoạt động du lịch

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền quảng cáo du lịch, tăng cường ứng dụng khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch đang là những

yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch, thúc đẩy du lịch CHDCND Lào theo định hướng chung của đất nước, hạn chế và xoá

bỏ các hiện tượng không lành mạnh, mặt trái của du lịch mà nhiều nước đã mắc phải qua

hoạt động du lịch (mại dâm, văn hoá, đồi trụy, nghiện hút )

1.2.2 Đầu tư kết cấu hạ tầng

Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng như đường xá, các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, sân bay, phương tiện vận tải…

Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, đây là một nguồn lực, là điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, ngược lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch Đầu

tư cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ăn, chốn

ở, hệ thống giao thông, phương tiện đi lại cho khách du lịch Đây là những dịch vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu của con người (ăn, ngủ nghỉ, đi lại), khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của các sản phẩm du lịch Đầu tư vào cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và dịch vụ ăn uống bao gồm các phương

Trang 21

tiện vật chất, tham gia vào việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và giải trí của du khách như: các phòng ăn uống, nhà kho, nhà bếp các trang thiết bị tiện nghi phục vụ du khách

- Đầu tư vào mạng lưới bán hàng: đây là một trong các cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch quan trọng nhất để tạo được thu nhập cho địa phương và đáp ứng nhu cầu của khách

du lịch về mua sắm, bằng việc bán các hàng hoá đặc trưng của địa phương mình, của đất nước mình, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai phần: Một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu; phần khác thuộc về thương nghiệp địa phương, với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồng thời càng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách du lịch

- Đầu tư vào cơ sở thể thao: là bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có tác

dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách Các cơ sở thể thao bao gồm các công trình thể thao, phòng thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân quần vợt, sân bóng đá, sân golf, trường đua ngựa Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời cơ sở vật chất của

du lịch Chúng làm phong phú và đa dạng các loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, làm tăng hiệu quả sử dụng khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ

- Đầu tư về y tế: nhằm mục đích phục vụ du khách chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ

sung tại điểm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: Các trung tâm chữa bệnh (nước khoáng, ánh nắng mặt trời, xông hơi nóng, mát xa tăm bùn, tắm suối nước nóng, các món ăn kiêng), các phòng y tế khác…

- Đầu tư vào công trình phục vụ văn hoá thông tin: bao gồm các trung tâm văn hoá

thông tin, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng đọc sách hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hoá trang, đêm ca nhạc, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch cùng nghề, chiếu phim, xem kịch, tham quan bảo tàng

- Đầu tư giao thông vận tải bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường sông

Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một

Trang 22

vùng, một địa phương, một đất nước

- Đầu tư vào cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác chủ yếu gồm: các công

trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc tiêu dùng các dịch vụ

và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên Hệ thống này bao gồm các khu vực: giặt là, hiệu cắt tóc, vật lý trị liệu, bể bơi, sân tenis, trạm xăng dầu, cơ sở y tế, xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, phòng rửa phim ảnh, gội đầu, cửa hiệu sửa chữa thiết bị liên lạc, bưu điện, phòng sao chép Cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này thường gắn liền với các cơ sở lưu trú Quy mô của hệ thống này phụ thuộc vào quy mô của bộ phận lưu trú Ngoài ra, việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần đắc lực vào thực hiện giao lưu các vùng và các khu vực các nước

Bên cạnh đó, điều cần thiết nhất là sự an toàn cho du khách: một đất nước có một

hệ thống chính trị bất ổn, có xung đột sắc tộc, hay có khủng bố mất an ninh chính trị cũng

là yếu tố bất an cho mỗi du khách

1.2.3 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch

Thực hiện đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển

du lịch: văn hoá, thiên nhiên, lịch sử, Tổng cục Du lịch kết hợp với cơ quan, bộ ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển du lịch Đây là một trong những nội dung quản lý nhà nước có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên dịa bàn của chính quyền cấp tỉnh, giúp cho các thành phần kinh tế an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh

là lợi nhuận Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương vừa qua cho thấy điều đó Nhất là, các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, các khu, điểm

du lịch hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…Vì thế, chính quyền cấp tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng kịp thời các chiến lược phát triển du lịch của địa phương, các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược phát triển

du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước Đáp ứng yêu cầu của quá

Trang 23

trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

* Chiến lược phát triển du lịch Chiến lược du lịch quy định xu hướng, quy

hoạch, chính sách và mục đích chung của việc phát triển, khuyến khích du lịch thích hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, làm cho ngành du lịch tăng trưởng, phát triển bền vững, trở thành một ngành công nghiệp không khói thu lợi nhuận vào ngân sách quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước

Chiến lược du lịch còn là cơ sở để lập kế hoạch hoạt động về mọi mặt trong thời gian ngắn để quản lý và phát triển du lịch riêng của từng khu vực, việc đề ra kế hoạch phát triển du lịch, quản lý kinh doanh du lịch, tuyên truyền du lịch và thị trường du lịch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, hợp tác quốc tế, hợp tác với các ngành các cơ quan

có thể sẽ lớn hơn nhiều những gì mà du lịch đã đem lại

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể cần phải có quy hoạch tổng thể phải có chiến lược phát triển bền vững và lâu dài Theo quan điểm của lý thuyết marketting về chu kỳ sống của sản phẩm thì bất cứ một điểm đến

du lịch nào cũng đều trải qua 4 giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của mình (hình

thành, phát triển, bão hoà và suy thoái) Điều đó cho rằng mọi điểm đến du lịch sẽ có xu

hướng phát triển tăng lên hoặc giảm xuống Sự thay đổi đó phần lớn phụ thuộc từ phía người tiêu dùng - khách du lịch Như vậy, mỗi điểm đến từ khi được hình thành đã có

Trang 24

những mầm mống tiềm ẩn để tự tiêu huỷ chính mình Nên để đạt được những lợi ích lâu dài các điểm đến phải tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của nó Điều đó có nghĩa là phải được dự báo trước những thay đổi để có thể hành động đối phó lại những thay đổi đó Như trên đã phân tích thì đó chính là nội dung của quy hoạch

Như chúng ta đã biết, du lịch là một lĩnh vực có tính liên ngành Trong sự phát triển của mỗi điểm đến du lịch đều có sự tác động qua lại giữa du lịch và một số lĩnh vực khác của nền kinh tế và xã hội Để điểm đến du lịch có thể phát triển hiệu quả, bền vững cần phải có phương án ngăn ngừa những vấn đề tiêu cực có thể phát sinh

Ngành du lịch nếu so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, du lịch vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ ở nhiều quốc gia, trong đó ở CHDCND Lào Mặc dù có định hướng phát triển du lịch, nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm về quản lý, tổ chức và phát triển du lịch như nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển

Quy hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia và vùng mang lại những lợi ích đặc trưng quan trọng sau:

-Thiết lập được các mục tiêu và những chính sách nhằm tìm ra những giải pháp để đạt được mục tiêu

- Phát triển du lịch đồng thời với việc khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn cho hiện tại cũng như trong tương lai

- Tạo sự thống nhất trong phát triển du lịch một vùng và thiết lập các mối liên kết giữa du lịch và các ngành kinh tế khác

-Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định về phát triển du lịch

- Tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động du lịch trên địa bàn: sự tác động hỗ trợ giữa các điểm du lịch, các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch

- Tối ưu và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội mà ngành du lịch đóng góp cho xã hội, đồng thời giảm thiểu các tác hại mà hoạt động du lịch

Trang 25

các điểm du lịch đã được xác định

- Tạo khuôn khổ cho việc thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cũng như đặt nền tảng cho việc quản lý thường xuyên hoạt động du lịch thông qua việc cung cấp các khung pháp lý và hệ thống tổ chức cần thiết

- Tạo khuôn khổ cho việc phối kết hợp có hiệu quả các nỗ lực nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư phát triển du lịch

- Tạo cơ sở để kiểm soát thường xuyên và duy trì định hướng phát triển du lịch

Công tác quy hoạch phát triển du lịch có tầm quan trọng bao nhiêu thì việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch sẽ có hậu quả nhiều bấy nhiêu, nếu không có một qui hoạch tổng thể sẽ xẩy ra hiện tượng mạng lưới du lịch không thống nhất dẫn đến những điểm đến

có thể là bị cục bộ, hay có thể thưa thớt gây sự nhàm chán cho du khách Ngoài những tác động tiêu cực dễ nhận thấy đối với môi trường tự nhiên, những hậu quả còn có biểu hiện ở nhiều mặt khác cho địa bàn phát triển du lịch

- Nhà nước có chính sách phát triển, tôn tạo, bảo vệ, trùng tu, duy tu các điểm du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, bảo vệ tài nguyên du lịch khác…

- Quản lý du lịch thông qua việc, tôn tạo bảo vệ và phát triển du lịch văn hoá, lịch

sử, thiên nhiên, sinh thái cộng đồng, coi du lịch là một bộ phận không thể nằm ngoài ngành kinh tế quốc dân để phát triển thúc đẩy sản xuất, tăng cường xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm, tạo doanh thu và cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc Nhà nước và xã hội thúc đẩy tuyên truyền các ngày lễ, lễ hội các dân tộc về phong tục tập quán, văn hoá văn nghệ, truyền thống anh hùng tốt đẹp của nhân dân để thúc đẩy du lịch trong nước và thu hút

Trang 26

khách nước ngoài vào tham quan nghỉ mát, giải trí, buôn bán, giao lưu [31]

- Tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp kể cả đảm bảo sự an toàn cho du khách đến CHDCND Lào nói chung và đến tỉnh Bo Kẹo nói riêng, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi

và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cả trong nước và tổ chức nước ngoài đến tham quan hay đầu tư vào phát triển du lịch

- Xây dựng chính sách phát triển những khả năng có sẵn của địa phương như du lịch khám phá, du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch vùng miền, du lịch thám hiểm…Tạo một phong cách lạ đặc trưng

