1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án mĩ thuật lớp 3 tuần 31

5 1,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Mục tiêu: - HS nhận biết được một số hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số con vật quen thuộc - HS biết cách vẽ con vật II.. Giới thiệu bài- GV cho HS chơi trò chơi “ ai tinh mắt” -

Trang 1

TUẦN 31

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2011

Môn: Mĩ thuật – Lớp 3

BÀI 31: VẼ TRANH

ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT

(Tiết PPCT: 31)

Lịch dạy: Lớp:3A (Tiết2); lớp: 3B(Tiết 3); lớp: 3C( Tiết:4);

lớp:3D(Tiết 5)

I Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số con

vật quen thuộc

- HS biết cách vẽ con vật

II Chuẩn bị:

1 Sự chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh một số con vật quen thuộc

- Phấn màu, phấn trắng

- Một số bài vẽ của HS năm trước

2 Sự chuẩn bị của học sinh:

- Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ

- Bút chì, gôm,……

III Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

1 Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số lớp

2 Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sin

3 Giới thiệu - dạy bài mới:

Trang 2

Giới thiệu bài

- GV cho HS chơi trò chơi “ ai tinh mắt”

- GV dung tranh vẽ hình các con vật và

dung tay che tranh và để lộ một bộ phạn

của con vật và đặt câu hỏi:

+ Bức tranh này vẽ con vật gì?

- GV nhận xét và cho HS xem thêm hình

một số con vật khác và đặt tiếp câu hỏi:

+ Những con vật này các em đã được

thấy chúng ở đâu?

+ Những con vật này có ích không?

- GV nhận xét và dẫn vào bài

- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa

bài lên bảng

Hoạt động 1

* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:

- GV cho HS xem tranh một số con vật

quen thuộc và đặt câu hỏi gợi ý:

+ Các con vật trên bảng có tên là gì?

+Hình dáng của những con vật này như

thế nào?

- GV nhận xét và nhấn mạnh:

+ Tuy chúng khác nhau về hình dáng,

những chúng đều có chung cấu tạo ngoài

gồm có những bộ phận chính nào?

- GV nhận xét và chỉ vào từng tranh và đặt

câu hỏi gợi ý tiếp:

+ Con vật này có đặc điểm gì?

+ Màu sắc của những con vật này như

thế nào?

+ Con vật đang ở tư thế nào?

+ Vậy con vật có những họat động nào?

- GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý

chính

- GV mời HS nêu tên và miêu tả lại hình

dáng, đặc điểm của một con vật nuôi mà

em thích

- GV nhận xét và nhấn mạnh

- HS chú ý tham gia trò chơi

- HS chú ý quan sát và lắng nghe – trả lời

- HS trả lời theo suy nghĩ

- HS chú ý quan sát và lắng nghe – trả lời + Thấy chúng ở nhà

+ Rất có ích

- HS lắng nghe

- HS đọc lại tựa bài và quan sát

- HS chú ý quan sát và lắng nghe – trả lời

- HS trả lời theo quan sát + Hình dáng cảu những con vật này khác nhau

- HS lắng nghe và ghi nhớ

+ Chúng có những bộ phận ngoài là : đầu, mình, chân, đuôi,

- HS quan sát và lắng nghe - trả lời

- HS trả lời theo quan sát + Màu sắc của những con vật này khác nhau

- HS trả lời theo quan sát + Đi, đứng, chạy, nằm, ngồi,

- HS chú ý lằng nghe và ghi nhớ

- HS kể tên con vật mình thích và miêu tả theo trí nhớ

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ

Trang 3

Hoạt động 2

* Hướng dẫn HS cách vẽ:

- GV chọn ra một con vật để hướng dẫn

HS cách vẽ, ví dụ chọn con mèo để hướng

dẫn HS

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Vậy theo em chúng ta nên vẽ bộ phận

nào của con mèo trước?

