Ở đây, nhà trường và giáo viên vẫn tổ chức quá trình đào tạo và sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống trong đào tạo nghề; phương pháp đào tạo nghề vẫn chưa tiếp cận khả năng thực
Trang 11.2 Bối cảnh toàn cầu hóa và xã hội tri thức là những thách thức mới đối với giáo dục và đào tạo
Bối cảnh phát triển kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục và đào tạo Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam gia nhập WTO; ký kết các hiệp định FTA, TPP; trực tiếp tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Bối cảnh đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam
1.3 Căn cứ thực trạng công tác đào tạo nghề May thời trang
Thực tiễn đào tạo nghề May thời trang trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn xa rời thực tiễn sản xuất Ở đây, nhà trường
và giáo viên vẫn tổ chức quá trình đào tạo và sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống trong đào tạo nghề; phương pháp đào tạo nghề vẫn chưa tiếp cận khả năng thực hiện các hoạt động theo chuẩn đầu ra, chưa bám sát thực tiễn sản xuất
Trang 2Vấn đề đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra vẫn chưa được nghiên cứu nhiều trong lý luận dạy học và vận dụng trong đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp vẫn chưa được nghiên cứu triển khai một cách bài bản, khoa
học Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài: “Đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo chuẩn đầu ra” nhằm góp phần xây dựng cơ
sở lý luận về đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra nói chung và đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng nói riêng
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở lý luận về ĐT nghề theo CĐR và vận dụng triển khai ĐT nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo CĐR nhằm nâng cao chất lượng ĐT, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội
3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình ĐT nghề May thời trang trình độ cao đẳng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Chuẩn đầu ra và mô hình đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo chuẩn đầu ra
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra được giới hạn trong phạm vi tổ chức đào tạo nghề trình độ cao đẳng
Khảo sát thực trạng và thực nghiệm vận dụng được tiến hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TPHCM và một số cơ
sở đào tạo khác có đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các trường trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), thời gian từ năm 2012 – 2015
Trang 34 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo CĐR thì sản phẩm của quá trình đào tạo này (SV sau khi tốt nghiệp) sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu (các tiêu chí, tiêu chuẩn hành nghề) của các cơ sở sử dụng lao động được đào tạo
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý luận về ĐT nghề theo CĐR
- Khảo sát thực trạng ĐT nghề May thời trang nói chung và ĐT nghề May thời trang trình độ cao đẳng nói riêng
- Đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm ĐT nghề theo CĐR trong ĐT nghề May thời trang trình độ cao đẳng
- Kiểm nghiệm để khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất của đề tài tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX TPHCM và một số cơ sở ĐT khác
- Đánh giá những biện pháp đề xuất trên
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thống kê xử lý số liệu
7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
7.1 Về lý luận
Phân tích, tổng hợp và phát triển thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về ĐT nghề theo CĐR: Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của một nghề, mô hình ĐT nghề theo CĐR, quy trình và biện pháp thực hiện ĐT nghề theo CĐR
7.2 Về thực tiễn
Vận dụng lý luận để:
- Thiết kế được CĐR nghề May thời trang trình độ cao đẳng
Trang 4- Đề xuất 4 biện pháp triển khai đào tạo nghề May thời trang trình
cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng nói riêng
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Một số khái niệm công cụ
1.2.1.1 Chuẩn đầu ra: Chuẩn đầu ra là sự khẳng định những điều
mà người học sẽ biết, hiểu, thực hiện được (những năng lực dự kiến) sau khi kết thúc một chương trình đào tạo (có thể là một môn học, một học phần, một khóa học), cụ thể là những kiến thức chuyên môn,
kỹ năng thực hành nghề nghiệp; khả năng nhận thức và giải quyết
những vấn đề kỹ thuật – công nghệ của một ngành nghề ở một trình
độ nhất định theo chương trình ĐT; phẩm chất, thái độ mà người học đạt được về lòng yêu nghề, sự cống hiến và khả năng phát triển nghề
Trang 5nghiệp Đồng thời phản ánh sự cam kết của nhà trường đối với xã hội
về chất lượng đào tạo
Có 3 cách thức thực hiện hay 3 cấp độ CĐR:
- CĐR cấp trường hay chuẩn tốt nghiệp
- CĐR cấp chương trình
- CĐR cấp môn học
1.2.1.2 Đào tạo theo chuẩn đầu ra: Đào tạo theo CĐR là mô hình
đào tạo có sự tham gia của các bên liên quan và quá trình dạy học mà CĐR là thành tố trọng tâm, là điểm hướng tới của toàn bộ quá trình
ĐT, là thành tố chi phối các thành tố còn lại của quá trình ĐT và là tiêu chí đánh giá sản phẩm ĐT Theo mô hình này, việc thiết kế và phát triển quá trình ĐT luôn đồng bộ với sự phát triển hoạt động nghề nghiệp, coi thực tiễn nghề nghiệp là tiêu chuẩn (được phản ánh trong CĐR) đánh giá kết quả ĐT
1.2.2 Một số khái niệm liên quan
1.2.2.1 Năng lực: Năng lực biểu thị khả năng của con người đạt
được thành công trong một hoạt động cụ thể Khi nói một người có năng lực trong hoạt động nào đó phải đánh giá khả năng của họ qua kết quả hoạt động thực tế
Như vậy, CĐR thể hiện những gì mà người học sẽ biết, sẽ hiểu và
sẽ làm (thực hiện) được, nghĩa là những năng lực mà họ sẽ có được sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo
1.2.2.2 Mục tiêu: Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp: “Mục tiêu chung
của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp;
có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao
Trang 6động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”
1.2.2.3 Chất lượng đào tạo: Chất lượng ĐT thể hiện qua năng lực
của người được ĐT sau khi hoàn thành chương trình ĐT Chất lượng
ĐT được tạo nên từ các thành tố: khối lượng kiến thức, năng lực vận hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực xã hội Chẳng hạn, năng lực nhận thức có các thứ bậc: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo Năng lực tư duy có các thứ bậc tăng dần: tư duy lôgic, tư duy trừu tượng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo Năng lực xã hội gồm: khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục, khả năng quản lý
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO CHUẨN ĐẦU
RA
1.3.1 Xây dựng chuẩn đầu ra của nghề
1.3.1.1 Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng chuẩn đầu ra
a Mục đích xây dựng và công bố chuẩn đầu ra: Là khẳng định
những tiêu chuẩn/tiêu chí cần phải đạt được để có thể hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp Từ đó cả nhà trường, người dạy, người học
và các bên liên quan phải nổ lực tìm biện pháp tổ chức đào tạo đạt chuẩn đầu ra
b Ý nghĩa của chuẩn đầu ra: Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
là điều hết sức cần thiết của mỗi cơ sở đào tạo Chuẩn đầu ra tác động đến mọi thành viên trong nhà trường, từ giảng viên, cán bộ, công nhân viên đến học sinh, sinh viên; giúp nhận biết và nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao để cố gắng đạt được kết quả đã đề ra
Trang 71.3.1.2 Yêu cầu của chuẩn đầu ra trình độ đại học, cao đẳng:
Chuẩn đầu ra phải cụ thể, không diễn đạt chung chung; đo lường,
đánh giá được; thể hiện hành động (dùng các động từ hành động);
phù hợp (với tiến độ), khả thi và phân biệt được giữa các trình độ
trong cùng ngành ĐT; đơn giản, dễ hiểu, thống nhất
1.3.1.3 Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của một nghề