Ngoài ra, Nhà nước có chính sách đào tạo cán bộ lữ hành thật sự chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, phong cách phục vụ tận tình

- Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch

Những năm qua du lịch đã được sự quan tâm của chính quyền của tỉnh, cụ thể Đại hội III của Đảng uỷ tỉnh Bo Kẹo

Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh, để đón nhận khách trong nước và nước ngoài vào tham quan: thiên nhiên, văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc, củng cố cải thiện ngành dịch vụ du lịch ngày càng tốt lên để có thể thu hút du khách ngày càng nhiều hơn [30, tr.39]

Để cho khách du lịch trong nước nhận biết được xu hướng phát triển du lịch sẽ thúc đẩy du lịch trong nước càng ngày đi lên, đưa thu nhập đến với địa phương, giảm du lịch nước ngoài, thu ngoại tệ cho đất nước

Làm cho khách quốc tế biết đến nước CHDCND Lào là điểm đến của du lịch và quyết định đến du lịch ở Lào nhiều hơn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo của nhân dân

Về quảng bá và thúc đẩy phát triển du lịch là một vấn đề rất quan trọng của chiến lược phát triển Nội dung tuyên truyền, quảng bá và phát triển du lịch bao gồm:

- Tuyên truyền thông qua việc xây dựng trung tâm thông tin du lịch Lào ở Tổng cục

Du lịch quốc gia, xây dựng nội dung trang Website quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, những địa chỉ, những điểm đến để không những du khách trong nước biết đến mà còn cả du khách nước ngoài, thông qua trang website trên họ biết được những địa chỉ,

Trang 27

những điểm đến thông qua trang quảng cao trên vụ internet

- Quảng bá qua trung tâm du lịch miền: miền Bắc ở Luang Pra Bang, miền trung ở

Sa Văn Na Khết và miền Nam ở Pác Sê Có thể xây dựng ở các thành phố lớn các ki ốt ở các điểm quan trọng để dịch vụ thông tin cho du khách và phối hợp với các Sở văn hoá thông tin để phát (bán) báo, tạp chí

- Tuyên truyền bằng cách sản xuất in các vật liệu quảng cáo khác như: bản đồ, sách hướng dẫn, tờ gấp, poster, biển quảng cáo, VCD (phim tư liệu), đồ lưu niệm của Tổng cục

Du lịch quốc gia, bưu thiếp, bưu phẩm, thiếp chúc mừng Đó là những sản phẩm sử dụng trong hội triển lãm du lịch, phát cho khách du lịch và người những người quan tâm đến du lịch

- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí du lịch

- Tổ chức những ngày hội phong tục tập quán để thu hút khách du lịch thành 3 cấp: trung ương, tỉnh và huyện

- Phát miễn phí những bản đồ du lịch, bản đồ quần thể du lịch để khách có thể biết được những điểm nổi bật mình có thể đến và nên đến

- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp Đây là một trong những kênh quảng bá hữu hiệu nhất bởi họ là người trực tiếp truyền thông tin trực tiếp đến với các du khách Để du khách có một thông tin hay, chính xác thì đòi hỏi các tour (các công

ty lữ hành) phải có đội ngũ hướng dẫn giỏi về chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền bá Người hướng dẫn phải hiểu được phong tục tập quán của địa phương mà đưa du khách đến đem lại cho du khách cái giá trị vô hình, cũng như những giá trị hữu hình cho

du khách để biến những du khách họ vừa là khách thăm quan du lịch, nhưng họ cũng là những người quảng bá hình ảnh, con người mà họ đã thăm quan

- Kiểm tra, giám sát

Du lịch phát triển nhanh sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hoá của đất nước, của địa phương Trước hết, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra,

Trang 28

giám sát đối với phát triển du lịch để phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực có thể xẩy ra, thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác, phát triển, các khu, điểm du lịch trên địa bàn thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, đồng thời cần xử

lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận tránh tình trạng đã nêu ở trên

1.2.4 Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch

Có thể có nhiều cách phân loại yếu tố tác động, tùy thuộc cách tiếp cận nghiên cứu Trong phạm vi khung khổ phân tích cho một địa phương, các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bao gồm:

Một, tài nguyên du lịch và thời tiết, khí hậu

Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, các công trình do con người xây dựng (vật thể và phi vật thể), các sản phẩm văn hoá, nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tham quan Như vậy, tài nguyên

du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá, nhân văn đã, đang hoặc chưa được khai thác

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm những công trình được hình thành dưới sự kiến tạo của tự nhiên, con người có thể khai thác nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách Các sản phẩm của tự nhiên mà con người có thể khai thác bao gồm các yếu tố địa hình, địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên

Tài nguyên du lịch nhân văn: Là những sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển, bao gồm các yếu tố truyền thống, văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, các công trình kiến trúc, khảo cổ và các di sản văn hoá phi vật thể khác (điệu hát, trang phục…) có thể được sử dụng để phục vụ con người Như vậy, trong quá trình phát triển, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia xây dựng được những công trình vật thể và những giá trị phi vật thể nhất định Tuy nhiên, chỉ những công trình vật thể, những giá trị vô hình có sức thu hút du khách, thoả mãn nhu cầu của người đi thăm quan,

du lịch, được đưa vào khai thác nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội mới được xem là tài

Trang 29

nguyên du lịch Mỗi quốc gia, mỗi địa phương thường có những di tích văn hoá, lịch sử đặc sắc, độc đáo hoặc những giá trị vô hình hấp dẫn – là tài nguyên quan trọng trong các chương trình phát triển du lịch của mỗi địa phương, của quốc gia

Thời tiết, khí hậu có tác động mạnh đến phát triển du lịch Hoạt động kinh doanh

du lịch chịu tác động rất lớn của thời tiết, khí hậu và mang tính mùa vụ cao Nếu nơi ở của

du khách có các điều kiện tự nhiên bất lợi như khí hậu lạnh, ẩm, ít nắng, địa hình đơn điệu, động thực vật không phong phú sẽ khó thu hút được lượng du khách quy mô lớn Những nơi có khí hậu ấm áp, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có hệ thực vật quý hiếm hoặc những bãi biển đẹp là những nơi hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cần thiết để phát triển du lịch

Tính mùa vụ xuất phát từ cả đặc điểm của các sản phẩm du lịch và nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong các kỳ nghỉ như nghỉ hè, tết, các ngày lễ Tính mùa vụ phụ thuộc vào thời tiết khí hậu biểu hiện rõ nhất là ở hình thức du lịch biển tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, điển hình là khu vực bắc trung bộ của Việt Nam

Hai, giá của sản phẩm

Dù sản phẩm du lịch có hấp dẫn đến mấy nhưng nếu giá quá cao thì sẽ có ít người lựa chọn Yếu tố giá cả ảnh hưởng một cách trực tiếp đến phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay,

sự tác động của yếu tố giá cả du lịch tới sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương càng được thể hiện rõ

Trên thị trường du lịch, khối lượng hàng hoá và dịch vụ du lịch được cung ứng trong khoảng thời gian xác định, cung tăng lên khi giá cả của nó tăng lên và ngược lại Quy luật lợi nhuận thúc đẩy cung trên thị trường, chi phối và điều tiết thị trường du lịch Khi các yếu tố cấu thành giá đầu vào của sản phẩm du lịch không đổi, do giá của mỗi sản phẩm du lịch tăng, các đơn vị cung ứng sẽ thu thêm được nhiều lợi nhuận và do đó, cung trên thị trường tăng lên Từ phía cầu, giá của sản phẩm du lịch giảm sẽ làm cầu du lịch tăng lên và ngược lại theo luật cầu.Thông thường sự hình thành cầu và khối lượng cầu tỷ lệ nghịch với sự biến đổi của giá cả Nếu giá cả hàng hoá tăng lên thì khối lượng cầu trong du lịch giảm xuống Đối với sản phẩm du lịch, nơi nào giá cả hàng hoá du lịch thấp, thì cầu du

Trang 30

lịch nơi đó sẽ tăng lên Tuy nhiên, sự tác động này không hoàn toàn đúng với mọi sản phẩm du lịch, chẳng hạn loại hình du lịch chữa bệnh

Ba, sự đa dạng và hấp dẫn của các sản phẩm du lịch

Các gói sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách, là yếu tố tác động quan trọng đến phát triển du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết

để phục vụ du khách Trên cơ sở tài nguyên du lịch, các tổ chức, cá nhân làm du lịch có thể phân chia thành nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách

Sản phẩm du lịch được tiêu dùng tại chỗ, trong quá trình thực hiện cuộc hành trình Trong trường hợp sản phẩm du lịch mang tính chất sản xuất (ca hát, lễ hội…) thì việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một thời điểm Đặc điểm này đòi hỏi người cung ứng sản phẩm cần chuẩn bị kỹ lưỡng bởi nếu sản phẩm không hoàn hảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín, đến lượng khách trong tương lai vì tính chất khó sửa chữa, đền bù hay hoàn trả của sản phẩm

Do sản phẩm du lịch được tiêu dùng trong quá trình thực hiện cuộc hành trình nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ có thể diễn ra sau khi đã tiêu dùng sản phẩm đó Đặc điểm này của sản phẩm du lịch cho một gợi ý quan trọng đối với các nhà quản lý của quốc gia, địa phương và điểm đến là phải liên tục hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời đây là kênh quảng bá hiệu quả nhằm thu hút các du khách tiềm năng

Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch có ý nghĩa quan trọng bởi nếu sản phẩm du lịch nghèo nàn, sơ sài, dựa trên yếu tố thiên nhiên thuần tuý hoặc các giá trị vật thể, phi vật thể đơn thuần sẽ khó hấp dẫn du khách, nhất là việc tiếp tục tiêu dùng của chính du khách đó trong tương lai

