4.1 Khái niệm chung về các cơ cấu truyền động4.1.1 Cơ cấu truyền chuyển động quay 4.1.2 Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển dộng thẳng 4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động
Trang 14.1 Khái niệm chung về các cơ cấu truyền động
4.1.1 Cơ cấu truyền chuyển động quay
4.1.2 Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển dộng thẳng
4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động thông dụng
4.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
4.2.2 Biểu diễn quy ước bánh răng côn
4.2.3 Biểu diễn quy ước Trục vít – Bánh vít
4.2.4 Biểu diễn quy ước bộ truyền Đai- Xích
Chương 4 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động
Trang 24.1 Khái niệm chung về các cơ cấu truyền động
Cơ cấu truyền động là hệ thống gồm các chi tiết hoặc cấu trúc được liên kếtbởi các bộ phận như bánh răng, đai, xích, cam, thanh răng, trục khuỷu… đểtruyền chuyển động và truyền lực
Cơ cấu truyền
Trang 34.1.1 Cơ cấu truyền chuyển động quay
a) Cơ cấu bánh răng
Cơ cấu bánh răng trong hộp số ô - tô
Trang 44.1.1 Cơ cấu truyền chuyển động quay
a) Cơ cấu bánh răng
Bánh răng được phân loại dựa vào cấu tạo và hoạt động:
- Bánh răng trụ: dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục song song
với nhau
- Bánh răng côn: dùng để truyền chuyển động quay giữa 2 trục cắt nhau, góc
giữa hai trục thường bằng 900
- Trục vít – Bánh vít: dùng để truyền chuyển động quay giữa 2 trục chéo nhau,
thông thường chuyển động được truyền từ trục vít sang bánh vít Bộ truyền này
có ưu điểm là có tỷ số truyền lớn và có khả năng tự hãm
Trang 5b) Cơ cấu đai, xích
Cơ cấu đai và xích thường được sử dụng cho các trục song song quay cùng
chiều, khoảng cách giữa các trục tương đối lớn Ngoài ra bộ truyền đai còn có
khả năng chống quá tải
Trang 64.1.2 Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển dộng thẳng
a) Cơ cấu bánh răng - thanh răng
Một trong các ứng dụng phổ biến của thanh răng và bánh răng là cơ cấu nânglên và hạ xuống của cần trục
b) Cơ cấu vít – đai ốc
- Nguyên lí làm việc: chuyển động quay được truyền đến vít quay tròn tại chỗ,còn đai ốc mang cơ cấu chấp hành tịnh tiến
- Ứng dụng: phổ biến của cơ cấu vít – đai ốc là kích nâng hạ, mâm cặp trongmáy tiện…
Trang 74.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
Bánh răng trụ có răng hình thành trên bề mặt trụ, gồm các loại:
- Răng thẳng: răng hình thành dọc đường sinh (Hình a)
- Răng nghiêng: răng được hình thành theo đường xoắn ốc trụ (Hình b)
- Răng chữ V: răng nghiêng theo hai phía ngược nhau (Hình c)
Trang 84.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
a) Thông số của bánh răng trụ thẳng
- Tỷ số truyền động: Gọi n1là số vòng quay
trong một phút và Z1 là số răng của bánh
dẫn, n2là số vòng quay trong một phút Z2là
số răng của bánh bị dẫn Ta có tỷ số truyền u
là tỷ số tốc độ vòng quay của bánh răng dẫn
+ Nếu u > 1 : Truyền động giảm tốc
+ Nếu u < 1 : Truyền động tăng tốc
+ Nếu u = 1 : Truyền động đồng tốc
4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động thông dụng
Trang 94.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
a) Thông số của bánh răng trụ thẳng
- Vòng chia (D): là đường tròn tiếp xúc khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau
- Bước răng (Pt): là độ dài cung vòng chia được giới hạn bởi hai mặt bên cùng
một phía của hai răng gần nhau
- Vòng đỉnh (D a ): là đưởng tròn đi qua đỉnh răng
- Vòng chân (D f ): là đường tròn đi qua chân răng
Trang 104.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
a) Thông số của bánh răng trụ thẳng
- Chiều cao răng (h): Là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng chân:
- Vòng tròn cơ sở (db): là vòng tròn hình thành profin răng thân khai.