Quy trình xây dựng CĐR cho một nghề đào tạo gồm 7 bước như
sau:
Bước 1: Phân tích các văn bản, tài liệu tham khảo làm cơ sở cho
việc thiết kế CĐR của nghề
Bước 2: Xây dựng khung CĐR của nghề
Bước 3: Khảo sát thực tiễn hoạt động của nghề tại các cơ sở sử
dụng lao động được đào tạo
Bước 4: Dự thảo CĐR của nghề dựa trên kết quả thu được từ
bước 2 và bước 3
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia đánh giá, góp ý kiến cho bản dự
thảo CĐR và hội thảo cấp khoa
Bước 6: Trên cơ sở phân tích ý kiến chuyên gia, tiến hành điều
chỉnh, sửa chữa bản dự thảo CĐR của nghề
Bước 7: Trình hội đồng cấp trường xét duyệt Báo cáo cơ quan
chủ quản và công bố CĐR
1.3.2 Đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
1.3.2.1 Mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra: Mọi quá trình
ĐT đều gồm các thành tố: mục tiêu ĐT, CĐR của quá trình ĐT,
chương trình ĐT và nội dung ĐT, hình thức ĐT, phương pháp ĐT,
cơ sở vật chất cho ĐT Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng
với nhau Đào tạo theo định hướng CĐR có đặc trưng là: lấy CĐR là
trung tâm để thiết kế quá trình ĐT, là thành tố chi phối các thành tố
Trang 8còn lại, với ý nghĩa là nó (CĐR) cùng với mục tiêu ĐT là điểm căn
cứ để thiết kế mỗi thành tố còn lại, đồng thời cũng là đích phải hướng tới cho mỗi thành tố Chẳng hạn, việc xây dựng chương trình
ĐT và lựa chọn nội dung ĐT phải căn cứ vào CĐR và kết quả triển khai thực hiện phải giúp cho SV đạt được CĐR khi học xong chương trình Dựa trên phân tích trên và dựa trên khái niệm về ĐT theo định hướng CĐR đã nêu ở phần khái niệm ta có thể mô tả mô hình đào tạo
nghề bằng sơ đồ (hình 1.3)
Môi trường dạy học gắn với môi trường trải nghiệm nghề nghiệp
Nội dung dạy học
Phương tiện Hình thức
dạy học dạy học
Đánh giá kết quả học tập
CHUẨN ĐẦU RA/
Mục tiêu đào tạo
Hoạt động
dạy
Hoạt động học
Hình 1.3 Mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
Trang 91.3.2.2 Quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra:
Quy trình này gồm 5 bước:
Bước 1: Xây dựng CĐR cho quá trình tổ chức ĐT nghề
Bước 2: Căn cứ CĐR đã xây dựng ở bước 1, tiến hành xây dựng CTĐT mới hoặc điều chỉnh CTĐT hiện hành đáp ứng CĐR
Bước 3: Triển khai đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập
Bước 5: Duyệt và công nhận kết quả, cấp văn bằng, chứng chỉ
1.3.3 Một số biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu
1.3.3.2 Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra:
Khi đã xây dựng CĐR của nghề đào tạo, dựa trên CĐR này, người ta xây dựng chương trình ĐT mới hoặc điều chỉnh chương trình ĐT hiện hành đáp ứng CĐR của nghề Tuy nhiên, biện pháp này cá nhân không thể thực hiện được, mà phải có tập thể các nhà khoa học của
cơ sở ĐT mới thực thi được
1.3.3.3 Vận dụng phương pháp dạy học hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra: Chất lượng của quá trình ĐT nghề theo CĐR phụ thuộc vào
mức độ đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng nghề Trong dạy nghề, kỹ năng nghề chiếm vị trí có tính quyết định tới chất lượng ĐT Trong tổ chức ĐT nghề, SV càng được trải nghiệm nghề nghiệp nhiều trong các xưởng thực tập sản xuất thì trình độ kỹ năng nghề sẽ càng được nâng cao Hơn nữa, các kỹ năng khác như kỹ
Trang 10năng làm việc cộng đồng, kỹ năng hợp tác, giao tiếp…cũng được củng cố
1.3.3.4 Đào tạo nghề có sự tham gia của các bên liên quan:
(1) Mời các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia của các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu chuyên ngành dạy một số môn học/mô đun đào tạo nghề (hoặc một số nội dung trong môn học/mô đun đào tạo nghề)
(2) Mời các chuyên gia nói chuyện về thực tế nghề
(3) Tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp
(4) Đưa SV xuống các doanh nghiệp để rèn luyện kỹ năng thực hành nghề trực tiếp trên các dây chuyền sản xuất cũng như rèn luyện các nghiệp vụ khác trực tiếp tại các vị trí công tác trong nhà máy