Bốn, kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch và sự an toàn của điểm đến

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm hạ tầng giao thông và điểm đến của du khách (nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu thể thao, các dịch vụ gia tăng khác như chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp…) Có thể nói, hạ tầng kỹ thuật là cầu nối giữa du khách với các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện để biến tài nguyên du lịch của một vùng, một địa phương nhất

Trang 31

định thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ du khách

Yếu tố hạ tầng kỹ thuật có tác động mạnh đến phát triển du lịch của mỗi địa phương cũng như một quốc gia Nếu giao thông quá khó khăn, hạ tầng điểm đến không đảm bảo yêu cầu nhất định sẽ rất khó thu hút được khách du lịch

Trong những yếu tố cấu thành kết cấu hạ tầng, hệ thống mạng lưới giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cấu nối cho du khách tiếp cận được với các điểm du lịch Có nhiều loại hình giao thông cho du lịch như giao thông vận chuyển hành khách, giao thông tại điểm du lịch

Ngoài kết cấu hạ tầng "cứng", hạ tầng kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch: Văn hóa, xã hội, an ninh ở các điểm đến; hệ thống thương mại dịch

vụ phát triển, internet, sóng điện thoại di động, hệ thống thanh toán qua thẻ, rút tiền tự động là một trong những yếu tố mà khách hàng sẽ xem xét khi quyết định lựa chọn tiêu dùng một sản phẩm du lịch nhất định

Như vậy, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ vừa là đòn bẩy, vừa là điều kiện để phát triển du lịch, thu hút du khách, tăng doanh thu…

Một địa điểm du lịch không thể hấp dẫn du khách nếu nó xảy ra chiến tranh Du lịch chỉ có thể phát triển mạnh trong điều kiện hòa bình, ổn định Ngoài ra, trật tự an toàn xã hội

và sự an toàn của du khách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của người tiêu dùng Nếu một địa danh đẹp nhưng hay xảy ra các hiện tượng trộm đồ, móc túi sẽ khó thu hút được du khách Điểm đến an toàn còn được hiểu là nơi đó không xảy ra các loại dịch có thể lây nhiễm như tả, cúm gia cầm hay tiêu chảy cấp Trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch hiện nay, điểm đến an toàn ở cấp độ quốc gia (ổn định chính trị) và cấp độ địa phương đối với du khách có tác động trực tiếp đến sự lựa chọn của họ

Năm, chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch ảnh hưởng mang tính quyết định đối với phát triển du lịch một địa phương, một quốc gia Nếu một địa phương, một quốc gia nhất định sở hữu nhiều tài nguyên du lịch nhưng không lựa chọn chính sách phát triển đúng, không quan tâm đến du lịch thì ngành này không thể phát triển Chính sách phát triển du lịch là bộ phận trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng hay địa

Trang 32

phương Nhiều quốc gia, địa phương đã lựa chọn du lịch như một lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn nhưng không tách rời, biệt lập với các chính sách khác mà có quan hệ mật thiết, gắn kết trong chiến lược tổng thể Hệ thống chính sách phát triển du lịch khá phong phú, từ chiến lược tổng thể phát triển của ngành đến các chính sách bộ phận nhằm thực hiện chiến lược phát triển chung

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở LÀO VÀ Ở VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào

- Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pa Bang (di sản thế giới)

Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nằm Khan và sông Mê Kông Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn

Tỉnh Luang Pra Bang cách thủ đô Viêng Chăn 360 km theo con đường quốc lộ số

13 từ Bắc đến Nam, địa hình đồi núi, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp, địa hình này tạo điều kiện cho tỉnh Luang Pra Bang phát triển kinh tế đa dạng Khí hậu trong khu vực

có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ nhiệt độ thấp nhất là 140C, nhiệt độ cao nhất là 400C Tài nguyên nước tỉnh Luang Pra Bang có lưu vực sông và suối tổng diện tích lưu được 13.000

km3 với chiều dài sông suối 15.470 km nguồn nước mưa hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3

Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang Pra Bang

có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát

Về điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3 trên cả nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân 3,35% Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng

Trang 33

địa (trong nước) là 124.826 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là

150.000 kip Đồng thời tỉnh Luang Pra Bang không chỉ là điểm đến cho khách du lịch mà còn là điểm trung tâm xuất phát cho chuyến đi du lịch các tỉnh miền Bắc, miền trung, đó chính là cổng vào, ra của du khách trong nước và quốc tế Vì vậy, tỉnh đã tập trung làm tốt công việc sau đây:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu

tư trong nước và quốc tế

+ Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội nghị phục vụ du khách

+ Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến Luang Pra Bang

+ Tạo ra các cổng ra - vào thuận tiện, dễ dàng nhanh chóng cho du khách vào - ra tham quan, mua sắm

+ Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách

+ Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành

+ Giảm giá các “tour” đến tỉnh Luang Pra Bang để thu hút lượng khách tối đa đến

Trang 34

với tỉnh trong thời gian kinh tế suy thoái như hiện nay

- Kinh nghiệm phát triển du lịch Cánh đồng chum Xiêng Khoảng

Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp, có khí hậu trong lạnh mát mẻ và có truyền thống lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với vị trí địa lý phù hợp như: Phía Đông giáp Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía tây giáp tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Viêng Chăn Các tỉnh đã nêu trên có nền kinh tế du lịch phát triển nhanh, đồng thời cũng có sự liên kết phát triển du lịch với nhau và hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng

Tỉnh xiêng Khoảng có đường quốc gia chạy qua như: Đường số 1D, đường số 7(m 13), đường 1c và đường số 5 và có 2 bến xe trong tỉnh, 1 bến xe đi các tỉnh, có 1 sân bay Tỉnh có mạng lưới điện, nước sạch, bưu chính, viễn thông khá thuận lợi có thể đáp ứng cho việc phụ vụ khách du lịch đến tham quan

Thời gian qua Sở Du lịch tỉnh đã tranh thủ sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch quốc gia, của UBND tỉnh, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc thống nhất quản lý nhà nước về du lịch nên du lịch của tỉnh phát triển khá vững mạnh và hiệu quả

Các công việc quản lý du lịch, phát triển du lịch của tỉnh đều có kế hoạch sát thực với thực tiễn Đồng thời, trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều có sự hợp tác của quần chúng nhân dân Do đó, tỉnh đã đánh giá đúng hiệu quả và tồn tại của việc phát triển

du lịch trên địa bàn Ngoài ra, các công việc đều được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá , báo cáo thường xuyên cho cấp trên

Hiện tại, du lịch Tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp phát triển nhanh, là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh

+ Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô như ở tỉnh Luang Pra Bang đã nói ở trên, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính quyền sở tại đi sâu vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá

+ Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du lịch sinh thái hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn

+ Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận kinh tế du lịch

Trang 35

mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, không tàn phá nó, coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ của địa phương mình

+ Ngoài ra trong tâm trí mỗi người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh công cộng, vì đây là điều mà những khách nước ngoài rất quan tâm, nhất là trong các bữa ăn, điều này hầu hết các địa phương chưa làm được

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam

- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La (Giáp CHDCND Lào)

Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào Đến với Sơn La, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội rất cuốn cút của đồng bào Thái, H’mông, Khơ Mú và để hưởng thức hương vị men rượu cần thơm của lá cây rừng, cùng với những làn điệu dân ca mời rượu làm say đắm lòng người

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc Việt Nam nhưng giao thông cũng khá thuận lợi, có đường bộ với quốc lộ số 6, đường hàng không với sân bay Nà Sản Với điều kiện thuận lợi như vậy, Sơn La còn có nhiều tiềm năng về thắng cảnh, thành phố Sơn La là một vùng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi, nơi có nhiều hang động kỳ vĩ Thành phố Sơn La ở độ cao 600 m so với mực nước biển, có sông Nậm Na chạy qua Giữa lòng thị xã nổi lên một ngọn đồi cao Trên đó, năm 1908 thực dân Pháp cho xây một nhà tù kiên cố để giam cầm các chiến sĩ cộng sản và các nhà yêu nước Việt Nam, các công ty lữ hành ở đây biết khai thác những di tích lịch sử, những di vật sống như

hệ thống nhà tù, khơi lại nơi đây một thời mà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam phải chịu đựng

Nhiều danh lam thắng cảnh của Sơn La rất nổi tiếng, thu hút được lượng lớn khách tham quan Một số di tích lịch sử như nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu không chỉ có giá trị du lịch mà còn giáo dục truyền thống yêu nước đối với thế hệ trẻ Việt Nam Ngoài ra, Sơn La còn nhiều điểm đến hấp dẫn như Hang Thẩm Ké nằm trong dãy núi đá vôi thuộc

xã Chiềng An, thị xã Sơn la, Hang Thẩm Tát Tông một thắng cảnh tuyệt đẹp, cách trung tâm thị xã Sơn La khoảng 2 km, Suối Nước Nóng Bản Mòng về mùa đông cũng như mùa

hè, du khách có dịp đến đây tắm, sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, sảng khoái

Trang 36

Quy hoạch ở đây tạo nên một quần thể du lịch thực sự thu hút khách tham quan với việc kết nối tuor giữa khu di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp với các di tích khác như chùa Chiền Viện, Tháp Mường …

Chính quyền tỉnh Sơn La thực sự quan tâm đến ngành du lịch, họ chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu vui chơi giải trí, chú trọng phát triển tổng thể khu du lịch như ở Mộc Châu với những cách đồng bạt ngàn chè, vừa là nguyên liệu cho ngành sản xuất chè, vừa tạo cảnh quan cho một vùng du lịch, ở đây được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu quanh năm mát mẻ

Sơn La có nhiều phong tục tập quán khác nhau, bởi vì có nhiều dân tộc sinh sống mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình như: lễ hội Hoa Ban (xên Bản, Xên Mường) của người Thái Lễ hội Tung Còn, Tìm Bạn của dân tộc Tày Tây Bắc Tết Cơm Mới của người Khơ Mú