- Góc ăn khớp (∝) : là góc tạo ra bởi tiếp tuyến chung của 2 vòng tròn cơ sở
và tiếp tuyến chung của 2 vòng chia tại tiếp điểm của 2 bánh răng ăn khớp
Trang 114.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
b) Liên hệ giữa các thông số:
+ Chiều cao đầu răng: h = ha + hf = 2,25m+ Đường kính vòng chia: D = mz
+ Đường kính vòng đỉnh: Da = D + 2ha = m.(z +2)+ Đường kính vòng chân: Df = D -2hf = m.(z-2,5)
Mô đung m và số răng z là thông số chủ yếu của bánh răng, các thông sốkhác được tính theo m và z
Trang 124.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
c) Quy ước chung khi biểu diễn bánh răng trụ
- Trên hình chiếu: đường kính vòng đỉnh và đường sinh mặt trụ đỉnh được vẽ
bằng nét liền đậm, vòng chia và đường sinh mặt trụ chia được vẽ bằng nét
chấm gạch mảnh, không vẽ đường chân răng
- Trên hình cắt: không gạch mặt cắt phần răng, khi đó đường chân răng sẽ được
Trang 134.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
c) Quy ước chung khi biểu diễn bánh răng trụ
Đường kính moay ơ: dm = (1,5-1,7)d
- Chiều dầy vành răng: s = (2÷4)m
- Chiều dày đĩa (hoặc nan hoa): C = (0,2 ÷ 0,3)b
- Đường kính trong vành đĩa: Dv = Da – (6 ÷10)m
- Đường kính định tâm các lỗ tròn trên vành đĩa: D’ = 0,5(Dv + dm )
- Đường kính lỗ trên vành đĩa: do = 0,25(Dv - dm)
- Chiều dài moay ơ: lm = (0,8÷1,8)d
Trang 144.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
d) Biểu diễn cặp bánh răng trụ ăn khớp
- Trên hình chiếu: các đường đỉnh răng đều được vẽ bằng nét liền đậm Chú ý
vẽ đường ăn khớp của các bánh răng tiếp xúc nhau
- Trên hình cắt: biểu diễn như đối với bánh răng đơn, cần chú ý trong vùng ănkhớp, qui ước răng của bánh dẫn che khuất răng của bánh bị dẫn
4.1 Khái niệm chung về các cơ cấu truyền động
Trang 154.2.1 Biểu diễn quy ước bánh răng trụ
d) Biểu diễn cặp bánh răng trụ ăn khớp
Biểu diễn bánh răng trụ ăn khớp trong:
Trang 164.2.2 Biểu diễn quy ước bánh răng côn
- Góc đỉnh côn chia (góc ăn khớp): δ
- Chiều cao đỉnh răng: ha = m
- Chiều cao chân răng: hf = 1,25m
- Đường kính vòng chia (vòng ăn khớp): d = mz
- Đường kính vòng đỉnh: da = m( z + 2 cosδ)
- Đường kính vòng chân: df = m( z-2,5cosδ)
- Chiều dài răng: b=1/3R (R là chiều dài đường sinh mặt côn chia)
4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động thông dụng
Trang 174.2.2 Biểu diễn quy ước bánh răng côn
a) Quy ước biểu diễn bánh răng côn:
- Trên hình mặt phẳng hình chiếu song song với trục bánh răng qui ước giốngnhư bánh răng trụ
- Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục bánh răng, qui định vẽ vòng đỉnhcủa đáy lớn và vòng đỉnh của đáy nhỏ bằng nét liền đậm; vẽ vòng chia bằng nétchấm gạch mảnh không vẽ vòng chân răng
Trang 184.2.2 Biểu diễn quy ước bánh răng côn
- Lấy độ dài răng bằng 1/3R từ phía đáy nón Kẻ đường vuông góc với
đường sinh chia cắt đường sinh đỉnh để xác định đường kính đỉnh đáy nhỏ của
hình côn
Các bước vẽ hình cắt bánh răng côn:
- Các thông số cơ bản cần biết: Mô đun (m), số răng(z), góc ăn khớp(δ), các
đường kính của may ơ, lỗ lắp trụ
- Vẽ trục bánh răng, sau đó vẽ đường thẳng vuông góc với đường trục, trên
đường thẳng đó xác định đường kính vòng chia đáy lớn d = m.z