- GV nhận xét và hỏi tiếp:

+ Vậy đầu của con mèo có hình gì?

- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS xem

+ Tiếp đến chúng ta sẽ vẽ bộ phận nào

của con mèo nữa?

- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS xem

+ Bây giờ con mèo đã đủ các bộ phận

chưa?

+ Vậy còn những bộ phận nào nữa?

- GV nhận xét và vẽ tiếp lên bảng cho HS

xem

+ Bây giờ em có nhận xét gì về chú mèo

của mình?

- GV đặt câu hỏi:

+ Chú mèo đang làm gì thế?

- GV nhận xét và nhấn mạnh:

+ Khi chúng ta vẽ con vật thì cần phải

nhớ, để cho con vật của chúng ta sinh động

hơn thì ta cần phải vẽ dáng con vật đang ở

tư thế mà mình nữa nhé!

+ Để cho bức tranh vẽ về chú mèo được

sinh động hơn chúng ta có thể vẽ những

gì?

- GV nhận xét và vẽ thêm một số hình ảnh

khác cho HS tham khảo

+ Bây giờ ta đã có một bức tranh rồi,

nhưng bức tranh này không đẹp vì nó thiếu

gì nhỉ?

- GV nhận xét và cho HS xem bài vẽ đã

được vẽ màu hoàn chỉnh

- GV cho HS xem số bài vẽ các con vật

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và trả lời + Bộ phận đầu trước

- HS lắng nghe –trả lời + Có hình tròn

- HS chú ý lắng nghe và quan sát + Mình của con mèo

- HS chú ý lắng nghe và quan sát tham khảo

+ Chưa đủ

- HS trả lời theo hiểu biết

- HS lắng nghe và quan sát tham khảo + Đã đẹp

- HS lắng nghe và trả lời

- HS trả lời theo quan sát

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS trả lời theo suy nghĩ

- HS lắng nghe và quan sát tham khảo

+ Thiếu màu

- HS lắng nghe và quan sát tham khảo

- HS quan sát tham khảo

Trang 4

khác nhau cho HS tham khảo.

Hoạt động 3

* Hướng dẫn HS thực hành:

- GV yêu cầu HS vẽ bài vào trong vở tập

vẽ hoặc giấy vẽ

- GV nhắc nhở HS chọn con vật mà mình

thích và chú ý đến đặc diểm của con vật

mà định vẽ

- Khi HS thực hành, GV quan sát lớp, nhắc

nhở HS làm bài

- GV động viên, đến từng HS gợi ý thêm

- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng

Hoạt động 4

* Nhận xét, đánh giá:

- GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp

để treo lên bảng

- GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá về:

+ Cách sắp xếp hình vẽ trên giấy

+ Hình dáng, đặc điểm của con vật

+ Cách vẽ màu

- GV mời HS chọn bài mình thích và nêu lí

do vì sao thích?

- GV nhận xét – bổ sung và tóm lại bài

- GV nhận xét chung tiết học

- HS chuẩn bị dụng cụ học tập thực hành

- HS chọn con vật mình thích để vẽ

- HS tập trung thực hành

- HS tập trung quan sát

- HS nhận xét theo gợi ý của GV

- HS chọn bài mình thích và nêu lí do theo cảm nhận riêng

- HS quan sát – lắng nghe và rút kinh nghiệm cho bản thân

- HS lắng nghe

4 Củng cố: (4')

- GV mời HS nhắc lại quy trình vẽ tranh

- HS nhắc lại

- GV mời HS nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét và tóm lại bài

5 Dặn dò: (1')

- Tập vẽ them một số con vật khác

- Chuẩn bị bài sau:

+ Tập quan sát một số dáng người

Trang 5

+ Xem và tìm hiểu bài 32: Tập nặn tạo dáng: Nặn hoạc vẽ, xé dán dáng người

+ Vở tập vẽ, đất nặn, …

Ngày đăng: 18/12/2015, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w