Ngoài những tiềm năng du lịch phong phú sẵn có của tỉnh Sơn La, Chính quyền còn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển cho tỉnh miền núi Tây Bắc này

- Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An (tiếp giáp CHDCND Lào)

Nghệ An cũng là tỉnh tiếp giáp với Lào như Sơn La Về tài nguyên du lịch, Nghệ

An có nguồn tài nguyên rất phong phú với hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều thảm thực vật, hệ động vật Cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều núi cao, vực sâu tạo cho Nghệ An

có nhiều thác nước đẹp như ở Pù Mát, thác Sao Va, Ba Cảnh, Thác Đũa Nghệ An cũng có nhiều suối nước nóng do vết nứt địa tầng kiến tạo nên Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử cũng rất phong phú, được thừa hưởng bề dày phát triển Tính đến năm

2008, Nghệ An có khoảng 1.000 di tích lịch sử đã được nhận biết, trong đó có 131 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia Một số di tích nổi bật có thể kể đến như khu Kim Liên, thành cổ Nghệ An, Làng Vạc, khu Mai Hắc Đế, Đền Cuông – An Dương Vương Ngoài ra, Nghệ An còn có nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể tiêu biểu và phong phú với khoảng 24 lễ hội trong năm Làng nghề truyền thống ở Nghệ An cũng khá phát triển với nhiều địa điểm có thể phát triển du lịch như làng đan nứa ở Xuân Nha, làng dệt thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu, làng nghề trạm đá ở Diễn Châu Với những

Trang 37

tiềm năng to lớn đó, trong thời gian qua, Nghệ An đã có những biện pháp tích cực nhằm khai thác, phát triển tiềm năng, thu hút đông đảo du khách

- Về chủ trương, chính sách phát triển du lịch: Ngay từ năm 1996, Nghệ An đã xây

dựng Quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996-2010

và các chính sách liên quan nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực này Cùng với quy hoạch tổng thể, các quy hoạch chi tiết một số điểm du lịch trên địa bàn như Cửa Lò, Hồ Cửa Nam, Lâm viên Núi Quyết – Bến Thủy cũng được công bố và đầu tư xây dựng

- Về phát triển hạ tầng: Kết cấu hạ tầng các khu du lịch trọng điểm được ưu tiên

đầu tư, trong đó phải kể đến hạ tầng khu Cửa Lò với các trục giao thông chính, hệ thống điện, nước sinh hoạt, điện chiếu sáng, viễn thông, quảng trường, khu vui chơi Trên cơ sở quy hoạch rõ ràng và đầu tư hạ tầng đồng bộ, Cửa Lò đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh với số vốn khá lớn, góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt

đô thị trong những năm gần đây Tương tự như Cửa Lò, các trọng điểm du lịch khác cũng được đầu tư xây dựng bằng cả nguồn vốn ngân sách và vốn đầu tư ngoài ngân sách của các nhà đầu tư

Nghệ An đã xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng khá chi tiết trên cơ sở các vùng trọng điểm du lịch đã được quy hoạch, trong đó có những hạng mục đầu tư từ ngân sách,

có hạng mục kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước

- Về nguồn vốn đầu tư: Nghệ An đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm huy động vốn

đầu tư ngoài ngân sách Bên cạnh đó, vốn đầu tư từ ngân sách cũng được ưu tiên cho lĩnh vực du lịch Hiện tại, các vùng trọng điểm như thành phố Vinh và phụ cận, khu Cửa lò, khu Nam Đàn, vườn sinh thái Pù Mát đã thu hút được lượng vốn đầu tư khá lớn, từng bước thay đổi bộ mặt và chất lượng hạ tầng nhằm phục vụ du khách ngày càng tốt hơn

- Về đào tạo nguồn nhân lực: Nhằm đáp ứng yêu cầu và tốc độ tăng trưởng nhanh

du lịch Nghệ An trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức khác nhau như đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, gửi đi đào tạo chính quy, mở các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch, các chủ nhà hàng, khách sạn

1.3.3 Bài học rút ra cho tỉnh Bo Kẹo

Trang 38

Từ kinh nghiệm của các tỉnh trên như: tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Lào, tỉnh Xiêng khoảng, hay hai tỉnh của Việt Nam giáp với Lào là tỉnh Sơn La

và tỉnh Nghệ An, một số bài học về phát triển du lịch có thể rút ra cho tỉnh Bo Kẹo, đó là:

- Thứ nhất, cần có chiến lược dựa trên tầm nhìn dài hạn và quy hoạch phát triển

cụ thể về du lịch của tỉnh

Cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một cách tổng thể và chi tiết Xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển Chiến lược phát triển du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó, ngành du lịch và các ngành liên quan sẽ xây dựng

kế hoạch hành động cụ thể Nếu thiếu chiến lược dài hạn, các quy hoạch sẽ chồng chéo, vụn vặt, phá vỡ quy hoạch tổng thể và để lại hậu quả khó khắc phục trong tương lai dài Quy hoạch phát triển cụ thể, chi tiết cũng rất quan trọng, nó vừa khẳng định cam kết của chính quyền địa phương, vừa cho thấy những biện pháp phát triển trong tương lai Trên cơ

sở đó, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội dựa trên hệ thống thông tin minh bạch, quy hoạch