- Vẽ đường sinh chia dựa vào góc ăn khớp (δ) Tại vị trí của đường kính
chia đáy lớn kẻ vuông góc với đường sinh chia, trên đó xác định độ lớn đỉnh
răng và đáy răng Nối về đỉnh nón để có đường sinh đỉnh răng và đường sinh
đáy răng
- Các phần còn lại vẽ theo thông số quy ước hoặc thông số đã cho
4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động thông dụng
Trang 194.2.2 Biểu diễn quy ước bánh răng côn
b Vẽ qui ước cặp bánh răng côn ăn khớp
- Hình biểu diễn chính của cặp bánh răng côn ăn khớp là hình cắt đi qua đồng
thời hai trục của cặp bánh răng Các quy ước biểu diễn tương tự như bánh răng
trụ Trong trường hợp cần thiết có thể biểu diễn thêm hình chiếu
Trang 204.2.2 Biểu diễn quy ước Trục vít – Bánh vít
a) Vẽ qui ước trục vít: Trục vít có cấu tạo giống như một trục ren thang và có
hướng xoắn phải hoặc trái, có thể có một đầu mối hay nhiều đầu mối n = 1,2,4
- Mô đun: m = P/π
- Đường kính vòng chia: D1 = mq
- Chiều cao đầu răng: ha = m
- Chiều cao chân răng: hf= 1,2m
- Chiều cao răng: h = 2,2m
Trang 214.2.2 Biểu diễn quy ước Trục vít – Bánh vít
a) vẽ qui ước trục vít
- Biểu diễn trục vít: Trục vít được biểu diễn bằng hình chiếu chính vuông góc
trục và hình cắt ngang trục Hình chiếu có quy ước biểu diễn tương tự bánh
răng, chú ý cần biểu diễn đường sinh chân răng bằng nét liền mảnh
Trang 224.2.2 Biểu diễn quy ước Trục vít – Bánh vít
b) vẽ qui bánh vít
Răng của bánh vít hình thành trên mặt xuyến, các đường kính của bánh vít đượcxác định theo số răng của bánh vít Z2 ta có liên hệ kích thước các đường kínhbánh vít:
Trang 234.2.2 Biểu diễn quy ước Trục vít – Bánh vít
b) vẽ qui ước bánh vít
- Hình biểu diễn chính của bánh vít là hình cắt dọc trục Khi cần thiết có thể biểudiễn hình chiếu kế hợp hình cắt chính và hình chiếu dọc trục để thể hiện rõ cấutạo của bánh vít Các quy ước biểu diễn tương tự như đối với bánh răng Chú ý,trên hình chiếu dọc trục chỉ vẽ vẽ đường tròn đỉnh lớn nhất và vòng chia
Trang 244.2.2 Biểu diễn quy ước Trục vít – Bánh vít
c) Biểu diễn trục vít - bánh vít ăn khớp
- Trên hình cắt , thông thường trục vít được coi là chủ động, do đó tại vùng ăn
khớp, quy ước răng trên trục vít che khuất răng của bánh vít
- Trên hình chiếu, chú ý không biểu diễn đường chân răng của trục vít
4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động thông dụng
Trang 254.2.4 Biểu diễn quy ước bộ truyền Đai- Xích
Bộ truyền đai
- Truyền động thường: đây là kiểu truyền thông dụng nhất, trong kiểu truyền
động này 2 trục song song chuyển động quay cùng chiều
- Truyền động chéo: trong kiểu truyền động này, vòng đai được bắt chéo để
truyền chuyển động giữa hai trục song song quay ngược chiều nhau
Kiểu truyền động này khiến góc ôm của đai tăng lên, dẫn đến hiệu suất truyềncao hơn nhưng đai chóng bị mòn và chỉ truyền được vận tốc nhỏ (không quá 15m/s)
Trang 264.2.4 Biểu diễn quy ước bộ truyền Đai- Xích
Bộ truyền xích
- Bộ truyền xích cũng được biểu diễn quy ước dạng sơ đồ tương tự bộ truyềnđai Bộ truyền này bao gồm các đĩa xích và dây xích Qui ước biểu diễn đĩa xíchnhư đối với bánh răng trụ, không thể hiện đường chân răng của đĩa xích Phầndây xích được vẽ bằng nét chấm gạch mảnh
4.2 Biểu diễn qui ước các cơ cấu truyền động thông dụng