1.3.3.5 Đánh giá kết quả học tập dựa trên chuẩn đầu ra
Qui trình đánh giá gồm 4 bước được mô tả như sau:
- Bước 1: Xác định CĐR
- Bước 2: Nhất quán các phương pháp đánh giá với các CĐR
- Bước 3: Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV
- Bước 4: Sử dụng các kết quả đánh giá nhằm cải tiến việc dạy và học
1.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA 1.4.1 Mục đích khảo sát
Thu thập và phân tích số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức đào
tạo nghề May thời trang của các trường đại học và cao đẳng làm cơ
sở đề xuất các biện pháp triển khai đào tạo nghề May thời trang trình
độ cao đẳng theo chuẩn đầu ra
1.4.2 Phạm vi và nội dung khảo sát
Trang 11Phạm vi khảo sát gồm 10 trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề
có đào tạo nhóm ngành May thời trang trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các trường cao đẳng chuyên ngành thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) Số liệu được ghi nhận và phân tích kỹ hơn ở các trường có đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng
1.4.3 Phương pháp và công cụ khảo sát
Tác giả đã sử dụng các phương pháp: phỏng vấn, điều tra, tổng kết
kinh nghiệm Công cụ khảo sát là phiếu khảo sát thực trạng
1.4.4 Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng
1.4.4.1 Thực trạng quy mô HSSV: Các trường được khảo sát là các
trường có số lượng HSSV theo học nhóm ngành May thời trang nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra, trong số đó có 3 trường thuộc VINATEX là các trường đào tạo chuyên ngành May thời trang có số lượng HSSV theo học ngành May thời trang đông nhất Việt Nam Vì vậy, việc khảo sát đánh giá thực trạng đào tạo nghề May thời trang tại các trường này có ý nghĩa sát hợp hơn với
thực tiễn đào tạo nghề này
1.4.4.2 Thực trạng về xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, nội dung/chương trình đào tạo, đề cương các môn học, mô đun đào tạo nghề: Các trường đều sử dụng chương trình khung do Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Điều này xuất phát từ việc Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) - cơ quan quản lý hệ thống dạy nghề – chưa quy định các trường tự xây dựng chương trình đào tạo và như vậy cũng chưa có trường nào xây dựng chuẩn đầu ra
1.4.4.3 Thực trạng về các biện pháp tổ chức quá trình đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Qua khảo sát thực trạng cho
Trang 12thấy, hầu hết các trường hiện nay đều tổ chức quá trình đào tạo nghề May thời trang theo kiểu truyền thống Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không thay đổi nhiều từ trước đến nay
1.4.5 Thực trạng đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX TP HCM
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật VINATEX TP Hồ Chí Minh
có số lượng HSSV theo học nhóm ngành May thời trang đông nhất khu vực phía Nam Qua khảo sát, thực trạng ĐT nghề May thời trang cũng tương tự như các trường nêu trên
Như vậy có thể thấy, việc xây dựng và công bố CĐR nghề May thời trang trình độ Cao đẳng nghề vẫn chưa được các trường quan tâm thực hiện Và như vậy, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá chủ yếu là thực hiện theo quy định có sẵn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, chưa tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh, chưa thực hiện việc tổ chức đào tạo nghề theo định hướng chuẩn đầu ra
Chương II: CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG NGHỀ MAY THỜI TRANG
2.1.1 Giới thiệu chung về nghề May thời trang
- Nghề May được hình thành và phát triển từ lâu Lúc đầu là may
đo bằng tay, sau đó may bằng máy và bây giờ là may công nghiệp
Từ chỗ may phục vụ nội địa, hiện nay chủ yếu là may xuất khẩu Thị trường chính là: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…
- Hiện nay, nghề may đang chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, đời sống và trong nền kinh tế quốc dân Xã hội càng phát triển, đời