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cùng với việc ban hành các chính sách phù hợp là tiền đề cần thiết, thể hiện cam kết nghiêm túc của chính quyền địa phương đối với các nhà đầu tư

Ngoài ra, đào tạo nhân lực tại chỗ nhằm phục vụ du lịch được xem là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch địa phương

Đối với du khách, lao động trong ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phương, và trong nhiều trường hợp, cảm tình của du

Trang 39

khách đối với một điểm du lịch, một địa phương chịu sự chi phối mang tính quyết định của đội ngũ lao động trong ngành du lịch

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước đối với du lịch

Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch không những đảm bảo sự bền vững cho ngành du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch cũng như đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch Tăng cường công tác quản lý nhằm mang lại một kỳ nghỉ thú vị, an toàn, tạo sự thoải mái đối với du khách vừa là nội dung cấp bách trước mắt, vừa là điều kiện đảm bảo để tăng lượng khách trong tương lai Giữ gìn, bảo vệ môi trường, tôn tạo các khu di tích, các danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của địa phương cũng là những kinh nghiệm quý trong phát triển du lịch ở địa phương Việc quản lý giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí chính quyền địa phương cần phải có cơ chế, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách, nghiêm cấm việc chèo kéo khách, nâng giá, kinh doanh kiểu chụp giựt Kinh nghiệm cho thấy, ngoài các tài nguyên du lịch sẵn có (tài nguyên tự nhiên và nhân văn), yếu tố đảm bảo cho một điểm đến an toàn có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách Do vậy, tăng cường quản lý nhà nước nói chung, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm đến là những kinh nghiệm cần được tham khảo và phát huy

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TÁC ĐỘNG ĐẾN DU LỊCH

Trước khi đất nước được giải phóng, tỉnh Bo Kẹo là một huyện thuộc tỉnh Huo Khoong và là điểm chiến lược của quân đội đế quốc và tay sai, nơi tập huấn về quân đội, là nơi để chống lại lực lượng cách mạng ở các tỉnh miền Bắc của CHDCND Lào, nơi tuyên truyền văn hoá phương tây, buôn bán trái phép, ngoài ra còn là địa điểm chiến lược của tay sai như: Vùng Nặm Nhù, Vùng Nặm Tui, Vùng Na Vô, trở thành vùng có tình hình chính trị phức tạp và có ảnh hưởng không ít tới việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

cửa khẩu Huổi Sai

Huyện Tổn Phầng

Huyện Mương Mâng

Huyện Phá UĐôm

Huyện PácTha

Ngày đăng: 19/12/2015, 19:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội
Tác giả: Trần Mạnh Chi
Năm: 2007
3. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển du lịch ở Quảng Ninh, thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch ở Quảng Ninh, thực trạng, phương hướng và giải pháp
Tác giả: Vũ Đức Cường
Năm: 2003
4. Dung Văn Duy (2004), Du lịch trong chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch trong chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận
Tác giả: Dung Văn Duy
Năm: 2004
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Giáo trình kinh tế du lịch (2008), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Giáo trình kinh tế du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh tế , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý kinh tế
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
8. Hum Phăn Khưa Pa Sít (2008), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra bang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra bang trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Hum Phăn Khưa Pa Sít
Năm: 2008
9. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hiền
Năm: 1995
10. Kham Kâng Phiu Van Na (2006), Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
Tác giả: Kham Kâng Phiu Van Na
Năm: 2006
11. Kham Xome KẸO PA SEUTH (2009), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống tưới vùng Đồng bằng Thông Phào Hạo tỉnh Bo Kẹo, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống tưới vùng Đồng bằng Thông Phào Hạo tỉnh Bo Kẹo
Tác giả: Kham Xome KẸO PA SEUTH
Năm: 2009
12. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp phát triển
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Lâm
Năm: 2005
14. Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Tác giả: Trần Quốc Nhật
Năm: 1996
17. Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang hiện nay
Tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn
Năm: 2008
18. Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp
Tác giả: Trần Ngọc Tư
Năm: 2000
21. Đổng Ngọc Vinh – Vương Lôi Đình (2000), Sách kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách kinh tế du lịch và du lịch học
Tác giả: Đổng Ngọc Vinh – Vương Lôi Đình
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2000
26. www.galileo.com.vn, “Du lịch toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2005” ngày 4 - 12 - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2005
1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 107 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thể hướng dẫn viên du lịch Khác
13. Trần Hữu Nam (2003), Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Khác
16. Thời báo kinh tế 2007 – 2008, Du lịch Việt Nam trên đường trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Khác
23. www.goole.hd, phong tục tập quán Việt nam 24. www.google.com.vn, du lịch Sơn La Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w